Đề tài Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp

Tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp: Lời mở đầu Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn (cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm) của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản tuy đã đạt đến trình độ cao, cũng như các nước trở thành nước công nghiệp mới, trong những thập niên gần đây vẫn rất coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. ở nước ta, nền kinh tế vẫn còn mang tính thuần nông, GDP từ nông nghiệp còn lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp thì vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp lại càng quan trọng, như ông cha ta từng nói: "Nông suy bách nghề bại" - Nông nghiệp phát triển là tiền đề để phát triển các ngành còn lại trong nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ rằng, việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng...

doc74 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An: thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Nông nghiệp nông thôn luôn là vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia, kể cả những nước đã đạt đến trình độ phát triển cao. Nó là khu vực sản xuất chủ yếu, đảm bảo việc làm và đời sống cho xã hội, là thị trường rộng lớn (cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm) của nền kinh tế, nguồn nhân lực và nguồn tích luỹ cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Kinh nghiệm của Mỹ, Nhật Bản tuy đã đạt đến trình độ cao, cũng như các nước trở thành nước công nghiệp mới, trong những thập niên gần đây vẫn rất coi trọng phát triển sản xuất nông nghiệp. ở nước ta, nền kinh tế vẫn còn mang tính thuần nông, GDP từ nông nghiệp còn lớn, năng suất khai thác từ ruộng đất và năng suất lao động còn thấp thì vấn đề phát triển sản xuất nông nghiệp lại càng quan trọng, như ông cha ta từng nói: "Nông suy bách nghề bại" - Nông nghiệp phát triển là tiền đề để phát triển các ngành còn lại trong nền kinh tế. Điều đó chứng tỏ rằng, việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng nhưng cũng rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi phải là sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân. Trải qua các thời kỳ cách mạng, Đảng ta luôn luôn khẳng định vai trò to lớn của nông nghiệp. Trong công cuộc đổi mới, Đảng cũng lấy nông nghiệp làm mặt trận hàng đầu và là khâu đột phá nhằm ổn định đời sống kinh tế- xã hội, đưa đất nước vượt qua những giai đoạn cực kỳ khó khăn và tạo điều kiện để đẩy mạnh Công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước. Song nông nghiệp không thể tự mình phát triển, mà phải có sự tác động mạnh của các ngành công nghiệp, dịch vụ và hơn hết là phải có đầu tư thích hợp. Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp, hội tụ đầy đủ những mặt mạnh, mặt yếu của nền nông nghiệp nước ta; có nhiều tiềm năng và thế mạnh trong sự nghiệp đổi mới, đã từng bước phá thế độc canh, tăng cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn nuôi để phát triển hàng hoá. Tuy nhiên, kinh tế Nghệ An vẫn là nền kinh tế nông nghiệp mang tính tự cấp tự túc, trình độ thâm canh còn thấp, giá trị sản phẩm về cây công nghiệp và chăn nuôi còn ít, chưa tạo được nguồn nguyên liệu có quy mô tập trung và ổn định. Vì vậy, vấn đề đầu tư để phát triển sản xuất nông nghiệp càng hết sức quan trọng, đặt tỉnh Nghệ An đứng trước thử thách trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội Đứng trước vấn đề này, là một người con được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất xứ Nghệ - tôi đã mạnh dạn chọn đề tài "Đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An thực trạng và giải pháp" để làm chuyên đề thực tập của mình. Phạm vi nghiên cứu: Nông nghiệp nói chung bao gồm Nông - Lâm- Ngư nghiệp, còn nông nghiệp theo nghĩa hẹp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Trong phạm vi chuyên đề của mình tôi chỉ phân tích một số vấn đề liên quan đến trồng trọt và chăn nuôi. Phương pháp nghiên cứu: tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê, và tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lĩnh vực liên quan để đánh giá thực trạng đầu tư vào nông nghiệp trong giai đoạn 1996-2005 và định hướng, giải pháp thực hiện đầu tư năm 2006-2010. Kết cấu chuyên đề: Ngoài phần mở đầu và kết luận, chuyên đề gồm có 3 chương: -Chương I: Một số vấn đề lý luận về đầu tư và đầu tư phát triển nông nghiệp -Chương II: Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996-2005 -Chương III: Định hướng và giải pháp đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2006-2010 Do thời gian và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên đề tài này không tránh khỏi những sai sót, tôi xin chân thành cảm ơn sự đóng góp ý kiến của thầy, cô cùng tất cả các bạn quan tâm đến đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn: Nguyễn Thị ái Liên và các chú, bác trong phòng Kế hoạch Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An đã giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này Đầu tư phát triển t nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 -2005: Thực trạng và giải pháp Chương I: Một số vấn đề về đầu tư và đầu tư phát triển nông nghiệp I. Lý luận về đầu tư 1.Khái niệm Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó. Nguồn lực đó có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá...), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kỹ thuật,...) và nguồn lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, nếu xét trên toàn bộ nền kinh tế, thì đầu tư là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn liền với việc tạo ra các tài sản mới cho nền kinh tế. Các hoạt động này được gọi là đầu tư phát triển. Như vậy, đầu tư phát triển là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để tiến hành các hoạt động nhằm taọ ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. 2.Vai trò của đầu tư Từ việc xem xét khái niệm, bản chất của đầu tư phát triển và các lý thuyết kinh tế chúng ta có thể nhận thấy rằng đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá của sự tăng trưởng. Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở các mặt sau đây: 2. 1.Đầu tư vừa tác động đến tổng cung, vừa tác động đến tổng cầu -Về mặt cầu: Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế. Theo số liệu của Ngân hàng thế giới, đầu tư thường chiếm khoảng 24-28% trong cơ cấu tổng cầu của tất cả các nước trên thế giới. Đối với tổng cầu, tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng kéo sản lượng cân bằng tăng. -Về mặt cung: Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoạt động thì tổng cung, đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng lên, kéo theo sản lượng tiềm năng tăng và do đó giá cả sản phẩm giảm -điều đó cho phép tăng tiêu dùng. Tăng tiêu dùng đến lượt mình lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa hơn nữa - là nguồn cơ bản để tăng tích luỹ, phát triển kinh tế xã hội, tăng thu nhập cho người lao động, nâng cao đời sống cho mọi thành viên trong xã hội. 2. 2.Đầu tư có tác động hai mặt đến sự ổn định kinh tế. Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và đối với tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư, dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền kinh tế của mọi quốc gia. Khi tăng đầu tư, cầu của các yếu tố của đầu tư tăng làm cho giá của hàng hoá có liên quan tăng (giá chi phí vốn, giá công nghệ, lao động, vật tư,...) đến một mức độ nào đó dẫn đến tình trạng lạm phát. Đến lượt mình, lạm phát làm cho nền sản xuất đình trệ, đời sống của người lao động gặp nhiều khó khăn do tiền lương ngày càng thấp hơn, thâm hụt ngân sách, kinh tế phát triển chậm lại. Mặt khác, tăng đầu tư làm cho cầu của của các yếu tố có liên quan tăng, sản xuất các ngành này phát triển, thu hút thêm lao động, giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao đời sống người lao động, giảm tệ nạn xã hội. Tất cả các tác động này tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế. Khi giảm đầu tư cũng dẫn đến tác động hai mặt, nhưng theo chiều hướng ngược lại so với các tác động trên đây. Vì vậy, trong điều hành vĩ mô nền kinh tế, các nhà hoạt động chính sách cần thấy hết tác động hai mặt này để đưa ra các chính sách nhằm hạn chế các tác động xấu, phát huy tác động tích cực, duy trì được sự ổn định của toàn bộ nền kinh tế. 2.3.Đầu tư tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế: Kết quả nghiên cứu của các nhà kinh tế cho thấy: muốn giữ tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình thì tỷ lệ đầu tư phải đạt được từ 15-25% so với GDP tuỳ thuộc và ICOR của mỗi nước. ICOR = vốn đầu tư/mức tăng GDP Nếu ICOR không đổi, mức tăng GDP hoàn toàn phụ thuộc vào vốn đầu tư.ở các nước phát triển, ICOR thường lớn, từ 5-7 do thừa vốn, thiếu lao động, vốn được sử dụng nhiều để thay thế cho lao động, do sử dụng công nghệ hiện đại có giá trị cao. Còn ở nước chậm phát triển, ICOR thấp từ 2-3 do thiếu vốn, thừa lao động nên có thể và cần phải sử dụng lao động rẻ để thay thế vốn, do sử dụng công nghệ kém hiện đại, giá rẻ. Chỉ tiêu ICOR của mỗi nước phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thay đổi theo trình độ phát triển và cơ chế chính sách trong nước. Kinh nghiệm các nước cho thấy, chỉ tiêu ICOR phụ thuộc mạnh vào cơ cấu kinh tế và hiệu quả đầu tư trong các ngành, vùng lãnh thổ cũng như phụ thuộc vào hiệu quả của chính sách kinh tế nói chung. Thông thường, ICOR trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, ICOR trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế chủ yếu do tận dụng năng lực sản xuất. Do đó, ở các nước phát triển, tỷ lệ đầu tư thấp thường dẫn đến tốc độ tăng trưởng thấp. 2.4.Đầu tư và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn (từ 9 đến 10%) là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển nhanh ở các khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với các ngành nông, lâm, ngư nghiệp do những hạn chế về đất đai và các khả năng sinh học, để đạt được tốc độ tăng trưởng từ 5-6% là rất khó khăn. Như vậy, chính sách đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị ... của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. 2..5.Đầu tư với việc tăng cường khả năng khoa học và công nghệ của đất nước công nghệ là trung tâm của công nghiệp hoá. Đầu tư là điều kiện tiên quyết của sự phát triển và tăng cường khả năng công nghệ của nước ta hiện nay. Theo đánh giá của các chuyên gia công nghệ, trình độ công nghệ của Việt Nam lạc hậu nhiều thế hệ so với khu vực và trên thế giới. Với trình độ công nghệ lạc hậu này, quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu không đề ra được một chiến lược đầu tư phát triển công nghệ nhanh và vững chắc. Chúng ta biết rằng có hai con đường cơ bản để có công nghệ là tự nghiên cứu phát minh ra công nghệ và nhập công nghệ từ nước ngoài. Dù là tự nghiên cứu hay nhập từ nước ngoài cần phải có vốn đầu tư. mọi phương án đổi mới công nghệ không gắn với nguồn vốn đầu tư sẽ là những phương án không khả thi. 3.Nguồn vốn đầu tư Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trình tái sản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ; sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trong mỗi gia đình. Như vậy, hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng vốn đầu tư nhằm duy trì tiềm lực sẵn có hoặc tạo ra tiềm lực lớn hơn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ và sinh hoạt đời sống. Vốn đầu tư của đất nước nói chung được hình thành từ hai nguồn cơ bản: đó là vốn huy động trong nước và vốn huy động từ nước ngoài. -Vốn đầu tư trong nước được hình thành từ các nguồn sau: +Vốn tích luỹ từ ngân sách +Vốn tích luỹ từ các doanh nghiệp +Vốn tiết kiệm của dân -Vốn huy động từ nước ngoài bao gồm vốn đầu tư trực tiếp và vốn đầu tư gián tiếp. +Vốn đầu tư trực tiếp là vốn của các doanh nghiệp, các cá nhân người nước ngoài đầu tư sang các nước khác và trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý quá trình sử dụng và thu hồi vốn đã bỏ ra. +Vốn đầu tư gián tiếp là vốn của các Chính phủ, tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ, tư nhân người nước ngoài được thực hiện dưới các hình thức viện trợ không hoàn lại, cho vay ưu đãi với thời hạn dài và lãi suất thấp, vốn viện trợ phát triển chính thức của các nước công nghiệp phát triển (ODA), vay tư nhân với lãi suất thường Các nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp -Nguồn vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước. -Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp -Vốn đầu tư của dân cư +Vốn đầu tư từ bản thân nông dân +Nguồn vốn đầu của những người sống ở đô thị vào nông thôn +Nguồn vốn đầu tư từ kiều bào -Nguồn vốn đầu tư nước ngoài +Nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) +Nguồn vốn ODA -Nguồn vốn tín dụng +Nguồn vốn tín dụng từ các chương trình của Chính phủ +Nguồn tín dụng từ các tổ chức quốc tế . 4.Kết quả và hiệu quả của đầu tư 4.1.Kết quả của hoạt động đầu tư Kết quả của hoạt động đầu tư được thể hiện ở khối lượng vốn đầu tư đã được thực hiện, ở các tài sản cố định được huy động hoặc năng lực sản xuất kinh doanh phục vụ tăng thêm. 4.1.1.Khối lượng vốn đầu tư thực hiện khối lượng vốn đầu tư thực hiện bao gồm tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư, bao gồm các chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa và các cấu trúc hạ tầng, mua sắm thiết bị máy móc, để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt. 4.1.2.Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm -Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm, hàng hoá hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong dự toán đầu tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào hoạt động được ngay. -Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất phục vụ các tài sản cố định đã được huy động và sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư. 4.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư. Hiệu quả của hoạt động đầu tư được xem xét trên hai góc độ là hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. 4.2.1.Khái niệm -Hiệu quả tài chính (Et c) của hoạt động đầu tư là mức độ đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và nâng cao đời sống của người lao động trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ trên cơ sở số vốn đầu tư mà cơ sở đã sử dụng so với các chu kỳ khác, các cơ sở khác hoặc so với định mức chung. Chúng ta có thể biểu diễn khái niệm này thông qua công thức sau: Etc=các kết quả cơ sở thu được do thực hiện đầu tư / số vốn đầu tư mà cơ sở đã thực hiện để tạo ra kết quả trên Etc được coi là có hiệu quả khi Etc >Etc0 Trong đó, Etc0 là chỉ tiêu hiệu quả tài chính định mức, hoặc của các kỳ khác mà cơ sở đã đạt được chọn làm cơ sở so sánh, hoặc của đơn vị khác đã đạt tiêu chuẩn là hiệu quả Để phản ánh hiệu quả tài chính một cách cụ thể, chính xác người ta dùng một số chỉ tiêu: NPV, IRR, RR... -Hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền kinh tế xã hội thu được so với cấc đóng góp mà nền kinh tế xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư. Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đáp ứng này có thể được xem xét mang tính chất định tính như đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, phục vụ việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước, góp phần chống ô nhiễm môi trường, cải tạo môi sinh..., hoặc đo lường bằng các tính toán định lượng như mức tăng thu cho ngân sách, mức gia tăng số người có việc làm, mức tăng thu ngoại tệ. Chi phí mà xã hội gánh chịu khi một công cuộc đầu tư được thực hiện bao gồm toàn bộ các tài nguyên thiên nhiên, của cải vật chất sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử dụng các công việc khác trong tương lai không xa. 4.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội. 4.2.2.1.Các tiêu chuẩn đánh giá Để xác định các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội, phải dựa vào các tiêu chuẩn sau: -Nâng cao mức sống của dân cư được thể hiện gián tiếp qua các số liệu cụ thể về mức gia tăng sản phẩm quốc dân, mức gia tăng tích luỹ vốn, mức gia tăng đầu tư, tốc độ phát triển tốc độ tăng trưởng. -Phân phối lại thu nhập thể hiện qua sự đóng góp của công cuộc đầu tư vào việc phát triển các vùng kinh tế kém phát triển, nâng cao đời sống các tầng lớp dân cư. -Gia tăng số lao động có việc làm -Tăng thu và tiết kiệm ngoại tệ -Các mục tiêu kế hoạch kinh tế quốc dân khác là: +Tận dụng hay khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện. +Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác. +Phát triển kinh tế- xã hội ở các địa phương nghèo, các vùng xa xôi dân cư thưa thớt nhưng có nhiều triển vọng về tài nguyên để phát triển kinh tế. 4.2.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế- xã hội của đầu tư ở tầm vĩ mô -Tổng giá trị sản xuất (GO) là tổng sản phẩm vật chất và dịch vụ tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) do lao động trong các ngành của nền kinh tế quốc dân tạo ra. GO = ồGOi (ồGOi là tổng giá trị sản xuất ngành i) ồGOi= GDP+ồICi (ồICi là tổng giá trị trung gian ngành i) -Tổng sản phẩm trong nước (GDP): là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp quan trọng trong hệ thống chỉ tiêu quốc gia, phản ánh toàn bộ kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm) đó là giá trị gia tăng của tất cả các ngành kinh tế trong một vùng lãnh thổ hay một quốc gia. -Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị giá trị vốn đầu tư: Số lao động có việc làm ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp và số lao động có việc làm gián tiếp ở dự án liên đới. -Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người làm công ăn lương, những người có vốn hưởng lợi tức, nhà nước thu thuế...) hoặc vùng lãnh thổ. -Chỉ tiêu ngoại hối ròng (tiết kiệm ngoại tệ): chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng góp của dự án vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước. -Các chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế. -Những tác động khác của dự án: +Những ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng: sự gia tăng năng lực phục vụ của những kết cấu hạ tầng sẵn có, bổ sung năng lực phục vụ mới của kết cấu hạ tầng mới. +Tác động đến môi trường: đây là những ảnh hưởng của các đầu vào, đầu ra của dự án đến môi trường. +Nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ nghề nghiệp của người lao động, trình độ quản lý của những nhà quản lý, nâng cao năng suất lao động, nâng cao thua nhập của người lao động. +Những tác động về xã hội, chính trị và kinh tế khác (tận dụng và khai thác tài nguyên chưa được quan tâm hay mới phát hiện, tiếp nhận được công nghệ mới nhằm hoàn thiện cơ cấu sản xuất, những tác động đến các ngành, lĩnh vực khác, tạo thị trường mới, tham gia phân công lao động quốc tế, phát triển các địa phương yếu kém, các vùng xa xôi có tiềm năng về tài nguyên...) -Ngoài ra, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau để phân tích hiệu quả của các hoạt động đầu tư: +Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầu tư thực hiện của kỳ nghiên cứu so với kỳ gốc. Chỉ tiêu này phản ánh mối quan hệ giữa kết quả đầu ra (GO hay GDP tăng thêm) so với vốn đầu tư của năm đó hay thời kỳ đó). ý nghĩa: chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầu tư thực hiện (đã thực sự đem vào sản xuất kinh doanh) sẽ tạo ra giá trị đầu ra là bao nhiêu. +Chỉ tiêu tỷ lệ GO (hay GDP) tăng thêm so với vốn đầu tư Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn đầu tư tăng thêm làm tăng thêm được bao nhiêu giá trị đầu ra (GO hay GDP). Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ nền kinh tế mạnh, kết quả đầu tư đạt tỷ lệ cao, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế. +Chỉ tiêu tỷ lệ GDP/GO. ý nghĩa: Nếu chỉ tiêu này cao điều đó thể hiện giá trị trung giam là nhỏ và giá trị gia tăng càng lớn (vì GDP= ồGOi - ồICi). Tức là hiệu quả thực sự của vốn đầu tư đem lại càng cao. +Chỉ tiêu tình hình thực hiện vốn đầu tư: chỉ tiêu này có thể tính cho từng năm hoặc cho từng thời kỳ để phản ánh tốc độ thực hiện đầu tư. Nếu tỷ lệ này lớn chứng tỏ tình trạng tràn lan trong đầu tư được khắc phục. II/ đầu tư phát triển Nông nghiệp 1.Vị trí của nông nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam Nông nghiệp là ngành sản xuất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia - cho dù quốc gia đó là nước có nền kinh tế phát triển hay đang phát triển. sở dĩ như vậy vì nông nghiệp là ngành sản xuất và cung cấp cho con người những sản phẩm tối cần thiết của cuộc sống, đó là lương thực và thực phẩm - những sản phẩm mà với trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay, chưa một ngành nào có thể thay thế được. Lương thực, thực phẩm là yếu tố đầu tiên của sự tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Các nhà kinh tế học thuộc nhiều trường phái khác nhau đều thống nhất rằng "điều kiện tiên quyết cho sự phát triển là tăng cung lương thực cho nền kinh tế , cho đời sống con người". Cácmac đã khẳng định: "con người trước hết phải có cái ăn rồi sau đó mới nói đến các hoạt động khác. ông cho rằng: "nông nghiệp là ngành cung cấp tư liệu sinh hoạt cho con người..." mà "việc sản xuất ra tư liệu sinh hoạt là điều kiện đầu tiên của sự sống của họ và của mọi lĩnh vực sản xuất nói chung..." Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người càng được nâng cao thì nhu cầu của con người về lương thực và thực phẩm cũng ngày càng tăng cả về số lượng, chất lượng và chủng loại. Sự tăng lên này do hai yếu tố: -Do sự tăng lên không ngừng của dân số -Do sự tăng lên của nhu cầu bản thân từng con người chỉ có một nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao mới có hy vọng đáp ứng được những nhu cầu tăng lên thường xuyên đó. Nông nghiệp giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào cho công nghiệp và khu vực thành thị. điều này được thể hiện chủ yếu ở các mặt sau: Thứ nhất, nông nghiệp, đặc biệt là nông nghiệp của các nước đang phát triển, là khu vực cung cấp lao động cho sự phát triển của công nghiệp và đô thị. Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, một mặt nó tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động, mặt khác - nhờ đó mà năng suất lao động trong nông nghiệp không ngừng tăng lên, lực lượng lao động lại được giải phóng từ nông nghiệp ngày càng nhiều. Số này lại chuyển dịch vào công nghiệp và thành phố - nhà kinh tế học Lewis coi đây là quá trình tạo ra tiết kiệm, thúc đẩy đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, việc chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang khu vực công nghiệp còn khắc phục được tình trạng lạc hậu về kinh tế - đây là một xu hướng có tính quy luật của mọi quốc gia trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tuy nhiên, chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp như thế nào đó là bài toán mỗi quốc gia phải nghiên cứu để giải quyết cho phù hợp với điều kiện cụ thể của quốc gia mình. Thứ hai, nông nghiệp là khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu to lớn và quý báu cho công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến. Thông qua công nghiệp chế biến, giá trị của sản phẩm nông nghiệp được nâng lên nhiều lần. Điều này vừa góp phần tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, vừa tăng thu nhập cho người lao động và tăng nguồn tài chính cho quốc gia. Nông nghiệp và nông thôn là thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp.ở hầu hết các nước đang phát triển, sản phẩm nông nghiệp bao gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng, chủ yếu dựa vào thị trường trong nước mà trước hết là khu vực nông nghiệp và nông thôn. sự thay đổi về cầu trong khu vực nông nghiệp và nông thôn sẽ có tác động trực tiếp đến sản xuất ở khu vực phi nông nghiệp. Phát triển mạnh nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho dân cư nông thôn, từ đó tăng sức mua của khu vực nông thôn là điều kiện hết sức quan trọng làm tăng nhu cầu đối với các sản phẩm công nghiệp - tạo điều kiện thuận lợi cho công nghiệp phát triển nhanh và ổn định. Nông nghiệp giữ vị trí khá quan trọng trong việc sản xuất và xuất khẩu sản phẩm trên thị trường thế giới. đối với những nước có lợi thế về đất đai, thời tiết, khí hậu thì sản phẩm nông nghiệp có khả năng cạnh tranh lớn trên thị trường thế giới - đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nông nghiệp và nông thôn có vai trò to lớn đối với sự phát triển bền vững của môi trường. Nếu nông nghiệp sử dụng quá nhiều hoá chất, nhất là phân hoá học, thuốc trừ sâu... sẽ làm ô nhiễm đất và nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người. Vì thế, trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp, cần phải tìm những giải pháp để duy trì và tạo ra sự phát triển bền vững của môi trường. Ngoài ra, phát triển nông nghiệp gắn liền với kinh tế nông thôn là cơ sở quan trọng để bảo đảm ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế bền vững, củng cố và tăng cường quốc phòng an ninh. Nhận thức được vai trò to lớn của ngành nông nghiệp, trong những năm cuối của thế kỷ XX, ở hầu hết các nước, sự phát triển nông nghiệp nông thôn ngày càng được chú ý hơn và trở thành chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. ở nước ta, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định rõ nông nghiệp nông thôn có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống các ngành kinh tế quốc dân. ngay từ khi đất nước thống nhất, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) đã khẳng định: "...ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước trở thành một cơ cấu công - nông nghiệp". Vai trò của nông nghiệp tiếp tục được khẳng định qua các kỳ Đại hội V (1981), Đại hội VI (1986), Đại hội VII (1991), Đại hội VIII (1996), và với kỳ đại hội IX (2001) có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội đất nước những năm đầu thế kỷ XXI, Đảng ta tiếp tục khẳng định con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội của nước ta là con đường duy nhất đúng với "Chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp", và nông nghiệp nông thôn vẫn tiếp tục được ưu tiên đầu tư phát triển: "Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn theo định hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hoá lớn"... Trên thực tế ở Việt Nam, có 80% dân số sống ở nông thôn, hơn 70% lực lượng lao động toàn xã hội làm việc ở khu vực này (trong đó có 63,11% lao động làm việc ở khu vực nông - lâm nghiệp - vào thời điểm năm 2000). Ngành nông nghiệp Việt Nam cung cấp xấp xỉ 1/4 GDP của đất nước, tạo ra trên 1/3 kim ngạch xuất khẩu. Mặc dù tỷ trọng của ngành đã giảm dần do các hộ nông dân tiếp tục đa dạng hoá sản xuất sản phẩm của mình, nhưng gạo vẫn chiếm gần 1/2 tổng giá trị sản lượng nông nghiệp. Các loại cây lương thực khác chiếm 15%, cây công nghiệp chiếm 16%, chăn nuôi chiếm 17%. Sản lượng nông nghiệp đạt mức cao kỷ lục vào năm 1998 và 1999 với tổng sản lượng lương thực tăng 2 triệu tấn mỗi năm, đạt 34 triệu tấn quy thóc vào năm 1999. Việt Nam đã chuyển từ một nước nhập khẩu lương thực vào giữa những năm 80 sang trở thành một nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới (sau Thái Lan). Xuất khẩu gạo đã tăng từ 1,4 triệu tấn năm 1989 lên 4,5 triệu tấn năm 1999. Mặc dù nền kinh tế quốc dân chững lại gần đây nhưng ngành nông nghiệp vẫn đang hoạt động tốt. Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm trong vòng 5 năm qua là khoảng 4-5%, được tiếp sức bởi việc đa dạng hoá sang những cây trồng có giá trị gia tăng cao do có những thế mạnh về khí hậu, đất đai, lao động rẻ, chi phí cơ hội thấp như cà phê, hạt điều, cao su, gạo... Do vậy, thu nhập nông nghiệp tăng 61% từ năm1993 đến năm 1998, đã trở thành nguồn giảm nghèo chính ở nông thôn. Chính phủ Việt Nam nhận thức vai trò quan trọng của nông nghiệp trong sự phát triển bền vững của đất nước và là động lực để giảm nghèo và tăng thu nhập trên cơ sở rộng rãi. đặc biệt, Chính phủ coi chế biến nông sản và các hoạt động dịch vụ phi nông nghiệp ở nông thôn là phương tiện để đạt được các mục tiêu phát triển dài hạn. 2.Những đặc điểm nông nghiệp 2.1.Đặc điểm chung Sản xuất nông nghiệp có những đặc điểm riêng mà các ngành sản xuất khác không thể có được, đó là: 1> Sản xuất nông nghiệp được tiến hành trên một địa bàn rộng lớn, phức tạp và còn lệ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên mang tính khu vực rõ rệt. Có thể nói ở đâu có đất đai và lao động thì ở đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp.ở mỗi vùng, mỗi quốc gia có điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu và thuỷ văn rất khác nhau. Lịch sử hình thành các loại đất, quá trình đầu tư, khai thác và sử dụng đất cũng khác nhau. Vì thế, sản xuất nông nghiệp diễn ra trên từng địa bàn cụ thể không thể nào giống nhau. Đặc điểm này đòi hỏi trong quá trình tổ chức chỉ đạo sản xuất nông nghiệp cần hết sức lưu ý các vấn đề sau: -Tổ chức tốt điều tra các nguồn tài nguyên nông nghiệp của đất nước cũng như mỗi vùng để có sự quy hoạch, bố trí các loại cây trồng, các con vật nuôi thích hợp. -Việc xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật phải được tiến hành phù hợp với đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng, từng con vật nuôi, cũng như phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế cụ thể của mỗi vùng. -Cần có chính sách phù hợp với điều kiện của từng vùng, từng khu vực nhất định. đặc biệt là chính sách ruộng đất, chính sách đầu tư và chính sách thuế. 2>Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, nhưng nội dung kinh tế của nó lại rất khác nhau. Trong công nghiệp và các ngành kinh tế khác, đất đai chỉ là nền móng để xây dựng các công xưởng, trụ sở phục vụ cho việc sản xuất - kinh doanh. Trái lại, trong nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được và nó là loại tư liệu sản xuất đặc biệt vì nó hạn chế về mặt diện tích, cố định về mặt vị trí và sức sản xuất của nó không có giới hạn. chính vì vậy, cần phải tích cực mở rộng diện tích đất nông nghiệp bằng khai hoang, tăng vụ. Đẩy mạnh đầu tư chiều sâu, thâm canh sản xuất - coi thâm canh là con đường chủ yếu phát triển sản xuất nông nghiệp. 3>Sản xuất nông nghiệp gắn liền với cơ chế sống Cây trồng và vật nuôi -đối tượng sản xuất của nông nghiệp là những cơ thể sống, chúng sinh trưởng và phát triển theo những quy luật sinh học nhất định. Là cơ thể sống do đó chúng rất nhạy cảm với môi trường tự nhiên; mỗi sự thay đổi về thời tiết, khí hậu, về sự chăm sóc của con người đều tác động trực tiếp đến quá trình phát sinh và phát triển của chúng, và đương nhiên là ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của sản xuất. Các cây trồng và con vật nuôi với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt, được tái sản xuất trong bản thân nông nghiệp bằng cách sử dụng trực tiếp sản phẩm thu được ở chu trình sản xuất trước làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất sau. Bởi vậy, để đảm bảo chất lượng giống cây trồng và con vật nuôi ngày càng tốt hơn đòi hỏi phải tập trung đầu tư chọn lọc và nghiên cứu các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện cụ thể của từng vùng sinh thái. 4>Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ cao Sự không trùng khớp giữa thời gian lao động và thời gian sản xuất đã đẻ ra tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp. Để giảm bớt tính thời vụ trong sản xuất nông nghiệp cần lưu ý các vấn đề: Thực hiện chuyên môn hoá sản xuất kết hợp với phát triển tổng hợp; tạo ra các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn để có thể làm nhiều vụ trong năm; mở mang các ngành nghề, các hoạt động sản xuất kinh doanh khác trong nông thôn để thu hút lao động; bố trí cơ cấu cây trồng, con vật nuôi hợp lý để sử dụng tối đa lực lượng lao động và sử dụng có hiệu quả các loại vật tư kỹ thuật. 2.2.Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam Ngoài những đặc điểm trên, nông nghiệp Việt Nam còn có những đặc điểm sau: 2.2.1.Nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp lạc hậu Đến nay, nhiều nước đã có nền nông nghiệp phát triển ở trình độ cao, mọi hoạt động trong sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, hoá học hoá. Trong khi đó, nông nghiệp nước ta đang ở trình độ rất thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật của nông nghiệp lạc hậu; lao động đại bộ phận tập trung trong nông nghiệp; sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự cấp tự túc; thu nhập nông dân thấp, đời sống mọi mặt của họ còn hết sức khó khăn. 2.2.2.Nền nông nghiệp nước ta là nền nông nghiệp nhiệt đới có pha trộn tính chất ôn đới, nhất là ở miền Bắc Đặc điểm này đem lại cho nông nghiệp nước ta một số thuận lợi khá cơ bản: -Chúng ta có nguồn nước phong phú, nguồn ánh sáng dư thừa nhờ đó có thể tiến hành sản xuất nông nghiệp quanh năm. -Tập đoàn cây trồng và con vật nuôi của ta phong phú đa dạng (cả nhiệt đới và ôn đới), nhờ đó rất có điều kiện sản xuất những nông sản có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên, đặc điểm này cũng mang lại cho nông nghiệp nước ta những khó khăn không nhỏ, đó là thường xuyên bị sâu bệnh phá hoại. Ngoài ra, bình quân đất nông nghiệp trên một đầu người của nước ta thấp cũng là một khó khăn đáng kể. Bởi thế, trong quá trình phát triển nền nông nghiệp nước nhà theo hướng sản xuất hàng hoá, hiện đại, chúng ta tìm cách phát huy cao độ những mặt thuận lợi và hạn chế đến mức tối đa những mặt khó khăn của nó, bảo đảm cho nông nghiệp nước ta có sự phát triển nhanh và vững chắc. 3.Điều kiện để đầu tư phát triển nông nghiệp Xuất phát từ đặc điểm của nền sản xuất nông nghiệp - chúng ta thấy rằng để sản xuất nông nghiệp phát triển một cách nhanh chóng và bền vững thì cần phải có những điều kiện sau: 3.1.Điều kiện tự nhiên Nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất có những nét đặc thù, là ngành gắn với đối tượng là sinh vật (cây trồng và vật nuôi), bị chi phối bởi quy luật sinh học, điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết, khí hậu). Chính vì vậy, sự sản xuất nông nghiệp phát triển trước hết phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên. Mỗi một loại cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng điều kiện tự nhiên nhất định. Nắm bắt được vấn đề này để người nông dân lựa chọn loại cây trồng, vật nuôi thích hợp với điều kiện tự nhiên nơi mình sản xuất. 3.2.Nhân tố thị trường Thị trường là một yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn. Bởi vì, thị trường là đầu ra và cũng là đầu vào của quá trình sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, thị trường còn có chức năng hướng dẫn người sản xuất thông qua hệ thống thông tin, quảng cáo về nhu cầu người tiêu dùng đối với các mặt hàng nông sản, giá cả và khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường -từ đó khuyến khích người lao động nông nghiệp sản xuất ra nhiều nông sản hàng hoá với chất lượng ngày càng tốt hơn, chủng loại ngày càng phong phú hơn. Một thị trường thông thoáng thì sản xuất ngày càng có điều kiện phát triển nhanh. 3.3.Vốn và sử dụng vốn Vốn là điều kiện cần thiết và không thể thiếu được để thực hiện quá trình sản xuất nông nghiệp. Do đặc điểm đặc thù của ngành (là ngành sản xuất sinh học, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên), vốn có vai trò hết sức quan trọng. Tuy nhiên, để đầu tư vốn cho nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao thì phải nắm chắc các đặc điểm hoạt động của vốn, các hình thức đầu tư vốn cho nông nghiệp. Cũng giống như vai trò hoạt động của vốn, đặc điểm hoạt động của vốn và các hình thức đầu tư vốn chịu sự chi phối rất lớn bởi các đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn. 3.4.áp dụng rộng rãi tiến bộ Khoa học kỹ thuật Những kết quả của cuộc cách mạng Khoa học kỹ thuật mang lại nhằm thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất kỹ thuật. Chính vì vậy, việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp có ý nghĩa rất to lớn: -Nó quyết định trực tiếp sự nhảy vọt về năng suất cây trồng, năng suất sản phẩm gia súc, năng suất ruộng đất và năng suất lao động nông nghiệp. -Nó thúc đẩy quá trình phân công lao động và chuyên môn hoá sản xuất. Trên cơ sở đó, sự hiệp tác lao động, sự kết hợp xã hội trong quá trình lao động sản xuất cũng như quá trình trao đổi được diễn ra với quy mô ngày càng to lớn hơn. Đó là cơ sở khách quan đòi hỏi không ngừng xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất với quy mô và phạm vi rộng lớn hơn và hình thức quản lý phức tạp hơn. -Nó cải tạo triệt để tâm lý và tập quán sản xuất của nông dân Ngày nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật vẫn diễn ra nhanh chóng trên thế giới. Vì vậy, để đưa nền nông nghiệp đất nước phát triển bắt kịp với nhịp độ tăng trưởng của thế giới đòi hỏi phải áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học kỹ thuật. 3.5.Hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước Hệ thống các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước có một vai trò vô cùng to lớn với chức năng điều tiết của việc quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp, thúc đẩy hữu hiệu nền nông nghiệp hàng hoá nhiều thành phần phát triển theo đúng định hướng. Bất kỳ một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá nào cũng lấy thị trường làm chỗ dựa. Việc kinh doanh nông nghiệp chịu sự tác động của các quy luật của thị trường cả về mặt tích cực cũng như tiêu cực. Các chính sách kinh tế có khả năng hạn chế mặt tiêu cực của thị trường bằng cách kích thích những người kinh doanh nông nghiệp hoạt động theo hướng đã đề ra không những vì lợi ích của toàn bộ nền kinh tế quốc đân mà còn vì lợi ích thiết thân đối với họ. Vì vậy, Nhà nước phải thực hiện hàng loạt chính sách kinh tế để thực thi có hiệu quả việc quản lý Nhà nước đối với nông nghiệp. Đó là điều vô cùng quan trọng không thể thiếu được đối với bất kỳ chế độ xã hội nào. 3.6.Mở rộng thị trường quốc tế theo hướng kinh tế mở Quan hệ trao đổi các sản phẩm nông nghiệp trên thị trường quốc tế là một bộ phận cấu thành không thể thiếu được của quan hệ quốc tế nói chung và có tính chất sống còn của mỗi quốc gia. Bởi vì chỉ có thông qua thị trường quốc tế mới có thể mở rộng khả năng tiêu thụ và tiêu dùng của mỗi nước về các loại nông sản phẩm, mới có thể cho phép một nước tiêu thụ và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp với số lượng nhiều hơn mức có thể tiêu thụ và tiêu dùng so với khả năng sản xuất của nước đó trong nền sản xuất tự cấp tự túc. Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, sự phát triển tiềm lực xuất khẩu nói chung, xuất khẩu nông sản nói riêng được coi là xung lực mạnh để làm tăng trưởng nhanh nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, sử dụng tính hơn hẳn của phân công lao động quốc tế, bù đắp những chi phí sản xuất và công sức đầu tư vào lĩnh vực này. Phải sử dụng xuất khẩu để đẩy nhanh sự phát triển, là công cụ đáng tin cậy để vươn ra giới hạn tiến bộ của thế giới. 4.Kinh nghiệm một số nước về đầu tư cho nông nghiệp Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất giữ vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mọi quốc gia trên thế giới bất kể nước đó thuộc nước phát triển hay kém phát triển. Chính vì vậy, để đưa đất nước phát triển một cách vững chắc thì cần phải đầu tư vào nông nghiệp. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới cho thấy, mặc dù phương thức đầu tư vào nông nghiệp rất đa dạng song để có được thành công trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và nông nghiệp nói riêng thì sự điều chỉnh chính sách đầu tư cho nông nghiệp đặc biệt quan trọng. ở Inđonesia, trừ một khối lượng nhỏ phần tổng hợp còn tất cả phân hoá học đều được lưu thông qua tổ chức kinh doanh độc quyền Nhà nước (gọi là Pusri- thành lập năm 1979) Pusri nhận phân bón từ các nhà máy sản xuất trong nước cũng như nhập khẩu, sau chuyển về tỉnh bán và bán cho các nhà buôn. việc điều hoà lương thực ở Inđonesia được giao cho cơ quan hậu cần lương thực (được gọi là Bulog). Bulog được giao nhiệm vụ ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích của nông dân và người tiêu dùng. Bulog quy định giá sàn và giá trần thống nhất trên phạm vi cả nước theo hướng khuyến khích lúa gạo để đảm bảo an toàn lương thực quốc gia. Phần lỗ của các Bulog do Nhà nước bù, trích từ ngân sách đầu tư cho nông nghiệp. Bên cạnh đó, ở Inđônêsia còn quan tâm đến đầu tư cho nghiên cứu, triển khai mời chuyên gia đến trao đổi kinh nghiệm, nhập nội các giống tốt và công nghệ tiên tiến, hình thành ban khuyến nông -năm 1988 có 20.000 cán bộ khuyến nông và cứ 817 hộ thì có 1 cán bộ khuyến nông, các khoản chi cho công tác khuyến nông chiếm 21% tổng ngân sách chi hàng năm của Bộ Nông nghiệp. ở Thái Lan, để khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, Chính phủ rất quan tâm đến bù giá vật tư nông nghiệp. Mỗi năm, nước này sử dụng khoảng 2,1 triệu tấn phân hoá học trong sản xuất nông nghiệp, trong đó 27% qua khu vực công cộng, 73% qua kênh tư nhân. Hiện nay, tất cả các mặt hàng do nông dân sản xuất ra đều được miễn thuế. Chủ trương này nhằm tạo điều kiện nâng cao mức sống của nông dân, hạn chế dòng người đang bỏ nông thôn ra thành thị. Ngay đối với xuất khẩu gạo cũng không phải chịu thuế xuất khẩu nhằm tạo cho gạo Thái Lan có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới (Thái Lan hiện là nước đứng đầu về xuất khẩu gạo). ngoài ra, hàng năm Vụ khuyến nông thuộc Bộ nông nghiệp sử dụng 1.358 triệu bạt (54 triệu USD) cho công tác khuyến nông. Trung Quốc là nước nông nghiệp lớn, sau thời kỳ "Cách mạng văn hoá", "công xã nhân dân" nước này bước vào thời kỳ cải cách và mở cửa. Một trong những thành tựu đáng ghi nhận của Trung Quốc là phát triển công nghiệp hương trấn, thực hiện "Li nông bất ly hương", chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, từ đó tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra chính sách đầu tư rất hợp lý, một mặt tăng đầu tư cho công nghiệp nông thôn, mặt khác tăng vốn đầu tư trực tiếp cho nông nghiệp để tạo ra những tiền đề vật chất cho việc tăng trưởng. Ngoài nguồn vốn trong nước, Nhà nước Trung Quốc còn dành các nguồn vốn vay nước ngoài để đầu tư cho nông nghiệp. Tính từ năm 1980 đến 1986 số vốn này đã lên tới 164 triệu USD. Từ năm 1989, Trung Quốc dành 1/4 số tiền của Ngân hàng Thế giới cho vay để đầu tư cho nông nghiệp, trước hết là để xây dựng công trình thuỷ lợi, mở rộng sản xuất lương thực, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, nghiên cứu và ứng dụng giống cây, con mới vào sản xuất nhất là lúa, ngô, bông. ở các nước Tây Âu và Bắc Mỹ như Canađa,Mỹ, Pháp, Phần Lan, CHLB Đức...tuy nông nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong GDP nhưng vẫn được quan tâm đầu tư thoả đáng về vốn và kỹ thuật. Chính phủ Mĩ đặc biệt quan tâm đầu tư cho nông nghiệp qua việc nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong năm 1984, Chính phủ Mĩ đã đầu tư 40,5 triệu USD cho lĩnh vực này. Tính từ năm 1966 đến năm 1985, đầu tư cho khoa học kỹ thuật nông nghiệp tăng từ 560 triệu USD lên 2.248 triệu USD và đó chính là điều kiện vật chất để đưa năng suất lao động nông nghiệp nước này đứng hàng đầu thế giới trong nhiều năm. Hiện nay, một lao động nông nghiệp ở Mĩ sản xuất đủ lương thực, thực phẩm nuôi sống trên 60 người trong năm. Chương II Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp tỉnh Nghệ An I.Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An 1.Vị trí địa lý Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên tuyến giao lưu kinh tế- xã hội bắc nam, phía tây giáp CHDNND Lào, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía đông giáp biển Đông. Có toạ độ địa lý 18033'- 20001' vĩ độ Bắc, 103052'-105048' kinh độ Đông. Chiều dài lớn nhất từ Bắc vào Nam khoảng 132 km, chiều rộng lớn nhất từ đông sang tây khoảng 200 km. Nghệ An có diện tích tự nhiên 16.487 km2, dân số tính đến năm 2005 là 3.506.000 người. Về diện tích và dân số đứng thứ 3 trong cả nước. Có các vùng ven biển, đồng bằng, trung du, miền núi thấp, miền núi cao là điều kiện thuận lợi phát triển nông nghiệp toàn diện. Nghệ An có mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường không tiện lợi và quan trọng, tạo thế mạnh trong giao lưu, phát triển kinh tế- văn hoá- xã hội của tỉnh. Phía đông có bờ biển dài 82 km và 6 cửa sông là một thuận lợi để xây dựng và phát triển kinh tế biển và kinh tế đối ngoại trong giai đoạn mới Phía tây giáp nước CHDCND Lào, với đường biên giới 419 km. Hai nước đã có lịch sử đoàn kết và hữu nghị lâu đời, là điều kiện thuận lợi để mở rộng hợp tác quốc tế và khai thác tiềm năng phát triển của nước bạn Lào. Các dòng sông hẹp và dốc chẳng những không thuận lợi cho phát triển vân tải thuỷ mà còn hạn chế khả năng điều hoà nguồn nước mặt trong mùa phục vụ cho sản xuất nông -lâm nghiệp. Vùng đồng bằng có diện tích nhỏ, xen kẽ đồi núi hạn chế việc mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp. Về khí hậu, nằm trong vùng có nhiều đặc thù phân dị rõ rệt trên toàn lãnh thổ và theo các mùa, tạo điều kiện cho nhiều loại cây trồng phát triển, song khí hậu có phần khắc nghiệt, đặc biệt là lũ lụt, bão và gió tây nam. Nghệ An có 19 huyện, thành phố, thị xã. Huyện có diện tích lớn nhất là Tương Dương 306.000 ha. Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, ở vị trí trung độ giữa hai thành phố lớn là Thủ đô Hà Nội và thành phố Huế. Thị xã Cửa lò cách Vinh 25 km là đô thị du lịch và kinh tế biển. Tài nguyên thiên nhiên: Nghệ An là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên phong phú nhất nước ta: có rừng, có biển và những mỏ khoáng sản có chất lượng cao và quý hiếm. Tuy nhiên, có thể nói tài nguyên đất ở đây là một trong những lý do tạo cho vùng đất này có một nét đặc trưng là một tỉnh nông nghiệp thuần tuý Theo số liệu tổng kiểm kê quỹ đất năm 2004, đã được UBND tỉnh phê duyệt, ta có: Biểu 1.1: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Nghệ An năm 2004 Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) Tổng diện tích tự nhiên 1.648.729 100 1.Đất nông nghiệp 195.944,4 11,80 -Đất cây hàng năm 142.333,5 +Đất lúa 98.987.0 -Đất cây lâu năm 12.400,88 2.Đất Lâm nghiệp 684.398,3 41,57 3.Đất chuyên dùng 59.221,08 3,59 4.Đất ở 14.893,51 0,90 5.Đất chưa sử dụng 693.166,46 42,04 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An) Theo nguồn gốc phát sinh, có thể phân đất đai Nghệ An thành 2 nhóm chính: Đất thuỷ thành và đất địa thành. Đất thuỷ thành:247.774 ha chiếm gần 16% diện tích thổ nhưỡng toàn tỉnh; đất này phân bố tập trung chủ yếu ở các huyện đồng bằng ven biển và bao gồm 4 nhóm đất: Đất phù sa, đất mặn, đất nâu vàng, đất lúa vùng đồi núi. Chiếm vị trí quan trọng trong số này là đất phù sa có 189.000 ha; đất phù sa bao gồm 2 loại chính sau: Đất cát biển: 21.400 ha (tập trung ở vùng ven biển) đất có thành phần giới thô, không có kết cấu, dung tích hấp thụ thấp. Các chất dinh dưỡng như mùn, đạm, lân đều nghèo, kali tổng số cao nhưng kali trao đổi thấp. đây là loại đất thích hợp cho cây trồng hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày... lúc sử dụng cần hết sức chú ý phát triển cây họ đậu, cây phân xanh, triệt để áp dụng phương thức xen canh, gối vụ. Đất phù sa thích hợp với cây lúa nước và màu: Đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi, đất phù sa có sản phẩm Feralit. Nhóm này có diện tích khoảng 144.500 ha, trong đó đất phù sa không được bồi hàng năm khoảng 60%. Nhìn chung, so với đất sông Hồng và phù sa đất Cửu Long thì đất phù sa ở Nghệ An có chất lượng kém hơn nhiều: đất thường bị chia cắt mạnh, nghiêng dốc và lồi lõm, quá trình rửa trôi diễn ra liên tục cả về bề mặt và chiều sâu, độ dày tầng canh tác mỏng, dung tích hấp thụ thấp. Đất thường chua, các chất dinh dưỡng nói chung là nghèo, đặc biệt là lân (riêng phù sa được bồi đắp hàng năm giàu dinh dưỡng hơn, nhưng sản xuất còn bấp bênh do hàng năm bị sói lở, ngập lụt theo mùa). Đất phù sa chủ yếu tập trung ở đồng bằng, đây là địa bàn sản xuất lương thực chính của tỉnh, với ưu thế là chủ động tưới tiêu hơn so với vùng khác. Phần lớn trong nhóm đất này là diện tích trồng lúa nước (75.000 ha). Các dải đất, bãi bồi ven sông và đất phù sa cũ có địa hình cao thường trồng cây hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày. Đất địa thành: 1.324.892 ha chiếm 84% diện tích thổ nhưỡng. Đất này tập trung chủ yếu ở vùng núi (74,2%) và bao gồm các đất sau: đất Feralit đỏ vàng vùng đồi; đất sói mòn trơ sỏi đá; đất đen; đất Feralits đỏ vàng trên núi thấp; đất mùn vàng; đất mùn trên núi cao. Tóm lại: Nghệ An nằm vào vị trí địa lý thuận lợi có nguồn tài nguyên đa dạng đảm bảo phát triển một nền kinh tế toàn diện. Trong những nguồn lực tự nhiên đó thì đất đai và khí hậu là nguồn lực cơ bản, tạo cho Nghệ An một tập đoàn sinh vật phong phú, phát triển nhanh. Đặc biệt Nghệ An có thể phát triển mạnh một số cây công nghiệp đặc thù như: chè, cao su, cà phê, mía, lạc, vừng và cây ăn quả. Tuy nhiên điều kiện tự nhiên của Nghệ An cũng còn có những hạn chế thách thức không nhỏ. Bên cạnh sự phong phú của thiên nhiên, Nghệ An lại thiếu một nguồn lực cơ bản, với số lượng và ý nghĩa kinh tế lớn để tạo cho Nghệ An có ngành kinh tế mũi nhọn mang tính đột phá, làm cơ sở phát huy thế mạnh của các ngành kinh tế khác trong tỉnh. Khí hậu Nghệ An đã tạo ra cho tỉnh điều kiện để phát triển một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhưng lại bị phân dị phức tạp, nhiều khi gây khó khăn và thiệt hại cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân. 2.Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 1996-2005 Nhờ có đường lối đổi mới của Đảng, trong 10 năm qua Tỉnh uỷ và UBND tỉnh đã cụ thể hoá bằng nhiều Nghị quyết và cơ chế chính sách để phát triển kinh tế- xã hội thời kỳ 1996-2004, cùng với toàn Đảng toàn dân có quyết tâm cao, khắc phục khó khăn, ưu tiên cho đầu tư phát triển Nông -Lâm -Ngư nghiệp, dịch vụ và kết cấu hạ tầng; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh sâu sát và có hiệu quả nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp bộ, ngành trung ương và các tổ chức quốc tế trong việc thu hút nguồn lực phát triển của thời kỳ 1996-2004; khí hậu thời tiết trong 10 năm qua không có đột biến xấu là điều kiện thuận lợi cho phát triến sản xuất đặc biệt là sản xuất Nông -Lâm -Ngư nghiệp. Nên kinh tế trong 10 năm đổi mới có bước phát triển khá. +Tốc độ tăng bình quân GDP (1996-2004) là 8% Trong đó: giai đoạn 1996-2000 là 8,7% Giai đoạn 2001-2004 là 7,27%, -Tổng sản phẩm trong tỉnh GDP tăng từ 2926,6 tỷ đồng năm 1995 lên 4448,6 tỷ đồng năm 2000 và 6317,9 tỷ đồng năm 2004, đưa mức bình quân GDP đầu người tăng từ 151,5 USD năm 1995 lên 207 USD năm 2000 và 281 USD năm 2004.(Mức thu nhập bình quân năm 2000 bằng 75% mức bình quân chung cả nước; trong khi đó năm 1996 mức thu nhập bình quân của cả tỉnh chỉ bằng 60% mức bình quân chung của cả nước) -Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, giảm dần tỷ trọng Nông - Lâm - Ngư nghiệp, tăng tỷ trọng Công nghiệp - xây dựng và các ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. +Nông - Lâm - Ngư nghiệp giảm từ 60,9% năm 1990 xuống 49,09% năm 1996 và 44,27% năm 2004. +Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 12,2% năm 1990 lên 14,23% năm 1996 và 18,62% năm 2004. +Dịch vụ tăng từ 26,89% năm1990 lên 36,68% năm 1996 và 37,10% năm 2004. Biểu 1.2: Một số chỉ tiêu kinh tế- xã hội thực hiện 10 năm Các chỉ tiêu Đơn vị Thực hiện qua các năm mốc Tốc độ phát triển bình quân các thời kỳ 1990 1996 2004 10 năm 1996-2004 5 năm 1996-2000 5 năm 2000-2004 1.Dân số trung bình 1000 người 2498,2 2715,0 2906,0 1,52 1,68 1,37 2.GDP (giá 1994) Tỷ đồng 2927,0 4448,6 6317,9 8,00 8,73 7,27 Nông-Lâm- Ngư " 1671,0 2156,8 2793,3 5,27 5,24 5,31 Công nghiệp-XD " 383,0 644,7 1203,7 12,13 10,98 13,3 Dịch vụ " 873,0 1647,1 2320,9 10,27 13,54 7,10 3.GDP (giá thực tế) Tỷ đồng 1004,7 5087,5 7935,6 Nông-Lâm- Ngư " 611,9 2497,2 3513,2 Công nghiệp- XD " 122,6 724,0 1477,7 Dịch vụ " 270,2 1866,3 2944,7 4.Cơ cấu kinh tế % 100 100 100 Nông-Lâm- Ngư " 60,90 49,09 44,27 Công nghiệp- XD " 12,21 14, 23 18, 62 Dịch vụ " 26, 89 36, 68 37,11 5.GDP bình quân đầu người (theo giá 1994) 1000 đồng 1171,6 1638,5 2174,1 -Theo USD USD 148,0 207,0 281,0 6.Thu NS trên địa bàn Tỷ đồng 371,2 379,4 -Tỷ lệ so với GDP % 7,3 4, 8 7.Tổng kim ngạch XK Triệu USD 2, 2 21, 1 27 8.Tỷ lệ hộ đói nghèo % 36, 0 19, 0 (Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An thời kỳ 1996 - 2010 -Sở kế hoạch và Đầu tư Nghệ An) Nguồn nhân lực 1,Dân số: Nghệ An tính đến năm 2004 có 3.506.000 người (trong đó nữ chiếm 51%). Trên 85% dân số là dân tộc kinh, 15% dân tộc thiểu số (có 6 dân tộc thiểu số là: Thái, HơMông, Khơmú, Thổ, Ơđu, Vân kiều). 2,Lao động: Tổng lao động trong độ tuổi có:1.430.000 người chiếm 49,2% dân số. Trong đó: lao động có việc làm thường xuyên: 1..317.000 người (chiếm 92,1% tổng số lao động trong độ tuổi) Phân theo ngành kinh tế như sau: -Lao động Nông Lâm Ngư nghiệp: 932.436 người chiếm 70,8%, riêng Nông nghiệp chiếm 64,300% -Lao động Công nghiệp - xây dựng: 155.400 người chiếm 11,8% -Lao động dịch vụ- thương mại: 229.164 người chiếm 17,4% Lao động thiếu việc làm thường xuyên: 113.000 người (chiếm 7,9% tổng số lao động trong độ tuổi) * Chất lượng lao động năm 2004: +Tổng số lao động qua đào tạo: 249.820 người (chiếm 18,9% so với tổng số lao động có việc làm thường xuyên +Tổng số lao động phổ thông:1.067.180 người (chiếm 81,1% so với tổng số lao động có việc làm thường xuyên) Với số lượng và tỷ lệ lao động qua đào tạo trên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. Do đó, cần được đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực trên cơ sở ưu tiên đào tạo hợp lý lao động có trình độ kỹ thuật trong các ngành kinh tế- xã hội trong thời kỳ đổi mới, nhằm đưa Nghệ An mau chóng thoát khỏi tỉnh nghèo, tụt hậu về kinh tế, từng bước nâng cao đời sống dân cư và trình độ dân trí. Những mặt còn yếu kém: -Tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm so với tiềm năng và yêu cầu phát triển (Đặc biệt là thời kỳ 1996-2000). Nhiều mục tiêu quy hoạch và mục tiêu của Đại hội tỉnh Đảng bộ khoá 14 đề ra về phát triển kinh tế- xã hội đạt thấp, GDP bình quân đầu người năm 2000 mới bằng 75% mức bình quân cả nước. -Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp trong GDP (năm 2000 giá trị GDP ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt759,7 tỷ /7935,6 tỷ đồng, chiếm 9,6% tổng GDP của tỉnh theo giá thực tế). Chất lượng sản phẩm còn thấp, khó cạnh tranh trên thị trường, tiêu thụ chậm, hiệu quả kinh doanh đạt thấp, sức mua của thị trường nội tỉnh còn hạn chế. Các doanh nghiệp Nhà nước chưa giữ được vai trò tổ chức và định hướng thị trường, nhiều doanh nghiệp Nhà nước còn kinh doanh thua lỗ kéo dài để lại gánh nặng ngân sách tỉnh. -Kinh tế đối ngoại và xuất nhập khẩu, tuy có tiến bộ, song vẫn là tỉnh yếu kém. Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài còn ít, đến nay mới có 9 dự án liên doanh với nước ngoài, quy mô dự án không lớn (trừ dự án liên doanh mía đường NAT&L, tổng vốn đầu tư 90 triệu USD, công suất 6.000 tấn mía/ngày và 80.000 tấn đường/năm). -Giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt thấp (bình quân đầu người năm 2004 là 9 USD/người, cả nước bình quân trên 160 USD/người. -Thu chi ngân sách chưa đảm bảo (thu mới bằng 40-50% chi thường xuyên) +Tỷ lệ thu ngân sách bình quân so với tổng GDP còn thấp, mới đạt 8,1% trong lúc đó cả nước là 18%, hiện tượng thất thu còn nhiều. +Chi ngân sách: tốc độ tăng chi ngân sách thường xuyên hàng năm lớn (14,5%- riêng tổng chi ngân sách năm 2004 là 1182 tỷ đồng gấp 3,12 lần so với thu ngân sách trên địa bàn) -Năng lực và trình độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn chưa theo kịp với yêu cầu mới. Trình độ tiếp thị yếu, thiếu thông tin về thị trường, nên chưa gắn được sản xuất với nhu cầu thị trường trong tỉnh, trong nước và ngoài nước. -Lao động thiếu việc làm còn nhiều (trên 12 vạn người); tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao (19% theo tiêu chí mới); một số tệ nạn xã hội nhất là tệ nạn ma tuý có chiều hướng gia tăng. -Mức sống bình quân chung của cả tỉnh còn thấp, GDP bình quân đầu người chưa đạt 1USD/ngày và bằng 75% bình quân chung của cả nước. Nguyên nhân yếu kém: -Điểm xuất phát về kinh tế của tỉnh thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển. Năng lực sản xuất tăng thêm hàng năm chưa nhiều, tích luỹ từ nội bộ còn yếu; kinh tế trung ương trên địa bàn tỉnh còn chiếm tỷ trọng nhỏ (19% giá trị sản xuất Công nghiệp trên địa bàn tỉnh). -Hậu quả của nhiều năm khai thác nguồn tài nguyên không hợp lý, nên đã bị suy giảm nghiêm trọng như: tài nguyên đất, rừng và nguồn lợi thuỷ sản. Do đó, yêu cầu phục hồi và tái tạo lại để đảm bảo cân bằng sinh thái và phát triển bền vững là một vấn đề khó khăn và lâu dài. -Quy mô dân số lớn, luôn là một áp lực lớn đối với việc làm và nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội. -Là một tỉnh đất rộng người đông, địa hình phức tạp có 10 huyện miền núi và dân tộc (trên tổng số 19 huyện, thành phố và thị xã) chiếm 83% về diện tích, 36% về dân số. Toàn tỉnh có 466 xã, trong đó có 114 xã đặc biệt khó khăn, có 6 dân tộc ít người, tập quán canh tác và sinh hoạt còn lạc hậu. Do đó, nhu cầu về kết cấu hạ tầng và đảm bảo các chính sách xã hội để phát triển sản xuất và cải thiện đời sôngs cho đồng bào các dân tộc là rất lớn, đòi hỏi phải có điều kiện và thời gian. -Sự chỉ đạo điều hành giữa các cấp, các ngành còn chồng chéo. Thủ tục hành chính còn phiền hà, quan hệ phối hợp trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh chưa chặt chẽ và chưa ngang tầm với yêu cầu đổi mới. Nhìn chung, nền kinh tế- xã hội tỉnh Nghệ An sau 10 năm đổi mới (1996-2005) tiếp tục phát triển trên nhiều lĩnh vực, sản xuất Nông -Lâm -ngư nghiệp tăng bình quân với tốc độ cao (5,27%), bước đầu đã có một số sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh và xuất khẩu. Công nghiệp chế biến Nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng... phát triển nhanh, sử dụng lao động và nguyên liệu tại chỗ góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho khu vực nông thôn. Tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn phát triển và từng bước được khôi phục. Các ngành dịch vụ như: thương mại, du lịch... phát triển tạo chuyển biến lớn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Kết cấu hạ tầng được cải thiện khá, năng lực sản xuất được nâng lên tạo tiền đề để phát triển cho thời kỳ 2001-2010. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên một bước. Tình hình chính trị, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội được giữ vững, môi trường sinh thái được cải thiện một bước. II/Thực trạng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 1996 – 2004. 1.Một số cơ chế chính sách đầu tư đối với sản xuất nông nghiệp Đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế là vấn đề hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế đang được nhiều nước quan tâm, nhất là đối với các nước đang phát triển. Nông nghiệp là một ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước. Sự tăng trưởng trong nông nghiệp có tác động lớn đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế quốc dân. Song muốn có tăng trưởng phải có những điều kiện nhất định, trong đó 1 điều kiện vô cùng quan trọng là phải có chính sách đầu tư thoả đáng cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Mục đích của chính sách đầu tư trong nông nghiệp là tái tạo và nâng cao năng lực sản xuất của tài sản cố định trong nông nghiệp, thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ và tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và nông thôn, trước hết là nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm của trồng trọt, chăn nuôi... Chính sách đầu tư và mức độ đầu tư cho nông nghiệp được hình thành trên cơ sở lý luận về tương quan giữa đầu tư và phát triển cũng như yêu cầu cụ thể của từng nước, từng vùng trong từng giai đoạn cụ thể của tiến trình phát triển kinh tế. Dù hình thức, phương pháp và mức độ đầu tư cho nông nghiệp có khác nhau giữa nước này với nước khác, giữa vùng này với vùng khác, giữa thời gian này với thời gian khác của mỗi nước, mỗi vùng- song mục tiêu, đối tượng và nội dung đầu tư vẫn thống nhất. Một chính sách đầu tư đúng sẽ lập hành lang pháp lý cho việc sử dụng có hiệ quả vốn đầu tư cho mục tiêu đã định trên cơ sở năng lực sản xuất kinh doanh của từng đơn vị cơ sở và toàn ngành nông nghiệp. 1.1.Các chính sách của Đảng và Nhà nước Nghị quyết 10/NQ/TW của Bộ chính trị (Khoá VI) ngày 5-4-1988 "Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp là bước quan trọng mở đầu thời kỳ đổi mới". Để thể hiện và đưa những quan điểm của Nghị quyết này vào cuộc sống, hàng loạt chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã được ban hành. 1>Chính sách đầu tư và tín dụng phát triển nông nghiệp nông thôn -Chính sách và chủ trương đầu tư Phát triển nông nghiệp nông thôn Chính phủ đã có nhiều chính sách mới trong đầu tư phát triển nông nghiệp, nông thôn. Kể từ năm 1993 trở lại đây, chính sách đầu tư của Nhà nước nói chung và đối với nông nghiệp nói riêng đã được điều chỉnh đáng kể theo hướng Nhà nước tập trung đầu tư, cắt giảm các khoản đầu tư kém hiệu quả hoặc chưa bức xúc, tạo điều kiện và khuyến khích các thành phần kinh tế cùng bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Đồng thời, với chính sách mở cửa và hội nhập quốc tế, chúng ta đã có thêm nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài. -Chính sách tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn Chính phủ đã có các văn bản chủ yếu nhằm tạo thuận lợi cho các hộ nông dân có thể tiếp cận với các nguồn vốn vay tín dụng để phát triển sản xuất. Các chủ trương, chính sách tín dụng cho phát triển nông nghiệp nông thôn được thực hiện thông qua hai tổ chức Ngân hàng chính phục vụ cho vay phát triển sản xuất nông nghiệp (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn; Ngân hàng phục vụ người nghèo); hệ thống quỹ tín dụng nhân dân; ngân hàng cổ phần nông thôn, các dự án được tài trợ cho vay với lãi suất ưu đãi của chính phủ các nước, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức tài trợ đã hộ trợ cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Tất cả các chính sách tín dụng trên đã và đang góp phần giúp nông dân giảm khó khăn về vốn, tạo điều kiện tốt hơn cho phát triển sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách tín dụng còn bộc lộ nhiều vấn đề mà người nông dân đang có ý kiến như: giải quyết thủ tục vay và thế chấp, mức vay, thời hạn vay và lãi suất vay. Nếu những vấn đề này không được xử lý tốt sẽ gây thêm khó khăn cho cả người vay và người cho vay. 2>Chính sách ruộng đất của Đảng và Nhà nước. Trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn thì chính sách ruộng đất chiếm vị trí quan trọng nhất, có thể coi đó là chính sách trung tâm trong hệ thống chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn. Điểm mới và điều được quan tâm nhiều nhất trong chính sách ruộng đất của Đảng ta sau Nghị quyết 10 được thể hiện trong Luật đất đai năm 1993 (trên cơ sở Luật đât đai năm 1987 có sửa đổi, bổ sung) là xác định các quan hệ ruộng đất, có thể nói việc giao quyền sử dụng đất ổn định lâu dài cho người sử dụng đất tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng, loại đất sử dụng và các vùng lãnh thổ khác nhau là bước quan trọng để khẳng định tính "có chủ" của việc sử dụng đất, gắn đất đai tức là gắn điều kiện sản xuất với người lao động cơ bản để sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, đất đai hiếm hoi và quý giá, đồng thời sử dụng hợp lý nguồn lao động ở từng địa phương và mọi thành phần kinh tế. Tóm lại, chính sách ruộng đất được quy định trong luật đất đai năm 1993 và các văn bản dưới luật có liên quan đã có tác dụng to lớn, làm chuyển biến nền nông nghiệp, kinh tế nông thôn nước ta, bước đầu đã phân định rõ vai trò và trách nhiệm của Nhà nước, tăng cường quyền năng tối cao của Nhà nước về quản lý, bảo vệ tài nguyên đất. Chính sách ruộng đất đã quy định trách nhiệm và quyền lợi của những người được giao quyền sử dụng đất. Việc giao quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân và hộ nông dân là các đơn vị kinh tế tự chủ đã khơi dậy tính năng động và sáng tạo của người lao động và sự biến đổi về quan hệ ruộng đất là động lực tạo ra sự tự chủ của người nông dân đó. Chính sách ruộng đất đã xác lập ruộng đất là yếu tố quan trọng vận động theo xu thế sản xuất hàng hoá, là cơ sở quan trọng để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Việc thực hiện chính sách ruộng đất đã góp phần quan trọng cho quá trình chuyển đổi hợp tác xã kiểu cũ, phát triển các hình thức kinh tế hợp tác đa dạng và bước đầu xác định mối quan hệ hợp lý giữa kinh tế hộ và kinh tế hợp tác. 3>Chính sách phát triển các thành phần kinh tế Phát huy mọi tiềm năng của các thành phần kinh tế là một yêu cầu quan trọng của đổi mới quản lý nông nghiệp, được thể hiện trong Nghị quyết 10 của Bộ chính trị. Thực tiễn cuộc sống sau Nghị quyết 10 đã thể hiện tính đúng đắn của quan điểm, tư tưởng đó, chứng minh sức sống mãnh liệt và tiềm năng to lớn của các thành phần kinh tế. Những chính sách đó là: -Chính sách đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của các cơ sở quốc doanh nông nghiệp, đổi mới tổ chức quản lý Hợp tác xã và tập đoàn sản xuất. Luật Hợp tác xã và việc chuyển đổi Hợp tác xã kiểu mới. -Chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế cá thể, các doanh nghiệp tư nhân trong nông, lâm, ngư nghiệp, đầu tư thâm canh, phát triển sản xuất. -Chính sách chuyển giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho các tổ chức kinh tế, các hộ gia đình nông dân, cá nhân có kinh nghiệm có điều kiện sản xuất kinh doanh nông, lâm, ngư nghiệp. -Chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế lợi tức trên đất. -Chính sách đầu tư vốn, hỗ trợ nông dân sản xuất và một số chính sách khác như khuyến nông, chính sách xã hội nông thôn. Các chính sách nói trên đã phát huy tác dụng, tích cực và đem lại những kết quả đáng kể. Nhiều cơ sở kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể đã chuyển đổi thích ứng với cơ chế và các thành phân kinh tế nhiều thành phần. Các tiềm năng trong nông nghiệp, nông thôn được khai thác, sử dụng có hiệu quả và triệt để hơn. Các hình thức liên doanh, liên kết trong nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn khơi dậy tính tích cực sáng tạo của nông dân trong việc xây dựng các hình thức sản xuất kinh doanh mới, cung cách làm ăn mới, tiếp cận dần với nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần cũng được hình thành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Đời sống nông dân, bộ mặt nông thôn đã có nhiều chuyển biến tích cực. 4>Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm Thị trường là một phạm trù kinh tế gắn liền với sự ra đời và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá.ở đó diễn ra quá trình trao đổi, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá hay dịch vụ trên cơ sở thoả thuận với hành vi mua bán. Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, nông thôn là nhằm tăng cường sản xuất tạo nên khối lượng sản phẩm lớn, phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong nước và xuất khẩu, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, thu nhập cho nông dân, nâng cao sức mua của nông dân để tạo nên một thị trường sôi động ở nông thôn. 5>Chính sách khoa học -kỹ thuật và đào tạo cán bộ -Chính sách khoa học kỹ thuật: Đây là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát từ vị trí vai trò của công tác khoa học - kỹ thuật đối với phát triển sản xuất. +Tác động tích cực của khoa học -kỹ thuật đã hướng mạnh vào việc cải tiến và ứng dụng giống cây trồng và vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt như các giống lúa, ngô, cà phê, cao su, chè, rau quả, lợn, bò, ... thay thế phần lớn hoặc một phần giống cổ truyền có năng suất thấp chất lượng kém. +Cùng với việc cải tiến kỹ thuật, chất lượng giống và ứng dụng giống mới trong sản xuất, thì việc ứng dụng các tiến bộ khác trong kỹ thuật thâm canh cũng được chú ý như phân bón, thuỷ lợi, tưới tiêu. Nhờ đó, nâng cao trình độ thâm canh sản xuất được nâng cao cả trong trồng trọt và chăn nuôi. Những tiến bộ kỹ thuật đó đã giúp cho việc cải tiến mùa vụ sản xuất, cơ cấu mùa vụ và cây trồng đã có chuyển hướng tích cực. +Chế biến sản phẩm đã được chú ý và coi trọng các tiến bộ kỹ thuật, khâu sau thu hoạch như bảo quản, phơi sấy, chế biến đã được chú ý bằng tăng cường, làm giảm bớt hao hụt sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhất là các sản phẩm xuất khẩu. +Việc thực hiện chuyển giao công nghệ đến tận hộ gia đình nông dân thông qua công tác khuyến nông được đẩy mạnh và tăng cường. Nghị định 13/CP của Chính phủ ban hành ngày 2-3-1993 về công tác khuyến nông đã tạo cơ sở tiền đề pháp lý để phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất xuống tận nông thôn. +Nhà nước đã tổ chức đào tạo lại và chú ý đầu tư cho công tác nghiên cứu khoa học phục vụ nông nghiệp nông thôn. -Chính sách đào tạo cán bộ: trong quá trình phát triển nông nghiệp và nông thôn, đội ngũ cán bộ luôn đóng vai trò quan trọng. Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng vai trò của cán bộ, chú ý bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng như là lực lượng chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ chiến lược phát triển nông thôn. 6>Chính sách xã hội nông thôn Trong một thời gian dài chúng ta đã tách rời kinh tế và xã hội. Bất kỳ một chính sách kinh tế nào cũng mang tính chất xã hội, và bất kỳ một chính sách xã hội nào cũng dựa trên các chính sách kinh tế. Thực tiễn phát triển nông nghiệp nông thôn đã chỉ rõ các chính sách xã hội nông thôn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược kinh tế và chủ trương đầu tư vào nông nghiệp, đó là chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình, chính sách lao động việc làm, đặc biệt là chính sách xoá đói giảm nghèo. Cụ thể trong giai đoạn qua, Đảng, Chính Phủ và tỉnh Nghệ An ban hành các chính sách cụ thể.hoá vào từng lĩnh vực đã có tác dụng rất lớn trong việc đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp: +Chính phủ ban hành Nghị định số 14/CP ngày 19/3/1996 về việc quản lý giống vật nuôi, nhằm tăng hiệu lực quản lý Nhà nước về giống vật nuôi để tăng năng suất, chất lượng và nhân nhanh đàn giống tốt phục vụ sản xuất; Nghị định số 15/CP ngày 19/3/1996 về việc quản lý thức ăn gia súc nhằm nâng cao chất lượng đàn gia súc. +Các chính sách của Chính phủ về việc cấp bù kinh phí để duy trì và nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm giống gốc nhằm bảo đảm việc nuôi dưỡng đàn gia súc gia cầm giống gốc phục vụ cho mục tiêu phát triển chăn nuôi +Một số chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương theo quyết định số 66/2000 QĐ/TTg của Thủ tướng Chính Phủ và chỉ thị số 12 NN-CS/CT ngày 8/7/1996 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn; tỉnh Nghệ An đã cụ thể hoá chính sách trên bằng cách ban hành "Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư, huy động vốn và tổ chức thực hiện kiên cố hoá kênh thuỷ lợi", "Cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển thuỷ lợi tưới nước cho cây cà phê, cam, chè và tiêu úng giữ ẩm cho lạc" +Chính sách đầu tư hỗ trợ khuyến khích phát triển một số cây công nghiệp và cây ăn quả do UBDN tỉnh Nghệ An ban hành +Một số cơ chế chính sách khuyến khích phát huy nội lực để đầu tư phát triển, như: -Chính sách về đất: Quy định hạn mức giao đất, cho thuê đất đối với từng hộ gia đình, cá nhân, các tổ chức, nhà đầu tư trực tiếp sản xuất; Thời hạn cho thuê đất và giao đất và quy định mức miễn giảm tiền sử dụng đất, thuê đất -Chính sách hỗ trợ Tài chính: hàng năm tỉnh trích từ 2-3% nguồn thu ngân sách địa phương để bổ sung vào Quỹ bảo lãnh và hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất hàng xuất khẩu, đây là một hình thức hỗ trợ tài chính cho các dự án đầu tư thuộc diện ưu đãi, gồm cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh vay vốn tín dụng thương mại... hình thức, mức độ hỗ trợ tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể và được thực hiện theo quy chế hoạt động của Quỹ bảo lãnh; ngoài ra còn cấp thuế thu nhập doanh nghiệp để hỗ trợ đầu tư nhưng những dự án đầu tư chiều sâu thuộc ngành nghề khuyến khích được cấp lại phần thuế thu nhập phải nộp do đầu tư mới mang lại. +Một số cơ chế chính sách thu hút đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong đó sản xuất nông nghiệp là một lĩnh vực được ưu tiên +Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi do UBND tỉnh ban hành trong đó khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi đặc biệt là giống ngoại nhập (Bò lai Sind, giống lợn ngoại hướng nạc...) +Các chính sách khuyến khích xuất khẩu, trong đó mặt hàng nông sản được ưu tiên hàng đầu như: lạc vỏ, lạc nhân, vừng hạt các loại, chè đen, chè xanh, cà phê, Trâu, bò, lợn hơi, gạo tẻ, cao su. +Chính sách hỗ trợ đầu tư thâm canh, mở rộng diện tích lạc, lúa lai và ngô lai. -Đối với cây lạc: Hộ nông dân sản xuất thâm canh lạc bằng phương pháp tủ túi nilon được ngân sách tỉnh bù lãi suất giá trị nilon tấm và phân bón NPK vay ứng trong thời gian 6 tháng, theo mức: 1ha lạc được vay 100 kg nilon tấm mỏng và 600kg phân bón NPK -Đối với cây lúa và cây ngô: trợ giá giống cho hộ nông dân các xã khu vực miền núi sản xuất lương thực bằng các giống lúa lai Tạp giao và ngô lai theo các mức tương ứng với các khu vực: trợ giá 80% giá giống đối với các xã miền núi khu vực 3; trợ giá 40% đối với các xã miền núi khu vực 2 và 20% đối với các xã khu vực 1. Ngoài ra, hàng năm ngân sách tỉnh cấp bù lãi suất hỗ trợ nông dân sản xuất lương thực bằng các giống lúa lai tạp giao và ngô lai, được vay giống lúa tạp giao, ngô lai và phân bón trong thời gian 6 tháng không phải trả lãi suất. Quyết định 486,trợ giá lúa lai 2.000 đồng/kg, ngô lai 4.000 đồng/kg cho các huyện đồng bằng. Quyết định 7464, cấp, cho giống lúa lai ,ngô lai cho các Xã thuộc khu vực III,hỗ trợ 70% cho các Xã thuộc khu vực IIvà 50% cho các Xã thuộc khu vực I Quyết định 97,trợ giá giống ngô lai vụ đông. Quyết định 111 bù lãi suất tiền vay mua giống lúa lai, ngô lai và lãi suất mua phân NPK đầu tư ứng trước trong 6 tháng. Kinh phí để thực hiện chính sách này gồm ngân sách tỉnh và nguồn trung ương cấp cho tỉnhvề trợ giá giống cây trồng +Chính sách hỗ trợ công tác thú y miền núi: "cấp 100% vác xin phòng dịch bệnh và trang bị dụng cụ cần thiết tối thiểu cho các trạm thú y miền núi để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn. +Các chính sách hỗ trợ về tài chính trực tiếp sản xuất: Chính sách phát triển cây chè,cà phê: Những năm trước mắt tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ theo quyết định 153(hỗ trợ giá cây giống, thuỷ lợi,giao thông...). Cây mía: Đối với vùng nguyên liệu của nhà máy đường Sông Lam , hiện nay đang thiếu nguyên liệu nên tỉnh hỗ trợ 50% giá giống có năng suất cao(1,2triệu/ha). Cây dứa: Tỉnh đầu tư hệ thống nhân giống để cung ứng kịp thời cho trồng mới hàng năm.Nhà may có trách nhiệm đứng ra vay vốn đầu tư cho hộ nông dân trồng sau đó thu hồi nợ qua sản phẩm hằng năm. Cây cam: Nhà nước đầu tư cơ sở sản xuất giống cam sạch bệnh,nhân nhanh một số giống cam chất lượng cao như cam Xã Đoài.Xây dựng mô hình sản xuất cam hữu cơ bằng giống cam Xã Đoài,nếu thành công thì khẩn trương nhân ra diện rộng để chuyển đổi cây trồng của vùng đất cát ven biển,tạo mặt hàng hoá có giá trị cao. 2.Thực trạng đầu tư phát triển nông nghiệp Tỉnh Nghệ An Với vị trí tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp ,nó đang ngày càng được tỉnh Nghệ An quan tâm đầu tư, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật có năng suất chất lượng cao,...Bình quân mỗi năm hỗ trợ vốn cho chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp từ 30-45 tỷ/kế hoạch 60-75 tỷ; và 197,04 tỷ đầu tư cho thuỷ lợi, nên tổng số vốn đầu tư/1 ha đất gieo trồng được tăng lên đáng kể, từ 0,408 triệu/ha (năm 1996) lên 1,105 triệu/ ha (năm 2004), tăng 0,697 triệu/ha so với năm 1996. Trong giai đoạn 1996-2004, tổng số vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh là: 1.386.205 triệu đồng trong đó đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi chiếm 28,93%, đầu tư cho thuỷ lợi chiếm 71,07% (Thể hiện ở Biểu 1: Tỷ trọng vốn đầu tư vào nông nghiệp trong tổng vốn đầu tư toàn tỉnh) Qua các số liệu trên cho thấy vai trò to lớn của thuỷ lợi của công tác thuỷ lợi đối với việc phát triển sản xuất nông nghiệp. 2.1.Đầu tư vào lĩnh vực Thuỷ lợi Công tác đầu tư xây dựng cơ bản và tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp: Trong những năm qua nhiều công trình thuỷ nông được đầu tư sữa chữa, khôi phục và nâng cấp như hệ thống Bắc: 212,5 tỷ đồng (trong đó vay ADB 162,6 tỷ; đối ứng trong nước 49,8 tỷ; địa phương 3,1 tỷ); hệ thống Nam: 248 tỷ đồng (vốn vay WB 166,8 tỷ; đối ứng trong nước 56,8; địa phương 3,1 tỷ). Trong đó có cống Nghi Quang được xây dựng mới đã bắt đầu phát huy hiệu quả: Giữ ngọt và tạo nguồn tưới cho trên 6.000 ha và ngăn mặn 1.100 ha; cùng các công trình tiêu đã có, để tiêu úng vụ Hè thu cho 23.000 ha vùng thượng Nghi Quang, cải tạo, nâng cấp các trạm bơm Thọ Sơn tưới cho 3.550 ha; Trạm bơm Hưng Đông tưới cho 2.450 ha. Nạo vét, sữa chữa thuỷ lợi Sông Bùng-Diễn Thành 17,6 tỷ đảm bảo giữ ngọt, ngăn mặn và tiêu cho Hè thu và chính vụ với tần suất thiết kế (P=10%). Hoàn thành công trình Kẻ Cọc-Khe Nhã (Quỳ Châu) phục vụ tưới cho 652 ha. Khởi công xây dựng mới hồ chứa nước Sông Sào-Nghĩa Đàn, Kẽm ải (Quế Phong). Khôi phục, nâng cấp 7 trạm bơm Thanh Chương, trạm bơm Nam Đông (Nam Đàn), kênh thông hồ Mụ Sỹ (Thanh Chương), Đập Bàu Gia-Mạ tổ, tràn Tổng Huống... Trong năm 10 năm qua (1996-2005) Nhà nước đã đầu tư công sức, tiền của rất lớn vào các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp phát triển với tổng số vốn là 985.201 triệu đồng (trong đó Ngân sách Trung ương là 742.060 triệu đồng-(kể cả vốn vay nước ngoài là 270.100); ngân sách địa phương là 61.793 triệu đồng; vốn tự có của dân là 181.348 triệu đồng). Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho thuỷ lợi được thể hiện ở Biểu 2: Tổng hợp vốn đầu tư cho thuỷ lợi giai đoạn 1996-2004. 2.2.Đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi Trong những năm qua, nguồn vốn đầu tư vào nông nghiệp chủ yếu vẫn là vốn dân tự có và nguồn vốn ngân sách Nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, và vốn vay nước ngoài). Thể hiện ở Biểu 3: Cơ cấu vốn đầu tư vào nông nghiệp. Có thể khẳng định rằng, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước là nguồn lực đầu tư có tác dụng to lớn trong việc tăng nhanh năng lực sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn, là đòn bẩy kích thích các nguồn lực đầu tư của hộ nông dân trong thâm canh, tăng vụ... chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Các nguồn lực đầu tư từ nguồn vốn ngân sách trong những năm qua cho nông nghiệp tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất như: chính sách trợ giá lúa lai, ngô lai, trợ giá, trợ cước giống cây, giống con (chủ yếu là chương trình Sind hoá đàn bò, nạc hoá đàn lợn bình quân mỗi năm là 4 tỷ), phân bón, thuốc trừ sâu cho miền núi, chính sách khuyến nông, trợ giá giống gốc chăn nuôi; khảo nghiệm giống cây trồng, các dự án trồng mới và chăm sóc chè, cao su, cà phê chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp tăng với tốc độ cao từ 10.573 triệu đồng (năm 1996) lên tới 26.850 triệu đồng (năm 2004- tăng 16,277 triệu đồng so với năm 1996). Nhờ có các chính sách khuyến khích sản xuất nông nghiệp của Đảng và Chính phủ cộng với các chính sách thiết thực của tỉnh, nên nông dân ngày càng tự tin, xoá bỏ những hủ tục "chịu khổ chứ không chịu khó" mạnh dạn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hơn. Điều này, được chứng minh trong những năm qua đặc biệt là 3 năm 2001, 2002, 2003 tỷ trọng vốn tự có của dân chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư vào sản xuất nông nghiệp (trên 65%), đây là nguồn vốn quan trọng cùng với sự hỗ trợ của ngân sách Nhà nước đã giúp nông nghiệp sản xuất có chiều sâu và có tính bền vững, bởi nông dân sẽ có trách nhiệm hơn với công sức và tiền của mình bỏ ra, hiệu quả sản xuất sẽ cao hơn. Đây là một điều quan trọng, phù hợp với quan điểm phát triển kinh tế của tỉnh. Nguồn vốn vay tín dụng là một nguồn khá quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và phát triển nông nghiệp nói riêng, tỷ trọng vốn vay trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển sản xuất nông nghiệp hàng năm ở mức khá ổn định (xấp xỉ 16,7%), với chính sách cho vay tín dụng ngày càng được cải thiện, nông dân ngày càng mạnh dạn vay vốn để đầu tư hơn (năm 1996: 8.131 triệu đồng đến năm 2000 đã lên tới 30.022 triệu đồng- tăng 21.891 triệu đồng), đặc biệt nguồn tín dụng ưu đãi đã trợ giúp các hộ đói nghèo có vốn sản xuất nhằm thoát khỏi cảnh đói nghèo. Trong những năm qua, vốn đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tăng đáng kể đặc biệt là 2 năm (1999, 2000) mức tăng vốn đầu tư vào lĩnh vực này tăng một cách đột biến (kéo theo nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt và chăn nuôi cũng tăng một cách đột biến - (thể hiện ở Biểu 4 và đồ thị: Vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp). Nguyên nhân của sự gia tăng một cách đột biến như vậy là do năm 1998 xảy ra những biến cố đặc biệt mà nhiều năm gần đây không xảy ra đó là hạn hán nghiêm trọng trên phạm vi toàn tỉnh kéo dài từ giữa năm 1998 đến đầu năm 1999, mặc dù tỉnh đã kịp thời điều chỉnh kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng nhiều nơi cũng không có điều kiện phải bỏ hoang hoá, nhiều nơi cấy ép năng suất thấp, thậm chí hạn mất trắng không có cách nào khắc phục được. Nhận thức được khó khăn trên, tỉnh uỷ, UBND tỉnh đã có những giải pháp kịp thời để khắc phục đó là trợ giá giống cây trồng, hỗ trợ bơm điện, bơm dầu khắc phục hạn hán v.v... đảm bảo giá cả các loại phân bón, thuốc trừ sâu ổn định và có thấp hơn các năm trước. Đảng, chính phủ và tỉnh Nghệ An đã ban hành hàng loạt chính sách nhằm hỗ trợ nông dân sản xuất, chăn nuôi, bên cạnh đó đã phát động được sự tham gia của đông đảo nông dân trong tỉnh đóng góp sức người, sức của phát huy nội lực để đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp (năm 1996 vốn dân tự có là 14.118 triệu đồng thì đến năm 2000 đã lên tới 66.145 triệu đồng, và đến năm 2004 đã lên tới 121.156 triệu đồng -tăng 107.038 triệu đồng so với năm 1996) Số tiền Vốn đầu tư vào ngành, lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp Năm Về số tuyệt đối thì nguồn vốn đầu tư vào cả trồng trọt và chăn nuôi đều tăng qua các năm, song về số tương đối thì tỷ trọng vốn đầu tư vào trồng trọt đang có xu hướng giảm trong cơ cấu vốn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nâng dần vốn đầu tư vào lĩnh vực chăn nuôi (năm 1996: vốn đầu tư vào trồng trọt chiếm 70,02%; chăn nuôi chiếm 29,98% đến năm 2000: trồng trọt chiếm 63,89%; chăn nuôi chiếm 36,11%) - Thể hiện ở Biểu 5: Cơ cấu vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực) điều này là phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh là giảm dần tỷ trọng trồng trọt và nâng dần tỷ trọng chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành. Nhìn chung, Nghệ An là một trong những tỉnh chú trọng đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp so với cả nước. Điều này đặc biệt được phản ánh thông qua vốn ngân sách đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp trong những năm qua (thể hiện ở Biểu 6: Vốn đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước trong ngành sản xuất nông nghiệp tỉnh Nghệ An so với cả nước) 3.Kết quả và hiệu quả Với sự nỗ lực đầu tư trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã thu được những kết quả tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp 3.1. Một số kết quả 3.1.1.Phát triển và hiện đại hoá hệ thống thuỷ lợi, giải quyết tốt về nhu cầu tưới tiêu khoa học cho nông nghiệp Thuỷ lợi luôn là một trong những điều kiện quan trọng nhất để phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, để xem xét hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, trước hết người ta thường xem xét đến kết quả của công tác đầu tư vào thuỷ lợi: Biểu 2.1: Tổng hợp số lượng công trình thuỷ lợi Đơn vị tính: Cái TT Mục Năm 1996 Năm 2004 Số lượng tăng, giảm Tổng số công trình 949 1.198 249 I Hồ chứa 312 624 312 II Đập dâng 96 148 52 III Trạm bơm điện 301 426 125 1 Trạm bơm chuyền 0 1 1 2 Kênh chính tưới tiêu 5 12 7 3 Trục kênh tạo nguồn 110 210 100 4 Cống lấy tưới tiêu nước đầu kênh chính 5 13 8 5 Trạm bơm điện khác 120 190 70 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An) Năng lực công trình thuỷ lợi hiện nay có: 624 hồ đập lớn nhỏ (tăng 9 hồ và mỗi hồ đập tăng thêm cần đầu tư 250 triệu đồng); và 148 đập dâng, 426 trạm bơm điện lớn, nhỏ, một số được sữa chữa, khôi phục, nâng cấp và xây dựng mới trong thời gian qua đã đưa năng lực thiết kế từ 123.000 ha (năm 1996) lên 131.900 ha (năm 2004) tăng 8.900 ha. Đặc biệt, chương trình kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi đã được triển khai trên diện tích rộng từ năm 1996 đến năm 2004 toàn tỉnh đã kiên cố hoá được 1.526 km (bình quân mỗi km kênh mương cần đầu tư khoảng 0,28 triệu đồng) trong đó loại 1 là 60,33 km; loại 2: 59,78 km; loại 3: 1405,89 km, góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ tưới tiêu của các công trình thuỷ lợi (kết quả tưới cho lúa cả năm là 139.709 ha/diện tích gieo cấy 186.600 ha (đạt 74,8%), trong đó vụ chiêm xuân tưới 70.506 ha, hè thu tưới 44.360 ha, vụ mùa tưới 24.843 ha. Biểu 2.2: Tổng hợp công tác thuỷ lợi 5 năm (1996-2000) Chỉ tiêu 1996 1997 1998 1999 2000 So sánh 2000-1996 I/Diện tích được tưới 144.835 146.548 142.843 139.420 149.715 4.880 1.Lúa Đông Xuân 69.170 69.717 69.773 63.599 70.506 1.336 -Tự chảy 36.957 37.559 36.980 28.561 34.906 -2.051 -Bơm điện 29.313 29.348 29.393 31.438 32.600 3.287 -Biện pháp khác 2.900 2.810 3.400 3.600 3.000 100 2.Lúa Hè thu 42.790 41.312 40.175 41.499 44.360 1.570 -Tự chảy 17.556 18.146 15.319 16.437 17.916 360 -Bơm điện 25.234 23.166 24.856 25.062 26.444 1.210 3.Lúa Mùa 23.750 25.347 21.634 25.117 24.843 1.093 -Tự chảy 15.918 17.433 15.382 17.454 16.472 554 -Bơm điện 5.332 5.414 4.052 5.163 5.871 539 -Biện pháp khác 2.500 2.500 2.200 2.500 2.500 0 4.Cây công nghiệp và cây ăn quả 9.125 10.172 11.261 9.205 10.006 881 II/Diện tích được tiêu úng 75.200 75.200 76.000 86.500 87.650 12.450 Trong đó diện tích lúa được tiêu úng 42.000 40.000 48.000 52.000 52.000 10.000 (Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An) 3.1.2.Điện phục vụ nông nghiệp: Tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản điện vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn 1996-2004 là 38.200 triệu đồng + Số trạm biến áp là: 2190 + Số Km đường điện (thống kê các loại đường) là 2.049 km + Sản lượng điện phục vụ sản xuất nông nghiệp là: 1,75 tỷ KWh + Số trạm bơm điện phục vụ nông nghiệp hiện có: 426 trạm (tăng 12 trạm so với năm 1996 với bình quân mỗi trạm đầu tư 500 triệu đồng. 3.1.3.Đưa cơ giới vào các khâu làm đât, chăm sóc, thu hoạch trong nông nghiệp: Tổng vốn đầu tư cho cơ giới hoá trong 5 năm qua vào sản xuất nông nghiệp là 14,5 tỷ đồng và thu được kết quả sau: Biểu 2.3: Phương tiện máy móc thiết bị Đơn vị: cái 1996 1998 2000 2002 2004 Máy bơm nước các loại 2.178 2.291 2.684 4.622 4.924 Máy tuốt lúa 6.274 7.574 7.678 8.181 2.043 Máy xay xát, nghiền thức ăn gia súc 1.348 1.523 1.175 1.670 2.205 Máy cày kéo các loại 438 441 531 727 923 Bơm thuốc trừ sâu có động cơ 314 317 369 337 373 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An) Với số lượng phương tiện máy móc thiết bị trên, hiện nay có khoảng 80-90% số hộ sản xuất nông nghiệp được tuốt bằng máy, khoảng 70-80% số hộ được xay thóc bằng máy. 3.1.4.Sử dụng phân hoá học, phân vi sinh, thuốc trừ sâu bệnh trong nông nghiệp: -Sử dụng phân vô cơ trong 5 năm 1996-2004: +NPK: 30.000 tấn +urê: 90.000 tấn +Supelân: 5.000 tấn +Kali: 15.000 tấn -Số lượng phân vi sinh sử dụng hàng năm bình quân 20.000 tấn -Thuốc trừ sâu bệnh sử dụng hàng năm bình quân khoảng 200 tấn. 3.1.5.Tiến bộ về giống cây trồng: Có thể nói, trong 5 năm qua, giống cây lương thực có tiến bộ rõ nét nhất cụ thể là : Tỉnh đã đầu tư cho tiến bộ giống là 24,4 tỷ đồng trong đó đầu tư cho chương trình cấp 1 hoá giống lúa là 6,354 tỷ, thu được kết quả: +Số lượng giống có phẩm chất cao qua 5 năm chọn lọc được 52.854 tấn trong đó số lượng giống mới có chất lượng được đưa vào đồng ruộng trong 5 năm qua là 2.600 tấn lúa lai tạp giao Trung Quốc. +Giống ngô lai Bioseet cũng được áp dụng rộng rãi mỗi năm gieo trồng 25 đến 30.000 ha (chiếm 70 –80% diện tích). Nhờ áp dụng các loại giống lúa lai, cấp 1 hoá gống lúa, ngô lai nên mấy năm qua năng suất cây lương thực tăng nhanh, góp phần làm sản lương thực tăng. +Đối với các loại giống cây công nghiệp dài cũng được quan tâm, như việc đưa giống cà phê Catimor vào sản xuất đại trà để thay thế giống Catura dễ bị sâu Bore phá hại. Đưa các giống chè có năng suất cao,chất lượng tốt vào sản xuất như giống PH1,Đại bạch trà,LDP1,LDP2... 3.1.6. Giao thông phục vụ nông nghiệp: Tổng số vốn đâu tư trong 5 năm là 110,3 tỷ -Số km đường giao thông nông thôn được rải nhựa và bê tông trong 5 năm qua là 715 km/8.189 km đường giao thông nông thôn, chiếm 8,73% (trong đó đường nhựa là 426 km) -100% đường từ tỉnh xuống huyện được rải nhựa; 100% số xã đồng bằng, trung du và phần lớn các xã miền núi có đường ô tô vào trung tâm xã (còn 17 xã miền núi cao chưa có đường ô tô vào trung tâm xã). 3.2.Hiệu quả Từ kết quả đầu tư trên, mà kinh tế tỉnh Nghệ An nói chung, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng trưởng 3.2.1.Giá trị tổng sản phẩm quốc dân (GDP) và giá trị sản xuất (GO) ngành nông nghiệp. -GDP: Mặc dù còn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên, nhưng tốc độ tăng GDP nông nghiệp tăng rất đáng khích lệ. Thể hiện ở biểu 7: Giá trị GDP ngành nông nghiệp (theo giá so sánh 1994) Tổng sản phẩm trong tỉnh (theo giá so sánh 1994) năm 1996 đạt 4.750.536 triệu đồng trong đó GDP nông nghiệp là 1.752.790 triệu chiếm 36,897%, đến năm 2000 tổng GDP đạt 6.317.904 triệu trong đó GDP nông nghiệp là 2.261.936 chiếm 35,802%. Riêng 2 năm 1996 và 1998, do tình hình thời tiết xấu nên đã xảy ra hiện tượng mất mùa nặng, chính vì vậy giá trị GDP của ngành sản xuất nông nghiệp tăng chậm (năm 1998 chỉ tăng 2,9% so với năm 1997 còn năm 1997 tăng 10,145% so với năm 1996). Tuy tổng diện tích gieo trồng tăng qua các năm, song giá trị GDP nông nghiệp/1 ha diện tích gieo trồng vẫn liên tục tăng, từ 5,064 triệu đồng (năm 1996) đến 5, 978 triệu đồng (năm 2004)- điều này một phần đã phản ánh được hiệu quả của công cuộc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Nếu xét về số tuyệt đối, hàng năm mức đóng góp của ngành sản xuất nông nghiệp tăng lên, nhưng về số tương đối (tỷ trọng trong GDP toàn tỉnh) lại có xu hướng giảm - điều này là đúng hướng với chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của cả nước nói chung và của cả tỉnh nói riêng (tăng tỷ trọng GDP các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng GDP nông nghiệp). Tuy nhiên, xu hướng này đang diễn ra một cách chậm chạp (thể hiện ở Biểu 8: Tỷ trọng GDP của ngành nông nghiệp trong giá trị GDP toàn tỉnh). Chứng tỏ, nền kinh tế Nghệ An vẫn còn mang nặng tính thuần nông. -GO: Giá trị sản xuất nông nghiệp trong những năm qua tăng với tốc độ khá nhanh (Thể hiện ở Biểu 9 và 10: Giá trị sản xuất (GO) và cơ cấu GO của từng lĩnh vực trong nông nghiệp) năm 1996 tổng giá trị sản xuất toàn tỉnh là 9.014,396 tỷ đồng trong đó nông nghiệp là 2.644,3 tỷ đồng chiếm 29,33% đến năm 2004 giá trị sản xuất toàn tỉnh là 12.917,61 tỷ đồng trong đó nông nghiệp là 3.427,4 tỷ đồng chiếm 26,53%. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất nông nghiệp GO /1 ha diện tích gieo trồng vẫn tăng lên đáng kể. Để có được điều này là nhờ trong những năm qua tỉnh Nghệ An đã chú trọng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp bằng cách đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư cùng với các chính sách của nhà nước, đó là việc đem giống mới có năng suất cao, các tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng cho lĩnh vực nông nghiệp và đặc biệt là đầu tư vào thuỷ lợi khiến kết quả đạt được không những tăng thêm về số lượng mà chất lượng ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế. Tuy nhiên, nếu so sánh với cả nước thì bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp/1người của Nghệ An chỉ bằng khoảng 80-85% cụ thể là năm 1999: bình quân giá trị sản xuất nông nghiệp/1người của cả nước là 1,349 triệu, trong khi GO/1 người của tỉnh Nghệ An là 1,109 triệu (bằng 82,21%). Nếu xét theo về tỷ trọng thì năm 1999 giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An chiếm 3,08% trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp cả nước nhưng về dân số thì chiếm 3,74%, như vậy là giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh Nghệ An chưa đạt được mức bình quân GO nông nghiệp/1người của cả nước - Điều này đòi hỏi tỉnh Nghệ An cần phải có giải pháp đầu tư có hiệu quả hơn. 3.2.2.Chuyển dịch cơ cấu một số ngành lĩnh vực chủ yếu Qua biểu số liệu (Biểu 12: Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp), chúng ta có thể thấy rằng, về cơ bản, diện tích gieo trồng tăng qua các năm. Chỉ riêng năm 1998 do hiện tượng ennino, hạn hán trầm trọng nên diện tích gieo trồng các loại cây đã giảm xuống. Song về cơ cấu sử dụng các loại cây trồng qua các năm đang từng bước được chuyển dịch 1 cách đúng hướng: Tỷ trọng diện tích trồng cây lương thực có xu hướng giảm, đặc biệt là diện tích trồng lúa: năm 1996 chiếm 53,43% trong tổng diện tích các loại cây trồng thì đến năm 2000 chỉ còn 49,38%; tỷ trọng diện tích trồng cây công nghiệp và cây ăn quả tăng. Riêng diện tích trồng cây công nghiệp dài ngày năm 2000 giảm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối so với năm 1999 diện tích trồng chỉ còn 11.093 ha (giảm 3.520 ha) và chỉ chiếm 2,93% trong tổng diện tích các loại cây trồng. Nguyên nhân chính ở đây là do trong 2 năm 1998, 1999 thị trường tiêu thụ các sản phẩm cây công nghiệp dài ngày không ổn định, sản phẩm sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu song giá cả sụt giảm, hiện tượng dư cung xảy ra trên phạm vi toàn thế giới... điển hình là cây cà phê (được phản ánh thông qua tình hình xuất khẩu trong những năm qua). Vì vậy, khiến cho người nông dân hoang mang lo sợ, dẫn đến việc bỏ cây công nghiệp trồng những loại cây khác có giá trị kinh tế trước mắt hơn. Biểu 2.4: Tình hình xuất khẩu cà phê qua các năm Năm 1996 1998 2000 2002 2004 Giá trị (tấn) 1.170 4.373 405 175 1.400 (Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An) 3.2.2.1.Ngành trồng trọt: a> Giải quyết vấn đề lương thực Mặc dù thời tiết trong những năm qua không được thuận lợi, bão lụt, hạn hán dồn dập, song nhờ bố trí cơ cấu cây trồng, mùa vụ hợp lý, né tránh thiên tai, cùng với sự nỗ lực của bà con nông dân, sự chỉ đạo, điều hành nhanh nhạy của lãnh đạo các cấp nên đạt kết quả khá. Bình quân sản lượng lương thực quy thóc/1ha diện tích gieo trồng cây lương thực được tăng qua các năm, sản lượng lương thực quy thóc bình quân/1người tăng nhanh từ 241,52 kg (năm 1996) lên 311,67 kg (năm 2004)- thể hiện ở Biểu 13: Tổng sản lượng lương thực quy thóc qua các năm) Tổng sản lượng lương thực có hạt tiếp tục tăng trưởng (Thể hiện ở Biểu 14: Tổng sản lượng lương thực có hạt): năm 1996 đạt 581.566 tấn; năm 1998 đạt 672.149 tấn đến năm 2000 đạt 832.399 tấn (tăng 16,372% so với năm 1999). Riêng 2 năm 1996 và 1998 do mất mùa trầm trọng nên sản lượng lương thực năm 1996 giảm 5,284% so với năm 1995 còn năm 1998 giảm 7,687% so với năm 1997. Tuy nhiên, do tính toán một cách hợp lý, một mặt xác định được cơ cấu giữa diện tích trồng lúa và trồng màu lương thực, mặt khác, chọn được bộ giống lúa, ngô có năng suất phù hợp từng vùng sinh thái, vì vậy trong 2 năm 1999 và 2000 đã lấy lại được nhịp độ tăng trưởng khá cao (năm 1999 tăng 6,418% so với năm 1998; năm 2000 tăng 16,372% so với năm 1999). Sự tăng trưởng đó được thể hiện cụ thể qua một số sản phẩm chủ yếu sau: -Cây lúa: Hàng năm tổng diện tích lúa ổn định ở mức 18,5-18,7 vạn ha, riêng 2 năm 1998, 1999 do diễn biến về thời tiết bất thường nên diện tích lúa giảm đáng kể (từ năm 1998 trở về trước diện tích lúa đạt 18,4 vạn ha trở lên, năm 1999 chỉ đạt hơn 17,6 vạn ha giảm gần 1 vạn ha). Năng suất lúa giữa các năm đang còn bấp bênh, đang còn phụ thuộc quá lớn về thời tiết, đầu tư chưa có trọng điểm: năm 1996 năng suất đạt 28,60 tạ/ha, năm 1997 đạt 34,97 tạ/ha (tăng 6,37 tạ/ha), năm 1998 do thiên tai năng suất chỉ đạt 32,80 tạ/ha (giảm 2,17 tạ/ha), 2 năm 1999, 2000 năng suất tăng 3,16 tạ/ha và 4,38 tạ/ha. Trong 5 năm qua, tỉnh đã có cơ chế, chính sách trợ giá giống để khuyến khích nông dân đưa lúa lai vào sản xuất trên diện tích lớn, đưa công nghệ tiên tiến áp dụng vào sản xuất, nên năm 1995 chỉ có 4230 ha lúa lai, đến 1996 đã nâng lên 20.000 ha (tăng 486,217%) và năm 1998 có 26,312 ha, năm 2000 có 36.000 ha. Ngoài các giống khác sản xuất tại Nghệ An qua một thời gian dài kiểm nghiệm trên đồng ruộng có hiện tượng bị thoái hoá, nên từ năm 1996 đến nay tỉnh đã có chủ trương đầu tư nâng cấp chất lượng giống (chương trình cấp 1 hoá giống lúa). Nhờ đó mỗi năm tỉnh đã gieo cấy được 51-52 nghìn ha bằng giống có cấp chất lượng nên năng suất lúa bình quân được tăng nhanh. Năm 1996 năng suất lúa bình quân vụ Đông-Xuân đạt 38,6 tạ/ha thì đến vụ Đông-Xuân năm 2000 đã đạt được 51,50 tạ/ha (tăng 12,9 tạ/ha). Mặt khác, tỉnh đã có chủ trương phát triển diện tích lúa Hè-Thu nhằm đảm bảo ăn chắc và có điều kiện đưa lúa lai vào sản xuất (năm 1996 đạt 42.329 ha, năm 1998 đạt 48.944 ha, năm 2000 đạt 51.294 ha). Như vậy, diện tích lúa lai và lúa cấp I hóa chiếm 67,5% so với diện tích cả năm. Nhờ vậy, sản lượng lúa hàng năm tăng cao (thể hiện ở Biểu 15: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa qua các năm) -Ngô: Diện tích ngô lai năm 1996 có 18.000 ha thì đến năm 2000 đã có 27.000 ha (tăng 9.000 ha). Diện tích Ngô lai tập trung vào 2 vùng trọng điểm gồm các huyện có kinh nghiệm sản xuất và thâm canh cao: Vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu, Đô Lương năm 1995 có 7.860 ha, đến năm 1997 có 11.477 ha và năm 1998 có 11.600 ha; Vùng Thanh Chương, Anh Sơn, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp năm 1995 có 10.115 ha thì năm 1998 có 15.761 ha. Nhờ tăng nhanh diện tích vụ Đông nên có điều kiện sản xuất Ngô lai, do đó năng suất ngô bình quân tăng nhanh, từ 18,6 tạ/ha (năm 1996) lên 28,0 tạ/ha (năm 2000). Sản lượng Ngô tăng từ 41.334 tấn (năm 1995) lên 52.035 tấn (năm 1996, tăng 25,889%), năm 1997 đạt 71.292 tấn (tăng 37,01% so với năm 1996), đỉnh cao trong giai đoạn này là năm 1999 đạt 80.740 tấn (tăng 20,027% so với năm 1998), năm 2000 sản lượng chững lại (do năng suất và diện tích giảm) nên chỉ đạt 78.672 tấn (giảm 2,561% so với năm 1999) - Thể hiện ở Biểu 16: Diện tích, năng suất, sản lượng Ngô qua các năm. Đặc biệt là các huyện trọng điểm trên, sản lượng Ngô năm 1995 chiếm 89,3% tổng sản lượng và năm 1998 nâng lên 93,5% tổng sản lượng. Tóm lại, thực hiện Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ khoá XIV, các ngành các cấp đã chỉ đạo thay đổi cơ cấu giống cây trồng, bố trí mùa vụ hợp lý, kết hợp dịch vụ tốt, đầu tư phân bón, thuỷ lợi và bảo vệ thực vật, nên tổng sản lượng lương thực quy thóc tăng nhanh (thể hiện ở Biểu: Tổng sản lượng lương thực quy thóc qua các năm); lương thực bình quân đầu người được tăng lên (từ 238,62 kg năm 1996 lên 268 kg năm 1998, 275 kg năm 1999 và 283,53 kg năm 2000) góp phần đảm bảo an toàn lương thực cả nước. b>Phục vụ nguyên liệu cho công nghiệp chế biến Đi đôi với việc quy hoạch các vùng trồng cây công nghiệp, đồng thời có kế hoạch cụ thể đầu tư để phát triển nhanh các vùng cây công nghiệp ngắn và dài ngày gắn liền với cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. -Cây lạc: Là một cây truyền thống của tỉnh ta, diện tích trồng lạc hàng năm đứng thứ 2 toàn quốc (sau Tây Ninh): năm 1996 đạt 26.349 ha, năm 1997 có 25.364 ha, năm 1998 có 28.024 ha, năm 1999 có 29.075 ha, năm 2000 có 26.645 ha; theo đó sản lượng đạt từ 28.380 tấn (năm 1996) lên 23.905 tấn (năm 1997), 38.837 tấn (năm 1998), 31.652 tấn (năm 1999), 36.717 tấn (năm 2000). Năng suất lạc trong mấy năm vẫn chưa ổn định, nguyên nhân chủ yếu là giống lạc sen lâu năm bị thoái hoá, công tác đầu tư thâm canh không đồng bộ theo quy trình kỹ thuật, việc bón vôi cho lạc trong mấy năm qua hầu như bị lãng quên, việc tưới ẩm cho lạc chưa thực hiện được ở quy mô lớn nên năng suất lạc còn bấp bênh, năm thời tiết không thuận lợi thì dễ mất mùa, năm thời tiết thuận lợi được mùa. Diện tích trồng lạc đứng thứ 2 toàn quốc nhưng năng suất lại đứng thứ 9 (Theo số liệu thống kê: năm 1996 đạt 10,96 tạ/ha, năm1997 đạt 12,97 tạ/ha (tăng 2,01 tạ/ha), năm 1998 đạt 13,86 tạ/ha (tăng 0,89 tạ/ha), năm 1999 đạt 10,89 tạ/ha (giảm 2,97 tạ/ha), năm 2000 đạt 13,78 tạ/ha (tăng 2,89 tạ/ha so với năm trước). Để phát huy thế mạnh của cây lạc, thiết nghĩ cần phải đầu tư giống, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho nhà máy phát huy nội lực, tạo nguồn nguyên liệu vững chắc cho nhà máy dầu thực vật trong tương lai, đẩy nhanh nhịp độ xuất khẩu, vốn lạc là một mặt hàng truyền thống của tỉnh nhà. -Cây mía: Từ trước đến nay, mía cũng là một cây trồng được trồng phổ biến trên các vùng nông thôn Nghệ An. Nhờ đổi mới hoạt động kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước nên nhiều nhà máy đường đi vào hoạt động: Nhà máy đường Phủ Quỳ (liên doanh Nghệ An -Tate and Lyne) đi vào hoạt động với công suất 6.000 tấn mía cây/ngày, nhà máy đường Sông Con (công suất 2150 tấn mía cây/ngày) và Nhà máy đường Sông Lam (công suất 500 tấn mía cây/ngày). Như vậy, nguyên liệu đủ cho 3 Nhà máy đường của tỉnh hoạt động là: 1.192.000 tấn/năm; với năng suất 50-60 tấn mía cây/ngày thì diện tích m

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc16876.DOC
Tài liệu liên quan