Đề tài Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà: LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn hai mươi năm đổi mới với nhận thức “để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói phải xuất phát từ đầu tư” thì hoạt động đầu tư của Chính Phủ, đầu tư của các doanh nghiệp ở mọi thành phần cũng như đầu tư của dân cư đã làm cho hoạt động đầu tư của nước ta ngày càng quy mô hơn. Như chúng ta được biết, hiện nay do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mà vấn đề lãng phí, thất thoát, trong hoạt động đầu tư và xây dựng đang là điều nhức nhối đáng quan tâm. Mặt khác, một trong những đặc điểm của hoạt động đầu tư là đòi hỏi vốn lớn vì vậy nếu có sai sót thì hậu quả về mặt tài chính là rất lớn. Chính vì thế, để đảm bảo cho các hoạt động đầu tư tiến hành được thuận lợi, đạt mục tiêu đã định, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì cần thiết phải thực hiện đầu tư theo dự án, muốn vậy phải có quan điểm đúng đắn về lập dự án để có thế tiến hành soạn thảo dự án một cách tốt nhất. Hoà chung vào sự phát triển của đất nước, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà đã được thành...

docx88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Sau hơn hai mươi năm đổi mới với nhận thức “để thoát khỏi vòng luẩn quẩn của nghèo đói phải xuất phát từ đầu tư” thì hoạt động đầu tư của Chính Phủ, đầu tư của các doanh nghiệp ở mọi thành phần cũng như đầu tư của dân cư đã làm cho hoạt động đầu tư của nước ta ngày càng quy mô hơn. Như chúng ta được biết, hiện nay do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan mà vấn đề lãng phí, thất thoát, trong hoạt động đầu tư và xây dựng đang là điều nhức nhối đáng quan tâm. Mặt khác, một trong những đặc điểm của hoạt động đầu tư là đòi hỏi vốn lớn vì vậy nếu có sai sót thì hậu quả về mặt tài chính là rất lớn. Chính vì thế, để đảm bảo cho các hoạt động đầu tư tiến hành được thuận lợi, đạt mục tiêu đã định, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao thì cần thiết phải thực hiện đầu tư theo dự án, muốn vậy phải có quan điểm đúng đắn về lập dự án để có thế tiến hành soạn thảo dự án một cách tốt nhất. Hoà chung vào sự phát triển của đất nước, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà đã được thành lập vào năm 2002 với một trong những hoạt động chủ yếu của Công ty là lĩnh vực tư vấn lập dự án. Với mong muốn tìm hiểu và đóng góp những đề xuất đối với công tác tư vấn lập dự án, trong thời gian thực tập tại Công ty em đã thực hiện đề tài: “Hoàn thiện công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà”. Đề tài đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn, góp ý tận tình của cô ThS. Nguyễn Thu Hà cũng như các cán bộ trong Phòng Dự án của Công ty đã trực tiếp hướng dẫn em để em có thể hoàn thành đề tài của mình. Em xin chân thành cảm ơn! CHƯƠNG I THỰC TRẠNG CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ I. Tổng quan về Công ty 1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà là một doanh nghiệp cổ phần, được thành lập vào năm 2002, theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000908 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 27 tháng 03 năm 2002. Tên doanh nghiệp tiếng Việt : Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Sông Đà Tên doanh nghiệp viết tắt : SongDa., JSC Đơn vị chủ quản : UBND thành phố Hà Nội Loại hình doanh nghiệp : Doanh nghiệp cổ phần Cơ quan quyết định thành lập : Sở Kế Hoạch và Đầu tư Hà Nội Trụ sở chính của Công ty được đặt tại số 126 Lê Trọng Tấn – Quận Thanh Xuân – Hà Nội. Đến năm 2004, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà tiến hành chuyển đổi hình thức doanh nghiệp cổ phần sang hình thức Công ty TNHH hai thành viên trở lên, với tên gọi Công ty TNHH Đầu tư và Xây dựng Sông Đà theo giấy đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp ngày 23 tháng 4 năm 2004. Năm 2005, Công ty lại tiến hành chuyển đổi hình thức doanh nghiệp trở lại hình thức ban đầu là Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà 2. Một số hoạt động của Công ty Công ty Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, đầu tư xây dựng: - Xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình giao thông; san lấp mặt bằng xây dựng Xây dựng và lắp đặt trạm, đường dây tải điện đến 35 KV Xây dựng, lắp đặt các công trình bưu chính viễn thông, điện, điện tử, điều hòa không khí. Xây dựng các công trình thủy lợi. Tư vấn đầu tư. Tư vấn về quản lý kinh doanh. Tư vấn về chuyển giao công nghệ. Tư vấn, khảo sát các công trình bưu chính viễn thông (không bao gồm dịch vụ thiết kế công trình). Tư vấn giám sát, giám sát công trường thi công, thay mặt chủ đầu tư. kiểm tra chất lượng công trình. Tư vấn lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng và cung cấp thiết bị đối với công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật Tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng và khảo sát xây dựng đối với các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi và công trình hạ tầng kỹ thuật. Tư vấn về đấu thầu và hợp đồng kinh tế đối với việc quản lý dự án, xây lắp công trình. Lập dự án đầu tư công trình có vốn đầu tư trong và ngoài nước Quản lý dự án theo nội dung của điều lệ quản lý đầu tư xây dựng hiện nay. Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng, kiến trúc, nội ngoại thất đối với công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Thiết kế thông gió, điều hòa không khí, cấp nhiệt đối với công trình xấy sựng dân dụng, công nghiệp. Thiết kế công trình thủy lợi, thủy điện. Thiết kế các công trình giao thông đường bộ, cầu nhỏ phục vụ giao thông đường bộ. Thiết kế cấp điện đối với các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp. Thiết kế kết cấu đối với các công trình xây dựng dân dụng công nghiệp. Thiết kế cấp thoát nước đối với các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp, nông nghiệp, công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị. Thiết kế đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35 KV đối với công trình điện năng. Khảo sát xây dựng, khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn để xác định thông số kỹ thuật phục vụ lập dự án và bố trí kết cấu hạ tầng cho các khu chức năng của đô thị. Lập tổng dự toán và dự tóan công trình cho các lọai công trình dân dụng và công nghiệp, công trình giao thông, công trình thông tin, cấp thóat nước, công nghệ môi trường, công nghệ tin học Kiểm định chất lượng công trình xây dựng và công trình giao thông. Thẩm định dự án đầu tư. Thẩm tra kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc dự án trong nước và nước ngoài. Thấm tra thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, thẩm tra dự toán, tổng dự toán công trình đối với các công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị, cầu nhỏ phục vụ giao thông đường bộ, công trình thủy lợi, thủy điện, đường dây tải điện và trạm biến áp đến 35 KV. Thí nghiệm vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng. Kinh doanh bất động sản. Kinh doanh máy móc thiết bị xây dựng. Kinh doanh vật tư thiết bị điện. Kinh doanh máy móc thiết bị công nghiệp. Kinh doanh máy móc thiết bị y tế, mua bán thiếy bị, linh kiện điện tử bưu chính viễn thông. Kinh doanh siêu thị. Lữ hành quốc tế, nội địa. Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách. Đại lý tư vấn bảo hiểm. Đại lý các dịch vụ bưu chính viễn thông. Tư vấn du học. Dịch vụ tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước. 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 3.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần. Đứng đầu là Hội đồng quản trị, với cuộc họp thường niên hoặc bất thường ( khi có việc đột xuất ) ít nhất mỗi năm một lần, Hội đồng quản trị sẽ quyết định những công việc lớn của Công ty; sau đó là giám đốc, giám đốc được Hội đồng quản trị cử ra, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, sau giám đốc là phó giám đốc rồi đến các phòng ban, hoạt động theo sự điều hành của giám đốc. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PT THIẾT KẾ KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÒNG TVTK2 TÀI CHÍNH KẾ TOÁN TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH THỦ QŨY KT THUẾ kt tm NHÂN SỰ VĂN THƯ LÁI XE PHÒNG DỰ ÁN ĐỘI K.SÁT XD1 PHÒNG TVTK1 ĐỘI K.SÁT XD2 HĐQT PHÒNG KINH DOANH PHÓ GIÁM ĐỐC PT KINH DOANH PHÒNG QLKT 3.2. Chức năng nhiệm vụ của bộ máy tổ chức Với cơ cấu tổ chức trên, chức năng nhiệm vụ của các phòng ban trong Công ty như sau: Hội đồng quản trị - Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn, kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty. - Kiến nghị loại cổ phần, tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. - Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy đông thêm vốn theo hình thức khác. - Quyết định mua lại cổ phần theo quy định của pháp luật. - Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của Công ty. - Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đôí với Giám đốc và những người quản lý quan trọng khác theo Điều lệ của Công ty. - Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ Công ty. - Giám sát, chỉ đạo Giám đốc và người quản lý khác điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty. - Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông… Giám đốc - Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của Công ty. - Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị. - Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty. - Quyết định lương và phụ cấp đối với người lao động trong Công ty…. - Tuyển dụng lao động. Phó giám đốc Giúp giám đốc chỉ đạo và quản lý chuyên môn – ngành: mỗi phó giám đốc được phân công phụ trách. - Hướng dẫn các phòng chức năng và bản thân phó giám đốc phụ trách khi trưởng các phòng phân công, công việc phải phân nhóm, kỹ sư thực hiện các phần trong nội dung Công ty. Thay mặt giám đốc, giải quyết các vướng mắc, khó khăn trong kỹ thuật và điều hành sản xuất mà các phòng nay không tự giải quyết được. - Duyệt các văn bản, hồ sơ thiết kế và các dự án - Liên kết giữa giám đốc và các phòng nghiệp vụ, các phòng chuyên môn. Phòng tư vấn thiết kế Phòng tư vấn thiết kế do phó giám đốc phụ trách thiết kế điều hành, giám sát. Phòng tư vấn có các bộ phận: Tư vấn, thiết kế, lập dự toán, thẩm định dự án về các chỉ tiêu kỹ thuật, bộ phận giám sát kỹ thuật chất lượng công trình. Chức năng và nhiệm vụ: Lập dự toán, thẩm định, thiết kế, giám sát và thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực xây dựng trường học, nhà chung cư, công trình giao thông … Phòng dự án Phòng dự án được điều hành trực tiếp từ giám đốc Phòng dự án có các bộ phận sau: Tư vấn, lập dự toán, thẩm định dự án và quản lý dự án về các chỉ tiêu tài chính. Chức năng và nhiệm vụ của phòng dự án là: Lập dự toán, thẩm định, giám sát và thực hiện các dự án xây dựng hạ tầng. Phòng dự án chịu trách nhiệm từ khâu lập dự án tiền khả thi, lập dự án khả thi, lập kế hoạch phân chia các gói thầu đến khâu giám sát kỹ thuật, lập dự toán, thẩm định, quản lý và giám sát dự án thuộc các lĩnh vực dự án hạ tầng Phòng kinh doanh Phòng này do một phó giám đốc phụ trách kinh doanh chỉ đạo. Phòng kinh doanh đưa ra những phương hướng, đề án phát triển kinh doanh của Công ty và thực hiện các hợp đồng trong các lĩnh vực như mua sắm các thiết bị điện, các vật liệu xây dựng với hàm lượng công nghệ cao như sỏi nhẹ, bê tông nhẹ … Phòng tài chính – kế toán Thuộc sự điều chỉnh của kế toán trưởng, bộ phận kế toán thuế, thủ quỹ và kế toán thương mại, phòng tài chính – kế toán gồm 4 người, có trách nhiệm quản lý tài chính và các nguồn vốn theo đúng chế độ của Nhà nước, đảm bảo cung ứng cho các hoạt động tư vấn thiết kế và mua sắm vật tư thiết bị phục vụ các công trình theo đúng kế hoạch đặt ra. Thanh quyết toán các công tác phí trong cơ quan và giao dịch với ngân hàng kho bạc, qua tài khoản của Công ty đã đăng ký. Cuối mỗi tháng, quý, năm tính kết quả kinh doanh xem lãi - lỗ rồi tham mưu điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc Công ty và trước Nhà nước về công tác tài chính kế toán, thống kê của Công ty. Phòng tổ chức hành chính Do kế toán trưởng phụ trách nhân sự, văn thư và lái xe điều hành. Về mặt tổ chức, phòng chịu trách nhiệm trong công tác tuyển, sa thải nhân viên … Nhiệm vụ: làm công tác tổ chức quản lý tổng hợp, công tác văn phòng, giao dịch, văn thư tiếp nhận và văn thư gửi đi, phục vụ tiếp khách đến cơ quan giao dịch, văn thư tiếp nhận và gửi đi, phục vụ khách đến cơ quan giao dịch chuẩn bị cho các cuộc họp. Điều hành, thực hiện công tác bảo vệ trật tự… xây dựng nội qui và lề lối làm việc, quản lý đội. 4. Năng lực của Công ty 4.1. Cán bộ công nhân viên trong Công ty + Tổng số cán bộ CNV : 74 người Trong đó : Trên đại học : 05 người Kiến trúc sư : 15 người Kỹ sư xây dựng : 07 người Kỹ sư cầu đường : 06 người Kỹ sư cầu hầm : 02 người Kỹ sư cơ điện : 03 người Kỹ sư cấp thoát nước, môi trường : 03 người Cử nhân kinh tế : 05 người Cử nhân ngoại thương : 02 người Kỹ sư địa chất : 25 người Cử nhân Luật kinh tế : 01 người 4.2. Năng lực tài chính Trên cơ sở bảng cân đối kế toán đã được kiểm toán nội bộ trong vòng 2 năm tài chính 2004, 2005 vừa qua như sau: Bảng 1: Bảng năng lực tài chính Đơn vị: đồng Năm 2004 Năm 2005 I. Tài sản 1. Tài sản lưu động 17.528.089.019 54.064.314.323 2. Tài sản cố định 12.624.979.360 14.982.294.887 II. Nguồn vốn 1. Nợ phảI trả 15.397.712.051 51.709.185.122 2. VCSH 14.755.356.328 18.426.844.279 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của Công ty CP ĐT và XD Sông Đà) 5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh Đơn vị: đồng STT Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1 Tổng doanh thu 7.817.096.135 11.763.008.089 14.362.029.618 2 Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh 6.822.013.618 10.189.225.650 12.459.703.080 3 Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh ( = 1- 2 ) 995.082.517 1.573.782.439 1.902.326.530 4 Lợi nhuận bất thường 101.214.112 83.025.323 90.279.623 5 Lợi nhuận từ hoạt động tài chính 8.618.664 13.126.315 12.039.256 6 Tổng thu nhập ( = 3+4+5) 1.104.915.293 1.669.934.054 2.004.645.409 7 Thuế thu nhập ( = 6x28%) 241.700.220 467.581.535 561.300.714 8 Thu nhập sau thuế 863.215.073 1.202.352.519 1.443.344.694 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của Công ty CP ĐT và XD Sông Đà) Nhận xét: Dựa theo bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ta có nhận xét sau: + Tổng doanh thu 2004 - 2005 tăng 3,946 tỷ tương đương với 50,48% + Tổng doanh thu 2005- 2006 tăng 4,599 tỷ tương đương với 39,10% + Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cũng tăng theo nhưng giữ ở mức hợp lý. + Các khoản lợi nhuận bất thường năm 2005 giảm xuống 18,189 triệu tương đương với 17,97% (so với năm 2004), đến năm 2006 đã tăng lên 7,254 triệu tương đương với 8,74% (so với năm 2005) nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2004. + Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2005 tăng khoảng 4,51 triệu so với năm 2004 tương đương với 52,3%. Đến năm 2006 có giảm một ít, khoảng 1,087 triệu so với năm 2005 tương đương với 8,28%. + Với các khoản thu trên, sau khi nộp thuế cho Nhà nước thì thu nhập sau thuế của Công ty tăng liên tục trong các năm: 2004 - 2005 tăng 339,14 triệu tương đương với 39,29%, 2005 - 2006 tăng gần 241 triệu tương đương với 20,04%. Điều đó chứng tỏ đội ngũ cán bộ lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên Công ty đã có những nỗ lực đáng kể trong việc trong công tác từ đó đã đem lại hiệu quả trong hoạt động của Công ty. II. Phân tích thực trạng công tác lập dự án tại Công ty 1. Tổng quan công tác lập dự án tại Công ty Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà mới đi vào hoạt động. Song với nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty nên trong những năm đầu đi vào hoạt động, với chức năng chủ yếu là tư vấn lập dự án và tư vấn thiết kế Công ty đã thực hiện tư vấn lập dự án cho một số dự án sau: CÁC CÔNG TRÌNH QUY HOẠCH VÀ HẠ TẦNG KỸ THUẬT TT Tên dự án Quy mô Năm thực hiện 1 Khu đô thị mới Trũng Kênh - Hoàng Mai -Hà Nội + Tổng diện tích: 20ha + Tổng mức đầu tư:1500 tỷ đồng 2004 2 Khu nhà ở Đức Thượng - Hoài Đức - Hà Tây + Tổng số tầng: 17 tầng + Tổng mức đầu tư hạ tầng : 105 tỷ đồng 2005 3 Trung Tâm Viễn Thám - Bộ Tài nguyên Môi Trường và Nhà Đất + Tổng diện tích: 6,5ha + Tổng mức đầu tư hạ tầng: 40 tỷ đồng 2005 4 Khu cụm trường Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tại xã Tây Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội + Tổng diện tích: 114ha + Tổng mức đầu tư hạ tầng : 150 tỷ đồng 2006 CÁC CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TT Tên dự án Quy mô Năm thực hiện 1 Cứng hoá kết hợp mặt đường đê Hữu Sông Cầu, Huyện Sóc Sơn + Tổng chiều dài: 14km. + Tổng mức đầu tư: 27 tỷ 2004 2 Đường GT Làng Chếu - Xím Vàng, Huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La + Tổng chiều dài: 14km. + Tổng mức đầu tư: 27 tỷ 2005 3 Đường GT Làng Chếu - Păng Khúa, Huyện Bắc Yên - Tỉnh Sơn La + Tổng chiều dài: 8km. + Tổng mức đầu tư:12 tỷ 2006 4 Đường GT Xím Vàng – Hang Trú, Huyện Bắc Yên – Tỉnh Sơn La + Tổng chiều dài: 18km. + Tổng mức đầu tư:50 tỷ 2006 5 Đường GT nội thị Thị Trấn Bắc Yên – Huỵên Bắc Yên – Tỉnh Sơn La + Tổng chiều dài: 2 Km. + Tổng mức đầu tư:10 tỷ 2006 6 Ngoài ra còn một số công trình giao thông có nguồn vốn ODA, WB thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hoà Bình, Phú Thọ… + Có Tổng mức đầu tư từ 3 tỷ đồng đến 16 tỷ đồng. 2003 - 2006 2. Các căn cứ để lập dự án Đầu tư là hoạt động có ảnh hưởng lớn không những đến địa phương mà dự án thực hiện mà còn ảnh hưởng đến ngành và toàn nền kinh tế. Vì vậy, hoạt động đầu tư chịu sự quản lý chặt chẽ bởi các quy hoạch, các văn bản pháp quy của Nhà nước, ngành, vùng, địa phương. Nếu dự án nằm trong quy hoạch thì trong thời gian thực hiện sẽ gặp được nhiều thuận lợi, nếu dự án không có cơ sở pháp lý như một cây mà không có gốc. Nhận thức được điều đó, trước khi tiến hành lập dự án Công ty đã tìm hiểu kỹ các căn cứ để soạn thảo dự án. Cụ thể: - Chủ trương, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, của ngành và địa phương. - Hệ thống văn bản pháp quy bao gồm văn bản pháp luật chung như: Luật Đất đai, Luật Thuế VAT, Luật Môi trường… và văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu tư như: Luật đầu tư, Nghị định của Chính Phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… - Các tiêu chuẩn, quy phạm và định mức trong từng lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật cụ thể. - Các quy ước, thông lệ quốc tế và kinh nghiệm thực tế trong và ngoài nước. 3. Quy trình lập dự án Trong một môi trường mà tính cạnh tranh ngày càng cao, môi trường kinh doanh luôn biến động, nhiều xu thế mới xuất hiện và khó dự đoán thì việc xây dựng được các dự án đầu tư có tính hiệu quả vững chắc lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, khi lập dự án cần phải được tiến hành theo một quy trình cụ thể, rõ ràng để đảm bảo cho dự án được lập một cách chính xác, đáp ứng được yêu cầu đề ra một cách nhanh nhất, tiết kiệm nhất. Trong quá trình lập dự án, Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà đã thực hiện theo quy trình sau: Sơ đồ công tác lập dự án Các bước thực hiện Trách nhiệm NHẬN NHIỆM VỤ, KẾ HOẠCH DỰ ÁN PHÒNG KẾ HOẠCH THU THẬP TÀI LIỆU CẦN THIẾT VÀ NGHIÊN CỨU KẾ HOẠCH, TÀI LIỆU PHÒNG DỰ ÁN VÀ PHÒNG TƯ VẤN THIẾT KẾ LẬP ĐỀ CƯƠNG PHÒNG DỰ ÁN PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG CHỦ ĐẦU TƯ THỰC HIỆN LẬP DỰ ÁN PHÒNG DỰ ÁN KIỂM TRA VIỆC LẬP DỰ ÁN BỘ PHẬN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KỸ THUẬT In, đóng quyển, ký, đóng dấu Phòng dự án Thẩm định dự án được lập Bộ phận thẩm định và chủ đầu tư Bàn giao tài liệu Phòng dự án Lưu hồ sơ Bộ phận Lưu trữ Dựa vào sơ đồ trên ta có thể thấy được trình tự thực hiện cũng như nhiệm vụ của từng phòng ban như sau: Bước 1: Nhận nhiệm vụ, kế hoạch dự án Người được phân công dự thảo và thỏa thuận hợp đồng thuộc phòng Kế hoạch chịu trách nhiệm trong việc xem xét điều kiện hợp đồng trước khi trình Giám Đốc Công ty quyết định ký kết. Với các công việc yêu cầu có tính phức tạp hoặc các công việc phải đấu thầu, Chủ trì có trách nhiệm: tham gia thảo luận, nêu yêu cầu, thống nhất điều kiện hợp đồng, phối hợp lập và giải thích các điều kiện đáp ứng trong hồ sơ dự thầu. Bước 2: Thu thập tài liệu cần thiết và nghiên cứu kế hoạch, tài liệu Sau khi tiếp nhận nhiệm vụ, các phòng ban có liên quan tiến hành thu thập dữ liệu, lập kế hoạch soạn thảo dự án đầu tư. Chủ nhiệm dự án chủ trì việc lập kế hoạch soạn thảo dự án. Kế hoạch soạn thảo dự án thường gồm các nội dung sau: Xác định các công việc cần thực hiện trong quá trình soạn thảo dự án. Dự tính phân công công việc cho các thành viên trong nhóm soạn thảo. Dự tính các chuyên gia cần huy động. Xác định các điều kiện vật chất và các phương tiện để thực hiện quá trình soạn thảo dự án. Dự trù kinh phí để thực hiện quá trình soạn thảo dự án. Kinh phí dành cho việc soạn thảo dự án có thể bao gồm các chi phí sau: Chi phí cho việc thu thập hay mua các thông tin, tư liệu cần thiết. Chi phí cho khảo sát, điều tra thực địa. Chi phí hành chính, văn phòng. Chi phí thù lao cho những người soạn thảo dự án. Mức kinh phí cho mỗi dự án cụ thể tuỳ thuộc quy mô dự án, loại dự án và đặc điểm của công việc soạn thảo dự án, nhất là điều kiện về thông tin, tư liệu và yêu cầu khảo sát, điều tra thực địa để xây dựng dự án. Lập lịch trình soạn thảo dự án. Bước 3: Lập đề cương Chủ nhiệm dự án tập hợp các thành viên tham gia dự án cùng góp ý xây dựng đề cương và từng phần việc, tạo điều kiện để họ hoàn thành tốt công việc của mình trong công tác soạn thảo dự án sau này. Việc lập đề cương sơ bộ được thực hiện căn cứ vào nhận dạng tổng quát của dự án và theo những nội dung cần có của một dự án kinh tế khả thi (theo loại và theo ngành sản xuất kinh doanh). Bước 4: Phê duyệt đề cương Phòng dự án đệ trình đề cương sơ bộ và dự trù kinh phí soạn thảo lên giám đốc, sau khi xem xét giám đốc thông qua đề cương thì phòng dự án tiến hành thực hiện lập dự án. Bước 5: Thực hiện lập dự án Sau khi đề cương được phê duyệt, kinh phí cho lập dự án được phân bổ, phòng Dự án tiến hành thực hiện lập dự án. Trong Công ty phòng Dự án là bộ phận có chức năng lập các dự án tiền khả thi và khả thi mà Công ty giao cho. Thông thường Phòng Dự án sẽ đảm nhiệm tất cả các khâu trong quá trình lập dự án. Tuy nhiên, trên thực tế có một số dự án đòi hỏi về mức độ kỹ thuật cao cho nên Phòng dự án phải thuê những chuyên viên có trình độ ngoài Công ty nếu thấy cần thiết. Trên cơ sở đề cương được duyệt và căn cứ vào trình độ chuyên môn của từng chuyên viên mà Chủ nhiệm dự án sẽ giao nhiệm vụ phù hợp cho từng người. Sau đó, Chủ nhiệm dự án sẽ tổng hợp lại để hình thành một bản thuyết minh tổng hợp dự án đầu tư. Bước 6: Kiểm tra việc lập dự án Quá trình thực hiện lập dự án thường xuyên được Công ty xem xét, đối chiếu, điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp với yêu cầu của khách hàng hay kiến nghị nhằm cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm cung cấp. Các phòng, các bộ phận liên quan, các chuyên gia đánh giá chất lượng nội bộ tiến hành thực hiện chương trình đánh giá theo đúng kế hoạch và nhiệm vụ quy định sau khi dự án được lập xong. Sử dụng kết quả đánh giá nội bộ để thi hành các biện pháp khắc phục. Bước 7: In, đóng quyển, ký, đóng dấu Trường hợp in ấn có sai sót nhiều khi dẫn đến phải in lại tốn kém, mất thời gian, thậm chí nếu không phát hiện sẽ dẫn đến những sai sót đáng tiếc hơn nữa. Ngoài ra, một dự án được trình bày đẹp sẽ làm tăng sự tin cậy cho nên khi tiến hành in ấn, nhóm soạn thảo đã theo dõi kiểm tra kỹ lưỡng sự chính xác các số liệu bản vẽ và trình bày đúng các yêu cầu về mặt hình thức. Bước 8: Thẩm định dự án được lập Chủ đầu tư, hoặc một tổ chức tư vấn thẩm định (ngoài Công ty) thẩm định dự án. Mặc dù việc thuế các Công ty thẩm định sẽ có thể làm tốn kém thêm chi phí của dự án nhưng nó cần thiết để tăng tính khả thi cho dự án và làm cho công việc thực hiện sẽ có chất lượng đảm bảo hơn. Bước 9 : Bàn giao tài liệu Bước 10 : Lưu trữ hồ sơ 4. Nội dung công tác lập dự án Quá trình soạn thảo dự án đẩu tư trải qua 3 cấp độ nghiên cứu theo hướng ngày càng chi tiết hơn, chi phí cho việc nghiên cứu tốn kém hơn, thời gian cần thiết cho việc hoàn thành các công việc nghiên cứu dài hơn và do đó mức độ chính xác của kết quả nghiên cứu ngày càng cao hơn, những kết luận rút ra ngày càng chuẩn xác hơn đối với mọi khía cạnh của dự án Các cấp độ nghiên cứu đó là: Nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư Nghiên cứu tiền khả thi Nghiên cứu khả thi Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực tư vấn lập dự án, mặt khác Công ty mới chỉ tham gia đầu tư vào những dự án chưa lớn vì vậy giai đoạn nghiên cứu và phát hiện cơ hội đầu tư hầu như không được tiến hành, còn giai đoại nghiên cứu tiền khả thi cũng ít mà chủ yếu là thực hiện nghiên cứu khả thi. Chúng ta có thể thấy được mối quan hệ giữa 3 cấp độ nghiên cứu trên qua sơ đồ sau: Sơ đồ 2: Các cấp độ của lập dự án Giai đoạn nghiên cứu cơ hội đầu tư Giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, sơ bộ xác định khung dự án Dừng lại đánh giá chỉ ra những việc tiếp tục hoặc dừng lại Giai đoạn nghiên cứu khả thi Thay đổi ý đồ, phân tích lại tài liệu cơ sở trước lúc lập Thực hiện công việc tiếp theo Thay đổi ý đồ, nghiên cứu lại III. Nội dung nghiên cứu khả thi Nghiên cứu khả thi là bước sàng lọc lần cuối cùng để lựa chọn được dự án tối ưu. Ở giai đoạn này phải khẳng định được cơ hội đầu tư có khả thi không? Có vững chắc, có hiệu quả không? Vì vậy ở bước này Công ty đã tiến hành nghiên cứu những khía cạnh sau: Nghiên cứu các điều kiện kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án Nghiên cứu các vấn đề về thị trường tiêu thụ sản phẩm Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án Phân tích khía cạnh tài chính của dự án Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án 1. Nghiên cứu tình hình kinh tế xã hội tổng quát Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự án trên cơ sở phân tích các tác động của môi trường vĩ mô như các điều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp, môi trường xã hội, văn hoá, các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến triển vọng ra đời và quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu tư. Với khía cạnh này Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà đã tiến hành nghiên cứu những nội dung sau: Về môi trường tự nhiên Các dự án mà Công ty lập là các công trình xây dựng vì vậy Công ty đã tiến hành nghiên cứu chủ yếu về: đặc điểm địa hình, điều kiện địa chất, khí hậu, thuỷ văn, hiện trạng đất… Về luật pháp Ở phần này Công ty tập hợp hệ thống các luật pháp, các quy định của Nhà nước, các chính sách của Chính Phủ liên quan đến hoạt động đầu tư và kinh doanh. Chuẩn bị các điều kiện pháp chế theo quy định như: Chứng cứ pháp lý về tư cách pháp nhân của cá nhân hoặc các tổ chức tham gia dự án. Các văn bản giao nhiệm vụ hoặc cho phép nghiên cứu dự án của các cơ quan quản lý Nhà nước. Các chứng từ pháp lý về khả năng huy động vốn và năng lực kinh doanh của chủ đầu tư. Các thoả thuận về sử dụng đất đai, huy động tài sản hoặc hợp tác sản xuất… 2. Nghiên cứu khía cạnh thị trường Những thông tin về thị trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó không chỉ để nhà đầu tư phát hiện lựa chọn cơ hội đầu tư mà còn được dùng làm căn cứ quan trọng quyết định công suất của dự án. Với Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà, nghiên cứu khía cạnh thị trường được tiến hành theo 2 phương pháp: nghiên cứu thực tế và nghiên cứu tại bàn. Nghiên cứu thực tế Với mỗi dự án trong mỗi lĩnh vực khác nhau thì nhóm soạn thảo tập trung nghiên cứu thị trường ở những nội dung khác nhau. Ví dụ: Với dự án về giao thông: Cho người đi khảo sát, điều tra về lượng người, xe cộ qua nút giao thông trong một ngày; thời gian trung bình qua nút giao thông trong một giây… Với dự án về bệnh viện, trường học, khu nhà ở: có thể tìm hiểu về thông qua phỏng vấn người tiêu dùng trên thị trường tiềm năng để biết: nhu cầu về sản phẩm hàng hoá, dịch vụ mà khách hàng ưa chuộng, thói quen tập quán tiêu dùng, thu nhập và năng lực tiêu dùng của từng tầng lớp dân cư, các chính sách của Nhà nước và khu vực… Phương pháp này có ưu điểm là thông tin chính xác, trung thực và không một đối thủ cạnh tranh nào có thể biết, đảm bảo bí mật. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là rất tốn kém và chỉ thực hiện được với một số khách hàng nhất định. Do đó đòi hỏi đội ngũ cán bộ phải năng động, nhiệt tình, có kinh nghiệm có thể ứng phó được trong nhiều tình huống khi phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng. Vì vậy thực tế Công ty có tiến hành thực hiện phương pháp này nhưng chưa nhiều. Nghiên cứu tại bàn Bằng cách thu thập dữ liệu thông qua sách, báo, tạp chí, truyền thông, internet,... Phương pháp này có ưu điểm là ít tốn kém, nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này có hạn chế là thông tin nhiều khi không chính xác, chưa cập nhật. Vì mối dự án có quy mô và yêu cầu khác nhau nên tuỳ vào từng dự án, nhóm soạn thảo tiến hành áp dụng linh hoạt từng phương pháp phù hợp với mục tiêu của dự án. 3. Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án Nghiên cứu kỹ thuật là bước phân tích sau nghiên cứu thị trường và là tiền đề cho việc tiến hành nghiên cứu mặt kinh tế tài chính các dự án đầu tư. Các dự án không khả thi về mặt kỹ thuật phải được bác bỏ để tránh tổn thất trong quá trình thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư sau này. 3.1.Nội dung nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà a. Lựa chọn hình thức đầu tư: tiến hành đầu tư mới hoặc cải tạo mở rộng, căn cứ vào điều kiện cụ thể của đơn vị đầu tư và phân tích lợi ích của từng loại hình để từ đó lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp. b. Xác định công suất của dự án Có thể hiểu công suất cụ thể như sau: - Xây dựng một trường học: công suất của dự án là số phòng học hoặc số học sinh. Xây dựng khu nhà ở: công suất của dự án là số phòng ở. Nhóm soạn thảo tiến hành xác định công suất dự án căn cứ vào: Căn cứ vào nghiên cứu thị trường. Căn cứ vào hiện trạng,diện tích khu đất được giới thiệu. Căn cứ vào đặc điểm dân cư và sự phát triển kinh tế – xã hội trong những năm tiếp theo. Các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành. c. Địa điểm thực hiện dự án Đối với những dự án khác nhau, yêu cầu về địa điểm khác nhau. Địa điểm dự án có ảnh hưởng đến phương án xây dựng cũng như tổng mức đầu tư của dự án. Vì vậy, trước khi tiến hành tìm giải pháp xây dựng cho công trình, nhóm soạn thảo tìm hiểu kỹ về địa điểm thực hiện dự án để có thể tìm ra những khó khăn có thể gặp phải từ đó đưa ra các giải pháp khống chế. Có hai nội dung mà nhóm soạn thảo tiến hành phân tích địa điểm thực hiện dự án: Phân tích điều kiện cơ bản - Vị trí địa lý, hành chính, ranh giới. - Các đặc điểm cơ bản có thể đáp ứng các yêu cầu của công trình như: địa chất, khí hậu, thủy văn, địa hình, hiện trạng đất, tài nguyên, môi trường sinh thái. - Các nguyên tắc về tài chính và pháp luật. - Các phương tiện và lực lượng xây dựng. - Điều kiện sống và tập quán của vùng dự án. - Những ảnh hưởng tới môi trường xung quanh như tới các di tích lịch sử, văn hóa, các khu bảo vệ thiên nhiên, nguồn nước, không khí… Phân tích kinh tế địa điểm bao gồm: - Chi phí giải phóng mặt bằng. - Chi phí san lấp mặt bằng. - Chi phi xử lý nền móng. - Tiền thuê đất. - Khả năng giảm chi phí do tận dụng cơ sở hạ tầng ( điện, nước…) phục vụ sản xuất và các chi phí để xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên cơ sở địa điểm xây dựng được mô tả, căn cứ vào các chi phí, yêu cầu kỹ thuật, chính sách xã hội khu vực để lựa chọn cụ thể. d. Giải pháp xây dựng công trình của dự án Ở mục này Công ty tiến hành nghiên cứu những nội dung sau: - Giới thiệu tình hình địa điểm xây dựng. - Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng của công trình xây dựng của dự án: Trong quá trình lập dự án, nhóm soạn thảo đã cố gắng thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu thi công xây dựng, đảm bảo chi phí ít hợp lý và hiệu quả kinh tế lớn nhất. Giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể khu đất dựa trên cơ sở mặt bằng hiện trạng khu đất và quy hoạch tổng thể của địa điểm thực hiện dự án. Chiều cao của công trình được nghiên cứu, xem xét để đảm bảo yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ kiến trúc cũng như quy hoạch không gian của địa phương.l - Các giải pháp về kiến trúc: Vì là dự án xây dựng chiếm đa số nên các phương án xây dựng công trình được các thành viên nhóm soạn thảo nghiên cứu dựa trên tiềm lực của Công ty về vốn và nhân lực cũng như về quy hoạch của khu đất được phê duyệt. Nhóm soạn thảo căn cứ vào cảnh quan chung quanh để từ đó xác định hình khối, số tầng, độ cao, màu sắc,…của công trình sẽ xây dựng để có thể kết hợp hài hoà với cảnh quan đó. - Các giải pháp về kết cấu xây dựng: được tiến hành nghiên cứu dựa trên giải pháp về kiến trúc, xem xét các phương án có thể thực hiện được kiến trúc đó. - Phương án về cấp thoát nước. - Phương án về cấp điện, khí. - Phương án xây dựng hệ thống đường thi công, đường nội bộ và đường nối với mạng lưới giao thông. - Các biện pháp về phòng cháy chữa cháy. Trong một số phương án, nhóm soạn thảo có tham gia ý kiến của các chuyên gia ( nếu thấy cần thiết ), cũng như một số dự án tương tự đã lập từ trước. e. Đánh giá tác động môi trường. Công ty tiến hành dự báo tác động đến môi trường qua hai giai đoạn: Giai đoạn thực hiện dự án và giai đoạn đưa dự án vào vận hành, khai thác, sử dụng. Bao gồm các ảnh hưỏng của bụi, khí thải, tiếng ồn, chất thải rắn…Đồng thời cũng đã đưa ra được một số giải pháp để khắc phục những ảnh hưởng trên. f. Phương án giải phóng mặt bằng và tái định cư. Gồm các nội dung sau: - Cơ sở lập phương án đền bù giải phóng mặt bằng: Các phương án đền bù giải phóng mặt bằng khu dự án được lập trên các căn cứ như các công văn, nghị định, quyết định, thông tư của các cơ quan chức năng, các bộ chuyên ngành. Công tác đền bù giải phóng mặt bằng được tiến hành sau khi có Quyết định giao đất cho Chủ đầu tư. Trình tự được thực hiện như sau: + Chủ đầu tư kết hợp với chính quyền địa phương, nơi thực hiện dự án, thành lập Hội đồng đền bù GPMB triển khai thực hiện phát tờ khai, hướng dẫn kê khai, thu tờ khai... của các đối tượng có đất liên quan tới dự án để lập Phương án bồi thường hỗ trợ + Hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng kiểm tra tờ khai, tổ chức kiểm kê đo đạc, xác định cụ thể diện tích phần đất bị thu hồi, thiệt hại tài sản phần diện tích đất thu hồi có xác nhận của các bên liên quan lên dự kiến phương án bồi thường hỗ trợ thông báo tiếp nhận xử lý các thông tin phản hồi từ phía người bị thu hồi đất cùng các đối tượng có liên quan để hoàn thiện phương án bồi thường trình UBND nơi thực hiện dự án phê duyệt. + Sau khi toàn bộ Phương án bồi thường được phê duyệt, Hội đồng đền bù GPMB căn cứ trên Phương án đó thông báo kế hoạch, thời gian chi trả tiền bồi thường, tiến hành giải phóng mặt bằng. Các bớc tiến hành được đề xuất căn cứ vào thực tế tại từng thời điểm theo đúng các quy định của Nhà nước. Kinh phí đền bù thu hồi đất để thực hiện dự án: chi phí đền bù giải phóng mặt bằng đất ở, các chi phí hỗ trợ giải phóng mặt bằng. Nhóm soạn thảo căn cứ vào giá cả thoả thuận với các hộ gia đình có liên quan, căn cứ vào giá cả thị trường hoặc căn cứ vào định mức Nhà nước để tiến hành đền bù. Quá trình chi trả bồi thường hỗ trợ cho người bị thu hồi có đầy đủ chứng từ thanh toán và có ký nhận của từng người được bồi thường. - Phương án giải quyết việc làm và chuyển đổi cơ cấu sản xuất cho các hộ dân bị thu hồi đất. g. Lịch trình, tiến độ thực hiện công trình Hiện nay, nhóm soạn thảo sử dụng sơ đồ GANTT để phân tích và lập lịch trình dự án. Với nội dung này, họ đã tiến hành xác định: - Trình tự các công việc cần thực hiện Xác định những công việc cần làm, thời gian cần thiết để hoàn tất từng công việc. Ngày dự kiến đưa công trình vào hoạt động. 3.2. Phương pháp lựa chọn phương án kỹ thuật Với mỗi công trình xây dựng có nhiều phương án thực hiện vì vậy Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà đã sử dụng phương pháp phân tích – đánh giá để lựa chọn phương án kỹ thuật hợp lý nhất. 4. Phân tích khía cạnh tài chính của dự án Phân tích tài chính là một nội dung kinh tế quan trọng trong quá trình soạn thảo dự án. Phân tích tài chính nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt tài chính. Khi tiến hành xác định tổng mức đầu tư, nhóm soạn thảo căn cứ vào: hồ sơ Thiết kế cơ sở xây dựng công trình, các Nghị định của Chính Phủ, các Thông tư của Bộ Xây Dựng, các định mức dự toán xây dựng cơ bản… Nội dung phân tích tài chính của dự án tại Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng Sông Đà như sau: a. Xác định tổng mức vốn đầu tư. - Cơ sở pháp lý lập tổng mức đầu tư. - Xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án: bao gồm vốn cố định, vốn lưu động ban đầu, vốn dự phòng. Trong đó: Vốn cố định bao gồm: Chi phí đất đai, chi phí xây dựng, chi phí xây lắp, chi phí khác. Vốn lưu động bao gồm: Tiền lương người lao động, Bảo hiểm xã hội, chi phí quản lý, chi phí điện, nước… Vốn dự phòng gồm các khoản chi phí phát sinh không dự kiến trước được. b. Xác định dòng tiền của dự án: dòng thu – dòng chi. c. Các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư: chủ yếu là các chỉ tiêu NPV, IRR, T. * Chỉ tiêu giá trị lợi nhuận ròng của cả đời dự án ( NPV). NPV được xác định bằng hiện giá dòng tiền tích luỹ của cả đời dự án. Hay nói cách khác NPV chính là thu nhập thuần của dự án đã chiết khấu - Trong đó: NPV : là giá trị hiện tại dòng của cả đời dự án Bi : Thu nhập năm thứ i của dự án Ci : Chi phí năm thứ i của dự án r : là tỷ lệ chiết khấu được lựa chọn n : tuổi thọ của dự án Dự án chỉ được chấp nhận nếu NPV > 0 * Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR. IRR chính là mức lãi suất chiết khấu làm cho giá trị hiện tại ròng của dòng tiền của cả đời dự án ( NPV) bằng 0. Ta cũng có thể tính IRR một cách gần đúng theo công thức sau: Dự án chỉ được chấp nhận khi IRR> igiới hạn ( igiới hạn được sử dụng là mức lãi suất vay ngân hàng). * Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn T. Tổng vốn đầu tư Tthu hồi = Lợi nhuận + khấu hao cơ bản + các nguồn khác Thời gian thu hồi vốn T là thời gian cần thiết dự án hoàn trả các khoản chi ban đầu bằng lợi nhuận và khấu hao thu hồi hàng năm. Chú ý: Trường hợp các các khoản phải thu hồi ở mẫu số là đều qua các năm thì áp dụng công thức trên. Còn nếu các khoản thu dưói mẫu không đều nhau thì sử dụng phương pháp trừ dần hoặc phương pháp cộng dồn để tính thời gian thu hồi vốn đầu tư. Dự án chỉ được chấp nhận khi thời gian thu hồi vốn số năm hoạt động của dự án. Trong một số dự án, nhóm soạn thảo có đề cập đến số vốn cần huy động, phương thức và thời gian thanh toán. 5. Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án Sản phẩm chủ yếu của các dự án mà Công ty là các dự án giao thông, khu nhà ở, bệnh viện, trường học… các dự án này khi được thực hiện sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới mặt kinh tế-xã hội; vì vậy trong công tác lập dự án Công ty cũng đã nêu ra được một số lợi ích mà dự án mang lại. Có thể là: Giải quyết được áp lực việc làm cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Nâng cao trình độ người dân, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Giảm được ách tắc giao thông. Nói chung ở khía cạnh này nhóm soạn thảo đã nhận thức được đây là một trong những lợi thế giúp cho dự án được triển khai thuận lợi vì vậy nhóm đã có những cố gắng để tiến hành phân tích khía cạnh này. III. Đánh giá kết quả lập dự án tại Công ty 1. Kết quả mà Công ty đạt được 1.1. Doanh thu từ lập dự án 2004 2005 2006 Số dự án được lập 2 3 4 Doanh thu từ lập dự án (đồng) 483.000.000 982.400.000 1.326.283.000 Doanh thu của Công ty (đồng) 7.817.096.135 11.763.008.089 14.362.029.618 Tỷ trọng doanh thu lập dự án trong doanh thu toàn Công ty 6,12% 8,35% 9,23% Từ bảng trên ta thấy: - Doanh thu từ lập dự án từ 2004 - 2006 ngày càng tăng, cao nhất là năm 2006 - chiếm 9,23%. - Trong khoảng thời gian 2004 - 2005: doanh thu từ lập dự án tăng 499 triệu tương đương với 103%. - Trong khoản thời gian 2005 - 2006: doanh thu lập dự án tăng 343,84 triệu tương đương với 35%. Như vậy, doanh thu từ lập dự án của Công ty tăng từ năm 2004 đến 2006, đặc biệt trong năm 2005. Song, nhìn chung tỷ trọng doanh thu từ lập dự án trong doanh thu toàn Công ty còn thấp vì vậy Công ty cần phải có những biện pháp để ngày càng nhận được nhiều dự án hơn, các dự án quy mô lớn hơn. 1.2. Về chất lượng, tiến độ thực hiện lập dự án Công ty đã thực hiện lập dự án theo một quy trình đã được chuẩn hoá chất lượng – đây là quy trình hết sức rõ ràng, phân định rõ nhiệm vụ, chức năng của các bộ phận, phòng ban, các đội ngũ tham gia vào lập dự án. Bên cạnh đó đội ngũ cán bộ lập dự án hiện nay đều rất trẻ, họ đều là những người có trình độ chuyên môn, ham mê tìm hiểu, sáng tạo… đã linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp lập dự án giúp cho công tác lập được tiến hành một cách đúng hướng từ đó đã đề cập tương đối đầy đủ các khía cạnh cần thiết của dự án, các nội dung đưa ra về cơ bản đáp ứng đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đảm bảo đúng tiến độ hầu hết các dự án nhận tư vấn. 2. Những hạn chế 2.1. Chất lượng thông tin Yêu cầu chung là các tài liệu, thông tin thu được cần phải có tính hệ thống, độ dài thời gian đủ lớn, đủ đảm độ chính xác khi nghiên cứu và dự báo. Song, tất cả các số liệu thống kê cung cấp đều có những điểm thiếu chính xác và sai sót do: phương pháp ước toán, thống kê giả, khác biệt sai sót trong việc phân loại, mất liên tục trong chuỗi thời gian, thiên lệch vì tư lợi, sai sót về định nghĩa, đếm hai lần, sao chép sai. Do đó khi thu thập dữ liệu về đôi khi cán bộ soạn thảo không cẩn thận đã gây ra những sai xót đáng tiếc. Bên cạnh đó quá trình xử lý thông tin còn đơn giản, chưa áp dụng nhiều công nghệ hiện đại vì vậy chất lượng thông tin đôi khi còn kém. 2.2. Nội dung dự án khả thi Mặc dù các dự án đã đi vào phân tích đầy đủ các nội dung nhưng trong từng nội dung vẫn còn thiếu chặt chẽ. Cụ thể: Về thị trường Các nghiên cứu được lập chưa được thực hiện đầy đủ Chưa nghiên cứu sâu về những khả năng bị cạnh tranh trên thị trường của dự án Về kỹ thuật Mặc dù đã xác định rõ các khía cạnh về tự nhiên, điều kiện địa lý chung nhưng vẫn chưa nêu rõ những tác động, ảnh hưởng của yếu tố khách quan đến dự án, mức độ ảnh hưởng như thế nào, nhiều hay ít, tác động tiêu cực hay tích cực… Lập lịch trình dự án chưa thực sự chi tiết đến từng công việc cụ thể, lại chưa được biểu diễn trên sơ đồ hay đồ thị, vì thế chưa thể hiện rõ tiến độ thực hiện từng công việc theo kế hoạch, do đó sẽ rất khó cho việc quản lý tiến độ của dự án sau này Các tác động đến môi trường hầu như chỉ nêu ra chứ không nói rõ được là nó sẽ ảnh hưởng như thế nào và trong thời gian là bao nhiêu lâu. Dự án cũng có nêu ra là sẽ khắc phục tiếng ồn và bụi nhưng không nêu cách khắc phục còn sơ sài. Về tổ chức quản lý dự án Báo cáo mới chỉ đưa ra mô hình tổ chức dự án, chưa có dự kiến về số lượng cán bộ, công nhân cũng như nguồn cung cấp lao động, chưa có dự kiến về chi phí nguồn nhân lực cho dự án. Về chỉ tiêu đánh giá tài chính Còn chưa xác đinh đầy đủ. Các dự án mới chỉ đánh giá được hiệu quả về mặt tài chính chưa đánh giá được độ an toàn về tài chính, an toàn về vốn, nghĩa vụ thanh toán, chưa chú trọng vấn đề kêu gọi tài trợ…, điểm thiếu sót nghiêm trọng của Công ty trong việc lập dự án này là đã không tiến hành phân tích tài chính trong trường hợp có rủi ro. Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội Trong phần này, dự án chỉ mới nêu ra được các khoản nộp ngân sách căn cứ vào các nghĩa vụ tài chính phải thực hiện với các cơ quan nhà nước, các tác động môi trường, các lợi ích đối với xã hội nêu ra còn mang tính chất chung chung, còn các chỉ tiêu Giá trị gia tăng thuần tuý (NVA), mức tiết kiệm ngoại tệ chưa được tính toán một cách cụ thể, chưa tính đến chỉ tiêu định tính về số lao động có việc làm trực tiếp và gián tiếp do thực hiện dự án và nhiều chỉ tiêu khác. 3. Nguyên nhân 3.1. Do đội ngũ cán bộ làm công tác soạn thảo Chủ nhiệm dự án đòi hỏi phải là người hội tủ đủ các tiêu chuẩn về trình độ, tác phong, kinh nghiệm công tác, yêu nghề và có tinh thần trách nhiệm. Tuy nhiên trên thực tế khó mà tìm ra ngưòi như thế. Do đội ngũ làm công tác soạn thảo chủ yếu là trẻ nên còn thiếu kinh nghiệm do đó đối với những dự án phức tạp, ngoài đòi hỏi chuyên môn cần phải có kinh nghiệm để giải quyết vấn đề thì nhóm soạn thảo thực hiện yếu. Công ty cũng đang thiếu những chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế để tham gia phân tích khía cạnh tài chính, thị trường của dự án. Bên cạnh đó công tác quản lý lập dự án còn lỏng lẻo khiến cho một số cán bộ chưa ý thức đã không hoàn thành công việc như giao phó. 3.2. Cơ sở vật chất của Công ty Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà thành lập chưa lâu, vốn còn chưa cao do đó đầu tư vào cơ sở vật chất cho công ty chưa nhiều, các thết bị còn kém hiện đại. Như chúng ta biết, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác lập dự án đóng vai trò rất quan trọng trong công tác lập dự án, công tác thiết kế thăm dò khảo sát. Khó khăn về thiết bị là một trong những nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình lập dự án trên nhiều mặt. 3.3. Do có sự đánh đổi giữa ba yếu tố: chi phí, chất lượng, thời gian lập dự án Mục tiêu của Công ty là tạo ra sản phẩm đạt chất lượng trong thời gian cho phép với kinh phí cho sẵn. Thời gian được thực hiện trong thời gian ngắn nhất, giảm đến mức tối đa các chi phí phát sinh, hoàn thành dự án với chất lượng tốt nhất trong điều kiện những nguồn lực hiện có sẽ làm cho sản phẩm dự án có sức cạnh tranh lớn hơn, chiếm lĩnh thị trường dễ dàng hơn dẫn đến tăng doanh thu và làm tăng lợi nhuận thu được - đó là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp. Trên thực tế thì ba yếu tố chi phí, chất lượng, thời gian có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nếu chi phí lập dự án tăng lên khi thời gian kéo dài, chất lượng công việc được thực hiện tốt hơn. Nếu khi các nhà đầu tư thuê tư vấn đòi hỏi lập dự án trong thời gian ngắn thì các thông tin thu thập được chưa đầy đủ dẫn đến đưa ra các biện pháp thực hiện không tối ưu thậm chí sai lệch, do đó làm cho chất lượng dự án được lập không đạt như mong muốn. 3.4. Sự thay đổi của chính sách về luật pháp cũng như quy chế về vay. Các dự án muốn hoạt động tốt cần phải nghiên cứu kỹ các chính sách của Nhà nước đề ra, trong khi đó Việt Nam tuy được đánh giá cao về tình hình ổn đinh chính trị nhưng về chính sách, về luật pháp lại thiếu ổn định và kém đồng bộ. Đối với các dự án sử dụng vốn vay, điều kiện để được vay vốn rất quan trọng, song với sự thay đổi liên tục về các quy chế như hiện nay đã gây khó khăn cho các dự án thuộc phạm vi này. Ngoài ra, các quy chế về trả lãi, trả gốc cũng gây ra một số khó khăn vì mỗi ngân hàng lại có một quy định khác nhau, không có sự thống nhất. 3.5. Sự biến động bất thường của thị trường Do đặc điểm của dự án đầu tư có tính trễ thời gian nên trong khoảng thời gian thực hiện dự án, thị trường sẽ có nhiều biến động khó lường, thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra liên quan đến dự án. Mặc dù, khi tiến hành lập dự án đã tính đến những biến động đó, nhưng thị trường đôi khi xảy ra những biến động theo các chiều hướng không như định trước. Vì thế, nếu thị trường có sự biến động vượt quá giới hạn định liệu trước của nhóm soạn thảo thì sẽ gây ảnh hưởng đến các kết quả, hiệu quả của dự án. CHƯƠNG II GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ ÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG SÔNG ĐÀ I. Định hướng phát triển của Công ty (2006 -2010) Trong nền kinh tế thị trường hiện nay không tránh khỏi quy luật của sự cạnh tranh, vì vậy để có thể tồn tại và phát triển Công ty Công ty phải áp dụng các chiến lược phát triển kinh doanh dựa vào thế mạnh của Công ty. Hiện nay, chiến lược kinh doanh của Công ty là cung cấp các dịch vụ – kỹ thuật và tư vấn cho khách hàng trong việc lập dự án, quản lý dự án, quản lý chương trình, thiết kế kỹ thuật, cung cấp kỹ thuật, quản lý và giám sát thi công. Trong tương lai doanh nghiệp định hướng không chỉ hoạt động trong lĩnh vực tư vấn mà tiến tới hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng thực hiện các dự án, mở rộng hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực hơn nữa. Với định hướng phát triển như vậy, công đã đưa ra bản kế hoạch với các mục tiêu cụ thể về các lĩnh vực như: Với lĩnh vực tư vấn đầu tư xây dựng: Công ty đưa ra mục tiêu tiến đến tham gia đấu thầu lập các dự án lớn với quy mô và vốn đầu tư lớn và đạt chất lượng cao. Với chỉ tiêu doanh thu trong hoạt động này đạt khoảng 15-20 tỉ đồng. Tiến hành đầu tư nhiều hơn vào một số dự án mà hiện nay Công ty đang bắt đầu tưiến hành là đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho cụm trường nghề để từ đó bán lại cho các trường theo giá quy định của Nhà nước. Công ty sẽ tham gia các cuộc đầu tưhầu nhằm mục đích đầu tư xây dựng các các công trình kỹ thuật như: xây dựng các khu trường học, các khu chung cư. Với chỉ tiêu doanh thu của Công ty trong lĩnh vực này đạt trên 50 tỉ đồng. Công ty cũng sẽ kinh doanh các thiết bị nội thất, các thiết bị máy móc phục vụ cho hoạt động đầu tư xây dựng, cung cấp các loại máy như máy xúc, máy ủi, cần cẩu … Cung cấp các dịch vụ có liên quan đến xây dựng như môi giới hoặc tư vấn … Tiến hành đầu tư nghiên cứu một số sản phẩm mới như nghiên cứu sản phẩm bê tông nhẹ, sỏi nhẹ… do phòng kinh doanh đảm nhiệm. Trong vòng 5 năm tới Công ty sẽ khai thác kinh doanh các mặt hàng này một cách có hiệu quả nhằm thu được những lợi ích kinh tế, đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động kinh doanh của Công ty. - Trong giai đoạn 2006 - 2010 Công ty phấn đấu để các cán bộ trong Công ty có thu nhập ổn định từ 2 triệu đồng/tháng trở lên. Hoạt động kinh doanh của Công ty chủ yếu là trong lĩnh vực tư vấn bao gồm:tư vấn lập dự án, tư vấn thiết kế và tư vấn giám sát. Do vậy để nâng cao năng lực trong những lĩnh vực đó Công ty dự tính sẽ đầu tư mua sắm một số thiết bị máy móc phục vụ cho thi công xây dựng các công trình . Bản kế hoạch chi tiết như sau: Bảng 3: Kế hoạch đầu tư mua sắm thiết bị máy móc Đơn vị : triệu đồng STT Máy móc, thiết bị Số lượng Đơn giá Thành tiền Đơn vị 1 Máy đào đất dung tích 0.75m3 1 480 480 Bộ 2 Máy ủi 3 300 900 Chiếc 3 Máy xúc 1 450 450 Chiếc 4 Máy trộn bê tông 2 1200 2400 Chiếc 5 Giàn giáo 20 40 800 Bộ ( Nguồn: Phòng kinh doanh - Công ty CP ĐT và XD Sông Đà) II. Giải pháp hoàn thiện công tác lập dự án 1. Tổ chức thực hiện dự án 1.1. Xây dựng quy trình chặt chẽ Trước khi ký kết hợp đồng, Công ty phải xem xét tất cả các yêu cầu của khách hàng để hiểu rõ cũng như thoả thuận nếu có sự khác biệt, đồng thời để kiểm tra, khẳng định Công ty có đủ nguồn lực và điều kiện thực hiện thoả mãn yêu cầu của khách hàng. Quá trình thực hiện lập đề cương và thực hiện lập dự án có sự thống nhất giữa các bộ phận, phải được tiến hành kiểm tra thường xuyên. - Phải xây dựng một hệ thống đảm bảo chất lượng, thực hiện kiểm tra chất lượng chặt chẽ trong quá trình thực hiện lập dự án. Để việc kiểm tra đánh giá được chính xác, các thành viên trong nhóm thanh tra cần khảo sát thực tế, thậm chí phải cùng đi khảo sát với những người trực tiếp nghiên cứu số liệu liên quan đến dự án trong tổ soạn thảo ( nếu cần thiết ) nhằm xác minh nguồn gốc, độ tin cậy của dự án. Phân công công việc phù hợp cho từng người trong nhóm soạn thảo, khi cần thiết phải thuê tư vấn bên ngoài cần phải xem xét kỹ, lựa chọn người có năng lực. Công ty cũng cần kiểm tra chặt chẽ quá trình in ấn, nộp, lưu trữ và bảo quản tài liệu theo đúng yêu cầu quy định. 1.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự hợp lý 1.2.1. Phân cấp quản lý Một dự án đầu tư lớn, vốn nhiều, có nhiều chuyên môn khác nhau vì vậy các phòng chuyên môn cần phải phối hợp tổ chức thực hiện tốt các công tác tư vấn theo đúng chuyên môn của mình, góp phần hoàn thiện dự án cho khách hàng. Một dự án đầu tư nếu được thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện cho tiến trình đầu tư đạt kết quả tốt và ngược lại nếu một dự án tính toán sai ngay từ khâu khảo sát, lựa chọn kỹ thuật thì đưa vào tính toán kinh tế sẽ cho kết quả sai do đó tính chất khả thi của dự án sẽ bị sai lệch. Hay trong khâu lựa chọn kỹ thuật đúng các định mức sản lượng nhưng khâu kinh tế lại áp đặt sai giá cả dẫn đến tính toán sai các chỉ tiêu tài chính làm cho chất lượng dự án không được đảm bảo. Do đó để có được dự án chất lượng cần phải tổ chức phân định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các phòng ban. của từng người trong quá trình tổ chức thực hiện lập dự án. 1.2.2. Phối hợp giữa các phòng ban Bất cứ tổ chức nào muốn làm việc có hiệu quả đều cần phải có sự liên kết, gắn bó giữa các bộ phận. Mỗi phòng ban trong Công ty đều có chức năng, nhiệm vụ riêng của mình nhưng giữa các phòng lại có mối quan hệ với nhau về phương pháp và cách thức thực hiện công việc. Công tác lập dự án cũng không phải là ngoại lệ, muốn làm tốt công tác này cần thiết phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, trong đó phòng Dự án, phòng Tư vấn thiết kế, phòng Kế hoạch đóng vai trò rất quan trọng . Do đó để đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động phòng Dự án cần liên hệ với phòng Tư vấn thiết kế để có phương án xây dựng tối ưu. Trong quá trình thực hiện để tạo thuận lợi về mặt tài chính, thanh toán nhanh chi phí cho lập dự án thì cũng cần phải phối hợp với phòng kế toán – tài chính. Đồng thời cũng cần thường xuyên giữ mối quan hệ qua lại với tư vấn phụ (do Công ty thuê), với chủ đầu tư giúp cho việc trao đổi những nội dung công việc được tiến hành thuận lợi, kịp thời, đảm bảo thống nhất mục tiêu, yêu cầu đặt ra cũng như khi có sự thay đổi. 1.3. Đội ngũ cán bộ Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể nâng cao uy tín đối với khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh với các đối thủ thì việc phát huy nhân tố con người được đặt lên hàng đầu. Khi năng lực chuyên môn của cán bộ được nâng lên thì chất lượng của dự án được lập sẽ được nâng cao và chi phí, thời gian lập, thẩm định nói chung sẽ giảm đi. Trong mỗi hoạt động của Công ty đểu cần có đội ngũ cán bộ trẻ, năng động với nhiệt huyết, làm việc sáng tạo đồng thời cũng cần những cán bộ lâu năm có kinh nghiệm để giải quyết những vấn đề phức tạp, tế nhị. Vì vậy Công ty cần phải có chính sách về đào tạo, đào tạo lại, tuyển dụng nhân viên một cách đúng đắn để có thể tạo ra được cơ cấu cán bộ hợp lý, tiến đến mục tiêu cán bộ công nhân viên trong Công ty sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết và kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực mà Công ty hoạt động. Để đầu tư vào nguồn nhân lực một cách có hiệu quả nhất, Công ty cần có kế hoạch cử một số nhân viên ở các bộ phận tham gia vào các lớp học đào tạo chuyên môn nhằm nâng cao trình độ như các lớp quản lý dự án, nâng cao khả năng thắng thầu hoặc các lớp cấp bằng chứng chỉ tư vấn giám sát … do các trường đại học mở hay do Bộ xây dựng mở. Phải tuyển chọn cả những nhà kinh tế về lập dự án và cả những kỹ sư xây dựng giỏi trong việc thiết kế để cả hai cùng phối hợp cho ra những bản vẽ xây dựng và con số kinh tế đế từ đó có thể tính được hiệu quả của dự án mình cần. Đối với việc tuyển dụng những nhân viên mới có năng lực trình độ đạt yêu cầu thì Công ty cần đề ra những tiêu chí xét tuyển riêng phục vụ cho những nhu cầu cấp thiết, phù hợp với mục tiêu phát triển của Công ty. 1.4. Thu thập, xử lý thông tin chính xác Khi soạn thảo một dự án, chúng ta xây dựng một hoạt động mới. Hoạt động này có thể làm cho dự án khả thi, đồng thời cũng có thể tác động ngược lại. Vì vậy vấn đề tìm hiểu ảnh hưởng của các hoạt động này là một vấn đề quan trọng và muốn tìm hiểu được các tình hình đó ta cần phải có các dữ liệu. Nắm đúng và đủ tình hình hiện tại, đồng thời tiên đoán sát với thực tế những gì sẽ xảy ra trong tương lai ta mới có thể có đủ cơ sở để chứng minh tính khả thi của một dự án. Để đạt được mục tiêu đó ta cần phải thu thập, phân tích và xử lý thông tin một cách chính xác. 1.4.1. Thu thập dữ liệu Trước khi thu thập dữ liệu ta phải xác định rõ mục tiêu thu thập dữ liệu đó làm gì? Sau đó xác định nguồn dữ liệu nào có thể cho ta dữ kiện và số liệu đó. Cần đa dạng hóa các nguồn thu thập thông tin. Sau khi xác định mục tiêu và nguồn dữ liệu cần tìm kiếm cũng như cần tìm kiếm nguồn dữ liệu đó ở đâu ta có thể bắt đầu giai đoạn thu thập dữ liệu. Các dữ liệu có thể được chia làm hai loại: các dữ kiện có sẵn và các dữ kiện phải tự tạo. Vấn đề sử dụng các dữ kiện có sẵn Có thể thu thập những thông tin này từ các nguồn sau: - Các thông tin về kinh tế, tài chính, thị trường và kỹ thuật có thể thu thập được từ các cơ quan Nhà nước ( Ủy ban kế hoạch, Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước, Bộ tài chinh, các Bộ quản lý ngành, Ủy ban xây dựng cơ bản, Ban phân vùng kinh tế…) các tài liệu về quy hoạch địa phương có thể liên hệ với các chính quyền địa phương. - Các tài liệu về kỹ thuật có thể tham khảo sách báo kỹ thuật trong các thư viện, trường đại học, các trung tâm - Viện nghiên cứu, các xí nghiệp, các đơn vị kinh tế có liên quan hoặc từ các nhà cung cấp máy móc thiết bị, các Công ty tư vấn dịch vụ, đầu tư…. - Các thông tin được cung cấp từ chủ đầu tư. - Một số thông tin tư liệu có thể mua từ các nơi khác. Vấn đề cơ bản trong việc sử dụng các dữ kiện có sẵn là ta phải kiểm chứng các dữ kiện này để xác định chúng có đúng là báo cáo những yêu cầu đã đề ra trong yêu cầu của mình hay không? Và xác định kỹ các sai sót và độ chính xác của dữ kiện. Vấn đề thu thập dữ kiện mới Sau khi thu thập những dữ kiện thống kê có sẵn, nếu thấy các dữ kiện này chưa đáp ứng đầy đủ các đòi hỏi của ta mà cần phải có thêm những dữ kiện mới, ta sẽ phải tìm cách thu thập những dữ kiện này một cách trực tiếp, tức là phải thực hiện một cuộc khảo sát điều tra. Hai vấn đề quan trọng nhất trong việc tổ chức một cuộc khảo sát là: thiết lập một bản phỏng vấn và lựa chọn đối tượng phỏng vấn. Có thể thu thập thông tin bằng cách lấy ý kiến chuyên gia - là quá trình sử lý phân tích ý kiến đánh giá của các cá nhân và tập thể chuyên gia. Tiến hành như sau: - Lấy ý kiến của từng chuyên gia, nhóm chuyên gia về các khía cạnh liên quan. Tập hợp các câu trả lời của từng chuyên gia, nhóm chuyên gia để phân tích đánh giá. Nếu độ phân tán của các câu trả lời cao thì việc phỏng vấn chuyên gia sẽ được lập lại cho đến khi câu trả lời tập trung. Công ty cũng nên thành lập một thư viện, trong đó lưu giữ những sách báo, hoặc các tài liệu liên quan tới nhiều lĩnh vực phục vụ cho nhiều hoạt động khác nhau của Công ty trong đó có hoạt động lập dự án đầu tư để các thành viên trong tổ soạn thảo tiện tra cứu thông tin. 1.4.2. Vấn đề xử lý dữ liệu Cần tăng cường các trang thiết bị, các chương trình tiện ích, các chương trình phần mềm ứng dụng vào việc tính toán các chỉ tiêu trong quá trình thẩm định. Bên cạnh sử dụng các chương trình word, excel là chủ yếu thì có thể đầu tư nâng cao chất lượng của các phần mềm ứng dụng trong công tác lập dự án. Cần phải tìm hiểu và tăng cường ứng dụng các cách thức, phương pháp mới trong vấn đề xử lý thông tin. 2. Hoàn thiện nội dung lập dự án 2.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội tổng thể Đầu tư phát triển gắn liền với các chính sách kinh tế - xã hội. Chính sách kinh tế - xã hội nhằm hướng các hoạt động xã hội vào các mục tiêu mong muốn. Đối với mỗi vùng, mỗi ngành khác nhau Nhà nước có những chính sách khác nhau để điều tiết các hoạt động tạo ra các môi trường khác nhau. Quá trình xây dựng dự án cần chọn lọc các chính sách kinh tế xã hội liên quan, những ưu tiên được phân định. Vì vậy cần phải có những người nắm rõ các cơ chế, chính sách cũng như pháp luật của Nhà nước để từ đó sẽ giúp cho dự án chứng minh được hai nội dung: - Những điều kiện tiên quyết dự án phải đảm bảo nếu được chấp nhận như: vấn đề môi trường, sử dụng đất, chính sách lao động… - Những ưu đãi mà dự án có thể hưởng như: miễn giảm thuế, được hưởng ưu đãi đầu tư cho các dự án phát triển miền núi… Bên cạnh đó cũng cần có những người có kinh nghiệm và chuyên môn trong khảo sát xây dựng để có thể khảo sát chi tiết, cụ thể hơn các điều kiện tại địa điểm xây dựng để từ đó có thể phát hiện được những yếu tố không thuận lợi, tìm ra giải pháp xây dựng hợp lý nhất. 2.2. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu thị trường Trong nền kinh tế kế hoạch hóa và đang phát triển, nói chung hàng hóa còn khan hiếm, vấn đề nghiên cứu thị trường có vẻ không cần thiét bao nhiệu. Một khi nền kinh tế kế hoạch hóa chú trọng đến nền sản xuất hàng hóa, thị trường và cạnh tranh là những vấn đề được đặt ra. Do đó dù ở nền kinh tế nao, ở mức độ phát triển kinh tế nào, việc nghiên cứu thị trường, vấn đề cạnh tranh cũng đều quan trọng và cần thiết để nhà đầu tư vạch ra sách lược, đường lối cạnh tranh sống còn. Do đó trong báo cáo nghiên cứu khả thi, Công ty cần phải đưa thêm nội dung nghiên cứu đối thủ cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của dự án vào. Cụ thể: - Nên liệt kê danh sách các nhà cạnh tranh chính hiện có: tên, địa chỉ, thời gian hoạt động, khả năng sinh lời, những thay đổi gần đây của các đối thủ đó… - Ước tính khả năng của các đối thủ cạnh tranh đó trong tương lai. - Chứng minh dự án sẽ có những ưu điểm nào so với các đối thủ đó, từ đó chứng minh khả năng cạnh tranh của mình. 2.3. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kỹ thuật 2.3.1. Về giải pháp xây dựng Một giải pháp có tác dụng rất lớn đối với phân tích kỹ thuật chính là đưa ra nhiều phương án kỹ thuật để chọn lựa. Các phương án đưa ra sẽ tập trung vào các hạng mục công trình chính còn các hạng mục công trình phụ, bổ trợ thì chỉ cần đưa ra một phương án chi tiết còn không cần đưa ra nhiều phương án lựa chọn. Để sản phẩm của dự án là những công trình có chất lượng cao, Công ty nên mạnh dạn đưa ra những giải pháp kỹ thuật hiện đại trong quá trình nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật của dự án đầu tư. Với một dự án đầu tư có giải pháp kỹ thuật hiện đại chắc chắn vốn đầu tư sẽ lớn nhưng hiệu quả kinh tế- xã hội cũng sẽ rất cao. Khi đưa ra các giải pháp kỹ thuật hiện đại, Công ty cần đi sâu hơn trong việc phân tích những hiệu quả của phương án này nhằm chứng minh tính khả thi của phương án. Khi thực hiện thiết kế xây dựng cần chú ý một số nguyên tắc sau: Khi lập phương án thiết kế phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế, tài chính, thẩm mỹ, bảo vệ môi trường, phải chú ý đến khả năng mở rộng và cải tạo sau này. Giải pháp thiết kế phải phù hợp với các điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội và đường lối phát triển chung của địa phương, của đất nước, có vận dụng tốt kinh nghiệm của nước ngoài, phải dựa trên các tiêu chuẩn, định mức thiết kế có cơ sở khoa học và tiến bộ. Phương án thiết kế phải giải quyết được mâu thuẫn giữa các mặt: tiện nghi, bền chắc, kinh tế và mỹ quan. Phải tận dụng các thiết kế mẫu trong điều kiện cho phép để giảm chi phí thiết kế. Nên đưa ra một số phương án để so sánh từ đó lựa chọn phương án tốt nhất. 2.3.2. Về biện pháp bảo vệ môi trường Cần sớm phát hiện các tác động xấu của dự án đến môi trường, tìm các công cụ quản lý, hạn chế ngăn ngừa chúng, đưa ra các biện pháp thích hợp để bảo vệ môi trường. Cụ thể: - Đầu tưiên phải nghiên cứu nguồn gốc của việc ô nhiễm. - Trước khi quyết định xử lý các chất thải như thế nào trong dự án, nên xét đến khả năng thu hồi một phần chất thải để tái sử dụng hoặc bán cho các xí nghiệp khác như vậy sẽ có hiệu quả hơn là chỉ lắp đặt các thiết bị xử lý chất thải ra rồi bỏ. - Xử lý chất thải: Phương pháp xử lý chất thải là phương pháp hóa học hay vật lý tùy theo số lượng chất thải cần xử lý. 2.4. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự Kinh nghệm cho thấy quản trị hữu hiệu có thể biến đổi một dự án bấp bênh trở nên hữu hiệu, trái lại một dự án vững chắc có thể gặp thất bại nếu quản trị không thích hợp, vì vậy một trong những công tác thiết yếu nhất của soạn thảo dự án là phải chứng minh được tổ chức và quản trị hữu hiệu sẽ mang lại thành công cho dự án. Do đó cần phải nêu lên tên, tuổi, chức vụ của những người trong Ban quản trị, trị giá vốn góp của họ trong dự án. Ngoài ra tùy từng dự án mà nêu ra quá trình hoạt động cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị của họ. Sau khi xây dựng tổ chức vận hành cần dự kiến số lượng nhân viên, công nhân, xem xét cách thức tuyển dụng nguồn nhân lực cho dự án. Có thể áp dụng hoặc kết hợp một số hình thức tuyển dụng sau: tuyển sinh viên tốt nghiệp đại hoc từ các trường đại học, thông qua quảng cao, thông qua văn phòng dịch vụ lao động hay qua giới thiệu của các nhân viên, bạn bè, người quen… 2.5. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu khía cạnh tài chính 2.5.1. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu tài chính Khi phân tích tài chính dự án đầu tư thì cần có các số liệu về lãi suất trên thị trường, hệ số chiết khấu sử dụng để tính toán, phải đánh giá được độ an toàn về mặt tài chính của dự án đầu tư: độ an toàn về nguồn vốn huy động, độ an toàn về việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của dự án, an toàn cho các kết quả tính toán (thể hiện trong việc phân tích độ nhậy của dự án). Một nhà đầu tư có bản lĩnh chỉ cần xuất vốn riêng hay nhà đầu tư chỉ cần huy động vốn cổ phần vừa đủ để nắm quyền quản lý và có đủ điều kiện để vay vốn. Vay vốn là vấn đề khá hấp dẫn vì kinh nghiệm cho thấy, mặc dù có vốn riêng, vốn cổ phần, chúng ta phải vay vốn để có khả năng hoạt động mạnh hơn, thực hiện những dự án lớn hơn. Một Công ty có uy tín vay vốn sẽ có cơ hội phát triển nhanh hơn là tự mình tích lũy để phát triển. Các quốc gia đang phát triển phần lớn đều đã nhờ vào vốn vay của các nước tiên tiến hay các định chế tài chính quốc tế mới có khả năng thúc đẩy quy trình phát triển nền kinh tế quốc dân. Một nghiên cứu khả thi nếu không có được sự bảo đảm rằng các nguồn tài trợ cho dự án đã được chuẩn bị và sẵn sàng thì dù nghiên cứu đó chứng tỏ rằng dự án đầu tư là hợp lý, đủ đáp ứng yêu cầu, nó vẫn không mang lại lợi ích gì đáng kể. Do đó nghiên cứu về cơ cấu vốn và khả năng kêu gọi tài trợ cho dự án là rất cần thiết. Trong việc huy động các nguồn vốn cho dự án để đảm bảo tiến độ thực hiện đầu tư và để tránh ứ đọng vốn thì việc huy động vốn cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: Các nguồn vốn dự kiến huy động cho dự án phải được đảm bảo chắc chắn về số lượng cũng như thời hạn bỏ vốn. Mức lãi suất có thể chấp nhận được cho dự án. Đối với dự án có Tổng mức đầu tư lớn, để an toàn vốn trong khi chưa lường trước hết sức mua cần thực hiện theo phương án phân kỳ đầu tư, đồng thời trong mỗi giai đoạn có thể chia thành các tiểu dự án nhỏ. 2.5.2. Hoàn thiện phương pháp lựa chọn phương án trong trường hợp có rủi ro Công ty cần phải chú trọng và sử dụng các phương pháp phân tích để lựa chọn phương án tài chính trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Có thể sử dụng phương pháp phân tích độ nhạy bằng cách cho các yếu tố đầu vào thay đổi hoặc sử dụng phương pháp xác suất bằng cách đưa ra các tình huống khác nhau có thể xảy ra. Sau đó, trong cả hai trường hợp tính toán lại các chỉ tiêu tài chính, xem xét tính bền vững của các chỉ tiêu đó để từ đó đưa ra quyết định. 2.6. Hoàn thiện nội dung nghiên cứu kinh tế - xã hội Phân tích hiệu quả kinh tế xã hội là nhằm xem xét sự đóng góp thực tế của dự án vào các mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước và phúc lợi xã hội. Vì vậy đối với hầu hết các dự án, phần nghiên cứu thị trường là không thể thiếu được trong nhiều trường hợp, chính những nghiên cứu trong phần này đóng một vai trò gần như quyết định đối với sự chấp thuận cho ra đời một dự án đầu tư. Hầu hết các dự án mà công ty lập tuy đã quan tâm đến nội dung này song tất cả chỉ mang tính định tính chứ chưa định lượng.Vì vậy Công ty cần chú trọng hơn, phân tích khía cạnh này sâu hơn, cụ thể hơn: - Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần tuý (NVA): Là chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. - Ước tính số việc làm trực tiếp, gián tiếp tạo ra cho xã hội. - Ảnh hưởng đến phát triển của địa phương: tình hình sức khoẻ của người dân địa phương, tình hình đời sống văn hoá… 3. Một số giải pháp khác cho công tác lập dự án 3.1. Tiến độ dự án 3.1.1. Lập lịch trình thực hiện công việc Muốn giảm chi phí trong quá trình lập dự án thì cần phải thực hiện rất nhiều công việc nhưng yếu tố thời gian là điều phải quan tâm vì càng nhiều thời gian thì quỹ lương phải trả càng nhiều. Thời gian kéo dài thì thông tin, thị trường, chính sách có thể thay đổi và phải làm lại rất nhiều, gây lên tốn kém và lãng phí Mục đích của quản lý thời gian là làm sao để dự án hoàn thành đúng thời hạn trong phạm vi ngân sách và nguồn lực cho phép, đáp ứng yêu cầu về chất lượng. Để quản lý tiến độ thời gian một cách có hiệu quả thì tất cả các công việc trong chu kì của dư án từ khâu đầu đến khâu cuối cần phải được kế hoạch hoá và lập trình cụ thể.Việc lập trình từng công việc của dự án phải đảm bảo sao cho dư án có thời gian thực hiện ngắn nhất, bàn giao đúng thời gian dự đinh. Để lập lịch trình thực hiện dự án đồi hỏi sắp xếp, phân tích nhằm xác định: Thời gian phải hoàn thành từng công việc và cả dự án; Những công việc nào cần phải hoàn thành trước, những công việc nào có thể làm sau, nhưng công việc nào có thể làm song song. 3.1.2. Có chế độ khuyến khích cán bộ công nhân viên trong Công ty Để đảm bảo tiến độ thực hiện lập dự án như đã định thì bên cạnh sử dụng sơ đồ Gantt để quản lý các công việc, Công ty cũng nên có chế độ trả lương, thưởng - phạt hợp lý. Khi tiền lương là quan trọng thì nó là một trong những động lực mạnh mẽ kích thích người lao động làm việc, vì vậy hệ thống tiền lương được trả như thế nào có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến công việc. Tiền lương càng cao, sự hài lòng về công việc của người lao động được tăng cường, giảm lãng phi giờ công, ngày công, người lao động gắn bó với tổ chức, giảm thuyên chuyển lao động, tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Công ty. Một khi mục tiêu của tổ chức đạt được lại có điều kiện nâng cao mức sống vật chất và tinh thần của người lao động, tạo động lực kích thích người lao động. Do đó Công ty cần có chế độ trả lương thích hợp, hệ thống tiền lương được xây dựng trong doanh nghiệp phải nhằm đạt được bốn mục tiêu cơ bản: - Thu hút nhân viên - Duy trì những nhân viên giỏi - Kích thích, động viên nhân viên - Đáp ứng các yêu cầu của pháp luật Công ty có thể trả lương căn cứ vào các yếu tố tác động đến tiền lương theo sơ đồ sau: Bản thân công việc Ấn định mức lương Thị trường lao động - Lương trên thị trường lao động. - Chi phí sinh hoạt - Xã hội - Nền kinh tế - Luật pháp Bản thân nhân viên - Mức hoàn thành công việc - Thâm niên - Kinh nghệm - Thành viên trung thành - Tiềm năng của nhân viên Môi trường Công ty - Chính sách - Bầu văn hoá - Cơ cấu tổ chức - Khả năng chi trả Cần có những phần thưởng hay tiền thưởng đối với những cá nhân có thành tích xuất sắc như hoàn thành công việc trước thời hạn, tiết kiệm ngân sách, đưa ra các sáng kiến cải tiến có giá trị. Bên cạnh khen thưởng cần xây dựng nội quy lao động, đưa ra hình thức kỷ luật và xử lý vi phạm đối với những trường hợp vi phạm nội quy, kỷ luật hay không hoàn thành công việc đúng kế hoạch. Tuỳ vào mức độ vi phạm mà đưa ra hình thức kỷ luật phù hợp, có thể là: Phê bình (người lao động không thấy bản thân bị bôi xấu, xỉ nhục) Kỷ luật khiển trách: với mục đích làm cho người lao động hiểu rõ hành vi của họ là không được chấp nhận và tạo điều kiện cho họ sửa chữa vấn đề Kỷ luật trừng phạt: là cách cuối cùng áp dụng đối với người vi phạm kỷ luật. Có thể là: cảnh cáo miệng, cảnh cáo bằng văn bản, đình chỉ công tác, sa thải. 4.2. Những điều cần ghi nhớ khi lập dự án Trước khi nạp dự án hoàn tất, người soạn thảo và trình bày dự án cần phải đánh giá lại việc lập lịch trình dự án qua 20 câu hỏi cần ghi nhớ sau đây: Lý do để hình thành dự án có được nêu lên rõ ràng hay không? Dự án có đaps ứng được mục tiêu đã đề ra hay không? Dự án có dễ hiểu đối với những người đọc dự án hay không? Dự án có bao quát đề tài một cách quá rộng không? Các thông tin cần thiết cho dự án có được trình bày đầy đủ không? Phần tóm tắt dự án có gọn không? Có rõ ràng không? Có cung cấp những kết quả, kết luận và đề nghị quan trọng không? Có phải là tóm tắt trung thực của toàn bộ dự án không? Có quá nhiều chi tiết trong phần thuyết minh chính của dự án không? Các tính toán kỹ thuật của dự án có được thực hiện một cách chính xác không? Những giả định quan trọng và mức độ chính xác của những giả định này có được nêu lên không? Những kết luận và đề nghị đối với việc chấp thuận dự án có giá trị xác đáng không? Những số liệu, dẫn chứng để bảo vệ các kết luận và kiến nghị, có giá trị thuyết phục những người xét duyệt dự án không? Những số liệu nghiên cứu và các tài liệu tham khảo có liên quan đến dự án có được xem xét kỹ lưỡng không? Bố cục dự án có được sắp xếp hợp lý không? Các hành văn có rõ ràng và tạo tính thuyết phục không? Bản thảo có được xem xét và hiệu đính cẩn thận không? Các phụ đính của dự án có đầy đủ hay không? Các bảng , biểu đồ, hình ảnh trình bày sạch sẽ, dễ đọc không? Dự án đã được kiểm tra lại sau khi đánh máy hay in ấn chưa? Nhóm nghiên cứu và soạn thảo dự án đã nhất trí về nội dung và hình thức của dự án hoàn chỉnh chưa? Cuối cùng là dự án đã sẵn sàng đệ nạp đúng hạn cho các nơi mà dự án cần đệ nạp chưa? KẾT LUẬN Nền kinh tế của Việt Nam ngày càng có những biến chuyển tích cực, tiêu chí hội nhập quốc tế không còn là vấn đề xa lạ. Đảng và Nhà nước đã, đang và sẽ tiếp tục chủ trương đưa nền kinh tế nước ta hoà nhập cùng các nền kinh tế trong khu vực và trên thế giới. Những cơ hội thuận lợi đang mở ra trước mắt cho các doanh nghiệp Việt Nam về cả tiềm năng thị trường rộng lớn lẫn sự hợp tác đa phương diện. Thông qua tìm hiểu thực tế thực trạng công tác tư vấn lập dự án tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà, trên cơ sở những kết quả đã đạt được ta có thể thấy các cán bộ trong Phòng Dự án đã có những nỗ lực đáng kể trong công tác của mình. Song, vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi trong thời gian tới cần có giải pháp hoàn thiện hơn nữa công tác tư vấn lập dự án về cả hình thức lẫn nội dung, tạo được uy tín cho công ty trong lĩnh vực này. Đây là một bước đi rất cần thiết giúp Công ty có thể hoà chung vào đà phát triển và hội nhập của đất nước cũng như sự phát triển của quốc tế, có thể đứng vững trong cơ chế thị trường như hiện nay. PHỤ LỤC Nghiên cứu tình huống cụ thể lập dự án xây dựng công trình “Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng” tại Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng Sông Đà 1. Khái quát về dự án đầu tư 1.1. Khái quát về dự án đầu tư - Tên dự án: Dự án xây dựng Trung tâm đào tạo Hoà Hưng - Địa điểm xây dựng: Xã Vân Nội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. - Diện tích triển khai dự án: 3.961,26m2 - Tổng vốn đầu tư dự án: 8.409.580.000 đ - Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và sản xuất Hoà Hưng. (Giấy chứng nhận ĐKKD số 0102003024 do phòng Đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 23/07/2001 cho Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ và sản xuất Hoà Hưng. Đăng ký thay đổi ngày 27 tháng 05 năm 2005). 2. .Sự cần thiết phải đầu tư 2.1. Những căn cứ pháp lý để lập dự án - Căn cứ Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. - Căn cứ Quy hoạch chi tiết huyện Đông Anh tỷ lệ 1/5000 (Phần quy hoạch sử dụng đất và giao thông) đã được UBND Thành phố Hà Nội phê duyệt theo Quyết định số 106/2000/QĐ-UB ngày 12/12/2000. - Căn cứ Công văn số 1167/UB-NNĐC ngày 21/04/2003 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng xin sử dụng đất tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh để xây dựng Trung tâm đào tạo nghề. - Căn cứ Công văn số 1052/UB-NNĐC ngày 05/04/2004 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng xin ứng kinh phí giải phóng mặt bằng. - Căn cứ Công văn số 314/CV-UB ngày 29/6/2004 của UBND huyện Đông Anh về việc đề nghị tạm giao đất cho Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh. - Căn cứ Công văn số 682/KH&ĐT-TĐ ngày 19/5/2004 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội về dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội. - Căn cứ Công văn số 1189/SGD&ĐT ngày 23/6/2004 của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về việc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng lập dự án dạy nghề. - Căn cứ Công văn số 1234/LĐTBXH-QLĐTN ngày 21/12/2004 của Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hà Nội về dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ và Sản xuất Hoà Hưng. - Căn cứ bản đồ đo đạc hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng tỷ lệ 1/500 tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội do Công ty Khảo sát đo đạc Hà Nội - Sở Địa chính nhà đất lập tháng 11 năm 2003. - Căn cứ bản vẽ xác định chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 (bản vẽ CGĐĐ) do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội lập ngày 15/12/2003, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội chấp thuận ngày 18/12/2003. - Căn cứ Công văn trả lời số liệu hạ tầng kỹ thuật hạ tầng khu đất xây dựng số 623/VQH-X4 do Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội cấp ngày 19/12/2003. - Căn cứ Công văn số 779/QHKT-P2 ngày 30/5/2006 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội về việc Quy hoạch mặt bằng và phương án kiến trúc sơ bộ Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng tại xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội. - Căn cứ Công văn số 627/CV/ĐLHN/Đ8-KT ngày 28/6/2006 của Điện lực Đông Anh về việc xin thỏa thuận cung cấp điện cho DADT xây dựng Trung tâm Đào tạo nghề Hoà Hưng. - Căn cứ Công văn số 246/CV-DA/PC23 (TM) ngày 04/7/2006 của Công an Thành phố Hà Nội về việc thoả thuận phòng cháy chữa cháy của dự án đầu tư xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng. - Căn cứ Công văn số 423/CV-UB ngày 18/7/2006 của UBND huyện Đông Anh về việc thoả thuận thoát nước dự án Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng. - Căn cứ Công văn số 227/KDNS2 ngày 19/7/2006 của Công ty kinh doanh nước sạch số 2 Hà Nội về việc thoả thuận cấp nước cho dự án Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng xã Vân Nội – huyện Đông Anh – Hà Nội. - Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 3978 - 1984 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông. - Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 5713 - 1993 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông cơ sở. - Căn cứ tiêu chuẩn TCXD 204 - 1998 về bảo vệ công trình xây dựng - phòng chống mối cho công trình xây mới. - Căn cứ các văn bản, quy phạm khác hiện hành. 2.2. Sự cần thiết phải đầu tư 2.2.1. Thực trạng và nhu cầu của thị trường lao động Với dân số gần 80 triệu người (số liệu báo lao động tháng 12 năm 2000), tiềm năng lao động của Việt nam vô cùng dồi dào (80% đang ở độ tuổi lao động - Kết cấu dân số trẻ).Tuy nhiên, cơ cấu lao động còn nhiều bất hợp lý. Khu vực sản xuất nông nghiệp tập chung tới hơn 67% dân số trong độ tuổi lao động nhưng khối lượng sản phẩm làm ra lại chưa cao (khoảng 20% tổng thu nhập quốc dân). Khu vực công nghiệp, dịch vụ đóng góp hơn 80% trong tổng GDP cả nước lại thiếu trầm trọng đội ngũ công nhân có trình độ tay nghề cao, tiếp cận với nền công nghiệp hiện đại của thế giới. Theo số liệu thống kê năm, số lao động Việt nam đã qua đào tạo nghề chỉ chiếm 6% tổng dân số (xấp xỉ bằng 12% tổng số lao động). So với các nước khu vực, đây là tỷ lệ còn phải điều chỉnh rất nhiều. Và trong chiến lược phát triển đến năm 2005 ngành giáo dục và đào tạo đang đặt ra mục tiêu đưa tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo nghề từ 18-19%, trong đó lao động đã qua đào tạo nghề của ngành công nghiệp phải đạt mức 32%. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam có một lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hoá khá, có khả năng tích luỹ kỹ thuật nhanh. Trong khi đó, giá nhân công ở nước ta rất rẻ so với rất nhiều nước khác, đây là một lợi thế cạnh tranh không thể phủ nhận. Bảng đơn giá lao động bình quân của một số nước trong khu vực: Quốc gia Đơn giá lao động bình quân (USD/h) Việt Nam 0.24 Thái Lan 1.18 Malaysia 0.32 Singapore 3.16 (Nguồn: Niên giám thống kê 2001) * Đặc biệt đối với ngành công nghiệp thông tin, ngoại ngữ là một nhiệm vụ trọng tâm, nhằm vừa khắc phục sự thiếu hụt trước mắt, vừa chuẩn bị nguồn nhân lực cho kế hoạch đầu tư phát triển lâu dài. Theo dự kiến đến năm 2005, nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin là khoảng 2 triệu kỹ sư và đến 2010 nhu cầu này sẽ là 4 triệu lao động. Hiện nay tính trên cả nước có 215 trường dạy nghề công lập, 162 trung tâm dạy nghề địa phương. Tuy nhiên, các trường dạy nghề và trung tâm dạy nghề này do cơ sở vật chất còn lạc hậu, ngành nghề đào tạo chưa thích ứng với nhu cầu thị trường, công tác hướng nghiệp và giới thiệu việc làm cho người lao động còn nhiều bất cập nên không đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ phía người lao động cũng như yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. 2.2.2. Mục đích của dự án: - Tạo nguồn nhân lực cho địa phương trong các lĩnh vực tin học và ngoại ngữ… đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động của nước ta trong thời kỳ đổi mới: người lao động phải có trình độ, tay nghề chuyên môn cao và kỹ năng giao tiếp tốt. - Kết hợp giữa đào tạo cho người lao động với hoạt động hướng nghiệp, giới thiệu việc làm của doanh nghiệp, nhằm tạo một địa chỉ đào tạo, hướng nghiệp và cung ứng lao động có chất lượng lao động, uy tín trên địa bàn huyện Đông Anh cũng như các tỉnh, thành trên toàn quốc. III. căn cứ xác định quy mô đầu tư 3.1. Cơ sở xác định quy mô nhà trường 1- Căn cứ vào hiện trạng, diện tích khu đất được giới thiệu. 2- Căn cứ vào đặc điểm dân cư và sự phát triển trong các năm tiếp theo. 3- Căn cứ vào Tổng số học sinh, giáo viên hiện nay và dự kiến trong giai đoạn tiếp theo. 4- Các tiêu chuẩn quy phạm hiện hành: - Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 3978-1984 về tiêu chuẩn thiết kế trường học phổ thông. - Căn cứ tiêu chuẩn TCVN 5713-1993 về tiêu chuẩn thiết kế phòng học phổ thông cơ sở. - Căn cứ vào các tiêu chuẩn hiện hành khác. 4. Tổ chức quản lý và hoạt động của dự án 4.1. Tổ chức quản lý 4.1.1 Mô hình tổ chức quản lý PHÒNG KẾ TOÁN BAN GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, DẠY NGHỀ PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG TUYỂN SINH VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN PHÒNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO BAN TIN HỌC BAN NGOẠI NGỮ 4.1.2. Cơ cấu chức năng của bộ máy quản lý Bảng : Bảng nhân sự, lương dự kiến: Nhân sự Mức lương trung bình (VND/tháng Phụ cấp trách nhiệm (VND/tháng) Tổng thu nhập trung bình (VND/tháng) Số lượng (người) Tổng số (VND) Bộ phận quản lý, hành chính Giám đốc 2.000.000 500.000 2.500.000 01 2.500.000 Phó giám đốc 1.800.000 300.000 2.100.000 02 4.200.000 Trưởng phòng 1.200.000 200.000 1.400.000 03 4.200.000 Kế toán trưởng 1.500.000 300.000 1.800.000 01 1.800.000 Bộ phận giảng viên, nhân viên Cán bộ phòng ban, nhân viên kế toán 1.000.000 1.000.000 08 8.000.000 Giảng viên 1.200.000 1.200.000 13 15.600.000 Công nhân viên 600.000 600.000 05 3.000.000 Tổng tiền lương phải trả 01 tháng: 39.300.000 đồng/tháng Tổng tiền lương phải trả 01 năm: 471.600.000 đồng/ năm 4.1.3. Đào tạo, tuyển dụng lao động a. Đào tạo, tuyển dụng cán bộ phòng ban: Đây là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Trung tâm nên đòi hỏi phải có hiểu biết chuyên môn, trình độ quản lý. Trình độ quản lý của cán bộ tuyển dụng mới được đánh giá dựa trên: + Việc xem xét hồ sơ, lý lịch. + Qua phỏng vấn và thi tuyển do bộ phận hành chính tổ chức. b. Đào tạo, tuyển dụng giảng viên: Tất cả các giảng viên dạy nghề, dạy tin học và ngoại ngữ khi được tuyển dụng vào bất cứ vị trí nào đều được kiểm tra, đánh giá ban đầu về năng lực, trình độ để có kế hoạch đào tạo chuyên ngành thích ứng với hoạt động đặc thù của Trung tâm. Đồng thời, Trung tâm cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và mặt kỹ năng, trình độ. c. Chính sách nhân sự: Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng trong hoạt động tuyển và sử dụng lao động cam kết tuân thủ theo đúng pháp luật và quy chế về lao động do Nhà nước Việt Nam ban hành. Bên cạnh đó, Trung tâm sẽ đảm bảo một chế độ tiền lương, chế độ thưởng, BH y tế, BHXH, phụ cấp lao động hợp lý. Để người lao động hoạt động có kỷ luật,có hiệu quả, Ban lãnh đạo Trung tâm sẽ ban hành quy chế, nguyên tắc khen thưởng,kỷ luật rõ ràng và nghiêm túc tổ chức thức hiện. 4.2. Hoạt động của dự án 4.2.1. Kế hoạch đầu tư, xây dựng dự án a. Dự kiến bắt đầu kết thúc công trình vào quý IV năm 2007, và đưa vào hoạt động trước quý I/2008, gồm các bước sau: + Xây dựng dự án + Khảo sát và lập kế hoạch triển khai Dự án + Lập và phê duyệt thiết kế thi công + Tuyển dụng, đào tạo cán bộ, lao động và dự trù kế hoạch hoạt động. b. Dự án đi vào hoạt động với 03 giai đoạn: + Giai đoạn 1 : Tiến hành việc xây dựng, hoàn thiện và triển khai dự án. + Giai đoạn 2 : Hoàn thiện bộ máy quản lý thực hiện hoạt động đào tạo dạy nghề. + Giai đoạn 3: Tổ chức chiêu sinh và từng bước đẩy mạnh hoạt động, mở rộng quy mô và đầu tư theo chiều cho dự án. 4.2.2. Hoạt động đào tạo dạy nghề và hướng nghiệp cho người lao động a. Nhằm tăng cường tính hiệu quả trong hoạt động, đồng thời đáp ứng yêu cầu về thời gian học của đối tượng lao động đa dạng, Trung tâm sẽ tiến hành tổ chức chiêu sinh các khoá học đan xen, bố trí một thời gian biểu và kế hoạch giảng dạy hợp lý. Cụ thể: - Tổ chức các lớp học ban ngày (trong giờ hành chính), phục vụ đối tượng học viên là những người có nhu cầu đào tạo mới hoặc chưa có việc làm. - Tổ chức các lớp học buổi tối (từ 18h đến 21h30), phục vụ đối tượng học viên là những người có nhu cầu chuyên sâu hoặc đào tạo lại nghề. 5. Địa điểm xây dựng 5.1. Địa điểm xây dựng Địa điểm xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng nằm ở xã Vân Nội - huyện Đông Anh - Hà Nội với diện tích khoảng 3.961,26m2. +Phía Bắc giáp nhà dân +Phía Tây giáp nhà dân +Phía Đông giáp nhà dân +Phía Nam giáp nhà trẻ xã Vân Nội 5.2. Đặc điểm địa hình, khí hậu và thuỷ văn khu vực 5.2.1. Đặc điểm địa hình Đặc điểm khu đất xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng là khu đất bằng phẳng, cao độ nền ô đất dự kiến thấp nhất về phía Bắc Hmin = 11,0m 5.2.2. Điều kiện địa chất: Theo các tài liệu khảo sát địa chất công trình và địa hình khu vực lân cận, nền đất tại vị trí khu vực gần công trình bao gồm các lớp sau: - Lớp 1: Đất trồng chọt ký hiệu (1) trên mặt cắt địa chất công trình. Dất trồng chọt có thành phần màu xám vàng, nâu vàng lần thân rễ thực vật. Lớp này nằm ngay sát mặt đất, gặp ở tất cả các hố khoan. bề dày lớp 0.2m đến 0.3m. - Lớp 2: Ký hiệu (2) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần sét, có chỗ lẫn kết vón oxit kim loại màu xám vàng, nâu đỏ, nâu vàng, xám trắng loang lổ. Trạng thái cứng. Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan, xuất hiện từ độ sâu 0.2m đến 0.3m, kết thúc ở độ sâu từ 3.8m (K1) đến 6.0(K2). Bề dày thay đổi từ 3.6m(K1) đến 5.7m(K2), trung bình 4.3m. áp lực tính toán R=2.10kG/cm2. Mô đun tổng biến dạng E=218.0kG/cm2. - Lớp 3: Ký hiệu (3) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần sét pha, có chỗ sét lẫn kết vón oxit kim loại màu xám trắng, nâu đỏ, xám vàng, nâu vàng, xám xanh loang lổ. Trạng thái nửa cứng, có chỗ dẻo cứng. Trong lớp xen kẹp bởi thấu kính TK1 sét pha dẻo mềm, gặp tại hố khoan K1. - Lớp 4: Ký hiệu (4) trên mặt cắt địa chất công trình. Thành phần sét pha lần kết vón oxit kim loại màu xám vàng, nâu đỏ, xám trắng. Trạng thái cứng. Lớp này chỉ gặp ở hố khoan K2, xuất hiện ở độ sâu từ 9.0m độ sâu kết thúc chưa xác định vì đáy hố khoan vẫn nằm trong lớp này. 5.2.3. Khí hậu thuỷ văn: Một số đặc điểm của khí hậu Hà Nội : + Số ngày có mưa trung bình trong năm : 142.2 ngày. + Số ngày có sương mù trung bình trong năm: 11.7 ngày. + Tổng số giờ nắng trung bình trong năm : 1646 giờ. + Nhiệt độ không khí trung bình : 23.5 độ C. + Nhiệt độ không khí cao nhất : 40.4 độ C (năm 1949). + Nhiệt độ không khí thấp nhất : 2.7 độ C (năm 1955). + Độ ẩm tương đối trung bình : 84% + Lượng mưa trung bình trong năm : 1667 mm. + Tốc độ gió trung bình : 2.6 m/s. + Nhiệt lượng trung bình tháng của bức xạ mặt trời lên mặt phẳng ngang (KCal/m2) 2977-> 5788 (theo các tháng trong năm). + Nhiệt lượng trung bình tháng của bức xạ mặt trời lên mặt phẳng đứng (KCal/m2) 120-> 1313 ( theo các tháng trong năm). 6. Hình thức đầu tư và quy mô đầu tư 6.1. Hình thức đầu tư - Hình thức đầu tư: Xây mới đồng bộ. 6.2. Quy mô đầu tư 7. Phương án giải phóng mặt bằng Căn cứ Quyết định số 8062/QĐ-UB ngày 02/11/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu hồi 4.128 m2 đất tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh do Trung tâm kinh doanh lương thực nông sản và dịch vụ Đông Anh quản lý để hoang hoá, sử dụng sai mục đích, vi phạm luật đất đai. Căn cứ Quyết định số 20/1998/QĐ-UB ngày 30/6/1998, Quyết định số 33/QĐ-UB ngày 19/9/1998 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành chế độ bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Căn cứ văn bản số 2593/STCVG-BG ngày 01/9/2003 của Sở Tài chính vật giá Hà Nội về việc thông báo giá bồi thường cây cối hoa màu phục vụ cho công tác GPMB - về việc thu hồi 4.128,2 m2 đất tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh của UBND Thành phố Hà Nội do Trung tâm kinh doanh lương thực nông sản và dịch vụ Đông Anh quản lý để hoang hoá sử dụng sai mục đích, vi phạm luật đất đai. Căn cứ Quyết định số 05/2002/QĐ-UB ngày 17/1/2002 của UBND Thành phố Hà Nội về việc ban hành giá chuẩn xây dựng mới tại Thành phố Hà Nội, Thông báo số 134/TB-LSTCVG-XD ngày 07/02/2002 của Liên Sở Tài chính vật giá- Xây dựng. Căn cứ Quyết định số 902/QĐ-UB ngày 14/11/2003 của UBND huyện Đông Anh về việc phê duyệt phương án bồi thường hỗ trợ cây cối, vật kiến trúc khu đất thu hồi theo Quyết định số 8062/QĐ-UB ngày 02/11/2002 của UBND Thành phố Hà Nội tại xã Vân Nội, huyện Đông Anh do Trung tâm kinh doanh lương thực nông sản và dịch vụ Đông Anh quản lý để hoang hoá sử dụng sai mục đích, vi phạm luật đất đai. Đến nay chủ đầ tư đã hoàn tất thủ tục giải phóng mặt bằng theo đúng chế độ của nhà nước(có hồ sơ kèm theo) 8. Quy hoạch tổng thể, phân tích lựa chọn phương án 8.1. Quy hoạch tổng thể - Giải pháp quy hoạch mặt bằng tổng thể khu đất dựa trên cơ sở mặt bằng hiện trạng khu đất và quy hoạch tổng thể của huyện Đông Anh. - Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng thực chất là công trình giáo dục nên hình thức kiến trúc cần đơn giản, trang trọng, đáp ứng tốt công năng sử dụng đồng thời phải phù hợp với tổng thể kiến trúc của khu vực. - Chiều cao của công trình được xem xét nghiên cứu để đảm bảo về yêu cầu sử dụng, thẩm mỹ kiến trúc cũng như về quy hoạch không gian của huyện Đông Anh. - Tổng thể bao gồm 01 khối hiệu bộ 3 tầng, 01 khối lớp học 3 tầng và các công trình phụ trợ khác như nhà thường trực, nhà để xe, trạm bơm nước, bể chứa nước sạch kết hợp PCCC, nhà đặt trạm biếp áp, vườn hoa cây xanh… 8.2. Phân tích lựa chọn phương án Sau khi nghiên cứu hiện trạng khu đất và nhu cầu của sự đầu tư. Đơn vị tư vấn xin đề xuất 2 phương án quy hoạch tổng mặt bằng công trình như sau: 8.2.1. Phương án 1: (Xem bản vẽ minh hoạ kèm theo) * Tổng mặt bằng: - 01 nhà lớp học 3 tầng có hướng về hướng Bắc, Nam vuông góc với nhà hiệu bộ 3 tầng theo hướng Tây. - Các hạng mục phụ trợ được bố trí hợp lý về sử dụng và thẩm mỹ. * Nội dung xây dựng: - Xây dựng 01 nhà lớp học 3 tầng bao gồm: 12 phòng học và các phòng phụ trợ. - Xây dựng một nhà hiệu bộ 3 tầng đủ các phòng chức năng. - Xây dựng nhà để xe đạp, xe máy. - Nhà thưởng trực, bảo vệ. - Bể nước giếng khoan trạm bơm và xử lý nước. - Cổng chính, cổng phụ, tường rào bao quanh. - Hệ thống giao thông đi lại, sân trường, vườn, bồn hoa, cây cảnh. 8.2.2. Phương án 2. (xem bản vẽ minh hoạ kèm theo) * Tổng mặt bằng: - 01 nhà lớp học 3 tầng có hướng về hướng Bắc, Nam vuông góc với nhà hiệu bộ 3 tầng theo hướng Tây. - Các hạng mục phụ trợ được bố trí hợp lý về sử dụng và thẩm mỹ. * Nội dung xây dựng: - Xây dựng 01 nhà lớp học 3 tầng bao gồm: 12 phòng học và các phòng phụ trợ. - Xây dựng nhà hành chính+nhà ăn+ký túc xá 3 tầng đủ các phòng chức năng. - Nhà thường trực, bảo vệ. - Bể nước giếng khoan trạm bơm và xử lý nước. - Cổng chính, cổng phụ, tường rào bao quanh. - Hệ thống giao thông đi lại, sân trường, vườn, bồn hoa, cây cảnh. 8.2.3. Lựa chọn phương án Sau khi đưa ra 2 phương án thiết kế chúng tôi thấy phương án 1 có tính hợp lý, đáp ứng được dây chuyền giảng dạy học tập và thẩm mỹ kiến trúc. Các chỉ tiêu chính đạt được của phương án 1 như sau: Tổng diện tích lập dự án xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng khoảng 3.961,26m2. + Diện tích đất để xây dựng Trung tâm đào tạo nghề Hoà Hưng là 3.869.58m2. + Diện tích đất tạm giao quản lý : 91.68m2. + Diện tích sàn xây dựng : 1933m2. + Số tầng cao công trình : 1-3 tầng. + Mật độ xây dựng :20%. + Hệ số sử dụng đất :0,49 lần. 9. Các giải pháp kỹ thuật 9.1. San nền 1-Hiện trạng: - Khu đất thuộc xã Vân Nộn Huyện Đông Anh với diện tích khoảng 3.961,26m2 - Nhìn chung mặt bằng khu vực có địa hình bằng phẳng, cao độ tự nhiên chênh lệch trung bình từ 8.97 đến 11.56. 2-Nguyên tắc và giải pháp san nền: - Sau khi xem xét bản đo đạc hiện trạng TL1/500 do Công ty khảo sát và đo đạc Hà nội- Sở địa chính nhà đất lập tháng 11 năm 2003 và ý kiến thoả thuận cốt san nền của Viện quy hoạch xây dựng thành phố Hà nội tại công văn số 623/VQH-X4 ngày 19 tháng 12 năm 2003, đơn vị tư vấn chọn cao độ cốt san nền của công trình trung bình là cốt 11.50. - Hướng dốc san nền của khu đất hướng về hướng Bắc. - Cao độ san nền thấp nhất là H= 11.0m. Độ dốc san nền có i= 0,2% đảm bảo thoát nước tự nhiên. - San nền bằng cát đen hoặc đất đồi đầm chặt K= 0,95. - San nền thành từng lớp có chiều dày 30cm - San nền toàn công trình vào 1 giai đoạn . 9.2. Giải pháp kiến trúc 9.2.1. Nhà lớp học( S.sàn=1311m2) - Nhà lớp học, mỗi tầng gồm 4 lớp học, 01 cầu thang, khu vệ sinh nam, nữ. - Cầu thang được bố trí ở giữa thuận lợi cho giao thông ngang. Khu vệ sinh được bố trí ở đầu hồi nhà cuối hướng gió. - Khu vệ sinh: Nền lát gạch chống trơn 200x 200 liên doanh. Tường ốp gạch men kính trắng liên doanh 200x 250. 9.2.2. Nhà hiệu bộ: ( S.sàn=586m2) Nhà hiệu bộ được thiết kế 3 tầng, mỗi tầng cao 3,6m gồm 06 gian 3,9m x 5,5m có hành lang phía trước rộng 2,1m. 9.2.3. Trạm bơm: (S=20m2) Trạm bơm được xây dựng theo hình chữ nhật có kích thước 3,3m x 5,5m, chiều cao là 4,2m. 9.2.4. Phòng bảo vệ: (S=14,6m2) - Phòng bảo vệ được xây dựng theo hình vuông có kích thước 3mx3m, chiều cao là 2,6m. Vị trí đặt ở cổng chính sát hàng rào phía Nam. 9.2.5. Cổng, tường rào - Cổng được thiết kế gồm 1 cổng chính rộng 4,5m và 1 cổng phụ rộng 1,5m. Chiều cao cổng là 3m. - Tường rào xây gạch 110, trụ xây gạch 220x330 cách nhau 3,3m. Chiều cao tường rào là 2,2m, toàn bộ tường quét vôi ve màu xanh. 9.2.6- Nhà để xe đạp, xe máy: (S=65m2) 9.2.7- Bể nước sinh hoạt kết hợp PCCC. - Bể nước sinh hoạt kết hợp phòng cháy chữa cháy có dung tích chứa 50 m3. Bể được kết cấu bằng BTCT đổ liền khối có kích thước 5m x 5m x 2m và mặt bể được đặt nổi cách mặt sân 1 khoảng 50cm 9.3. Giải pháp kết cấu 9.3.1. Điều kiện địa chất ( Đã nêu phần 5.2.2 ) 9.3.2 Giải pháp thiết kế: Phần móng: Căn cứ theo các tài liệu khảo sát địa chất công trình và địa hình khu vực lân cận. Đơn vị tư vấn đề xuất công trình dùng móng băng giao nhau có sườn bê tông cốt thép dưới hàng cột : chiều cao móng 1,6m, đáy móng ở độ sâu –1,6m so với cốt ±0,00, so với cốt sân là -1,15m. Vật liệu : Bê tông móng mác 250. Thép AI Ra=2300KG/Cm2. Thép AII Ra=2800KG/Cm2. Phần thân: GiảI pháp kết cấu chịu lực chính cho công trình là hệ khung 3 tầng bằng bê tông cốt thép . Sàn tầng 1 là panel , một phần sàn là sàn BTCT dày 120mm. MáI bê tông cốt thép kết hợp với tường thu hồi lợp tôn. Tiết diện cột 22x35cm, 22x22. Hệ thống dầm tiết diện 22x60cm, 22x35cm… Vật liệu : Dùng bê tông mác 250. Thép AI Ra=2300KG/Cm2. Thép AII Ra=2800KG/Cm2. Thép hình dùng thép CT3. - Đối với các công trình phụ trợ: Thiết kế theo tiêu chuẩn hiện hành. ( Chi tiết xem Phụ lục tính toán kết cấu ) 9.4. Giải pháp cấp điện + chống sét Trung tâm đào tạo Hoà Hưng là nơi học tập và giảng dạy có nhiều tài liệu, dữ liệu quan trọng được lưu trữ trong máy tính cũng như lưu trữ trong hồ sơ giấy tờ. Vì vậy việc thiết kế hệ thống cấp điện phải đảm bảo những yêu cầu sau: + Đảm bảo sự hoạt động ổn định của toàn trường. + Đảm bảo về chất lượng, độ bền cơ học của thiết bị. + Đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người sử dụng và hệ thống. + Không ảnh hưởng sang các hệ thống khác. + Đảm bảo về mỹ quan của toàn trường. 9.5 Các chỉ tiêu thiết kế 9.5.1. Nguồn điện cấp cho công trình -Nguồn điện cấp điện cho công trình, được lấy từ lưới điện 0,4 KV khu vực. 9.5.2. Chỉ tiêu tính toán và phụ tải tính toán của các thiết bị điện và toàn công trình a. Công suất đặt của các thiết bị trong công trình: - Hộp đèn huỳnh quang 1,2m đôi 2x40W-220V - Hộp đèn huỳnh quang 1,2m đơn 1x40W-220V - Đèn lốp trần F250 - 60W-220V. - Quạt trần 80W - 220V - Điều hoà nhiệt độ 12000 BTU - ổ cắm đôi 600w/ổ b. Công suất đặt của các thiết bị ngoài công trình: Chiếu sáng ngoài công trình dùng bóng Sodium 250W - 220V c. Công suất tính toán của các hạng mục công trình Căn cứ vào công năng trong công trình và công suất đặt của các thiết bị điện để tính công suất tính toán của công trình. 9.5.3. Giải pháp kỹ thuật lựa chọn cáp, dây dẫn và thiết bị bảo vệ a. Kỹ thuật chọn cáp và dây dẫn Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên cáp được lựa chọn theo điều kiện phát nóng Trong đó: + Icp : Dòng điện cho phép + k1 : hệ số kể đến môi trường đặt cáp: Trong nhà, ngoài trời, dưới đất + k2 : hệ số hiệu chỉnh theo số luợng cáp đặt + Itt : Dòng điện tính toán b. Kỹ thuật chọn thiết bị bảo vệ Vì công trình sử dụng lưới điện 380/220V nên sử dụng thiết bị bảo vệ, đóng cắt là Attomat vì Attomat có ưu điểm là khả năng làm việc chắc chắn, độ tin cậy cao và an toàn. 9.6. Giải pháp thiết kế 9.6.1. Tủ điện tổng - Vị trí tủ được đặt tầng 1 nhà hiệu bộ (được thể hiện trên bản vẽ), từ tủ điện tổng này sẽ cấp điện đến các tủ điện tổng của các nhà. - Dây dẫn từ lưới điện khu vực đến tủ điện tổng là Cu/XLPE/PVC (4x25) - Từ attomat tổng của tủ điện tổng MCCB-3P 100A sẽ co 4 lộ ra: 9.6.2. Giải pháp chiếu sáng trong công trình: Theo tiêu chuẩn chiếu sáng nhân tạo 20-TCVN-16-86. Các văn phòng sử dụng đèn huỳnh quang gắn trần và tường làm nhân tố chiếu sáng chính, ngoài ra còn kết hợp thêm 1 số loại đèn trang trí khác. Chiếu sáng hành lang, khu vệ sinh sử dụng đèn lốp trần. lux trở lên. 9.6.3. Giải pháp đặt các thiết bị điện trong công trình - Các tủ điện hoàn toàn được bao bọc, vỏ bằng kim loại, chôn ngầm tường, cách điện 500V, và được sản xuất để chịu được ứng suất điện, cơ, nhiệt được sinh ra trong khi ngắn mạch trong khoảng thời gian 3s. - Tủ điện được cung cấp hoàn chỉnh với tất cả các bộ gá cho các bộ ngắt thiết bị và phụ kiện vv... - Automat tổng: Là loại tác động nhanh với cơ chế từ nhiệt. Đáp ứng chỉ tiêu quá tải chỉ định và mức ngắn mạch khi gắn vào bảng mạch tủ. Việc nhả (ngắt) trên tất cả các cực một cách đồng thời khi xẩy ra dòng điện lỗi trên một hai hoặc ba pha. - Các công tắc, áp tomát, tủ điện và hộp điện được đặt cách sàn 1,4m, các ổ cắm khác đặt cách sàn 0,4m. Đèn lốp trần đặt sát trần, đèn huỳnh quang đi sát trần. Toàn bộ dây điện trong công trình được luồn trong ống nhựa cứng PVC D20 và D32 chịu nhiệt đi ngầm sát tường. 9.6.4. Giải pháp lắp đặt hệ thống tiếp địa cho các thiết bị điện trong công trình - Công trình sử dụng hệ thống tiếp địa với cọc tiếp địa L63x63x6 l=2,5m các cọc liên kết với nhau bằng liên kết hàn điện, nối với nhau bằng thép bản 40x4. Khoảng cách giữa các cọc là 3 m. Khi đóng cọc phải dùng búa, lấp đất bằng đất mịn, đầm chặt. Điện trở tiếp địa đảm bảo < 4W. Dây tiếp địa từ tủ điện tầng đến tủ điện các nhà dùng dây tiếp địa PVC(1x6) dây tiếp địa ổ cắm, điều hòa PVC(1x1,5) 9.6.5. Giải pháp điều khiển và bảo vệ lưới điện công trình, kiểm tra chất luợng điện áp Hệ thống điện toàn công trình sử dụng aptomat bảo vệ phân cấp, có chọn lọc với aptomat 3 pha và 1 pha. Ap tomát sử dụng trong công trình là MCCB, MCB 1 cực, 3 cực, nhằm đảm bảo tính liên lục cung cấp điện và chất lượng điện năng. Để kiểm tra chất lượng điện năng dùng đồng hồ vôn kế, am pe kế. 9.6.6. Giải pháp chiếu sáng ngoài công trình - Nguồn điện cấp cho chiếu sáng khu vực ngoài nhà được lấy từ tủ chiếu sáng (vị trí và sơ đồ nguyên lý cấp điện được thể hiện trên bản vẽ). - Hệ thống chiếu sáng ngoài nhà dùng cần đèn cao áp chữ L bóng Sodium 250W. Cần đèn liên kết với tường bằng đai ôm vít nở. - Từ tủ điện chiếu sáng đến đèn cao áp dùng dây dẫn Cu/PVC (4x2,5) 9.6.7. Giải pháp chống sét cho công trình - Chống sét cho công trình bao gồm chống sét trực tiếp kết hợp chống sét lan chuyền.Hệ thống nối đất chống sét công trình tuân thủ theo tiêu chuẩn 20/TCN-46-84. Hệ thống chống sét bao gồm kim thu sét D16 dài 1m, Cọc tiếp đất L63x63x6 l=2,5m, dây thu sét D10, dây dẫn sét D16, chân bật cứ 1m đặt 1chân bật, khoảng cách từ mái đến dây thu sét là 6cm. Dây dẫn sét được bám theo đầu hồi nhà xuống hệ thống tiếp đất. Khoảng cách từ móng công trình đến cọc tiếp đất tối thiểu là 3m. Hệ thống dây thu sét được bố trí theo hình lưới kim thu sét tối đa 12mx12m. Điện trở tiếp đất đảm bảo nhỏ hơn 10W. 9.7- Giải pháp cấp thoát nước Hệ thống cấp nước sinh hoạt Lựa chọn nguồn nước và giải pháp thiết kế - Nguồn nước: Nguồn nước cấp lấy từ giếng khoan qua xử lý vào bể ngầm. - Giải pháp thiết kế: Chọn sơ đồ hệ thống cấp nước sinh hoạt cú kột nước, bể chứa, trạm bơm. b- Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống Lưu lượng tính toán cho từng đoạn ống được xác định theo công thức trong tiêu chuẩn cấp nước bên trong TCVN 4513 – 1988. c- Xác định nhu cầu dùng nước Lượng nước dựng cho nhu cầu sinh hoạt số lượng CBCNV là 300 người. Qsh = N x q/1000 = 9m3/ngđ Trong đú:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxDT63.docx