Đề án Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước

Tài liệu Đề án Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước: Đề án môn học “Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước.” A.Lời mở đầu: Đầu tư phát triển có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất đốI vớI mỗI doanh nghiệp và thậm chí đốI vớI mỗI quốc gia, bởI chỉ có đầu tư phát triển mớI duy trì và hơn nữa là mở rộng tiềm lực sản xuất của doanh nghiệp hay quốc gia đó. Vậy thì doanh nghiệp, đơn vị cấu thành nền kinh tế, đã thực hiện hoạt động này như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu xem các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện ra sao? Kết quả như thế nào? Còn những hạn chế gì và nguyên nhân do đâu? Và một số giảI pháp sẽ được đưa ra trong phần cuối. B.Nội dung: Chương 1 : Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. I.Một số vấn đề về đầu tư phát triển: 1.Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển được nhắc nhiều trong các vấn đề kinh tế xã hội. Đặc biệt với vấn đề nóng nhất hiện nay, đầu tư chứng khoán đang là vấn đề thường trự...

docx24 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1214 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đề án Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề án môn học “Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước.” A.Lời mở đầu: Đầu tư phát triển có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất đốI vớI mỗI doanh nghiệp và thậm chí đốI vớI mỗI quốc gia, bởI chỉ có đầu tư phát triển mớI duy trì và hơn nữa là mở rộng tiềm lực sản xuất của doanh nghiệp hay quốc gia đó. Vậy thì doanh nghiệp, đơn vị cấu thành nền kinh tế, đã thực hiện hoạt động này như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu xem các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện ra sao? Kết quả như thế nào? Còn những hạn chế gì và nguyên nhân do đâu? Và một số giảI pháp sẽ được đưa ra trong phần cuối. B.Nội dung: Chương 1 : Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. I.Một số vấn đề về đầu tư phát triển: 1.Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển được nhắc nhiều trong các vấn đề kinh tế xã hội. Đặc biệt với vấn đề nóng nhất hiện nay, đầu tư chứng khoán đang là vấn đề thường trực của đa số người dân nhưng ít ai hiểu được rõ về đầu tư. Và hiện nay trên thế giới cũng chưa có một quan điểm nào thống nhất về đầu tư và bản chất của đầu tư. Quan điểm về đầu tư trên các giác độ : Kinh tế, tài chính, kế toán. - Trên quan điểm về tài chính, đầu tư là quá trình làm bất động một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này xem xét đầu tư dưới góc độ vốn và cho rằng: ngoài việc tạo ra các tài sản vật chất tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, còn bao gồm các khoản chi tiêu gián tiếp cho sản xuất-kinh doanh, như: các chi phí nghiên cứu, đào tạo nhân viên, chi phí quản lý… - Trên quan điểm về kinh tế, đầu tư là làm tăng vốn cố định tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp trong các chu kỳ kinh doanh nối tiếp.Đó là quá trình làm tăng tài sản cho sản xuất và kinh doanh, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Quan điểm này xem xét đầu tư dưới dạng kết quả của hoạt động sử dụng nguồn vốn. - Theo quan điểm kế toán, khái niệm đầu tư gắn liền với việc phân bổ các khoản vốn đã bỏ ra vào các mục, các tài khoản cố định, trong một khoảng gian nhất định, phục vụ cho việc quản lý các kết quả đầu tư. Ngày nay, đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Đầu tư là phương thức tạo giá trị mới, để cho vốn thực hiện được chức năng cung cấp giá trị thặng dư cho người sở hữu nó”. Đầu tư phát triển ( gọi tắt là quá đầu tư) là quá trình sử dụng vốn đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng thông qua các hoạt động xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiềt bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho phát huy tác dụng trong một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất - kỹ thuật này. Theo định nghĩa trên thì các hình thức mua cổ phần, gửi tiền tiết kiệm, mua hàng tích trữ không được xem là những hoạt động tạo vốn tư bản thật sự, vì vậy không phải là đầu tư phát triển. Trên giác độ toàn xã hội, đầu tư phát triển là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản ( tài chính, vật chất, trí tuệ…) mới cho nền kinh tế trong tương lai. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Từ các quan điểm về đầu tư và đầu tư phát triển, các nội dung của đầu tư là : đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động. - Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiền tiết kiệm , mua trái phiếu chính phủ). Hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành - Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuộn do chênh lệch giá khi mua và gía khi bán. Cũng giống như đầu tư tàI chính, đầu tư thương mại cũng không tạo ra tàI sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương ), mà chỉ làm tăng tàI sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. - Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xà hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống cuả mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng , sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển. 2.Đặc điểm của đầu tư phát triển. - Cần một số lượng vốn rất lớn và số vốn này sẽ nằm đọng lại trong suốt quá trình đầu tư. Tiền vật tư, lao động huy động là rất lớn và phải sau một thời gian dài sau mới phát huy tác dụng. - Thời gian từ lúc đầu tư cho đến khi phát huy hiệu quả là lâu dài, thời gian thu hồi vốn lâu nên không tránh khổi nhữngyếu tố tiêu cực, không ổn định của chính trị, kinh tế xã hội. - Các thành quả của đầu tư phát triển là công trình có tính bền vững lâu dài, đa số là các công trình xây dựng. - Đầu tư là loại hình hoạt động kinh tế gắn liền với rủi ro và những bất trắc. Thờ gian đầu tư càng dài thì rủi ro càng cao, ngoài những rủi ro thường gặp về tài chính, thành toán hay thu nhập thì còn có những rủi ro khác về chính trị, kinh tế, xã hội. 3.Vai trò của đầu tư phát triển a.Các lý thuyết về đầu tư phát triển sản xuất - Khái niệm về sản xuất : Sản xuất là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành nhữg sản phẩm đầu ra. - Lý thuyết về hàm sản xuất Cob Douglas : Các nhà kinh tế phân chia các yếu tố sản xuất ( các đầu vào ) thành: lao động và thường được ký hiệu bằng chữ L (Labour); tư liệu sản xuất gồm có tư liệu lao động và đối tượng lao động ( nguyên liệu , vật liệu, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kho tàng…) và thường được ký hiệu bằng chữ K (Capital). Để phản ánh mối quan hệ giữa đầu vào, đầu ra của doanh nghiệp ta dùng hàm sản xuất.Hàm sản xuất chỉ rõ mối quan hệ giữa sản lượng tối đa Q có thể thu được từ các tập hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào tương ứng với một trình độ công nghệ nhất định. Để có thể tiến hành và phát triển sản xuất cần phải có vốn, lao động, trong đó yếu tố vốn ở đây bao gồm tất cả các chi phí để mua tư liệu lao động và đối tượng lao động với một trình độ công nghệ nhất định, chi phí để bồi dưỡng lao động đủ trình độ quản lý sử dụng các tư liệu lao động và đối tượng lao động sản xuất ra sản phẩm với năng suất và chất lượng ngày càng cao. Để có được số lao động cần thiết sử dụng các tư liệu lao động tác động vào đối tượng lao động tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong điều kiện nền kinh tế thị trường cũng cần phải chi phí.Như vậy suy cho cùng để tiến hành sản xuất với quy mô ngày càng lớn cần phải tăng các yếu tố đầu vào, tức là tăng chi phí cho các yếu tố đầu vào hay nói cách khác là tăng đầu tư cho các yếu tố này. Tăng đầu tư vốn cho phép tăng các đầu vào không chỉ về số lượng mà cả về chất lượng và do đó tất yếu đầu ra sẽ không chỉ lớn hơn về số lượng mà còn cao hơn cả về chất lượng. Theo Keynes, mỗi sự gia tăng về vốn đầu tư đều kéo theo sự gia tăng nhu cầu về nhân công và nhu cầu về tư liệu sản xuất. Do đó làm tăng việc làm và tăng nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế. Tất cả các điều đó làm tăng thu nhập của nền kinh tế và đến lượt mình tăng thu nhập lại làm gia tăng đầu tư mới.Qúa trình này thể hiện thông qua một đại lượng gọi là số nhân đầu tư. Số nhân đầu tư thể hiện mối quan hệ giữa mức gia tăng thu nhập và mức gia tăng đầu tư. Số nhân này xác định sự gia tăng đầu tư sẽ làm cho thu nhập gia tăng như thế nào. Có hai phương thức để phát triển sản xuất, đó là: Thứ nhất, mở rộng quy mô sản xuất theo chiều rộng: nhằm gia tăng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, từ đó tăng sản lượng đầu ra nhờ sử dụng nhiều hơn các yếu tố đầu vào, các nguồn lực của sản xuất, trong khi đó năng suất và hiệu quả của các yếu tố sản xuất đó không đổi. Thứ hai, phát triển sản xuất theo chiều sâu: là sự tăng lên của sản phẩm chủ yếu do tăng năng suất lao động nhờ đầu tư bổ sung và hiệu quả sử dụng các nguồn lực đầu vào của sản xuất. b.Đầu tư tác động đến nền kinh tế xã hội. - Tác động hai mặt đến sự ổn định của nền kinh tế Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế, thường vào khoảng 24 - 28%.Đối với tổng cầu tác động của đầu tư là ngắn hạn. Với tổng cung chưa kịp thay đổi, sự tăng lên của đầu tư làm cho tổng cầu tăng. Khi thành quả của đầu tư phát huy tác dụng, các năng lực mới đi vào hoàt động thì tổng cung , đặc biệt là tổng cung dài hạn tăng ln. Sản lượng tăng, giá cả giảm cho phép tăng tiêu dùng. Tiêu dùng tăng lại tiếp tục kích thích sản xuất hơn nữa. Sản xuất phát triển là nguồn gốc để tăng tích luỹ, phát triển xã hội… Sự tác động không đồng thời về mặt thời gian của đầu tư đối với tổng cầu và tổng cung của nền kinh tế làm cho mỗi sự thay đổi của đầu tư,dù là tăng hay giảm đều cùng một lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định cuả nền kinh tế của mọi quốc gia. - Tác động đến tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế. Trong quá trình phát triể kinh tế của mỗi quốc gia, vốn đầu tư là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định đến tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thường được coi là đầu vào, là một trong những yếu tố cùng với lao động- kỹ thuật- công nghệ tạo nên sự tăng trưởng. Đầu tư đồng nghĩa với việc cung cấp nhiên liệu, động lực và các yếu tố cần thiết khác cho nền kinh tế vận hành. - Tác động đến khả năng công nghệ và khoa học của đất nước. Trung tâm của công nghiệp hoá , hiện đại hoá là phát triển công nghệ. Đặc điểm quan trọng, cơ bản mang tính quýêt định nhất của công nghiệp là sự thay thế lao động thủ công sang lao động mang tính kỹ thuật, máy móc đẩy mạnh sự phân công lao động xã hội. Đầu tư là điều kiện tiên quyết cuả sự phát triểnvà tăng cường khả năng công nghệ của nứơc ta hiện nay. - Tác động chuyển dịch cơ cấu kinh tế Kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy con đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra sự phát triển ở công nghiệp và dịch vụ. Như vậy, chính đầu tư quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế các quốc gia nhằm đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh của toàn bộ nền kinh tế. c.Đầu tư tác động vào các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chính đầu tư đã quyết định sự ra đời, tồn tại và phảt triển của mỗi doanh nghiệp.Thật vậy, để tạo dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho sự ra đời của bất kỳ doanh nghiệp nào đều cần phải xây dựng nhà xưởng, cấu trúc hạ tầng, mua sắm. Lắp đặt máy móc thiết bị và thực hiện các chi phí khác gắn liền với sự hoạt động trong một chu kỳ của các cơ sở vật chất- kỹ thuật đã được tạo ra. Do đó vốn đầu tư là yếu tố đầu tiên cần phải có để hình thành nên các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo điều kiện cho các cơ sở này tiến hành hoạt động cuả mình. II.Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp Đầu tư cho xây dựng cơ bản: Đặc trưng: Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vất chất có đặc điểm riêng khác vớI các ngành sản xuất vật chất khácbởI có tính cố định tạI một vị trí nhất định, nên nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm. Có tính đơn chiếc, quy mô lớn, kết cấu phức tap, thờI gian thực hiện và sử dụng lâu dài… Vai trò: đầu tư xây dựng cơ bản có ý nghĩa quyết dịnh trong việc tạp ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp. Hình thức đầu tư: - Đầu tư cho hoạt động xây dựng: đây là quá trình lao động để tạo ra những sản phẩm xây dựng bap gồm các công việc: + Thăm dò, khảo sát, thiết kế. + Xây dựng mớI, xây dựng lạI công trình. + CảI tạo mở rộng nâng cấp, hiện đạI hóa công trình. + Sửa chữa lớn nhà cửa, vật kiến trúc. + Lắp đặt thiết bị máy móc vào công trình. + Thuê phương tiện máy móc thi công có ngườI điều khiển di kèm. - Hoạt động lắp đặt máy móc thiết bị: Công tác lắp đắt máy móc thiết bị là quá trình lắp đặt thiết bị máy móc trên nền bệ hoặcbệ máy cố định để máy móc và thiết bọ có thể hoạt động được, như: lắp các thiết bị máy sản xuất, thiết bị vận chuyển, thiết bị thí nghiệm, thiết bị khám chữa bệnh… nhưng không bao gồm công tác lắp đặt các thiết bị là một bộ phận kết cấu của nhà cửa, vật kiến trúc như hệ thống thông gió, hệ thống lò sưởI, hệ thống thắp sáng linh hoạt… - Đầu tư xây dựng cơ bản khác, như: đầu tư xây dựng các công trình tạm, các công trình sản xuất phụ để tạo nguồn vật liệu và kết cấu phụ kiện phục vụ ngay cho sản xuất xây dựng… 2. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Đặc trưng: Các đầu vào của một quá trình sản xuất, như: nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ, tài sản cố định ( hữu hình như: đất đai, nhầ xưởng; vô hình như: thương hiệu, chất lượng, nhãn mác sản phẩm…), vốn đầu tư đều là những sản phẩm của trí tuệ và lao động của con người. Còn một yếu tố đầu vào quan trọng để có thể tiến hành sản xuất kinh doanh, đó là yếu tố lao động (hay nguồn nhân lực). Lao động là yếu tố đầu vào duy nhất vừa là chủ thể đầu tư vừa là đốI tượng được đầu tư. Số lượng lao động phán ánh sự đóng góp về lượng, chất lượng lao động (thể hiện ở thể lực, trí lực, ở tinh thần và ý thức lao động) phản ánh bởI sự đóng góp về chất của lao động vào quá trình sản xuất. Vai trò: Nguồn nhân lực – tài sản của doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn có quan niệm con ngườI chỉ là một yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Việc quản trị nguồn nhân lực đơn thuần là thuê mướn và sau đó là “cai quản”. Quan niệm đó dẫn đến doanh nghiệp không có nhu cầu đào tạo để phát triển nguồn lực của mình, xem đào tạo là gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp, thay vào đó chỉ cần sa thảI nhân viên không đáp ứng yêu cầu và tuyển ngườI mới. Trái lạI, theo xu hướng phát triển nguồn nhân lực hiện nay ởnhiều nước, NgườI lao động được xem là tài sản của doanh nghiệp. Thêm vào đó là có rất nhiều khó khăn trong việc thu hút lao động có chất lượng tốt, vì thế đào tạo và tái đào tạo được các doanh nghiệp coi là hoạt động đầu tư chứ không phảI là gánh nặng chi phí. Xác định được như vậy, mỗI doanh nghiệp cần vạch ra chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng như chiến lược quản lí nhân sự phù hợp vớI kế hoạch kinh doanh của mình. Thay đổI vai trò và xu hướng trong quản trị nhân sự chiến lược Hoạt động hàng ngày Chiến lược Đánh giá, nhận xét định tính Đánh giá định lượng Chính sách Hợp tác Ngắn hạn Dài hạn Hoạt động mang tính hành chính Hoạt động mang tính tư vấn Chú trọng vào chức năng Chú trọng vào khách hàng Chú trọng vào hoạt động Chú trọng vào giảI pháp Phản ứng vớI những thay đổI Chủ động thực hiện Các hình thức đầu tư nguồn nhân lực: - Đào tạo trực tiếp: trang bị kiến thức phổ thông, chuyên nghiệp và kiến thức quản lý cho ngườI lao động. Việc đào tạo thể hiện ở hai cấp độ: + Đào tạo phổ cập: mục đích là cung cấp cho ngườI lao động kiến thức cơ bản để có thể hiểu và nắm được các thao tác cơ bản trong quá trình sản xuất. Hình thức đào tạo này đơn giản và dễ tiếp thu phù hợp vớI nhu cầu phát triển theo chiều rộng. Đào tạo phổ cập có thể thông qua hai hình thức: Đào tạo mớI: áp dụng vớI ngườI lao độngchwa có nghề hoặc chưa có kỹ năng lao động đốI vớI nghề đó. + Đào tạo lạI: áp dụng vớI ngườI lao động đã có nghề nhưng nghề đó không còn phù hợp vớI sự phát triển của doanh nghiệp, hoặc áp dụng khi doanh nghiệp thay đổI công nghệ mớI đòi hỏI kiến thức và kĩ năng mới. Đào tạo chuyên sâu: mục đích là nhằm hình thành nên một độI ngũ cán bộ và công nhân giỏI, chất lượng cao, làm việc trong những diều kiện phức tạp hơn. Đây là lực lượng lao động nồng cốt của doanh nghiệp và tạo nên sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp. - Lập quỹ dự phòng mất việc làm dể đào tạo lao động trong trường hợp thay đổI cơ cấu hoặc công nghệ, bồI dưỡng nâng cao trình độ cho lao động trong doanh nghiệp. Trợ cấp cho lao động thường xuyên nay bị mất việc làm. - Lập quỹ khen thưởng, quỹ bảo hiểm xã hộI để khuyến khích ngườI lao động nâng cao tay nghề, phát huy sáng kiến… từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phương pháp này khuyến khích lao động làm việc hăng say, tự giác vớI chất lượng tốt nhất. - Lập quỹ phúc lợI để hỗ trợ ngườI lao động khi gặp khó khăn giúp họ yên tâm sản xuất. 3. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển: Đặc trưng, vai trò: Nghiên cứu và phát triển (R&D) là hoạt động động không thể thiếu mang tính tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh hay không, có thể tồn tạI và phát triển bền vững trên thị trường hay không là do một phần rất lớn từ kết quả của hoạt động (R&D) của doanh nghiệp đó. Có thể nói R&D là sự đảm bảo cho sự tồn tạI để không bị lạc hậu của tất cả các doanh nghiệp, của tất cả các nền kinh tế trên thế giới. Một trong những xu hướng mới trong hoạt động R &D là đổi mới quản lý và các tổ chức khoa học và công nghệ. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức khoa học & công nghệ được đánh giá là tiền đề phát huy năng lực nội tại và nâng cao sức cạnh tranh. Điều đặc biệt là quá trình đổi mới này luôn đi kèm với tăng cường tiềm lực (chi phí, nhân lực) cho khoa học và công nghệ (KH&CN) và thay đổi cách cấp kinh phí nghiên cứu, cũng như đưa nghiên cứu và sản xuất gắn kết với nhau hơn. Các hình thức đầu tư R&D: - Nghiên cứu thuần tuý: là việc khảo sát ban đầu nhằm phát minh công nghệ mớI, hoặc sử dụng những nguyên liệu mới. Hình thức đầu tư này đòi hỏI chi phí rất cao và khả năng rủI ri lớn, vì vậy thường chỉ các doanh nghiệp có tiềm lực tài chính và có tham vọng trở thành ngườI tiên phaong trong lĩnh vực trong việc tìm ra công nghệ mớI thì mớI có thể theo đuổI hình thức này. - Nghiên cứu ứng dụng: thường hướng vào giảI quyết một số vấn đề đặc biệt hay có mục đặc biệt. nghiên cứu ứng dụng hấp dẫn hơn đốI vớI doanh nghiệp vì có thể nhìn thấy triển vọng và thực tế cho phép thu hồI vốn đầu tư nhanh hơn. Trong hình thức này, khoa học cơ bản được vận dụng vào các quá trình công nghệ, vật liệu hay sản phẩm mới. Thông qua nghiên cứu các doanh nghiệp có thể giảm giá thành sản phẩm nhờ sử dụng nguyên liệu mớI tốt hơn, đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn, hoặc tạo ra được sản phẩm mớI có tính cạnh tranh cao thạm chí là tuyết đốI (đốI vớI sản phẩm khó sản xuất, sản phẩm hoàn toàn mớI); tăng thêm sức hấp dẫn đốI vớI khách hàng nhờ cảI tiến mẫu mã sản phẩm. Hiện nay chuyển giao công nghệ là hoạt động thường xuyên gắn liền vớI quá trình R&D, đổi mớI công nghệ đặc biệt vớI doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Hình thức này thường được thực hiện thông qua quan hệ kinh tế đốI ngoạI, có thể là trực tiếp (mua công nghệ) hoặc gián tiếp (qua liên doanh vớI nước ngoài). - Một số nộI dung trong đầu tư cho KH&CN: + Đầu tư vào dệ thống máy móc thiết bị, nhà xưởng, cơ sở hạ tầng cho việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai KH&CN. + Đầu tư cho công tác phát triển nguồn nhân lực phạuc vụ phát triển công nghệ. + Đầu tư xây dựng tổ chức hệ thống thông tin quản lý phục vụ hoạt động KH&CN. + Đầu tư thuê mua bản quyền phát minh, bằng sáng chế. Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt với mọi thứ luôn biến đổi, cần phải đặt vấn đề R&D vào trong chiến lược phát triển tổng thể của doanh nghiệp, trong suy nghĩ của những người lãnh đạo doanh nghiệp, tạo cho họ thói quen xem xét hiệu quả và năng suất của các hoạt động R&D như là những yếu tố quan trọng hàng đầu trong hoạt động của công ty. Đầu tư mua sắm hàng tồn trữ: Đặc trưng: Hàng tồn trữ trong doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, các chi tiết phụtùng và sản phẩm dự trữ. Hàng tồn trữ chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản của doanh nghiệp, thông thường chiếm khoảng 40-50%. Các loạI hình doanh nghiệp khác nhau có các dạng dự trữ khác nhau. Doanh nghiệp dịch vụ: sản phẩm là vô hình như: tư vấn,giảI trí… hàng dự trữ chủ yếu là các dụng cụ, phụ tùng và phương tiện vật chất kĩ thuật dùng vào hoạt động của doanh nghiệp. Các nguyên vật liệu và sản phẩm dự trữ có tính chất tiềm tàng, có thể nằm trong kiến thức của lao động. Doanh nghiệp thương mạI: hàng tồn trữ chủ yếu là là hàng mua về và hàng chuẩn bị đến tay người tiêu dùng. Doanh nghiệp sản xuất: hàng dự trữ bao gồm nguyên vật liệu, bán thành phẩm và hàng hóa tồn kho. Vai trò: Việc duy trì hàng tồn trữ đảm bảo sự sẵn có cho quá trình sản xuất, đảm bảo sự liên hoàn ngay cả trong trường hợp gián đoạn cung cầu tức thờI trên thị trường nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa là không cùng thờI điểm, địa điểm nên dự trữ đảm bảo luôn đáp ứng được nhu cầu khách hàng ngay cả khi sản xuất gián đoạn. Cơ cấu chi phí tồn kho: - Chi phí mua hàng - Chi phí đặt hàng - Chi phí tồn trữ gồm: chi phí vốn, chi phí cất trữ, chi phí do lỗI thờI, hư hỏng, mất. - Chi phí thiếu hàng. 5. Đầu tư cho marketing, củng cố uy tín và xây dựng thương hiệu: Vai trò của marketing vớI hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, danh nghiệp không chỉ có mốI quan hệ bên trong (thể hiện ở chức năng quản lí sản xuất, quản lí tài chính, quản lý nguồn nhân lực) mà còn có mốI quan hệ gắn kết chặt chẽ vớI thị trường thể hiện thông qua chức năng quản lí marketing. Mục tiêu của bất kì doanh nghiệp nào cũng hướng đến nhu cầu của khách hàng, và trong một thị trường cạnh tranh vớI vô số ngườI bán, marketing sẽ giúp doanh nghiệp mang hình ảnh của mình, sản phẩm của mình đến vớI khách hàng một cách gần hơn, trực diện hơn. Vai trò của thương hiệu: Thương hiệu là căn cứ đầu tiên giúp cho khách hàng và đốI tác nhận ra sản phẩm của doanh nghiệp mình và phân biệt vớI sản phẩm của doanh nghiệp khác. Thương hiệu là yếu tố nổI bật gắn vớI uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp. Thương hiệu mang lạI lợI ích to lớn cho doanh nghiệp, như: tạo niềm tin cho khách hàng vào chất lượng sản phẩm, dễ thu hút khách hàng (thương hiệu là cách truyền tin thú vị vì nó thu hút sự chú ý, phá bỏ rào cản và cho phép thiết lập mối quan hệ với khách hàng), mang lạI lợI nhuận (hơn nữa là lợI nhuận siêu ngạch) cho doanh nghiệp. Thương hiệu có uy tín mang lạI cơ hộI đầu tư, thu hút đầu tư và quan trọng nhất là chiếm lĩnh được thị phần cho doanh nghiệp. Chi phí cho hoạt động marketing, củng cố uy tín và phát triển thương hiệu: - Chi phí cho quảng cáo (chiếm một tỉ phần không nhỏ trong tổng chi phí và tổng lợI nhuận). - Chi phí cho tiếp thị, khuyến mãi. - Chi phí cho nghiên cứu thị trường, xây dựng và củng cố uy tín và phát triển thương hiệu ( vì một thương hiệu tốt thì phải có cách tiếp thị và truyền thông tốt). - Việc đầu tư phát triển thương hiệu cần phải được xây dựng thành một chiến lược và có sự giúp đỡ của những chuyên gia. Nếu không, nó sẽ là con dao hai lưỡi. - Hình thành Quỹ đầu tư phát triển thương hiệu và mở rộng thị phần kinh doanh trích từ các khoản thu của doanh nghiệp. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm: Đặc trưng: Trong sản xuất kinh doanh nói chung, doanh nghiệp luôn phảI đốI mặt và cân nhắc giữa chất lượng sản phẩm và lợI nhuận, hơn nữa là siêu lợI nhuận. Vậy để dung hòa tốt nhất giữa hai mặt đó của mục tiêu sản xuất, nhất thiết phảI nắm rõ về bản chất của chất lượng sản phẩm. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng sản phẩm. Có ý kiến cho rằng sản phẩm có chất lượng chỉ khi nó đáp ứng được đúng mức hoặc vượt mức yêu cầu trung bình chung. Một ý kiến khác cho rằng sản phẩm được cho là có chất lượng khi nó thỏa mãn được nhu cầu của ngườI tiêu dùng. Sau đây là một số định nghĩa của các tổ chức lớn trên thế giớI: - Theo tổ chức kiểm tra chất l ượng Châu Âu: chất lượng là mức phù hợp với sản phẩm đốI vớI yêu cầu của ngườI tiêu ùng. - Theo ISO 9000 – 2000 : chất lượng sản phẩm là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan. Trong đó yêu cầu là những nhu cầu hay mong muốn đã được công bố, ngầm hiểu chung hay bắt buộc. Các bên có liên quan gồm khách hàng nộI bộ, các nhân viên của tổ chức, những ngườI cung ứng nguyên nhiên vật liệu, luật pháp… Trên thực tế, nhu cầu có thể thay đổi theo thời gian, vì thế, cần xem xét định kỳ các yêu cầu chất lượng để có thể bảo đảm lúc nào sản phẩm của doanh nghiệp làm ra cũng thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng. Các nhu cầu thường được chuyển thành các đặc tính với các tiêu chuẩn nhất định. Nhu cầu có thể bao gồm tính năng sử dụng, tính dễ sử dụng, tính sẵn sàng, độ tin cậy, tính thuận tiện và dễ dàng trong sửa chữa, tính an toàn, thẩm mỹ, các tác động đến môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất hoặc mua sản phẩm để bán lại trên thị trường cho người tiêu dùng nhằm thu được lợi nhuận, vì thế, quan niệm của người tiêu dùng về chất lượng phải được nắm bắt đầy đủ và kịp thời. Như vậy, một cách tổng quát, chúng ta có thể hiểu chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu. Sự phù hợp nầy phải được thể hiện trên cả 3 phương diện , mà ta có thể gọi tóm tắt là 3P, đó là : Performance hay Perfectibility : hiệu năng, khả năng hoàn thiện; Price : giá thỏa mãn nhu cầu; Punctuallity : đúng thời điểm. Vai trò ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng sản phẩm: Cạnh tranh bằng chất lượng - xu thế để phát triển bền vững . - Chất lượng luôn là nhân tố quan trọng, một trong những nhân tố quyết định khả năng sản suất của doanh nghiệp trên thị trường. Chất lượng hàng hóa tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo uy tín, danh tiếng tốt tớI người tiêu dùng, là cơ sở cho sự tồn tạI và phát triển cho doanh nghiệp. - Tăng chất lượng sản phẩm tương đương v ớI tăng năng suất lao động, giảm nguyên liệu sử dụng, tiết kiệm tài nguyên và giảm ô nhiễm môi trường. - Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là biện pháp hữu hiệu kết hợp các loạI lợI ích của doanh nghiệp, ngườI tiêu ùng, ng ườI lao động và toàn xã hội. - Nâng cao chất lượng cũng đồng nghĩa v ớI giảm tỉ lệ phế phẩm, sử dụng tốt nguyên liệu, máy móc thiết bị, nâng cao năng suất, mở rộng thị trường nhờ chất lượng tốt hơn và giá cả cạnh tranh hơn. Từ đó tăng khả năng sản xuất, tăng thu nhập cho ngườI lao động. Chi phí cho đầu tư nâng cao chất l ượng ản phẩm: Chi phí đầu tư cho chất lượng sản phẩm rất đa dạng, nhiều loạI, đôi khi khó bóc tách , tính toán đầy đủ. Nh ững chi phí này đôi khi rất lớn nhưng hiệu quả mang lạI cũng rất cao. Đầu tư cho nâng cao chất lượng sản phẩm thường sẽ mang lạI lợI nhuận tăng thêm nhiều hơn so v ớI mở rộng số lượng sản phẩm. - Chi phí thêm để mua sắm máy móc thiết bị hiện đạI phù hợp: Đây là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để có thể tạo ra được sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu của ngườI tiêu dùng, đáp ứng tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. - Chi phí thêm cho khâu mua sắm nguyên vật liệu: Chất lượng sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu được sử dụng. - Chi phí cho công tác kiểm tra: Đó là những chi phí để mua máy móc trang thiết bị, trả lương cho nhân viên thực hiện công tác kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm, máy móc thiết bị sản xu ất. - Chi phí đào tạo lao động: Trình độ của ngườI lao động ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Việc có một độI ngũ lao động thích nghi vớI máy móc thiết bị của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng bảo đảm tính an toàn, chuyên nghiệp. Đầu tư cho tài sản vô hình khác: Có thể nói tài sản vô hình, chứ không phảI là tiền, chính là tài sản quan trọng nhất của doanh nghiệp. Ngoài KH&CN, thương hiệu, thì doanh nghiệp còn có và cần ph ảI có những tài sản vô hình khác nữa. Và việc đầu tư cho nh ững tài sản vô hình đó là đầu tư phát triển , vì khi đã đầu tư hiệu quả , nó luôn duy trì và gia tăng giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp. Đó là: - Đầu tư vào quyền sử dụng đất: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật. Chủ sở hữu có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản. Quyền sử dụng là quyền của chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản, chỉ là một trong ba quyền của chủ sở hữu. Tại Việt Nam, hiện nay quyền sở hữu đất đai thuộc về Nhà nước, mọi công dân, tổ chức, công ty … chỉ có quyền sử dụng đất. Sau khi một dự án được phê duyệt, việc đầu tiên cần làm đ ốI v ớI tất cả các chủ đầu tư là xin cấp (với doanh nghiệp nhà nước) hoặc mua (với các doanh nghiệp khác) quyền sử đất. Do đó đây là hoạt động đầu tư đầu tiên làm tăng giá trị tài sản cho doanh nghiệp - giá trị tài sản hữu hình. - Chi phí cho việc thành lập doanh nghiệp: Bao gồm các chi phí thăm dò, lập dự án, chi phí huy động vốn đầu tư ban đầu, các chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc thiết bị ban đầu. Việc mở rộng sản xuất kinh doanh vớI việc xây dựng mớI thêm nhà xưởng, thiết bị, tăng thêm chi phí nhân công… cũng chính là hoạt động đầu tư phát triển. - Đầu tư cho hoạt động quản lí: Một bộ máy tinh giản gọn nhẹ nhưng hoạt động trơn tru và nhịp nhàng sẽ vừa hiệu quả hơn vừa tiết kiệm một khoản chi phí rất lớn cho doanh nghiệp. - Đầu tư cho bằng phát minh sáng chế: Bằng phát minh, sáng chế hay bản quyền là những tài sản vô hình quan trọng của doanh nghiệp. Nó tạo ra thế mạnh và lợI thế ạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Đầu tư cho lĩnh vực này chính là đầu tư phát triển. VI.Đầu tư trong doanh nghiệp nhà nước - những đặc trưng chủ yếu Doanh nghiệp nhà nước được đặc trưng bởI chính khái niệm, vai trò và mục tiêu của nó. Chính bởI vậy hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước cũng nhằm mục đích để đạt được mục tiêu đó. Khái niệm: DNNN là những cơ sở kinh doanh do nhà nước sở hữu hoàn toàn hay một phần. Quyền sở hữu thuộc về nhà nước là đặc điểm phân biệt DNNN với DN trong khu vực tư nhân, còn hoạt động kinh doanh là đặc điểm phân biệt chúng với các tổ chức và cơ quan khác của chính phủ. Vai trò và mục tiêu của doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế: DNNN là một thực thể kinh tế được thừa nhận ở hầu hết các nước trên thế giới và giữ vai trò như một công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, vừa thực hiện chức năng kinh tế, vừa làm một phần chức năng xã hội. ở hầu hết tất cả các nước dù là tư bản chủ nghĩa hay chủ nghĩa xã hội thì doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân luôn tồn tại cùng song song phát triển.Hiện nay đã có rất nhiều người phàn nàn về sự làm ăn kém hiệu quả của các DNNN so với các DN tư nhân nhưng người ta không tìm cách loại bỏ nó mà tập trung vào tìm giải pháp để cải tạo các DNNN làm ăn có hiệu quả hơn bởi vì sự tồn tại của các DNNN vẫn có những vai trò nhất định. Thứ nhất: DNNN đi đầu trong hoạt động đầu tư vào các lĩnh vực, địa bàn kinh doanh phức tạp và giải quyết các vấn đề xã hội.Vai trò này thể hiện sự khai thông và mở đường của DNNN đối với các DNNN khác, đi đầu trong các lĩnh vực kinh doanh sử dụng công nghệ cao, lao động có trình độ chuyên môn cao và lượng vốn đầu tư lớn.Đây là những lĩnh vực mũi nhọncủa cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại.Đồng thời , DNNN là những chủ thể đi đầu trong phục vụ nông nghiệp như tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, cung cấp công nghệ chế biến cho nông nghiệp và các loại máy móc, công nghệ phân bón cho nông nghiệp.Nước ta có dân số ở nông thôn và làm nghề nông lớn .Vì vậy, việc phát huy vai trò của các DNNN sé tạo điều kiện để phát triển mạnh lĩnh vực nông nghiệp và phát huy nội lực của lĩnh vực nông nghiệp.Ngoài ra, các DNNN đi đầu trong việc giải quyết các vấn đề xã hội như hoạt động ủng hộ bão lụt, cứu đói, các công việc có tính chất đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn, “kỷ cương, tình thương , trách nhiệm”. Hơn nữa ,DNNN còn đi đầu trong việc đầu tư vào vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới, nơi mà các loại hình doanh nghiệp khác khó có đủ nhiệt tình để vươn tới.Một khía cách không kém phần quan trọng nữa là các DNNN là những đơn vị đầu trong quá trình liên danh, liên kết với nước ngoài và trong thực hiện cam kết quốc tê. Chẳng hạn khi tham gia AFTA, DNNN là nhừng đơn vị đầu trong việc thực hiện cam kết về cắt giảm thuế, cải tiến các mặt hàng kinh doanh và canh tranh trực tiếp với các doanh nghiêp ở các nước khác.Trong điều kiện Việt Nam đang có chiến lược thúc đẩy sản xuất và tích cực tìm kiếm thị trường và bạn hàng nước ngoài thì DNNN phải là những chủ thể đi đầu trong hoạt động này.DNNN còn cần phải đóng vai trò là những chủ thể đi đầu trong việc thưcj hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nứơc. Thứ hai, các DNNN phải lắm giữ vai trò lành đạo nền kinh tế, bảo đảm an ninh quốc gia, quốc phòng toàn dân.Các DNNN là chỗ dựa để Đảng thực hiện quyền thống lình, lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối đối với nền kinh tế.Đồng thời, các DNNN đóng vai trò là người “anh cả” hướng dẫn và tạo điều kiện cho các DN thuộc các thành phần kinh tế khác phát triển và vươn lên trong cạnh tranh.DNNN phải là hình mẫu cho sự phát triển của các DN khác và là đại diện cho một phương thức kinh doanh và quản lý mang đặc thù Việt Nam.Liên quan đến khía cạnh này, các DNNN có khả năng chi phối rất lớn đến sự vận động của thị trường, ảnh hưởng đến cung cầu những mặt hàng thiết yếu của dân cư. Thứ ba, DNNN làm trọng điểm đầu tư để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá , hiện đại hoá.Mục tiên của chuyển dịch cơ cấu kinh tế là tăng trưởng nhanh và phát huy có hiệu quả cao nội lưch của từng doanh nghiệp trong điều kiện các yếu tố bên ngoài đã giảm tác dụng đáng kể.Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện chủ yếu ở việc thiết lập một cơ cấu kinh tế mới với những ngành công nghiệp mới có trình độ công nghệ cao, cho ra đời các thế hệ sản phẩm mới có khả năng sinh lợi lớn, có triển vọng phát triển lâu dài và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phát triển cũng như các lợi thế so sánh của đất nước. Đồng thời, các ngành sản phẩm truyền thống vẫn được duy trì khả năng giải quyết các vấn đề xã hội và bảo đảm thu nhập cho một bộ phận dân cư cũng như việc tạo ra một khối lượng sản phẩm nhất định cho xã hội. Thứ tư, các DNNN có khả năng cạnh tranh quốc tế cao trên thị trường trong và ngoài nước về giá cả, chất lượng, dịch vụ trong ngắn hạn và dài hạn. Đây là một trong những lợi thế quan trọng của DNNN so với các loại hình DN khác.Trước hết, DNNN phải tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam có đặc điểm độc đáo đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong nứơc và nước ngoài.Tiếp đến, chất lượng sản phẩm do các DNNN sản xuất phải đạt trình độ quốc tế, bảo đảm ổn định lau dài và được cải tiến liên tục, được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.Đồng thời, phương thức giao hàng, giá cả thoả đáng cũng như hoạt động dịch vụ sau bán hàng phát triển thích hợp với xu thế kinh doanh hiện nay. Thứ năm, hiệu quả kinh doanh của các DNNN phải cao do những lợi thế đặc thù củ nó như lợi thế về cơ chế, vốn đầu tư,những ưu đãi của chính phủ, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao.Đây là hệ quả của các đặc điểm nói trên. Hiệu quả này thể hiện trước hết tỷ suất lợi nhuộn cao, tốc độ quay vòng vốn nhanh, dự báo và kiểm soát được cá loại rủi ro trong kinh doanh và gây dựng được chữ tín trong kinh doanh với bạn hàng trong nứơc và quốc tế.Trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay, đặc điểm này có thể chưa được biểu hiên rõ nhưng về lâu dài, đây phải là đặc đỉêm nổi bật của các DNNN. Từ những yếu tố trên cần xây dựng một hệ thống các DNNN đóng vai trò chủ đạo theo đúng bản chất của nó đồng thời thích hợp với điều kiện phát triển của kinh tế trong nước và quốc tế. Chương 2 : Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghịêp nhà nước ở Việt Nam. I.Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. 1.Tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước. a. Quy mô vốn đầu tư: DNNN đã góp phần chủ yếu để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần; chi phối được những ngành và lĩnh vực then chốt; là lực lượng nòng cốt trong tăng trưởng kinh tế, trong xuất khẩu và đóng góp cho ngân sách nhà nước; bảo đảm các cân đối lớn và ổn định kinh tế vĩ mô. Qua tổ chức, sắp xếp lại, số lượng DNNN đã giảm mạnh từ khoảng 12300 doanh nghiệp đầu những năm 90 xuống còn khoảng 5200 doanh nghiệp vào cuối năm 2003, chiếm 8,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên phạm vi toàn quốc ở tất cả các khu vực kinh tế. Hàng năm, DNNN đóng góp khoảng 70% giá trị xuất khẩu của toàn bộ nền kinh tế, khoảng 55 - 60% tổng nguồn thu trong nước (bao gồm các khoản thuế gián thu, các khoản phí, lệ phí). Tốc độ tăng trưởng bình quân 10 năm ( 1991 - 2000) là 11%. Hiện nay, khu vực DNNN có khoảng 2,2 triệu người, tăng 4,1%/ năm, số lao động bình quân 1 DNNN là 421 người. Năm 2002 có khoảng 83% DNNN làm ăn có lãi. Năm 2003, số DNNN làm ăn có lãi là 77,2% và tính đến 31/12/2004, 80% trong tổng số gần 4000 DNNN làm ăn có lãi. Tổng số thu vào ngân sách từ khối DNNN đạt 33000 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2003. Vốn sản xuất kinh doanh bình quân hàng năm của các D.nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 Đơn vị: tỷ đồng Doanh nghiệp Nhà nước 670234 781705 858616 932942 1128484 DNNN trung ương 577990 679891 734004 798163 968447 DNNN địa phương 92244 101814 124612 134779 160037 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 98348 142202 202341 289625 422892 Tập thể 7887 8179 9486 10882 12771 Tư nhân 15828 21498 27229 34397 43222 Công ty hợp danh 5 84 1422 124 Công ty TNHH 44491 65308 99728 139444 204534 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 10417 27211 39106 56094 76992 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 19725 20001 26708 47386 85249 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 229841 262107 291120 344611 414789 DN 100% vốn nước ngoài 83902 106832 131896 160949 217653 DN liên doanh vớI nước ngoài 145939 155275 159224 183662 197136 Tổng số 998423 1186014 1352077 1567178 1966165 Doanh nghiệp Nhà nước 67.13 65.91 63.5 59.53 57.4 DNNN trung ương 57.89 57.33 54.29 50.93 49.26 DNNN địa phương 9.24 8.58 9.22 8.6 8.14 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 9.85 11.99 14.97 18.48 21.51 Tập thể 0.79 0.69 0.7 0.69 0.65 Tư nhân 1.59 1.81 2.01 2.19 2.2 Công ty hợp danh 0 0.01 0.09 0.01 Công ty TNHH 4.46 5.51 7.38 8.9 10.4 Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1.04 2.29 2.89 3.58 3.92 Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 1.98 1.69 1.98 3.02 4.34 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 23.02 22.1 21.53 21.99 21.1 DN 100% vốn nước ngoài 8.4 9.01 9.76 10.27 11.07 DN liên doanh vớI nước ngoài 14.62 13.09 11.78 11.72 10.03 TỔNG SỐ 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tuy nhiên, theo nghiên cứu năm 2006, tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhà nước có nhiều đổi mới. Năm 2006, cả nước chỉ còn 3,61% là doanh nghiệp nhà nước, tuy số lượng ít nhưng doanh nghiệp nhà nước hoạt động có hiệu quả cao hơn, số liệu cụ thể như sau: doanh nghiệp nhà nước vẫn là nơi thu hút nhiều lao động (32,7%), đóng góp nhiều nhất cho ngân sách nhà nước (gần 41%), là nơi tập trung nguồn vốn lớn(54%) và có lợi nhuận cao (hơn 41%). Số vốn đầu tư trong doanh nghịêp nhà nước trung bình tăng từ 130 tỷ năm 2000 lên 335 tỷ năm 2005, sốlượng lao động tăng từ 363 người năm 2000 lên 499 người năm 2005. b.Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư: Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2003 có khoảng 13,5% DNNN thua lỗ. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh của khối DNNN năm 2003 là 10,8%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh chỉ là 7,34%. Tổng số nộp ngân sách là 87.000 tỷ đồng nhưng phần thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ có 8.000 tỷ đồng. Nợ xấu trong năm 2003 còn khoảng 4.900 tỷ đồng. Lao động dôi dư vẫn còn khoảng 20%. Đến 31/12/2004, trong tổng số gần 4000 DNNN thì số đơn vị thua lỗ, hòa vốn vào khoảng 800 đơn vị, chiếm 20%. Nhiều tổng công ty có số vốn lũy kế lớn như: Tổng Công ty Cà phê 610 tỷ đồng, Tổng Công ty Giấy 200 tỷ đồng, các Tổng Công ty Xây dựng giao thông 810 tỷ đồng. c. Khả năng công nghệ hiện tại trong các doanh nghiệp nhà nước. Các DNNN của ta hiện nay phần lớn đang sử dụng những máy móc thiết bị cũ, lạc hậu, làm cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đên giá sản phẩm cao. Nếu so sánh với doanh nghiệp của các nước trong khu vực, phần lớn các DNNN của nước ta có quy mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân nói chung còn thấp. Tài sản cố định bình quân cho một lao động của mỗi DNNN chỉ 40 - 50 triệu đồng, trong đó gần một nửa số doanh nghiệp chỉ đạt 20 triệu đồng. Trình độ công nghệ của nước ta hiện tụt hậu khoảng 25 - 30 năm so với Thái Lan và một số nước khác trong khu vực, dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn 30 - 50% so với các đối tác sản xuất cùng loại hàng hóa. Theo đánh giá sơ bộ, có khoảng 20% doanh nghiệp thường xuyên kinh doanh thua lỗ, 30% thất thường và 30% có lãi. Số các doanh nghiệp làm ăn có lãi thường là những doanh nghiệp độc quyền kinh doanh của Nhà nước như: bưu chính - viễn thông, điện lực, xăng dầu... vì thế cũng không phản ánh đúng thực lực kinh doanh. 2.Tình hình đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam. a. Đầu tư xây dựng cơ bản: Xây dựng cơ bản là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư. Đầu tư xây dụng cơ bản có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp, là nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực sản xuất cho doanh nghiệp. Cùng với việc tăng trưởng nền kinh tế thì tốc độ đô thị hóa xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật ở nước ta cũng tăng một cách nhanh chóng, bộ mặt đất nước ngày càng thay đổi. Nhà nước đã đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng cơ bản, tăng cường đầu tư vốn từ ngân sách cho các công trình, các ngành của nền kinh tế. Hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trong các DNNN cũng liên tục tăng trưởng và phát triển nhanh chóng, tạo ra nhiều thành tựu to lớn, nhiều công trình, nhiều tài sản quan trọng cho đất nước. Thế nhưng cũng từ việc đầu tư xây dựng cơ bản, còn rất nhiều vấn đề bức xúc mà cả xã hội đều quan tâm, đặc biệt là thất thoát, lãng phí vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đang tồn tại trong tất cả các khâu, từ khâu khảo sát, thiết kế đến khâu tổ chức đấu thầu, quản lý các chủ đầu tư. Tỷ lệ thất thoát vốn đầu tư trung bình là hơn 10%, cá biệt có công trình, dự án thất thoát đến 60%. b. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: Nhân tố con người là nhân tố không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó là nhân tố chính đảm bảo sự ổn đinh của sản xuất và tính đồng bộ của đổi mới công nghệ. Do đó, đầu tư phát triển nguồn nhân lực là đòi hỏi tất yếu. Hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang sử dụng khoảng 3triệu lao động, nhưng năng suất lao động trong các doanh nghiệp này còn thấp, trình độ công nhân hạn chế do đó hiệu quả kinh tế không cao. Có thể thấy rõ rằng lao động tuy nhiều nhưng chất lượng lao động không cao, luôn khan hiếm lao động có trình độ chuyên môn cao và công nhân có tay nghề. Và một lực lượng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp chính là đội ngũ quản lý, nhưng trình độ đội ngũ lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp chưa cao, chua được đào tạo chuyên sâu về kinh tế và kinh doanh trong môi trường của nền kinh tế thị trường. Thực trạng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực được thể hiện qua các nội dung chủ yếu gồm: Một: công tác đào tào và đào tạo lại nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu của về lao động của doanh nghịêp, ngoài việc thu hút lao động giỏi từ các trường ĐH và Cao đẳng, các trường Trung học chuyên nghiệp, … các doanh nghiệp đã hình thành nên quỹ đào tạo nghề cho cán bộ công nhân viên. Ví dụ như tổng công ty xây dựng Vinaconex, Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Than, … Mặc dù nguồn vốn cho đào tạo đã tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu về chỉ tiêu đào tạo, định mức cho đào tạo nghề hiện nay rất thấp nhưng cũng chỉ cung cấp được 60% và đầu tư dàn trải, hiệu quả kém. Hai: quan tâm đến đào tạo lại và giải quyết lao động dôi dư. Để phát triển doanh nghiệp phải tiến hành đổi mới cơ cấu tổ chức, đổi mới công nghệ và vấn đề lao động dư dôi là một thực tế khách quan cần được quan tâm giải quyết. Để giải quyết vấn đề lao động dư dôi cho nên chi phí để thực hiện đào tạo lại và đào tạo nghề mới cho lao động dư dôi là một khoản đầu tư không nhỏ. Ba: Trả lương phù hợp với chất lượng và lượng lao động của người lao động hay noi cách khác là có chế độ đãi ngộ tốt để giữ lao động chất lượng cao và thu hút nhân tài về với doanh nghiệp. Hiện tượng chảy máu chất xám xảy ra gây tổn thất cho doanh nghiệp và xã hội. Do đó, xây dựng và thực hiện chế độ đãi ngộ tốt là phương án duy nhất để đầu tư và phát triển nguồn nhân lực bền vững và lâu dài cho doanh nghiệp. Tổng số lao động trong các doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 hàng năm phân theo loại hình doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 Người TỔNG SỐ 3536998 3933226 4657803 5175092 5770201 Doanh nghiệp Nhà nước 2088531 2114324 2260306 2264942 2249902    Trung ương 1301210 1351478 1444420 1463954 1517391    Địa phương 787321 762846 815886 800988 732511 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 1040902 1329615 1706409 2049891 2475448    Tập thể 182280 152353 159916 160949 157831    Tư nhân 236253 277562 339638 378087 431912    Công ty hợp danh 113 56 474 655 445    Công ty TNHH 516796 697869 922569 1143055 1393713    Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 61872 114266 143899 160879 184050    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 43588 87509 139913 206266 307497 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 407565 489287 691088 860259 1044851    DN 100% vốn nước ngoài 285975 364283 536276 687725 865175    DN liên doanh với nước ngoài 121590 125004 154812 172534 179676 Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Doanh nghiệp Nhà nước 59.05 53.76 48.53 43.77 38.99    Trung ương 36.79 34.36 31.01 28.29 26.30    Địa phương 22.26 19.39 17.52 15.48 12.69 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 29.42 33.80 36.64 39.61 42.90    Tập thể 5.15 3.87 3.43 3.11 2.74    Tư nhân 6.68 7.06 7.29 7.31 7.48    Công ty hợp danh 0.00 0.00 0.01 0.01 0.01    Công ty TNHH 14.61 17.74 19.82 22.09 24.15    Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1.75 2.91 3.09 3.11 3.19    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 1.23 2.22 3.00 3.99 5.33 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 11.53 12.44 14.83 16.62 18.11    DN 100% vốn nước ngoài 8.09 9.26 11.51 13.29 14.99    DN liên doanh với nước ngoài 3.44 3.18 3.32 3.33 3.12 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Trong những năm 2005, 2006 số lao động đã được tinh giản dần dần nhằm giảm bớt chi phí, tăng hiệu quả lao động. c. Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển: Đối với doanh nghiệp, việc đầu tư đổi mới công nghệ là nhiệm vụ hết sức cấp thiết để nâng cao hiểu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển. Tỷ lệ đầu tư cho doanh nghiệp nhà nước là rất thấp và chủ yếu được huy động từ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước. Đối với DNNN, nhiều tổng công ty đã quan tâm đến công tác phát triển KHCN, chú trọng các đề tài nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho sản xuất như cải tiến thiết bị, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới, làm chủ công nghệ hiện đại nhằm tạo ra nhiều sản phẩm mới, nâng cao chất lượng hàng hóa, tiết kiệm năng lượng, cải thiện môi trường. Tuy nhiên việc đổi mới thiết bị còn rất chậm. Đầu tư cho KHCN của DNNN còn rất nhỏ bé so với tỷ lệ đầu tư cho hoạt động này của các hãng sản xuất nước ngoài. Thông thường các công ty nước ngoài đầu tư cho hoạt động KHCN từ 5 - 6% tổng doanh thu, cá biệt có doanh nghiệp từ 10 - 12%, trong khi ở Việt Nam hiếm có DNNN đầu tư cho hoạt động này quá 0,25%. Không ít DNNN chưa quan tâm đến KHCN, chưa dành khoản tài chính cụ thể nào để đầu tư cho hoạt động này. Kết quả là ở đa số các DNNN, hiệu quả đầu tư cho KHCN còn rất thấp. Tỷ lệ công nghệ lạc hậu đang được sử dụng ở DNNN là 35% và tỷ lệ công nghệ mới là 11%. Nhiều DNNN thiếu vốn đầu tư nên không đủ khả năng đầu tư mua sắm máy móc thiết bị mới, hậu quả là, mức tiêu hao năng lượng, nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm tăng, dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thấp kém. Đa phần máy móc thiết bị mà DNNN đang sử dụng được sản xuất trước năm 1995 (chiếm 55,3%) và gần 11% máy móc thiết bị đã được DNNN sử dụng từ trước những năm 70 của thế kỷ trước, nhưng đến khi điều tra vẫn còn được sử dụng cho thấy sự lạc hậu của thiết bị mà còn giải thích phần nào nguyên nhân đầu tư kém hiệu quả của khu vực DNNN. Một thực tế khó chối cãi là còn hiện tượng nhiều thiết bị, máy móc nhập về trị giá hàng triệu đến hàng vài tỷ đồng được đắp chiếu, nằm im lìm trong kho mà nguyên do chính là thiếu các kỹ sư có năng lực vận hành. Hậu quả là vốn chết, nhà xưởng bị chiếm chỗ và công nhân ngồi chơi. Có những doanh nghiệp không muốn sử dụng các kết quả khoa học hay tiến bộ kỹ thuật do các nhà khoa học trong nước nghiên cứu thành công mà muốn nhập công nghệ nước ngoài với nhiều lý do “ tế nhị”. Chính sự đầu tư không đồng bộ, dàn trải và lãng phí như trên dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn đầu tư rất thấp, không thúc đẩy việc nâng cao năng lực sản xuất cũng như năng lực cạnh tranh của khu vực DNNN hiện nay. d. Đầu tư cho mua sắm hàng tồn trữ: Để đảm bảo cho việc sản xuất được thực hiện liên tục thì việc mua sắm hàng tồn trữ là tất yếu. Đối với nhiều doanh nghiệp thì hàng tồn trữ là một trong những tài sản chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của doanh nghịêp. Thực trạng phổ biến hiện nay ở hầu hết các DNNN là chi phí mua sắm các loại nguyên vật liệu và hàng hóa còn khá cao, do phải nhập nguyên liệu từ nước ngoài. Điều này thể hiện khá rõ ở các doanh nghiệp ngành dệt may nhập đến 80% nguyên liệu phụ thuộc vào nước ngoài, ngành điện tử cũng chỉ nội địa trên dưới 20% linh kiện, ngành lắp ráp ô tô là 96,5%, công nghiệp xe máy khá phát triển cũng phải nhập từ 40 - 60% linh kiện... Cũng theo số liệu điều tra, 29% trong số gần 1.000 DNNN vẫn phải sử dụng trên 40% nguyên, phụ liệu từ nhập khẩu, thậm chí có ngành phải sử dụng 70 - 80% nguyên, phụ liệu nhập khẩu, vì vậy tỷ lệ giá trị gia tăng trong hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp nước ta còn rất thấp. Để khắc phục tình trạng này, các doanh nghiệp cần phải chủ động phát triển nguồn nguyên vật liệu sẵn có trong nước thì mới có thể giảm được chi phí, nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới. e. Đầu tư cho hoat động marketing, củng cố uy tín và xây dựng thương hiệu: Marketing là nghệ thuật giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển cạnh tranh, chiến lược sản phẩm, chiến lược thị trường cuả doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nhà nứơc chưa nhận thức đúng về vai trò của Marketing đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ngay trong khâu đầu tiên - hoạt động Marketing tiền sản xuất - là hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu khách hàng để nắm bắt được nhu cầu thị trường và đặc điểm của khách hàng để xây dựng kế hoạch một cách có hiệu quả, đã bộc lộ nhiều yếu kém. Có rất ít các doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu tìm hiểu thị trường, nếu có thì cũng chưa hiệu quả, hầu hết chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò thì trường, thăm dò phản ứng của người tiêu dùng thông qua một số phương tiện thông tin đại chúng. Tính không hiệu quả của hoạt động này thể hiện rõ nét trong việc các doanh nghiệp đưa ra các quyết đinh điều chỉnh, thay đổi tăng hay giảm sản lượng hầu như chỉ căn cứ vào khối lượng hàng đã tiêu thụ: nếu thiếu thì tăng, nếu thừa thì giảm sản lượng. Hầu hết các doanh nghiệp chưa đưa ra đượnc một chiến lược Marketing lâu dài, chưa hoạch định được chiến lược kinh doanh mà mới chỉ dừng lại lập kế hoạch ngắn hạn cho một hoặc một vài năm tới. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ Marketing trong các DNNN hiện nay còn quá thiếu, quá yếu và chưa được quan tâm đầu tư hợp lý. Thiếu và yếu ở chỗ là chưa được đào tạo một cách đầy đủ, chưa có cách tổ chức hợp lý. Rất ít các doanh nghiệp có bộ phận Marketing riêng và được tổ chức một cách có hệ thống. Về vấn đề xây dựng và củng cố uy tín và thương hiệu, các DNNN hiện nay đang phải cạnh tranh với các thương hiệu mạnh không chỉ ở trong nước mà còn cả với thị trường nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian vừa qua vấn đề này không được các doanh nghiệp đầu tư quan tâm thích đáng. Chỉ đến khi xảy ra hàng loạt vụ tranh chấp thương hiệu của các doanh nghiệp khi tham gia vào thị trường thế giới thì vấn đề xây dựng và phát triển một thương hiệu mạnh mới được các doanh nghiệp lưu tâm xem xét. Tuy nhiên, do nguồn vốn đầu tư có hạn nên ít có DNNN nào dám mạo hiểm chịu lỗ trong thời gian dài để chiếm lĩnh thị phần, điều mà hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay đang thực hiện ở Việt Nam. Do đó hiệu quả trong các hoạt động đầu tư này ở phần lớn các DNNN chưa cao và chưa chiếm một tỷ lệ hợp lý trong tổng thể hoạt động đầu tư phát triển của doanh nghiệp. f. Đầu tư cho chất lượng sản phẩm: Do sức ép cạnh tranh trong thị trường tự do và định hướng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhà nước đã và đang coi việc nâng cao chất lượng sản phẩm làm nhiệm vụ trọng tâm. Một thực tế hiện nay ở hầu hết các DNNN là năng lực nội tại của các doanh nghiệp về vốn, về trình độ công nghệ và kỹ thuật sản xuất còn thua kém nên chưa có nhiều sản phẩm chất lượng cao, hàng hóa chưa đa dạng dẫn đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm còn thấp, trình độ nhân lực và kỹ năng quản lý chưa tương xứng với trình độ khu vực và trên thế giới. Mặt khác, năng lực sản xuất theo ngành hàng còn manh mún, tản mạn, quy mô nhỏ, đa số chỉ có 2 - 3 dây chuyền sản xuất. Chính sự phân tán về năng lực sản xuất, trình độ chuyên môn hóa thấp của các DNNN Việt Nam là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp còn thấp, sản phẩm đơn điệu, chủng loại nghèo nàn, mẫu mã nặng về bắt chước, sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước cũng như quốc tế chưa cao và giá trị gia tăng đem lại rất nhỏ bé. g. Đầu tư cho tài sản vô hình khác: Các doanh nghiệp nhà nước thuộc sở hữu nhà nước nên được ưu tiên trong quyền sử dụng đất so vớI các doanh nghiệp khác. Do đó ngay từ ban đầu các doanh nghiệp này đã có được một tài sản có giá trị lớn mà gần như không hề mất chi phí. Đồng thờI các chi phí liên quan đến xây dựng nhà xưởng, mua sắm máy móc thiết bị, vốn hoạt động… đều do ngân sách nhà nước cấp. Hiện nay, việc các doanh nghiệp nhà nước được cấp hoàn toàn vốn đã giảm nhiều, song vẫn nhận được ưu đãi do vay được vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước. DướI áp lực của cạnh tranh ngày càng khốc liệt của nền kinh tế mở cửa, các doanh nghiệp đã phỉ tự đổI mớI mình rất nhiều. Các doanh nghiệp đã chú trọng hơn vấn đề hiệu quả, không ỷ lạI vào nhà nước. Các doanh nghiệp như công ty VINAPPRO chuyên sản xuất mặt hàng cơ khí nông cụ đã mạnh dạn đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới. Nhờ đó công ty đã cho ra đờI sản phẩm mớI như TFV – 60 rất tốt và mẫu mã đẹp. Năm 2004, Công ty đã đạt được 79 tỷ đồng về giá trị sản lượng, tăng 12% so với năm 2003. Tổng doanh thu đạt 111 tỷ đồng, tăng 19% so với kế hoạch cả năm. Trong đó, doanh thu xuất khẩu đạt được 2 triệu USD. Trong quý I năm 2005, tính đến ngày 16/3/2005, giá trị sản lượng của Công ty đạt được 9,6 tỷ đồng, doanh thu là 12,3 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu là 311.000 USD. II.Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước. 1.Hiệu quả về kinh tế. Đầu tư trong những năm qua của hệ thống doanh nghiệp nhà nước góp phần giúp cho khu vực kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ các vị trí quan trọng trong các ngành kinh tế chủ đạo, các hệ thống cơ sở vật chất quan trọng trong quá trình CNH-HĐH. Đóng góp cho GDP của khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng đáng kể như năm 1991 chỉ chiếm 31% thì năm 2005 chiếm hơn 41%, đặc biệt nhiều ngành chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối như ngành khai thác than (80%), chiếm 82% vận chuyển hàng hoá, … Đóng góp thu ngân sách nhà nước tăng thể hiện vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước. Hàng năm, DNNN nộp ngân sách nhà nước khoảng 60% tổng thu ngân sách nhà nước. Mặc dù trong thời gian vừa qua, có nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp thua lỗ, tỷ trọng đóng góp doanh nghiệp nhà nước cho tổng ngân sách nhà nước giảm nhưng theo con số thống kê của năm 2000, doanh nghiệp nhà nước đóng góp khoảng 39% tổng thu ngân sách. Trong một số ngành kinh tế, doanh nghiệp nhà nước chiếm gần như tuyệt đối: ngành khai thác than, dầu mỏ, công nghiệp điện-gaz, cung cấp nước, công nghiệp vận chuyển hàng hoá với các phương tiện vận chuyển lớn. 2.Hiệu quả về tài chính Nâng cao tỷ suất lợi nhuận trên vốn, tăng quy mô lãi và mức nộp ngân sách nhà nước trên vốn đầu tư,… Tốc độ đầu tư ngày càng tăng, cơ cấu đầu tư chuyển dịch dần sang hướng ngày càng hợp lý và phù hợp nhu cầu của thị trường. Doanh thu thuần của doanh nghiệp phân theo loại hình doanh nghiệp 2000 2001 2002 2003 2004 Tỷ đồng TỔNG SỐ 809786 897856 1194902 1436151 1750046 Doanh nghiệp Nhà nước 444673 460029 611209 666022 724962    Trung ương 316896 334637 466788 504577 541888    Địa phương 127777 125392 144421 161445 183074 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 203156 260565 362615 482181 644086    Tập thể 9729 10083 11196 12603 11704    Tư nhân 71072 77512 91882 103745 136156    Công ty hợp danh 24 16 2738 10409 40    Công ty TNHH 105892 136743 203269 269696 358773    Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 10275 21934 29322 42535 63321    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 6164 14277 24208 43193 74092 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 161957 177262 221078 287948 380998    DN 100% vốn nước ngoài 59400 71933 95541 129207 188535    DN liên doanh với nước ngoài 102557 105329 125537 158741 192463 Cơ cấu (%) TỔNG SỐ 100.00 100.00 100.00 100.00 100.00 Doanh nghiệp Nhà nước 54.91 51.24 51.14 46.37 41.43    Trung ương 39.13 37.27 39.05 35.13 30.97    Địa phương 15.78 13.97 12.09 11.24 10.46 Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 25.09 29.02 30.35 33.58 36.80    Tập thể 1.20 1.12 0.94 0.88 0.67    Tư nhân 8.78 8.63 7.69 7.22 7.78    Công ty hợp danh 0.00 0.00 0.23 0.73 0.00    Công ty TNHH 13.08 15.23 17.01 18.78 20.50    Công ty cổ phần có vốn Nhà nước 1.27 2.45 2.45 2.96 3.62    Công ty cổ phần không có vốn Nhà nước 0.76 1.59 2.03 3.01 4.23 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 20.00 19.74 18.51 20.05 21.77    DN 100% vốn nước ngoài 7.34 8.01 8.00 9.00 10.77    DN liên doanh với nước ngoài 12.66 11.73 10.51 11.05 11.00 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh % 2.351 2.453 2.900 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu % 3.950 4.176 4.179 Vốn đầu tư phát triển tỷ đồng 89417.5 101973.0 112237.6 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn tỷ đồng 229856 263152 309100 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 3.Hiệu quả về xã hội. Tạo thêm việc làm cho người lao động, giảm thất nghịêp cho xã hội, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao dân trí và đời sống dân sinh có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm góp phần chống tình trạng chảy máu chất xám ra nước ngoài. Hiện nay,số lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước có khoảng 3 triệu lao động, trong đó số không sắp xếp được việc làm chiếm khoảng 6%. Doanh nghiệp nhà nước cùng các doanh nghiệp khác tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội, góp phần giảm thất nghiệp cho xã hội. Tuy nhiên, việc thu hút lao động trẻ, có trình độ chuyên môn cao trong doanh nghiệo nhà nước vẫn là vấn đề bất cập vì chưa có cơ chế đãI ngộ để giữ người. III.Các vấn đề tồn tại và nguyên nhân. 1.Các vấn đề tồn tại trong đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước. - Có sự khác biệt lớn giữa doanh nghịêp nhà nước ở Trung ương và ở địa phương.Các DNNN TW do có lợi thế về vốn, công nghệ, lao động lành nghề... nên có điều kiện thuận lợi hơn, trong khi các DNNN địa phương do thiếu vốn, công nghệ lạc hậu và nhiều khó khăn ràng buộc, nên hoạt động đầu tư phát triển luôn bị hạn chế. Đây là nguyên nhân chính làm cho hiệu quả đầu tư của khối doanh nghiệp này thấp kém và thường xuyên thua lỗ. - Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý: Cơ cấu đầu tư của DNNN theo vùng chưa thực sự hợp lý. Vốn đầu tư phát triển của DNNN được phân bố tập trung vào hai vùng kinh tế trọng điểm của cả nước là đồng bằng sông Hồng và miền Đông Nam Bộ. Chênh lệch vốn đầu tư thực hiện của DNNN giữa vùng lớn nhất với vùng thấp nhất lên đến 30 lần. Hiệu quả đầu tư của DNNN khá cách biệt giữa các vùng. - Vốn được đầu tư chủ yếu dùng để xây dựng cơ bản và sửa chửa cơ sở vật chất lớn: Vốn đầu tư phát triển của DNNN chủ yếu được sử dụng để đầu tư cho công tác xây dựng cơ bản và sửa chữa lớn tài sản cố định. Đây là bộ phận vốn dùng xây dựng, tái tạo và đổi mới tài sản cố định, nâng cao năng lực sản xuất của DNNN. Nếu việc sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lãng phí và kém hiệu quả sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của toàn bộ hoạt động đầu tư phát triển của DNNN.Trong thực tế, hiện tượng này đã và vẫn đang xảy ra, gây thất thoát nhiều vốn của Nhà nước và giảm hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp. - Trình độ cán bộ lãnh đạo chưa đáp ứng đựoc yêu cầu: Trong cuộc chạy đua thu hút nhân lực, các DNNN đang chịu nhiều thua thiệt so với các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, do phải tuân thủ những qui định bất hợp lý, cứng nhắc về chế độ tiền lương, tiền thưởng...Thêm vào đó là phương thức trả lương không có tiêu chí rõ ràng trong việc đánh giá kết quả công việc của nhân viên để trả lương cho họ một cách tương ứng mà chủ yếu dựa vào cảm tính và các mối quan hệ “ ngoài công việc”, dẫn đến hiệu quả trong hoạt động đầu tư phát triển của DNNN còn nhiều yếu kém. 2.Nguyên nhân:. - Do công tác quy hoạch và kế hoạch đầu tư: ở cả phạm vi toàn khối và từng DNNN vẫn chưa được chú trọng đúng mức, chưa đổi mới hoạt động cho phù hợp với việc phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng XHCN ở nước ta. - Sai chủ trương đầu tư: , đặc biệt trong việc lựa chọn địa điểm và đầu tư không tính đến thị trường. Việc xây dựng, thực hiện kế hoạch đầu tư của không ít DNNN chưa gắn với định hướng phát triển chung của toàn ngành, không phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ được giao và chưa xuất phát từ nhu cầu thị trường. - Thiếu vốn, quy mô nhỏ: cơ cấu bất hợp lý trong khi công nợ của DNNN ngày càng tăng là những nguyên nhân hạn chế khả năng mở rộng đầu tư, đổi mới công nghệ, đầu tư tập trung và do đó, có ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển. - Công tác chuẩn bị chưa đúng thủ tục , quy định: - Trình độ quản lý yếu kém: Trình độ của một bộ phận không ít cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu của cơ chế thị trường. - Cơ cấu ngành chưa chuyển dịch hợp lý - Cơ chế quản lý vốn có nhiều vấn đề bất cập: chưa thích ứng với cơ chế thị trường, dẫn đến tình trạng quản lý yếu kém, làm thất thoát vốn Nhà nước và hiệu quả đầu tư giảm. - Cơ chế chưa sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới, đặc biệt khi Việt Nam gia nhập WTO. Chương 3 : Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển trong doanh nghiệp nhà nước. 1.Về huy động vốn: Trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn và các mục tiêu trước mắt, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược huy động vốn. Bên cạnh nguồn vốn vay từ ngân hàng, các DNNN có thể huy động vốn từ các nguồn khác để phát triển và tạo thế ổn định về nguồn vốn. Theo luật DNNN mới, các doanh nghiệp sẽ được chuyển từ hình thức giao vốn sang hình thức đầu tư vốn, được quyền chiếm hữu, quản lý và sử dụng vốn, tài sản để kinh doanh và thụ hưởng các lợi ích hợp pháp. Các DNNN hiện nay không còn quá phụ thuộc vào nguồn vốn nhà nước mà còn phải tích cực tự huy động vốn, chủ động sử dụng vốn, chủ động xử lý các hàng hóa, tài sản dư thừa, ứ đọng. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp không những phải có phương thức huy động vốn tốt mà còn phải sử dụng có hiệu quả, tránh thất thoát lãng phí thì mới có thể nâng cao được hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển của mình. 2.Về quản lý hoạt động đầu tư: nhanh chóng chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không đồng bộ, trong công tác lập kế hoạch đầu tư hàng năm, các DNNN cần tuân thủ đúng quy hoạch phát triển ngành và vùng lãnh thổ. DNNN cần nghiêm chỉnh thực hiện quy định hiện hành của Nhà nước về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, trong đó yêu cầu: các dự án nhóm C không được bố trí kế hoạch vượt quá 2 năm, các dự án nhóm B không bố trí quá 4 năm. Việc bố trí kế hoạch vốn đầu tư hàng năm của DNNN nên tập trung ưu tiên cho các dự án, công trình đang triển khai dở dang, thực hiện đầu tư đồng bộ, dứt điểm. Ngoài ra, các DNNN cần tăng cường công tác kiểm tra giám sát và đánh giá dự án. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát khối lượng công việc thực hiện, giá trị công trình, giám sát kỹ thuật, tiến độ thi công, chất lượng công trình... là những giải pháp quan trọng đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình và do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. 3.Về công tác đầu tư xây dựng cơ bản: âng cao hiệu quả công tác quản lý hoạt động đầu tư của DNNN trong giai đoạn thực hiện đầu tư, đặc biệt việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, chống thất thoát vốn trong quá trình đầu tư và xây dựng. Các DNNN cần nhanh chóng chấm dứt tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, không đồng bộ. Cần xác định rõ trách nhiệm của người khảo sát, tư vấn thiết kế và lập dự toán giá trị công trình; và tiến hành giám sát đặc biệt ở hai khâu là chất lượng và giá thành xây dựng. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý trong đầu tư xây dựng. Ngày nay ngoài yêu cầu đòi hỏi cần có kiến thức tổng hợp về kinh tế, kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng, kiến thức về khoa học, ngoại ngữ, còn đòi hỏi có một phẩm chất cao trong quản lý và thực thi các dự án đầu tư, từ người thợ xây dựng đến cán bộ quản lý, thiết kế...luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trước công việc được giao, luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên hết thì mới có thể ngăn chặn được tình trạng đầu tư không hiệu quả, lãng phí như hiện nay. 4.Về hoạt động nghiên cứu và phát triển: Đổi mới công nghệ phải là khâu đột phá, là giải pháp cơ bản, trung tâm có tính chiến lược tác động lâu dài đến chất lượng sản phẩm. Đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm đang sản xuất và sản phẩm mới, cũng như sản phẩm đa dạng hóa phải là mục tiêu của đổi mới công nghệ.Trong điều kiện nguồn vốn còn hạn hẹp, cần kết hợp giữa đổi mới có trọng điểm ở những khâu, những bộ phận then chốt với đầu tư, đổi mới đồng bộ. Mỗi doanh nghiệp cần xác định những sản phẩm quan trọng, mũi nhọn trong từng giai đoạn để lựa chọn đầu tư, đổi mới có trọng điểm. Có nhiều cách đầu tư, đổi mới công nghệ, có thể mua thiết bị công nghệ, cũng có thể đổi mới nhờ liên doanh với nước ngoài. 5.Về hoạt động phát triển nguồn nhân lực: bản thân các doanh nghiệp phải mạnh dạn đầu tư cho nguồn nhân lực, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động. Các DNNN cần xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực hợp lý, cần đề ra những biện pháp cụ thể về đào tạo theo cơ cấu, số lượng công nhân lành nghề, theo yêu cầu trang bị và áp dụng công nghệ hiện đại, tránh lãng phí và ngược lại, không để xảy ra tình trạng thiếu công nhân lành nghề. Phải nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp, nhất là nâng cao trình độ và kinh nghiệm kinh doanh và điều hành của giám đốc, trình độ tay nghề của người lao động, trình độ và kiến thức về tiếp thị, tiếp thu khoa học - kỹ thuật, trình độ công nghệ thông tin, chú trọng những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải thông qua cơ chế tiền lương, tiền thưởng để khuyến khích người lao động học tập, đóng góp sáng kiến để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Lương và thu nhập cho người lao động phải thực sự là đòn bẩy kích thích người lao động để họ mang hêt tâm huyết nhiệt tình phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp. 6.Về đầu tư cho hoạt động marketing, củng cố uy tín và xây dựng thương hiệu: Để nâng cao hiệu quả của sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển, các DNNN cần phải quan tâm đúng mức đến yếu tố thị trường. Trong cơ chế thị trường, sản xuất của DNNN phải gắn với thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường, phù hợp với thị hiếu của khách hàng và sản phẩm phải có chất lượng cao. Thông tin thị trường là căn cứ để doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh và quyết định đầu tư cho phù hợp. Doanh nghiệp phải thành lập một bộ phận thu thập và xử lý thông tin, hợp tác với hiệp hội các doanh nghiệp và Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trong việc thu thập và cung cấp thông tin phục vụ cho việc định hướng mặt hàng kinh doanh. Đồng thời, phải tạo được một đội ngũ những người tiếp thị giỏi, luôn có kế hoạch mở rộng thị trường, phát triển mạng lưới tiêu thụ, thường xuyên đưa ra các hình thức khuyến mãi phù hợp với từng lúc, từng nơi, cải tiến phương thức phục vụ khách hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối, kể cả dịch vụ trước và sau khi bán hàng phù hợp với đặc điểm văn hóa tiêu dùng ở những thị trường tiêu thụ khác nhau, nắm bắt, phản ứng nhanh trước các thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường để có đối sách kịp thời. Xây dựng một chiến lược marketing hợp lý và đầu tư đúng hướng không những làm tăng số lượng sản phẩm bán ra cho doanh nghiệp mà còn là một cách giới thiệu mình hiệu quả với đối tác, những nhà đầu tư, nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường; qua đó dần dần từng bước xây dựng và củng cố uy tín và thương hiệu cho doanh nghiệp. C.Kết luận Đầu tư phát triển là hoạt động quan trọng nhất của doanh nghiệp. Nó diễn ra thường xuyên và không ngừng. Chính đầu tư đã quyết định sự ra đờI, tồn tạI và phát triển của doanh nghiệp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxban_chinh__KTDT_nhom_11_KTDT46B.docx