Đề tài Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long: LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của Đảng và nhà nước ta những năm vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp dược nói riêng cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ. Công ty TNHH Thăng Long đã có những bước phát triển vượt bậc không những về chủng loại, chất lượng sản phẩm mà cả về năng lực kinh doanh nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, công ty đã đóng góp một phần không nhỏ của mình trong xu thế hội nhập đó. Nền kinh tế Việt Nam có điểm xuất phát thấp, chiến tranh kéo dài đã để lại cho nhân dân Việt Nam biết bao bệnh tật cộng với sự đói nghèo đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp dược là phải làm thế nào để có nguồn thuốc chất lượng tốt, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Với công nghệ y dược của Việt Nam hiện nay chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu đó, điều này làm cho hoạt động nhập khẩu thành phẩm tân dược c...

docx62 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 994 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong công cuộc đổi mới và mở cửa nền kinh tế của Đảng và nhà nước ta những năm vừa qua đã đem lại cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp dược nói riêng cơ hội to lớn để phát triển mạnh mẽ. Công ty TNHH Thăng Long đã có những bước phát triển vượt bậc không những về chủng loại, chất lượng sản phẩm mà cả về năng lực kinh doanh nhập khẩu đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường và xu thế hội nhập nền kinh tế quốc tế, công ty đã đóng góp một phần không nhỏ của mình trong xu thế hội nhập đó. Nền kinh tế Việt Nam có điểm xuất phát thấp, chiến tranh kéo dài đã để lại cho nhân dân Việt Nam biết bao bệnh tật cộng với sự đói nghèo đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ nhân dân. Trước tình hình đó, một yêu cầu cấp thiết đặt ra cho các doanh nghiệp dược là phải làm thế nào để có nguồn thuốc chất lượng tốt, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân. Với công nghệ y dược của Việt Nam hiện nay chỉ mới đáp ứng được phần nào yêu cầu đó, điều này làm cho hoạt động nhập khẩu thành phẩm tân dược có chất lượng cao càng trở nên quan trọng bởi bên cạnh việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân thì nhập khẩu thuốc còn là cầu nối thông suốt nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước với nhau, chính hoạt động này cũng sẽ đóng góp vào sự phát triển ổn định của nền kinh tế và hơn ai hết nó sẽ giúp cho mỗi con người trong cộng đồng có được sức khoẻ, trí tuệ để tham gia hoạt động trong mọi lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, điều kiện mở cửa của kinh tế thị trường đặt ra cho công ty những thách thức rất lớn đặc biệt là trong kinh doanh quốc tế. Cùng với sự cạnh tranh khốc liệt là những khó khăn thách thức mới đã ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình nhập khẩu thành phẩm tân dược của Công ty TNHH Thăng Long. Đó cũng là một trong những vấn đề mấu chốt có thể trở thành nhân tố quan trọng đem lại thành công cho công ty trong cơ chế thị trường hiện nay, cần nâng cao hiệu quả của hoạt động nhập khẩu. Trên cơ sở vận dụng lý thuyết được học ở trường và sự tìm hiểu thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty em xin tiến hành thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình nhập khẩu nguyên liệu và thành phẩm tân dược tại Công ty TNHH Thăng Long” Trên cơ sở đánh giá thực trạng những điểm hoàn thiện và chưa hoàn thiện trong quy trình nhập khẩu tại công ty từ đó em xin đưa ra một số giải pháp và kiến nghị cụ thể nhằm góp phần nhỏ bé của mình trong việc đưa doanh nghiệp đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Như Tiến cùng các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh - nhập khẩu, Công ty TNHH Thăng Long đã giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. Hà Nội, tháng 11 năm 2006 Sinh viên: Phạm Thị Mai Phương CHƯƠNG 1 VAI TRÒ NHẬP KHẨU VÀ QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU I. VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 1. Khái niệm về nhập khẩu Trong xu thế quốc tế hoá ngày nay đã thúc đẩy hoạt động kinh doanh quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Xuất khẩu và nhập khẩu là hai hoạt động quan trọng của thương mại quốc tế,nếu thương mại quốc tế là sự trao đổi mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ nhằm mục tiêu lợi nhuận giữa các thương nhân có trụ sở kinh doanh tại các quốc gia khác nhau và nói rằng xuất khẩu là một hình thức tất yếu của các công ty kinh doanh quốc tế khi xâm nhập thị trường quốc tế thì nhập khẩu cũng đóng vai trò không kém phần quan trọng bởi vì xuất khẩu của nước này sẽ là nhập khẩu của nước kia và ngược lại, nó là một mặt không thể tách rời của nghiệp vụ ngoại thương. Đã có không ít những cách hiểu khác nhau về nhập khẩu nhưng xét trên góc độ trung nhất thì nhập khẩu được hiểu là sự mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài về phục vụ cho nhu cầu trong nước hoặc tái sản xuất nhằm mục đích thu lợi nhuận. 2. Các hình thức của nhập khẩu Trong điều kiện hiện nay nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, các công ty kinh doanh quốc tế khi tham gia hoạt động nhập khẩu thường áp dụng hai hình thức kinh doanh nhập khẩu chính : là nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh ) và nhập khẩu gián tiếp ( nhập khẩu uỷ thác ). Áp dụng hình thức nào điều này phụ thuộc vào điều kiện kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và vào yêu cầu của khách hàng. 2.1. Nhập khẩu trực tiếp (nhập khẩu tự doanh) Trong thương mại quốc tế giao dịch trực tiếp ngày càng phát triển do các phương tiện thị trường rất phát triển, trình độ năng lực giao dịch của người thạm gia thương mại quốc tế ngày càng cao do đó khi nhập khẩu hàng hoá, các đơn vị kinh doanh quốc tế có thể trực tiếp giao dịch với nhà xuất khẩu một cách thuận tiện và dễ dàng. Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức trực tiếp được hiểu là việc đơn vị kinh doanh trực tiếp nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt nam với danh nghĩa và chi phí của mình rồi sau đó tiến hành kinh doanh, bán hàng hoá nhập khẩu cho khách hàng trong nước có nhu cầu. Đơn vị kinh doanh theo hình thức nhập khẩu trực tiếp sẽ mang lại hiệu quả cao do giảm được chi phí trung gian, giảm bớt sai sót, lợi nhuận thu được do bán hàng hoá nhập khẩu lớn hơn chi phí uỷ thác nhập khẩu hàng hoá. Đồng thời theo hình thức này đơn vị kinh doanh có điều kiện trực tiếp tiếp cận thị trường để thích ứng với nhu cầu thị trường một cách tốt nhất, từ đó có thể chủ động được nguồn hàng và bạn hàng trong kinh doanh. Tuy nhiên, bên cạnh thuận lợi đó thì kinh doanh nhập khẩu trực tiếp cũng gặp không ít khó khăn, hình thức này cũng chứa đầy rủi ro và mạo hiểm do doanh nghiệp phải có đủ tiềm lực về tài chính để đầu tư, cán bộ phải có nghiệp vụ giỏi, hình thức này nếu không tìm hiểu kỹ thị trường và đối tác thì rất dễ bị ép giá thậm chí sau khi nhập khẩu hàng hoá về có thể bán không được hoặc bán được với giá thấp. hình thức này không thích hợp với công ty kinh doanh quốc tế khi lần đầu tham gia trên thị trường quốc tế hoặc kinh doanh mặt hàng mới trên thị trường mới. 2.2. Nhập khẩu gián tiếp ( nhập khẩu uỷ thác ). Trên thực tế hiện nay có nhiều đơn vị kinh doanh quốc tế không đủ điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất để tiến hành nhập khẩu trực tiếp do đó họ sẽ cần đến trung gian làm cầu nối giữa công ty nhập khẩu và đối tác là công ty xuất khẩu. Kinh doanh nhập khẩu theo hình thức uỷ thác là việc đơn vị ngoại thương ( bên nhận uỷ thác ) đóng vai trò trung gian để thực hiện nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá từ nước ngoài vào Việt nam theo yêu cầu của bên uỷ thác với danh nghĩa của mình nhưng bằng chi phí của bên uỷ thác. Theo khái niệm về nhập khẩu uỷ thác có thể thấy rằng khi đơn vị kinh doanh theo hình thức này thì đơn vị ngoại thương không phải bỏ vốn của mình ra đem đi nhập khẩu, vốn này do bên uỷ thác cấp tuy nhiên đợn vị kinh doanh vẫn phải chịu chi phí về nghiên cứu thị trường, đối tác khi thực hiện hình thức nhập khẩu này hoàn toàn yên tâm về đầu ra do chỉ phải nhập khẩu hàng hoá theo yêu cầu của người uỷ thác, điều này tạo ra một độ an toàn nhất định cho công ty kinh doanh quốc tế. Về phía bên uỷ thác là những đơn vị kinh doanh có nhu cầu về hàng hoá nhập khẩu nhưng do điều kiện có thể không đủ trình độ nghiệp vụ để đứng ra nhập khẩu hàng hoá hoặc có thể họ có vốn nhập khẩu nhưng lại không có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu. Mối liên hệ giữa bên uỷ thác và bên nhận uỷ thác thể hiện ở hoạt động ký kết giữa hai bên và những tài liệu, giấy tờ liên quan mà bên uỷ thác gửi cho đơn vị ngoại thương. Và chính đây là cơ sở quan trọng để bên được uỷ thác tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác ở nước ngoài. Sau khi công việc nhập khẩu hoàn tất, đơn vị được uỷ thác bàn giao hàng hoá đúng như yêu cầu cho bên uỷ thác gọi là chi phí uỷ thác khoảng 1% giá trị hợp đồng, chi phí này có thể ít hơn hoặc nhiều hơn 1% phụ thuộc vào mối quan hệ giữa bên bán uỷ thác và bên nhận uỷ thác cũng như giá trị của hợp đồng. Trên thực tế kinh doanh theo hình thức này lợi nhuận thu được không cao vì chỉ là phí uỷ thác nhưng lại đảm bảo tránh rủi ro, mạo hiểm đạt được mức độ an toàn, chắc chắn trong kinh doanh của đơn vị ngoại thương tiến hành nhập khẩu hàng hoá. 3. 3. Vai trò của hoạt động nhập khẩu đối với nền kinh tế quốc dân. Bất kì quốc gia nào cũng không thể tự sản xuất để đáp ứng một cách đầy đủ mọi nhu cầu trong nước, đặc biệt trong xu thế ngày nay, đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, thoát khỏi nền kinh tế tự cung tự cấp, lạc hậu. Mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân dựa rất nhiều về lợi thế so sánh, ở đó mỗi quốc gia sẽ đẩy mạnh sản xuất có lợi thế để phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi các quốc gia khác. Trong thực tế không có quốc gia nào là có lợi thế về tất cả các mặt hàng, các lĩnh vực, sự bổ sung hàng hoá giữa các quốc gia đã đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu. Những quốc gia phát triển thường xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu rất nhiều và ngược lại những nước kém phát triển thì kim nghạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu. Với Việt Nam, một quốc gia mới chuyển sang nền kinh tế thị trưường gần 20 năm lại chịu nhiều hậu quả từ sự tàn phá chiến tranh. Do đó hoạt dộng nhập khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình khôi phục nền kinh tế và tiến tới quá trình CNH – HĐH đất nước. Cụ thể những vai trò những vai trò được thể hiện rõ nét như sau: + Trước hết nhập khẩu sẽ bổ xung kịp thời những hàng hoá còn thiếu mà trong nước không sản xuất được hoặc sản xuất không đủ tiêu dùng làm cân đối kinh tế, đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững, khai thác tối đa khả năng và tiềm năng của nền kinh tế. + Nhập khẩu làm đa dạng hoá hàng tiêu dùng trong nước, phong phú chủng loại hàng hoá, mở rộng khả năng tiêu dùng, nâng cao mức sống của người dân. + Nhập khẩu xoá bỏ tình trạng độc quyền toàn khu vực và trên thế giới, xoá bỏ nền kinh tế lạc hậu tự cung, tự cấp. Tiến tới sự hợp tác giữa các quốc gia là cầu nối thông suốt của nền kinh tế tiên tiến trong và ngoài nước, tạo lợi thế để phát huy lợi thế so sánh trên cơ sở CNH. + Nhập khẩu sẽ thúc đẩy sản xuất trong nước không ngừng vươn lên, không ngừng tìm tòi nghiên cứu để sản xuất ra hàng hoá có chất lượng cao, đảm bảo, tăng cường sức cạnh tranh với hàng ngoại. + Nhập khẩu sẽ tạo ra quá trình chuyển giao công nghệ, điều này tạo ra sự phát triển vượt bậc của nền sản xuất hàng hoá, tạo ra sự cân bằng giữa các quốc gia về trình độ sản xuất, tiết kiệm chi phí và thời gian. Ngoài ra nhập khẩu còn có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy xuất khẩu, góp phần nâng cao giá trị cũng như chất lượng hàng hoá xuất khẩu thông qua trao đổi hàng hoá đối lưu, giúp Việt Nam nhanh chóng hoà nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới tham gia nhiều tổ chức kinh tế đặc biệt vững bước để tham gia tổ chức thương mại thế giới WTO. Những vai trò to lớn đó của nhập khẩu mỗi quốc gia luôn luôn cố gắng để tận dụng tối đa, đem lại sự phát triển vượt bậc trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên để vận dụng tối đa vai trò đó là cả một vấn đề đặt ra với đường lối phát triển của mỗi quốc gia, với những quan điểm của Đảng lãnh đạo. Ở Việt Nam, có nền kinh tế xuất phát điểm rất kém, trước kia lại vận hành trong cơ chế quan liêu bao cấp, nền kinh tế chỉ là tự cung, tự cấp, công nghệ trang thiết bị lại lạc hậu, quan hệ kinh tế lại không phát triển, hoặc chỉ phát triển trong hệ thống các nươớc Xã Hội Chủ Nghĩa trong khi đấy các nước này cũng có nền kinh tế kém phát triển. Vận hành trong nền kinh tế như thế sẽ kìm hãm sự phát triển kinh tế và hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra với kim nghạch nhỏ bé, bó hẹp trong một vài quốc gia cùng chế độ. Đặc biệt là quan hệ kinh tế Việt Nam với Liên Xô cũ dưới hình thức viện trợ và mua bán theo nghị định thư hoặc trao đổi hàng hoá đối lưu, cộng thêm vào đó là sự quản lí cứng nhắc của nhà nước làm mất đi sự năng động linh hoạt trong quan hệ kinh tế quốc dân chủ yếu là doanh nghiệp nhà nước với cơ cấu tổ chức bộ máy cồng kềnh, bị độc quyền, hoạt động theo tư tưởng quan liêu, tốc độ công việc nhập khẩu diễn ra trì trệ kém hiệu quả hoạt động nhập khẩu phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tham gia của nhiều cơ quan chức trách. Trong khi trên khu vực và trên thế giới nền kinh tế đã phát triển mạnh mẽ, linh hoạt và đem lại hiệu quả cao. Xu thế tất yếu ấy đã đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi để phù hợp với nền kinh tế trên thế giới, những tư tưởng lạc hậu ấy cần được cải tiến và xoá bỏ thay thế vào đó là những cái mới tiến bộ hơn, linh hoạt hơn. Đó chính là vận hành theo cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN. Từ khi nền kinh tế thị trường thay thế nền kinh tế tự cung, tự cấp đã có nhiều thay đổi tiến bộ theo hướng có lợi cho đất nước. Nền kinh tế đóng đã hoàn toàn bị diệt vong thay thế vào đó là nền kinh tế mở, hợp tác, quan hệ trên cơ sở cùng có lợi chuyển từ tư tưởng đối đầu sang đối thoại. Các chính sách mở rộng nhập khẩu đã bước đầu phát huy được vai trò to lớn của nó, tạo ra thị trường sôi động với khối lượng hàng hoá đa dạng, phong phú, tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ về hàng hoá không ngừng tăng lên về giá trị và chất lượng, thu hút được sự tham gia của của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần theo đường lối của Đảng. Một lần nữa khẳng định vai trò của hoạt động nhập khẩu. Để tiếp tục bước đi trên con đường đúng đắn đó và tiến thêm những bước vững chắc hơn trong tương lai thì trách nhiệm không thuộc về riêng ai, cần hơn ai hết sự lãnh đạo, chỉ đường và động viên của các cơ quan chức trách, tinh thần học hỏi, lao động, nghiên cứu tìm tòi cố gắng hết mình của từng doanh nghiệp, từng cán bộ công nhân viên hoạt động trong xuất nhập khẩu nói chung và trong nhập khẩu nói riêng. Cụ thể sự cố gắng hết mình đó phải được thể hiện trên các góc độ. + Thu hút và mở rộng sự tham gia của mọi thành phần kinh tế và hoạt động ngoại thương nhưng dưới sự quản lí của nhà nước + Hoạt động kinh tế đối ngoại phải đảm bảo được nguyên tắc trong quan hệ thương mại quốc tế + Không ngừng tạo ra chữ tín đối với các đối tác, tôn trọng chủ quyền của nhau, bình đẳng cùng có lợi. + Lấy hiệu quả kinh tế chung của xã hội làm đầu, kết hợp giữa lợi ích riêng của đơn vị kinh doanh với lợi ích của toàn xã hội. Muốn thực hiện được những chủ trương đặt ra đòi hỏi phải biết: + Sử dụng triệt để lợi thế, phát huy tối đa năng lực sẵn có, không được để xảy ra tình trạng khan hiếm ngoại tệ. + Hoạt động phải mang lại hiệu quả kinh tế cao mà không vi phạm các điều ước quốc tế. + Nhập khẩu nhưng phải thúc đẩy và bảo vệ sản xuất trong nước + Cân đối giữa kim nghạch xuất khẩu và nhập khẩu + Ưu tiên nhập khẩu hàng tiêu dùng thiết yếu + Xây dựng thị trường nhập khẩu lâu dài, ổn định, bền vững Thực hiện những nguyên tắc trên sẽ gặp phải không ít những khó khăn từ sự tác động chủ quan và khách quan. Các doanh nghiệp rất cần đến sự hỗ trợ kịp thời thích đáng của các cơ quan lãnh đạo nhà nước để các doanh nghiệp từng bước tiến kịp trình độ quốc tế. II. NỘI DUNG QUY TRÌNH NHẬP KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 1. Nghiên cứu về môi trường kinh doanh. Khi tiến hành hoạt động nhập khẩu để tránh rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình kí kết và thực hiện hợp động nhập khẩu, đơn vị ngoại thương cần tiến hành nghiên cứu về môi trường kinh doanh từ đó để có những quyết định đúng đắn và giảm chi phí không cần thiết để đem lại hiệu quả cao cho hoạt động nhập khẩu. 1.1. Nghiên cứu thị trường. Nghiên cứu thị trường trong kinh doanh quốc tế đặc biệt là hoạt động nhập khẩu là bước khởi đầu không ít khó khăn của các đơn vị ngoại thương, sự tất yếu của công tác nghiên cứu thị trường nhằm đáp ứng nhu cầu thu thập các thông tin về thị trường chính xác kịp thời tuỳ từng yêu cầu về nghiệp vụ mà có thể nghiên cứu thị trường chi tiết hoặc khái quát. Nghiên cứu khái quát thị trường thực chất là nghiên cứu vĩ mô, nghiên cứu những nét khái quát của thị trường còn nghiên cứu chi tiết thị trường, thực chất là nghiên cứu đối tượng giao dịch và hàng hoá mà doanh nghiệp kinh doanh. Để có thị trường một cách đầy đủ và kịp thời, chuẩn bị tốt nhất trong quá trình ra quyết định khi lựa chọn đối tác, giao dịch, đàm phán kí kết hợp đồng một cách có hiệu quả, cần thiết phải nghiên cứu những nội dung sau. 1.1.1. Nghiên cứu thị trường trong nước. * Nghiên cứu về hàng hoá nhập khẩu Hàng hoá là đối tượng quan trọng của hoạt động kinh doanh quốc tế. Khi đơn vị ngoại thương tiến hành hoạt động nhập khẩu thuộc đối tượng nào? Việc lựa chọn hàng hoá phụ thuộc vào cung cầu trong nước. Nhập khẩu dù không đủ đáp ứng nhu cầu trong nước song nó phải phù hợp với điều kiện và mục tiêu, nhiệm vụ kinh doanh của doanh nghiệp. Nghiên cứu về mặt hàng cần phải nghiên cứu trên những góc độ sau: + Nghiên cứu về nhu cầu trong nước, tình hình tiêu dùng, tình hình này phụ thuộc vào tập quán, thói quen và thu nhập của người tiêu dùng. + Nghiên cứu về quy cách, phẩm chất, kiểu dáng, nhãn mác, thương hiệu, … của sản phẩm. + Nghiên cứu xem sản phẩm đã xuất hiện trên thị trường được bao lâu, đang ở giai đoạn nào của chu kỳ sống của sản phẩm? Từ đó đánh giá xem thị hiếu tiêu dùng đang ở mức độ nào để đưa ra quyết định về số lượng nhập khẩu tránh tình trạng hàng nhập tồn đọng và mất giá hoặc thiếu hụt. Có như vậy mới nâng cao hiệu quả quy trình nhập khẩu cũng như kết quả kinh doanh. + Khi tiến hành nhập khẩu phải sử dụng đến ngoại tệ mà ngoại tệ thì luôn luôn biến động, để đảm bảo hiệu quả về thị trường thì việc nghiên cứu tỉ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu là rất quan trọng. Doanh nghiệp phải xem xét tỉ giá hối đoái giữa VNĐ và ngoại tệ và sau đó xem xét so sánh với tỉ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu. Nếu tỉ giá hối đoái lớn hơn thì không nhập khẩu, nếu tỉ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu lớn hơn thì nên nhập khẩu * Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Dưới áp lực của nền kinh tế thị trường – Nền kinh tế mở thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt. Kinh doanh cùng một mặt hàng sẽ có vô số các doanh nghiệp khác nhau, cần biết rõ số lượng về đối thủ cạnh tranh, những điểm yếu, thế mạnh của đối thủ, tình hình kinh doanh, đặc biệt cần nghiên cứu kĩ phương hướng chiến lược kinh doanh của đối thủ cũng như khả năng thay đổi chiến lược kinh doanh. Từ đó rút ra thời cơ và thách thức cho hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để có phương án cụ thể đối phó với khó khăn, với điểm mạnh của đối thủ và khai thác tối đa điểm yếu của họ từ đó đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. * Nghiên cứu dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Sau khi nghiên cứu kĩ về hàng nhập khẩu, đối thủ cạnh tranh, sẽ tiến hành nghiên cứu dung lượng của thị trường và các nhân tố ảnh hưởng đến nó để trả lời được câu hỏi nhập với số lượng bao nhiêu thì đủ. Công việc này đòi hỏi khảo sát nhu cầu thực tế của khách hàng cũng như khả năng cung cấp của doanh nghiệp nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu vừa đủ của thị trường, tránh trường hợp nhập quá nhiều làm dư thừa hàng hoá và nhập quá ít không đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp. Để nghiên cứu dung lượng được chính xác cần phải được xác định các nhân tố ảnh hưởng đến nó để ra quyết định đúng đắn về số lượng hàng nhập khẩu. + Nhân tố thứ nhất: Khoa học kĩ thuật và công nghiệp làm cho dung lượng thị trường biến đổi, các biện pháp, các chính sách của nhà nước, tập quán, thói quen của người tiêu dùng. + Dung lượng thị trường biến đổi có thể do sự xuất hiện của những hàng hoá thay thế, càng nhiều hàng hóa thay thế càng gây khó khăn cho hoạt động nhập khẩu của đơn vị ngoại thương + Dung lượng thị trường còn phụ thuộc vào sự vận dộng của vốn, đặc điểm của sản xuất lưu thông và phương pháp của sản phẩm của từng thị trường đối với mỗi loại hàng hoá. + Một số nhân tố khách quan như thời tiết, bị hạn hán, bão lụt, sự biến động về khủng hoảng tài chính, mất giá tiền tệ, sự giảm sút của thương hiệu hàng hoá. Mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau, cần có sự đánh giá đúng mức ảnh hưởng của từng nhân tố đóng vai trò quyết định, nhân tố nào đóng vai trò thứ yếu, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn chính xác về nhu cầu thực của hàng nhập khẩu đã lựa chọn. 1.1.2. Nghiên cứu thị trường quốc tế. Nghiên cứu thị trường quốc tế phải bắt đầu từ việc nghiên cứu các chính sách của chính phủ nước xuất khẩu, những chính sách đó là hạn chế hay khuyến khích xuất khẩu từ đó đưa ra những thuận lợi cũng như khó khăn đối với đơn vị ngoại thương khi tiến hành nhập khẩu hàng hoá, hoạt động này cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp của tình hình chính trị, chế độ của nước xuất khẩu. Bên cạnh đó nguồn hàng cung cấp sẽ tác động bởi vị trí địa lí của quốc gia do quá trình vận chuyển sẽ đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh. Mặt khác, trên thị trường quốc tế do chịu sự tác động của nhiều yếu tố trên đã làm cho giá cả không ngừng biến đổi. Doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu phải hiểu biết và kinh nghiệm để dự báo được xu thế biến động của quy luật thị trường. Doanh nghiệp đánh giá trên nhiều thị trường khác nhau với các nhà cung cấp khác nhau. Từ đó tiến hành so sánh và chọn ra nhà cung cấp đem lại thuận lợi tối ưu nhất cho mình. Để công tác nghiên cứu thị trường quốc tế đem lại hiệu quả cao, kết quả nghiên cứu thực sự có ý nghĩa với doanh nghiệp không phải là việc dễ dàng do đó cần tiến hành theo đúng trình tự, hệ thống một cách chặt chẽ và phương pháp nghiên cứu mang tính chất khoa học cao. 1.2. Nghiên cứu đối tác: Trước khi bước vào giaop dịch, đàm phán và kí kết hợp đồng, sau khi nghiên cứu kĩ thị trường và đưa ra những thông tin chính xác, doanh nghiệp nhập khẩu tiến hành lựa chọn đối tác trên cơ sở thị trường đã nghiên cứu nhưng phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về giá cả, chất lượng và chi phí phù hợp, đảm bảo đúng mục tiêu của doanh nghiệp và không trái pháp luật Khi lựa chọn đối tác, đơn vị ngoại htương cần quan tâm đến + Tư cách pháp nhân + Khả năng và năng lực trong kinh doanh + Mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh + Uy tín trong hoạt động kinh doanh + Tình hình sản xuất + Khả năng tài chính, cơ sở vật chất kĩ thuật + Thái độ chính trị, đặc điểm văn hoá và tập quán kinh doanh. + Diều kiện địa lí: Cho phép ta đánh giá được các ưu thế địa lý của phía đối tác để giảm thiểu chi phí vận tải bảo hiểm 1.3. Lập phương án kinh doanh Sau khi hoàn tất các công tác nghiên cứu thị trường trong nước, quốc tế và các đối tác, đơn vị kinh doanh ngoại thương tiến hành lập phương án kinh doanh hàng nhập khẩu. Phương án kinh doanh thực chất là một chương trình hành động quát hướng tới việc thực hiện những mục đích cụ thể của doanh nghiệp trong kinh doanh. Trong sự biến đổi nhanh chóng của thị trường thì khâu lập phương án kinh doanh gặp nhiều khó khăn trở ngại, nhiều doanh nghiệp đã bỏ qua bước này hoặc thực hiện một cách sơ sài đã đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh không như mong muốn, Để lập được phương án kinh doanh tốt doanh nghiệp cần tiến hành Quy trình xác định phương án kinh doanh * Phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh. Sau khi nghiên cứu thu thập các thông tin về thị trường một cách đầy đủ, chính xác, người lập phương án kinh doanh sẽ đánh giá tổng quát tình hình hiện tại của môi trường và thị trường, đồng thời phải dự đoán được những biến động của thị trường trong tương lai, có như vậy mới tận dụng được các cơ hội, kết hợp với việc xác định nhu cầu trong nước, khả năng cung cấp giữa các đối tác và điểm mạnh yếu của các doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh từ đó lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh của doanh nghiệp. * Xác định mục tiêu. Sau khi đã phân tích để lựa chọn thị trường và mặt hàng kinh doanh, đơn vị ngoại thương phải xác định mục tiêu cụ thể của phương án kinh doanh đặt ra cần đạt được đồng thời đây cũng là các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả kinh tế của phương án kinh doanh. Các mục tiêu cụ thể là doanh thu lợi nhuận và uy tín … * Phác thảo các phương án kinh doanh: Sau khi mục tiêu đã xác định, đơn vị kinh doanh sẽ tiến hành phác thảo các phương án kinh doanh các mặt hàng đã lựa chọn trên thị trường mục tiêu. Một phác thảo phương án kinh doanh cần phải : + Mô tả chi tiết tình hình kinh doanh trên thị trường mục tiêu, mô tả về mặt hàng kinh doanh, đối tác dung lượng, giá cả vận chuyển, ngân hàng… xác định đối tác và dự kiến mức giá mua, giá bán số lượng nhập khẩu và lợi nhuận dự tính. + Xác định cách thức, tiến hành kinh doanh. + Dự toán các tình huống có thể xảy ra và phương pháp ứng xử. + các phương pháp kiểm tra và đánh giá kết quả. * Lựa chọn phương án kinh doanh: Sau khi phương án kinh doanh được phác thảo tiế hành lựa chọn phương án kinh doanh tối ưu nhất, lựa chọn phương án nào phải dựa trên cơ sở là hệ thống các chỉ tiêu như doanh thu, lợi nhuận, tỉ suất lãi trên vốn, tỉ suất chi phí phát sinh, mức độ rủi ro, khả năng thực hiện … * Đề ra các biện pháp thực hiện. Để quá trình giao dịch, đàm phán, kí kết hợp đồng diễn ra thuận lợi cần thiết phải đề ra các biện pháp thực hiện trong kinh doanh nhập khẩu. Hàng hoá và doanh nghiệp là đối tượng, là kế hoạch cụ thể của người giao dịch mua bán. Mặt khác phương án kinh doanh là cơ sở để cán bộ thực hiện nhiệm vụ của mình, phải đề ra các bước tiến hành cụ thể để đạt được những mục tiêu của phương án. Đề ra ra các biện pháp cụ thể dựa trên những phân tích của các bước trước đó, dựa vào hàng hoá, đặc điểm và khả năng của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể để đề ra các biện pháp cho phù hợp. Khi tiến hành đề ra các bước thực hiện cần đảm bảo khâu tổ chức nhập khẩu hàng hoá, kiểm định hàng hoá, tiếp nhận hàng hoá và xúc tiến bán hàng, quảng cáo đẩy mạnh tiêu thụ hàng hoá. Thực hiện đầy đủ các bước đề ra doanh nghiệp sẽ tiến hành kinh doanh hiệu quả, lấy được nguồn hàng nhập khẩu tốt nhất và tiêu thụ hàng hoá thuận lợi đem lại kết quả như mong muốn. 2. Hợp đồng nhập khẩu. Kí kết hợp đồng nhập khẩu là bước tiếp theo cần tiến hành sau khi đã nghiên cứu kĩ môi trường kinh doanh, hoạt động nhập khẩu là sự cam kết của người mua và người bán, coi đó là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ của các bên cũng như những quyền lợi hai bên được hưởng. Hoạt động nhập khẩu là sự thoả thuận giữa các đương sự có có trụ sở kinh doanh ở các quốc gia khác nhau, theo đó một bên gọi là bên bán( bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu về hàng hoá hoặc dịch vụ cho bên nhập khẩu. Bên nhập khẩu có nghĩa vụ trả tiền và nhận hàng. 2.1 Giao dịch. Giao dịch là hoạt động được tiến hành khi bên bán tiếp cận với bên mua, quá trình giao dịch là quá trình trao đổi thông tin về các điều kiện thương mại giữa các bên tham gia. Quy trình giao dịch: Xác nhận Chào hàng Hoàn giá Đặt hàng Hỏi giá 2.1.1 Hỏi giá: Đây là bước khởi đầu của giao dịch. Hỏi giá là việc người mua đề nghị người bán cho biết giá cả và các điều kiện thương mại cần thiết khác để mua hàng. Hỏi giá không dễ dàng bắt buộc trách nhiệm pháp lí của người hỏi giá. Do đó người có thể gửi hỏi giá đi nhiều nơi tới các nhà cung cấp tiềm năng để nhận được những baó giá, sau đó đánh giávà chọn ra báo giá tối ưu nhất. 2.1.2 Chào hàng. Đây là một đề nghị kí kết hợp đồng mua bán hàng hoá được chuyển cho một hay nhiều người xác định. Nội dung cơ bản của một chào hàng gồm các điều kiện: Tên hàng, số lượng, quy cách, phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn giao hàng, bao bì… Chào hàng có thể do người mua và người bán đưa ra, người nhập khẩu đưa ra lời chào hàng phải căn cứ gọi là chào mua hàng. Khi xác định chào hàng, người chào hàng phải căn cứ vào các điều kiện cụ thể để cân nhắc các vấn đề sao cho thích hợp nhất. 2.1.3 Đặt hàng Đặt hàng là lời đề nghị kí kết hợp đồng thương mại của người mua, về nguyên tắc hợp đồng của người đặt hàng phải đầy đủ các nội dung cần thiết cho việc kí kết hợp đồng. Tuỳ vào mối quan hệ của nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu mà nội dung đặt hàng có thể bị lược bỏ bớt và chỉ nêu những điều kiện riêng biệt đối với mỗi mặt hàng nếu hai bên có quan hệ thường xuyên hoặc kí những hợp đồng dài hạn. 2.1.4. Hoàn giá. Khi người nhận chào hàng không chấp nhận hoàn toàn chào hàng đó mà đưa ra những đề nghị mới thì đề nghị mới này gọi là hoàn giá, khi có hoàn giá thì chào hàng trước coi như không còn hiệu lực. 2.1.5. Chấp nhận. Chấp nhận là sự đồng ý hoàn toàn tất cả mọi điều kiện của chào hàng, khi đó hợp đồng được thành lập. Một chấp nhận có hiệu lực về mặt pháp lí phải đảm bảo các điều kiện sau: + Phải được người nhận chào hàng chấp nhận. + Phải chấp nhận hoàn toàn nội dung. + Phải chấp nhận trong thời gian hiệu lực của chào hàng. + Chấp nhận phải được chuyển đến cho người được chào hàng. 2.1.6 Xác nhận. Sau khi thống nhất với nhau các điều kiện giap dịch hai bên ghi lại các kết quả ghi lại các kết qủa đã đạt được rồi trao cho nhau, đó là xác nhận. Xác nhận thường được lập thành hai bản, được hai bên kí kết và mỗi bên giữ một bản. 2.2.Đàm phán. Việc đàm phán để đi đến kí hợp đồng nhập khẩu thường được tiến hành kết hợp giữa các hình thức sau: + Giao dịch, đàm phán qua thư tín: Đây là hình thức giao dịch chủ yếu giữa công ty đối với các đối tác nước ngoài. Sử dụng hình thức này có thể tiết kiệm được chi phí đồng thời tạo điều kiện cho cả hai bên cân nhắc suy nghĩ vấn đề một cách thấu đáo. Bằng cách này, Công ty có thể giao dịch cùng một lúc với nhiều đối tác ở nhiều nước khác nhau. Tuy nhiên đàm phán theo cách này thường mất rất nhiều thời gian chờ đợi, có thể cơ hội mua bán tốt sẽ trôi qua và rất khó đoán được ý đồ thật của đối phương. Khi sử dụng thư tín để giao dịch đàm phán cần phải luôn nhớ rằng thư từ là “ sứ giả” của mình đến với khách hàng bởi vậy cần hết sức lưu ý trong việc viết thư. + Giao dịch, đàm phán qua fax và điện thoại: Hình thức này giúp cho việc đàm phán diễn ra nhanh chóng ngay khi có vấn đề nảy sinh. Tuy nhiên thời gian dành cho đàm phán không nhiều do cước phí fax và điện thoại quốc tế rất đắt. Ngoài ra, đàm phán bằng điện thoại chỉ thoả thuận bằng miệng, không có gì làm bằng chứng cho những thoả thuận quyết định trao đổi. Bởi vậy điện thoại chỉ được dùng những trường hợp rất cần thiết, khẩn trương hoặc trường hợp mà mọi điều kiện đã thoả thuận xong, chỉ còn chờ xác nhận một số chi tiết. + Giao dịch, đàm phán bằng cách gặp gỡ trực tiếp: Thực tế cho thấy, do hai bên trực tiếp gặp nhau nên có thể trao đổi một số vấn đề liên đến hợp đồng và dễ dàng đi đến thống nhất, thậm chí còn còn tạo điều kiện cho việc hiểu biết nhau tốt hơn và duy trì được quan hệ tốt lâu dài với nhau. Tuy nhiện, đây cũng là cũng là hình thức đàm phán khó khăn nhất trong hình thức đàm phán, để đạt được kết quả tốt trong đàm phán thì đòi hỏi người đàm phán phải nắm chắc nghiệp vụ và ngoại ngữ, có khả năng ứng sử nhạy bén, linh hoạt trong mọi tình huống để có thể tỉnh táo, bình tĩnh nhận xét, nắm được ý đồ, sách lược của đối phương, nhanh chóng có biện pháp đôúi phó kịp thời. Hơn nữa chi phí cho việc gặp gỡ là hết sức tốn kém. 2.3. Kí kết hợp đồng nhập khẩu. Hợp đồng nhập khẩu là sự thoả thuận giữa bên mua và bên bán ở nước ngoài, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá, bên mua phải thanh toán tiền và nhận hàng. Theo điều 81 của luật thương mại Việt Nam, hợp đồng nhập khẩu có đầy đủ khi có đầy đủ các điều kiện sau: + Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lí + Hàng hoá của hợp đồng là hàng hoá được phép mua, bán theo quy định của pháp luật. + Hợp đồng mua bán quốc tế phải có nội dung chủ yếu mà pháp luật quy định + Hình thức của hợp đồng chủ yếu là văn bản. * Đặc điểm của hợp đồng nhập khẩu + Chủ thể của hợp đồng nhập khẩu là các pháp nhân có quốc tịch khác nhau. + Hàng được chuyển từ nước này sang nước khác. + Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ hay có nguồn gốc ngoại tệ đối với một hay hai bên kí hợp đồng Hợp đồng ngoại thương có vai trò rất quan trọng vì: + Là bằng chứng đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia kí kết hợp đồng. + Là bằng chứng để quy trách nhiệm cho bên vi phạm hợp đồng. Hợp đồng nhập khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống kê, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng. * Những phương thức kí kết trong buôn bán ngoại thương + Hai bên cùng kí vào hợp đồng mua bán. + Người mua nhận bằng văn bản là người mua đã đồng ý với các điều kiện và điều khoản của một chủ hàng tự do nếu người mua viết viết đúng thủ tục cần thiết và trong thời gian hiệu lực của thư chào hàng. + Người bán hàng xác nhận bằng văn bản đơn đặt hàng của người mua có hiệu lực + Trao đổi bằng thư xác nhận đạt được những thoả thuận trong đơn đặt hàng trước đây của hai bên ( Nêu ró điêù kiện được thoả thuận ). Hợp đồng chỉ có thể coi là kí kết chỉ trong trường hợp hai bên đã kí vào hợp đồng. * Nội dung của hợp đồng nhập khẩu bao gồm các điều kiện: + Tên hàng + Số lượng và cách xác định. Đặc biệt lưu ý tới từng loại hàng để xác định số lượng mới chuẩn xác + Quy cách phẩm chất và cách xác định. + Đóng gói, bao bì mã hiệu phải phù hợp với hàng hoá + Thời hạn, phương tiện và địa điểm giao hàng. + Giá cả, giá trị, điều kiện giao hàng + Phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán + Bảo hiểm + Phạt và bồi thường thiệt hại + Tranh chấp và giải quyết tranh chấp + Bảo hành, khiếu nại. + Kiểm tra và giám định hàng hoá nhập khẩu + Trường hợp bất khả khách hàng 3. Quy trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Sau khi hợp đồng nhập khẩu được kí kết, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu- với tư cách một bên kí kết – phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Đây là công việc rất quan trọng và phức tạp, nó đòi hỏi phải tuân thủ luật quốc gia và quốc tế, đồng thời phải đảm boả được quyền lợi của quốc gia và uy tín của doanh nghiệp. Về mặt kinh doanh, trong quá trình thực hiện các khâu công việc để thực hiện hợp đồng, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu phải cố gắng tiết kiệm chi phí lưu thông, nâng cao doanh lợi và hiệu quả toàn bộ hoạt động giao dịch. Để thực hiện hợp đồng nhập khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành theo trình tự các công việc sau: 3.1 Xin giấy phép nhập khẩu. Theo nghị định số 57/1998/ CP quy định các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập theo quy định pháp luật được phép xuất nhập khẩu hàng hoá theo nghành nghề đã đăng kí theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh - điều này khẳng định quyền nhập khẩu hàng hoá theo nghành nghề đã đăng kí của các doanh nghiệp được thành lập hợp pháp có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh – với các hàng hoá không thuộc danh mục hàng hoá cấm nhập khẩu có điều kiện thì doanh nghiệp có quyền nhập khẩu mà không cần xin giấy phép nhập khẩu. Tuy nhiên, khi tiến hành nhập khẩu doanh nghiệp phải đăng kí mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố. Còn nếu loại hàng hoá mà doanh nghiệp cần nhập khẩu thuộc danh mục hàng nhập có điều kiện thì doanh nghiệp phải xin hạn nghạch nhập khẩu hoặc giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại hoặc bộ quản lí chuyên nghành. 3.2 Mở L/C Nếu là phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, bên mua phải làm thủ tục mở L/C. Thông thường L/C được mở trước 20 ngày đến 25 ngày trước thời gian giao hàng. L/C là một văn bản pháp lí trong đó ngân hàng mở L/ C cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu nếu họ trình được chứng từ thanh toán phù hợp với nội dung của L/C. Căn cứ để mở L/C là các điều khoản của hợp đồng. Bộ hồ sơ mở L/C bao gồm + Đơn xin mở thư tín dụng + Giấy phép nhập khẩu của Bộ thương mại cấp + Hợp đồng thương mại ( bản sao) Ngoài ra còn phải nộp một số giấy tờ có liên quan đến thủ tục thanh toán và kí quỹ như: + Uỷ nhiệm chi ngoại tệ để trả thủ tục phí + Uỷ nhiệm chi ngoại tệ để kí quỹ mở L/C Hoặc đơn xin mua ngoại tệ để kí quỹ và trả thủ tục phí. Hoặc hợp đồng vay ngoại tệ tiềnVNĐ ( trong trường hợp xin vay để thanh toán L/C) Trong đơn xin mở L/C phải đề cập đầy đủ những nội dung chính sau: + Tên ngân hàng thông báo + Loại L/C, số, ngày, ngày phát hành + Thời gian và địa điểm hết hiệu lực của L/C + Tên và địa chỉ của người thụ hưởng. + Tên và địa chỉ của người xin mở L/C + Trị giá thư tín dụng + Bộ chứng từ phải xuất trình để thanh toán + Mô tả hàng hoá + Đơn giá + Điều kiện giao hàng + Điều kiện về hàng hoá: Bao bì, đóng gói, kí mã hiệu + Phương thức vận chuyển Tên cảng đi, Tên cảng đến: cho phép/ không cho phép + Thời hạn giao hàng + Điều kiện đặc biệt về: Phí phát sinh ngoài địa phận nước Việt Nam Phí tu chỉnh L/C do bên bán hoặc bên mua chịu + Chỉ thị do ngân hàng về thanh toán lô hàng và cách thức gửi bộ chứng từ thanh toán + Mức kí quỹ của đơn vị nhập khẩu 3.3. Thuê phương tiện vận tải Trong trường hợp nhập khẩu FOB chúng ta phải tiến hành thuê tàu dựa vào các căn cứ sau: + Những điều khoản của hợp đồng + Đặc điểm của hàng hoá mua bán + Điều kiện vận tải Lựa chọn thuê tàu được căn cứ vào khối lượng và đặc điểm hàng hoá chuyên trở sao cho thuận lợi nhất. Thực tế điều kiện về tàu ở nước ta nay rất hạn chế, kinh nghiệm thuê tàu nước ngoài chưa nhiều nên thông thường là nhập khẩu theo điều kiện 3.4 Mua bảo hiểm cho hàng nhập khẩu. Trường hợp nhập khẩu theo điều kiện CFR thì đơn vị phải mua bảo hiểm cho lô hàng đó. Số tiền bảo hiểm thường bằng 110% trị giá CIF của lô hàng, các rủi được bảo hiểm phải khớp với quy định của thư tín dụng. Hợp đồng bảo hiểm thư\ờng có hai loại chủ yếu: Hợp đồng bảo hiểm chuyến và hợp đồng bảo hiểm bao Hợp đồng bảo hiểm chuyến là hợp đồng bảo hiểm một chuyến từ một địa điểm này đến một địa diểm khác đã ghi trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hoá trong phạm vi một chuyến khi mua bảo hiểm chuyến, đơn vị ngoại thương phải gửi đến Công ty bảo hiểm một văn bản gọi là “ Giấy yêu cầu bảo hiểm” Dựa trên “ Giấy yêu cầu bảo hiểm “ này, đơn vị và Công ty bảo hiểm đàm phán kí kết hợp đồng bảo hiểm. Hợp đồng này được thể hiện dưới hai hình thức: Đơn hay giấy chứng nhận bảo hiểm Nội dung của hợp đồng bảo hiểm gồm các điểm chú ý sau + Ngày cấp đơn bảo hiểm, sáng hay chiều + Tên và địa chỉ người mua bảo hiểm + Tên hàng được bảo hiểm + Quy cách đóng gói, bao bì, kí mã hiệu của hàng + Tên tàu + Cách xếp hàng trên tàu + Cảng khởi hành, cảng chuyển tải ( nếu có ) cảng đến + Ngày tàu khởi hành + Trị giá hàng được bảo hiểm. + Điều kiện hàng được bảo hiểm. + Phí bảo hiểm. + Địa chỉ và và giám định viên nơi đến. + Nơi trả tiền bồi thường, do người được bảo hiểm chọn. + Số bán đơn bảo hiểm. Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng trong đó người bảo hiểm nhận bảo hiểm một khối lượng hàng vận chuyển trong nhiều chuyến kế tiếp nhau ( thời hạn là 1 năm ), và khi kí kết hợp đồng bảo hiểm chưa rõ khối lượng hàng là bao nhiêu. Hợp đồng bảo hiểm này quy định, khi giao hàng xuống tàu xong đơn vị chỉ gửi đến Công ty bảo hiểm một thông báo bằng văn bản gọi là “giâý báo bắt đầu vận chuyển” theo mẫu Trong hợp đồng này, hai bên thoã thuận các vấn đề chung nhất có tính nguyên tắc như: Nguyên tắc chung -Phạm vi trách nhiệm -Việc đóng gói hàng ---loại phương tiện vận chuyển ---cách yêu cầu bảo hiểm -Cách tính trị giá bảo hiểm --- Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm --- Giám định khiếu nại, đòi bbồi thường --- Hiệu lực của hợp đồng ---Xử lí tranh chấp Các đơn vị ngoại thương Việt Nam thường bảo hiểm hàng nhập khẩu theo hợp đồng bảo hiểm bao 3.5 Làm thủ tục hải quan Chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày khi hàng nhập cảng, đơn vị ngoại thương phải tiến hành làm thủ tục để thông quan xuất nhập khẩu Bước1: Tự kê khai, áp mã, và tính thuế xuất nhập khẩu Tự kê khai đầy đủ, chính xác những nội dung ghi trên tờ khai hải qua mẫu HQ2002-XNK Dựa vào căn cứ tính thuế đã khai và xác định mã số hàng hoá, thuế suất, giá tính thuế theo quy định để tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế theo quy định để tính toán số thuế phải nộp của từng loại thuế và từng loạ hàng hoá Bộ hồ sơ khai Hải quan gồm có các loại giấy tờ phải nộp hoặc xuất trình khi làm thủ tục: + 01 bản sao giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh + 01 bản sao giấy chứng nhận đăng kí mã số doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu + 03 tờ khai hàng nhập khẩu + 01 bản sao hợp đồng mua bán. 01 bản chính và 02 bản sao hoá đơn thương mại. + 01 bản chính và 02 bản sao phiếu đóng gói + 01 đơn vận tải + Giấy phép xuất nhập khẩu + Giấy chứng nhận xuất xứ giấy chứng nhận phẩm chất, số lượng (bản chính) Bước 2: Nhân viên hải quan kiểm tra tờ khai hải quan và bộ hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ theo từng loại hình xuất nhập khẩu thì cho đăng kí tờ khai. Xem hồ sơ hàng hoá của mình được phân vào luồng nào( xanh - được ưu tiên thực hiện thủ rục kiểm tra giản đơn, hàng sẽ được kiểm hoá nhanh ngay sau khi kiểm hoá ngay; Luồng vàng – hàng hoá có những vướng mắc nhỏ ; Luồng đỏ – hàng hoá có nhiều vướng mắc thì phải nhanh chóng hoàn tất thủ tục thì hàng của mình mới được giải phóng. Bước 3: Nhận thông báo thuế của Hải Quan và tổ chức để hải quan kiểm tra hàng hoá Bước 4: Căn cứ vào kết quả kiểm hoá và khai báo của ta Hải quan sẽ xác định chính xác số thuế mà ta phải nộp và quyết định điều chỉnh số thuế phải nộp và ra quyết định số thuế phải nộp nếu cần. Bước 5: Sau khi đã nộp đủ thuế Hải quan sẽ đóng dấu “ đã làm thủ tục Hải quan” lên trang đầu tờ khai và giao cho ta nhận một bản. Từ đây hàng của ta được giải phóng. 3.6 Nhận hàng nhập khẩu Khi hàng hoá đã về tới cảng Hải quan sẽ thông báo cho người nhận. Công ty khi nhận phải tiến hành một số công việc sau: + Kí kết hợp đồng uỷ thác cho cơ quan vận tải về việc nhận hàng + Xác nhận với cơ quan vận tải kế hoạch tiếp nhận hàng hoá từng quý, từng năm, cơ câú hàng hoá, lịch tàu, điều kiện kĩ thuật khi bốc dỡ, vận chuyển giao nhận. + Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc nhận hàng hoá( Vận đơn, lệnh giao hàng…) Nếu tàu biển không giao những tài liệu đó cho cơ quan vận tải. +Theo dõi việc giao nhận, đôn đốc cơ quan vận tải lập biên bản về hàng hoá và giải quyết trong phạm vi của mình những vấn đề xảy ra trong việc giao nhận. + Thanh toán cho cơ quan vận tải các khoản phí tổn về giao nhận, bốc xếp, bảo quản và vận chuyển hàng hoá nhập khẩu + Thông báo cho các đơn vị đặt hàng chuẩn bị nhận hàng hoá. + Chuyển hàng hoá về kho của doanh nghiệp hoặc trực tiếp giao cho các đơn vị đặt hàng 3.7 Kiểm tra hàng nhập khẩu. Hàng hoá nhập khẩu về qua cửa khẩu phải đưpợc kiểm tra. Mỗi cơ quan tiến hành kiểm tra theo theo chức năng và quyền hạn của mình. Nếu phát hiện thấy dấu hiệu không mua bình thường thì mời bên kiểm định đến lập biên bản giám định có sự chứng kiến của bên bán và bên mua, hãng vận tải, công ty bảo hiểm. Biên bản giám định phải có chữ kí của các bên và đây là cơ sở bên mua khiếu nại, đòi bồi thường bên có liên quan. 3.8 Thanh toán tiền hàng nhập khẩu Thanh toán là khâu quan trọng trong thương mại quốc tế. Do đặc điểm buôn bán của người nước ngoài rất phức tạp nên thanh toán trong thương mại quốc tế phải thận trọng, tránh để xảy ra tổn thất. Có nhiều phương thức thanh toán khác nhau: * Phương thức tín dụng chứng từ ( thanh toán bằng thư tín dụng) : Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận trong đó một ngân hàng( ngân hàng mở L/C ) theo yêu cầu của khách hàng ( người nhập khẩu ) trả tiền cho người thứ ba hoặc cho bất cứ người nào theo yêu cầu của người thứ ba đó, hoặc sẽ trả, chấp nhận, hay mua hối phiếu khi xuất trình đầy đủ đã quy định mọi điều kiện đặt ra đều được thực hiện đầy đủ * Phương thức chuyển tiền : Là phương thức trong đó người mua (người nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng của mình chuyển một số tiền nhất định cho người xuất khẩu tại một địa điểm nhất định. 3.9 Khiếu nại khi và giải quyết tranh chấp ( Nếu có ) : Khi thực hiện hợp đồng nhập khẩu, nếu chủ hàng xuất nhập khẩu phát hiện thấy hàng bị tổn thất, đổ vỡ, thiếu hụt, mất mát, thì lập hồ sơ khiếu nại. Đối tượng khiếu nại ngay để khỏi bỏ lỡ thời hạn khiếu nại. Đối tượng khứu nại có thể là người vận tải, Công ty bảo hiểm… Tuỳ theo tính chất tổn thất. Bên nhập khẩu phải viết đơn khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại và gửi cho bên bị khiếu nại trong thời hạn quy định, đơn khiếu nại phải có kèm các chứng từ về tổn thất. Cách giải quyết khiếu nại tuỳ vào nội dung đơn khiếu nại. Trường hợp không tự giải quyết được thì làm đơn gửi lên cho trọng tài kinh tế theo quy định trong hợp đồng. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THĂNG LONG TRONG THỜI GIAN QUA I. VÀI NÉT VỀ VỀ CÔNG TY TNHH THĂNG LONG 1. Lịch sử ra đời và phát triển Trong những giai đoạn đầu nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, trong thời kỳ này để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội công ty mới được thành lập. Cũng trong thời điểm đó công ty THHH Thăng Long được thành lập theo quyết định số 1149 ngày 25/9/1992 của UBND thành phố Hà Nội và giấy phép kinh doanh số 001153 ngày 5/10/1992 của trọng tài kinh tế Hà Nội, và được lấy tên là công ty TNHH Thăng Long. Người có công lớn trong việc thành lập công ty đó là dược sỹ Nghiêm Thanh Sơn (chính là giám đốc cho đến nay) và bà Trần Minh Phú, hai người này là hai sáng lập viên của công ty ngoài ra còn có bảy thành viên khác tham gia cùng góp vốn. Các thành viên tham gia thành lập công ty họ đều là chủ Nhà nước, họ có kinh nghiệm kinh doanh và hiểu biết thị trường nên họ tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh rất gọn nhẹ nhưng rất hiệu quả đáp ứng được nhu cầu thị trường khi đó. Bộ máy tổ chức đó gồm: Ban giám đốc có một giám đốc và một phó giám đốc, các phòng chức năng gồm có 1 phòng kinh doanh, 1 phòng tài vụ và 2 cửa hàng tại 31 Láng Hạ, và trụ sở chính của công ty đóng tại 69 Tràng Thi Hà Nội. Với một số vốn đăng ký kinh doanh ban đầu là 300.000.000 đồng, công ty đã phát huy thế mạnh sẵn có của mình vào kinh doanh dược phẩm và dụng cụ y tế thông thường. Đến năm 1994 tình hình tổ chức và quản lý của công ty đã đi vào hoạt động rất hiệu quả, cùng với việc chớp lấy thời cơ phát triển mạnh mẽ của kinh tế trong nước công ty đã xin cấp giấy phép bổ sung ngành nghề kinh doanh để mở rộng hoạt động của mình với nội dung sau: · Bổ sung ngành nghề kinh doanh: được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 12/5/1994 theo giấy phép này thì công ty có các chức năng sau: Kinh doanh tư liệu sản xuất, buôn bán hàng tiêu dùng, kinh doanh sách sạn, mở các dịch vụ sản xuất bao bì từ nhựa và cao su. ·Bổ sung vốn điều lệ từ 300 triệu đồng lên 1 tỷ đồng, đổi tên từ công ty TNHH Dược phẩm Thăng Long thành Công ty TNHH Thăng Long, tên giao dịch là Draphaco và chuyển trụ sở từ 69 Tràng Thi về phòng 4 nhà 5 trung tâm triển lãm Giảng Võ Hà Nội. Cũng trong thời gian này để đáp ứng nhu cầu của thị trường đang phát triển mạnh công ty đã mở rộng thêm một số cửa hàng bán buôn dược phẩm: cửa hàng 49 Quốc Tử Giám, 41 Văn Miếu, số 7 Ngọc Khánh. Ngoài ra công ty còn tổ chức kinh doanh về việc cho thuê kiốt bán hàng và thành lập các nhà phân phối một số, tỉnh, thành phố trọng điểm như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An và thành phố Hồ Chí Minh. Đến năm 1996 công ty nhận thấy đời sống của dân cư ngày càng được nâng cao, nhu cầu vè hàng hóa tiêu dùng để tăng cường sức khỏe là một thị trường tiềm năng có nhu cầu rất lớn. Chính điều này đã tạo cho công ty kinh doanh mặt hàng tiêu dùng mới đó là: sâm Triều Tiên và đã thu được những thành công rất lớn trên thị trường. Cũng thời điểm này công ty đã tăng vốn điều lệ từ 1 tỷ đồng lên 300 triệu. Từ năm 1996 đến 1999 công ty liên tiếp mở thêm các cửa hàng kinh doanh sâm tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác. Năm 1999 do thay đổi luật thuế doanh thu sang thuế giá trị gia tăng và chính phủ có bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh con và ban hành chính sách kinh doanh thông thoáng hơn đã tạo điều kiện thuận lợi các công ty hoạt động có hiệu quả hơn. Tuy với số vốn điều lệ là 1 tỷ 300 triệu nhưng công ty sử dụng vốn kinh doanh lên tới 10 tỷ đồng. Lúc này công ty chủ yếu xuất nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng và tổ chức phân phối độc quyền về được cho một hãng tại Hàn Quốc là PAGIN. 2. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh Ngay từ ngày đầu thành lập công ty để trả lời cho câu hỏi: Ngành kinh doanh của chúng ta là gì? Nó sẽ là gì? Và nó trở thành cái gì? Công ty đã có định hướng kinh doanh rõ ràng đó là kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế. Tuy nhiên trong quá trình phát triển của mình từ doanh nghiệp kinh doanh đơn ngành công ty đã trở thành doanh nghiệp đa ngành với các lĩnh vực sau: · Dược phẩm và thiết bị y tế · Hàng tiêu dùng 3. Cơ cấu tổ chức của công ty Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của công ty Giám đốc Phòng thị trường Phòng kinh doanh Phòng kế toán Phòng hành chính Ban kinh doanh sâm Triều Tiên Các chi nhánh Các đại lý Các cửa hàng bán buôn Các cửa hàng bán lẻ Chức năng của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức: Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của công ty, và chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên của công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Giám đốc có các chức năng chính sau: · Chịu trách nhiệm về tổ chức nhân sự: bổ nhiệm bãi, miễn nhiệm, cắt chức các chức danh quản lý trong công ty theo đúng luật hoạt động của công ty. · Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của công ty và chịu trách nhiệm chung về tình hình kinh doanh đó, giám đốc chỉ đạo trực tiếp phó giám đốc, và các trưởng phòng: kế toán, kinh doanh, thị trường, hành chính. · Ban hành quy chế quản lý nội bộ công ty · Ký kết các hợp đồng nhân danh công ty, tuyển lao động Phòng kinh doanh: Đây là phòng chức năng quan trọng nhất của công ty nó có các nhiệm vụ chính cụ thể sau: · Chịu trách nhiệm về hoạt động và phát triển kinh doanh của công ty · Kết hợp với phòng thị trường để tìm hiểu nhu cầu thị trường từ đó lập kế hoạch kinh doanh, báo cáo giám đốc. · Thực hiện nhập khẩu mua bán hàng hóa · Phối hợp với phòng kế toán để sử dụng vốn một cách hiệu quả nhất, và theo dõi kế toán quản trị để điều khiển kinh doanh cho hợp lý. Phòng kế toán: Là cơ quan tham mưu và tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, tài chính cho giám đốc, kiểm soát và chịu trách nhiệm về toàn bộ các hoạt động của công ty về lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp. Các chức năng chính của phòng kế toán. · Chịu trách nhiệm về hạch toán kế toán kịp đầy đủ, kịp thời và chính xác. · Phân tích tình hình hoạt động tài chính báo cáo giám đốc, phối hợp với phòng kinh doanh và các phòng ban khác để đảm bảo cho việc kinh doanh hợp lý và hiệu quả. · Thực hiện duy trì chế độ tài chính của toàn công ty Phòng hành chính Đảm bảo các điều kiện làm việc của công ty như nơi làm việc, hệ thống thông tin liên lạc, tổ chức điều hành công việc như văn thư, bảo vệ, thực hiện công tác lễ tân tiếp khách…. Phòng thị trường: · Nghiên cứu biến động của thị trường, từ đó phát hiện ra các cơ hội, các nguy cơ mà công ty có thể gặp phải, lập báo cáo trình ban giám đốc. · Phối hợp với các phòng ban khác để triển khai các kế hoạch kinh doanh có hiệu quả nhất. · Thực hiện các chương trình Marketing về: sản phẩm, phân phối, giá cả, xúc tiến. Các chi nhánh Chịu trách nhiệm kinh doanh theo sự chỉ đạo của công ty, thực hiện chế độ hạch toán theo chỉ đạo của phòng kế toán, báo cáo tình hình kinh doanh tại các địa phương mà mình phụ trách kịp thời với phòng kinh doanh. Bán buôn, bán lẻ, đại lý: Duy trì chế độ bán hàng theo đúng quy định của công ty về giá cả, sản phẩm, phản ánh kịp thời các thông tin của thị trường cho phòng kinh doanh, thực hiện hạch toán theo chỉ đạo của phòng kế toán. Ban kinh doanh sâm Có chức năng như phòng kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh sâm Triều Tiên. 4. Cơ sở vật chất của công ty Bảng 1: Cơ sở vật chất của công ty Đơn vị: đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 1 Tổng nguyên giá TSCĐ Trong đó: · Máy móc thiết bị · Phương tiện vận tải · Thiết bị chuyên dùng · Tài sản cố định khác 565.464.000 768.945.000 1.242.564.000 73.211.000 85.665.000 97.886.000 215.227.000 215.227.000 433.287.000 241.340.000 405.497.000 642.942.000 35.686.000 62.556.000 68.449.000 2 Giá trị khấu hao 186.603.120 271.187.070 407.869.110 3 Giá trị còn lại 378.860.880 497.757.930 834.694.890 Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho sản xuất kinh doanh, nó chính là máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, các thiết bị chuyên dùng đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động một cách hiệu quả hơn. Trong năm 2004 nguyên giá tài sản cố định là 768.945.000 tăng 36% so với năm 2003, năm 2005 là 1.242.564.000 tăng 61,6% so với năm 2004. Nguyên nhân chính là từ năm 2003 đến năm 2005 công ty có mua một số thiết bị máy móc phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm, và mua một xe tải phục vụ cho vận chuyển hàng hóa. Đây là việc làm rất cần thiết để đảm bảo cho công ty chủ động hơn trong việc kinh doanh. Tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng đến một phần vốn kinh doanh của công ty. Khấu hao tài sản cố định được tính là chi phí kinh doanh, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngắn hạn và dài hạn. Năm 2003 khấu hao tài sản cố định chiếm 12,72% chi phí, năm 2004 chiếm 18,16% chi phí, năm 2005 chiếm 24,25% chi phí kinh doanh. Có thể nói năm 2005 khấu hao tài sản cố định nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của công ty, nhưng bù lại trong những năm tiếp theo có thể chi phí TSCĐ trên một sản phẩm bán ra của công ty sẽ giảm, điều đó tạo ra lợi thế cho công ty giảm chi phí kinh doanh của mình 5. Đặc điểm về nguồn vốn của công ty Bảng 2: Đặc điểm nguồn vốn của công ty Đơn vị tính : đồng STT Các chỉ tiêu Năm 2003 2004 2005 1 Vốn tự bổ sung 232.500.000 345.650.000 521.760.000 2 Vốn cổ phần 1.000.000.000 1.300.000.000 1.300.000.000 Tổng vốn: 1.232.500.000 1.645.650.000 1.821.760.000 3 Tài sản cố định 378.860.880 497.757.930 834.694.890 4 Tài sản lưu động 4.127.986.550 4.568.995.700 4.321.588.620 5 Các khoản phải thu 2.175.662.000 1.938.557.600 2.244.575.680 6 Các khoản phải trả: · Nợ ngắn hạn · Nợ dài hạn 5.450.009.430 5.359.661.230 5.579.099.191 5.450.009.430 5.359.661.230 5.579.099.191 - - - Tổng tài sản: 1.232.500.000 1.645.650.000 1.821.760.000 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn năm 2003 là 32,13%, năm 2004 là 30,645%, năm 2005 là 28,86%. Nó phản ánh rằng cứ 100 đồng vốn trong một năm thì thu được bao nhiêu lợi nhuận. Ta thấy rằng lợi nhuận kinh doanh năm nay đều cao hơn năm trước nhưng , nhưng 100 đồng vốn bỏ ra khi kinh doanh năm 2003 thì thu được 32,13 đồng tiền lời còn năm 2004 chỉ thu được 30,65 đồng và năm 2005 là 28,86 đồng. Tức là tỷ suất lợi nhuận trên vốn đã giảm, nó phản ánh số vốn bỏ ra kinh doanh năm 2005 không hiệu quả bằng năm 2004, năm 2004 cũng không hiệu quả bằng năm 2003. Tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn năm 2003 là 0,757, năm 2003 là 0,852, năm 2005 là 0,776. Nó phản ánh rằng công ty tương đối mạo hiểm trong kinh doanh, vì họ luôn để số vốn lưu động nhỏ hơn nợ ngắn hạn, nhưng trong bản số liệu ta nhận thấy rằng các khoản phải thu của công ty cũng rất lớn, nếu cộng số vốn lưu động và các khoản phải thu thì ta thấy trong các năm 2003, 2004 và 2005 đều lớn hơn số nợ ngắn hạn. Nó nói nên rằng công ty luôn tạo ra một khoảng cách an toàn cho các khoản nợ ngắn hạn phải trả của công ty. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN QUA. 1. Đặc điểm các mặt hàng nhập khẩu của công ty Trong thời gian hoạt động công ty lấy hàng nhập khẩu là mặt hàng kinh doanh chủ yếu, theo thống kê cho thấy số vốn lưu động của công ty năm 2005 có hơn 80% vốn lưu động phục vụ cho hàng nhập khẩu. Đồng thời mặt hàng kinh doanh của công ty là loại hàng đặc biệt (dược phẩm y tế và hàng tiêu dùng) cho nên việc kinh doanh nó có những quy định khắt khe hơn so với các mặt hàng thường khác. Cụ thể là: - Đối với mặt hàng thuốc: là mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài, muốn nhập khẩu phải có giấy phép do cục quản lý bộ y tế cấp hoặc 100% nhập khẩu phải nhập khẩu ủy thác qua cơ quan Nhà nước được nhập khẩu. Giấy phép nhập khẩu được chia ra làm hai loại là: + Xin visa: Là loại giấy phép do cục quản lý bộ y tế cấp đối với các loại thuốc mà trong đó hạn chế về thời gian nhập khẩu mà không hạn chế khối lượng nhập khẩu. + Giấy phép theo đơn hàng: Là loại giấy phép kèm theo đó doanh nghiệp phải lập đơn có số lượng cụ thể đẻ cục cấp giấy phép nhập theo đơn hàng. Theo loại này doanh nghiệp bị hạn chế về số lượng nhưng không đề cập đến vấn đề thời gian. - Đối với các sản phẩm sâm: Đây là loại hàng mới trên thị trường Việt Nam nên nó có các đặc điểm sau: +Tính cạnh tranh của sản phẩm này trên thị trường trong nước không cao. + Có rất ít doanh nghiệp trong nước kinh doanh sản phẩm này + Sự hiểu biết của nhân dân về sản phẩm này chưa cao. + Là một sản phẩm mới nên các sản phẩm sâm bị tranh chấp về quy định nó là hàng tiêu dùng hay dược phẩm. 2. Thị trường nhập khẩu (các nước bán) Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu đáng kể, thu nhập bình quân tính theo đầu người tăng đời sống nhân dân đi vào ổn định. Tuy nhiên nhu cầu tiêu dùng của nhân dân về các sản phẩm dược phẩm còn chưa cao, thị trường tiêu thụ trong nước bị bó hẹp. Điều này làm cho doanh nghiệp phải hướng thị trường nhập khẩu vào các thị trường truyền thống, thị trường nhập khẩu chính của công ty hiện nay là Nam Triều Tiên, Đông Âu… 3. Khái quát tình hình ngoại thương của doanh nghiệp trong những năm gần đây Trong cơ chế thị trường hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng động trong vấn đề tìm ra hình thức kinh doanh phù hợp cũng như phải biết mở rộng thị trường và tìm nguồn hàng cung cấp. Là một công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty thương mại thăng long đã biết thích nghi với cơ chế đó, ngày càng quan hệ thương mại với nhiều hãng trên thế giới. Kết quả đó biểu thị ở bảng sau: Bảng tổng hợp kim ngạch nhập khẩu Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Nhà cung cấp 2001 2002 2003 2004 2005 K.ngạch K.ngạch K.ngạch K.ngạch K.ngạch 1 Pháp 1801200 1700000 1935200 2089600 2885777 2 Nhật 3175200 3280000 2624000 3148800 3299306 3 Thụy sĩ 1275600 2121550 2970170 861980 1249511 4 Hàn quốc 3345220 6311280 11564155 19340657 5 Ấn Độ 1885000 2073500 2177175 1719566 6 Đức 286540 786260 1255463 Tổng số 6252000 12331770 16200690 20627970 29750280 Đầu năm 2001 công ty mới chỉ quan hệ mua bán với ba nước là Nhật, Pháp, Thụy sĩ, với kim ngạch nhập khẩu không đáng kể, tổng kim ngạch của ba nước mới đạt 6252000 nghìn đồng. Cho đến năm nay công ty đã mở rộng quan hệ thêm với nhiều nước như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Đức làm cho tổng kim ngạch đã đạt tới 2750280 nghìn đồng. Mặt khác tỷ lệ kim ngạch nhập khẩu cũng có sự thay đổi giữa các nước qua các năm, công ty tham gia ngoại thương với Hàn Quốc là chủ yếu. Do nhu cầu của thị trường trong nước có sự biến đổi công ty đã chuyển dần thế mạnh từ kinh doanh dược phẩm sang kinh doanh hàng tiêu dùng, nhất là mặt hàng sâm của Hàn Quốc công ty đã mở rộng quan hệ với hãng samsung, pagin, kolon. Điều này chứng tỏ sự linh hoạt trong chính sách thị trường của công ty và đã giúp công ty đạt được những thành công đáng kể, kinh doanh ngày một hiệu quả hơn. Trên đây chúng ta chỉ thấy được tình hình buôn bán chung của công ty với các nước mà chúng ta chưa thấy được thành phần kim ngạch nhập khẩu của các hãng, để hiểu được điều này chúng ta xem xét bảng sau: Bảng tổng hợp tình hình nhập khẩu theo đối tác cung cấp Đơn vị tính: nghìn đồng TT Nhà cung cấp 2001 2002 2003 2004 2005 1 Roche (Pháp) 1128000 1048000 1152800 1268080 1366277 2 UPSA (Pháp) 5694000 652000 782400 821520 1100220 3 Rousel-morishta (Nhật) 3175200 3280000 2624000 3148800 4121211 4 Vipharco (Pháp) 103800 5 Caba-geigi (Thụy Sỹ) 1275600 2121550 2970170 861980 850712 6 H.dong (Hàn Quốc) 1757220 2635830 2984580 4115266 7 Samsung (HQ) 1588000 1905600 2096160 2513444 8 Deeparma (Án Độ) 1885000 2073500 2177175 2687231 9 Pagin (Hàn Quốc) 546386 4749891 9237370 10 Kolon (Hàn Quốc) 667344 567242 835266 11 Greencroos (HQ) 556120 611732 934721 12 Rotex (Đức) 286550 429810 499222 13 Siniphar (HQ) 278000 521334 14 Yuhan (HQ) 312550 545611 15 Fregenius (Đức) 356450 422345 Tổng số: 6252000 12331770 16200690 20627970 29750280 Cũng từ đầu năm 2001 công ty quan hệ mua bán với hãng Roche, UPSA, Vipharco (của Pháp) là chủ yếu. Do trong thời gian này công ty kinh doanh mặt hàng dược phẩm là chủ yếu, phạm vi buôn bán còn hạn hẹp nên công ty chỉ nhập thông qua nhập ủy thác một số mặt hàng thuốc của hãng trên. Trong quá trình hoạt động với khả năng huy động vốn của một công ty ngày một mở rộng các mặt hàng kinh doanh đồng thời mở rộng quan hệ ngoại thương với nhiều hãng hơn, nhờ vậy đến năm 2005 tổng kim ngạch nhập khẩu của công ty nên tới 29750280 nghìn đồng của 15 hãng là chủ yếu. Thông qua bảng trên chúng ta đã phần nào thấy được tình hình kinh doanh có hiệu quả của công ty, để hiểu hơn vấn đề đó chúng ta có thể xem qua bảng sau: Bảng tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu của công ty với các nước. TT Nhà cung cấp 2001 2002 2003 2004 2005 K.ngạch % % % % % 1 Pháp 1801200 28,81 13,79 11,95 10,13 9,7 2 Nhật 3175200 50,79 26,60 16,20 15,26 11,09 3 Thụy sĩ 1275600 20,40 17,20 18,33 4,18 4,20 4 Hàn Quốc 27,13 38,96 56,06 65,01 5 Ấn độ 15,29 12,80 10,55 5,78 6 Đức 1,77 3,81 4,22 å 6252000 100 100 100 100 Đồng thời với việc mở rộng quan hệ ngoại thương với nhiều hãng trên nhiều nước khác nhau thì công ty cũng còn chú trọng đến các mặt hàng sản xuất nội địa. Mục tiêu của công ty là đa dạng hóa các mặt hàng nhằm thích nghi với sự thay đổi linh hoạt của thị trường. 4. Các phương thức thực hiện nhập khẩu a. Nghiên cứu về sản phẩm Để đáp ứng được sự biến động linh hoạt của thị trường công ty đã thành lập phòng nghiên cứu thị trường nhằm định hướng chiến lược sản phẩm của công ty trong năm kế hoạch (ví dụ như: Thu nhập, tình hình phát triển sức khỏe của nhân dân, các chính sách của Nhà nước trong những năm tới…) để xây dựng nhóm sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ tập trung khai thác. Từ những căn cứ trên mà doanh nghiệp nghiên cứu thị trường thế giới để chọn các sản phẩm cụ thể: sản phẩm này có tác dụng như thế nào? sản phẩm ở vùng giá nào? và đi đến chọn sản phẩm cuối cùng để nhập khẩu, và căn cứ vào các giao dịch để chọn hãng sẽ cung cấp sản phẩm. Các nhân tố tác động đến sản phẩm - Đối với dược phẩm: các sản phẩm có tuổi thọ nhất định, tuổi thọ ở đây không phải là thời hạn sử dụng mà là thời gian sản phẩm được xác định là có tác dụng, chưa có sản phẩm nào thay thế tốt hơn. Nhà nước luôn luôn định hướng chăm sóc về sức khỏe nhân dân cho nên Nhà nước giao cho cơ quan chủ quản định hướng chi tiết các nhóm sản phẩm sẽ đáp ứng như: Danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc hạn chế nhập khẩu và danh mục cấm nhập khẩu. b. Nghiên cứu về giá sản phẩm nhập khẩu Khi nghiên cứu về giá hàng hóa công ty phải chú ý các vấn đề sau: Khi tiến hành nghiên cứu về giá hàng nhập khẩu công ty đã chú ý đến các quy luật của kinh tế, giá cả sản phẩm phải phù hợp với giá của thị trường, quy luật giá cả và giá trị, và các quy luật khác. Giá của sản phẩm mới thay sản phẩm cũ thì không thể lớn hơn giá sản phẩm cũ. Điều này cũng phù hợp với tự nhiên vì nếu sản phẩm mới mà có giá lớn hơn sản phẩm cũ thì nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm cũ sẽ không quay sang sản phẩm mới. Sản phẩm này sau khi nhập vào thị trường sẽ đáp ứng được bao nhiêu % thị trường với điều kiện tổng giá trị của nó không được vượt quá tổng giá trị sử dụng trong năm. c. Nghiên cứu lựa chọn đối tác cung cấp Việc lựa chọn đối tác cung cấp doanh nghiệp thường sử dụng các phương thức sau: Công ty sử dụng hệ thống thương mại điện tử để chọn ra bạn hàng có nghĩa là công ty thông qua internet tìm hiểu thông tin để chọn hãng cung cấp, gửi thư điện tử cho họ và các thông tin của mình khác. Sau đó bên cung cấp sẽ gửi tài liệu cần thiết mà công ty đã yêu cầu cho công ty từ đó công ty ra quyết định chọn bạn hàng. 5. Đàm phán và ký kết hợp đồng của công ty Trong quan hệ buôn bán thương mại các bên có thể sử dụng nhiều hình thức giao dịch để đi đến việc ký kết hợp đồng, ở công ty thương mại thăng long sử dụng phương thức giao dịch chủ yếu là phương thức giao dịch trực tiếp và phương thức giao dịch bằng thương mại điện tử. Đồng thời với việc giao dịch trực tiếp thì công ty cũng sử dụng phương thức đàm phán trực tiếp. Cụ thể như: - Công ty cử cán bộ trực tiếp sang bên nước bán để đàm phán khi có tín hiệu của bên bán - Công ty gửi thư mời đại diện của hãng mà mình sẽ quan hệ buôn bán sang Việt Nam để trực tiếp đàm phán. Phương thức giao dịch bằng thương mại điện tử là việc công ty gửi thư điện tử để trực tiếp đàm phán. Hình thức này công ty chỉ áp dụng đối với các bạn hàng đã quan hệ mua bán nhiều lần. 6. Các bước đàm phán và thực hiện hợp đồng mà công ty thường áp dụng a. Các bước đàm phán Các bước đàm phán trong quá trình mua bán quốc tế theo lý thuyết thì các bên phải tuân thủ theo đúng như đã định. Nhưng công ty đã linh hoạt sử dụng các bước đàm phán sau: - Bên mua (công ty) đưa ra các yêu cầu về sản phẩm. - Bên bán phải đáp ứng về yêu cầu sản phẩm của bên mua như: chủng loại, mẫu mã, bao bì của sản phẩm… - Các bên đàm phán về giá cả của sản phẩm đã đề cập. - Các bên đàm phán về phương thức giao nhận hàng hóa - Các bên đàm phán về phương thức thanh toán - Các bên đàm phán về phương thức bảo hiểm - Các bên đàm phán về các vấn đề khác như: Quyền và nghĩa vụ của các bên khi có rủi ro, tranh chấp, bất khả kháng xảy ra. - Sau khi đã thực hiện các bước trên một cách thuận lợi thì công ty đi đến việc ký kết hợp đồng. b. Tổ chức thực hiện hợp đồng Do công ty là công ty trách nhiệm hữu hạn nên ngoài việc được trực tiếp nhập khẩu một số mặt hàng thì công ty phải thực hiện nhập khẩu ủy thác qua cơ quan có thẩm quyền nhập khẩu. Các hợp đồng ủy thác nhập khẩu: Bên nhận ủy thác là người ký kết hợp đồng nhập khẩu với bên mua và bên công ty là người ký hợp đồng ủy thác với bên ủy thác. Do vậy bên nhận ủy thác phải chịu trách nhiệm các điều khoản mà hợp đồng đã ký. Bên công ty chỉ chịu trách nhiệm về các điều khoản trong hợp đồng ủy thác mà công ty đã ký. Khi đó việc tổ chức thực hiện hợp đồng của công ty không phải là theo hợp đồng mua bán mà theo hợp đồng ủy thác. Các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp: Do việc công ty trực tiếp ký kết hợp đồng nên công ty chịu toàn bộ trách nhiệm các điều khoản ghi trong hợp đồng. Sau khi nhận giấy báo hàng đến, công ty mở tờ khai hải quan và làm thủ tục nhận hàng tại cảng đến đồng thời chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa về kho để tiêu thụ. c. Phương thức thanh toán Sau khi các bước kia hoàn thành thì các công ty có thể sử dụng nhiều phương thức thanh toán khác nhau. Đối với công ty thương mại Thăng Long sử dụng hai phương thức thanh toán chủ yếu là: - Phương thức thanh toán sử dụng chứng từ - Phương thức thanh toán TTR. Sau khi bên bán xếp hàng lên tàu, hoàn thành bộ chứng từ của bên mua và gửi cho bên mua. Bên mua dùng bộ chứng từ này để đi nhận hàng. Khi đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì bên mua nhờ ngân hàng chuyển tiền theo hệ thống chuyển tiền điện tử từng phần hoặc toàn bộ theo điều khoản trong hợp đồng. Chú ý: Theo nghị định số 09 của Chính phủ quy định: "Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng mà sử dụng hình thức thanh toán qua ngân hàng thì phải cân đối ngoại tệ để trả ngay". Do những quy định này công ty luôn đảm bảo khả năng tài chính để thanh toán ngay các hợp đồng nhập khẩu. Cụ thể như: vốn lưu động bình quân của công ty là 8 tỷ VNĐ, mức tăng trưởng về vốn bình quân là 18%/năm trong năm 2005. 7. Hiệu quả của nhập khẩu Trong năm 2005 công ty đã huy động tổng luân chuyển vốn lưu động là trên 80% cho hàng nhập khẩu. Số vốn lưu động còn lại được thực hiện kinh doanh các mặt hàng trong nước. Đối với hoạt động kinh doanh ở nội địa, công ty đạt tỷ lệ lãi gộp bình quân là 5%/doanh số. Đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thì tỷ lệ lãi gộp bình quân là 15%/doanh số. Về mặt hàng: công ty cũng đạt được những hiệu quả nhất định cụ thể như: - Số mặt hàng của công ty nhập khẩu chiếm lớn hơn 70% các mặt hàng của công ty đang kinh doanh. - Doanh số tiêu thụ chiếm hơn 80% doanh số của công ty. - Lợi nhuận của hàng nhập khẩu chiếm lớn hơn 90% lợi nhuận của công ty 8. Tình hình phân phối sản phẩm của công ty Trên đây chúng ta đã nghiên cứu đầu vào của công ty, để hiểu rõ hơn về doanh nghiệp này chúng ta cùng xem xét thêm tình hình tiêu thụ của công ty (đầu ra). Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế mở, nền kinh tế thị trường đã làm cho việc thành lập và hoạt động của các công ty vừa và nhỏ linh hoạt hơn điều này đồng nghĩa với ngày càng có nhiều đối thủ cạnh tranh với công ty thương mại Thăng Long hơn. Mặt khác có nhiều các đối thủ cạnh tranh khác cũng tham gia vào thị trường này. Vì vậy muốn tồn tại và phát triển công ty phải đa dạng hóa các kênh phân phối nhằm mở rộng thị trường tiềm năng và tận dụng thị trường của các đối thủ khác. Để biết được các kênh phân phối sản phẩm của công ty chúng ta xem bảng sau: Bảng tổng hợp doanh số theo kênh phân phối. Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Nhà cung cấp 2001 2002 2003 2004 2005 1 Phòng KD công ty 3706500 4484280 8836740 9376350 10540218 2 Chi nhánh TPHCM 2242140 4418370 4125594 4837260 3 H.thống cửa hàng BB 9636900 12331770 14727900 13126890 13257330 4 H.thống cửa hàng BL 3750540 4215377 5 Phòng TDV 1482600 3363210 1472790 3750450 3848265 6 Các nhà phân phối tỉnh 2625378 2675888 7 Các đại lý 750108 820190 Tổng số: 1482600 22421400 29455800 37500400 40194528 Trong năm 2001 công ty chỉ sử dụng 3 kênh phân phối là phòng kinh doanh công ty, hệ thống cửa hàng bán buôn và phòng trình dược viên (TDV) do vậy doanh số bán ra trong năm này mới chỉ đạt 14826000 nghìn đồng. Với sự thay đổi có định hướng của công ty, công ty đã đưa thêm các kênh phân phối khác vào sử dụng là thành lập chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống các cửa hàng bán lẻ, các nhà phân phối tỉnh và các đại lý điều này không những đã giúp cho công ty mở rộng thị trường tiêu thụ cả về bề ngang và chiều sâu mà còn tác động tích cực làm tăng doanh số của công ty từ doanh số 14286000 nghìn đồng năm 1996 đã tăng tới 40194528 nghìn đồng năm 2005. Trên đây chúng ta thấy được mạng lưới kênh phân phối sản phẩm của công ty nhưng chúng ta chưa biết được đối tượng cung cấp của công ty là ai? Để hiểu được vấn đề này cần xem xét các thông tin sau: Bảng tổng hợp doanh số theo khách hàng Đơn vị tính: Nghìn đồng TT Nhà cung cấp 2001 2002 2003 2004 2005 1 Bán buôn 9636900 12331770 14727900 13126890 13257330 2 Bán lẻ 3750540 4215377 3 Khoa dược bênh viện 1482600 3363210 14727900 3750540 3848265 4 Tận tay người TD 1813750 2286860 2774800 3756000 4216123 5 Các khách hàng 1892750 4439560 10480310 13121430 14657433 6 Tổng số: 14826000 22421400 29455800 37505400 40194528 Từ bảng trên ta thấy được đối tượng tiêu dùng sản phẩm của công ty. Thông qua hệ thống bán buôn và bán lẻ công ty đã mở rộng thị trường rộng khắp trên cả nước. Nếu ở năm 2001 doanh số bán buôn mới chỉ đạt 9636900 nghìn đồng thì đến năm 2005 doanh số bán buôn đã tăng 13257330 nghìn đồng ở năm 2005. Đồng thời với việc tiêu thụ sản phẩm qua hệ thống bán buôn và bán lẻ công ty còn mở rộng hình thức tiêu thụ sản phẩm khác là thành lập và buôn bán sản phẩm khoa dược của bệnh viện, tận tay người tiêu dùng cho các khách hàng khác. Nhờ vậy mà doanh số của công ty đạt 14826000 nghìn đồng vào năm 1996 đã tăng lên 40194528 nghìn đồng ở năm 2005, làm cho doanh nghiệp hoạt động ngày một hiệu quả hơn và chiếm lĩnh một phần thị trường đáng kể. 9. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Vừa qua chúng ta đã thấy được gần như toàn bộ quá trình hoạt động của công ty nhưng chúng ta chưa thấy được kết quả hoạt động và phát triển của công ty. Để thấy được bao quát hơn, toàn diện hơn chúng ta hãy xem xét bảng tình hình phát triển kinh doanh của công ty: Bảng tổng hợp tình hình phát triển kinh doanh TT Chỉ tiêu Đơn vị tính 2002 2003 2004 2005 1 Tổng doanh thu Nghìn đồng 22421400 29455800 37505400 40194258 2 Doanh số nhập khẩu Nghìn đồng 12331770 16200690 20627970 20750280 Trực tiếp Nghìn đồng 8593600 9001488 ủy thác Nghìn đồng 12331770 16200690 12034370 20748792 3 Vốn lưu động bình quân Nghìn đồng 3268000 3660000 4125000 5100000 4 Vòng quay vốn Vòng/năm 6.68 8.05 9.09 7.88 5 Số cửa hàng bán buôn CH 4 4 4 4 6 Số cửa hàng bán lẻ CH 5 8 7 Số đại lý và chi nhánh ĐL 1 1 8 10 8 Số đối tác và nhập khẩu Công ty 8 12 15 15 9 Số mặt hàng kinh doanh Loại 298 352 401 436 10 Số mặt hàng nhập khẩu Loại 166 211 245 272 11 Tổng số nhân viên Người 36 44 58 66 12 Nộp ngân sách Nghìn đồng 470849 618572 878613 826928 Thuế DT & GTGT Nghìn đồng 224214 294558 375054 382717 Thuế TL & TNDN Nghìn đồng 246635 324014 412559 444211 13 Thu nhập sau thuế Nghìn đồng 301443 396017 504239 621003 Từ bảng trên ta thấy toàn bộ cơ cấu, hoạt động của công ty trong những năm gần đây. Tổng doanh thu của công ty năm 2002 đạt 22421400 nghìn đồng đến năm 2005 con số này lên tới 40194528 nghìn đồng vào năm 2005 đã cho chúng ta thấy tình hình hoạt động của công ty đã đạt được những hiệu quả đáng kể góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của đất nước.Trong quá trình hoạt động công ty đã nộp vào vào ngân sách Nhà nước cụ thể như: 470849 nghìn đồng vào năm 2002, 618572 nghìn đồng năm 2003, 787613 nghìn đồng vào năm 2004 và 826928 nghìn đồng vào năm 2005. Sau những khoản đóng góp cho Nhà nước và các khoản chi phí khác thì tình hình thu nhập sau thuế của doanh nghiệp cũng đạt nhiều khả quan cụ thể như số tiền 301410 nghìn đồng vào năm 2002 và 621003 nghìn đồng vào năm 2005. Công ty hoạt động đạt được những thành tựu như vậy đã phản ánh được sự hoạt động đồng bộ và năng động của toàn bộ công nhân viên và tập thể lãnh đạo trong công ty. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG 1. Ưu điểm 1.1. Về hàng hóa nhập khẩu Công ty có ưu điểm về mặt hàng hóa này số lượng lớn, đa dạng. Hàng hóa nhập khẩu của công ty nhìn chung được đảm bảo về chất lượng giữ được uy tín với khách hàng. Ngoài ra công ty cũng biết chú trọng vào các mặt hàng chủ đạo như sâm. Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của công ty. Chính việc tập trung vào một mặt hàng chủ đạo cũng tạo ra hiệu quả kinh doanh nhất định cho doanh nghiệp . Tuy vậy phụ thuộc quá nhiều vào nó cũng gây ra bất lợi cho doanh nghiệp. 1.2. Về công tác nghiệp vụ nhập khẩu Công ty tiến hành các hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo đúng quy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước và pháp luật quốc tế về ngoại thương. Việc ký kết các hợp đồng nhập khẩu, đặc biệt là các hợp đồng nhập khẩu trực tiếp đều diễn ra thuận lợi. Với uy tín kinh doanh lâu năm được các bạn hàng tin cậy cả trong hình thức nhập khẩu ủy thác và trực tiếp đã tạo điều kiện kinh doanh rất tốt cho công ty Doanh nghiệp cũng kịp thời phổ biến các văn bản, chính sách của doanh nghiệp chuyển xuống các phòng ban để tạo điều kiện cho mọi người làm việc theo đúng các yêu cầu mà công ty đặt ra. 1.3. Về thị trường nhập khẩu Thị trường nhập khẩu của chi nhánh rất đa dạng, từ Châu á đến Châu âu. Trong đó công ty vẫn chú trọng tới các thị trường Châu á, đặc biệt là các thị trường cùng trong khu vực ASEAN. Chính điều này cũng là một ưu điểm của doanh nghiệp vì hàng rào thuế quan trong khu vực này đã được nới lỏng rất nhiều, và nhất là khi Việt Nam được tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) thì đây là điều kiện rất tốt để phát triển hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Ta có thể thấy được ba thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là thị trường Hàn Quốc, Pháp và Nhật Bản.Nhờ có những đối sách thích hợp mà công ty vẫn giữ vững được mối quan hệ tốt đẹp với ba thị trường trên, đặc biệt là với Hàn Quốc và Pháp. Tất nhiên đa dạng hóa thị trường sẽ tránh cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào một thị trường duy nhất và công việc kinh doanh sẽ đa dạng hơn rất nhiều. 1.4. Về tổ chức và con người Công ty chỉ có hai phòng là phòng kinh doanh và phòng tài chính. Với cơ cấu gọn nhẹ như vậy cùng với chức năng rõ ràng, đã giúp cho doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh được dễ dàng, không gặp phải các thủ tục rườm rà. Trưởng phòng kinh doanh giao cho từng người phụ trách từng khâu của quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu. Mọi vấn đề có liên quan đến hợp đồng đều được phản ánh lên trưởng phòng kinh doanh, từ đó sẽ liên hệ với giám đốc để bàn bạc, xem xét. Chính vì vậy có thể giám sát được hợp đồng, đồng thời tiến độ hợp đồng được thực hiện nhanh chóng và đạt hiệu quả, nâng cao tính chủ động trong công việc kinh doanh. 1.5. Hiệu quả kinh doanh Kim ngạch nhập khẩu của công ty tăng lên rất nhanh chóng, doanh thu đạt cao, nộp ngân sách Nhà nước lớn, khai thác tốt nguồn vốn kinh doanh của công ty. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty được mở rộng với sản phẩm đa dạng và thị trường rộng lớn, nó đã đáp ứng được phần nào nhu cầu của người dân trong nước. Khi mà việc sản xuất trong nước chưa phát triển thì việc nhập khẩu sẽ là điều kiện kích thích cạnh tranh và làm cho sự sản xuất phát triển hơn. 2. Những tồn tại - Đầu tiên ta có thể nhận thấy lợi nhuận của công ty là hơi thấp, chiếm một tỷ trọng nhỏ trong doanh thu. Đây là vấn đề cần giải quyết vì rõ ràng doanh thu của công ty ngày càng tăng lên nhanh chóng khi lợi nhuận lại tăng chậm. - Trình độ của cán bộ chuyên môn chưa thật cao, vững vàng. Vẫn còn tình trạng để tuột mất khách hàng khi mà gần ký được hợp đồng. - Ngoài ra việc tìm kiếm bạn hàng và nghiên cứu thị trường chưa thực sự sắc bén. Do đó việc dự đoán nhu cầu thị trường trong tương lai cũng như việc dự đoán giá cả tăng giảm như thế nào, khả năng tiêu thụ thay đổi ra sao và thị trường đầu ra có ổn định không thì cán bộ chuyên môn chưa dự đoán được chính xác. -Việc tồn đọng hàng vẫn còn xảy ra thường xuyên, chứng tỏ chưa tìm đầu ra được hợp lý dẫn đến vốn bị ứ đọng làm giảm hiệu quả kinh doanh và lợi nhuận. Đây cũng là vấn đề mà công ty cần phải xem xét và tìm cách giải quyết. 3. Nguyên nhân của tồn tại 3.1. Khách quan - Do cơ chế điều hành nhập khẩu của Nhà nước có nhiều thay đổi, Nhà nước chỉ quản lý điều hành những mặt hàng chiến lược thông qua các đầu mối được giao, nhiều mặt hàng Nhà nước không quản lý bằng hạn ngạch nên các đơn vị thuộc các thành phần kinh tế được xuất nhập khẩu theo ngành hàng đăng ký kinh doanh, điều này làm giảm việc ủy thác xuất nhập khẩu của công ty. - Mặt khác cơ chế thị trường đã tác động đáng kể đến việc cạnh tranh vốn dĩ đã khốc liệt lại càng khốc liệt hơn, làm cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty càng khó khăn hơn. Nhất là sau khi có luật doanh nghiệp ra đời, mỗi tháng có 2000 doanh nghiệp được thành lập trong toàn quốc, dẫn tới việc tranh mua, tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh. - Ngoài ra, Công ty không chỉ phải cạnh tranh với các đơn vị xuất nhập khẩu trực tiếp những mặt hàng tương tự mà còn phải cạnh tranh với những doanh nghiệp trong nước sản xuất những mặt hàng đó. Nền kinh tế càng phát triển thì hàng hoá càng đa dạng phong phú, do vậy việc khan hiếm hàng hoá là điều ít xảy ra. Nhưng không phải cứ nhập hàng về là bán được ngay hoặc bán được với giá cao mặc dù nhu cầu vẫn có. Lúc đó Công ty phải bán hàng với giá thấp, để mong cạnh tranh lôi kéo được khách hàng về với mình dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút. - Xu hướng chung do tỷ giá USD/VND tăng trong khi giá trong nước không tăng những mặt hàng nhập khẩu nội địa chậm dẫn đến việc khó thu hồi vốn. - Thị trường nước ngoài không phải lúc nào cũng ổn định, việc phục hồi lại sau khủng hoảng kinh tế của các nước châu Á là thị trường nhập khẩu chính của công ty cũng đã gây ra khó khăn nhất định cho Công ty. - Ngoài ra biểu thuế nhập khẩu cũng có nhiều thay đổi, Nhà nước đang khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu chính vì vậy mức thuế quan của nhiều hàng hoá mà Chi nhánh nhập khẩu đã tăng lên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Công ty. Nói về tồn tại thì còn rất nhiều, nhưng đây là những tồn tại khách quan chính mà Công ty gặp phải. Công ty có thể xoá bỏ được nó mà chỉ có cách khắc phục để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh. Đồng thời mong muốn Nhà nước có những chính sách thích hợp hơn trong hoạt động nhập khẩu. 3.2. Chủ quan - Công ty hầu như có vốn kinh doanh còn thấp, việc kinh doanh hầu như chỉ dựa vào vốn của mình nên ảnh hưởng rất lớn đến công việc kinh doanh. - Cán bộ chuyên môn của Công ty chưa có nghiệp vụ vững vàng, chưa có đủ kinh nghiệm dẫn đến việc kinh doanh chưa đạt được hiệu quả cao. - Công ty vẫn chưa đa dạng hoá mặt hàng kinh doanh, chưa đầu tư vào sản xuất để tạo nguồn hàng ổn định cho xuất khẩu, chưa gắn liền sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. - Ngoài ra việc trả lương theo quy chế cũ, nên chưa tạo ra động lực cho cán bộ nghiệp vụ khai thác, mặt hàng chính vấn do lãnh đạo Công ty khai thác, cán bộ nghiệp vụ đôi lúc vẫn còn thụ động chỉ làm các thủ tục hành chính đơn thuần. Trên đây là một số khó khăn chính của Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Chúng có tác động không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của Công ty nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn như vậy nhưng Công ty vẫn cố gắng phấn đấu nỗ lực không ngừng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH THĂNG LONG I. ĐỊNH HƯỚNG CHO HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI Lịch sử thế giới càng trở nên rất rõ ràng là thời kỳ lịch sử phát triển rút ngắn với tốc độ phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy: đồng thời xu thế toàn cầu hoá, quốc tế hoá với tốc độ chóng mặt tạo nên một thế giới chỉnh thể vừa thống nhất vừa đấu tranh hết sức phức tạp giữa các quốc gia, dân tộc. Hiện tượng đó nổi lên một xu thế tất yếu. Cơn lốc phát triển của thế giới đã và đang vừa tạo sức mạnh vô số thời cơ vận hội to lớn mới mẻ vừa tạo ra vòng xoáy lớn không ít nguy cơ, thách thức nghiệt ngã, khốc liệt, đặt trước quốc gia, dân tộc một sự lựa chọn hoặc là vượt trội, bứt phá vượt lên hoặc bị chèn ép, tụt hậu. Đứng trước tình hình đó đã làm xuất hiện tính đa dạng của sự phát triển. Mỗi nước phải tự tạo ra cho mình một mô hình phát triển của chính mình, phải tìm hướng đi và giải pháp phát triển trước thềm thế kỷ 21. Việt Nam trên con đường phát triển của mình cũng không nằm ngoài qui luật đó. Đứng trước bối cảnh của thế giới nói chung và sự nghiệp đổi mới công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam nói riêng thì đặt ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nói chung và công ty TNHH Thăng Long nói riêng phải có phương hướng đúng đắn, phù hợp với nhịp độ phát triển để nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty, tạo nên một bước nhảy vững chắc sang thế kỷ 21 là thời đại của công nghệ thông tin, công ty đã đề ra một số chủ trương phương hướng như sau: Mở rộng qui mô kinh doanh, qui mô ngành hàng theo hướng đa dạng hoá kinh doanh, đa dạng hoá mặt hàng, tăng cường xuất nhập khẩu các mặt hàng khác để tăng doanh số và lợi nhuận tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động. Phát triển công tác nghiên cứu thị trường nhằm mở rộng thị trường nhập khẩu và tìm kiếm thị trường xuất khẩu tăng nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu, từng bước tiến tới cân bằng kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch xuất khẩu. Tiếp tục mở rộng thị trường ở các khu vực trong nước, ngoài nước là một công tác kinh doanh nội địa, chú ý đẩy mạnh xuất khẩu (nếu có thể) những mặt hàng của Công ty, kết hợp có hiệu quả giữa kinh doanh nội địa và kinh doanh xuất nhập khẩu. Bố trí và tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên đi học để nâng cao nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu với nước nước ngoài. Công ty sẽ chú ý tới việc tìm kiếm và phát hiện những nhu cầu về hàng hoá mới nhảy sinh trong nước chưa đáp ứng được để nhập khẩu và cung cấp những hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước. Phương hướng hoạt động của công ty trong năm 2006: Việc lập kế hoạch thương mại năm 2006 có ý nghĩa rất quan trọng, nó là tiền đề cho việc xác định chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2006-2010, và chiến lược phát triển kinh tế 20006-2015, tạo đà thuận lợi cho kế hoạch 5 năm phục vụ cho thời kỳ công nghiệp hoá, hiệnđại hoá chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển sản xuất cải thiện đời sống nhân dân, là bước ngoặt chào đón thiên niên kỷ mới tươi đẹp hơn. Việc xây dựng năm 2005 phải quán triệt đường lối đổi mới của Đảng, phải khai thác triệt để các nguồn tiềm năng sẵn có, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế đồng thời dựa trên cơ sở đánh giá tổng kết việc thực hiện kế hoạch 2001-2004, xác định kế hoạch năm 2006 còn phải đảm bảo tính khoa học và các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra. Tất cả các mục tiêu biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đòi hỉ người quản lý phải có sự linh hoạt, nhạy cảm để nắm bắt kịp thời các tình huống và xu thế biến chứng của thị trường, bám sát mục tiêu đã đề ra, thường xuyên theo dõi tiến trình thực hiện đề ra các kế hoạch để đưa ra các quyết định điều chỉnh mục tiêu phương hướng, giải pháp phù hợp với công ty nhằm đưa ra các chỉ tiêu kế hoạch một cách có hiệu quả kinh tế cao nhất. II. NHỮNG GIẢI PHÁP VỚI CÔNG TY Trong những năm qua các hoạt động của công ty nói chung cũng như các hoạt động kinh doanh nói riêng đã đạt được những thành tựu đãng khích lệ không chỉ đem lại lợi nhuận mà còn đem lại uy tín cho Công ty trên thương trường, nó đã tạo được nền tảng ban đầu rất quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của công ty. Tuy nhiên trong hoạt động nhập khẩu Công ty đã gặp một số khó khăn làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu của Công ty trong thời gian tới. 1. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường Trong cơ chế thị trường, hoạt động kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải gắn lấy thị trường. Lấy thị trường làm hoạt động của mình, nó là nơi sàng lọc những doanh nghiệp thích nghi với nó. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động xuất nhập khẩu thì công tác nghiên cứu thị trường là hết sức cần thiết. Nghiên cứu thị trường nước ngoài là việc nghiên cứu trạng thái, sự vận động và xu hướng phát triển của thị trường đó vào một thời điểm hay một giai đoạn nhất định. Cụ thể hơn nó là quá trình thu thập tài liệu về các thông tin về thị trường, so sánh và phân tích các thông tin đó để rút ra các kết luận về xu hướng của thị trường quốc tế theo từng lĩnh vực, từng nhóm hàng… Tạo cơ sở cho việc chiến lược thị trường cũng như tiến hành ứng xử trong hoạt động nhập khẩu. Công ty cần chú ý đến việc nghiên cứu thị trường nhập khẩu không chỉ dừng lại ở khâu lưu thông hàng hoá và hoạt động dịch vụ mà nó còn bao trùm các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. Thực tế trong mấy năm qua, hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa phát huy hết hiệu quả, công ty chưa nắm rõ hết được thị trường kinh doanh. Công ty chưa đi sát với các thị trường ở các vùng nông thôn nên chưa có hệ thống phân phối rộng khắp. Ngoài nghiên cứu các vấn đề của thị trường trong nước doanh nghiệp còn cần nghiên cứu vốn, chính sách thương mại của nước xuất khẩu… nghiên cứu thị trường nước ngoài công ty cần phải nắm bắt các thông tin khách quan, những thông tin về tình hình thực tế diễn biến trên thị trường. Đó là cơ sở quan cho việc tìm ra quyết định hàng ngày cũng như hoạch định chiến lược phát triển các hoạt động kinh tế đối ngoại. Việc nghiên cứu thị trường là nhiệm vụ của bất kỳ đơn vị kinh tế nào, của bất cứ nhà quản lý nào và cơ quan nghiên cứu quốc gia và quốc tế về thị trường. Nghiên cứu thị trường nhập khẩu, tức là phải trả lời được các câu hỏi sau: Nước nào là thị trường triển vọng nhất để đáp ứng được nhu cầu cho việc nhập khẩu với các điều kiện thuận lợi nhất, khả năng mua là bao nhiêu với chất lượng như thế nào? Mức độ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và trong tương lai, sở trường, và các sở đoản của các đối thủ cạnh tranh là gì? Công ty có thể áp dụng phương thức mua bán nào là hợp, sản phẩm nhập khẩu phải đạt được những yêu cầu về mặt chất lượng, số lượng, mẫu mã, bao bì. Thu thập thông tin chính xác đầy đủ, chính xác về thị trường bao gồm cả các thông tin về tình hình sản xuất, tình hình đầu tư, áp dụng kỹ thuật và công nghệ mới, chất lượng và số lượng của sản phẩm hàng hoá của từng khu vực, từng quốc gia, thông tin về chính sách hải quan, thuế xuất nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại tệ của từng thị trường… Tiến hành đánh giá tầm quan trọng và tình hình hoạt động của các đối thủ cạnh tranh về mặt kinh tế, trình độ khoa học và công nghệ, chiến lược thị trường của họ, chất lượng hàng hoá và tổ chức phục vụ khách hàng. Việc quảng cáo, tổ chức cố vấn kỹ thuật cũng như phương thức và điều kiện bán hàng của họ. Khi nghiên cứu thị trường nhập khẩu công ty cần phải tìm hiểu đến các chính sách thương mại, khung cảnh pháp lý và tập quán thương mại, khả năng sử dụng tín dụng của nước đó trong nhập khẩu. Trên cơ sở xử lý các nhu cầu thông tin từ thị trường khác nhau để đề ra được phương hướng cụ thể trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá xây dựng chiến lược cho từng đơn vị và từng loại hình hoạt động của công ty. Để làm tốt công tác nghiên cứu thị trường công ty phải thành lập phòng marketing để nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước một cách chính xác đồng thời phải tuyển chọn kỹ lưỡng các nhân viên marketing có trình độ chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm hiểu biết về lĩnh vực marketing để phục vụ cho công ty kinh doanh có hiệu quả cao. 2. Xây dựng chiến lược kinh doanh nhập khẩu Chiến lược kinh doanh nhập khẩu là phương hướng hoạt động của doanh nghiệp, nó quy định các loại sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp đảm nhận, quy mô kinh doanh, các nguồn lực sản xuất, khả năng sinh lời cũng như triển vọng của doanh nghiệp, Như vậy chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của công ty. Nó định ra được các mục tiêu lớn theo đó cần huy động các nguồn lực trước mắt và lâu dài, nó phải đảm bảo cho kế hoạch nhập khẩu của công ty không bị lạc hướng. Xây dựng một chiến lược kinh doanh hoàn chỉnh và tốt sẽ giúp Công ty thu được nhiều lợi nhuận, tạo được thế lực cạnh tranh và an toàn tránh được rủi ro trong kinh doanh nhập khẩu, chủ động thích ứng với môi trường kinh doanh. Công ty muốn kinh doanh hiệu quả phải có chiến lược riêng được xây dựng trên cơ sở vốn của mình. Trên cơ sở đó đưa ra một chiến lược phù hợp với khả năng của công ty là điều hết sức quan trọng và cần thiết. Chiến lược kinh doanh không chỉ trước mắt mà còn phải có chiến lược lâu dài, đảm bảo được lợi ích của công ty. Để thực hiện kinh doanh nhập khẩu đã hoạch định, công ty cần phải xây dựng và thực hiện một hệ thống chính sách sau: Thứ nhất: Chính sách về sản phẩm, Công ty phải định hướng và xác định nhóm sản phẩm được lựa chọn để đưa vào kinh doanh phục vụ cho nhóm khách hàng trọng điểm. Sản phẩm nhập khẩu phải thoả mãn được yêu cầu của khách hàng về chất lượng, phẩm chất và mẫu mã… Nếu công ty nhập những sản phẩm có chất lượng kém, giá cả lại đắt không đảm bảo được lợi ích của khách hàng thì công ty sẽ gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai: Chính sách về giá cả. Là một trong những yếu tố mà bất cứ một công ty nào nói chung và các nhà nhập khẩu nói riêng đều phải áp dụng một cách phù hợp. Khi công ty nhập khẩu hàng hoá từ thị trường nước ngoài cần phải nghiên cứu kỹ giá cả của hàng hoá mình cần nhập ở thị trường đó để làm sao nhập khẩu với giá hợp lý, tránh tình trạng mua đắt, bán rẻ. Trong tình trạng thị trường luôn biến động diễn ra cạnh tranh gay gắt, vì thế hàng hoá nhập khẩu của công ty phải áp dụng mức giá bán linh hoạt. Các quyết định về giá nó có tác động rất lớn đến số lượng bán, doanh thu và lợi nhuận. Xác định được một số giá đẻ chiếm được ưu thế trong cạnh tranh là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với Công ty. Nếu giá quá cao thì nhu cầu mua hàng hoá sẽ giảm. Tốc độ lưu chuyển hàng hoá giảm làm cho cạnh tranh của Công ty trên thị trường sẽ giảm. Nếu giá bán quá thấp việc xác định giá cả hợp lý là điều hết sức khó khăn. Công ty định giá không chỉ tạo lợi nhuận mà còn phải phụ thuộc vào tình hình chung của thị trường để đưa ra một mức giá thích hợp, trong nhiều trường hợp Công ty phải chấp nhận hoà vốn hoặc lỗ để bán được hàng. Chính vì vậy việc xác định mức giá phù hợp để nhanh chóng tiêu thụ được hàng hoá Công ty áp dụng một số chính sách linh hoạt, thay đổi theo tình huống, từng thời điểm, từng khách hàng cụ thể. Bên cạnh đó phải có chính sách giá ưu đãi, khuyến khích cho khách hàng đến Công ty như giảm giá, chiết khấu cho khách hàng. Ngoài ra phải luôn luôn phân tích các yếu tố làm ảnh hưởng đến giá như quan hệ cung cầu… để có giải pháp phù hợp với sự thay đổi đó. Thứ ba: chính sách về phân phối. Phân phối là khâu quan trọng trong quá trình kinh doanh, nó là hoạt động lập kế hoạch thực hiện và kiểm tra việc vận tải và lưu kho hàng hoá từ nơi sản xuất. Doanh nghiệp tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu ở thị trường mục tiêu và thu được lợi nhuận cao nhất. Vì Công ty nhập khẩu chủ yếu là dược phẩm và hàng tiêu dùng cho nên đòi hỏi Công ty phải cung ứng đúng mặt hàng, đúng số lượng, đúng nơi, đúng lúc cho khách hàng có nhu cầu với mức dịch vụ và chi phí thích hợp. Thứ tư: Chính sách quảng cáo: hàng hoá của Công ty khi nhập khẩu về phải thực hiện quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm của mình cho khách hàng có nhu cầu biết. Công ty có quảng cáo trên vô tuyến, đài phát thanh, tạp chí… Mục tiêu của quảng cáo Công ty cần hướng vào các vấn đề sau: - Tăng số lượng trên thị trường truyền thống - Mở ra thị trường mới - Giới thiệu sản phẩm mới - Xây dựng và củng cố uy tín của những nhãn hiệu hàng hoá và uy tín cho công ty. - Phải lôi kéo được người tiêu dùng - Gợi được ý sẵn sàng mua - Gây được sự chú ý của khách hàng đối với sản phẩm của công ty 3. Củng cố, phát triển vốn và sản phẩm vốn hợp lý Theo như đánh giá về tình hình vốn kinh doanh hiện nay của công ty đang ở mức hơi thấp so với nhu cầu đặt ra đối với công ty. Để có thể chủ động trong kinh doanh thì công ty cần phải có chương trình, kế hoạch nhằm củng cố phát triển vốn đồng thời sử dụng vốn hợp lý. Bên cạnh nguồn vón tự có công ty cần có nguồn vốn vay từ các tổ chức ngân hàng phục vụ cho công việc kinh doanh, nhập khẩu của mình. Hiện nay muốn có vốn công ty: - Phải thiết lập mối quan hệ làm ăn hợp tác lâu dài với ngân hàng để đảm bảo rằng họ sẵn sàng cung cấp vốn cho công ty khi có nhu cầu nhập khẩu hàng hoá với lượng vốn lớn. - Tham gia liên doanh liên kết với các tổ chức nước ngoài. - Phải kinh doanh có hiệu quả để đạt được lợi nhuận cao hơn, vì lợi nhuận chính là nguồn cơ bản để củng cố vốn. - Không ngừng nâng cao uy tín cho công ty để thu hút vốn đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. Để hạn chế mất mất có thể xảy ra trước khi vay vốn công ty cần phải: Tính toán thận trọng, chính xác xem công ty cần bao nhiêu vốn để sử dụng cho hoạt động nhập khẩu; xác định nên vay vào lúc nào cho phù hợp: Tính toán xem thời hạn vay bao lâu để có hiệu quả. Khi có vốn công ty cần sử dụng vốn một cách tiết kiệm, giảm tối đa các chi phí không cần thiết, không để các doanh nghiệp, các công ty chiếm dụng vốn trong một thời gian dài, đề ra các biện pháp để nhanh chóng thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi. Tuy nhiên cũng nên ưu đãi với những khách hàng mới đến công ty. 4. Các điều kiện thực hiện Trong nền kinh tế thị trường chịu sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì tất cả các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động nhập khẩu nói riêng đều nằm trong hành lang pháp lý sự hướng dẫn và kiểm soát của Nhà nước như các chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu, tỷ giá, có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh doanh phát triển, đào tạo, mặt hàng nhập khẩu… để có thể hoàn thiện tốt hoạt động nhập khẩu, ngoài sự cố gắng lỗ lực của công ty thì Nhà nước cần có một số giải pháp, chính sách và cơ chế phù hợp. Vận dụng quan điểm chung và kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phát huy hết được lợi thế của mình. 5. Đối với Nhà nước a) Hoàn thiện về chính sách thuế nhập khẩu: Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn thiện chính sách thuế để đưa ra một hệ thống thuế đơn giản, dễ hiểu, dễ áp dụng đồng thời phải đảm bảo được lợi ích của các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu hàng hoá và nên ưu tiên cho các doanh nghiệp nhập khẩu các sản phẩm phụcvụ sức khoẻ của nhân dân phục vụ sản xuất trong nước. b) Cải cách và hoàn thiện thủ tục hải quan Hiện nay các cảng mà hàng hoá của công ty nhận hàng và làm thủ tục hải quan, công ty còn gặp nhiều trở ngị lớn đó là thủ tục rườm rà, chời đợi lâu… Vì vậy đã làm ảnh hưởng đến việc bán hàng, quay vòng vốn, nhiều khi làm ảnh hưởng tới khách hàng mua. Chính vì thế cho nên Nhà nước cần cải cách và hoàn thiện thủ tục hải quan tránh phiền hà, nên tiến hành nhanh gọn nhưng vẫn đảm bảo tính pháp lý và chính xác để hàng hoá nhập khẩu về nhanh chóng đáp ứng nhu cầu trong nước, tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và của hoạt động nhập khẩu của công ty nói riêng. c) Ổn định tỷ giá hối đoái Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện đại và lưu thông tiền giấy hiện nay. Vấn đề tỷ giá hối đoái và cơ chế quản lý điều chỉnh tỷ giá hối đoái cả trên tầm vi mô và vĩ mô trở thành một vấn đề lớn trong chính sách kinh tế tiền tệ của bất kỳ quốc gia nào. Tỷ giá là một nhân tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động nhập khẩu của các doanh nghiệp. Nếu tỷ giá không đổi sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì vậy Nhà nước cần phải điều chỉnh để giữ cho tỷ giá hối đoái ở mức phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước và làm giảm những biến động của tỷ giá có thể làm giảm hướng tới hiệu quả kinh doanh của công ty. 6. Đối với công ty a) Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của công ty. Ngày nay cùng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa thì yêu cầu về đào tạo con người được coi là quốc sách hàng đầu của mỗi quốc gia. Nhận thức cùng với quan điểm của Nhà nước là phát triển nhanh và bền vững. Theo tôi công ty thương mại Thăng Long nên coi việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ là một trong những chiến lược hàng đầu, nó là tiền đề cho sự thành công hay thất bại của công ty. Để làm được việc nỳ, công ty nên bỏ ra các khoản chi phí cho đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ công nhân viên. Hơn nữa nhập khẩu là hoạt động buôn bán diễn ra trong phạm vi quốc tế vì vậy cán bộ công nhân viên phải có trình độ về ngoại ngữ, phải am hiểu sâu sắc tình hình thị trường trong và ngoài nước, phải có kiến thức về thương mại quốc tế, luật pháp, tập quán buôn bán, biết cách giao dịch đàm phán, thương thuyết, có tinh thần hợp tác, có đầu óc thực tiễn, biết tính toán không chỉ lợi ích của doanh nghiệp mà còn lợi ích chung của nền kinh tế. Để có các cán bộ công nhân viên giỏi, cần hoàn thiện và chú ý hơn nữa đến việc đào tạo cán bộ tại các trường đại học trong và ngoài nước. Khuyến khích và coi trọng sáng kiến trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Mở rộng sự tiếp xúc làm ăn với các doanh nghiệp nước ngoài, có chính sách khuyến khích về vật chất đối với các cán bộ công nhân viên giỏi. b) Chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty Ở bất kỳ một công ty nào hoạt động trong bất kỳ một lĩnh vực nào đời sống của cán bộ công nhân viên tốt, chế độ đãi ngộ cao họ mới có thể làm tốt công việc của mình. Và đến lượt mình công việc kinh doanh của công ty thuận lợi thì đời sống cán bộ công nhân viên nâng cao, cái nọ bổ trợ kéo cái kia theo sẽ làm cho mọi hoạt động của công ty được tốt hơn. Khi đời sống của công nhân viên đã cao chế độ đãi ngộ không nhất thiết phải là tiền thưởng, có thể là những kỳ nghỉ với cả gia đình nhân các dịp ngày lễ hoặc tổ chức các cuộc vui chơi để cán bộ công nhân viên trong công ty hiểu nhau hơn và tạo một không khí làm việc thoải mái trong toàn công ty. KẾT LUẬN Đối với nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn hoà mình vào tiến trình hội nhập khu vực và thế giới sẽ không thể tách rời hoạt động xuất nhập khẩu . Trong nền kinh tế quốc dân hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng bởi nó mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước, làm đa dạng hoá mặt hàng, tạo động lực để phát triển sản xuất trong nước đồng thời nhập khẩu sẽ xoá bỏ tình trạng độc quyền trên thế giới, phá vỡ nền kinh tế đóng cũng như tạo ra sự cân đối cho nền kinh tế và thúc đẩy xuất khẩu . Thuốc chữa bệnh là một hàng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxCty TNHH Duoc Thang Long.docx
Tài liệu liên quan