Đề tài Hoàn thiện công tác định mức lao động khoa học tại Công ty sứ Thanh Trì

Tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định mức lao động khoa học tại Công ty sứ Thanh Trì: Lời nói đầu Ngày nay, nhu cầu về xây dựng mới, cải tạo lại các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng ngày càng tăng để phù hợp với sự phát triển của đất nước. Công ty sứ Thanh Trì là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh sứ vệ sinh, vật liệu xây dựng. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng của thị trường Công ty sứ Thanh Trì đã phải đầu tư xây dựng mới và cải tạo lại hai dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh. Sau mỗi lần cải tạo thì Công ty lại phải xây dựng, tổ chức lại lao động, tổ chức lại công tác quản lý sản xuất. Năm 2000 Công ty đã đầu tư mới dây chuyền sản xuất số 2 với công nghệ hiện đại nhưng công tác tổ chức lao động khoa học vẫn chưa được thực hiện triệt để đặc biệt là công tác định mức lao động khoa học. Đó cũng là một thực trạng chung đối với các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam. Công tác định mức lao động phải được xây dựng từ khi doanh nghiệp bắt đầu khởi sự hay khi thay đổi lĩnh vực kinh doanh, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị. Có một định mức lao độn...

doc103 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Hoàn thiện công tác định mức lao động khoa học tại Công ty sứ Thanh Trì, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Ngày nay, nhu cầu về xây dựng mới, cải tạo lại các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng ngày càng tăng để phù hợp với sự phát triển của đất nước. Công ty sứ Thanh Trì là một đơn vị chuyên sản xuất và kinh doanh sứ vệ sinh, vật liệu xây dựng. Do đó, để đáp ứng được nhu cầu sản phẩm ngày càng tăng của thị trường Công ty sứ Thanh Trì đã phải đầu tư xây dựng mới và cải tạo lại hai dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh. Sau mỗi lần cải tạo thì Công ty lại phải xây dựng, tổ chức lại lao động, tổ chức lại công tác quản lý sản xuất. Năm 2000 Công ty đã đầu tư mới dây chuyền sản xuất số 2 với công nghệ hiện đại nhưng công tác tổ chức lao động khoa học vẫn chưa được thực hiện triệt để đặc biệt là công tác định mức lao động khoa học. Đó cũng là một thực trạng chung đối với các doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam. Công tác định mức lao động phải được xây dựng từ khi doanh nghiệp bắt đầu khởi sự hay khi thay đổi lĩnh vực kinh doanh, dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị. Có một định mức lao động khoa học thì mới có đủ điều kiện để tổ chức hoạt động sản xuất, để tính năng suất lao động và đó chính là cơ sở để biết được năng suất lao động của doanh nghiệp tăng hay giảm. Hơn thế nữa, định mức lao động khoa học (ĐMLĐKH) là cơ sở để xây dựng đơn giá tiền lương, giảm hoặc thậm chí loại trừ sự lãng phí thời gian lao động. Với ý nghĩa đó nên công tác ĐMLĐKH là một vấn đề rất quan trọng đối với mọi Công ty và đặc biệt đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Công ty sứ Thanh Trì . Nhưng từ nhiều năm nay Công ty vẫn sử dụng một hệ thống định mức lao động được xây dựng từ năm 1997 và điều chỉnh theo hàng năm. Em thiết nghĩ, từ năm 2000 trở lại đây Công ty đã liên tục cải tạo và đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất mà vẫn sử dụng định mức lao động cũ thì có còn phù hợp nữa chăng ? Việc xây dựng đơn giá tiền lương, tính năng suất lao động có còn chính xác không ? Xuất phát từ thực trạng của Công ty và được sự động viên nhiệt tình của các cô chú trong phòng Tổ chức lao động, em đã chọn đề tài nghiên cứu là: “Hoàn thiện công tác định mức lao động khoa học tại Công ty sứ Thanh Trì ” cho chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình. Trọng tâm của đề tài này là nghiên cứu thời gian lao động của công nhân trong Công ty nhằm mục đích tìm ra những nguyên nhân gây lãng phí thời gian và đề xuất biện pháp khắc phục. Nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả sản xuất và an toàn lao động, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Thúc đẩy sản xuất phát triển, hoàn thiện kỹ thuật và công nghệ sản xuất, nâng cao trình độ kỹ thuật hoá quá trình lao động. Cuối cùng là có thể đưa ra được một mức mới phù hợp với Công ty. Do thời gian và trình độ có hạn nên phạm vi nghiên cứu chỉ trong giới hạn của Công ty sứ Thanh Trì nơi em đã thực tập trong suốt 4 tháng qua. Vì thế, đối tượng nghiên cứu của chuyên đề chỉ bao gồm : -Hoạt động lao động sản xuất của người lao động trong Công ty sứ Thanh Trì . -Một số nội dung của tổ chức lao động khoa học như: Điều kiện lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc, định mức lao động, hợp lý hóa các thao tác của qui trình sản xuất sản phẩm. -Tình hình lao động, tiền lương, cơ cấu tổ chức của Công ty . Để đưa ra được các mức mới có căn cứ khoa học em đã sử dụng nghiên cứu chính là: Phương pháp tiêu chuẩn: Sử dụng các tiêu chuẩn, qui định của Nhà nước như các qui định về chế độ làm việc nghỉ ngơi, qui định về vệ sinh an toàn lao động, tiêu chuẩn định mức mẫu, điều lệ của Công ty... Phương pháp phân tích khảo sát tại nơi làm việc bằng cách chụp ảnh và bấm giờ để phân tích nhằm tìm ra thời gian lãng phí, những ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài. Phương pháp toán học và thống kê toán: sử dụng để phân tích, xử lý tài liệu và xây dựng các phương án, biện pháp cụ thể. Từ những nội dung trên em đã thực hiện bài báo cáo của mình với kết cấu như sau: Ngoài phần mở đầu và kết luận kết cấu của bài viết gồm có 3 chương: Chương I: Tổng quan về định mức lao động khoa học Nêu lên những khái niệm có liên quan tới mức lao động, định mức lao động, và sự cần thiết của việc xây dựng mức lao động. Cũng như các phương pháp tiến hành và nội dung của vấn đề xây dựng và quản lý mức. Chương II: Thực trạng công tác thực hiện định mức lao động tại Công ty sứ Thanh Trì. Phân tích đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng tới công tác định mức lao động và đánh giá thực trạng thực hiện định mức lao động tại bộ phận đổ rót phân xưởng gia công tạo hình của Công ty . Chương III: Giải pháp hoàn thiện xây dựng định mức . Chương này đề xuất các mức lao động mới xây dựng được từ thực trạng của Công ty và một số biện pháp hoàn thiện việc thực hiện được các mức đó. Đây là một đề tài hay và có giá trị thực tế rất lớn nên những kết quả nghiên cứu này có thể giúp ích cho công tác xây dựng và quản lý định mức lao động của Công ty sứ Thanh Trì trong thời gian tới, cũng như có ích cho các công ty khác để xây dựng cho mình một định mức lao động mới. Do thời gian thực tập ngắn và mức độ hiểu biết về vấn đề còn hạn chế nên bài viết vẫn còn có những thiếu sót. Rất mong được thầy cô giáo chỉ bảo góp ý thêm để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin trân thành cảm ơn! Hà Nội ngày 20/5/2003 Sinh viên thực hiện Trương Thị Thuỳ Vân Chương I tổng quan về định mức lao động khoa học Định mức lao động khoa học (ĐMLĐKH) và sự cần thiết phải xây dựng ĐMLĐKH. Các khái niệm có liên quan. 1.1.Mức lao động. Lao động là hoạt động có ý thức, có mục đích của con người. Dưới bất kỳ hình thái kinh tế xã hội nào, quá trình lao động cũng đều diễn ra trong sự kết hợp của ba yếu tố: công cụ lao động, đối tượng lao động và sức lao động . Con người luôn tìm mọi biện pháp để làm cho quá trình lao động, quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao hơn cũng tức là làm tăng năng suất lao động. Để đạt được mục đích này, một mặt không ngừng cải tiến kỹ thuật, đổi mới máy móc thiết bị. Mặt khác, phải tổ chức lao động chặt chẽ, khoa học, hợp lý. Muốn tổ chức lao động khoa học, hợp lý thì điều cần thiết trước hết là phải biết được số lượng và chất lượng lao động cần phải có để hoàn thành một sản phẩm hay một khối lượng công việc. Theo C.Mác "bản thân số lượng lao động thì đo bằng thời gian lao động và thời gian lao động lại đo bằng những phần của thời gian như: ngày, giờ, phút..."(C.Mác, Tư bản quyển 1 tập I). Như vậy, bản thân của những thước đo thời gian (ngày, giờ, phút) không nói lên được số lượng lao động và không thể trở thành thước đo lao đông được. Thời gian muốn trở thành thước đo lao động, nó phải thể hiện số lượng lao động sống tất yếu phải hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Thời gian tất yếu để sản xuất ra sản phẩm là thời gian cần thiết cho bất cứ lao động nào được tiến hành với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ làm việc trung bình trong những điều kiện bình thường so với hoàn cảnh kinh tế nhất định. Trong điều kiện đó ta có khái niệm về mức lao động như sau: Mức lao động là lượng lao động hoa phí được qui định để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng, trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. 1.2.Định mức lao động. Để có được mức lao động giao cho người lao động thực hiện phải dựa trên cơ sở, quá trình xây dựng, xét duyệt, ban hành, áp dụng, quản lý thức hiện, sửa đổi mức phù hợp với thực tiễn và dự tính áp dụng vào sản xuất những biện pháp tổ chức - kỹ thuật có năng suất cao. Quá trình đó gọi là công tác định mức lao động. Vậy, định mức lao động là môn khoa học kinh tế có tầm quan trọng hàng đầu trong việc quản lý lao động, đồng thời là một công tác khá phức tạp đòi hỏi người cán bộ định mức phải có trình độ nghiệp vụ vững chắc. Mặt khác, công tác định mức lao động có quan hệ trực tiếp đến quyền lợi của người lao động, đặc biệt người lao động trực tiếp sản xuất . Các loại mức. Để có thể sử dụng các thành tựu khoa học và kinh nghiệm tiên tiến trong ĐMLĐ thì phải hiểu rõ và nắm chắc bản chất các loại mức được áp dụng trong thực tiễn. Mức lao động có nhiều dạng và mỗi dạng thể hiện một nội dung, điều kiện tổ chức sản xuất nhất định. Tuỳ vào từng loại công việc sản xuất và điều kiện sản xuất mà mức lao động có thể xây dựng dưới các dạng khác nhau. 2.1.Mức thời gian (Mtg) Mức thời gian là lượng thời gian hao phí cần thiết được quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc) đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức - kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo Mtg là giây, phút, giờ trên đơn vị sản phẩm 2.2.Mức sản lượng (Msl) Mức sản lượng là số lượng đơn vị sản phẩm (hoặc khối lượng công việc) quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian đúng tiêu chuẩn chất lượng trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Đơn vị đo mức sản lượng là đơn vị sản phẩm trên đơn vị thời gian (phút, giờ, ca). Mức sản lượng thường được xây dựng trên cơ sở mức thời gian và dùng công thức: tg Ca sl M T M = Trong đó : Msl: Mức sản lượng. Mtg: Mức thời gian. TCa : Thời gian ca. Như vậy, Mtg và Msl là hai đại lượng tỷ lệ nghịch với nhau. Tuỳ theo từng điều kiện và đặc điểm của sản xuất mà người ta tính Mtg hay Msl 2.3.Mức phục vụ (Mpv) Mức phục vụ là số lượng nơi làm việc, đơn vị thiết bị, diện tích sản xuất ...trong doanh nghiệp quy định cho một hay một nhóm người lao động có trình độ nghiệp vụ thích hợp phải phục vụ trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định, công việc ổn định và lặp lại có chu kỳ. 2.4.Mức quản lý (Mql) Mức quản lý là số lượng người hay số bộ phận do một người lãnh đạo phụ trách với trình độ thành thạo phù hợp với điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Trong thực tế, Mtg là cơ sở để tính các loại mức khác. Nó được xây dựng trong điều kiện tổ chức sản phẩm làm ra có lượng hao phí lớn. Mức sản lượng thường xây dựng, áp dụng trong điều kiện sản phẩm làm ra có lượng hao phí ít. Mức phục vụ áp dụng trong điều kiện kết quả sản xuất không được đo bằng những số đo tự nhiên (chiếc, cái...) và đối với công nhân phục vụ. Sự cần thiết phải xây dựng mức. Định mức lao động là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và quản lý lao động trong xí nghiệp. Định mức lao động hợp lý sẽ tạo khả năng kế hoạch hoá tốt hơn quá trình sản xuất, xác định đúng số lượng lao động cần thiết trong năm, khuyến khích sử dụng nguồn dự trữ trong sản xuất, là cơ sở để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của công nhân viên. 3.1.ĐMLĐ là cơ sở để phân phối theo lao động. Định mức lao động là thước đo hao phí lao động để hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Vì vậy, mức lao động là căn cứ để tiến hành trả công theo hao phí lao động trong sản xuất. Đơn giá tiền lương được tính theo công thức sau: Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm trực tiếp cá nhân: Trong đó: ĐG: Đơn giá tiền lương . L : Mức lương cấp bậc công việc Q : Mức sản lượng T : Mức thời gian Tiền lương thực lĩnh là : LT = ĐG ´ Qtt Qtt : Sản lượng thực tế Đối với hình thức trả lương theo sản phẩm của tổ nhóm: Tiền lương của tổ nhóm tính theo công thức : L = ĐG ´ Q0tt Trong đó : Q0tt : Mức sản lượng thực tế của cả tổ Ti : Mức thời gian. Q0 : Mức sản lượng của tổ : Tổng mức lương cấp bậc công việc của cả tổ. Điều kiện để thực hiện tốt việc phân phối theo lao động thì điều kiện cơ bản là phải định mức lao động theo phương pháp có căn cứ khoa học mới đánh giá đúng kết quả của người lao động, đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động, theo số lượng, chất lượng sản phẩm làm ra của mỗi người lao động. Mức lao động hợp lý chỉ có thể được xây dựng trong điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý. Đó là điều kiện không cho phép công nhân lao động tuỳ tiện vừa không tuân theo quy trình công nghệ, quy trình lao động vừa gây lãng phí thời gian. Làm việc trong điều kiện đó buộc người công nhân phải nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật để trước hết đảm bảo tiền lương cho bản thân và sau đó là đảm bảo lợi ích chung cho xí nghiệp. 3.2.ĐMLĐ là cơ sở để tăng năng suất lao động. Tăng năng suất lao động là quy luật kinh tế chung cho mọi hình thái kinh tế xã hội. Nó là một động lực cho sự phát triển của từng người, từng đơn vị, doanh nghiệp tồn tại và phát triển, đồng thời cũng làm tăng sản phẩm xã hội và tăng thu nhập quốc dân. Định mức lao động là công cụ có hiệu lực để khai thác khả năng tiềm tàng trong sản xuất, công tác. Quá trình xây dựng và áp dụng mức lao động vào sản xuất là quá trình nghiên cứu tính toán và giải quyết các yêu cầu về kỹ thuật, về sắp xếp nơi làm việc cũng như các yếu tố đảm bảo sức khoẻ cho người lao động. Đó là điều kiện thuận lợi để người lao động sử dụng các thiết bị máy móc, vật tư kỹ thuật và thời gian lao động, nhằm áp dụng các kinh nghiệm và phương pháp lao động tiên tiến để tăng năng suất và hiệu quả lao động, tămg sản phẩm cho xã hội. 3.3.ĐMLĐ là cơ sở lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Trong cơ chế thị trường để hoạt động có hiệu quả, doanh nghiệp phải dựa vào nhu cầu thị trường để xác định số lượng sản phẩm và giá cả trong năm kế hoạch, sau đó dựa vào mức lao động tính ra số lượng và chất lượng lao động cần thiết ở năm kế hoạch theo công thức sau: Trong đó : CNsp: Số công nhân làm theo sản phẩm. SLi : Số lượng sản phẩm loại i. Ti :Lượng lao động hao phí để làm ra một đơn vị sản phẩm loại i. Tn :Quỹ thời gian làm việc bình quân của một công nhân làm theo sản phẩm ở kỳ kế hoạch. Km:Hệ số hoàn thành mức . Ngoài các yếu tố về sản lượng phải có định mức lao động có căn cứ khoa học mới xác định đúng số lượng và chất lượng lao động cần thiết - tức là kế hoạch hoá số lượng người làm việc. Từ đó doanh nghiệp sẽ xây dựng một loạt các kế hoạch quỹ lương, kế hoạch giá thành, giá cả... 3.4.ĐMLĐ đối với tổ chức lao động khoa học. Tổ chức lao động trong các tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành được cân đối, liên tục, nhịp nhàng đạt năng suất cao. Mà muốn đạt hiệu quả kinh tế cao thì phải tổ chức sản xuất, tổ chức lao động trong từng bộ phận cho tốt. Điều kiện đáp ứng yêu cầu trên là phải tính được các mức tiêu hao cho mỗi công việc trong từng bộ phận. Trên cơ sở đó giải quyết tốt vấn đề phân công và hiệp tác lao động, tổ chức nơi làm việc, nghiên cứu lựa chọn những phương pháp những thao tác lao động tiên tiến. Nói cách khác, định mức lao động cho phép xây dựng và áp dụng vào sản xuất công tác những hình thức tổ chức lao động hợp lý nhất. Mức lao động là căn cứ để tính nhu cầu lao động của từng nghề, tạo điều kiện phân phối tỷ lệ người làm việc ở từng bộ phận hợp lý và tiết kiệm. Định mức lao động còn nghiên cứu tỷ mỉ khả năng sản xuất, công tác của nơi làm việc. Thông qua đó khắc phục những luộm thuộm trong sản xuất tạo điều kiện cho người lao động hoàn thành tốt nhiệm vụ . ý nghĩa của việc xây dựng định mức. Định mức lao động là cơ sở để trả lương trả thưởng đúng với hao phí lao động mà người lao động đã bỏ ra. Đối với mọi quá trình sản xuất của bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có định mức. Mức xây dựng có căn cứ khoa học là yêu cầu đối với mọi quá trình xây dựng mức. Bởi chỉ xây dựng mức có căn cứ khoa học thì mới đảm bảo mức đúng, phù hợp với doanh nghiệp. Bằng phương pháp chụp ảnh thời gian làm việc và bấm giờ bước công việc giúp cho cán bộ định mức tìm ra nguyên nhân gây lãng phí thời gian từ đó có biện pháp khắc phục. Nếu quá trình lao động mà không tiến hành định mức thì sẽ không có căn cứ để tính năng suất lao động, sẽ không tìm ra được biện pháp để hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Định mức lao động còn là yếu tố để tiết kiệm nhiên liệu thông qua việc định biên nhiên liệu cho mỗi sản phẩm. Giảm chi phí về tiền lương bởi từ định mức ta có thể tính định biên nhân lực cần thiết cho mỗi bước công việc, mỗi sản phẩm, mỗi quá trình sản xuất. Công ty thực hiện tốt việc quản lý và thực hiện mức sẽ làm cho quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên liên tục và có hiệu quả hơn. II. Các phương pháp tiến hành ĐMLĐKH. Trong thực tế sản xuất, công tác định mức lao động rất cần thiết để đưa ra các mức yêu cầu người lao động thực hiện. Người ta thường sử dụng nhiều phương pháp để định mức lao động. Tuỳ theo quy mô và loại hình sản xuất để lựa chọn phương pháp hợp lý nhất, có hiệu quả nhất. Các phương pháp định mức lao động thường được áp dụng có thể phân thành hai nhóm: nhóm phương pháp tổng hợp và nhóm phương pháp phân tích. Nhóm các phương pháp tổng hợp. Nhóm phương pháp tổng hợp là nhóm phương pháp xây dựng mức lao động không dựa trên cơ sở nghên cứu, phân tích các bộ phận bước công việc và điều kiện tổ chức - kỹ thuật hoàn thành nó, mà chủ yếu dựa vào kết quả nghiệm thu sản phẩm hoặc kinh nghiệm để xác định mức lao động cho toàn bộ bước công việc. Nhóm phương pháp tổng hợp có 3 phương pháp : -Phương pháp thống kê. -Phương pháp kinh nghiệm. -Phương pháp dân chủ bình nghị. a. Phương pháp thống kê: Là phương pháp xây dựng định mức dựa vào các tài liệu thống kê về thời gian hao phí thực tế để hoàn thành bước công việc (giống hoặc tương tự) ở thời kỳ trước. Lượng thời gian (sản lượng) được xác định là mức lao động thường lấy giá trị trung bình. b. Phương pháp kinh nghiệm: Là phương pháp xây dựng định mức dựa vào kinh nghiệm chủ quan đã tích luỹ được của cán bộ định mức, quản đốc phân xưởng hoặc những công nhân có thâm niên trong sản xuất. c. Phương pháp dân chủ bình nghị: `Là phương pháp xác định bằng cách cán bộ định mức dự tính bằng thống kê hoặc kinh nghiệm rồi đưa cho công nhân cùng thảo luận quyết định. Định mức theophương pháp tổng hợp có những ưu - nhược điểm sau: * Ưu điểm: Đơn giản, tốn ít thời gian, công sức và trong thời gian ngắn cũng có thể xây dựng được mức. * Nhược điểm: Không phân tích được tỷ mỉ năng lực sản xuất, các điều kiện tổ chức - kỹ thuật cụ thể, không nghiên cứu và sử dụng được tốt những phương pháp sản xuất tiên tiến của người lao động; không xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý ; không khai thác được các khả năng tiềm tàng trong sản xuất, công tác mà ngược lại nó còn hợp pháp hoá những thiếu xót đó, kìm hãm nâng cao năng suất lao động, khiến mức đặt ra thường thấp hơn so với khả năng thực hiện của người lao động . Nhóm các phương pháp phân tích (Các phương pháp ĐMKTLĐ): Nhóm các phương pháp phân tích là các phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích quá trình sản xuất, quá trình lao động, các bước công việc cần định mức, các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hao phí để xác định hao phí thời gian cần thiết cho mỗi yếu tố và xác định mức lao động cho cả bước công việc. Nhóm này có 3 phương pháp : -Phương pháp tính toán. -Phương pháp phân tích khảo sát. -Phương pháp so sánh điển hình. 2.1.Phương pháp tính toán. Phương pháp phân tích tính toán là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật và tiêu chuẩn các loại thời gian để tính mức thời gian cho từng bước công việc. * Ưu điểm : Mức xác định được nhanh và chính xác. * Nhược điểm : Phải có đầy đủ tài liệu tiêu chuẩn thời gian và cán bộ định mức phải nắm vững nghiệp vụ, thành thạo về kỹ thuật. Phương pháp này áp dụng cho những bước công việc thuộc loại hình sản xuất hàng loạt lớn và vừa. 2.2.Phương pháp so sánh điển hình. Phương pháp phân tích khảo sát là phương pháp định mức lao động dựa trên cơ sở phân tích kết cấu bước công việc, các nhân tố ảnh hưởng đến hao phí thời gian, các tài liệu kỹ thuật và tài liệu khảo sát việc sử dụng thời gian của người lao động ngay tại nơi làm việc để tính mức lao động cho từng bước công việc. Căn cứ vào các tài liệu khảo sát sẽ tính được thời gian tác nghiệp trong ca (Ttn ca) Mức lao động được tính bằng công thức : Trong đó : MTg:Mức thời gian MSL:Mức sản lượng Tca :Thời gian ca làm việc. TTnca:Thời gian tác nghiệp trong ca làm việc. TTN:Thời gian tác nghiệp một đơn vị sản phẩm. * Ưu điểm : Mức lao động được xây dựng chính xác, đồng thời còn tổng kết được kinh nghiệm sản xuất tiên tiến của người lao động, cung cấp được tài liệu để cải tiến tổ chức lao động và xây dựng các tiêu chuẩn định mức lao động kỹ thuật đúng đắn. * Nhược điểm : Tốn thời gian, cán bộ định mức phải thành thạo nghiệp vụ, am hiểu kỹ thuật. Chỉ áp dụng cho những công việc trong sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối. 2.3.Phương pháp so sánh điển hình. Phương pháp so sánh điển hình là phương pháp xây dựng mức dựa trên những hao phí của mức điển hình và những nhân tố ảnh hưởng, quy đổi xác định mức. Mức lao động cho mỗi bước công việc trong nhóm được xác định theo công thức sau: Trong đó : Mtgi : Mức thời gian của bước công việc i. Msli: Mức sản lượng của bước công việc i. Mtg1: Mức thời gian bước công việc điển hình. Msl1: Mức sản lượng bước công việc điển hình. Ki : Hệ số đổi. *Ưu điểm :Mức được xây dựng nhanh, tốn ít công sức. *Nhược điểm : Độ chính xác không cao, chỉ áp dụng xây dựng cho bước công việc thuộc loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc. III. Nội dung của công tác định mức. Yêu cầu đối với công tác định mức lao động. Định mức lao động chịu tác động của nhiều nhân tố nhất là những thành tựu khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó định mức lao động còn chịu tác động của các yêú tố sau: -Các điều kiện lao động khi tiến hành công việc. -Các yếu tố liên quan đến vấn đề tổ chức. -Các yếu tố liên quan đến phương pháp lao động tiên tiến trong sản xuất. Khi định mức lao động được tính toán đầy đủ các yếu tố trên thì được gọi là định mức có căn cứ khoa học và các mức được xây dựng là các mức có căn cứ khoa học. Những mức như vậy sẽ thúc đẩy công nhân vươn tới những kết quả lao động cao nhất, trong điều kiện sản xuất nhất định. Do đó, yêu cầu của công tác định mức lao động là : +Định mức lao động phải được xây dựng có căn cứ khoa học, tức là phải phân tích các yếu tố có ảnh hưởng tới sản xuất và phải tổ chức chụp ảnh ngày làm việc, bấm giờ thời gian tác nghiệp. +Trong quá trình tính toán xây dựng định mức lao động phải căn cứ vào các thông số kỹ thuật quy định cho sản phẩm, quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động và tổ chức nơi làm việc hợp lý. +Khi xây dựng mức phải xác định độ phức tạp lao động và cấp bậc công việc, bố trí lao động hợp lý, phương pháp lao động tiên tiến. +Công nhân phải chấp hành tốt, tích cực thực hiện định mức lao động tham gia cải tiến tổ chức lao động và xây dựng mức. +Khi thay đổi kỹ thuật, công nghệ sản xuất, kinh doanh thì phải điều chỉnh mức lao động, đưa ra mức mới. Xây dựng các mức lao động. Xây dựng các mức lao động gồm các quy trình sau: 2.1.Xác định quá trình sản xuất ra sản phẩm và quá trình lao động để thực hiện bước công việc. Quá trình sản xuất là quá trình làm ra một loại sản phẩm nào đó cần thiết cho tiêu dùng xã hội thường được thực hiện khép kín trong doanh nghiệp. Tuỳ theo công nghệ sản xuất, quá trình sản xuất thường chia ra các quá trình bộ phận. Quá trình sản xuất bao gồm : -Quá trình chuẩn bị sản xuất (thiết kế sản phẩm, xây dựng quá trình công nghệ, chuẩn bị máy móc thiết bị, nhà xưởng nguyên nhiên vật liệu, năng lượng...). -Quá trình công nghệ. -Quá trình kiểm tra kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. -Quá trình phục vụ sản xuất (vận chuyển, sửa chữa, phục vụ năng lượng, dụng cụ, nguyên vật liệu...). Quá trình công nghệ là quá trình quan trọng nhất của quá trình sản xuất, là quá trình làm thay đổi chất lượng của đối tượng lao động (thay đổi hình dáng kích thước tính chất lý hoá...) để trở thành sản phẩm nhất định. Tuỳ sự phát triển sản xuất (công nghệ sản xuất, tổ chức sản xuất) quá trình sản xuất bộ phận được phân chia thành các bước công việc . Bước công việc là một bộ phận của qúa trình sản xuất được thực hiện trên một đối tượng lao động nhất định (cùng loại nguyên vật liệu, một chi tiết máy) tại nơi làm việc nhất định do một hoặc một nhóm người thực hiện. Đặc trưng cơ bản của bước công việc là sự cố định về đối tượng lao động, người công nhân và nơi làm việc. Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc là cơ sở để phân phối hợp lý công việc giữa những người thực hiện, để tổ chức và lập kế hoạch hoá lao động đúng đắn, để tính kết quả hoạt động của công nhân. Nhờ có sự phân chia quá trình sản xuất thành các bước công việc, trên mỗi bước công việc xác định được hao phí lao động do đó có thể tính được lao động hao phí của toàn bộ quá trình sản xuất. Bước công việc là đối tượng của định mức, khi tiến hành định mức thường căn cứ vào bước công việc để định mức. *Về mặt công nghệ : Về mặt công nghệ lại chia ra : -Giai đoạn chuyển tiếp : là bộ phận đồng nhất về công nghệ của bước công việc, nó được biểu thị bằng sự cố định của bề mặt gia công, dụng cụ và chế độ gia công. Trong loại hình sản xuất hàng khối, mỗi bước công việc thường chỉ có một giai đoạn chuyển tiếp, còn trong loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ và đơn chiếc mỗi bước công việc thường bao gồm một số giai đoạn chuyển tiếp. -Bước chuyển tiếp: là một phần việc như nhau lặp đi lặp lại trong giai đoạn chuyển tiếp . *Về mặt lao động: Bước công việc được phân chia thành các thao tác, rồi chia thành các động tác và cuối cùng chia thành các cử động. Thao tác lao động. Thao tác là tổ hợp các hoạt động của công nhân nhằm thực hiện một mục đích nhất định về công nghệ. Nhờ việc xác định thao tác ta có thể phân tích xác định hợp lý quá trình làm việc của công nhân, đảm bảo không có thao tác thừa, trùng lặp gây tổn thất, tăng thêm thời gian hoàn thành công việc. b. Động tác. Động tác là một bộ phận của thao tác biểu thị bằng những cử động chân tay và thân thể người công nhân nhằm mục đích lấy hay di chuyển một vật nào đó. Sự phân chia thao tác thành các động tác nhằm mục đích hợp lý hoá hơn nữa quá trình lao động của công nhân. Cử động. Cử động là một phần của động tác được biểu thị bằng sự thay đổi một lần vị trí các bộ phận cơ thể của công nhân. Như vây, sự phân chia nhỏ các quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành tạo điều kiện nghiên cứu độ dài chu kỳ sản xuất, đề ra biện pháp rút ngắn chu kỳ sản xuất sản phẩm, dự kiến kết cấu hợp lý các bước công việc, các thao tác làm việc tiên tiến, để tổ chức sản xuất, tổ chức lao động xây dựng mức lao động có căn cứ khoa học. Sơ đồ 1 : Sự phân chia quá trình sản xuất thành các bộ phận hợp thành: Quá trình sản xuất Quá trình bộ phận Bước công việc Giai đoạn chuyển tiếp Bước chuyển tiếp Thao tác Động tác Cử động Mặt công nghệ Mặt lao động 2.2.Phân loại hao phí thời gian làm việc của người lao động. Để định mức lao động có căn cứ khoa học cần phải nghiên cứu có hệ thống việc sử dụng thời gian trong quá trình làm việc. Qua nghiên cứu thời gian hao phí sẽ tìm thấy thời gian làm việc có ích cần thiết và thời gian lãng phí trong ca sản xuất, tìm nguyên nhân của những thời gian làm việc lãng phí đề ra biện pháp nhằm xoá bỏ hoặc hạn chế đến mức thấp nhất những lãng phí nâng cao tỷ trọng thời gian làm việc có ích trong ngày. Thời gian làm việc trong ngày của người lao động được ký hiệu là Tca được chia ra: Thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất - gọi là thời gian được định mức - ký hiệu là Tđm Thời gian lãng phí còn gọi là thời gian không được định mức - ký hiệu là Tkđm. a. Thời gian được tính trong mức (Tđm). Là thời gian người công nhân làm những công việc để hoàn thành sản phẩm. Thời gian được tính trong mức bao gồm các loại thời gian sau: - Thời gian chuẩn kết (Tck): là thời gian người lao động dùng và việc chuẩn bị phương tiện sản xuất, công tác để thực hiện khối lượng công việc được giao và tiến hành mọi hoạt động có liên quan đến việc hoàn thành khối lượng công việc đó. Gồm có: thời gian nhận nhiệm vụ, bản vẽ, nhận dụng cụ, dọn vệ sinh, thời gian chuẩn bị và kết thúc công việc.Thời gian này chỉ hao phí một lần cho cả loạt sản phẩm, không phụ thuộc vào khối lượng sản phẩm và độ dài thời gian làm việc trong công tác. -Thời gian tác ngiệp (Ttn): là thời gian trực tiếp hoàn thành bước công việc. Nó được lặp đi lặp lại qua từng đơn vị sản phẩm. Trong thời gian tác nghiệp bao gồm: +Thời gian chính: là thời gian làm cho đối tượng lao động thay đổi về mặt chất lượng (hình dáng, kích thước,tính chất lý hoá…) +Thời gian phụ: là thời gian công nhân hao phí vào các hoạt động cần thiết để tạo khả năng làm thay đổi chất lượng, đối tượng lao động. -Thời gian phục vụ nơi làm việc (Tpv) là thời gian hao phí để người công nhân trông coi và đảm bảo cho nơi làm việc hoạt động liên tục trong suốt ca làm việc. Thời gian phục vụ nơi làm việc gồm: +Thời gian phục vụ tổ chức (Tpvt): là thời gian hao phí để làm các công việc phục vụ có tính chất tổ chức như giao nhận ca sắp xếp nơi làm việc. +Thời gian phục vụ kỹ thuật (Tpvk): là thời gian hao phí để làm các công việc có tính lỹ thuật như điều chỉnh máy sửa chữa các dụng cụ. -Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu cần thiết (Tnn): bao gồm thời gian nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ và thời gian nghỉ ngơi vì nhu cầu cần thiết của công nhân . Thời gian không được tính trong mức (TKĐM). Thời gian ngoài định mức là thời gian người công nhân không làm cho các công việc phục vụ cho việc hoàn thành sản phẩm. Bao gồm các loại sau: -Thời gian lãng phí công nhân (TLPCN): bao gồm thời gian người công nhân đi muộn, về sớm, nói chuyện riêng trong khi làm việc. -Thời gian lãng phí do tổ chức (TLPTC): là thời gian lãng phí của công nhân do tổ chức gây nên như chờ dụng cụ, chờ nguyên vật liệu, chờ sửa chữa... -Thời gian lãng phí không sản xuất (TLPK): là thời gian lãng phí làm những việc không trong nhiệm vụ quy định. Thí dụ theo quy định tổ cơ điện phải sửa chữa khi có trục trặc về điện nhưng do không túc trực thường xuyên nên công nhân phải tự sửa chữa lấy. -Thời gian lãng phí kỹ thuật (TLPKT): là thời gian lãng phí do bị tác động của các yếu tố khách quan như mất điện, nước. Sơ đồ 2 : phân loại thời gian làm việc Thời gian trong ca Thời gian lãng phí Thời gian làm việc cần thiết Thời gian chuẩn kết Thời gian tác nghiệp Thời gian phục vụ Thời gian nghỉ ngơi và nhu cầu Lãng phí do công nhân Lãng phí do kỹ thuật Lãng phí do tổ chức Thời gian chính Thời gian phụ Thời gian phục vụ tổ chức Thời gian phục vụ kỹ thuật Thời gian được tính trong mức Lãng phí không sản xuất Thời gian không được tính trong mức 2.3.Phương pháp xác định mức kỹ thuật lao động . 2.3.1.Mức thời gian . Công thức chung để tính mức lao động: MTG = TCK+TTN+TPV+TNC Trong đó : MTG:Mức thời gian đầy đủ của một sản phẩm. TCK:Mức thời gian chuẩn kết. TTN:Mức thời gian tác nghiệp. TNC:Mức thời gian nhu cầu và nghỉ ngơi. TPV:Mức thời gian phục vụ . Tuỳ theo từng loại hình sản xuất mà người ta tính mức thời gian ở các dạng khác nhau: +Đối với loại hình sản xuất đơn chiếc : Trong đó: a, b là % của thời gian phục vụ và nhu cầu so với thời gian tác nghiệp. TCK :Thời gian chuẩn kết cho một sản phẩm . +Đối với loại hình sản xuất hàng loạt : Trong đó : TCK:Thời gian chuẩn kết cho cả loạt sản phẩm . N : Số sản phẩm sản xuất trong loạt. 2.3.2.Mức sản lượng . Khi biết mức thời gian, mức sản lượng được tính theo công thức sau: T = TN M = M Tca M hay t SL TG SL tn Trong đó: MSL: Mức sản lượng . Tca :Thời gian ca làm việc TTN : Tổng thời gian tác nghiệp. ttn: Thời gian tác nghiệp của một đơn vị sản phẩm. Đối với loại hình sản xuất hàng khối : TGK CK ca SL M T T M - = Trong đó : MTGKlà mức thời gian không đầy đủ cho một đơn vị sản phẩm tức là mức thời gian không có TCK.. áp dụng và quản lý các mức lao động. Hiệu quả của công tác định mức không chỉ dừng lại ở công tác xây dựng mức mà còn phải áp dụng mức vào sản xuất thường xuyên và tạo điều kiện cho người lao động đạt và vượt mức. Do đó, việc quản lý và áp dụng mức thường xuyên ở doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng. 3.1.Đưa mức vào sản xuất . Việc đưa mức vào sản xuất thường xuyên nhằm: -Phát huy hiệu quả của mức vừa xây dựng. -Phát huy đầy đủ tác dụng của công tác định mức lao động . Nhưng khi đưa mức vào sản xuất cần phải phổ biến mức đó tới mọi cán bộ công nhân viên trong công ty biết và hiểu về những mức mà công ty sẽ áp dụng. Mức đưa vào phải là mức trung bình tiên tiến - là những mức mà trong điều kiện sản xuất bình thường, những người lao động nào nắm vững kỹ thuật, có ý thức lao động, tận dụng thời gian làm việc thì đều đạt và vượt mức. Cán bộ định mức và cán bộ lãnh đạo phải bảo đảm các điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như đã qui định khi tiến hành định mức. Nếu những mức mới xây dựng cho những công việc mới đưa vào sản xuất công nhân chưa có kinh nghiệm thì thường để ở dạng "mức tạm thời" trong một thời gian để công nhân quen dần với công việc mới. Cán bộ kỹ thuật hay đốc công, tổ trưởng hướng dẫn cho công nhân cách có thể đạt và vượt mức với chất lượng cao. Theo luật lao động quy định thì thời gian làm thử là 3 tháng. 3.2.Phân tích tình hình thực hiện mức. Phân tích tình hình thực hiện mức thường xuyên, có hệ thống là một nội dung quan trọng của công tác định mức lao động. Phân tích tình hình thực hịên mức nhằm kiểm tra sự chính xác của mức, phát hiện những mức sai, mức lạc hậu, rút kinh nghiệm để cho những lần thực hiện tiếp sau. Dựa vào các số liệu đã thống kê được tiến hành phân tích mức theo các chỉ tiêu sau: +Chỉ tiêu đánh giá công tác xây dựng mức gồm: -Tỉ lệ công việc có mức so với tổng số công việc có thể định mức. -Tỉ lệ mức có căn cứ kỹ thuật so với tổng số mức. +Chỉ tiêu phản ánh việc áp dụng mức trong sản xuất gồm: -Tỉ lệ người lao động làm việc có mức so với tổng số người lao động . -Tỉ lệ người lao động làm việc theo mức có căn cứ kỹ thuật so với tổng số người lao động làm việc có mức. Sau khi phân tính toán, phân tích các số liệu thì cán bộ định mức có thể biết được mức nào cần được sửa đổi, mức nào sẽ tiếp tục duy trì, mức nào cần loại bỏ. 3.3.Xem xét và điều chỉnh mức. Các mức dù được xây dựng chính xác, có căn cứ khoa học nhưng trong quá trình thực hiện nhiều phương tiện, công nghệ sản xuất mới được áp dụng, trình độ thành thạo kỹ năng sản xuất được nâng cao, các mức sai (những mức khi xây dựng không tính đủ, đúng các điều kiện tổ chức kỹ thuật - thực tế công nhân thực hiện thường cao hay thấp hơn so với mức), mức lạc hậu (là mức không còn phù hợp với điều kiện thực tế để thực hiện nó, do có sự thay đổi kỹ thuật, công nghệ,trình độ công nhân) xuất hiện kìm hãm tăng năng suất lao động, dẫn đến những sai sót nhỏ trong việc đánh giá thi đua khen thưởng và trả lương cho công nhân. Vì vậy, việc định kỳ thường xuyên xem lại mức và điều chỉnh mức là một nội dung không thể thiếu của công tác định mức lao động . Điều kiện đưa mưc vào sản xuất thường xuyên. Để đưa mức vào sản xuất thường xuyên cần phải thực hiện những điều kiện sau: -Hội đồng định mức của cơ sở, doanh nghiệp thông qua sau đó giám đốc doanh nghiệp ký quyết định trước khi ban hành. -Bảo đảm các điều kiện tổ chức kỹ thuật đúng như đã quy định khi tiến hành xây dựng mức để tạo điều kiện cho người lao động đạt và vượt mức. -Định mức luôn gắn với các điều kiện tổ chức kỹ thuật, máy móc thiết bị, qui trình công nghệ sản xuất của doanh nghiệp. -Hướng dẫn sản xuất cho công nhân: giới thiệu và chỉ dẫn cho họ phương pháp làm việc đạt và vượt mức với chất lượng cao. Nội dung hướng dẫn gồm: giới thiệu qui trình công nghệ hợp lý, giới thiệu phương pháp và kinh nghiệm để tránh làm ra hàng xấu, hàng kém chất lượng, giới thiệu các biện pháp an toàn thiết bị và an toàn lao động khi thao tác. Tổ chức quản lý sản xuất: Tổ chức sản xuất là một yếu tố tác động rất lớn đến việc xây dựng và thực hiện mức. Tổ chức nơi làm việc gồm có tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý. Về tổ chức sản xuất : Yêu cầu phải có kế hoạch cung cấp nguyên vật liệu đầy đủ, bộ phận sửa chữa phải thường xuyên kiểm tra máy móc có chu kỳ và phải túc trực liên tục tại nơi sản xuất tránh tình trạng máy hỏng công nhân phải chờ lâu. Khi có đơn đặt hàng thì phải có kế hoạch sản xuất hợp lý tránh việc sản xuất thêm giờ quá nhiều do không kịp thời gian giao hàng. Hàng tháng có kế hoạch sản xuất cụ thể. Về tổ chức quản lý: Trách nhiệm thuộc về phòng Tổ chức lao động. Cần phải quản lý chặt chẽ các vấn đề sau: -Quản lý chặt chẽ giờ giấc làm việc của công nhân. Không cho phép công nhân tự do đi lại trong phân xưởng, không ra ngoài uống nước, không đến muộn về sớm. -Tạo mọi điều kiện thuận lợi để người lao động làm việc với hiệu quả cao nhất về cách tổ chức sản xuất, tổ chức phục vụ nơi làm việc . -Quan tâm đến nhu cầu vật chất, văn hoá, tinh thần cho công nhân . -Quan tâm đến các quyền lợi của người lao động về các chế độ bảo hiểm xã hộ, y tế, trợ cấp thai sản... -Đẩy mạnh vai trò của Đảng Đoàn, Hội phụ nữ động viên thăm hỏi công nhân khi ốm đau, khó khăn . Điều kiện làm việc: Điều kiện làm việc có ảnh hưởng trực tiếp đến việc hoàn thành mức. Để công nhân hoàn thành và vượt mức đề ra thì công ty phải tạo điều kiện làm việc tốt nhất. Đó là công ty phải khắc phục các vấn đề sau : -Tính đơn điệu của công việc: Cần có sự luân chuyển công việc sau một thời gian làm một công việc, một bước công việc nào đó. -Nhiệt độ tại nơi làm việc : đảm bảo nhiệt độ thích hợp từ 20-250C. -Chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý : bố trí thời gian làm việc giữa các ca để thuận tiện cho công nhân và cho công ty trong việc quản lý giờ giấc làm việc. Thời gian nghỉ giữa ca nên từ 10 - 15 phút, thời gian nghỉ ăn cơm nên từ 30 - 45 phút để đảm bảo cho công nhân có thời gian hồi phục sức khoẻ. -Nơi làm việc phải bố trí rộng rãi, thoáng mát, màu sắc phù hợp như sử dụng các gam màu nhạt, sáng vào mùa hè sẽ không gây cảm giác mệt mỏi hay mùa đông có thể sử dụng gam màu đậm tạo cảm giác ấm áp...Cùng với đó phải chú ý ánh sáng tại nơi làm việc tốt nhất nên tận dụng tối đa nguồn ánh sáng tự nhiên. Thực hiện phân công và hiệp tác lao động phù hợp: Mỗi công nhân khác nhau có một trình độ khác nhau nên cần phải phân công cho họ các công việc có cấp bậc công việc phù hợp với cấp bậc công nhân. Phân chia ra các tổ và quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm, công việc phải hoàn thành của mỗi tổ, mỗi công nhân trong tổ tránh tình trạng để công việc chồng chéo nhau. Việc phân công này đảm bảo vừa có tính chuyên môn hoá vừa có tính hiệp tác trong lao động. Lựa chọn được hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý là điều kiện để nâng cao khả năng thực hiện mức của công nhân cũng như nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, còn có điều kiện về trình độ tay nghề chuyên môn nghiệp vụ của công nhân, trình độ của bộ phận làm công tác định mức. Đối với công nhân thì phải hiểu quy trình công nghệ sản xuất ra sản phẩm, có trình độ chuyên môn, hiểu biết về kỹ thuật. Đối với cán bộ định mức thì phải là người được đào tạo đúng chuyên nghành kinh tế lao động, có sự am hiểu về định mức lao động, có trách nhiệm trong công việc. Tất cả những điều kiện trên phải đảm bảo đầy đủ tốt nhất giúp cho quá trình làm việc của công nhân được liên tục và đạt kết quả tốt nhất nhằm hoàn thành và vượt mức đề ra. Các điều kiện đó phải phù hợp với đặc điểm lao động và tổ chức sản xuất cũng như quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty. Kết luận chương I. Như vậy, định mức lao động là yếu tố không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào dù đó là doanh nghiệp sản xuất hay phi sản xuất. Bởi lẽ, khi đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh thì mục tiêu đầu tiên đều là lợi nhuận (trừ doanh nghiệp hoạt động công ích), mà để đạt lợi nhuận cao thì phải tìm mọi biện pháp để giảm chi phí, hạ giá thành, tăng năng suất lao động. Điều cốt lõi là phải tổ chức quản lý và sản xuất sao cho khoa học nhất. Vì thế, các doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình các mức lao động như: mức thời gian, mức sản lượng, mức phục vụ, mức quản lý. Dựa vào các mức được đưa ra là cơ sở để phân phối theo lao động, để tăng năng suất lao động và là cơ sở để lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong giai đoạn tiếp theo. Trong doanh nghiệp tất cả các nhân tố như: tổ chức sản xuất, điều kiện lao động, trình độ hiện đại của máy móc thiết bị, tổ chức phục vụ nơi làm việc và chất lượng lao động đều ảnh hưởng lớn đến các mức lao động. Các nhân tố này có tốt có hợp lý thì mới tạo điều kiện để xây dựng và thức hiện mức có hiệu quả. Vì vậy phải đề xuất ra các biện pháp hoàn thiện hơn nữa các nhân tố ảnh hưởng trên. Như vậy, giữa chúng có mỗi quan hệ qua lại khăng khít với nhau mà cán bộ định mức cần nắm được để có thể vận dụng phương pháp tiến hành định mức lao động thích hợp phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp mình, xây dựng được các mức lao động chính xác nhất, có hiệu quả nhất. Công ty sứ Thanh Trì đã được thành lập từ rất lâu đời nhưng công tác định mức lao động vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn. Đặc biệt là cách xây dựng mức hiện nay của Công ty (Công ty sử dụng phương pháp thống kê - kinh nghiệm để xây dựng mức). Các nhân tố ảnh hưởng như điều kiện lao động, tổ chức phục vụ nơi làm việc, tổ chức sản xuất vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục kịp thời. áp dụng những lý thuyết về định mức lao động đối với Công ty sứ Thanh Trì để phân tích thực trạng tình hình quản lý và thực hiện định mức lao động nhằm đưa ra các biện pháp và đề xuất những mức mới. Chương II Thực trạng công tác tổ chức thực hiện ĐMLĐ tại công ty sứ thanh trì I. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty sứ Thanh Trì có nguồn gốc sơ khai từ một cơ sở sản xuất nhỏ chuyên sản xuất bát của tư nhân. Sau khi được tiếp quản thành xí nghiệp quốc doanh, Công ty đã tồn tại và phát triển trên những giai đoạn sau: ăGiai đoạn từ 1961-1987. Tháng 3/1961 xưởng gạch Thanh Trì được thành lập (sau đổi tên thành xí nghiệp gạch Thanh Trì). Tới năm 1980 Xí nghiệp được đổi tên thành Nhà máy sành sứ xây dựng Thanh Trì và bắt đầu đi vào sản xuất các sản phẩm gốm sứ có tráng men. Sản lượng sản phẩm trong năm 1980 như sau: -Gạch chịu axit :100.000-470.000 viên /năm. -Gạch men sứ : 11.000-111.000 viên /năm. -ống sành : 41.000-42.000 chiếc /năm. -Sứ vệ sinh : 200-500 chiếc /năm. Tổng khối lượng hàng năm khoảng 80 tấn, với số lượng cán bộ công nhân viên là 250 người . Trong giai đoạn này, do sản xuất dàn trải ra nhiều mặt hàng, công nghệ và thiết bị chắp vá, nên hầu hết các sản phẩm có phẩm cấp thấp (ở dạng sành độ hút nước lớn hơn 12%), chất lượng kém và mẫu mã đơn điệu. Tuy nhiên, do có cơ chế bao cấp và sản lượng rất nhỏ bé nên vẫn tiêu thụ hết sản phẩm. ăGiai đoạn 1988-1991 Thời gian này, Nhà nước bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý, trong khi đó Nhà máy vẫn còn làm ăn theo lối cũ nên sản phẩm làm ra không cạnh tranh nổi với các sản phẩm cùng loại trong và ngoài nước. Chi phí sản xuất quá lớn và chất lượng kém đã làm tồn đọng các sản phẩm trong kho, dẫn đến chỗ Nhà máy không thể tiếp tục sản xuất và hơn một nửa công nhân không có việc làm. Nhà máy ở bên bờ phá sản. ă Giai đoạn 1992 đến nay. Lãnh đạo Bộ xây dựng và Liên hiệp các Xí nghiệp thuỷ tinh và gốm sứ xây dựng(nay là Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng ) đã kịp thời nhận thấy vấn đề và có hướng giải quyết nhằm đưa Nhà máy thoát khỏi tình trạng bế tắc. Xuất phát từ quan điểm “công nghệ quyết định chất lượng sản phẩm “, Tổng giám đốc đã chỉ đạo Nhà máy cho ngừng sản xuất để tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới, đổi mới thiết bị và điều kiện làm việc, sắp xếp lại bằng và dây chuyền sản xuất. Trong 11 tháng ngừng sản xuất (từ 12/1991-11/1992) các công việc được tiến hành với tinh thần hết sức khẩn trương. Kết quả, tháng 11/1992 Nhà máy đã ở tư thế sẵn sàng đi vào sản xuất lại với hàng loạt yếu tố mới: Nguyên liệu mới . Bài phối liệu xương men mới. Công nghệ mới. Máy móc thiết bị mới Sau khi được phép hoạt động trở lại, trong vòng 46 ngày cuối năm 1992, Nhà máy đã sản xuất được 20.4000 sản phẩm với chất lượng cao hơn hẳn các năm trước gấp 3-4 lần sản lượng của cả năm 1990, 1991 ( mỗi năm khoảng 6.000 sản phẩm ) và từ đó đến nay sản lượng cũng như doanh thu của Nhà máy đã tăng trưởng không ngừng qua mỗi năm . Từ chỗ hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình đốn, bế tắc, đã có thời điểm ngân hàng ngừng giao dịch, nguy cơ phá sản đã cận kề . Nhưng bằng những cố gắng hết mình, dưới sự chỉ đạo cương quyết, sát sao của Tổng công ty Thuỷ tinh và gốm xây dựng, tập thể CBCNV trong Công ty đã từng bước vượt qua khó khăn, thử thách để trụ vững và phát triển. Nhìn thấy trước nhu cầu ngày càng tăng về sứ vệ sinh, năm 1994 Công ty đã thực hiện dự án đầu tư dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh với công nghệ và thiết bị hiện đại đồng bộ cuả Italia với công suất thiết kế là 75.000 sản phẩm / năm với tổng vốn đầu tư trên 34 tỷ đồng Việt Nam. Dây chuyền này đi vào hoạt động đã cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết nằng lực của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo trên cơ sở khoa học của tập thể CBCNV trong Công ty đã nâng công suất lên 100.000 sản phẩm / năm bằng 133% công suất thiết kế. Phát huy những kết quả đã đạt được, Công ty đã thực hiện việc đầu tư lần hai cải tạo và mở rộng dây truyền sản xuất số 1 là dây chuyền được xây dựng năm 1992 nâng công suất từ 100.000 sản phẩm / năm lên 400.000 sản phẩm/năm với các thiết bị chủ yếu được nhập từ Italia, Mỹ, Anh. Tổng vốn đầu tư trên 90 tỷ đồng Việt Nam. Hiện nay dây chuyền này đã đi vào hoạt động nâng năng lực sản xuất của Công ty lên 500.000-600.000 sản phẩm/năm đứng đầu về sản lượng so với các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh trong nước. Ngoài ra, bằng một số máy móc thiết bị của dây chuyền sản xuất số 1 không sử dụng tốt sau lần đầu tư cải tạo mở rộng, Công ty đã liên kết với xí nghiêp VLXD Việt Trì xây dựng và đưa vào sản xuất thành một dây chuyền sản xuất sứ vệ sinh. Sản phẩm được làm ra mang nhãn hiệu Viglacera. Đến nay Công ty đã phát huy và củng cố vị trí hàng đầu của mình trong lĩnh vực sản xuất sứ vệ sinh trong nước. II. Đặc điểm của Công ty có ảnh hưởng tới thực hiện công tác ĐMLĐKH. 1. Nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu dùng sản xuất sứ vệ sinh bao gồm nguyên liệu để sản xuất hồ và nguyên vật liệu để chế tạo men. Nguyên vật liệu để chế tạo hồ bao gồm các loại : Đất sét, đất cao lanh, Feldspar, Quartz. Các nguyên vật liệu này chủ yếu được khai thác trong nước do một số nhà cung cấp cung ứng cho Công ty. Hiện nay, Công ty đang sử dụng đất sét ở Hải Dương, Cao lanh và Quartz ở Yên Bái, Feltspar ở Yên Bái và Phú Thọ. Nguyên vật liệu để chế tạo men gồm các loại : Cao lanh, Feldspar, Quartz,ZnSiO4, CaCO3, ZnO, thuỷ tinh lỏng,chất chống vữa , bột màu , thạch cao. Nguyên vật liệu chế tạo men vừa nhập ngoại vừa dùng ở trong nước . Trước khi nhập vào kho các của Công ty các nguyên vật liệu đều phải qua sự kiểm tra của phòng kỹ thuật -KCS theo các thông số kỹ thuật đã được thông qua trước giữa nhà cung cấp và Công ty. Nhờ đó mà sản phẩm của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn quốc tế. Với các nguồn nguyên liệu dồi dào nên Công ty chưa bao giờ phải ngừng sản xuất vì lý do thiếu nguyên liệu. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất của công nhân được diễn ra liên tục. 2. Máy móc thiết bị. Định mức lao động chịu tác động của các thành tựu tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty sứ Thanh Trì là sản xuất các sản phẩm sứ vệ sinh cao cấp phục vụ nhu cầu dân dụng và công nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những mục tiêu chủ yếu của Công ty để nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, Công ty đã đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ bằng cách nhập khẩu từ nước ngoài với công suất thiết kế hàng trăm nghìn sản phẩm một năm. Dây chuyền này đi vào hoạt động đã cho ra đời các sản phẩm sứ vệ sinh đạt tiêu chuẩn Châu Âu. Với ý thức tiết kiệm, tận dụng hết năng lực sản xuất của từng công đoạn, kết hợp với sự sáng tạo có cơ sở khoa học của tập thể CBCNV trong Công ty đã nâng công suất lên 100.000 sản phẩm / năm = 133% công suất thiết kế. Hiện tại, Công ty có hai dây chuyền sản xuất hiện đại có khả năng đáp ứng nhu cầu sản phẩm của thị trường. Từ công đoạn kiểm tra nguyên vật liệu đến đóng gói đều sử dụng bằng máy với những tiêu chuẩn kỹ thuật đã qui định cho mỗi loại sản phẩm. Các phân xưởng sản xuất của Công ty đã được trang bị máy móc hiện đại hơn trước đây rất nhiều lần, nâng năng lực sản xuất của Công ty lên 500.000-600.000 sản phẩm / năm đứng đầu về sản lượng so với các nhà máy sản xuất sứ vệ sinh trong nước. Hàng năm, Công ty vẫn đầu tư xây dựng mới và cải tiến máy móc cho hiện đại hơn. Vì thế, công tác định mức lao động cũng phải thường xuyên thay đổi, xây dựng lại cho phù hợp với trình độ hiện đại của máy móc và thiết bị. 3. Đặc điểm lao động. Nếu so với các ngành nghề khác như dệt may, giầy da...thì số lượng lao động của Công ty chưa phải là nhiều. Tuy nhiên, so sánh với các Công ty khác cùng nghành thì Công ty sứ Thanh Trì có một đội ngũ công nhân khá lớn . 3.1.Về số lượng. Tính đến cuối năm 2002 tổng số cán bộ công nhân viên của Công ty là 467 người (không tính lao động thời vụ) trong đó: Bảng 1: Số lượng cán bộ công nhân viên Công ty sứ Thanh Trì. Loại lao động Số người Tỷ lệ (%) -Lao động nam -Lao động nữ 372 95 79.66% 20.34% -Lao động gián tiếp + Đại học + Cao đẳng +Trung cấp -Lao động trực tiếp +LĐ sản xuất sứ vệ sinh. +LĐ cơ khí, cơ giới. 96 68 8 20 286 270 16 20.56% 61.24% -Lao động phục vụ 85 18.2% Nguồn: Phòng TCLĐ Nhìn vào bảng ta thấy, tỷ lệ lao động nữ của Công ty chiếm tỷ lệ 20.34%, tỷ lệ này là thấp tuy nhiên đây là do đặc điểm nghành nghề sản xuất kinh doanh của Công ty. Với nguồn lao động đông đảo là một điều kiện thuận lợi cho Công ty trong việc chọn lựa những người có năng lực thật sự, nhưng cũng là một thách thức nếu Công ty không có chính sách quản lý lao động hợp lý. 3.2.Về chất lượng. Để đánh giá chất lượng nguồn nhân lực của Công ty chúng ta có thể căn cứ vào một số tiêu thức sau: *Trình độ văn hoá : Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và thực hiện mức lao động. Công ty sứ Thanh Trì có nguồn nhân lực có trình độ văn hoá tương đối cao được thể hiện qua bảng sau: Bảng 2: Bảng cơ cấu trình độ lao động theo trình độ văn hoá. Stt Đơn vị Chưa tốt nghiệp PTCS Tốt nghiệp PTCS Tốt nghiệp PTTH-BăNG TảI Tổng Người % Người % Người % 1 Văn phòng 9 1.93 29 6.21 38 2 Phòng TC-KT 8 1.71 8 3 Phòng kinh doanh 5 1.07 44 9.42 49 4 Phòng KT-KCS 10 2.14 10 5 Phòng KH-ĐTư 10 2.14 10 6 Phòng XNK 3 0.64 3 7 Phòng TCLĐ 4 0.85 4 8 Nhà máy sứ TT 3 0.64 68 14.56 231 49.46 302 9 Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu 3 0.64 29 6.21 32 10 Văn phòng đại diện 1 0.21 1 11 Chi nhánh Đà Nẵng 10 2.14 10 12 Tổng 3 0.64 85 18.2 379 81.15 467 Nguồn : Phòng TCLĐ Nhìn vào bảng trên ta thấy Công ty có nguồn nhân lực có trình độ văn hoá tương đối cao: 100% người lao động biết chữ, tỷ lệ tốt nghiệp PTTH và bổ túc văn hoá là 81.15%, tỷ lệ tốt nghiệp PTCS là 18.2%, chỉ có 0.64% lao động chưa tốt nghiệp THCS. Với mặt bằng văn hoá tương đối cao này chứng tỏ Công ty có nguồn nhân lực tốt. Trình độ văn hoá cao giúp người lao động có thể tiếp thu và vận dụng thành công những thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Mặt khác, trình độ văn hoá cao giúp cho người lao động nhận thức tôt hơn về chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty và có thái độ, tinh thần lao động đúng đắn, có khả năng phá huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoàn thành và vượt mức lao động đề ra, nâng cao năng xuất lao động, mang lại hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh của Công ty . Tóm lại, đây là một điều kiện thuận lợi mà Công ty cần khai thác phát huy nhằm mục tiêu mang lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh. *Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động : Cùng với trình độ văn hoá thì trình độ chuyên môn kỹ thuật là tiêu trí để phản ánh mặt chất, phản ánh khả năng làm việc thực tế của người lao động. Trình độ lao động của Công ty sứ Thanh Trì xét theo chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3: Bảng cơ cấu trình độ lao động theo trình độ đào tạo Stt Đơn vị Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Chưa qua đào tạo 1 Văn phòng 3 4 14 17 2 Phòng TC-KT 5 3 3 Phòng kinh doanh 15 5 15 4 10 4 Phòng KT-KCS 10 5 Phòng KH-ĐTư 7 1 2 6 Phòng XNK 3 7 Phòng TCLĐ 4 8 Nhà máy sứ TT 13 5 8 225 51 9 Xí nghiệp sx khuôn mẫu 5 22 5 10 Văn phòng đại diện 1 11 Chi nhánh Đà Nẵng 5 2 2 1 12 Tổng 71 11 34 267 84 Nguồn : Phòng TCLĐ. Công ty sứ Thanh Trì hiện tại có có một đội ngũ lao động có trình độ tương đối cao. Tỷ lệ người có trình độ đại học, cao đẳng chiếm 17.56%, tỷ lệ người có trình độ trung cấp 7.28%, sơ cấp là 57.17% và lao động chưa qua đào tạo là 17.9%. Đây là một tỷ lệ rất cao so với tỷ lệ đại học được tính chung cho các Công ty liên doanh là 7.02%; các doanh nghiệp quốc doanh là 4.38%; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 12.9%. Xét về cơ cấu nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty chưa hợp lý, tỷ lệ đại học quá cao trong khi đó tỷ lệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp rất thấp. Theo tiêu chuẩn của các nước phát triển thì tỷ lệ hợp lý là 1/4/10, tức là cứ 1 đại học thì cần 4 kỹ thuật viên và 10 công nhân kỹ thuật. Mặt khác, tỷ lệ người lao động chưa qua đào tạo của Công ty còn khá cao (chiếm 17,9%). Điều này cho thấy trong thời gian tới Công ty cần phải chú trọng đào tạo đội ngũ trung cấp và sơ cấp, nhất là nên đào tạo kỹ thuật viên trung cấp sẽ giúp ích rất lớn cho quá trình sản xuất của Công ty. Cùng với đó, trình độ tay nghề của công nhân toàn Công ty cũng là một vấn đề được quan tâm trong chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty có 100% công nhân từ bậc 3 trở lên trong đó tỷ lệ công nhân bậc 3,4 là 68.56%, tỷ lệ công nhân bậc 5 là 16.76%, bậc 6 là 13.47% và chỉ có 1 công nhân bặc 7. Hằng năm Công ty đều có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân và tổ chức thi nâng bậc. Đó chính là một yếu tố tác động lớn đến việc thực hiện ĐMLĐ bởi lẽ ĐMLĐ được xây dựng nên từ hao phí thời gian làm việc thực tế của công nhân mà những công nhân có trình độ tay nghề cao thì thời gian hao phí trên một đơn vị sản phẩm giảm, tỷ lệ phế phẩm ít và thường hoàn thành vượt mức. Về độ tuổi: Nhìn chung lao động của Công ty có độ tuổi tương đối trẻ. Số lao động <30 tuổi chiếm 44.13%, số lao động từ 30 - 40 tuổi chiếm 38.04%, từ 40-50 tuổi là 25.65% và chỉ có 10 người trên 50 tuổi. Với một nguồn lao động mà độ tuổi đang sung mãn cả về thể chất và tinh thần, Công ty cần phải có nhiều biện pháp khuyến khích để người lao động làm việc, phát huy hết năng lực tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy còn có những điểm hạn chế nhưng để có một nguồn lao động như hiện nay Công ty sứ Thanh Trì đã trải qua một chặng đường cố gắng rất dài, gian khổ. Với sự phát triển như hiện nay của Công ty thì trong những năm tới, đội ngũ lao động của Công ty sẽ ngày càng được phát triển cả về số lượng và về chất lượng. Đó là một tác động rất thuận lợi đối với việc thực hiện công tác định mức lao động của Công ty trong thời gian tới. 4. Tổ chức sản xuất . 4.1.Về tổ chức quản lý. Do đặc điểm của Công ty là một tổ chức có quy mô lớn. Công tác quản lý trong toàn Công ty được quán triệt khá nghiêm ngặt. Với công nhân sản xuất khi vào Công ty là phải mặc quần áo bảo hộ, giày dép, mũ theo quy định và phải có thẻ công nhân. Vì thế, không có hiện tượng người ngoài tự do vào trong Công ty nhất là vào khu vực sản xuất. Trong thời gian làm việc không thể quy định bắt buộc người lao động không được dời vị trí, không được nói nên tình trạng đi lại và nói chuyện vẫn xảy ra thường xuyên mà không có hình thức xử lý hay kỷ luật nào. Trong mỗi phân xưởng Công ty lại chia ra thành các tổ, mỗi tổ từ 5-7 người và có một tổ trưởng. Tuy nhiên, tổ trưởng chỉ làm công tác chấm công và phát bảo hộ lao động cho từng tổ viên của tổ chứ không kiểm tra đôn đốc và quản lý thời gian làm việc của họ. Nhiều công nhân vẫn đi muộn về sớm mà vẫn không bị nhắc nhở. Do đó nếu không thực hiện việc quản lý lao động nghiêm ngay trong phân xưởng thì sẽ không thể giảm thiểu thời gian lãng phí để tăng năng suất lao động cho người công nhân . 4.2. Về tổ chức sản xuất . Điều đầu tiên mà bất kỳ ai khi xuống phân xưởng sản xuất đều có chung một nhận xét là nơi sản xuất quá chật hẹp. Điều này một phần là do việc tổ chức sản xuất chưa hợp lý. Riêng bộ phận đổ rót đã chiếm diện tích sản xuất gần 1/2 tổng diện tích sản xuất của nhà máy. Công nhân đổ rót chiếm tới 37,5% trong tổng số công nhân sản xuất trực tiếp, do đó sản phẩm mộc được sản xuất ra quá nhiều. Trong khi đó các bộ phận khác ít công nhân nên không làm kịp số sản phẩm đẫ đổ rót ra. Vì thế, toàn bộ khu vực sản xuất của phân xưởng tạo hình hay bộ phận đổ rót các sản phẩm mộc chờ đến công đoạn tiếp theo được chất đầy trên các giá và được để ở mọi chỗ trong phân xưởng không theo một quy củ nào làm cho khu vực này nhìn rất ngổn ngang, bừa bãi, mất thẩm mỹ của nơi làm việc . Quản lý về kỹ thuật là một khâu vô cùng quan trọng cần được chỉ đạo và quản lý thường xuyên trong suốt quá trình làm việc. Nhưng trong mỗi phân xưởng chỉ có một quản đốc, một phó quản đốc và có 1-2 người phụ trách kỹ thuật nên không kiểm tra, quản lý hết được cả trăm công nhân. Việc thực hiện không đúng qui trình công nghệ sản xuất yêu cầu cũng không được chấn chỉnh kịp thời làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm làm cho tỷ lệ phế phẩm lớn dẫn tới công nhân không hoàn thành mức đề ra. Không những thế nó còn ảnh hưởng đến sản lượng của các công đoạn sản xuất trước và sau nó. Ví dụ: Công đoạn phun men mà người công nhân phun men quá mỏng hay quá dày đều không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật làm cho bề mặt sản phẩm chưa đủ độ bóng hay nứt men dẫn tới sản phẩm đó sẽ hỏng. Việc khắc phục cũng không đơn giản có thể loại bỏ và như thế vừa không đảm bảo mức đề ra vừa không tiết kiệm nguyên liệu. Qua đó ta thấy tác động của việc tổ chức quản lý sản xuất còn nhiều nhược điểm cần phải hoàn thiện, tạo điều kiện tốt nhất cho người công nhân tiến hành sản xuất sản phẩm nhằm đạt và vượt mức . Điều kiện lao động . Điều kiện lao động là một yếu tố tác động trực tiếp tới sức khoẻ, sự hứng thú, khả năng làm việc của người lao động có nghĩa là nó có vai trò quyết định một phần việc hoàn thành hay không hoàn thành mức. Do Công ty sản xuất vẫn còn thủ công nên nhịp độ sản xuất không cao, không căng thẳng về thần kinh. Nhưng trong suốt thời gian làm việc người công nhân luôn luôn phải trong tư thế đứng gây nên sự mệt mỏi và nhu cầu ngồi nghỉ nhiều hơn. Một số điều kiện lao động ảnh hưởng trực tiếp tới việc xây dựng và thực hiện mức là: Thứ nhất, môi trường sản xuất. Môi trường sản xuất của Công ty không được trong lành do bụi bặm từ nguyên liệu sản xuất sứ. Việc công nhân phải tiếp xúc với bụi cát thường xuyên nên hầu hết sau một thời gian làm việc ở Công ty thì công nhân đều bị mắc các bệnh về hô hấp và mắt. Tuy Công ty đã bố trí cách 3m2 có 2 quạt trần và có ống hút bụi nhưng cứ mỗi lần công nhân dọn vệ sinh là cả phân xưởng lại bụi mù mịt. Công ty đã phát đầy đủ bảo hộ lao động cho tất cả công nhân nhưng còn nhiều người không đeo khẩu trang làm cho mức độ độc hại càng cao. Thứ hai, thời gian làm việc phân chia ngày làm việc ra 3 ca, mỗi ca 8 giờ là phù hợp với tình hình hiện nay của các doanh nghiệp. Công ty quy định nghỉ giữa ca 10 phút và nghỉ ăn cơm trưa là 45 phút. Tuy nhiên, thời gian nghỉ này vẫn bị kéo dài hơn qui định gây nên lãng phí thời gian rất nhiều. Việc bố trí căng tin gần nơi làm việc đáp ứng được nhu cầu ăn uống của công nhân, nhưng lại không có nơi nghỉ trưa nên công nhân thường ra các quán xá gần Công ty uống nước làm cho công nhân không trở lại Công ty làm việc đúng thời gian qui định. Thứ ba, các dịch vụ phục vụ nhu cầu của người lao động chưa được trang bị đầy đủ và thuận tiện. Trong phân xưởng không có bình uống nước công nhân muốn uống phải xuống nhà bếp hoặc đến các bộ phận khác dể uống, nhà vệ sinh xây cách xa nơi làm việc. Mỗi lần công nhân nghỉ do nhu cầu thì rất mất thời gian . Thứ tư, điều kiện về ánh sáng. Trong toàn Công ty nói chung và bộ phận đổ rót nói riêng kể cả ngày và đêm đều sử dụng ánh sáng điện. Trung bình 10m2 được trang bị 2 bóng tuýp loại 1,2m. Do đặc điểm của ánh sáng này là độ sáng trắng cao, không toả nhiều nhiệt trong quá trình sử dụng nhưng nhanh gây mỏi mắt và loá. Thứ năm, tính đơn điệu trong sản xuất vẫn còn tồn tại. Do đặc điểm sản xuất là sản xuất hàng loạt và mỗi công nhân đảm nhận một loại sản phẩm. Nếu không có sự thay đổi nhu cầu, thị hiếu của thị trường hay hết hạn đơn đặt hàng thì một công nhân cứ sản xuất một loại sản phẩm hết tháng này qua tháng khác tại một nơi làm việc cố định. Mức lương được hưởng cũng chênh lệch không nhiều giữa các tháng làm cho công nhân có cảm giác mệt mỏi, nhàm chán, không hứng thú với công việc, không có động lực làm việc. Tất cả những điều kiện trên ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng và thực hiện mức. Tổ chức phục vụ nơi làm việc . Tổ chức phục vụ nơi làm việc là cung cấp cho nơi làm việc các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành quá trình lao động. Thực tế đã chỉ ra rằng gần 2/3 số thời gian lãng phí là do tổ chức phục vụ nơi làm việc không tốt.. Tại Công ty sứ Thanh Trì công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc có tác động lớn tới tổ chức và thực hiện định mức lao động: *Về nơi làm việc: Nơi làm việc là một phần diện tích và không gian sản xuất được trang bị những thiết bị và các phương tiện vật chất kỹ thuật cần thiết để tiến hành hoàn thành nhiệm vụ sản xuất nhất định. Nơi làm việc của công nhân tại Công ty sứ Thanh Trì còn quá chật hẹp. Diện tích mặt bằng sản xuất chỉ khoảng 4000m2 trong khi đó toàn bộ các phân xưởng sản xuất đều tập trung một chỗ. Diện tích như vậy gây nên rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất. Trong phân xưởng gia công tạo hình sản phẩm mộc sau khi đổ rót, sấy cưỡng bức không còn chỗ để. Nhiều chỗ giá xếp mộc lấn cả vào nơi sản xuất và cả ra đường đi càng làm cản trở việc vận chuyển mộc tới nơi sấy. Do sản phẩm làm ra chưa xuất đi luôn nên phải xếp lại rất nhiều trong khu vực nhà máy. Có thể nói Nhà máy tận dụng mọi nơi để xếp thành phẩm và phế phẩm chưa xử lý. Nơi làm việc chật hẹp đã ảnh hưởng đến năng suất lao động của công nhân. Hơn nữa, nó còn tạo cảm giác ức chế, khó chịu nhất là mùa hè sắp tới cho công nhân. *Về phục vụ nơi làm việc. Trong ca sản xuất người công nhân tự phải phục vụ cho quá trình sản xuất của mình. Đối với công việc đổ rót thì công nhân phải tự đi chuẩn bị ống đổ hồ, tự mở van đổ hồ, tự chuẩn bị dây khí, chuẩn bị dụng cụ, bảo hộ lao động ...Thời gian này không phải là nhiều nhưng nếu như loại bỏ được bằng cách có bộ phận phục vụ riêng thì sẽ tăng thời gian tác nghiệp. Công nhân phải tự vệ sinh nơi làm việc và dụng cụ làm việc tạo điều kiện cho họ có thời gian la cà nói chuyện gây lãng phí thời gian sản xuất. Hơn nữa, mỗi khi dọn vệ sinh nơi làm việc thì lại phải đi tắt quạt rồi bật quạt mà mọi người lại không cùng làm vào một thời điểm nên tính ra lãng phí mất nhiều thời gian cho công việc này. Việc phục vụ nước tại nơi làm việc chưa có nên công nhân bỏ đi ra ngoài uống nước nhiều vừa gây lãng phí thời gian vừa không đảm bảo kỷ luật lao động. Công tác phục vụ nguyên vật liệu hồ đổ rót, điện, nước được thực hiện tốt tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục. Thực trạng công tác tổ chức ĐMLĐKH tại Công ty sứ Thanh Trì. 1.Các loại mức đang áp dụng tại Công ty Hiện nay Công ty sứ Thanh Trì, chỉ công nhân sản xuất mới có mức lao động, còn bộ phận quản lý thì chưa có các mức quản lý. Để sản xuất ra một sản phẩm sứ hoàn chỉnh thì phải chia qui trình công nghệ sản xuất ra thành nhiều công đoạn khác nhau. Vì vậy, để xây dựng mức lao động của mỗi một sản phẩm thì Công ty phải xây dựng các mức cho từng công đoạn khác nhau trong qui trình công nghệ sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh đó. Mức thời gian xây dựng được chỉ là mức thời gian hao phí để tính đơn giá tiền lương cho từng loại sản phẩm trong từng công đoạn đó. Nhưng không phải gần 40 sản phẩm các loại đều được đo thời gian hao phí mà Công ty chỉ tính mức thời gian hao phí cho sản phẩm bệt còn các sản phẩm khác Công ty sử dụng hệ số quy đổi để tính hao phí thời gian (hệ số qui đổi của sản phẩm bệt bằng 1). Với các sản phẩm khác nhau có hệ số quy đổi khác nhau và với mỗi công đoạn khác nhau thì hệ số qui đổi của một sản phẩm cũng khác nhau. Mức thời gian này chưa phản ánh đúng lượng lao động hao phí để một công nhân hay một nhóm công nhân có trình độ tay nghề nhất định hoàn thành một công việc (bước công viêc,sản phẩm...) trong điều kiện tổ chức kỹ thuật nhất định. Mức thời gian này được xây dựng lên dựa vào kinh nghiệm và mức độ phức tạp về mặt kỹ thuật của mỗi sản phẩm. Việc sử dụng hệ số qui đổi là không chính xác mà nó chỉ mang tính tương đối. Định mức lao động không chỉ chịu tác động của mức độ phức tạp về kỹ thuật mà còn nhiều yếu tố khác như: điều kiện sản xuất, tổ chức phục vụ nơi làm việc, mức độ thành thạo của công nhân... Mặt khác, mức thời gian này mới chỉ xây dựng thời gian hao phí chung bình sản xuất ra một đơn vị sản phẩm chứ chưa xây dựng thời gian tác nghiệp (TN), chuẩn kết (CK), phục vụ (PV), nghỉ ngơi (NN) nhu cầu cần thiết cho mỗi công đoạn trong ngày làm việc. Mức thời gian xây dựng là phải xác định được thời gian TN, CK, PV, NN&NC ở mỗi công đoạn là bao nhiêu. Còn về mức sản lượng thì hàng năm căn cứ vào kết quả sản xuất của năm trước đó, căn cứ kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm đó Công ty đưa ra một mức sản lượng cụ thể trong một năm cho các loại sản phẩm và định mức sản lượng bình quân cho hàng tháng. Năm 2002, định mức sản lượng và cơ cấu sản xuất năm 2002 của Công ty sứ Thanh Trì như sau: Bảng 4: Định mức sản lượng năm 2002. Stt Tên sản phẩm Sản lượng năm (cái) Sản lượng tháng (cái) Ghi chú 1. 2. 3. 4. 5. Bệt Két Chậu Chân Sản phẩm khác 165000 139000 150000 23000 83500 13750 11583 12500 1916 6916 Tổng 560000 46615 Nguồn : Phòng Kế hoạch - Đầu tư Dựa vào thời gian hao phí để sản xuất một đơn vị sản phẩm của mỗi loại sản phẩm và số lượng sản phẩm định mức trong một tháng Công ty đề ra mức sản lượng định biên trong một ca làm việc của mỗi công nhân. Chỉ riêng bộ phận đổ rót do đặc điểm là mỗi sản phẩm được lưu trong một khuôn nên số lượng sản phẩm được cố định trong mỗi ca làm việc và giữa các tháng trừ trường hợp hàng đặt gấp thì sẽ tăng số khuôn lên. Với các bộ phận khác, Công ty đưa ra các mức cụ thể trong mỗi ca làm việc. Định biên nhân lực Công ty áp dụng theo phương pháp định biên biên chế nhân lực, tức là dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, sản lượng kế hoạch của Công ty, tổ chức sản xuất từ đó đưa ra định biên lao động cho từng bộ phận riêng. Tại Công ty ngoài bộ phận lao động quản lý làm việc theo giờ hành chính bộ phận sản xuất trực tiếp hầu hết đều bố trí làm việc 3 ca liên tục. Việc định biên nhân lực cũng phụ thuộc vào việc tổ chức ca làm việc này. Ví dụ như bộ phận đổ rót làm việc 2 ca định biên nhân lực là 133 người chiếm tới 37,5% lao động công nghệ (năm 2002). 2. Quy trình xây dựng mức tại Công ty trước đây (từ năm 1997 đến nay) Tại Công ty sứ Thanh Trì, cán bộ định mức đang sử dụng phương pháp phân tích khảo sát và phương pháp thống kê kinh nghiệm để xây dựng mức lao động. Đối với các sản phẩm cố định sản xuất từ năm này qua năm khác thì hàng năm cán bộ định mức có điều chỉnh mức hoặc giữ nguyên mức cũ tuỳ thuộc vào điều kiện tổ chức quản lý sản xuất tại Nhà máy. Với các sản phẩm là mặt hàng mới thì khi nhận được sản phẩm mẫu khách hàng gửi đến, cán bộ thuộc phòng kỹ thuật sẽ phân tích yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Sau đó phân chia các bước công việc trong quá trình sản xuất với số lượng lao động và số máy của bộ phận đó . Cán bộ định mức sẽ kết hợp với cán bộ kỹ thuật nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và cán bộ định mức tiến hành xây dựng mức cho sản phẩm đó. Quy trình xây dựng mức được tiến hành như sau: Bước 1 : Cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân chia dây chuyền công nghệ theo các qui trình công nghệ và mức độ phức tạp của từng giai đoạn công nghệ. Tập hợp các loại sản phẩm có quy trình công nghệ giống nhau hay tương tự nhau vào một nhóm. Khi có mẫu đặt hàng của khách hàng, cán bộ phòng kỹ thuật - KCS phân tích yêu cầu kỹ thuật rồi phân chia ra các giai đoạn công nghệ của sản phẩm đó. Sơ đồ 3 : Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm Nguyên vật liệu Phân xưởng chế tạo hồ đổ rót Phân xưởng chế tạo khuôn Phân xưởng chế tạo men Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Bộ phận đổ rót Bộ phận sấy Bộ phận kiểm tra và hoàn thiện mộc Bộ phận phun men Bộ phận nung Phân loại, đóng gói Nhập kho Sửa Bỏ Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Không đạt Không đạt Không đạt Có thể sửa Không thể Để xác định mức độ phức tạp của các sản phẩm, cán bộ định mức kết hợp với cán bộ kỹ thuật dựa trên những kinh nghiệm thực tế và yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm cũng như tiêu chuẩn chất lượng của nghành gốm sứ. Mức độ phức tạp thể hiện ở hệ số điều chỉnh (hệ số quy đổi). Hệ số quy đổi được xây dựng dựa trên việc lấy sản phẩm bệt là sản phẩm để qui đổi và sản phẩm này có hệ số bằng 1. Các sản phẩm khác được qui đổi dựa vào sản phẩm bệt theo các hệ số khác nhau. Hệ số này cán bộ định mức đưa ra không theo tiêu chuẩn của nghành mà do Công ty chọn để tương ứng với mức độ phức tạp trong qui trình sản xuất sản phẩm đó và cấp bậc công việc yêu cầu cũng như kế hoạch quỹ lương, kế hoạch sản xuất và phù hợp với Công ty. Bảng 5: Hệ số qui đổi và định biên lao động các bộ phận năm 2002 . Stt Bộ phận Hệ số Số lao động I II 1 2 3 III 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Quản lý Lao động phục vụ Bán hàng Bảo vệ Nhà ăn, vệ sinh CNCN Nguyên liệu Nghiền men Đổ rót Sờy mộc Kiểm tra mộc Phun men Dán chữ Lò nung KCS Kho thành phẩm Khuôn sản xuất Khuôn mẫu Cơ điện LĐ thời vụ 1 1 1.1 0.8 0.85 1 0.75 0.85 1 0.7 1 0.85 0.65 1 1.2 0.75 0.55 90 65 32 16 15 335 12 8 120 6 22 28 3 16 37 12 23 3 13 15 Nguồn : Phòng TCLĐ Bước 2 : Cán bộ định mức sẽ tiến hành bấm giờ hao phí thời gian sản xuất ra một sản phẩm của từng bộ phận và tính đơn giá sản phẩm cho từng bộ phận. Thực tế họ không thể xuống phân xưởng khảo sát từng sản phẩm một mà chỉ khảo sát hao phí thời gian của sản phẩm bệt còn các sản phẩm khác thì sử dụng phương pháp thống kê - kinh nghiệm để tính toán và đưa ra mức thời gian của các sản phẩm đó. Ví dụ : Với sản phẩm bệt VI1T, két VI15, xí xổm ST4 có thời gian hao phí và đơn giá sản phẩm như sau: Bảng 6: Định mức hao phí thời gian và đơn giá sản phẩm. STT Bộ phận / Sản phẩm Hao phí (h) Đơn giá sản phẩm 1 2 3 4 Nguyên liệu -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 Đổ rót -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 Nghiền men -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 Kiểm tra mộc -Bệt VI1T -Két VI15 -Xí xổm ST4 0.059 0.07 0.038 0.503 0.214 0.261 0037 0.033 0.022 0.102 0.057 0.031 285 đ/sản phẩm 335 đ/sản phẩm 184 đ/sản phẩm 2902 đ/sản phẩm 1235 đ/sản phẩm 1506 đ/sản phẩm 196 đ/sản phẩm 176 đ/sản phẩm 118 đ/sản phẩm 541 đ/sản phẩm 299 đ/sản phẩm 166 đ/sản phẩm Nguồn : Phòng TCLĐ Đơn giá sản phẩm được xây dựng dựa vào hao phí thời gian và giới hạn tiền lương tối đa mà Công ty đã qui định. Có việc qui định giới hạn tiền lương này là do Công ty sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý của Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng, do đó việc lập quĩ tiền lương và đơn giá tiền lương phải được Tổng Công ty xét duyệt. Như năm 2002 tổng quỹ tiền lương để tính đơn giá trong một tháng được phê duyệt là 732.458.280đ. Mà đơn giá sản phẩm chính là cơ sở để tính đơn giá tiền lương từ đó ảnh hưởng đến quỹ lương của Công ty. Nên đơn giá sản phẩm mà xây dựng quá cao thì sẽ làm cho quỹ lương quá lớn như vậy vi phạm qui định của Nhà nước. Sau khi có thời gian hao phí của cả loạt sản phẩm sẽ tính thời gian hao phí của một đơn vị sản phẩm (đổi ra giờ). Tiếp theo tính đơn giá một giờ cho một đơn vị sản phẩm : Tính đơn giá sản phẩm = thời gian hao phí /một đơn vị sản phẩm ´ đơn giá một giờ Ví dụ: Như bộ định mức phận đổ rót qui định tiền lương bình quân của công nhân là 1.200.000đ/tháng. Đơn giá của sản phẩm bệt VI1T được tính như sau: Hao phí thời gian /đơn vị sản phẩm = 0.503 giờ. Đơn giá sản phẩm = 0.503 ´ 5769.2 = 2902 đ/sản phẩm Bước 3 : Định mức sản phẩm/ 1 ca làm việc dựa vào thời gian hao phí / 1 sản phẩm và thời gian ca làm việc . Ví dụ: Với bộ phận đổ rót ta có: Sản phẩm bệt VI1T : Hao phí thời gian = 0.503 ´ 60 = 30,18 phút/1đvsp Bước 4: Lập kế hoạch sản phẩm năm, định biên lao động, kế hoạch quỹ lương, đơn giá tiền lương kế hoạch. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh năm trước, các định mức kỹ thuật ban hành, lập kế hoạch sản phẩm năm nay, dựa vào đó định biên lao động cho các phân xưởng, bộ phận phòng ban. Xây dựng quỹ lương kế hoạch tháng gồm : Lương công nhân công nghệ, công nhân phục vụ, nhân viên quản lý (trừ phòng kinh doanh ), các khoản phụ cấp. Quy đổi sản lượng các loại sản phẩm theo kế hoạch về sản phẩm bệt qui đổi theo hệ số qui đổi . Bảng 7: Bảng hệ số qui đổi. STT Tên sản phẩm Hệ số qui đổi Số lượng qui đổi 1 2 3 4 5 Bệt :13700SP Két + nắp :11583SP Chậu :12500SP Chân :1916SP Sản phẩm khác:6916SP 1 0.65 0.75 0.5 0.55 13700 7529 9375 958 3803 Tổng 35.365SP bệt qui đổi Nguồn : Phòng TCLĐ. (Các số liệu trong bảng là số lượng sản phẩm sản xuất bình quân theo kế hoạch tháng năm 2002) Sau đó phân bổ đơn giá cho các sản phẩm dựa vào hệ số quy đổi . Tính đơn giá chi tiết cho từng loại sản phẩm dựa vào đơn giá vừa phân bổ . Đơn giá trả trực tiếp cho CBCNV (75% đơn giá kế hoạch ) Đơn giá tiền lương được sử dụng như sau: -60% đơn giá tiền lương cho công nhân công nghệ. -10% đơn giá tiền lương cho công nhân phục vụ. -30% đơn giá tiền lương cho quản lý. Đơn giá tiền lương kế hoạch: 732.458.280 / 35.365SP = 20.711 đ/sp bệt qui đổi. Đơn giá phân bổ cho các sản phẩm : STT Tên sản phẩm Đơn giá 1 2 3 4 5 Bệt Két + nắp Chậu Chân Sản phẩm khác 20.711 13.462 15.534 10.356 11.391 Bước 5.: Cán bộ định mức sẽ báo cáo lên lãnh đạo và trình Tổng Công ty về công tác xây dựng định mức để quyết định ký duyệt. Bước 6 : Đưa định mức có cả đơn giá tiền lương áp dụng thực hiện cho từng bộ phận, phân xưởng và các tổ, đội sản xuất. Qúa trình xây dựng định mức tại Công ty sứ Thanh Trì trước đây nổi lên một số ưu và nhược điểm sau: *Ưu điểm. -Với phương pháp xây dựng định mức này thì không tốn nhiều thời gian và công sức. -Đưa ra được các mức trong một thời gian ngắn nhất. *Nhược điểm. -Do chỉ sử dụng phương pháp ước lượng, hệ số qui đổi nên độ chính xác thời gian hao phí từng sản phẩm không cao. Một số sản phẩm thực tế thời gian hao phí chênh lệch nhau không nhiều nhưng trong bảng định mức thời gian Công ty đang áp dụng thì lại chênh lệch nhau rất lớn (sản phẩm xí xổm ST4 và ST8). -Việc sử dụng hệ số qui đổi không theo một tiêu chuẩn chung qui định mà do Công ty tự đưa ra . -Trong mức chưa tính rõ ràng từng loại thời gian hao phí như TCK, TNN, TTN, TPV, mà chỉ có thời gian hao phí chung của mỗi sản phẩm ở mỗi bộ phận, phân xưởng. Do đó, khó có thể tính đơn giá tình hình thực hiện mức của công nhân. Qua đó có biện pháp khắc phục những tồn tại trong sản xuất ảnh hưởng đến thực hiện mức của công nhân. -Xây dựng mức chưa đúng qui trình ĐMLĐ có căn cứ khoa học. Do đó định mức xây dựng được chưa phải là ĐMLĐ khoa học. Bởi lẽ, Công ty đang áp dụng các mức xây dựng bằng phương pháp thống kê kinh nghiệm. Mà định mức lao động theo thống kê kinh nghiệm là mức chỉ dựa vào tài liệu thống kê và kinh nghiệm của cán bộ chuyên môn, không tính đến điều kiện tổ chức kỹ thuật cụ thể của sản xuất những yếu tố tâm sinh lý của người lao động. Kết quả là mức xác định được còn chứa nhiều yếu tố lạc hậu, hạn chế tăng năng suất lao động và hiệu quả quản lý nói chung. Mức xây dựng nên chỉ mang nặng về hình thức chưa phản ánh chính xác thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm. -Mức xây dựng nên chỉ nhằm mục đích tính đơn giá tiền lương chứ việc quản lý mức chưa được thường xuyên, sâu sát nên việc thực hiện chưa hiệu quả. 3.Thực trạng tổ chức thực hiện ĐMLĐ tại Công ty sứ Thanh Trì Trong thời gian thực tập ở Công ty sứ Thanh Trì, em đã tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác định mức lao động. Vấn đề cốt lõi mà em chú ý quan tâm nhiều nhất là thực trạng thực hiện mức thời gian và mức sản lượng. Còn mức phục vụ và mức quản lý thì chỉ nêu lên một số giải pháp để hoàn thiện góp phần tạo điều kiện cho công tác thực hiện định mức tốt hơn. Nguyên nhân là do đây là một công ty Nhà nước nên mọi vấn đề liên quan đến nhân sự phải có chỉ tiêu tuyển dụng và còn do chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Hơn nữa thời gian và trình độ có hạn nên chưa hoàn thiện được hết các yếu tố ảnh hưởng đến công tác định mức tại Công ty. Thực trạng thực hiện các mức lao động khoa học ở Công ty sứ Thanh Trì mà điển hình là bộ phận đổ rót nổi lên một số vấn đề như sau: 3.1.Mức sản lượng: Do đặc điểm của bộ phận đổ rót là mỗi sản phẩm sẽ được lưu trong một khuôn nhưng mức sản lượng không phải là số khuôn đổ rót một ngày của một công nhân. Mà mức sản lượng phải là số lượng sản phẩm phải hoàn thành trong một ca nhưng phải đạt tiêu chuẩn chất lượng. Số sản phẩm để trả lương cho công nhân cũng chính là số lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn này. Tuỳ theo trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của từng công nhân mà tỷ lệ phế phẩm khác nhau. Để đánh giá việc thực công nhân có thực hiện đạt và vượt mức hay không ta phân tích tình hình thực hiện thực tế từ ba sản phẩm sau: Sản phẩm két VI15: *Định mức sản lượng: Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm két là : 5800 sản phẩm / 1tháng. Trong khi đó, đổ rót sản phẩm két có 6 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được: Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được: *Thực tế thực hiện: Thực tế một công nhân đổ rót két là 30 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm két tỷ lệ phế phẩm là 32% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 68%. Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong một tháng của một công nhân đổ rót két là: 30sp ´ 30ngày ´ 68% = 612 sp/ 1 tháng. %hoàn thành định mức sản lượng thực tế là: Sản phẩm xí xổm ST4: *Định mức sản lượng: Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm xí xổm là : 3900 sản phẩm / 1tháng. Trong khi đó, đổ rót sản phẩm xí xổm có 5 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được: Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được: *Thực tế thực hiện: Thực tế một công nhân đổ rót xí xổm là 24 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm xí xổm tỷ lệ phế phẩm là 28% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 72%. Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong một tháng của một công nhân đổ rót xí xổm là: 24sp ´ 30ngày ´ 72% = 518 sp/ 1 tháng. %hoàn thành định mức sản lượng thực tế là: Sản phẩm xí bệt VI1T: *Định mức sản lượng: Mức sản lượng Công ty đang thực hiện cho toàn bộ sản phẩm xí bệt là : 13700 sản phẩm / 1tháng. Mức sản lượng đổ rót thủ công là 3700 sản phẩm / 1tháng. Trong khi đó, đổ rót sản phẩm xí bệt thủ công có 8 công nhân, nên trung bình cứ mỗi công nhân trong một tháng (30 ngày) phải đổ rót được: Trung bình một ngày một công nhân phải đổ rót được: *Thực tế thực hiện: Thực tế một công nhân đổ rót xí bệt là 13 khuôn/ngày mà theo số liệu phòng kỹ thuật cung cấp thì đối với sản phẩm xí bệt tỷ lệ phế phẩm là 28% ị Tỷ lệ sản phẩm đạt tiêu chuẩn là 72%. Do đó, nếu tính theo số khuôn thực tế thì số sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng trong một tháng của một công nhân đổ rót xí bệt là: 13sp ´ 30ngày ´ 72% = 281 sp/ 1 tháng. % hoàn thành định mức sản lượng thực tế là: Ta thấy, tỷ lệ hoàn thành mức sản lượng trung bình chỉ đạt khoảng 62%. Tỷ lệ này là thấp và như vậy có nghĩa là công nhân đổ rót các sản phẩm đều không hoàn thành mức sản lượng đặt ra. 3.2.Mức thời gian: Để đánh giá tình hình thực hiện mức thời gian của công nhân trong Công ty em thực hiện việc chụp ảnh ngày làm việc và bấm giờ bước công việc của ba công nhân sản xuất ba loại sản phẩm ở bộ phận đổ rót là sản phẩm két VI15, xí xổm ST4, xí bệt VI1T. Kết quả thực tế thực hiện được như sau: Đối với sản phẩm két VI15: Qua 6 ngày thực hiện, có bảng cân đối thời gian tiêu hao trung bình cùng loại như sau: Kí hiệu Thời gian hao phí Lượng thời gian % so với thời gian hao phí TCK TTN TPV TNN TLP 13 351 73.67 26.66 15.67 2.71 73.14 15.34 5.55 3.26 Tổng 480 100% Vậy qua 6 ngày thực hiện ta có thời gian tiêu hao trung bình là: Tổng thời gian tác nghiệp trung bình trong ngày 351 phút. Tổng thời gian hao phí = TN + CK + NN + PV = 464,33 phút Thời gian tác nghiệp / 1đvsp : Mức thời gian đang áp dụng = 0,214 ´ 60 ´ 30 = 12,84 phút / 1 đvsp. Tỷ lệ % hoàn thành mức thời gian là : Nhận xét : Đối với công việc đổ rót sản phẩm két VI15 % hao phí thời gian /1đvsp định mức so với hao phí thời gian /1đvsp thực tế là 82,94%. Đối với sản phẩm xí xổm: Đối với thực tế thực hiện của công nhân đổ rót sản phẩm xí xổm ST4 như sau: Kí hiệu Thời gian hao phí Lượng thời gian % so với thời gian hao phí TCK TTN TPV TNN TLP 15.7 360 72.3 3 29 3.27 75 15.06 0.63 6.04 Tổng 480 100% Vậy qua 6 ngày thực hiện ta có thời gian tiêu hao trung bình là: Tổng thời gian tác nghiệp trong ngày 360 phút. Tổng thời gian hao phí = TN + CK + NN + PV =451 phút Thời gian tác nghiệp / 1đvsp : Mức thời gian đang áp dụng = 0,261 ´ 60 ´ 24 = 15,66 phút / 1 đvsp. Tỷ lệ hoàn thành mức thời gian là : Nhận xét : Đối với công việc đổ rót sản phẩm xí xổm ST4 % hao phí thời gian /1đvsp định mức so với hao phí thời gian /1đvsp thực tế là 83,34% Đối với sản phẩm xí bệt: Tình hình thực hiện mức thời gian đối với công nhân đổ rót sản phẩm xí bệt VI1T: Kí hiệu Thời gian hao phí Lượng thời gian % so với thời gian hao phí TCK TTN TPV TNN TLP 21.67 379 36.33 8.33 34.67 4.51 78.96 7.57 1.74 7.22 Tổng 480 100% Qua 3 ngày thực hiện ta có thời gian tiêu hao trung bình cùng loại là: Tổng thời gian tác nghiệp trung bình trong ngày 379 phút. Tổng thời gian hao phí = TN + CK + NN + PV =445,33 phút Thời gian tác nghiệp / 1đvsp : Mức thời gian đang áp dụng = 0,503 ´ 60 ´ 12 = 30,18 phút / 1 đvsp. Tỷ lệ % hoàn thành mức thời gian là: Nhận xét : Đối với công việc đổ rót sản phẩm xí bệt VI1T % hao phí thời gian /1đvsp định mức so với hao phí thời gian /1đvsp thực tế là 81,33%. Qua việc phân tích tình hình thực hiện mức sản lượng và mức thời gian tại bộ phận đổ rót với các sản phẩm ta thấy tỷ lệ hoàn thành mức còn thấp. Công nhân không ai đạt được mức đặt ra. Vấn đề này xuất phát các nguyên nhân chủ yếu sau: Thứ nhất, mức sản lượng đưa ra quá cao. Với mức sản lượng trung bình một ngày đặt ra đều cao hơn số khuôn thực tế đổ rót. Như với sản phẩm két mức sản lượng đặt ra là 967 sản phẩm / 1 tháng thì một ngày một công nhân phải đạt được 32 sản phẩm, trong khi số khuôn đổ rót trung bình một công nhân trong ngày là 30 khuôn. Giả sử 100% sản phẩm đạt tiêu chuẩn thì công nhân cũng không hoàn thành được mức đề ra. Thứ hai, khuôn sản xuất chưa đạt yêu cầu do là còn quá nhiều chỗ chưa khít nên sau khi đổ rót thì công nhân mất nhiều thời gian để sửa và cạo bavia làm giảm thời gian tác nghiệp trong ca làm việc . Thứ ba, trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật của công nhân còn hạn chế dẫn tới tỷ lệ phế phẩm nhiều (28% - 30%), cùng với đó là trong khi đổ rót thì để rơi vãi nhiều hồ ra nền và khuôn nên sau đó mất nhiều thời gian để thu dọn hồ thừa. ảnh hưởng tới tỷ lệ hoàn thành mức và giảm thời gian tác nghiệp trong ca. Thứ tư, công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc chưa tốt, công nhân còn mất nhiều thời gian vào việc dọn vệ sinh nơi làm việc, dụng cụ sản xuất, khuôn sản xuất. Hồ đổ rót nhiều hôm còn chảy nhỏ nên thời gian đổ rót tăng. Tình hình tổ chức phục vụ các nhu cầu của công nhân chưa được chu đáo khoa học như nước uống và nhà vệ sinh. Thứ năm, diện tích sản xuất quá chật hẹp nếu như đáp ứng đủ số khuôn yêu cầu cho mỗi công nhân thì với diện tích sản xuất như hiện nay không đủ chỗ xếp khuôn. Đây là một vấn đề rất khó khăn mà Công ty đang cố gắng khắc phục bằng việc mở rộng sản xuất, xây dựng để tách riêng phân xưởng khuôn sản xuất, khi đó diện tích mặt bằng sản xuất sẽ được tăng lên đáng kể và có thể đảm bảo số khuôn yêu cầu. Thứ sáu, tổ chức quản lý chưa nghiêm, công nhân bỏ ra ngoài nhiều, nói chuyện gây lãng phí thời gian lớn . 4.Sự cần thiết phải hoàn thiện định mức tại Công ty sứ Thanh Trì Công ty sứ Thanh Trì là một doanh nghiệp Nhà nước đã ra đời từ rất nhiều năm nay. Cho đến nay quy mô sản xuất, số lượng và chất lượng sản phẩm đã tăng lên rất nhiều. Từ cuối năm 1997 Công ty đã đổi mới dây chuyền công nghệ sản xuất, lắp đặt 2 dây chuyền sản xuất tự động hoá vì thế sản lượng của Công ty tăng lên rõ rệt, NSLĐ cũng tăng theo. Từ đó đến nay Công ty đã đổi mới cải tiến máy móc thiết bị nhiều lần, làm cho năng suất lao động ngày càng tăng. Tuy vậy, công tác định mức lao động của Công ty lại được xây dựng cuối năm 1996 đầu năm 1997 cho đến nay vẫn chưa được xây dựng lại mặc dù Công ty vẫn sử dụng các mức lao động cho tất cả các sản phẩm ở mọi bộ phận. Mức lao động của các năm từ năm 1997 đến nay được xây dựng nên dựa vào mức lao động của năm 1997 và có diều chỉnh số liệu qua các năm. Ta đã biết, công tác định mức lao động yêu cầu phải được thực hiện liên tục giữa các năm hay sau những lần thay đổi dây chuyền công nghệ, máy móc thiết bị bởi lẽ máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất ảnh hưởng rất lớn đến các mức lao động. Qua nghiên cứu hao phí thời gian làm việc của công nhân tại phân xưởng gia công tạo hình (bộ phận đổ rót) đã nói lên một thực tế là các chỉ tiêu định mức lao động của Công ty cần phải được sửa đổi và xây dựng lại cho phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay. Công ty cần nghiên cứu xây dựng lại định mức lao động có căn cứ khoa học bằng các phương pháp nghiên cứu khoa học cho từng sản phẩm khác nhau. Việc Công ty chỉ nghiên cứu định mức cho sản phẩm bệt sau đó sử dụng hệ số qui đổi để tính định mức cho các sản phẩm còn lại sẽ xây dựng nên các mức không chính xác và khoa học. Điều này sẽ tạo nên sự thiệt thòi cho công nhân và sự lãng phí cho Công ty. Như đổ rót sản phẩm két định mức là 0.214 h/ 1đvsp tức là 13.44 phút/ 1đvsp khi tính ra định mức khuôn là 34 khuôn / ngày nhưng thực tế chỉ đổ 30 khuôn/ ngày. Do đó, thời gian hao phí trong một ngày do mức sản lượng không chính xác là 43.56 phút / ngày. Hơn nữa, quá trình xây dựng định mức lao động tại Công ty còn chưa tính cụ thể các mức thời gian chuẩn kết, thời gian tác nghiệp, thời gian nghỉ ngơi, thời gian phục vụ, thời gian nhu cầu và mức sản lượng khuôn, sản lượng sản phẩm tại Công ty đang áp dụng chưa được chính xác. Từ thực tế đó, bản thân em thấy rằng công tác định mức lao động tại Công ty cần được xây dựng lại trên cơ sở khoa học để đưa ra các mức lao động có căn cứ khoa học là cần thiết. 5. Bộ phận làm công tác định mức lao động ở Công ty Tại Công ty sứ Thanh Trì bộ phận làm công tác định mức lao động là phòng Tổ chức lao động. Phòng Tổ chức lao động hiện nay có 4 người, trong đó cả 4 người đều có trình độ đại học trở lên. Trong phòng công tác định mức lao động được giao cho cán bộ phụ trách về tiền lương. Cán bộ này có bằng thạc sỹ Công nghệ thông tin nhưng lại được phân công làm về tiền lương do đó hiểu biết về định mức lao động chưa nhiều, chưa được đào tạo chuyên môn về định mức. Điều này gây ra khó khăn cho công tác định mức lao động ở Công ty. Công việc định mức lao động không phải tốt nghiệp ngành gì cũng có thể làm được mà phải tốt nghiệp đúng chuyên ngành. Như vậy bộ phận làm công tác định mức tại Công ty chưa đảm bảo về trình độ chuyên môn. Kết luận chương 2 Định mức lao động là vấn đề rất thiết yếu và quan trọng đối với Công ty sứ Thanh Trì. Hiện nay ở Công ty tất cả các khâu, các bộ phận đều có định mức thời gian, sản lượng cho các loại sản phẩm nhưng mức sản lượng chỉ được đưa ra mức thực hiện của cả tháng. Trên cơ sở mức thời gian hao phí đó Công ty xây dựng đơn giá tiền lương để trả cho người lao động. Tuy nhiên, công tác định mức lao động của Công ty đã được xây dựng từ năm 1997 đến nay chưa được xây dựng lại đã làm cho các mức áp dụng không còn được chính xác nữa. Đi sâu vào nghiên cứu thời gian hao phí của công nhân ở bộ phận đổ rót ta thấy vấn đề định mức ở Công ty cần phải trấn chỉnh lại, xây dựng cho phù hợp với thực trạng hiện nay. Việc xây dựng mức phải bằng các phương pháp khoa học như chụp ảnh, bấm giờ thời gian làm việc mới có thể xác định chính xác các loại hao phí thời gian. Từ đó xây dựng các loại mức thời gian như TCK, TPV, TTN, TNC-NN và mức sản lượng. Các loại mức này được xây dựng là có căn cứ khoa học. Vì mức lao động được xây dựng không chỉ dựa vào những tài liệu kỹ thuật mà còn tính đến yếu tố điều kiện lao động, sức khoẻ của người lao động trong quá trình lao động. Khi tính mức đã phân tích các căn cứ kỹ thuật, tổ chức, kinh tế, các yếu tố tâm sinh lý được kiểm định thông qua việc lựa chọn phương án tối ưu về quá trình lao động, điều kiện lao động để đảm bảo sức khoẻ và hứng thú lao động cho người lao động, tăng khả năng sản xuất của họ. Chương III giải pháp hoàn thiện xây dựng định mức. Chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời gian tới và trước mắt Công ty sứ Thanh Trì chủ trương duy trì năng lức sản xuất, nâng cao chất lựợng sản phẩm tăng cường mối quan hệ giữa khối phòng ban nghiệp vụ với khối sản xuất để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty phục vụ mục tiêu chiến lược là giữ vững và ổn định thị trường trong nước với thị phần nước ngoài. Đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu củng cố các thị trường đã có sẵn nhằm nhằm nâng cao doanh thu xuất khẩu. Trước mắt, trong năm 2003 mục tiêu đề ra cho doanh thu từ xuất khẩu sản phẩm là khoảng 10 tỷ đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, đầu tư nhân lực, vật lực và hoàn thành việc đầu tư xây dựng xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu để đưa vào sử dụng. Sắp xếp bộ máy quản lý, tuyển dụng công nhân viên mở rộng sản xuất. Để thực hiện dược các mục tiêu trên, Công ty đã vạch ra nhiệm vụ cụ thể là xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiên triệt để việc quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9002. Cụ thể Công ty đã vạch ra chi tiết nhiệm vụ cho từng lĩnh vực hoạt động của Công ty như lĩnh vực sản xuất, lĩnh vực tiêu thụ, công tác đầu tư mới... Đặc biệt trong vấn đề tổ chức, Công ty đã vạch ra nhiệm vụ cụ thể là xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực từ nay đến năm 2005 như hoàn thiện và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty. Cùng đó là việc trấn chỉnh thời gian làm việc của toàn bộ công nhân viên trong Công ty không còn hiện tượng đi muộn về sớm.Trước mắt, trong năm 2003 Công ty đã vạch ra phương hướng cho công tác tổ chức và đào tạo như sau: *Về công tác tổ chức: Kiện toàn một bước bộ máy tổ chức của Công ty sứ Thanh Trì theo tinh thần điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty sứ Thanh Trì được hội đồng quản trị Tổng Công ty phê duyệt tập trung vào các đơn vị : Nhà máy sứ Thanh Trì, Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu và phòng kinh doanh. Căn cứ nguồn cán bộ hiện có, kết hợp với việc tuyển dụng các cán bộ kỹ thuật, nghiệp vụ có trình độ cao bổ xung cho Nhà máy sứ Bình Dương đảm bảo cho Nhà máy vận hành sản xuất có hiệu quả. Tiếp tục hoàn thiện việc xây dựng Xí nghiệp sản xuất khuôn mẫu và xí nghiệp kinh doanh dịch vụ thương mại để mau chóng đi vào hoạt động đúng kế hoạch. Dự thảo trình Tổng giám đốc Tổng công ty xem xét kế hoạch hoạt động của hai xí nghiệp trên. *Về công tác đào tạo- đào tạo lại. Đây là nhiệm vụ quan trọng quyết định chất lượng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân kỹ thuật của Công ty trong thời gian tới. Vì vậy, trong năm 2003 cần làm tốt một số nhiệm vụ sau: +Đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật có trình độ lý thuyết và kỹ năng thực hành có đủ khả năng đảm nhận những vị trí công tác theo yêu cầu của Công ty . +Đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác bán hàng, tiếp thị của phòng kinh doanh về marketing, tâm lý khách hàng... +Đào tạo kiến thức về quản trị doanh nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý từ Phó quản đốc phân xưởng, phó phòng ban nghiệp vụ trở lên. Trong năm 2003 bắt buộc các chức danh từ trưởng phòng ban, Giám đốc các đơn vị trực thuộc phải tốt nghiệp khoá quản trị doanh nghiệp. +Tổ chức đào tạo và đào tạo lại chuẩn hoá các chức danh chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tốt việc thi tay nghề và thi thợ giỏi cho đội ngũ công nhân kỹ thuật trong toàn Công ty . Cùng với đó mục tiêu trong năm nay là xây dựng lại các mức lao động có căn cứ khoa học, cải thiện điều kiện lao động để sản phẩm của Công ty sẽ chiếm 30% thị phần trong nước. Hoàn thiện Công tác định mức tại phân xưởng gia công tạo hình cho một số sản phẩm . 1.Mục tiêu và quan điểm. *Mục tiêu Thời gian thực tập tại Công ty sứ Thanh Trì em thấy vấn đề định mức lao động của Công ty cần được xây dựng, điều chỉnh lại. Do đó em đã chọn đề tài này với mục tiêu : -Xây dựng định mức phối hợp với mức lao động trung bình tiên tiến. -Định mức vừa khuyến khích được công nhân lao động vừa đảm bảo có lợi cho xí nghiệp . Tức là mức xây dựng được không quá cao mà cũng không quá thấp. -Đáp ứng yêu cầu hiện nay của Công ty. -Nghiên cứu để đưa ra được các mức cho một số sản phẩm. Phát triển chuyên đề thực tập này lên thành luận văn tốt nghiệp. -Giúp phần nào cán bộ phòng Tổ chức lao động của Công ty trong vấn đề xây dựng mức lao động mới cho Công ty trong thời gian tới. Để các cán bộ thấy được thực trạng công tác quản lý và thực hiện mức tại Công ty -Đưa ra phương pháp xây dựng mức có căn cứ khoa học, từ đó xây dựng các mức thời gian, mức sản lượng mới phù hợp với đặc điểm của Công ty . -Đưa ra được một số giải pháp hiệu quả để nâng cao vai trò của công tác định mức lao động tại Công ty, cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, hạn chế và loại bỏ hoàn toàn thời gian lãng phí trong ca làm việc. *Quan điểm Xuất phát từ những mục tiêu đó em đã thực hiện nghiên cứu công tác định mức lao động tại Công ty sứ Thanh Trì dựa trên một số quan điểm sau: -Nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân một cách trung thực, chính xác, hiệu quả. -Nghiên cứu định mức lao động để có thể tạo tiền đề để vận dụng vào sản xuất ở một số phân xưởng của Công ty. -Lựa chọn phương pháp nghiên cứu khoa học, hợp lý, phù hợp với điều kiện và đặc điểm tổ chức sản xuất . -Kết hợp và vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế sản xuất của Công ty. 2.Quy trình công nghệ sản xuất của công đoạn đổ rót. Đổ rót là một công đoạn trong qui trình công nghệ sản xuất sứ vệ sinh của Công ty sứ Thanh Trì. Công đoạn này có vai trò quan trọng, quyết định hình dáng, kích thước và chất lượng của một sản phẩm sứ. Yêu cầu kỹ thuật của công đoạn này rất cao, từ nguyên liệu đổ rót đến qui trình đổ rót. Qui trình đổ rót một sản phẩm sứ được thực hiện qua các bước như sau: Bước 1: Bắt đầu là công tác chuẩn bị và đến bước lắp khuôn. Trong bước lắp khuôn thì gồm có các công việc như: Thông lỗ đổ hồ, thông lỗ khí, thông lỗ thoát hồ thừa; tiếp đến là vệ sinh bề mặt làm việc của khuôn và tạo ẩm khuôn sau đó lắp cánh con, xoa bột tan (hay bột chống dính),cuối cùng là lắp củ bệt. Bước 2: Đổ rót hồ vào khuôn: Mở van đổ hồ, đổ hồ và phễu sao cho hồ chảy từ từ, liên tục. Đổ rót lần lượt từng khuôn một sau khi đổ xong lần 1 thì đổ rót lại lần 2. Bước 3: Lưu hồ trong khuôn và tháo hồ thừa. Thời gian lưu hồ trong khuôn từ 110-120 phút, sau đó tháo hồ thừa. Bước 4: Lưu mộc trong khuôn và tháo mở khuôn. Sau khi tháo hồ thừa mộc được lưu trong khuôn từ 60-70 phút thì là mở khuôn. Tiếp đó là sửa môc và cắt bavia. Bước 5: Sửa sản phẩm mộc. Sau khi sản phẩm mộc được thoát khuôn thì tiếp tục tiến hành sửa, cắt cạo bavia (sửa lần 1). Mộc được để trên các khuôn và sấy môi trường (sấy trong một đêm). Sau khi sửa lần 1 từ 15-20 giờ thì tiến hành sửa lần 2 và chuyển xuống các công đoạn tiếp để hoàn thiện. Sơ đồ 4: Sơ đồ qui trình công nghệ sản xuất công đoạn đổ rót sứ. Thông lỗ đổ hồ, lỗ khí, lỗ thoát hồ thừa Vệ sinh bề mặt làm việc của khuôn Tạo ẩm Lắp cánh con Xoa tan bột Lắp củ bệt Mở van, đổ rót Lưu hồ trong khuôn Chuẩn bị Tháo hồ thừa Lưu mộc trong khuôn Mở khuôn Cắt bavia, sửa hoàn thiện lần1 Lắp khuôn Đổ rót Tháo khuôn,sửa lần 2 Hoàn thiện định mức lao động tại Công ty sứ Thanh Trì Công tác định mức lao động là một yêu cầu không thể thiếu đối với mọi Công ty sản xuất kinh doanh nói chung và với Công ty sứ Thanh Trì nói riêng. Tuy nhiên, kết quả định mức lại phụ thuộc rất lớn vào tinh thần làm việc, trình độ chuyên môn của cán bộ định mức và phương pháp định mức. Thực tế, công tác định mức ở Công ty sứ Thanh Trì còn rất nhiều nhược điểm cần phải khắc phục. Nhược điểm đầu tiên là ở phương pháp định mức. Mức cần phải được xây dựng nên trên cơ sở khoa học, bằng các phương pháp khoa học, phù hợp với điều kiện sản xuất và trình độ lành nghề hiện tại của công nhân trong Công ty. 3.1. Phương pháp định mức. Phương pháp định mức thì có nhiều nhưng để chọn được loại phù hợp với Công ty và khoa học theo tôi nên sử dụng phương pháp phân tích. Bởi các mức xây dựng được đều là mức có căn cứ khoa học. Khi nghiên cứu thực trạng tại Công ty sứ Thanh Trì em đã chọn phương pháp phân tích khảo sát để xây dựng các mức lao động. *Chụp ảnh thời gian làm việc. Chụp ảnh thời gian làm việc là phương pháp nghiên cứu tất cả các loại hao phí thời gian làm việc của công nhân trong một thời gian nhất định. Nếu nghiên cứu thời gian làm việc của công nhân trong một ca làm việc gọi là chụp ảnh ca làm việc (hay ngày làm việc), còn nghiên cứu thời gian cần thiết để công nhân hoàn thành một công việc gọi là chụp ảnh quá trình làm việc. Các bước tiến hành: +Chuẩn bị chụp ảnh: -Mục đích: Nghiên cứu tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các nguyên nhân gây lãng phí thời gian và đề ra biện pháp khắc phục; Xây dựng một mức mới cho sản phẩm nghiên cứu. -Đối tượng: Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc của từng công nhân. -Địa điểm: Tại nơi công nhân đang trực tiếp sản xuất sản phẩm (Phân xưởng gia công tạo hình - bộ phận đổ rót). -Nắm vững tình hình tổ chức sản xuất nội dung tính chất, đặc điểm của công việc, đặc điểm của qui trình công nghệ, điều kiện tổ chức kỹ thuật thực hiện công việc. -Chuẩn bị các phương tiện, dụng cụ cần thiết để chụp ảnh. -Chọn vị trí thích hợp để quan sát. +Tiến hành chụp ảnh. Ghi đầy đủ, liên tục quá trình hao phí thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc ca làm việc theo trình tự thực hiện của người công nhân. +Phân tích, tổng hợp kết quả khảo sát. -Kiểm tra số liệu đã ghi chép, xác định độ dài thời gian hao phí của từng nội dung quan sát (bằng cách lấy thời gian kết thúc công việc đó trừ đi thời gian kết thúc của công việc trước đó). -Phân loại hao phí thời gian. -Tổng hợp hao phí thời gian cùng loại bằng cách cộng hao phí thời gian trong toàn bộ thời gian chụp ảnh. -Đánh giá chung về tình hình sử dụng thời gian làm việc, xác định nguyên nhân gây ra lãng phí và đề ra các biện pháp khắc phục. *Bấm giờ bước công việc. Bấm giờ là một phương pháp quan sát đặc biệt có sử dụng đồng hồ bấm giây để nghiên cứu thời gian hao phí khi thực hiện các bước công việc hoặc các thao tác lặp đi lặp lại nhiều lần, có chu kỳ tại nơi làm việc. +Chuẩn bị bấm giờ: Việc chuẩn bị bấm giờ bước công việc tương tự như chụp ảnh ngày làm việc. +Tiến hành bấm giờ: Quan sát và ghi vào phiếu bấm giờ thời gian bắt đầu và kết thúc của mỗi bộ phận bước công việc. Công việc đổ rót có sự kết hợp nửa thủ công, nửa cơ khí mà lượng thời gian hoàn thành thao tác đổ rót trong khoảng 61 giây đến 5 phút nên mỗi thao tác đổ rót chỉ bấm từ 10 - 20 lần ( Theo bảng 3 trang 69 - Giáo trình tổ chức lao động khoa học Trường ĐHKTQD). Vì thế, mỗi thao tác em bấm 15 lần. +Phân tích tài liệu thu được: -Xác định thời

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25395.DOC