Chuyên đề 8: Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa

Tài liệu Chuyên đề 8: Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa: Chuyên đề 8: QUAN HỆ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Thời lượng: 6 giờ tín chỉ Mục tiêu bài học: phân tích và nhận biết được quan hệ pháp luật trên thực tế Phương pháp: Thuyết giảng, Tình huốngNỘI DUNG1- Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật2- Thành phần của quan hệ pháp luật 3- Sự kiện pháp lý1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luậtKhái niệm: là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý.Đặc điểm quan hệ pháp luật:Được quy phạm pháp luật điều chỉnhNội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lýQuan hệ mang tính ý chíNhững tính chất khác: tính xác định, tính đảm bảo bởi nhà nước2. Thành phần của quan hệ pháp luật2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật2.2 Nội dung quan hệ pháp luật 2.3 Khách thể quan hệ pháp luật2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật2.1.1 Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật2.1.2 Phân loạ...

ppt24 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 670 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chuyên đề 8: Quan hệ pháp luật xã hội chủ nghĩa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề 8: QUAN HỆ PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Thời lượng: 6 giờ tín chỉ Mục tiêu bài học: phân tích và nhận biết được quan hệ pháp luật trên thực tế Phương pháp: Thuyết giảng, Tình huốngNỘI DUNG1- Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luật2- Thành phần của quan hệ pháp luật 3- Sự kiện pháp lý1. Khái niệm, đặc điểm quan hệ pháp luậtKhái niệm: là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có những quyền và nghĩa vụ pháp lý.Đặc điểm quan hệ pháp luật:Được quy phạm pháp luật điều chỉnhNội dung là quyền và nghĩa vụ pháp lýQuan hệ mang tính ý chíNhững tính chất khác: tính xác định, tính đảm bảo bởi nhà nước2. Thành phần của quan hệ pháp luật2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật2.2 Nội dung quan hệ pháp luật 2.3 Khách thể quan hệ pháp luật2.1 Chủ thể quan hệ pháp luật2.1.1 Khái niệm chủ thể quan hệ pháp luật2.1.2 Phân loại chủ thể quan hệ pháp luật2.1.1 Khái niệm chủ thể QHPLKhái niệm chủ thểKhái niệm chủ thể và năng lực chủ thểNăng lực pháp luật Năng lực hành viMối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành viTính chất của năng lực chủ thểKhái niệm chủ thểChủ thể: Cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện quy định cho từng loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật.Năng lực chủ thể: điều kiện cá nhân, tổ chức đáp ứng được để trở thành chủ thể quan hệ pháp luật.Năng lực pháp luật: Khả năng hưởng quyền và gánh chịu nghĩa vụ pháp lý. Xác định dựa vào quy định của pháp luậtNăng lực hành vi: Khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận, bằng hành vi của chính mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý.Xác định qua: độ tuổi, khả năng nhận thức, sức khỏeMối quan hệ giữa năng lực pháp luật và năng lực hành viNăng lực pháp luật là điều kiện cần, năng lực hành vi là điều kiện đủ để cá nhân, tổ chức trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật.Có năng lực pháp luật mà không có hoặc hạn chế năng lực hành vi thì tham gia thụ động vào các quan hệ pháp luật thông qua người thứ ba. Chủ thể không có năng lực pháp luật trong một lĩnh vực pháp luật cụ thể, pháp luật sẽ không xác định năng lực hành vi trong lĩnh vực đó.Tính chất của năng lực chủ thểNăng lực pháp luật và năng lực hành vi không phải là thuộc tính tự nhiên mà là những thuộc tính pháp lý của chủ thể. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi đều được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đối với các nhà nước khác nhau, trong mỗi giai đoạn khác nhau, năng lực chủ thể được quy định cũng khác nhau.2.1.2 Phân loại chủ thể QHPL Chủ thể là cá nhân Chủ thể là pháp nhânCác loại chủ thể khácChủ thể là cá nhânChủ thể là cá nhân: bao gồm công dân, người nước ngoài, người không có quốc tịchCông dân: Năng lực pháp luật: có từ khi được sinh ra và chấm dứt khi chết Năng lực hành vi xuất hiện muộn hơn và phát triển theo quá trình phát triển tự nhiên của con người Xác định năng lực hành vi: thường dựa trên độ tuổi, sức khỏe, khả năng nhận thức Người nước ngoài và người không có quốc tịch: Năng lực pháp luật bị hạn chế hơn so với công dân.Pháp nhân là một khái niệm phản ánh địa vị pháp lý của tổ chức. - Điều kiện trở thành pháp nhân: + Tổ chức được thành lập một cách hợp pháp. + Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ. + Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm bằng tài sản đó khi tham gia quan hệ pháp luật. + Tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập - Năng lực pháp luật: mang tính chuyên biệt, phát sinh từ thời điểm được thành lập hoặc cho phép hoạt động và chấm dứt khi pháp nhân không tồn tại. - Năng lực hành vi: phát sinh và chấm dứt cùng thời điểm với năng lực pháp luật của pháp nhân.Chủ thể là pháp nhânNhà nước là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật bởi nhà nước nguồn lực to lớn trong xã hội và có thể áp đặt ý chí trong quan hệ pháp luật.Các thực thể nhân tạo khác có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật khi có năng lực chủ thể như: công ty hợp danh, tổ hợp tác, xí nghiệp thành viên của công ty Các loại chủ thể khác2.2 Nội dung quan hệ pháp luật 2.2.1 Quyền chủ thể2.2.2 Nghĩa vụ pháp lý2.2.1 Quyền chủ thểKhái niệm: là khả năng lựa chọn xử sự của chủ thể trong khuôn khổ quy định của pháp luật.Đăc điểm: Khả năng xử sự theo cách thức được quy định.Khả năng yêu cầu các chủ thể có liên quan thực hiện nghĩa vụ.Khả năng yêu cầu chấm dứt những hành vi cản trở việc thực hiện quyền chủ thể.Khả năng yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền, lợi ích của mình.2.2.2 Nghĩa vụ pháp lýKhái niệm: là cách xử sự mà nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành theo quy định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.Đặc điểm:Sự bắt buộc xử sự theo quy định của pháp luật Sự bắt buộc xử sự nhằm đáp ứng quyền của chủ thể khác.Sự bắt buộc chấm dứt hành hành vi cản trở việc thực hiện quyền chủ thể khác.Trong trường hợp cần thiết, nghĩa vụ pháp lý được đảm bảo bằng sự cưỡng chế Nhà nước.2.3 Khách thể quan hệ pháp luậtKhái niệm: khách thể là những lợi ích mà các bên tham gia quan hệ pháp luật mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật.Biểu hiện: khách thể có thể là hành vi hoặc những dạng tồn tại của vật chất hoặc tinh thần.Vai trò: khách thể là yếu tố thúc đẩy chủ thể tham gia quan hệ pháp luật.3. Sự kiện pháp lý3.1 Khái niệm sự kiện pháp lý3.2 Phân loại sự kiện pháp lý3.3 Vai trò của sự kiện pháp lý3.1 Khái niệm sự kiện pháp lýKhái niệm: Sự kiện pháp lý là điều kiện, hoàn cảnh, tình huống của đời sống thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được quy phạm pháp luật gắn với sự phát sinh thay đổi hay chấm dứt một quan hệ pháp luật.Đặc điểmLà những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống thực tế.Được pháp luật gắn với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.Tính có trước so với quan hệ pháp luật.3.2 Phân loại sự kiện pháp lýPhân biệt theo tác dụng Phân loại theo tính chất ý chíPhân loại theo mức độ phức tạpPhân biệt sự kiện pháp lý theo tác dụngSự kiện pháp lý làm xuất hiện quan hệ pháp luật. Ví dụ, hành vi nộp đơn khiếu nại.Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật. Ví dụ, yêu cầu chuyển hợp đồng thuê hàng hóa thành hợp đồng mua bán.Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật. Sự kiện chết làm chấm dứt quan hệ hôn nhân.Phân biệt theo tính chất ý chíSự biến: những hiện tượng không phụ thuộc vào ý chí của con người mà được pháp luật gắn với sự xuất hiện, thay đổi và chấm dứt quan hệ pháp luật.Hành vi: Hành vi hành độngHành động hợp pháp Hành động không hợp phápHành vi không hành động: Hành vi không hành động hợp phápHành vi không hành động không hợp pháp.Phân loại theo mức độ phức tạp Sự kiện pháp lý giản đơn: có một sự kiện làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.Sự kiện pháp lý phức tạp: có nhiều sự kiện và có mối liên hệ chặt chẽ giữa chúng làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật.3.3 Vai trò của sự kiện pháp lýSự kiện pháp lý là cầu nối giữa quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luậtSự kiện pháp lý ảnh hưởng đến việc xác định loại quan hệ pháp luật.Sự kiện pháp lý ảnh hưởng đến nội dung, tínhchất quan hệ pháp luật.Sự kiện pháp lý có liên hệ mật thiết với phần giả định của quy phạm pháp luật.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptchuyen_de_8_quan_he_phap_luat_6026.ppt
Tài liệu liên quan