Chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm (Food Technology)

Tài liệu Chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm (Food Technology): 1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số ............../QĐ-ĐHKTCNCT, ngày ...... tháng ..... năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) - Tên chương trình: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm - Trình độ đào tạo : Đại học - Ngành đào tạo : Công nghệ thực phẩm (Food Technology) - Mã số : 52540101 - Loại hình đào tạo : Chính quy 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo kỹ sư công nghệ thực phẩm có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề. Có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo. Có tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khỏe để phục vụ ngành nghề. Có trình độ chuyên môn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước; đáp ứng nhu cầu hội nhập của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đào tạo kỹ sư có kiến thức khoa học kỹ t...

pdf217 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 705 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Chương trình đào tạo Công nghệ thực phẩm (Food Technology), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO (Ban hành kèm theo Quyết định số ............../QĐ-ĐHKTCNCT, ngày ...... tháng ..... năm 2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) - Tên chương trình: Chương trình đào tạo kỹ sư ngành Công nghệ thực phẩm - Trình độ đào tạo : Đại học - Ngành đào tạo : Công nghệ thực phẩm (Food Technology) - Mã số : 52540101 - Loại hình đào tạo : Chính quy 1. Mục tiêu đào tạo 1.1. Mục tiêu chung Đào tạo kỹ sư công nghệ thực phẩm có năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, có lòng yêu nước, yêu ngành nghề. Có ý chí lập thân, lập nghiệp, có đạo đức nghề nghiệp với tư duy năng động, sáng tạo. Có tinh thần trách nhiệm, tác phong văn minh, ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện sức khỏe để phục vụ ngành nghề. Có trình độ chuyên môn để góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương, khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long và cả nước; đáp ứng nhu cầu hội nhập của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Đào tạo kỹ sư có kiến thức khoa học kỹ thuật cơ sở, chuyên môn vững, có khả năng giải quyết vấn đề cao; có khả năng làm việc nhóm và kỹ năng giao tiếp truyền thông tốt; biết sử dụng ngoại ngữ chuyên môn (tiếng Anh). Đào tạo kỹ sư công nghệ thực phẩm có khả năng làm việc trong lĩnh vực sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm; có khả năng tiếp tục theo học các chương trình đào tạo sau đại học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm hoặc nhóm ngành liên quan như Công nghệ sau thu hoạch, Công nghệ sinh học. Đào tạo kỹ sư công nghệ thực phẩm có khả năng thực hiện các hoạt động quản lý trong các nhà máy, cơ quan, doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực thực phẩm. 1.2. Mục tiêu cụ thể 1.2.1. Kiến thức Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức về: - Ngành công nghệ thực phẩm như mục tiêu, yêu cầu và cơ hội nghề nghiệp. - Khoa học tự nhiên như Toán, Lý, Hoá, Sinh và Tin học và biết cách áp dụng những kiến thức này. - Khoa học chính trị như Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng HCM; Đường lối cách mạng của Đảng CSVN. - Trang thiết bị, hệ thống và quy trình công nghệ thực phẩm. - Phương pháp nghiên cứu khoa học thực phẩm. 2 - Luật thực phẩm và quy trình quản lý chất lượng thực phẩm, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm. 1.2.2. Kỹ năng Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm, sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng như: - Lập kế hoạch và thực hiện các thí nghiệm, nghiên cứu về thực phẩm; phân tích và xử lý dữ liệu. - Thao tác trên các thiết bị, hệ thống và quy trình công nghệ trong công nghệ thực phẩm, các phần mềm máy tính hỗ trợ. - Quản lý cơ bản trong nhà máy sản xuất, cơ quan, doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực thực phẩm. - Tư duy độc lập và làm việc nhóm. - Thiết kế các quy trình công nghệ theo yêu cầu. - Báo cáo, trình bày ý tưởng. 1.2.3. Thái độ Sinh viên sau khi hoàn thành chương trình đào tạo kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm cần có phẩm chất đạo đức nghề nghịêp, phẩm chất chính trị, yêu nước và yêu nghề. Có tính chuyên nghiệp trong sinh hoạt và làm việc như tác phong công nghiệp, làm việc có kế hoạch, khoa học; có tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm. Có tinh thần không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 1.2.4. Vị trí việc làm sau tốt nghiệp Sinh viên tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thực phẩm có khả năng làm việc ở vị trí quản lý sản xuất hoặc kinh doanh trong các nhà máy, xí nghiệp, cơ sở hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm. Sau tốt nghiệp kỹ sư Công nghệ thực phẩm, người học cũng có thể tham gia công tác giảng dạy hoặc nâng cao trình độ để trực tiếp giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học chuyên ngành Công nghệ thực phẩm hoặc các ngành có liên quan như Công nghệ sinh học, Công nghệ sau thu hoạch. 1.2.5. Trình độ ngoại ngữ Sinh viên sau tốt nghiệp đạt trình độ TOEIC 350 (hoặc tương đương). 2. Thời gian đào tạo: 4 năm 3 3. Khối lượng kiến thức toàn khoá: 140 tín chỉ Trong đó: - Tổng số tín chỉ bắt buộc: 106 tín chỉ - Tổng số tín chỉ tự chọn: 34 tín chỉ 4. Đối tượng tuyển sinh: - Công dân Việt Nam đã tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương; - Có đủ sức khỏe theo quy định hiện hành; - Không đang trong thời kỳ thi hành án hình sự. 5. Quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp: Qui trình đào tạo thực hiện theo học chế tín chỉ. Sinh viên được công nhận tốt nghiệp nếu hội đủ các điều kiện sau: - Tích lũy các học phần và số tín chỉ quy định trong chương trình đào tạo; - Điểm trung bình chung của các học phần đạt từ 2,0 trở lên; - Có chứng chỉ Giáo dục quốc phòng, Giáo dục thể chất và hoàn thành các môn điều kiện đầu ra (Anh văn, tin học); - Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập trong năm học cuối. 6. Thang điểm: Kết quả học phần được tính theo thang điểm A, B+,B, C+,C, D+, D, F và quy về thang điểm 4. Điểm quy đổi Điểm từng phần ( Hệ số 10) Điểm chữ Điểm hệ số 4 8,5 – 10 A 4,0 8,0 – 8,4 B+ 3,5 7,0 – 7,9 B 3,0 6,5 – 6,9 C+ 2,5 5,5 – 6,4 C 2,0 5,0 – 5,4 D+ 1,5 4,0 – 4,9 D 1,0 0,0 – 3,9 F 0,0 Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân: i n i n i ii n na A       1 1 Trong đó: A là điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy 4 ai là điểm của học phần thứ i ni là số tín chỉ của học phần thứ i n là tổng số học phần Xếp loại tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học như sau: Xếp loại tốt nghiệp Thang điểm hệ 4 Xuất sắc 3,60 đến 4,00 Giỏi 3,20 đến 3,59 Khá 2,50 đến 3,19 Trung bình 2,00 đến 2,49 7. Nội dung chương trình Nội dung và khối lượng chương trình đào tạo được xây dựng trên cơ sở đảm bảo chương trình khung của Bộ Giáo dục & Đào tạo quy định và thực hiện theo quy chế Đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bảng 1. Tóm tắt nội dung chương trình đào tạo Ngành Công nghệ thực phẩm TT Mã Số học phần Tên học phần (Tiếng Việt) Tổng tín chỉ Tín chỉ bắt buộc Tín chỉ tự chọn 7.1. Kiến thức giáo dục đại cương 63 59 4 7.1.1. Lý luận chính trị 10 10 0 1 CT001 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 2 2 2 CT002 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2 3 3 3 CT003 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 4 CT004 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 3 7.1.2. Khoa học xã hội - nhân văn 4 2 2 5 XH001 Pháp luật đại cương 2 2 6 XH002 Văn bản và lưu trữ đại cương 2 7 XH003 Kỹ năng giao tiếp 2 2 7.1.3. Ngoại ngữ 10 10 0 8 AV001 Anh văn Căn bản 1 4 4 9 AV002 Anh văn Căn bản 2 3 3 10 AV003 Anh văn Căn bản 3 3 3 7.1.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 29 29 0 11 CB001 Vi tích phân A1 3 3 12 CB002 Vi tích phân A2 3 3 13 CB003 Đại số tuyến tính 2 2 14 CB004 Tin học căn bản 1 1 5 15 CB005 TT. Tin học căn bản 2 2 16 CB006 Xác suất thống kê 2 2 17 CB007 Vật lý 1 2 2 18 CB008 TT. Vật lý 1 1 1 19 CB011 Hóa học 1 2 2 20 CB012 Hóa học 2 2 2 21 CB013 TT. Hóa học 2 1 1 22 CB014 Hóa phân tích 2 2 23 CB015 TT. Hóa phân tích 1 1 24 CB016 Sinh học đại cương 2 2 25 CB017 TT. Sinh học đại cương 1 1 7.1.5. Giáo dục thể chất 2 0 2 26 TC001 Giáo dục thể chất 1 (*) 1 1 27 TC002 Giáo dục thể chất 2 (*) 1 1 7.1.6. Giáo dục quốc phòng - an ninh 8 8 0 28 QP001 GDQP1: Đường lối quân sự của Đảng 3 3 29 QP002 GDQP2: Công tác quốc phòng - an ninh 2 2 30 QP003 GDQP3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, CKC) 3 3 7.2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 77 47 30 7.2.1. Kiến thức cơ sở ngành 29 25 4 31 CB018 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 2 32 TP001 Hóa lý thực phẩm 2 2 33 TP002 Các quá trình cơ học 2 2 34 TP003 Truyền nhiệt 2 2 35 TP004 Truyền khối 2 2 36 TP005 Hình họa và vẽ kỹ thuật 3 3 37 TP006 TT. Quá trình và thiết bị 1 (PTN) 1 1 38 TP007 TT. Quá trình và thiết bị 2 (Nhà máy) 1 1 39 TP008 Đồ án quá trình và thiết bị 1 1 40 TP009 Sinh hóa học 3 3 41 TP010 TT. Sinh hóa học 1 1 42 TP011 Vi sinh đại cương 2 2 43 TP012 TT. Vi sinh đại cương 1 1 44 TP013 Dinh dưỡng người 2 2 45 TP014 Thống kê - Phép thí nghiệm CNTP 2 2 46 TP015 Anh văn chuyên ngành công nghệ thực phẩm 2 47 TP016 Công nghệ lạnh thực phẩm 2 48 TP017 Thiết bị chế biến thực phẩm 2 49 TP018 Nước cấp, nước thải kỹ nghệ 2 4 6 50 TP019 Kỹ thuật sấy 2 51 TP020 Vật lý học thực phẩm 2 7.2.2. Kiến thức ngành chính 33 19 14 52 TP021 Hóa học thực phẩm 2 2 53 TP022 TT. Hoá học thực phẩm 1 1 54 TP023 Vi sinh thực phẩm 2 2 55 TP024 TT. Vi sinh thực phẩm 1 1 56 TP025 Phân tích thực phẩm 2 2 57 TP026 TT. Phân tích thực phẩm 1 1 58 TP027 Đánh giá cảm quan thực phẩm 2 2 59 TP028 Công nghệ sau thu hoạch 2 2 60 TP029 Công nghệ lên men 2 2 61 TP030 TT. Công nghệ lên men 1 1 62 TP031 Công nghệ chế biến thực phẩm 3 3 63 TP032 Công nghệ chế biến lương thực 2 64 TP033 Công nghệ chế biến rau quả 2 65 TP034 Công nghệ chế biến thuỷ hải sản 2 66 TP035 Công nghệ sản xuất đường và bánh kẹo 2 67 TP036 Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa, trà, cà phê, ca cao 2 68 TP037 Công nghệ sản xuất rượu, bia và nước giải khát 2 69 TP038 Thiết bị trao đổi nhiệt 2 70 TP039 Kỹ thuật bao bì thực phẩm 2 8 71 TP040 Phụ gia trong chế biến thực phẩm 2 72 TP041 Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm thịt 2 73 TP042 Thực phẩm truyền thống 2 74 TP043 Phát triển sản phẩm thực phẩm 2 75 TP044 An toàn thực phẩm 2 76 TP045 Quản lý chất lượng & luật thực phẩm 2 6 7.2.3. Thực tập nghề nghiệp 3 3 0 77 TP046 Thực tập cơ sở (CNTP) 1 1 78 TP047 Thực tập giáo trình (CNTP) 1 1 79 TP048 Chuyên đề (CNTP) 1 1 7.2.4. Kiến thức bổ trợ 2 0 2 80 QL004 Quản trị học đại cương 2 81 QL011 Marketing căn bản 2 2 7.2.5. Làm luận văn hoặc Tiểu luận và học thi các học phần thay thế 10 0 10 82 TP049 - Luận văn tốt nghiệp (CNTP) 10 - Làm tiểu luận và học thi các học phần thay thế 10 10 83 TP050 + Tiểu luận (CNTP) 4 4 7 8. Kế hoạch giảng dạy: - Tất cả các học phần đều được giảng dạy trong mỗi học kỳ, sinh viên sẽ đăng ký học phần cho riêng mình vào đầu mỗi học kỳ tùy theo kế hoạch học tập của mỗi sinh viên. - Học phí được tính theo số tín chỉ đăng ký: số TC * học phí/TC. Kế hoạch giảng dạy dự kiến được thể hiện trong Bảng 2. 84 TP051 + Chuyên đề tốt nghiệp 1 (CNTP) 2 2 85 TP052 + Chuyên đề tốt nghiệp 2 (CNTP) 2 2 86 TP053 + Chuyên đề tốt nghiệp 3 (CNTP) 2 2 Tổng cộng 140 106 34 8 Bảng 2. Kế hoạch giảng dạy dự kiến TT Mã Số học phần Tên học phần Số tín chỉ Tín chỉ Bắt buộc Tín chỉ tự chọn Số tiết lý thuyết Số tiết TH, TL, BT HK thực hiện Học phần tiên quyết 1. Kiến thức giáo dục đại cương 63 59 4 1.1. Lý luận chính trị 10 10 0 1 CT001 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 2 2 30 0 I, II Không 2 CT002 Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 2 3 3 45 0 II, Hè I CT001 3 CT003 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 2 30 0 III, Hè II CT001; CT002 4 CT004 Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam 3 3 45 0 IV, Hè II CT001; CT002; CT003 1.2. Khoa học xã hội - nhân văn 4 2 2 5 XH001 Pháp luật đại cương 2 2 30 0 II Không 6 XH002 Văn bản và lưu trữ đại cương 2 30 0 VII Không 7 XH003 Kỹ năng giao tiếp 2 2 20 20 VII Không 1.3. Ngoại ngữ 10 10 0 8 AV001 Anh văn căn bản 1 4 4 60 0 I, II Không 9 AV002 Anh văn căn bản 2 3 3 45 0 II, Hè I AV001 10 AV003 Anh văn căn bản 3 3 3 45 0 III, Hè II AV002 9 1.4. Toán - Tin học - Khoa học tự nhiên - Công nghệ - Môi trường 29 29 0 11 CB001 Vi tích phân A1 3 3 45 0 I, II Không 12 CB002 Vi tích phân A2 3 3 45 0 II, Hè I CB001 13 CB003 Đại số tuyến tính 2 2 30 0 II, Hè I Không 14 CB004 Tin học căn bản 1 1 15 0 I, II Không 15 CB005 Thực tập tin học căn bản 2 2 0 60 I, II Không 16 CB006 Xác suất và thống kê 2 2 30 0 III, Hè II Không 17 CB007 Vật lý 1 2 2 30 0 I, II Không 18 CB008 TT. Vật lý 1 1 1 0 30 I, II Không 19 CB011 Hóa học 1 2 2 20 20 I, II Không 20 CB012 Hóa học 2 2 2 30 0 II, Hè I Không 21 CB013 TT. Hóa học 2 1 1 0 30 II, Hè I Không 22 CB014 Hoá phân tích 2 2 30 0 III, IV CB012 23 CB015 TT. Hoá phân tích 1 1 0 30 III, IV CB012; CB013 24 CB016 Sinh học đại cương 2 2 30 0 III, IV Không 25 CB017 TT. Sinh học đại cương 1 1 0 30 III, IV Không 1.5. Giáo dục thể chất 2 0 2 26 TC001 Giáo dục thể chất 1 (*) 1 1 9 36 I, Hè I Không 27 TC002 Giáo dục thể chất 2 (*) 1 1 0 45 II, Hè II Không 8.1.6. Giáo dục quốc phòng - An ninh 8 8 0 28 QP001 GDQP1: Đường lối quân sự của Đảng 3 3 35 10 V Không 10 29 QP002 GDQP2: Công tác quốc phòng - an ninh 2 2 24 6 I Không 30 QP003 GDQP3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, CKC) 3 3 15 30 II Không 2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 77 47 30 2.1. Kiến thức cơ sở ngành 29 25 4 31 CB018 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 2 20 20 IV, Hè II Không 32 TP001 Hóa lý thực phẩm 2 2 20 20 III, IV Không 33 TP002 Các quá trình cơ học 2 2 30 0 III, IV Không 34 TP003 Truyền nhiệt 2 2 30 0 IV, Hè II Không 35 TP004 Truyền khối 2 2 30 0 III, IV Không 36 TP005 Hình họa và vẽ kỹ thuật 3 3 30 30 IV, Hè II Không 37 TP006 TT. Quá trình và thiết bị 1 (PTN) 1 1 0 30 IV, Hè II Sau 3 học kỳ 38 TP007 TT. Quá trình và thiết bị 2 (Nhà máy) 1 1 0 45 IV, Hè II Sau 4 học kỳ 39 TP008 Đồ án quá trình và thiết bị 1 1 0 45 V Sau 4 học kỳ 40 TP009 Sinh hóa học 3 3 45 0 IV, Hè II CB012 41 TP010 TT. Sinh hóa học 1 1 0 30 IV, Hè II CB012; CB013 42 TP011 Vi sinh đại cương 2 2 30 0 IV, Hè II CB016 43 TP012 TT. Vi sinh đại cương 1 1 0 30 IV, Hè II CB016; CB017 44 TP013 Dinh dưỡng người 2 2 25 10 V, Hè III TP009 45 TP014 Thống kê - Phép thí nghiệm CNTP 2 2 20 20 V CB006 46 TP015 Anh văn chuyên ngành Công nghệ thực phẩm 2 25 10 AV003 47 TP016 Công nghệ lạnh thực phẩm 2 25 10 Không 11 48 TP017 Thiết bị chế biến thực phẩm 2 30 0 Không 49 TP018 Nước cấp, nước thải kỹ nghệ 2 25 10 Không 50 TP019 Kỹ thuật sấy 2 30 0 Không 51 TP020 Vật lý học thực phẩm 2 4 25 10 VI Không 2.2. Kiến thức ngành chính 33 19 14 52 TP021 Hóa học thực phẩm 2 2 25 10 V, VI TP009 53 TP022 TT. Hoá học thực phẩm 1 1 0 30 V, VI TP009 54 TP023 Vi sinh thực phẩm 2 2 25 10 V, VI TP011 55 TP024 TT. Vi sinh thực phẩm 1 1 0 30 V, VI TP011; TP012 56 TP025 Phân tích thực phẩm 2 2 30 0 VI, Hè III CB012 57 TP026 TT. Phân tích thực phẩm 1 1 0 30 VI, Hè III CB012 58 TP027 Đánh giá cảm quan thực phẩm 2 2 20 20 VII, Hè III Không 59 TP028 Công nghệ sau thu hoạch 2 2 25 10 V, Hè III Không 60 TP029 Công nghệ lên men 2 2 30 0 VI, Hè III TP023 61 TP030 TT. Công nghệ lên men 1 1 0 30 VI, Hè III TP023 62 TP031 Công nghệ chế biến thực phẩm 3 3 35 20 V Không 63 TP032 Công nghệ chế biến lương thực 2 25 10 Không 64 TP033 Công nghệ chế biến rau quả 2 25 10 Không 65 TP034 Công nghệ chế biến thuỷ hải sản 2 25 10 Không 66 TP035 Công nghệ sản xuất đường và bánh kẹo 2 25 10 Không 67 TP036 Công nghệ sản xuất các sản phẩm từ sữa, trà, cà phê, 2 8 25 10 VI Không 12 ca cao 68 TP037 Công nghệ sản xuất rượu, bia và nước giải khát 2 25 10 Không 69 TP038 Thiết bị trao đổi nhiệt 2 30 0 CB007, TP003 70 TP039 Kỹ thuật bao bì thực phẩm 2 25 10 CB007 71 TP040 Phụ gia trong chế biến thực phẩm 2 25 10 CB012 72 TP041 Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm thịt 2 25 10 Không 73 TP042 Thực phẩm truyền thống 2 25 10 Không 74 TP043 Phát triển sản phẩm thực phẩm 2 25 10 Không 75 TP044 An toàn thực phẩm 2 30 0 Không 76 TP045 Quản lý chất lượng & luật thực phẩm 2 6 25 10 VII Không 2.3. Thực tập nghề nghiệp 3 3 0 77 TP046 Thực tập cơ sở (CNTP) 1 1 0 45 VI, Hè II Sau 3 học kỳ 78 TP047 Thực tập giáo trình (CNTP) 1 1 0 45 VII, Hè IV Sau 6 học kỳ 79 TP048 Chuyên đề (CNTP) 1 1 0 45 VII Sau 6 học kỳ 2.4. Kiến thức bổ trợ tự do 2 0 2 80 QL004 Quản trị đại cương 2 30 0 Không 81 QL011 Marketing căn bản 2 2 30 0 VII Không 2.5. Làm luận văn hoặc Tiểu luận và học thi các học phần thay thế 10 0 10 Tích lũy 120 TC 82 TP049 - Luận văn tốt nghiệp (CNTP) 10 10 - Làm tiểu luận và học thi các học phần thay thế 10 10 VIII 13 83 TP050 + Tiểu luận (CNTP) 4 4 84 TP051 + Chuyên đề tốt nghiệp 1 (CNTP) 2 2 85 TP052 + Chuyên đề tốt nghiệp 2 (CNTP) 2 2 86 TP053 + Chuyên đề tốt nghiệp 3 (CNTP) 2 2 Tổng cộng 140 106 34 9. Hướng dẫn thực hiện chương trình 9.1. Dự kiến kế hoạch thực hiện chương trình Mỗi năm học được tổ chức thành 3 học kỳ: 2 học kỳ chính và học kỳ hè. 14 Bảng 3. Kế hoạch thực hiện chương trình HK1 HK2 HK3 HK4 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác LêNin 1 2 Những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác LêNin 2 3 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Đường lối CM ĐCSVN 3 Vi tích phân A1 3 Vi tích phân A2 3 Xác suất thống kê 2 Phương pháp nghiên cứu khoa học 2 Anh văn căn bản 1 4 Anh văn căn bản 2 3 Anh văn căn bản 3 3 Hình hoạ và vẽ kỹ thuật 3 Vật lý 1 2 Đại số tuyến tính 2 Hoá lý thực phẩm 2 Truyền nhiệt 2 TT. Vật lý 1 1 Pháp luật đại cương 2 Các quá trình cơ học 2 TT. Quá trình & thiết bị (PTN) 1 GDQP 2: Công tác quốc phòng - an ninh 2 GDQP 3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, CKC 3 Sinh học đại cương 2 Vi sinh đại cương 2 Giáo dục thể chất 1 1 Giáo dục thể chất 2 1 TT. Sinh học đại cương 1 TT. Vi sinh đại cương 1 Hoá học 1 2 Hoá học 2 2 Hoá phân tích 2 Sinh hoá học 3 Tin học căn bản 1 TT. Hoá học 2 1 TT. Hoá phân tích 1 TT. Sinh hoá học 1 TT. Tin học căn bản 2 Truyền khối 2 TT. Quá trình & thiết bị (NM) 1 Tổng tín chỉ 20 Tổng tín chỉ 20 Tổng tín chỉ 19 Tổng tín chỉ 19 HK5 HK6 HK7 HK8 Đồ án quá trình và thiết bị 1 Tự chọn cơ sở ngành (chọn 3 trong nhóm 6 học phần) 4 Thực tập Giáo trình 1 Luận văn tốt nghiệp hoặc Làm tiểu luận và học thi các học phần thay thế 10 Hoá học thực phẩm 2 Phân tích thực phẩm 2 Chuyên đề CNTP 1 TT. Hoá học thực phẩm 1 TT. Phân tích thực phẩm 1 Đánh giá cảm quan thực phẩm 2 Vi sinh thực phẩm 2 Công nghệ lên men 2 Tự chọn Kiến thức bổ trợ tự do (chọn 1 trong nhóm 2 học phần) 2 TT. Vi sinh thực phẩm 1 TT. Công nghệ lên men 1 Tự chọn Kiến thức ngành chính (Chọn 3 trong nhóm 6 học phần) 6 Công nghệ sau thu hoạch 2 Tự chọn Kiến thức ngành chính (Nhóm 4 trong nhóm 8 học phần) 8 Tự chọn Khoa học xã hội (chọn 1 trong nhóm 2 học phần) 2 Công nghệ chế biến thực phẩm 3 Thực tập cơ sở 1 Dinh dưỡng người 2 Thống kê - phép thí nghiệm CNTP 2 GDQP 1: Đường lối quân sự của Đảng 3 Tổng tín chỉ 19 Tổng tín chỉ 19 Tổng tín chỉ 14 Tổng tín chỉ 10 15 9.2. Lưu đồ kế hoạch giảng dạy dự kiến * Hướng dẫn về các ký hiệu sử dụng trên sơ đồ vận hành CTĐT: - Chương trình giáo dục được xây dựng trọn vẹn để vận hành theo học chế tín chỉ. Bản sơ đồ CTĐT trong phần tiếp theo sắp xếp các môn học theo trình tự học kỳ của khóa đào tạo – tuy nhiên đây chỉ là trình tự học mà khoa và trường khuyến cáo sinh viên nên tuân theo để thuận lợi nhất cho việc tiếp thu kiến thức. - Chương trình giáo dục được cập nhật liên tục trong suốt quá trình đào tạo sẽ được khoa công bố và cập nhật chính thức trong các cuốn sổ tay sinh viên mỗi học kỳ. - Mỗi môn học được biểu diễn bằng một “dải băng” – dạng ký hiệu: - Thông tin cơ bản của môn học được ghi phía trên dải với cấu trúc MSMH và T(X,Y,Z) trong đó T là số tín chỉ, X là số giờ lý thuyết trong một tuần chuẩn (quy ước học kỳ có 15 tuần), Y là số giờ bài tập-thực hành-thảo luận trong 1 tuần, Z là số giờ mà một sinh viên trình độ trung bình phải đầu tư cho tự học-tự chuẩn bị bài trong 1 tuần (tính trung bình suốt học kỳ và bao gồm cả thời gian dành cho việc chuẩn bị kỳ kiểm tra, kỳ thi cuối khóa). - Biểu diễn ràng buộc tiên quyết giữa các môn học (mũi tên liền nét) – môn A là môn tiên quyết của môn B: - Biểu diễn rằng buộc học trước giữa các môn học (mũi tên gián đoạn) – môn A là môn học trước của môn B: Biểu diễn ràng buộc song hành giữa các môn học (mũi tên liền nét có chữ “Sh”) – môn A là môn song hành của môn B: - Các môn thực tập tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp (học phần tốt nghiệp nói chung) luôn có nhiều ràng buộc riêng và không thể biểu diễn đầy đủ trên các sơ đồ tiến trình này. Sinh viên theo dõi trong sổ tay học kỳ các cập nhật về môn tiên quyết hay học trước của các môn học này. MSMH T(X,Y,Z) B MSMH T(X,Y,Z) B A MSMH T(X,Y,Z) B Sh 16 - Căn cứ theo mã số của môn học sinh viên có thể tra cứu ngay trong phần cuối chương trình ngành Hệ thống thông tin để tìm thấy nội dung giới thiệu tóm tắt về môn học. 17 SƠ ĐỒ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HK1 (20TC) HK2 (20TC) HK3 (19TC) HK4 (19TC) TP006 1(0,2,2) TT. Quá trình và thiết bị (Phòng thí nghiệm) TP002 2(2,0,4) Các quá trình cơ học XH001 2(2,0,4) Pháp luật đại cương CB008 1(0,2,2) TT. Vật lý 1 TP003 2(1.5,1,4) Truyền nhiệt TP001 2(1.5,1,4) Hóa lý thực phẩm CB003 2(2,0,4) Đại số tuyến tính CB007 2(2,0,4) Vật lý 1 TP005 3(2,2,6) Hình họa và vẽ kỹ thuật AV003 3(2,2,6) Anh văn căn bản 3 AV002 3(2,2,6) Anh văn căn bản 2 AV001 4(3,2,8) Anh văn căn bản 1 CB018 2(1.5,1,6) Phương pháp nghiên cứu khoa học CB006 2(2,0,4) Xác suất và thống kê CB002 3(3,0,6) Vi tích phân A2 CB001 3(3,0,6) Vi tích phân A1 CT004 3(3,0,6) Đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam CT003 2(2,0,4) Tư tưởng Hồ Chí Minh CT002 3(3,0,6) Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 2 CT001 2(2,0,4) Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin 1 CB001 AV001 AV002 CT001 CT002 CB007 CB011 CT001 CT001 CT002 CT003 18 TP007 1(0,3,2) TT. Quá trình và thiết bị (Nhà máy) TP004 2(1.5,1,4) Truyền khối CB005 2(0,4,4) TT. Tin học căn bản TP010 1(0,2,2) TT. Sinh hóa học CB015 1(0,2,2) TT. Hóa phân tích CB013 1(0,2,2) TT. Hóa học 2 CB004 1(1,0,2) Tin học căn bản TP009 3(3,0,6) Sinh hóa học CB014 2(2,0,4) Hóa phân tích CB012 2(2,0,4) Hóa học 2 CB011 2(1.5,1,4) Hóa học 1 TP012 1(0,2,2) TT. Vi sinh đại cương CB017 1(0,2,2) TT. Sinh học đại cương TC002 1(0,3,2) Giáo dục thể chất 2 TC001 1(0,3,2) Giáo dục thể chất 1 TP011 2(2,0,4) Vi sinh đại cương CB016 2(2,0,4) Sinh học đại cương QP003 3(1,2,6) GDQP3: Quân sự chung và chiến thuật, kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK, CKC QP002 2(2,0,4) GDQP2: Công tác quốc phòng – An ninh TC001 CB011 CB012 CB012 CB014 CB012 CB012 CB016 CB016 CB017 19 HK5 (19TC) HK6 (19TC) HK7 (14TC) HK8 (10TC) Tự chọn Kiến thức Khoa học xã hội (Xem phần E) (Xem phần F) Tự chọn Kiến thức bổ trợ tự do (Xem phần D) TP027 2(1,1,4) Đánh giá cảm quan thực phẩm TP030 1(0,2,2) TT. Công nghệ lên men TP029 2(2,0,4) Công nghệ lên men TP026 1(0,2,2) TT. Phân tích thực phẩm TP024 1(0,2,2) TT. Vi sinh thực phẩm TP023 2(1.5,1,4) Vi sinh thực phẩm T P022 1(0,2,2) TT. Hóa học thực phẩm TP048 1(0,3,2) Chuyên đề CNTP TP025 2(2,0,4) Phân tích thực phẩm TP021 2(1.5,1,4) Hóa học thực phẩm TP049 10(0,20,20) Luận văn tốt nghiệp hoặc Tiểu luận và thi các học phần thay thế TP047 1(0,3,2) Thực tập giáo trình Tự chọn Kiến thức cơ sở ngành (Xem phần A) TP008 1(0,3,2) Đồ án quá trình và thiết bị CB012 CB012 TP009 CB012 TP009 CB012 TP011 TP023 TP023 TP011 TP012 20 QP001 3(2,1,6) GDQP1: Đường lối quân sự của Đảng TP014 2(1.5,1,4) Thống kê - phép thí nghiệm CNTP TP013 2(1.5,1,4) Dinh dưỡng người TP046 1(0,3,2) Thực tập cơ sở Tự chọn Kiến thức ngành chính 2 (Xem phần C) Tự chọn Kiến thức ngành chính 1 (Xem phần B) TP028 2(1.5,1,4) Công nghệ sau thu hoạch CT004 TP009 TP021 CB006 A 21 PHẦN A (04TC) PHẦN B (08TC) PHẦN C (06TC) PHẦN D (02TC) TP044 2(1.5,1,4) An toàn thực phẩm TP036 2(1.5,1,4) TP019 2(2,0,4) Kỹ thuật sấy TP043 2(1.5,1,4) Phát triển sản phẩm thực phẩm TP035 2(1.5,1,4) Công nghệ sản xuất đường và bánh kẹo TP018 2(1.5,1,4) Nước cấp, nước thải kỹ nghệ TP042 2(1.5,1,4) Thực phẩm truyền thống TP034 2(1.5,1,4) Công nghệ chế biến thủy hải sản TP017 2(2,0,4) Thiết bị chế biến thực phẩm QL011 2(1.5,1,4) Marketing căn bản TP041 2(1.5,1,4) Công nghệ chế biến thịt và sản phẩm thịt TP033 2(1.5,1,4) Công nghệ chế biến rau quả TP016 2(1.5,1,4) Công nghệ lạnh thực phẩm QL004 2(1,2,4) Quản trị đại cương TP040 2(1.5,1,4) Phụ gia trong chế biến thực phẩm TP015 2(1.5,1,4) Anh văn chuyên ngành CNTP AV003 CB007 CB008 TP003 TP004 CB012 22 TP039 2(1.5,1,4) Kỹ thuật bao bì thực phẩm TP038 2(1.5,1,4) Thiết bị trao đổi nhiệt TP045 2(1.5,1,4) Quản lý chất lượng và luật thực phẩm TP037 2(1.5,1,4) Công nghệ sản xuất rượu bia và nước giải khát TP020 2(1.5,1,4) Vật lý học thực phẩm CB007 TP003 CB007 23 II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN Học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 1 (BASIC PRINCIPLES OF MARXISM - LENINISM 1) - Mã số: CT001 - Số tín chỉ: 2 (30 tiết lý thuyết, 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Ngoài chương mở đầu nhằm giới thiệu khái lược về chủ nghĩa Mác- Lênin và một số vấn đề chung của môn học. Căn cứ vào mục tiêu môn học, nội dung chương trình môn học được cấu trúc thành 3 chương, bao quát những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là học phần cơ sở cung cấp những kiến thức cơ bản giúp sinh viên có thể tiếp cận được nội dung các học phần sau về kinh tế chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên nắm được một cách có hệ thống những nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác - Lênin. Trên cơ sở đó giúp sinh viên có thể tiếp cận được nội dung môn học về tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước đầu biết vận dụng các nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin và nghiên cứu các khoa học cụ thể cũng như phân tích vấn đề cuộc sống đặt ra. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, làm bài tập thực hành, thảo luận nhóm. Đánh giá học phần: + Kiểm tra giữa kỳ: 30% + Thi kết thúc: 70% Nội dung Số tiết Chương Mở đầu. Nhập môn những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin 1. Khái niệm về chủ nghĩa Mác - Lênin 2. Đối tượng, mục đích và yêu cầu về phương pháp học tập, nghiên cứu môn học những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 3 Chương 1. Chủ nghĩa duy vật biện chứng 1.1. Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy vật biện chứng 1.2. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất, ý thức và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức 7 Chương 2. Phép biện chứng duy vật 2.1. Phép biện chứng và phép biện chứng duy vật 2.2. Các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng 2.3. Các cặp phạm trù cơ bản của phép biện chứng duy vật 2.4. Các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật 2.5. Lý luận nhận thức duy vật biện chứng 10 24 Chương 3. Chủ nghĩa duy vật lịch sử 3.1. Vai trò của sản xuất vật chất và quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất 3.2. Biện chứng của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng 3.3. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và tính độc lập tương đối của ý thức xã hội 3.4. Hình thái kinh tế xã hội và quá trình lịch sử tự nhiên của sự phát triển của các hình thái kinh tế xã hội 3.5. Vai trò của đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp 3.6. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về con người và vai trò sáng tạo của quần chúng nhân dân 10 Tài liệu tham khảo: [1] Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2006. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [2] Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin. 2006. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [3] Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 2009. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [4] Hướng dẫn học tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin. 2006. NXB Thống kê. [5] Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 2008. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 25 Học phần: NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN 2 (BASIC PRINCIPLES OF MARXISM - LENINISM 2) - Mã số: CT002 - Số tín chỉ: 3 (45 tiết lý thuyết, 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Học phần này có cấu trúc gồm 6 chương, cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các học thuyết giá trị, giá trị thặng dư; Học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước; Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa; Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa; Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng. Những kiến thức trên giúp cho sinh viên dễ dàng tiếp cận được nội dung các học phần sau về tư tưởng Hố Chí Minh và đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 (CT001) Mục tiêu: Học phần này nhằm trang bị cho sinh viên nắm được một cách có hệ thống những quy luật kinh tế của xã hội tư bản và những tri thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội. Trên cơ sở đó có nhận thức đúng đắn về sự vận động, phát triển và suy vong của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội là tất yếu khách quan, từ đó có nhận thức đúng đắn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, làm bài tập thực hành, thảo luận nhóm. Đánh giá học phần: - Bài tập thực hành, kiểm tra giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc: 70% Nội dung Số tiết Chương 1. Học thuyết giá trị 1.1. Điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hóa 1.2. Hàng hóa 1.3. Tiền tệ 1.4. Quy luật giá trị 10 Chương 2. Học thuyết giá trị thặng dư 2.1. Sự chuyển hóa của tiền thành tư bản 2.2. Quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư trong xã hội tư bản 2.3. Tiền công trong tư bản chủ nghĩa 2.4. Quá trình lưu thông của tư bản và giá trị thặng dư 2.5. Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư 15 Chương 3. Học thuyết kinh tế về chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 3.1. Chủ nghĩa tư bản độc quyền 3.2. Chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước 3.3. Những nét mới trong sự phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại 5 26 3.4. Vai trò, hạn chế và xu hướng vận động của chủ nghĩa tư bản Chương 4. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và cách mạng xã hội chủ nghĩa 4.1. Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân 4.2. Cách mạng xã hội chủ nghĩa 4.3. Hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa 5 Chương 5. Những vấn đề chính trị - xã hội có tính quy luật trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa 5.1. Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa nhà nước và nhà nước xã hội chủ nghĩa 5.2. Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa 5.3. Giải quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo 5 Chương 6. Chủ nghĩa xã hội hiện thực và triển vọng 6.1. Chủ nghĩa xã hội hiện thực 6.2. Sự khủng hoảng, sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Xô Viết và nguyên nhân của nó 6.3. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội 5 Tài liệu tham khảo: 1] Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2006. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [2] Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin. 2006. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [3] Giáo trình Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 2009. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [4] Hướng dẫn học tập môn Kinh tế chính trị Mác - Lênin. 2006. NXB Thống kê. [5] Một số chuyên đề về Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin. 2008. NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội. 27 Học phần: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH (HO CHI MINH IDEOLOGY) - Mã số: CT003 - Số tín chỉ: 2 (30 tiết lý thuyết, 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 7 chương: chương 1, trình bày về cơ sở, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh; từ chương 2 đến chương 7 trình bày những nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh theo mục tiêu môn học. Nội dung của học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh giúp cho sinh viên hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta. Học phần tiên quyết: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin 1 và 2 (CT001, CT002) Mục tiêu: Làm cho người học nắm được toàn bộ hệ thống và nội dung cơ bản của môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng như ý nghĩa của việc học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh. Thấy được yêu cầu khách quan của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp đổi mới. Thông qua việc học tập, nghiên cứu môn học để hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của nhân dân ta để thêm tin yêu Người, quyết tâm đi theo con đường cách mạng mà Hồ Chí Minh đã vạch ra cho dân tộc Việt Nam. Môn học còn góp phần tu dưỡng đạo đức, lối sống, hình thành những lớp người mới đáp ứng nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới góp phần nâng cao lòng tự hào dân tộc. Là phương pháp tốt nhất để nâng cao trình độ lý luận của cán bộ đảng viên, của quần chúng nhân dân. Ngày nay, sự nghiệp đổi mới đất nước vẫn tiếp tục tiến hành, nhiều vấn đề mới đòi hỏi phải làm sáng tỏ, thì việc học tập, nghiên cứu, bảo vệ, vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn cuộc sống ngày càng trở thành nhiệm vụ quan trọng cấp bách trong công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Phương pháp giảng dạy: Phối hợp nhuần nhuyễn các phương pháp thuyết trình, phát vấn, tình huống, bài tập, seminar. Đánh giá học phần: Gồm 2 phần đánh giá: kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc. - Kiểm tra giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc: 70% Nội dung Số tiết Chương 1 . Khái niệm, nguồn gốc, quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí minh Chương 2. Tư tưởng hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc Chương 3. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương 4. Tư tưởng Hồ Chí minh về đại đoàn kết dân tộc kết hợp 4 4 4 4 28 sức mạnh thời đại Chương 5. Tư tưởng Hồ chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân Chương 6. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, nhân văn, văn hoá Chương 7. Một số vấn đề vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới 4 7 3 Tài liệu tham khảo: [1] Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. 2007. Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [2] Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. 2003. Tài liệu nghiên cứu các Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX (dùng cho cán bộ đảng viên cơ sở). NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [3] Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương. 2006. Tài liệu nghiên cứu Nghị quyết Đại hội X của Đảng (dùng cho cán bộ đảng viên cơ sở). NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [4] Đại học Quốc gia Hà Nội – Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị. 2005. Tìm hiểu vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [5] Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (Dùng trong các trường đại học, cao đẳng). 2006. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [6] Hoàng Trang, Nguyễn Khánh Bật. 2003. Tìm hiểu thân thế - sự nghiệp và tư tưởng Hồ Chí Minh. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [7] Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh. 2003. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. 29 Học phần: ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (THE PART OF REVOLUTIONARY IN THE VIETNAM COMMUNIST PARTY) - Mã số: CT004 - Số tín chỉ: 03 (45 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Ngoài chương mở đầu, nội dung môn học gồm 8 chương: Chương 1: Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng; Chương 2: Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930-1945); Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975); Chương 4: Đường lối công nghiệp hoá; Chương 5: Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Chương 6: Đường lối xây dựng hệ thống chính trị; Chương 7: Đường lối xây dựng văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội; Chương VIII: Đường lối đối ngoại. Nội dung chủ yếu của môn học là cung cấp cho sinh viên những hiểu biết cơ bản có hệ thống về đường lối của Đảng, đặc biệt là đường lối trong thời kỳ đổi mới. Học phần tiên quyết: Sinh viên phải hoàn thành các học phần Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin 1 và 2 (CT001; CT002) và học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh (CT003). Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung đường lối của Đảng trong thời kỳ đổi mới trên một số lĩnh vực cơ bản. Xây dựng niềm tin cho sinh viên vào sự lãnh đạo của Đảng, theo mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Giúp sinh viên vận dụng kiến thức chuyên ngành để chủ động, tích cực trong giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội theo đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Phương pháp giảng dạy: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm Đánh giá học phần: - Kiểm tra giữa kỳ : 30% (trắc nghiệm, tự luận) - Thi kết thúc học phần: 70% (trắc nghiệm, tự luận) Nội dung Số tiết Chương mở đầu. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu môn đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam 1. Đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu 2. Phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của việc học tập môn học 2 Chương 1. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam và Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng 1.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam 1.2. Hội nghị thành lập Đảng và cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng. 5 30 Chương 2. Đường lối đấu tranh giành chính quyền (1930–1945) 2.1. Chủ trương đấu tranh từ năm 1930 đến năm 1939 2.2. Chủ trương đấu tranh từ năm 1939 đến năm 1945 5 Chương 3. Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945–1975) 3.1. Đường lối xây dựng, bảo vệ chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) 3.2. Đường lối kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước (1954 - 1975) 6 Chương 4. Đường lối công nghiệp hoá 4.1. Công nghiệp hoá thời kỳ trước đổi mới 4.2. Công nghiệp hoá thời kỳ đổi mới 5 Chương 5. Đường lối xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 5.1. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường 5.2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta 5 Chương 6. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị 6.1. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1986) 6.2. Đường lối xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới 5 Chương 7. Đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá; giải quyết các vấn đề xã hội 7.1. Quá trình nhận thức và nội dung đường lối xây dựng và phát triển nền văn hoá 7.2. Quá trình nhận thức và chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội 6 Chương 8. Đường lối đối ngoại 8.1. Đường lối ngoại giao thời kỳ trước đổi mới (1975 - 1985) 8.2. Đường lối đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế thời kỳ đổi mới 6 Tài liệu của học phần: [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2009. Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2007. Một số chuyên đề Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. [3] Các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam. [4] Hồ Chí Minh toàn tập. [5] Nguyễn Phúc Luân (chủ biên). 2001. Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945 - 1975). NXB Chính trị quốc gia Hà Nội. 31 Học phần: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (BASIC LAW) - Mã số: XH001 - Số tín chỉ: 2 (30 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Học phần Pháp luật đại cương có cấu trúc gồm 3 phần. Phần I có 4 bài trình bày về những vấn đề chung về nhà nước và pháp luật; Phần II có 4 bài trình bày về pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Phần 3 có 8 bài giới thiệu khái quát về các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Nội dung của học phần nhằm bổ trợ kiến thức về khoa học xã hội, nhà nước và pháp luật cho sinh viên. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Giúp cho người học nắm được những vấn đề cơ bản nhất về nhà nước và pháp luật. Trên cơ sở đó đi vào giới thiệu một số qui định về các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Luật Hiến pháp, Luật Hành chính, Luật Hình sự, Luật dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình... Phương pháp giảng dạy: Nội dung lý thuyết được thiết kế dưới dạng báo cáo các chuyên đề trong khoảng thời gian 25 tiết. Ngoài ra, sinh viên phải thực hành giải quyết các tình huống pháp lý được chọn lọc từ thực tiễn với thời lượng 10 tiết để gắn kết những nội dung lý thuyết với thực tiễn cuộc sống. Điều này sẽ giúp sinh viên hiểu thấu đáo nội dung môn học. Đánh giá học phần: Gồm 2 phần đánh giá: kiểm tra giữa kỳ và thi kết thúc. - Kiểm tra giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc học phần: 70% Nội dung Số tiết Phần 1. Những vấn đề chung về Nhà nước và Pháp luật Bài 1: Nguồn gốc của Nhà nước và pháp luật Bài 2: Những nhận thức chung về Nhà nước và pháp luật Bài 3: Tổng quan về Hệ thống chính trị Bài 4: Những vấn đề cơ bản về Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam Phần 2. Pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Bài 5: Hình thức pháp luật Bài 6: Quy phạm pháp luật và quan hệ pháp luật Bài 7: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý Bài 8: Pháp chế xã hội chủ nghĩa Phần 3. Các ngành luật chủ yếu trong hệ thống pháp luật Việt nam Bài 9: Ngành Luật Hiến pháp Bài 10: Ngành Luật Hành chính. Bài 11: Ngành Luật Hình sự. Bài 12: Ngành Luật Dân sự. Bài 13: Ngành Luật Hôn nhân và Gia đình. 2 2 2 3 4 4 5 3 6 32 Bài14: Ngành Luật Thương mại. Bài 15: Ngành Luật Lao động. Bài 16: Ngành Luật Đất đai. Tài liệu của học phần: [1] Hiến pháp 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). [2] Luật Tổ chức Quốc hội - 2001. [3] Luật Tổ chức Chính phủ - 2001. [4] Luật Tổ chức Tòa án nhân dân - 2002. [5] Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân - 2003. 33 Học phần: VĂN BẢN VÀ LƯU TRỮ ĐẠI CƯƠNG (ADMINISTRATIVE TEXTS AND ARCHIVES) - Mã số: XH002 - Số tín chỉ: 2 (30 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Môn học cung cấp kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc sử dụng và quản lý công văn giấy tờ hành chính và chuyên môn để sinh viên khi ra trường có thể hành nghề được đào tạo đúng các quy định hiện hành về công tác hành chính văn phòng. Môn học sẽ giúp sinh viên học tốt hơn những môn học của chuyên ngành vì biết khai thác và áp dụng cách thức quản lý tài liệu học tập một cách khoa học. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: - Cung cấp kiến thức lý luận và thực tiễn về văn bản và văn bản hành chính; Trình bày thể thức văn bản và phương pháp soạn thảo văn bản; Khái niệm lưu trữ, ý nghĩa và tác dụng của tài liệu lưu trữ. - Chú trọng phát triển kỹ năng soạn thảo văn bản và kỹ năng quản lý khoa học các loại văn bản hành chính, giúp sinh viên biết cách lựa chọn, phân loại văn bản để lưu trữ; Biết cách tra tìm, sử dụng tài liệu lưu trữ để có thể làm tốt công tác quản lý ở cơ quan sau này. - Hình thành ý thức học tập nghiêm túc và khoa học; Phát huy khả năng tự học tập, tự nghiên cứu của sinh viên. Phương pháp giảng dạy: Lý thuyết và thực hành Đánh giá học phần: - Kiểm tra giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc học phần: 70% Nội dung Số tiết Phần 1. Văn bản hành chính Bài 1: Khái niệm, chức năng của văn bản và văn bản hành chính 1.1. Khái niệm văn bản và văn bản hành chính 1.2. Các chức năng cơ bản của văn bản hành chính 1.3. Hệ thống văn bản quản lý nhà nước CHXHXN Việt Nam Bài 2: Thể thức văn bản quản lý Nhà nước 2.1. Khái niệm thể thức văn bản 2.2. Mục đích, ý nghĩa của việc quy định thể thức văn bản 2.3. Ý nghĩa và cách thể hiện các yếu tố thông tin về thể thức văn bản Bài 3: Phương pháp sọan thảo văn bản hành chính 3.1. Nguyên tắc chung về soạn thảo và ban hành văn bản 3.2. Các yêu cầu cơ bản 3.3. Phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thường dùng 3.4. Bài tập soạn thảo văn bản Bài 4:Tổ chức khoa học quản lý và sử dụng văn bản trong các cơ 3 3 8 6 34 quan 4.1. Khái niệm về hồ sơ và lập hồ sơ 4.2. Phương pháp lập hồ sơ 4.3. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào quản lý và sử dụng văn bản 4.4. Bài tập về lập hồ sơ Kiểm tra giữa kỳ 1 Phần 2. Tài liệu lưu trữ Bài 1: Khái niệm, ý nghĩa và tác dụng của tài liệu lưu trữ 1.1. Các khái niệm 1.2. Ý nghĩa và tác dụng của tài liệu lưu trữ Bài 2: Khai thác, sử dụng tài liệu lưu trữ 2.1. Mục đích, ý nghĩa của việc khai thác tài liệu lưu trữ 2.2. Hệ thống công cụ tra cứu khoa học khai thác tài liệu lưu trữ 2.3. Các tiêu chuẩn để xem xét giá trị của tài liệu lưu trữ Thi kết thúc học phần 3 5 1 Tài liệu tham khảo: [1] Cục lưu trữ Nhà nước. 1992. Từ điển lưu trữ Việt Nam. Hà Nội. [2] Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 1996. [3] Lưu Kiếm Thanh. 1999. Hướng dẫn soạn thảo văn bản pháp quy. NXB Thống kê Hà Nội. [4] Nguyễn Quốc Bảo, Nghiêm Kỳ Hồng. 2004. Soạn thảo văn bản và công tác văn thư lưu trữ. NXB Chính trị Quốc giaHà Nội. [5] Nguyễn Văn Thâm. 1999. Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý Nhà nước. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội. [6] Nguyễn Văn Thâm, Lưu Kiếm Thanh, Lê Xuân Lam, Bùi Xuân Lự. 2003. Hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ hành chính. NXB Thống kê Hà Nội. [7] Trần Hà. 1987. Hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản. NXB Trẻ TP HCM. [8] Trần Anh Nhân và Nguyễn Anh Thư. Kỹ thuật soạn thảo văn bản. NXB TP HCM. [9] Vũ Dườn Hoan. 1987. Công tác lưu trữ Việt Nam. NXB Khoa học xã hội Hà Nội. [10] Vương Đình Quyền. 1981. Lập hồ sơ và danh mục hồ sơ. Trường Đại học Tổng Hợp Hà Nội. [11] Vương Đình Quyền và Nguyễn Văn Hàm. 1996. Văn bản và lưu trữ đại cương. NXB Giáo dục. 35 Học phần: KỸ NĂNG GIAO TIẾP (GENERAL COMMUNICATION SKILLS) - Mã số: XH003 - Số tín chỉ: 2 TC (20 tiết lý thuyết; 20 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Môn học kỹ năng giao tiếp cung cấp cho sinh viên cách nhìn khái quát về vai trò của Kỹ năng giao tiếp trong mọi hoạt động của xã hội đồng thời tạo điều kiện cho sinh viên bước đầu làm quen với những kỹ năng cần thiết khi tham gia vào mọi hoạt động giao tiếp trong cuộc sống. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Trang bị cho sinh viên những kiến thức và những nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp, giúp sinh viên hiểu sự cần thiết của giao tiếp trong xã hội, vì sao giao tiếp thất bại. Bên cạnh đó, sinh viên còn hiểu được vai trò, tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp trong hoạt động học tập và trong công việc. Phương pháp giảng dạy: Lý thuyết kết hợp thực hành Đánh giá học phần: Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên: - Tham gia tích cực: 10% - Bài tập: 40% - Thi cuối học phần: 50% Nội dung Số tiết Chương 1. Tổng quan về Kỹ năng giao tiếp 1.1. Chức năng và vai trò của giao tiếp 1.2. Cấu trúc của giao tiếp 1.3. Các hình thức giao tiếp 2LT - 2BT Chương 2. Một số khái niệm và nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp 2.1. Khái niệm cơ bản 2.2. Phương tiện giao tiếp 2.3. Phong cách giao tiếp 2.4. Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp 2LT - 2BT Chương 3. Giới thiệu các kỹ năng giao tiếp cơ bản 3.1. Kỹ năng lắng nghe 3.2. Kỹ năng đặt câu hỏi 3.3. Kỹ năng thuyết phục 3.4. Kỹ năng đọc và tóm tắt văn bản 3.5. Kỹ năng viết 2LT - 2BT Chương 4. Kỹ năng giao tiếp trực tiếp (hội thoại) 4.1. Đặc điểm và vai trò của hội thoại 4.2. Các bước triển khai của một cuộc hội thoại 4.3. Một số dạng hội thoại cơ bản 3LT - 3BT 36 4.4. Một số lưu ý trong tiến trình hội thoại Chương 5. Kỹ năng giao tiếp bằng chữ viết 5.1. Vai trò của giao tiếp bằng chữ viết 5.2. Một số kênh giao tiếp bằng chữ viết và đặc điểm 5.3. Kỹ năng tìm kiếm và nghiên cứu thông tin 5.4. Một số lưu ý trong giao tiếp bằng chữ viết 2LT - 2BT Chương 6. Kỹ năng thuyết trình 6.1. Khái niệm và vai trò của thuyết trình 6.2. Chuẩn bị cho một buổi thuyết trình 6.3. Một số lưu ý khi thuyết trình 3LT - 3BT Chương 7. Kỹ năng đàm phán 7.1. Khái niệm và vai trò của đàm phán 7.2. Một số đặc điểm cơ bản của đàm phán 7.3. Các loại hình đàm phán 7.4. Một số lưu ý khi đàm phán 2LT- 2BT Chương 8. Kỹ năng tổ chức hội họp 8.1. Khái niệm và tầm quan trọng của hội họp 8.2. Chuẩn bị cho một cuộc họp 8.3. Một số lưu ý trong quá trình tổ chức hội họp 2LT - 2 Bài tập nhóm Chương 9. Giao tiếp trong đời sống và công việc 9.1. Giao tiếp trong đời sống và văn hóa giao tiếp 9.2. Giao tiếp văn phòng 9.3. Kỹ năng giao tiếp trong mối quan hệ với những kỹ năng mềm khác 2LT - 2BT Tài liệu của học phần: [1] Bùi Xuân An. 2010. Sổ tay Kỹ năng giao tiếp. ĐH Nông Lâm Tp.HCM. [2] Chu Văn Đức. 2005. Giáo trình Kỹ năng giao tiếp. NXB Hà Nội. [3] Dale Carnegie. 2008. Đắc nhân tâm. NXB Trẻ. [4] Ferguson. 2004. Communication Skills – Second Edition. Facts On File Inc. 37 Học phần: ANH VĂN CĂN BẢN 1 (GENERAL ENGLISH 1) - Mã số: AV001 - Số tín chỉ: 4 TC (60 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Môn Anh văn căn bản 1 được thiết kế nhằm phát triển bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trình độ trung cấp (intermediate) qua việc ôn lại các kiến thức ngôn ngữ mà sinh viên đã đạt được, đồng thời phát triển khả năng phân tích ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Thông qua chương trình, sinh viên có dịp tiếp cận những tình huống nghe, hiểu và nói đa dạng với chủ đề lý thú nhằm phát triển khả năng giao tiếp của sinh viên, giúp sinh viên có thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, sinh viên còn có thể củng cố khả năng đọc hiểu và viết qua các bài học phù hợp với trình độ sinh viên, cũng như qua các bài tập viết đơn giản giúp sinh viên diễn đạt ý tưởng của mình dễ dàng hơn. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: - Hệ thống hóa kiến thức các chủ điểm ngữ pháp cơ bản như thì, tính từ, trạng từ, so sánh, động từ khiếm khuyết; giới thiệu những từ vựng căn bản về sở thích, cảm xúc, cuộc sống để sinh viên sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. - Chú trọng phát triển kỹ năng đọc theo hướng tích hợp, phối hợp tăng cường vốn từ vựng theo các chủ đề cụ thể với mục tiêu cuối cùng là nâng cao kỹ năng đọc tốt bằng tiếng Anh cho người học; giúp sinh viên luyện tập kỹ năng nghe nói một cách có hệ thống thông qua những bài tập và tình huống cụ thể, đơn giản, gần gũi với đời sống hàng ngày để người học có thể giao tiếp đơn giản ở nơi làm việc; rèn luyện kỹ năng viết thơ, email, bưu thiếp, viết một đoạn văn ngắn tự giới thiệu về mình. - Hình thành ý thức học tập nghiêm túc và khoa học; tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm và khả năng tự học tập, tự nghiên cứu. Phương pháp giảng dạy: theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) Đánh giá học phần: - Điểm kiểm tra trong lớp: 30% - Điểm kiểm tra cuối học phần: 70% Nội dung Số tiết Unit 1. MY FIRST CLASS (p.8) 1.1. Grammar: The present simple tense, the past tense, question formation, the past continuous tense 1.2. Vocabulary: Learning languages and language words 1.3. Reading: Language policy a disaster’ says head teacher 1.4. Listening and speaking: Getting to know people, explaining why you were late 1.5. Writing: Write an informal letter to your friend, telling him or her about your new school/class 12 38 Unit 2. FEELINGS (p.14) 2.1. Grammar: Adjectives and comparatives, Linking verbs, Present Continuos Tense 2.2. Vocabulary: Feelings and adjective collocations 2.3. Reading: It only takes Juan Mann to save the world! 2.4. Listening and Speaking: Response expressions, Making excuses 2.5. Writing: Write about your problem and post it to an Internet forum 12 Unit 3. TIME OFF (p.20) 3.1. Grammar: The present perfect tense, the future tense 3.2. Vocabulary: Places of interest, holiday problems, weather 3.3. Reading: Workers can’t bank on holidays 3.4. Listening and Speaking: Deciding where to go sightseeing, Talking about your holiday plans 3.5. Writing: Write a postcard to your friend, describing your vacation 8 Mid-term test 1 Unit 4. IINTERESTS (p.26) 4.1. Grammar: Frequency (present and past), Duration (past simple and present perfect continuous) 4.2. Vocabulary: Evening and weekend activities, problems and ports, music 4.3. Reading: The playlist of your life 4.4. Listening and Speaking: Did you have good weekend?, Are you any good? Music, films and books 4.5. Writing: Write an informal email to your friend, describing your weekend 8 Unit 5. WORKING LIFE (p.36) 5.1. Grammar: Modals, Rules 5.2. Vocabulary: Jobs, work places and activities, be used to, get used to 5.3. Reading: Terrible jobs not a thing of the past 5.4. Listening and Speaking: What does your job involve? Rules at work 5.5. Writing: Write a paragraph to introduce yourself. 8 Unit 6. GOING SHOPPING (p.42) 6.1. Grammar: Requests 6.2. Vocabulary: Describing souvenirs and presents, Clothes and accessories 6.3. Reading: Shop till you drop! 6.4. Listening and Speaking: Negotiating prices, Comparing mobile phones, The best way to buy tickets for a gig, Responding to recommendations 6.5. Writing: Write an informal email to order a product on line 7 Review 3 Final test 1 39 Tài liệu tham khảo: [1] Ly Thi Bich Phuong, Bui Minh Chau, Nguyen Thi Phuong Hong & Truong Kha Trinh. 2010. Learning Breakthrough 1. Cantho: Cantho University Press. [2] Hutchinson, T. 2011. English for Life. Oxford: Oxford University Press. [3] Oxenden, C., Latham- Koenig, C., & Seligson, P. 2011. American English File. Oxford: Oxford University Press. [4] Puchta, H., & Stranks, J. with Gerngross, G., Holzmann, C., Lewis-Jones, P. 2009. More! 4. Cambridge: Cambridge University Press and Helbling Languages. [5] Swan, M. 2011. Practical English Usage. Oxford: Oxford University Press. 40 Học phần: ANH VĂN CĂN BẢN 2 (GENERAL ENGLISH 2) - Mã số: AV002 - Số tín chỉ: 3 TC (45 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Môn Anh văn căn bản 2 được thiết kế nhằm phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trình độ trung cấp (intermediate) qua việc ôn lại các kiến thức ngôn ngữ mà sinh viên đã đạt được, đồng thời phát triển khả năng phân tích ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Thông qua chương trình, sinh viên có dịp tiếp cận những tình huống nghe, hiểu và nói đa dạng với chủ đề lý thú nhằm phát triển khả năng giao tiếp của sinh viên, giúp sinh viên có thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, sinh viên còn có thể củng cố khả năng đọc hiểu và viết qua các bài học phù hợp với trình độ sinh viên, cũng như qua các bài tập viết đơn giản giúp sinh viên diễn đạt ý tưởng của mình dễ dàng hơn. Học phần tiên quyết: Anh văn căn bản 1 (AV001) Mục tiêu: - Giúp sinh viên phát âm đúng theo hệ thống phiên âm quốc tế, theo ngữ điệu và biết nối âm; cung cấp cho sinh viên các kiến thức về ngữ pháp như so sánh thì quá khứ và hiện tại, cách dùng thì tương lai trong quá khứ, câu điều kiện (loại 1, 2), câu bị động ; cung cấp cho sinh viên vốn từ vựng với các chủ đề: trường học, ẩm thực, nhà ở, hoạt động giải trí, thế giới thiên nhiên; - Giúp sinh viên phát triển kỹ năng đọc, nghe và đàm thoại theo các chủ đề đã học. - Phát triển ý thức học tập nghiêm túc và khoa học, tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm và khả năng tự học tập, tự nghiên cứu trong sinh viên. Phương pháp giảng dạy: theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) Đánh giá học phần: Điểm cả học phần = điểm kiểm tra trong lớp (30%) + điểm kiểm tra cuối học phần (70%). Điểm kiểm tra trong lớp: Điểm chuyên cần, tham gia xây dựng bài, các bài kiểm tra. Điểm kiểm tra cuối học phần: Điểm bài thi hết học phần Điểm đạt: Điểm D trở lên 41 Nội dung Số tiết Unit 7. SCHOOL AND STUDYING (p. 48) 7.1. Grammar: After, once and when, zero and first conditionals 7.2. Vocabulary: Describing courses, Forming words, Schools, teachers and students 7.3. Reading: Learning to be happy 7.4. Listening and speaking: Describing how a course is going, different aspects of education 7.5. Writing: Describe your school 8 Unit 8. Eating 8.1. Grammar: Tend to, second conditionals 8.2. Vocabulary: Describing food, restaurants, over- 8.3. Reading: Food for thought 8.4. Listening and Speaking: Ordering dinner in a Peruvian restaurant, Conversations about restaurants and food, Describing dishes 8.5. Writing: Describe a traditional Vietnamese dish 8 Unit 9. Houses 9.1. Grammar: Comparing the past with now 9.2. Vocabulary: Describing where you live, describing changes, describing areas 9.3. Reading: Priced out of the market 9.4. Listening and Speaking: Describing a flat, the area where you live, making comparisons, asking about rules 9.5. Writing: Describe where you live 8 Mid-term test 1 Unit 10. Going out 10.1. Grammar: The future in the past 10.2. Vocabulary: Films, exhibitions and, describing what’s on, describing an event 10.3. Reading: What’s on in Buenos Aires? 10.4. Listening and Speaking: Arranging a night out, explaining where things are, why you do not want to do things 10.5. Writing: Describe a day out 8 Unit 11. The natural world 11.1. Grammar: -ing clauses, Passives 11.2. Vocabulary: Animals, keeping pers, forming wods 11.3. Reading: Animals and the environment 11.4. Listening and Speaking: Unusual animal experiences, pets, helping to tell stories 11.5. Writing: Describe your favorite pet 8 Review 3 Final test 1 42 Tài liệu tham khảo: [1] Do Xuan Hai, Phan Thi My Khanh, Nguyen Hai Quan & Phuong Hoang Yen. 2010. Learning Breakthrough 2. Cantho: Cantho University Press. [2] Hutchinson, T. 2011. English for Life. Oxford: Oxford University Press. [3] Oxenden, C., Latham- Koenig, C., & Seligson, P. 2011. American English File. Oxford: Oxford University Press. [4] Puchta, H., & Stranks, J. with Gerngross, G., Holzmann, C., Lewis-Jones, P. 2009. More! 4. Cambridge: Cambridge University Press and Helbling Languages. [5] Swan, M. 2011. Practical English Usage. Oxford: Oxford University Press. 43 Học phần: ANH VĂN CĂN BẢN 3 (GENERAL ENGLISH 3) - Mã số: AV003 - Số tín chỉ: 3 TC (45 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Môn Anh văn căn bản 3 được thiết kế nhằm tiếp tục trang bị và hoàn thiện bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trình độ trung cấp (intermediate) qua việc ôn lại các kiến thức ngôn ngữ mà sinh viên đã đạt được, đồng thời phát triển khả năng phân tích ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp của sinh viên. Thông qua chương trình, sinh viên có dịp tiếp cận những tình huống nghe, hiểu và nói đa dạng với chủ đề lý thú nhằm phát triển khả năng giao tiếp của sinh viên, giúp sinh viên có thể sử dụng ngôn ngữ hiệu quả hơn trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. Ngoài ra, sinh viên còn có thể củng cố khả năng đọc hiểu và viết qua các bài học phù hợp với trình độ sinh viên, cũng như qua các bài tập viết đơn giản giúp sinh viên diễn đạt ý tưởng của mình dễ dàng hơn. Học phần tiên quyết: Anh văn căn bản 2 (AV002) Mục tiêu: - Hệ thống các mảng từ vựng về con người, du lịch, các tai nạn, các vấn đề kỹ thuật máy tính; trang bị những kiến thức ngữ pháp cần thiết để phát triển kỹ năng ngôn ngữ cũng như có thể áp dụng được trong những tình huống thực tế như các thì quá khứ hoàn thành, quá khứ hoàn thành tiếp diễn, câu điều kiện, câu tường thuật - Sinh viên đọc được các bài đọc ngắn (từ 100 đến 120 từ) để lấy ý chính, lấy ý chi tiết, học cách đoán trước khi đọc, học cách suy luận, hiểu được cấu trúc bài đọc. Chú trọng phát triển kỹ năng đọc theo hướng tích hợp, với mục tiêu cuối cùng là nâng cao kỹ năng đọc bằng tiếng Anh; luyện tập kỹ năng nghe nói một cách bài bản và có hệ thống thông qua những bài tập và tình huống đơn giản, gần gũi với đời sống hàng ngày như gia đình, bạn bè, đi du lịch, kể lại một bài báo, nói về những người nổi tiếng...; rèn luyện kỹ năng trả lời giải quyết các vấn đề kỹ thuật máy tính, viết một đoạn văn (khoảng 100 đến 120 từ) miêu tả người, tường thuật một chuyến đi, trình bày ý kiến về những thuận lợi, bất lợi, nguyên nhân, kết quả. - Nâng cao ý thức học tập nghiêm túc và khoa học, tinh thần hợp tác khi làm việc nhóm và khả năng tự học tập, tự nghiên cứu. Phương pháp giảng dạy: theo phương pháp giao tiếp (Communicative Approach) Đánh giá học phần: Điểm cả học phần = điểm kiểm tra trong lớp (30%) + điểm kiểm tra cuối học phần (70%). Điểm kiểm tra trong lớp: Điểm chuyên cần, tham gia xây dựng bài, các bài kiểm tra. Điểm kiểm tra cuối học phần: Điểm bài thi hết học phần Điểm đạt: Điểm D trở lên 44 Nội dung Số tiết Unit 12. People I know 12.1. Grammar: Used to and would, expressing regrets (wish) 12.2. Vocabulary: Describing characters, synonyms 12.3. Reading: Give me my space! 12.4. Listening and speaking: Talking about one’s family, asking about friends and family 12.5. Writing: Describing one of your family members 8 Unit 13. Travel 13.1. Grammar: The Past Perfect Tense, The Past Perfect Continuous Tense, Third Conditionals 13.2. Vocabulary: Ways of travelling and travel problems, Phrasal Verbs, Strong adjectives 13.3. Reading: Journey to a new nation 13.4. Listening and Speaking: Talking about journeys, Blaming people 13.5. Writing: Describing your last trip 8 Unit 14. Houses 14.1. Grammar: -ing forms and to- infinitives 14.2. Vocabulary: Computers, Talking about market, Technology, programs and gadgets 14.3. Reading: Here today, gone tomorrow! 14.4. Listening and Speaking: Gadgets and technology, A computer problem, Responding to advice 14.5. Writing: Writing a response to give advice on an internet problem 8 Mid-term test 1 Unit 15. Injuries and illness 15.1. Grammar: Reported Speech, Reported Verbs 15.2. Vocabulary: Accidents and problems, Explaining causes and results 15.3. Reading: Fact or myth? 15.4. Listening and Speaking: Explaining causes and results, At the doctor’s 15.5. Writing: Writing a paragraph about causes and effects on a health problem 8 Unit 16. The natural world 16.1. Grammar: Relative clauses 16.2. Vocabulary: Newspapers, Explaining who people are 16.3. Reading: Seeking fame and fortune 16.4. Listening and Speaking: Stories in the news, Famous people 16.5. Writing: Writing an advantage-disadvantage paragraph 8 Review 3 Final test 1 45 Tài liệu tham khảo: [1] Luu Hoang Anh, Bui Lan Chi, Le Huu Ly & Le Xuan Mai. 2009. Learning Breakthrough 3. Cantho: Cantho University Press. [2] Dellar, H., & Walkley, A. 2011. Outcomes – Intermediate. Heinle Elt. [3] Hutchinson, T. 2011. English for Life. Oxford: Oxford University Press. [4] Murphy, R. 2007. English Grammar in Use. Cambridge: Cambridge University Press. [5] Oxenden, C., Latham- Koenig, C., & Seligson, P. 2011. American English File. Oxford: Oxford University Press. [6] Puchta, H., & Stranks, J. with Gerngross, G., Holzmann, C., Lewis-Jones, P. 2009. More! 4. Cambridge: Cambridge University Press and Helbling Languages. [7] Swan, M. 2011. Practical English Usage. Oxford: Oxford University Press. 46 Học phần: VI TÍCH PHÂN A1 (CALCULUS A1) - Mã số: CB001 - Số tín chỉ: 3 TC (45 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phép tính vi phân, phép tính tích phân hàm một biến số, phương trình vi phân, và các kiến thức của lý thuyết chuỗi. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Cung cấp cho người học các kiến thức về phép tính vi phân, phép tính tích phân hàm một biến số, phương trình vi phân, và các kiến thức của lý thuyết chuỗi: Chuỗi số và chuỗi hàm. Rèn luyện kỹ năng tính toán, phương pháp tư duy toán học cho sinh viên, giúp họ thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa toán học với các lĩnh vực chuyên ngành đồng thời là cơ sở học tiếp các môn Toán học khác và các môn học chuyên ngành sau này. Phương pháp giảng dạy: Giảng lý thuyết, đề xuất tình huống, luyện tập bài tập. Đánh giá học phần: - Đánh giá giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc : 70% Nội dung Số tiết Chương 1. Hàm số - Giới hạn – liên tục 1.1. Tập số thực 1.2. Hàm số 1.3. Giới hạn 1.4. Đại lượng vô cùng bé (VCB) và đại lượng vô cùng lớn (VCL) 1.5. Liên tục Bài tập 8 Chương 2. Phép tính vi phân hàm một biến 2.1 Đạo hàm 2.2. Vi phân 2.2.1. Định nghĩa 2.2.2. Tính chất 2.3. Các định lý về khả vi Bài tập 8 Chương 3. Phép tính tích phân hàm một biến 3.1. Nguyên hàm và tích phân bất định 3.2. Tích phân xác định 3.3. Tích phân suy rộng 3.4. Ứng dụng tích phân Bài tập 8 47 Chương 4. Phương trình vi phân 4.1. Số phức 4.2. Phương trình vi phân cấp 1 4.3. Phương trình vi phân cấp 2 Bài tập 12 Chương 5. Lý thuyết chuỗi 5.1. Chuỗi số 5.2. Chuỗi số dương 5.3. Chuỗi bất kỳ 5.4. Chuỗi đan dấu 5.5. Chuỗi hàm 5.6. Chuỗi luỹ thừa 5.7. Chuỗi Taylor và chuỗi Maclaurin Bài tập 9 Tài liệu tham khảo: [1] Nguyễn Đình Trí (Chủ biên). 2005. Toán học cao cấp, tập 1,2,3. NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Đình Trí (Chủ biên). 2005. Bài tập toán cao cấp, tập 1,2,3. NXB Giáo dục. [3] Phan Quốc Khánh. 2000. Phép tính vi tích phân, tập 1. NXB Giáo dục. [4] G. M. FICHTENGÔN. 1969. Giáo trình phép tính vi tích phân, tập 1,2,3. NXB Giáo dục. [5] Jean - Marie Monier. 1999. Giải tích, tập 1,2,3. NXB Giáo dục (bản dịch tiếng Việt). 48 Học phần: VI TÍCH PHÂN A2 (CALCULUS A2) - Mã số: CB002 - Số Tín chỉ: 3 TC (45 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học cơ bản Mô tả học phần: Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về phép tính vi phân và cực trị của hàm nhiều biến, tích phân bội và tích phân đường và tích phân đường mặt. Học phần tiên quyết: Vi tích phân A1 (CB001) Mục tiêu: Cung cấp cho người học các kiến thức về phép tính vi phân và cực trị của hàm nhiều biến, tích phân bội và tích phân đường – mặt. Rèn luyện kỹ năng tính toán, phương pháp tư duy toán học cho sinh viên, giúp họ thấy được mối liên hệ chặt chẽ giữa toán học với các lĩnh vực chuyên ngành đồng thời là cơ sở học tiếp các môn Toán học khác và các môn học chuyên ngành sau này. Phương pháp giảng dạy: Giảng lý thuyết, đề xuất tình huống, luyện tập bài tập. Đánh giá học phần: - Đánh giá giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc: 70% Nội dung Số tiết Chương 1. Phép tính vi phân hàm nhiều biến 1.1. Khái niệm về hàm nhiều biến 1.2. Giới hạn và liên tục 1.3. Đạo hàm riêng và vi phân toàn phần 1.4. Đạo hàm của hàm ẩn và hàm hợp 1.5. Công thức taylor của hàm nhiều biến 1.6. Cực trị của hàm nhiều biến Bài tập 12 Chương 2. Tích phân bội 10 2.1. Tích phân hai lớp 2.2. Tích phân ba lớp 2.3. Ứng dụng Bài tập 12 Chương 3. Phân tích đường và tích phân mặt 3.1. Tích phân đường 3.2. Tích phân mặt 3.3. Trường vô hướng và trường vecto 3.4. Ứng dụng Bài tập 21 49 Tài liệu tham khảo: [1] Nguyễn Đình Trí (Chủ biên). 2005. Toán học cao cấp, tập 1,2,3. NXB Giáo dục. [2] Nguyễn Đình Trí (Chủ biên). 2005. Bài tập toán cao cấp, tập 1,2,3. NXB Giáo dục. [3] Phan Quốc Khánh. 2000. Phép tính vi tích phân, tập 1. NXB Giáo dục. [4] G. M. FICHTENGÔN. 1969. Giáo trình phép tính vi tích phân, tập 1,2,3. NXB Giáo dục. [5] Jean - Marie Monier. 1999. Giải tích, tập 1,2,3. NXB Giáo dục (bản dịch tiếng Việt). 50 Học phần: ĐẠI SỐ TUYẾN TÍNH (LINEAR ALGEBRA) - Mã số: CB003 - Số Tín chỉ: 2 TC (30 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học cơ bản Mô tả học phần: Cung cấp kiến thức toán học cơ bản về môn Đại số tuyến tính như: Hệ phương trình tuyến tính, Ma trận, Định thức, Không gian véctơ Rn. Học phần tiên quyế t: Không Mục tiêu: Cung cấp kiến thức toán học cơ bản về môn Đại số tuyến tính như: Hệ phương trình tuyến tính, Ma trận, Định thức, Không gian vectơ và một ứng dụng của không gian véctơ để sinh viên có cơ sở học tiếp các môn Toán học khác và các môn học chuyên ngành sau này. Phương pháp giảng dạy: Giảng lý thuyết, đề xuất tình huống, luyện tập bài tập. Đánh giá học phần: - Đánh giá giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc: 70% Nội dung Số tiết Chương 1. Ma trận và định thức 1.1. Ma trận 1.2. Định thức 1.3. Ma trận nghịch đảo của ma trận vuông 1.4. Hạng của ma trận Chương 2. Hệ phương trình tuyến tính 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.2. Phương pháp giải 2.3. Ứng dụng của hệ phương trình (Đọc thêm) Chương 3. Không gian vectơ 3.1. Không gian vectơ 3.2. Không gian con 3.3. Độc lập tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính. Cơ sở của không gian vectơ 3.4. Tọa độ đối với cơ sở 12 8 10 Tài liệu tham khảo: [1] Đoàn Quỳnh, Văn Như Cương, Hoàng Xuân Sính. 1987. Đại số tuyến tính và hình học, tập 1,2,3. NXB Giáo dục Hà Nội. [2] Nguyễn Viết Đông, Lê Thị Thiên Hương, Nguyễn Anh Tuấn, Lê Anh Vũ. 2006. Bài tập Toán cao cấp. NXB Giáo dục. [3] Daniel Norman. 1995. Introduction to linear algebra for Science and Engineering. Addison-Wesley Publishers, U.S.A, ISBN 0-201-60210-5. [4] David. C Lay. 1995. Linear algebra and its applications. Addison -Wesley Publishing Company, U.S.A, ISBN 0-201-84556-3. 51 [5] George B. Thomas, JR. 1996. Calculus and Analytic Geometry. Addison-Wesley Publishers, U.S.A, ISBN 0-201-53174-7. [6] Leonard Gillmand, R.H McDowell. 1978. Calculus. W.W Norton & Company INC Newyork 2nd edition. [7] Seymour Lipschutz. 1991. Theory and problems of linear algebra. McGraw-Hill, INC. ISBN 0-07-038007-4. 52 Học phần: TIN HỌC CĂN BẢN (BASIC INFORMATION) - Mã số: CB004 - Số tín chỉ: 1 TC và 2 TC (15 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Công nghệ thông tin Mô tả học phần: Học phần cung cấp những kiến thức tin học cơ bản. Cung cấp một số kiến thức về tin học văn phòng. Giúp sinh viên nắm kiến thức về tin học văn phòng, bao gồm một số kiến thức cơ bản như sau: - Hệ điều hành Windows - Giới thiệu và sử dụng trình soạn thảo văn bản với MS Word - Giới thiệu và sử dụng bảng tính điện tử với MS Excel - Giới thiệu và sử dụng Powerpoint căn bản Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên: - Kiến thức: Nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức và thực hành tin học văn phòng như làm việc với máy tính trên hệ điều hành Windows, soạn thảo văn bản, thao tác trên bảng tính điện tử, tạo trình chiếu Powerpoint . Giúp sinh viên sử dụng môi trường làm việc năng động sau này. - Kỹ năng: Sinh viên có thể tự trau dồi kiến thức cho quá trình tự học thông qua mạng internet cũng như qua các tài liệu về tin học - Thái độ: Yêu cầu sinh viên cần ngoài thời gian học trên lớp, nghe giảng bài, đòi hỏi sinh viên thực hành trên máy tính và tự tìm hiểu, tìm hiểu các thông tin khác trên báo đài, internet, Phương pháp giảng dạy: Lý thuyết và thực hành trên máy tính Đánh giá học phần: - Đánh giá giữa kỳ: 30% - Thi kết thúc : 70% * Nội dung học phần Tin học căn bản (CB004) Nội dung Số tiết Chương 1. Tổng quan 1.1. Hệ thống công nghệ thông tin 1.2. Các thành phần cơ bản của máy tính 1.3. Mạng máy tính 1 Chương 2. Hệ điều hành windows XP 2.1. Khái niệm về Hệ điều hành 2.2. Hệ điều hành Windows XP 2.3. Các thao tác cơ bản 2.4. Các phần mềm gõ tiếng Việt 1 Chương 3. Các khái niệm cơ bản 1 53 3.1. Giới thiệu hệ soạn thảo văn bản MS-Word 2003 3.2. Nhập văn bản 3.3. Thao tác trên khối 3.4. Thao tác trên tập tin văn bản 3.5. Một số thao tác cơ bản Chương 4. Các kỹ thuật xử lý văn bản 4.1. Khái niệm định dạng 4.2. Định dạng trang in (Page setup) 4.3. Định dạng ký tự 4.4. Định dạng Paragraph 4.5. Định dạng khung và nền (Borders and Shading) 4.6. Định dạng cột (Column) 4.7. Định dạng Tab stop 4.8. Định dạng Bullets và Numbering 4.9. Định dạng Drop Cap 4.10. Định dạng Text Box 1 Chương 5. Các kỹ thuật xử lý nội dung 5.1. Tìm và thay thế 5.2. Tạo tiêu đề trang 5.3. Đánh số trang 5.4. Chú thích (Footnote/Endnote) 5.5. Chèn ngắt trang, ngắt đoạn 5.6. Mail Merge 5.7. Chèn hình ảnh vào văn bản 1 Chương 6. Lập bảng biểu (table) 6.1. Các thao tác cơ bản 6.2. Định dạng bảng biểu 6.3. Một số phép toán trong bảng 2 Chương 7. Giới thiệu microsoft excel 2003 7.1. Giới thiệu Microsoft Excel 7.2. Các khái niệm căn bản 7.3. Giới thiệu thao tác trên bảng tính 7.4. Các kiểu dữ liệu 1 Chương 8. Các thao tác cơ bản trên bảng tính 8.1. Các thao tác trên bảng tính: dữ liệu, tập tin, vùng 8.2. Các lệnh biến đổi dữ liệu đặc biệt khác (Paste Special) 8.3. Một số thao tác biến đổi 8.4. Tìm kiếm (Find) và thay thế (Replace) 1 Chương 9. Giới thiệu các hàm thông dụng của excel 9.1. Cú pháp các hàm trong Excel 9.2. Các hàm thông dụng 9.3. Hàm tìm kiếm 2 Chương 10. Định dạng 10.1. Khái niệm định dạng 10.2. Định dạng phong chữ 10.3. Định dạng hiển thị dạng số (Number) 10.4. Hiệu chỉnh độ rộng của cột, dòng 10.5. Kẻ khung (Border) 1 54 Chương 11. Xử lý dữ liệu 11.1. Khái niệm 11.2. Sắp xếp dữ liệu (Sort) 11.3. Lọc dữ liệu (Filter) 11.4. Các hàm cơ sở dữ liệu 1 Chương 12. Tạo biểu đồ và in ấn 1 Chương 13. Cơ bản về Powerpoint 13.1. Giới thiệu về Powerpoint 13.2. Các thao tác cơ bản 13.3. Xây dựng Slide 13.4. Đưa thông tin lên Slide 13.5. Tạo hiệu ứng và kỹ thuật tŕnh diễn 13.6. Sử dụng template 1 Tài liệu tham khảo: [1] Đàm Văn Chương. 2007. Microsoft Access căn bản. NXB Phương Đông. [2] Nguyễn Thiện Tâm. 2003. Giáo trình Microsoft Access. NXB Đại học Quốc gia TPHCM. [3] Trần Nguyên Hãn. 2007. Giáo trình chứng chỉ B Tin học Microsoft Access 2003, Tập 1 và 2. NXB Lao động Xã hội. 55 Học phần: THỰC TẬP TIN HỌC CĂN BẢN (BASIC INFORMATICS IN LABS) - Mã số: CB005 - Số tín chỉ: 2 (0 tiết lý thuyết, 60 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Công nghệ thông tin Mô tả học phần: Học phần trang bị những kỹ năng thực hành tin học cơ bản cho sinh viên, bao gồm một số kiến thức và kỹ năng cơ bản như sau:  Hệ điều hành Windows  Giới thiệu và sử dụng trình soạn thảo văn bản với MS Word  Giới thiệu và sử dụng bảng tính điện tử với MS Excel  Giới thiệu và sử dụng Powerpoint căn bản Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên: - Kiến thức: trang bị cho sinh viên kiến thức và kỹ năng thực hành tin học văn phòng như sử dụng hệ điều hành Windows, soạn thảo văn bản, xử lý bảng tính điện tử, trình chiếu điện tử. - Kỹ năng: Sinh viên có thể tự trau dồi kiến thức cho quá trình tự học thông qua mạng internet cũng như qua các tài liệu về tin học - Thái độ, chuyên cần: Yêu cầu sinh viên ngoài thời gian học trên lớp, nghe giảng bài, đòi hỏi sinh viên thực hành trên máy tính tìm hiểu các thông tin khác trên báo đài, Internet, Phương pháp giảng dạy: thực hành, thảo luận Đánh giá môn học:  Đánh giá giữa kỳ: 30%  Thi kết thúc: 70% Nội dung Số tiết Phần I. Giới thiệu Chương 1: Hệ điều hành windows XP Bài tập 1: Thực hiện các thao tác cơ bản trên hệ điều hành windows XP. Bài tập 2: Khảo sát các phần mềm gõ tiếng Việt 2 Phần II: Microsoft Word 2003 2 56 Nội dung Số tiết Chương 2: Các khái niệm cơ bản Bài tập 3: Thực hiện các thao tác cơ bản trên văn bản: nhập văn bản, xử lý khối văn bản và các thao tác trên tập tin Chương 3: Các kỹ thuật xử lý văn bản Bài tập 4: Thực hiện định dạng ký tự, định dạng đoạn (paragraph), khung, nền. Bài tập 5: Thực hiện định dạng cột, tab stop Bài tập 6: Thực hiện định dạng Bullet và Numbering, Drop Cap và Text Box 5 Chương 4: Các kỹ thuật xử lý nội dung Bài tập 7: Thực hiện các thao tác chèn hình ảnh vào văn bản Bài tập 8: Mail Merge 4 Chương 5: Lập bảng biểu (table) Bài tập 9: Các thao tác cơ bản và định dạng trên bảng biểu 4 Phần III: Microsoft Excel 2003 Chương 6: Các thao tác cơ bản trên bảng tín Bài tập 10: Các thao tác cơ bản trên bảng tính 5 Chương 7: Giới thiệu các hàm thông dụng của excel Bài tập 11: Khảo sát các hàm thông dụng trong Excel Bài tập 12: Khảo sát các hàm tìm kiếm trong Excel 10 Chương 8: Định dạng Bài tập 13: Thực hiện định dạng cơ bản (phông chữ, number, cột dòng, khung) 5 Chương 9: Xử lý dữ liệu Bài tập 14: Sắp xếp dữ liệu và lọc dữ liệu Bài tập 15: Khảo sát các hàm cơ sở dữ liệu 5 Chương 10: Tạo biểu đồ và in ấn 3 Phần IV: Bài tập tổng hợp Chương 11: Bài tập tổng hợp 10 Phần V: Microsoft Powerpoint 2013 Chương 12: Cơ bản về Powerpoint Bài tập 16: Các thao tác cơ bản về Powerpoint Bài tập 17: Xây dựng slide; tạo hiệu ứng và kỹ thuật trình diễn 5 Tài liệu tham khảo: 57 [1] Giáo trình Tin học đại cương. Khoa CNTT [2] Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office, eDT. 2007. Microsoft CPLS. 58 Học phần: XÁC SUẤT THỐNG KÊ (PROBABILITY STATISTICS) - Mã số: CB006 - Số tín chỉ: 2 TC (30 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học cơ bản Mô tả học phần: Xác suất và thống kê đóng vai trò rất quan trọng trong thế giới hiện đại từ khoa học, kỹ thuật, công nghệ, đến hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Môn học có 2 phần tương đối độc lập về cấu trúc nhưng gắn rất chặt chẽ về nội dung. Cụ thể: Phần Lý thuyết xác suất nhằm phát hiện và nghiên cứu tính quy luật của các hiện tượng ngẫu nhiên. Các kiến thức về Lý thuyết xác suất là cơ sở trực tiếp cho quá trình phân tích và suy luận thống kê trong phần Thống kê toán. Phần Thống kê toán bao gồm: Cơ sở lý thuyết về mẫu ngẫu nhiên, các phương pháp trong thống kê mô tả nhằm đưa ra các đặc trưng chính của số liệu; phần thống kê suy diễn giúp đưa ra các suy diễn về tổng thể sử dụng các thông tin lấy từ mẫu, trong đó có bài toán ước lượng tham số tổng thể, kiểm định giả thiết thống kê và tương quan hồi quy tuyến tính. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Cung cấp cho sinh viên các kiến thức cơ bản về xác suất thống kê và áp dụng các kiến thức này trong các tính toán bằng số, từ đó biết cách tiếp cận và ứng dụng vào các bài toán thực tế. Phương pháp giảng dạy: 100% là giờ lý thuyết nên tùy vào từng bài toán cụ thể mà giảng viên sẽ có những phương pháp giảng phù hợp. Đánh giá học phần: - Đánh giá giữa kỳ: 30% - Kiểm tra cuối kỳ: 70% Nội dung Số tiết Chương 1. Bổ túc về Giải tích tổ hợp 1.1. Tập hợp 1.2. Quy tắc đếm 1.3. Chỉnh hợp 1.4. Hoán vị 1.5. Tổ hợp 1.6. Nhị thức Newton 1.7. Hoán vị lặp 1.8. Chỉnh hợp lặp Bài tập Chương 1 3 Chương 2. Các khái niệm mở đầu 2.1. Biến cố, tính chất và quan hệ giữa các loại biến cố 2.2. Xác suất 2.3. Các công thức xác suất 2.4. Bài tập Chương 2 6 59 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên 3.1. Đại lượng ngẫu nhiên 3.2. Hàm phân phối xác suất của đại lượng ngẫu nhiên 3.3. Phân phối xác suất cho hàm của đại lượng ngẫu nhiên 3.4. Các tham số đặc trưng của đại lượng ngẫu nhiên 3.5. Một số phân phối thông dụng 3.6. Bài tập Chương 3 6 Chương 4. Lý thuyết mẫu 4.1. Đại lượng ngẫu nhiên gốc và mẫu ngẫu nhiên 4.2. Các phương pháp tính tham số mẫu Bài tập Chương 4 2 Chương 5. Ước lượng tham số 5.1. Bài toán ước lượng điểm 5.2. Bài toán ước lượng khoảng 5.3. Bài tập 5 Chương 6. Kiểm định giả thiết thống kê 6.1. Định nghĩa kiểm định giả thiết 6.2. Kiểm định giả thiết các tham số 6.3. Kiểm định giả thiết so sánh các tham số 6.4. Kiểm định phi tham số 6.5. Bài tập Chương 6 5 Chương 7. Tương quan hồi quy tuyến tính 7.1. Đại lượng ngẫu nhiên hai chiều 7.2. Hệ số tương quan 7.3. Hồi quy tuyến tính 7.4. Bài tập 3 Tài liệu tham khảo: [1] Đào Hữu Hồ. 1996. Xác suất thống kê. NXB ĐHQG Hà Nội. [2] Đặng Hấn. 1996. Xác suất thống kê. NXB Thống kê. [3] Đặng Hấn. 1996. Bài tập Xác suất thống kê. NXB Thống kê. [4] Đặng Hùng Thắng. 1999. Bài tập thống kê. NXB Giáo dục. [5] Đinh Văn Gắng. 1999. Lý thuyết Xác suất thống kê. NXB Giáo dục. [6] Đinh Văn Gắng. 1999. Bài tập Xác suất thống kê. NXB Giáo dục. [7] Lê Sĩ Đồng. 2007. Xác suất thống kê và ứng dụng. NXB Giáo dục. [8] Phạm Văn Kiều. 2000. Xác suất thống kê. NXB ĐH Sư phạm. 60 Học phần: VẬT LÝ 1 (PHYSICS 1) - Mã số: CB007 - Số tín chỉ: 2 TC (30 tiết lý thuyết; 0 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Cung cấp cho sinh viên những những kiến thức cơ bản sau: - Đại lượng đặc trưng cho chuyển động. - Nguyên nhân làm biến đổi chuyển động: tịnh tiến và quay. - Sự bảo toàn và biến hóa năng lượng: vận động cơ và nhiệt. - Trường tĩnh điện và trường tĩnh từ là các dạng vật chất tồn tại trong không gian theo thời gian; chúng có năng lượng, và chuyển hóa cho nhau, quan hệ mật thiết. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: - Cung cấp cho sinh viên những kiến thức, các quy luật, các nguyên lý cơ bản về Vật lý đại cương Phần Cơ, Nhiệt, Điện làm cơ sở để sinh viên học các môn kỹ thuật, - Vận dụng kiến thức vật lý để giải bài tập và giải quyết những vấn đề trong kỹ thuật và thực tiễn cuộc sống, rèn luyện tư duy logic, tư duy khoa học và nhân sinh quan, thế giới quan đúng đắn. - Nghiêm túc và cẩn thận trong học tập, trong công việc. Phương pháp giảng dạy: Dạy học nhóm hợp tác, dạy học- thảo luận (seminar), dạy học dựa vào vấn đề Đánh giá học phần: Kiểm tra giữa kỳ: 3,0 điểm Hoạt động nhóm trên lớp: 2,0 điểm Kiểm tra cuối kỳ: 5,0 điểm Nội dung Số tiết Chương Mở đầu 1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu vật lý học 2. Các đại lượng vật lý (đơn vị và thứ nguyên) 3. Sai số của phép đo các đại lượng vật lý 2 PHẦN 1. CƠ Chương 1. Động học chất điểm 1.1. Những khái niệm mở đầu 1.2. Những đại lượng đặc trưng của động học chất điểm 1.3. Các dạng chuyển động cơ đặc biệt 1 Chương 2. Động lực học chất điểm 2.1. Phát biểu các định luật Newton 2.2. Nguyên lý tương đối Galileo 2 61 2.3. Một số loại lực cơ học 2.4. Động lượng của chất điểm 2.5. Định luật bảo toàn động lượng của hệ chất điểm 2.6. Mômen động lượng của chất điểm Chương 3. Động lực học hệ chất điểm 3.1. Công và công suất 3.2. Khái niệm năng lượng và Định luật bảo toàn năng lượng 3.3. Động năng và Định lý về động năng 3.4. Va chạm xuyên tâm 3.5. Thế năng và định lý thế năng trong trọng trường đều 3.6. Định luật bảo toàn cơ năng trong trọng trường 3.7. Trường hấp dẫn 3.8. Khái niệm về trường lực thế- Sơ đồ thế năng 2,5 Chương 4. Chuyển động quay của vật rắn 4.1. Khối tâm và phương trình chuyển động khối tâm 4.2. Các đặc điểm của chuyển động tịnh tiến, của chuyển động quay của vật rắn (quanh một trục) 4.3. Phương trình cơ bản chuyển động quay của vật rắn quay quanh một trục 4.4. Mômen động lượng của một hệ chất điểm 4.5. Các định lý về mômen động lượng của một hệ, của một vật quay xung quanh một trục 4.6. Định luật bảo toàn mômen động lượng. Ứng dụng 4.7. Công và động năng của vật rắn 2 Chương 5. Dao động và sóng cơ 5.1. Dao động cơ 5.2. Sóng cơ 1 PHẦN 2. NHIỆT Chương 6. Thuyết động học phân tử các chất khí 6.1. Các đặc trưng cơ bản của chất khí 6.2. Phương trình trạng thái khí lý tưởng 6.3. Thuyết động học phân tử 6.4. Định luật phân bố hạt theo vận tốc của Maxwell 6.5. Số bậc tự do. Nội năng của khí lý tưởng 6.6. Công thức khí áp. Định luật phân bố hạt theo thế năng của Boltzmann 2,5 Chương 7. Nguyên lý thứ nhất Nhiệt động lực học 7.1. Nội năng của một hệ nhiệt động. Công và nhiệt 7.2. Phát biểu nguyên lý 1, các hệ quả, ý nghĩa 2 Chương 8. Nguyên lý thứ hai Nhiệt động lực học 8.1. Quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch 8.2. Máy nhiệt. Hiệu suất của động cơ nhiệt 8.3. Phát biểu nguyên lý 2 về truyền nhiệt và về động cơ vĩnh cửu loại hai 8.4. Chu trình Carnot và Định lý Carnot 8.5. Biểu thức toán học của nguyên lý 2 8.6. Hàm entropi và nguyên lý tăng entropi 2,5 62 Chương 9. Khí thực, chuyển pha 9.1. Phương trình trạng thái khí thực Van der Waals 9.2. Hiệu ứng Joule -Thomson 1,0 PHẦN 3. ĐIỆN TỪ Chương 10. Trường tĩnh điện 10.1. Định luật Coulomb 10.2. Điện trường 10.3. Định lý Ostrogradski-Gauss 10.4. Điện thế 10.5. Hệ thức liên hệ giữa cường độ điện trường và điện thế 2 Chương 11. Vật dẫn 11.1. Những tính chất của vật dẫn tích điện cân bằng. Điện dung của vật dẫn 11.2. Hiện tượng điện hưởng 11.3. Năng lượng điện trường 1 Chương 12. Điện môi 12.1. Hiện tượng phân cực điện môi 12.2. Cường độ điện trường và điện cảm trong điện môi 12.3. Điện môi đặc biệt 1 Chương 13. Từ trường 13.1. Những đại lượng đặc trưng của dòng điện 13.2. Tương tác từ của dòng điện. Định luật Ampere 13.3. Từ trường 13.4. Từ thông 13.5. Định lý Ampere về lưu số của cường độ từ trường. Ứng dụng 13.6. Lực từ trường 13.7. Lực Lorentz. Chuyển động của hạt điện trong từ trường đều. 13.8. Công của từ lực 2,5 Chương 14. Cảm ứng điện từ 14.1. Các định luật về hiện tượng cảm ứng điện từ. Suất điện động cảm ứng 14.2. Hiện tượng tự cảm. Độ tự cảm. Suất điện động tự cảm. Hiệu ứng bề mặt (định tính) 14.3. Năng lượng từ trường của ống dây điện. Năng lượng từ trường bất kỳ. 1 Chương 15. Vật liệu từ 15.1. Sự từ hóa. Các loại vật liệu từ 15.2. Giải thích định tính nghịch từ và thuận từ 15.3. Từ trường tổng hợp trong vật liệu từ 15.4. Sắt từ 1 Chương 16. Trường điện từ 16.1. Điện trường xoáy. Luận điểm I của Maxwell. Phương trình Maxwell- Faraday 16.2. Dòng điện dịch. Luận điểm II của Maxwell. Phương trình Maxwell-Ampere 16.3. Trường điện từ. Hệ phương trình trường điện từ. Năng lượng trường điện từ 1 63 Chương 17. Dao động điện từ 17.1. Dao động điện từ tự do trong mạch RLC (các trường hợp: điều hòa, tắt dần, không dao động) 17.2. Dao động điện từ cưỡng bức (có nêu tổng trở của mạch, cộng hưởng điện) 1 Chương 18. Sóng điện từ 18.1. Sự tạo thành sóng điện từ 18.2. Các tính chất tổng quát của sóng điện từ 18.3. Phương trình truyền sóng điện từ trong môi trường (đồng chất, đẳng hướng). Vận tốc sóng điện từ. Chiết suất 18.4. Năng lượng và năng thông sóng điện từ 18.5. Thang sóng điện từ 1 Tài liệu tham khảo: [1] Lương Duyên Bình (Chủ biên). 1992. Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Hà Nội. [2] Lương Duyên Bình (Chủ biên), Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Tụng: 1995. Bài tập Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt. NXB Giáo dục. [3] Nguyễn Xuân Chi, Đặng Quang Khang. 2000. Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt. ĐH Bách Khoa Hà Nội. [4] Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều. 2006. Vật lý Đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 1: Cơ học và Nhiệt học. NXB Giáo dục. 64 Học phần: THỰC TẬP VẬT LÝ 1 (PRACTICAL PHYSICS 1) - Mã số: CB008 - Số tín chỉ: 1 TC (0 tiết ký thuyết; 30 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học cơ bản Mô tả học phần: Học phần nhằm bổ sung cho sinh viên khối ngành kỹ thuật, công nghệ những kiến thức về bản chất các hiện tượng vật lý xảy ra trong thực tế cuộc sống, rèn luyện cho các kỹ sư trong tương lai kỹ năng đo lường và tính toán. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: - Hiểu sâu thêm phần lý thuyết đã học trong chương trình vật lý đại cương. - Nắm vững nguyên tắc lý thuyết của phương pháp thực hành. - Làm quen và biết cách sử dụng các dụng các, máy thông thường, kỹ năng và kinh nghiệm sử dụng các dụng cụ đơn giản này sẽ rất bổ ích khi tiếp xúc với các máy phức tạp hơn trong thực tiễn ngành nghề. - Biết phương pháp làm công tác thực nghiệm: Xác định mục đích thí nghiệm, phương pháp đạt mục đích đó, lựa chọn và chuẩn bị, ghi chép kết quả, tính toán xử lý các số liệu, viết báo cáo thí nghiệm. - Rèn luyện đức tính và tác phong của người Kỹ sư: Trung thực, khách quan, thận trọng, chính xác. Phương pháp giảng dạy: Thực hành, thảo luận, báo cáo Đánh giá học phần: Các bài thực hành phải được đánh giá đạt Nội dung Số tiết Bài mở đầu 2 Bài 1: Đo độ dài 1.1. Xác định độ dài bằng thước kẹp, panme 1.2. Xác định bán kính của chỏm cầu bằng cầu kế. 4 Bài 2: Đo độ nhớt của chất lỏng bằng nhớt kế 2.1. Đo thời gian rơi của viên bi theo một khoảng cách nhất định, từ đó suy ra vận tốc viên bi 2.2. Tính độ nhớt của chất lỏng cần đo 4 Bài 3: Xác định nhiệt dung riêng của chất rắn 3.1. Xác định nhiệt dung riêng của một số mẫu vật bằng đồng 3.2. Xác định nhiệt dung riêng của một số mẫu vật bằng nhôm. 4 Bài 4: Đo điện trở 4.1. Thiết lập mạch cầu cân bằng 4.2. Xác định giá trị của điện trở 4 Bài 5: Đo từ trường 5.1. Đo từ trường của dây dẫn thẳng khi có dòng điện chạy qua 5.2. Đo từ trường của dây dẫn tròn khi có dòng điện chạy qua 4 65 Bài 6: Bài Tự chọn - Báo cáo seminar 6.1. Nhóm sinh viên chọn bài thực hành theo điều kiện thực tiễn phòng Thí nghiệm và sự hướng dẫn của giảng viên 6.2. Hệ thống kiến thức/ lý thuyết có liên quan, tiến hành thực nghiệm, ghi nhận kết quả, bàn luận hoặc so sánh với một số kết quả nghiên cứu ở Bài báo khoa học đã công bố có liên quan. Trình bày seminar 4 Tổng kết - Kiểm tra 4 Tài liệu tham khảo: [1] Lương Duyên Bình (Chủ biên). 1992. Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt. NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp. Hà nội. [2] Lương Duyên Bình (Chủ biên), Nguyễn Hữu Hồ, Lê Văn Nghĩa, Nguyễn Tụng: 1995. Bài tập Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt. NXB Giáo dục. [3] Nguyễn Xuân Chi, Đặng Quang Khang. 2000. Vật lý Đại cương tập 1: Cơ- Nhiệt. ĐH Bách Khoa Hà nội. [4] Trần Ngọc Hợi (Chủ biên), Phạm Văn Thiều. 2006. Vật lý Đại cương các nguyên lý và ứng dụng, tập 1: Cơ học và Nhiệt học. NXB Giáo dục. 66 Học phần: HOÁ HỌC 1 (GENERAL CHEMISTRY 1) - Mã số: CB011 - Số tín chỉ: 2 TC (20 tiết lý thuyết; 20 tiết thực hành) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Học viên sẽ lĩnh hội được một số kiến thức cơ bản của hóa học như: điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra, vận tốc phản ứng, cân bằng hóa học (điều kiện để phản ứng xảy ra nhanh, tạo nhiều sản phẩm, sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào các yếu khác nhau), pH các loại dung dịch, điện hóa học.... Sau khi học xong phần lý thuyết trên lớp sinh viên sẽ được hướng dẫn một số bài thực hành tại phòng thí nghiệm để hiểu thêm phần lý thuyết, cũng như có khái niệm ban đầu cho việc tham gia các học phần thực tập sau này tại phòng thí nghiệm. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Các kiến thức đại cương này giúp cho sinh viên có khái niệm khái quát nhất trong một số vấn đề của hóa học và sẽ làm nền tảng cho học viên trong việc tiếp thu các môn học khác của hóa học như hóa vô cơ, hữu cơ, hóa phân tích, hóa lý... Phương pháp giảng dạy: Phương pháp diễn giải chứng minh, đưa ra ví dụ. Giảng viên hướng dẫn các vấn đề khó hiểu tại lớp, hướng dẫn sinh viên tự nghiên cứu phần dễ hiểu tại nhà. Kết hợp với giải bài tập, hoặc cho sinh viên chia nhóm để báo cáo về một chuyên đề nào đó liên quan đến học phần. Sau khi kết thúc phần lý thuyết 20 tiết trên lớp sinh viên sẽ được hướng dẫn 20 tiết thực hành tại phòng thí nghiệm, viết phúc trình báo cáo lại sau mỗi bài thí nghiệm. Đánh giá học phần: - Đối với phần lý thuyết: + Kiểm tra giữa kỳ: 30% + Thi kết thúc: 70% - Đối với phần thực hành: viết báo cáo phúc trình 50%, thi vấn đáp 50% - Tổng điểm môn học sẽ là trung bình cộng của cả phần lý thuyết và thực hành. Nội dung Số tiết Phần 1. Lý thuyết Chương 1. Một số vấn đề đại cương 1.1. Cấu tạo nguyên tử 1.2. Bảng phân loại tuần hoàn 1.3. Các liên kết trong hóa học 1 Chương 2. Áp dụng nguyên lý thứ nhất nhiệt động học vào hóa học 2.1. Các khái niệm 2.2. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học 2.3. Vận dụng nguyên lý thứ nhất nhiệt động học vào hóa học 4 Chương 3: Áp dụng nguyên lý thứ hai nhiệt động học vào hóa học 3.1. Khái niệm về entropy S 4 67 3.2. Nguyên lý thứ hai nhiệt động học 3.3. Vận dụng vào hóa học Chương 4. Cân bằng hóa học 4.1. Định luật tác dụng khối lượng 4.2. Nguyên lý chuyển dịch cân bằng Le Chaterlier 1 Chương 5. Đại cương về động hóa học (vận tốc phản ứng) 5.1. Các khái niệm 5.2. Phương trình động học các phản ứng có bậc đơn giản 5.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng 5.4. Chất xúc tác 3 Chương 6. Dung dịch 6.1. Dung dịch các chất tan không điện li 6.2. Dung dịch các chất điện li 6 Chương 7. Phản ứng oxi hóa khử và các quá trình điện hóa 2 Phần 2. Thực hành Bài 1. Kỹ thuật phòng thí nghiệm 4 Bài 2. Pha chế dung dịch – chuẩn độ - Thí nghiệm 1: Pha NaCl 10% từ NaCl rắn - Thí nghiệm 2: Pha loãng dung dịch - Thí nghiệm 3: Pha trộn dung dịch - Thí nghiệm 4: Pha dung dịch H2C2O4 0,1N từ H2C2O4.2H2O rắn - Thí nghiệm 5: Xác định nồng độ dung dịch NaOH bằng H2C2O4 0,1N (bằng phương pháp chuẩn độ) - Thí nghiệm 6: Xác định nồng độ dung dịch HCl bằng dung dịch NaOH (bằng phương pháp chuẩn độ) 4 Bài 3. Dung dịch điện li – độ pH của dung dịch – chất chỉ thị màu - Thí nghiệm 1: Xác định màu của chất chỉ thị ở các môi trường pH khác nhau - Thí nghiệm 2: Dùng máy đo pH xác định giá trị chính xác của pH ở các môi trường khác nhau 4 Bài 4. Tốc độ phản ứng – cân bằng hóa học - Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của nồng độ chất phản ứng đến tốc độ phản ứng trong hệ đồng thể - Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng - Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của chất xác tác đồng thể đến tốc độ phản ứng - Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của diện tích bề mặt đến tốc độ phản ứng trong hệ dị thể - Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của nồng độ đến cân bằng hóa học 4 Bài 5. Hiệu ứng nhiệt của phản ứng I. Các phản ứng oxi – hóa khử II. Hiệu ứng nhiệt phản ứng - Thí nghiệm 1: Nhiệt phản ứng trung hòa NaOH và HCl - Thí nghiệm 2: Nhiệt hòa tan NaCl vào nước cất 4 Tài liệu tham khảo: [1] Đào Văn Lượng. 2002. Nhiệt động hóa học. NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật. 68 [2] Lê Mậu Quyền. 2008. Bài tập hóa học đại cương. NXB Giáo Dục. [3] Nguyễn Đình Chi. 2008. Hóa học đại cương. NXB Giáo Dục. [4] Trần Thị Đà, Đặng Trần Phách. 2009. Cơ sở lý thuyết các phản ứng hóa học. NXB Giáo Dục Việt Nam. 69 Học phần: HOÁ HỌC 2 (GENERAL CHEMISTRY 2) - Mã số: CB012 - Số tín chỉ: 2 TC (30 tiêt lý thuyết; 0 tiết lý thuyết) - Khoa phụ trách: Khoa Khoa học Cơ bản Mô tả học phần: Học phần bao gồm 4 phần: hóa vô cơ, hóa hữu cơ, hóa học phức chất và đại cương về hóa nano. Trong đó hóa Hữu cơ chiếm tỉ lệ nhiều hơn cả. Sinh viên sẽ được lĩnh hội các kiến thức cơ bản của hóa vô cơ, hóa hữu cơ, phức chất, đặc biệt bước đầu sẽ được tiếp cận với hóa học hiện đại – hóa nano – đang rất phát triển trên thế giới và là công cụ hỗ trợ rất đắc lực cho công nghệ nano; làm nền tảng cho các môn học, ngành học sau này có liên quan đến hóa học. Học phần tiên quyết: Không Mục tiêu: Minh họa về mặt thực nghiệm, giúp sinh viên nắm vững hơn về tính chất, các hiện tượng hóa học, cũng như cách điều chế một số nguyên tố, hợp chất vô cơ và hữu cơ đã được giới thiệu trong học phần hóa học 2, đồng thời giới thiệu và cho sinh viên thao tác một số phương pháp phân lập và tinh chế hợp chất hữu cơ. Phương pháp giảng dạy: Sinh viên đọc tài liệu tham khảo thu thập các kiến thức có liên quan đến bài thực hành, thực hiện các bước thí nghiệm theo tài liệu thực tập và dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đánh giá học phần: Bài báo cáo phúc trình 50%, thi vấn đáp 50% Nội dung Số tiết Chương 1. Cấu tạo và tính chất hóa học của các đơn chất 1.1. Kim loại 1.2. Phi kim loại 1.3. Khí trơ 1.4. Kim loại chuyển tiếp 2 Chương 2. Cấu tạo và tính chất hóa học của các oxit và hydroxit 2.1. Oxit và hydroxit kim loại 2.2. Oxit và hydroxit phi kim 2 Chương 3. Cấu tạo và tính chất hóa học của các hợp chất không có oxi 3.1. Halogen 3.2. Lưu Huỳnh 3.3. Phospho 3.4. Nitơ 3.5. Cacbon 3.6. Silic 3.7. Hydro 4 Chương 4. Cấu tạo và khả năng phản ứng của các hợp chất hữu cơ 4.1. Cấu tạo vỏ điện tử của nguyên tử cacbon 4.2. Liên kết  và liên kết π trong hợp chất hưu cơ 3 70 4.3. Phân loại các hợp chất hữu cơ 4.4. Đồng đẳng và các loại đồng phân của hợp chất hữu cơ 4.5. Phân loại các phản ứng hữu cơ 4.6. Các hiệu ứng chuyển dịch điện tử và khả năng phản ứng của phân tử hữu cơ 4.7. Cơ chế phản ứng hữu cơ Chương 5. Hóa học các hợp chất hrdrocacbon 5.1. Cấu tạo và phân loại các hydrocacbon 5.2. Các nguồn hydrocacbon thiên nhiên 5.3. Tính chất hóa học điển hình của hydrocacbon 5.4. Phương pháp sản xuất một số hydrocacbon 2 Chương 6. Hóa học các hợp chất vòng thơm 6.1. Cơ cấu của benzen 6.2. Tính chất hóa học và các phản ứng hóa học trên nhân thơm 2 Chương 7. Hóa học các hợp chất có nhóm hydroxyl 7.1. Cấu tạo và phân loại các hợp chất có nhóm hydroxyl 7.2. Tính chất hóa học điển hình của hợp chất có nhóm hydroxyl 7.3. Phương pháp sản xuất một số rượu và phenol 2 Chương 8. Hóa học các hợp chất có nhóm cacbonyl 8.1. Cấu tạo và phân loại các hợp chất có nhóm cacbonyl 8.2. Tính chất hóa học điển hình của hợp chất có nhóm cacbonyl 8.3. Phương pháp sản xuất một số Andehyt và Xeton 2 Chương 9. Hóa học các hợp chất có nhóm cacboxylic 9.1. Cấu tạo và phân loại các hợp chất có nhóm cacboxylic 9.2. Tính chất hóa học điển hình của hợp chất có nhóm cacboxylic 9.3. Phương pháp sản xuất một số axit cacboxylic 2 Chương 10. Hóa học các hợp chất ete và ester 10.1. Cấu tạo, phân loại và tính chất hóa học điển hình của các hợp chất ete 10.2. Cấu tạo, phân loại và tính chất hóa học điển hình của các hợp chất ester 10.3. Lipit: cấu tạo, phân loại và tính chất hóa học điển hình của lipit 1 Chương 11. Hóa học các hợp chất có nhóm amin 11.1. Cấu tạo và phân loại các hợp chất có nhóm amin 11.2. Tính chất hóa học điển hình của hợp chất có nhóm amin 11.3. Phương pháp sản xuất một số chất amin 2 Chương 12. Hóa học các hợp chất tạp chức – Hóa học các hợp chất dị vòng 12.1. Gluxit: cấu tạo, phân loại và tính chất hóa học điển hình 12.2. Protit: cấu tạo, phân loại và tính chất hóa học điển hình 12.3. Axit nucleic: cấu tạo, phân loại và chức năng 12.3. Cấu tạo phân loại dị vòng có oxi và lưu huỳnh 12.4. Cấu tạo phân loại dị vòng có Nitơ 1 Chương 13. Hóa học các hợp chất cao phân tử 13.1. Cấu tạo phân loại các hợp chất cao phân tử 13.2. Tính chất hóa học điển hình của các hợp chất cao phân tử 13.3. Phương pháp sản xuất một số hợp chất cao phân tử 2 71 Chương 14. Hóa học các hợp chất cơ kim loại 14.1. Cấu tạo phân loại các hợp chất cơ kim loại 14.2. Tính chất hóa học điển hình của hợp chất cơ kim loại 14.3. Phương pháp sản xuất một số hợp chất cơ Mg, cơ Zn, cơ Pb 2 Chương 15. Hóa học các phức chất 15.1. Một số khái niệm cơ bản về phức chất: ion trung tâm, phối tử, số phối trí, các loại phối tử, phối tử nhiều càng, complex

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfctdt_cntp_web_0418.pdf