Đề tài Bể, tháp lọc sinh học

Tài liệu Đề tài Bể, tháp lọc sinh học: KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC LỚP : K13S2 Đề tài : GVHD: Thầy Trương Thế Quang SVTH: 1/ Bùi Thị Yến Sương 2/ Trương Thị Hoàng Hạnh 3/ Nguyễn Thị Mỹ Hằng 4/ Ngô Văn Lam 5/ Phạm Thị Thu Sương 6/ Nguyễn Anh Thư 7/ Bùi Thanh Tú 8/ Bùi Thị Thu Hương Thành Phố HCM, Tháng 11 Năm 2010 Phần 1: Giới Thiệu Về Lọc Sinh Học I/ Lọc Sinh Học Là Gì? - Lọc sinh học (biofiltration) là một công nghệ điều khiển sự ô nhiễm mới. - Nó bao gồm sự loại bỏ và ô xi hóa những hợp chất bị nhiễm bẩn bằng phương pháp sinh học nhờ các vi sinh vật. - Lọc sinh học có thể xử lý những phân tử khí hữu cơ- những hợp chất hữu cơ bay hơi ( Volatile Organic Compound- VOC's) hoặc các hợp chất cacbon, hay những chất khí độc vô cơ- amoniac hay H2S. - Lọc sinh học được thiết lập rất tốt trong công nghệ điều khiển ô nhiễm ở Đức và Hà Lan và nó cũng thu hút được sự quan tâm ở Bắc Mỹ. II/ Nguyên Lý Phương Pháp Lọc Sinh Học: - Lọc sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy những hợp chất hữu cơ ( hoặc biến ...

docx28 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2301 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề tài Bể, tháp lọc sinh học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC LỚP : K13S2 Đề tài : GVHD: Thầy Trương Thế Quang SVTH: 1/ Bùi Thị Yến Sương 2/ Trương Thị Hoàng Hạnh 3/ Nguyễn Thị Mỹ Hằng 4/ Ngô Văn Lam 5/ Phạm Thị Thu Sương 6/ Nguyễn Anh Thư 7/ Bùi Thanh Tú 8/ Bùi Thị Thu Hương Thành Phố HCM, Tháng 11 Năm 2010 Phần 1: Giới Thiệu Về Lọc Sinh Học I/ Lọc Sinh Học Là Gì? - Lọc sinh học (biofiltration) là một công nghệ điều khiển sự ô nhiễm mới. - Nó bao gồm sự loại bỏ và ô xi hóa những hợp chất bị nhiễm bẩn bằng phương pháp sinh học nhờ các vi sinh vật. - Lọc sinh học có thể xử lý những phân tử khí hữu cơ- những hợp chất hữu cơ bay hơi ( Volatile Organic Compound- VOC's) hoặc các hợp chất cacbon, hay những chất khí độc vô cơ- amoniac hay H2S. - Lọc sinh học được thiết lập rất tốt trong công nghệ điều khiển ô nhiễm ở Đức và Hà Lan và nó cũng thu hút được sự quan tâm ở Bắc Mỹ. II/ Nguyên Lý Phương Pháp Lọc Sinh Học: - Lọc sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy những hợp chất hữu cơ ( hoặc biến đổi những hợp chất vô cơ) thành cac-bon-nic, nước và muối. - Vi sinh vật cố định dính bám và phát triển trên bề mặt vật liệu đệm dạng rắn tạo thành các lớp màng sinh học (biofilms). - Vi sinh vật tiếp xúc với nước thải và tiêu thụ cơ chất (chất hữu cơ, dinh dưỡng, khoáng chất) làm sạch nước. - Nguyên liệu lọc thường là than bùn, đất, phân compốt hay cây thạch nam, tuy nhiên bột cacbon đã được hoạt hóa và polysterene cũng có thể được sử dụng. Sự lựa chọn nguyên liệu lọc là vô cùng quan trọng bởi vì nó phải cung cấp cho vi sinh vật dinh dưỡng, sự phát triển về mặt sinh học, và có dung tích hấp thụ tốt. - trong các phòng thí nghiệm, với mục đích tăng cường tốc độ phân hủy, vi sinh vật được cân nhắc đến đầu tiên là hiệu quả của chúng trong việc phân hủy của nguyên liệu được nghiên cứu. *Quá trình sinh học là một sự ô xi hóa nhờ vi sinh vật, và có thể được viết như sau: Hợp chất gây ô nhiễm + Oxi -> CO2+ H2O + nhiệt + sinh khối Vi sinh vật sống trong lớp màng sinh học ẩm , mỏng, nơi được bao bọc xung quanh các phần tử của nguyên liệu lọc. Hợp chất bẩn được khuyếch tán trong hệ thống lọc và được hấp thụ bên trên màng sinh học. Thực tế đây là vị trí mà quá trình ô xi hóa được thực hiện. Các chất bẩn không được luân chuyể cố định đến nguyên liệu lọc. III/ Cấu tạo cơ bản của 1 hệ thống lọc sinh học: Thành phần cơ bản của một hệ thống lọc sinh học la Lớp lọc: Một hệ thống lọc sinh học chứa đựng một hoặc nhiều hơn một lớp lọc điển hình cao 1m. Hệ thống ống để đẩy khí đi qua hệ thống lọc sinh học. Nó có tác dụng làm ẩm khí trước khi đi vào hệ thống lọc sinh học , bởi vì các dòng khí liên tục bên bên ngoài lớp lọc luôn rất khô. Hệ thống phân phối nước: (bể lọc sinh học nhỏ giọt) Cấu tạo của màng sinh học: IV/ Các Giai Đoạn Phát Triển Của Vi Sinh Vật Trong Bể Lọc: Giai đoạn chậm (lag-phase) Giai đoạn tăng trưởng (log-growth phase) Giai đoạn cân bằng (stationary phase) Giai đoạn chết (log-death phase) V/ Một Vài Thông Số Phải Được Duy Trì Trong Quá Trình Hệ Thống Lọc Sinh Học Đang Vận Hành. Độ ẩm: Độ ẩm là yếu tố thiết yếu cho hệ thống lọc sinh học làm việc hiệu quả nhất . Vi sinh vật cần một môi trường ẩm. Từ việc nguyên liệu lọc có khuynh hướng khô đi bởi dòng khí, do đó hệ thống lọc sinh học phải có một trạng thái ổn định để làm ẩm khí trước khi đi vào nguyên liệu lọc. Temperature:Vi sinh vật hoạt đồng tốt nhất giữa 30 và 40 độ C. Ở một khía cạnh nào đó nó có thể có ích cho một hiệu quả tốt hơn bao gồm những phương pháp cho sự điều khiển bậc nhiệt độ. Mức Oxy: Từ việc phần lớn sự phân hủy là hiếu khí, bậc ô xy là vô cùng quan trọng trong một quá trình lọc sinh học. Trên thực tế, Ô xy không được sử dụng trực tiếp ở dạng khí, nhưng vi sinh vật sử dụng ô xy có mặt ở dạng hòa tan trong màng sinh học. Trong một số trường hợp của chất gây ô nhiễm nhất định, ô xy nên được thêm vào. pH: pH nơi mà vi sinh vật có thể hoạt động hiệu quả nhất là khoảng 7. Vì vậy ph của khí bẩn phải được duy trì xung quanh giá trị này. VI/ Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Lọc Nồng độ chất hữu cơ Thời gian lưu nước trong bể Diện tích bề mặt của vi sinh vật Phần 2: Bể, Tháp Lọc Sinh Học: A/ Bể Lọc Sinh Học: Phân loại: 1/ Bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập nước. A/ Theo tải trọng thủy lực: A.1/ Bể lọc sinh học nhỏ giọt: 1 – 4,1 m3/m2 .ngày A.2/ Bể lọc sinh học cao tải :4,1 – 40,7 m3/m2.ngày B/ Theo tải trọng hữu cơ: B.1/ Bể lọc sinh học nhỏ giọt :0,08–0,4 gbod5/m3vll B.2/ Bể lọc sinh học cao tải : 0,4 – 1,6kgbod5/m3vll 2/ Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc đặt ngập trong nước. Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc đặt ngập trong nước- vật liệu lọc nổi. Lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc đặt ngập trong nước- vật liệu lọc cố định. Một Số Loại Bể Lọc Sinh Học: 1/ Bể lọc sinh học có lớp vật liệu không ngập nước (bể lọc sinh học nhỏ giọt) Bể lọc sinh học nhỏ giọt đã được dùng để xử lý nước thải hơn 100 năm. Bể lọc nhỏ giọt đầu tiên xuất hiện ở Anh năm 1893, hiện nay được sử dụng ở hầu khắp các nước với các trạm xử lý công suất nhỏ. Ở nước ta bể lọc sinh học nhỏ giọt đã được xây dựng tại nhà máy cơ khí Hà Nội, xí nghiệp chế biến thuốc thú y Hà Tây, bệnh viện đa khoa Gia Lâm v.v... A/ phân loại bể lọc sinh học nhỏ giọt: A.1/ Bể lọc vận tốc chậm: có hình trụ hoặc chữ nhật, nước thải được nạp theo chu kỳ, chỉ có khoảng 0,6 ¸ 1,2 m nguyên liệu lọc ở phía trên có bùn vi sinh vật còn lớp nguyên liệu lọc ở phía dưới có các vi khuẩn nitrat hóa. Hiệu suất khử BOD cao và cho ra nước thải chứa lượng nitrat cao. Tuy nhiên cần phải lưu ý đến vấn đề mùi hôi và sự phát triển của ruồi Psychoda. Nguyên liệu lọc thường dùng là đá sỏi, xỉ. A.2/ Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh: thường có hình trụ tròn, lưu lượng nạp chất hữu cơ cao hơn, nước thải được bơm hoàn lưu trở lại bể lọc và nạp liên tục, việc hoàn lưu nước thải giảm được vấn đề mùi hôi và sự phát triển của ruồi Psychoda. Nguyên liệu lọc thường sử dụng là đá sỏi, plastic. A.3/ Bể lọc cao tốc: có lưu lượng nạp nước thải và chất hữu cơ rất cao, khác với bể lọc vận tốc nhanh ở điểm có chiều sâu cột lọc sâu hơn do nguyên liệu lọc làm bằng plastic, do đó nhẹ hơn so với đá sỏi. A.4/ Bể lọc thô: lưu lương nạp chất hữu cơ lớn hơn 1,6 kg/m3.d, lưu lượng nước thải là 187m3/m2.d bể lọc thô dùng để xử lý sơ bộ nước thải trước giai đoạn xử lý thứ cấp.   A.5/ Bể lọc hai pha: thường sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao và cần nitrat hóa đạm trong nước thải. Giữa 2 bể lọc thường có bể lắng để loại bỏ bớt chất rắn sinh ra trong bể lọc thứ nhất. Bể lọc thứ nhất dùng để khử BOD của các hợp chất chứa carbon, bể thứ hai chủ yếu cho quá trình nitrat hóa.  B/ Cấu tạo: B.1/ Vật liệu lọc (màng lọc) Vật liệu lọc tốt nhất là vật liệu lọc có diện tích bề mặt tiếp xúc trong 1 đơn vị thể tích lớn, độ bền cao theo thời gian, giá rẻ, không gây tắc ngẽn. Than đá cục, đá cục, sỏi lớn… có kích thước trung bình 60-100 mm è chiều cao lớp vật liệu 1,5-2,5m Tấm nhựa lượn sóng, quả cầu nhựa, do có đặc điểm nhẹ, dễ lắp đặt è chiều cao lớp vật liệu tăng lên : 6 – 9m è giảm diện tích mặt bằng của bể lọc. B.2/ Hệ thống phân phối nước: - Dàn ống tự động qua (bể trộn, tháp lọc). - Dàn ống cố định (lọc sinh học nhỏ giọt) cao tải. - Khoảng cách từ vòi phun đến bề mặt VL: 0.2-0.3 m. - Sử dụng nguyên tắc phản lực - Áp lực tại vòi phun từ 0,5-0,7 m - Vận tốc phụ thuộc vào lưu lượng và thường bằng 1 vòng/10 phút; - Khoảng cách từ lớp vật liệu lọc đến vòi phun từ 0,2-0,3 m. Tốc độ quay của dàn phân phối nước có thể xác định theo công thức sau: N là tốc độ quay (vòng/phút); Q là tải trọng thủy lực của dòng vào (m3/m2.h); R là tỷ số tuần hoàn; A số lượng đường ống phân phối của hệ thống phân phối nước; DR là tốc độ tính bằng mm/đường ống phân phối. B.3/ Sàn đỡ và thu nước: Có 2 nhiệm vụ: Phân phối đều gió vào bể lọc để duy trì MT hiếu khí trong các khe rỗng. Sàn đỡ được thiết kế sao cho có thể thu nước đều. Cấu tạo: Sàn đỡ bằng bê tông và sàn nung. Khoảng cách từ sàn phân phối đến đáy bể thường 0.6-0.8 m, i = 1-2 %. Đáy bể dốc 1-2% về máng thu trung tâm; Tường giữa đáy và sàn phân phối có đặt cửa sổ thông gió. Tổng diện tích cửa số chiếm 20% diện tích sàn. B.4/ Cấp Khí Cấp khí tự nhiên phụ thuộc vào sự chênh lệnh nhiệt độ: + Nhiệt độ của nước thấp hơn nhiệt độ của không khí, khi đó nhiệt độ khí trong lỗ rỗng thấp nên khí sẽ đi từ trên xuống và ngược lại; + Khi nhiệt độ nước bằng nhiệt độ không khí, sẽ không có sự trao đổi khí nên cần thổi khí với tốc độ 0,3 m3/m2.phút. C/ Hoạt động: Nước thải được phân phối đều trên bề mặt nguyên liệu lọc (hoạt động như giá bám cho vi khuẩn) theo kiểu nhỏ giọt hoặc phun tia. Sau khi tiếp xúc VL tạo thành các hạt nhỏ chảy thành màng nhỏ luồng qua khe hở VL lọc. Ở bề mặt VL lọc và các khe hở giữa chúng các cặn bẩn được giữ lại tạo thành Màng _ Màng sinh học. Những màng VS đã chết sẽ cùng nước thải ra khỏi bể được giữ ở bể lắng 2. Lượng oxy cần thiết để cấp làm oxy hoá chất bẩn đi từ đáy lên. Lượng không khí cần thiết cho quá trình được cấp vào nhờ quá trình thông gió tự nhiên qua bề mặt hở phía trên và hệ thống thu nước phía dưới của bể lọc. Ngày nay người ta thường sử dụng chu trình lọc 2 pha bao gồm 2 bể lọc nối tiếp nhau. Chú ý: có sự tuần hoàn nước ở bể lọc cao tải. 1/ Mục đích: Tăng hiệu quả xử lý Pha loãng nước thải đầu vào Đẩy mạnh quá trình tách màng vi sinh cũ 2/ Các kiểu tuần hoàn nước:  Sơ Đồ Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Sử Dụng Bể Lọc SH Nhỏ Giọt D/ Quá trình hiếu khí, kị khí trong bể lọc sinh học không ngập nước: D.1/ Quá trình hiếu khí trong bể lọc sinh học không ngập nước: Quá trình này diễn ra ở lớp ngoài của màng vi sinh với sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng bám dính như: Staphylococcus, Nitrobacter, … D.1.1/ Quá trình nitrate hoá Nhìn chung, quá trình nitrat hóa chia làm 2 quá trình: NH4 + 3/2 O2 2H+ + NO2- NO2- + ½ O2 NO3- Thực hiện bởi nhóm vi khuẩn nitrosomonas, quá trình sau được thực hiện bởi nhóm vi khuẩn nitrobacter. Cả 2 quá trình đều sử dụng oxi. D.2/ Quá trình kị khí trong bể lọc sinh học không ngập nước: Quá trình xử lý kị khí là quá trình phản ứng trao đổi của vi sinh vật trong điều kiện không sử dụng oxy phân tử từ không khí mà sử dụng oxy trong các hợp chất để oxy hóa các chất ô nhiễm. Quá Trình Phân Hủy Chất Hữu Cơ Gồm 3 Quá Trình Chính : D.2.1/ Quá trình lên men Mêtan Trong quá trình lên men mêtan, các chất hữu cơ khác nhau bị phân hủy và hóa hơi thành CH4 và CO2 thông qua hoạt động của vi khuẩn kị khí, và quá trình phân hủy bao gồm ba giai đoạn : Giai đoạn 1 : thủy phân các chất rắn hữu cơ lơ lửng hay các cao phân tử hòa tan. Giai đoạn 2 : phân hủy các chất hữu cơ có trọng lượng phân tử thấp thành axit béo bay hơi, cuối cùng thành axit axetic. Giai đoạn 3 : tạo mêtan từ axit axêtic hay từ H2 và CO2. D.2.2/ Quá trình khử nitơ Đây là quá trình hô hấp kị khí diễn ra theo sơ đồ sau: NO3- NO2 NO N2O N2 Vi sinh vật có khả năng khử nitrate hóa là các giống sau đây: Pseudomonas, Baccillus, Spirillum, Hyphomicrobium, Agrobacterium, Acinetobacter,... D.2.3/ Và quá trình khử photpho sinh học( khó xảy ra trong bể lọc sinh học) E/ Tính toán bể lọc sinh học nhỏ giọt: 3/ diện tích bể lọc:  Thông số Đơn vị đo Tải trọng thấp Tải trọng cao Chiều cao lớp VL M 1-3 0.9-2.4 (đá) 6-8 (nhựa tấm) Loại VL Đá cục, than cục, Đá ong, … Đá cục, than, đá ong, nhựa đúc. Tải trọng theo chất HC Kg BOD5/1 m3.ngày 0.08-0.4 0.4-1.6 Tải trọng thuỷ lực theo diện tích bề mặt M3/m2.ngày 1-4.1 4.1-40.7 Hiệu quả BOD % 80-90 65-85 một số thông số tham khảo:f/ ưu nhược điểm của bể lọc sinh học có lớp vật liệu không ngập nước: F.1/ ưu điểm: Rút ngắn được thời gian xử lý Đồng thời có thể xử lý hiệu quả nước thải qua quá trình khử Nitrat hoặc phản nitrat hóa. Giảm việc trông coi. Tiết kiệm năng lượng, không khí được cấp trong hầu hết thời gian lọc làm việc bằng cách lưu thông tự nhiên từ cửa thông gió đi vào qua lớp vật liệu. F.2/ nhược điểm: Có nhược điểm là không khí ra khỏi lọc thường có mùi hôi thối và xung quanh lọc có nhiều ruồi muỗi. Hiệu suất làm sạch nhỏ hơn với cùng một tải lượng khối. Dễ bị tắc nghẽn. Rất nhạy cảm với nhiệt độ. Không khống chế được quá trình thông khí, dễ bốc mùi. Chiều cao hạn chế. Bùn dư không ổn định. Vì khối lượng vật liệu tương đối nặng, nên kéo theo giá thành xây dựng cao. 2/ Bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập nước. A/ cấu tạo: gồm có: A.1/ Vật liệu lọc nổi: Hạt vật liệu lọc nổi chủ yếu là polystryrene (hạt móp) có đường kính 2 – 5mm, trên lớp vật liệu này là lưới chắn inox mắt lưới 1.5x1.5mm. Lọc sinh học với vât liệu nổi ít bị tróc màng sinh học bám quanh các vật liệu lọc, mặc dù tốc độ thông gió lớn, hàm lượng cặn lơ lửng có ở trong nước ra khỏi lọc đều nhỏ hơn 20 mg/l. Do đó không cần qua bể lắng 2 trong hệ thống xử lý. A.2/ Vật liệu cố định: Lọc sinh học với lớp vật liệu là các hạt cố định, là phương pháp cải tiến của phương pháp trên. Trong đó lớp vật liệu lọc được sử dụng là Biolite có đặc điểm là ít bị vỡ vụn và chịu đựng được axit; trạng thái bề mặt rất ưu thích cho vi sinh vật dính bám  A.3/ một số bộ phận khác: Máng phân phối nước thải sau bể lắng 1, Dàn ống phân phối nước vào và thu nước rửa lọc, Ống xả nước rửa loc, Máng thu nước lọc, Ống dẫn nước sau lọc, Ống dẫn và dàn phân phối khí , Hộp ngăn nước trở lại máy gió, Ống dẫn gió , Lưới chắn, Khoảng trống để lớp VLL giãn nở khi rửa = ½ chiều dày lớp VLL, Chiều cao lớp nước rửa lọc; khoảng 1,2-1,4 m  B/ Hoat động: Nước sau khi qua bể lắng đợt 1 được bơm lên máng phân phối, theo ống ống dẫn phân bố đề khắp trên diện tích đáy bể. Nước được trộn đều với không khí cấp từ ngoài vào qua dàn phân phối. Hỗn hợp khí nước thải đi cùng chiều từ dưới lên, qua lớp vật liệu lọc. Taị đây xảy ra quá trình khử BOD và chuyển hoá NH4+ thành NO3-. Lớp vật liệu lọc cũng có khả năng khử cặn lơ lửng trong nước thải. Khi bể lọc đạt đến tổn thất áp lực yêu cầu, ta tiến hành rửa bể lọc. Đóng van cấp nước và khí, đóng mở van xả rửa liên tục nhiều lần. Rửa lọc: khi tổn thất áp lực đến 0,5m tiến hành rửa lọc 3 lần, mỗi lần 30-40 giây, cường độ rửa lọc 12-14l/s.m2 . Độ giãn nở của vật liệu lọc, e = 40 Để khử được tiếp BOD, NO3-, P người ta sử dụng loại bể lọc loại 2 lớp trở lên, nước đi qua lớp vật liệu giàn phân phối khí đặt giữa 2 lớp vật liêu lọc sao cho lớp vật liệu lọc phía dưới là vùng thiếu khí để khử NO3- và P. Nước và không khí đi từ dưới lên. C. Tính toán:  D/ Ưu, nhược điểm của bể lọc sinh học có vật liệu lọc ngập trong nước: D.1/ ưu điểm: Cùng một lúc có thể khử BOD và chuyển hóa NH4 thành NO3; Lớp vật liệu lọc có thể giữ lại được cặn lơ lững. D.2/ nhược điểm: Thời gian thích nghi với môi trường và tạo thành các màng sinh học (biofilm) dài. Không thể xử lý các chất ô nhiễm có khả năng hấp phụ thấp và tốc độ phân hủy sinh học chậm. B/ Tháp Phản ứng Sinh Học Lọc Và Tự Làm Sạch: I/  Cấu Tạo:   Tháp lọc sinh học gồm: Các ống lắng vi sinh chảy nhỏ giọt sử dụng vật liệu hình cầu nhẹ có đường kính từ 0.5-15mm làm gia thể vi sinh. Các viên hình cầu nhỏ, rất nhẹ, bề mặt có độ nhám thích hợp giúp các vi sinh vật có thể dính bám và sinh sống và phát triển trên bề mặt các giá thể một cách tối ưu. Các sinh vật nuôi cấy tuỳ thuộc theo yêu cầu của nguồn nước cần xử lý, các vi sinh có hoạt tính rất cao.  II/ Hoạt Động:  Khối lượng vật liệu mang vi sinh trong tháp chìm trong một khối nước đọng kín, vì vậy chúng được thông khí toàn bộ với phí tổn thấp. Nước thải chảy dòng nhỏ giọt từ trên xuống dưới qua các vật liệu mang vi sinh, và từ hướng đối lưu với hướng của nước thải, Không khí bên ngòai được thổi vào trong hệ thống bằng hệ thống khi tĩnh, các phân tử ô xy sẽ hoà tan với các tinh thể nước mà không làm xáo trôn dòng chảy hay ảnh hưởng đến sự phát triển của màng vi sinh. Tháp tự làm sạch mà không cần đến sự tác động từ bên ngoài. Trong khi nồng độ ô xy hòa tan trong nước có trị số mg/l rất thấp, thì nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD) và hoá học (COD) của các nước thải lại rất cao với chỉ số thường nằm trong khoảng từ 1.000 đến 10.000 mg/l. Khối lượng vi sinh với mật độ cao đạt được nhờ các phương pháp nghiên cứu cải tiến hiện đại này.  Chỉ cần một lần đầu nuôi cấy các vi sinh vật vào trong tháp, khi mật độ vi sinh dầy đặc, tháp lọc làm việc ổn định, trong quá trình từ 3 đến 5 năm mà chỉ cần bổ sinh 5-10 lượng vi sinh vào trong tháp giúp cho tháp lọc sinh học rễ dàng phân hủy lấy lại sự ổn định. Tùy theo từng hoàn cảnh ô nhiễm cụ thể đưa vào sử dụng hỗn hợp trùng vi sinh phù hợp. III/ Ưu Điểm Tháp Phản ứng Sinh Học Lọc Và Tự Làm Sạch Hoạt tính sinh học rất cao và ổn định. Có khả năng tự làm sạch, không cần phải bảo trì. Tuỳ theo nguồn nước thải cần xử lý để nuôi cáy các gia thể vi sinh cho phù hợp. Áp dung cho cả hai nguồn nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (đối với nước thải công nghiệp xử lý sinh học ở giải đoạn cuối nhằm hấp thụ nitơ mà phương pháp hoá học chưa thực hiên được). Phần 3: Bể Lọc Sinh Học Kết Hợp Các Biện Pháp Xử Lý Hiếu Khí I/ Bể Lọc Sinh Học Hoạt Tính: Giống như bể lọc sinh học nhỏ giọt cao tải, chỉ khác là bùn từ bể lắng thứ cấp được bơm hoàn lưu vào bể lọc sinh học hoạt tính để tăng mật độ vi sinh vật trong bể này. Ưu điểm của bể lọc sinh học hoạt tính là hiệu suất khử BOD cao hơn, lưu lượng nạp BOD có thể tăng 4 - 5 lần so với bể lọc sinh học nhỏ giọt thông thường. Thông số thiết kế thường dùng là 3,21 - 4,00 kg/m3.d (hiệu suất khử BOD là 60 - 65%). Hiệu suất khử BOD của bể lọc sinh học hoạt tính và bể lắng thứ cấp được tính theo công thức: Trong đó: Le: nước thải sau xử lý L0: nước thải trước xử lý KT: khả năng khử BOD ở nhiệt độ T (oc) = K20qT-20; K20 = 12,16 TL: lưu lượng nạp chất hữu cơ kg/m3.d; q = 1,016 đối với nước thải gia dụng. II/ Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt Kết Hợp Với Bể Sục Khí: Hệ thống này gồm bể lọc sinh học nhỏ giọt, bể sục khí và bể lắng thứ cấp. Các bùn vi sinh vật từ bể lọc được đưa qua bể sục khí để tạo bông cặn và khử các chất hữu cơ hòa tan. III/ Kết Hợp Bể Lọc Thô Với Bể Bùn Tính: Giống như bể lọc sinh học nhỏ giọt kết hợp với bể sục khí, tuy nhiên hệ thống này có thể hoạt động được với lưu lượng nạp chất hữu cơ cao hơn. Bể lọc thô dùng để khử chất hữu cơ của nước thải giúp cho hệ thống khỏi bị hoạt động quá tải hay dưới tải. IV/ Kết Hợp Bể Lọc Sinh Học Với Bể Bùn Hoạt Tính V/ Kết Hợp Bể Lọc Sinh Học Và Bể Bùn Hoạt Tính Theo Dạng Nối Tiếp 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxbe, thap loc sinh hoc(nhom 4.1).docx