Chương 6 Lập kế hoạch bài giảng và xây dựng chương trình tập huấn

Tài liệu Chương 6 Lập kế hoạch bài giảng và xây dựng chương trình tập huấn: Chương 6 Lập kế hoạch bài giảng và xây dựng chương trình tập huấn 135 Chương này sẽ hỗ trợ tập huấn viên lập kế hoạch, chuẩn bị triển khai một khoá tập huấn và lập kế hoạch cho một bài giảng. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, chúng tôi nói lại nội dung đã đề cập ở phần 2.3.2 - chương 2 về việc học của người lớn. Bạn có thể nhớ lại nội dung đã mô tả ở này gồm trải nghiệm cụ thể, phản chiếu trải nghiệm, khái quát hoá và cũng cố kiến thức. Chu trình này sẽ được sử dụng và chuyển thể thành “chu trình giảng dạy sử dụng nguyên tắc trải nghiệm” để tập huấn viên tham khảo. 6.1 Chu trình giảng dạy sử dụng nguyên tắc trải nghiệm Giảng dạy sử dụng nguyên tắc trải nghiệm bao gồm 4 bước trong một chu trình khép kín: 1. Trải nghiệm 3. Thực hành áp dụng 4. Củng cố kiến thức 2. Khái quát hoá Sơ đồ 6.1. Chu trình giảng dạy áp dụng nguyên tắc trải nghiệm Bước 1: Trải nghiệm Khi bắt đầu học một vấn đề mới, việc đầu tiên chúng ta làm là quan sát (trải nghiệm) sử ...

pdf11 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 1954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chương 6 Lập kế hoạch bài giảng và xây dựng chương trình tập huấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 6 Lập kế hoạch bài giảng và xây dựng chương trình tập huấn 135 Chương này sẽ hỗ trợ tập huấn viên lập kế hoạch, chuẩn bị triển khai một khoá tập huấn và lập kế hoạch cho một bài giảng. Trước khi đi vào nội dung cụ thể, chúng tôi nói lại nội dung đã đề cập ở phần 2.3.2 - chương 2 về việc học của người lớn. Bạn có thể nhớ lại nội dung đã mô tả ở này gồm trải nghiệm cụ thể, phản chiếu trải nghiệm, khái quát hoá và cũng cố kiến thức. Chu trình này sẽ được sử dụng và chuyển thể thành “chu trình giảng dạy sử dụng nguyên tắc trải nghiệm” để tập huấn viên tham khảo. 6.1 Chu trình giảng dạy sử dụng nguyên tắc trải nghiệm Giảng dạy sử dụng nguyên tắc trải nghiệm bao gồm 4 bước trong một chu trình khép kín: 1. Trải nghiệm 3. Thực hành áp dụng 4. Củng cố kiến thức 2. Khái quát hoá Sơ đồ 6.1. Chu trình giảng dạy áp dụng nguyên tắc trải nghiệm Bước 1: Trải nghiệm Khi bắt đầu học một vấn đề mới, việc đầu tiên chúng ta làm là quan sát (trải nghiệm) sử dụng các giác quan khác nhau (nhìn, nghe, cảm nhận hoặc nếm thử). Trong tập huấn, chúng ta sử dụng bước này để giới thiệu nội dung, thu hút sự quan tâm và tham gia của người học vào quá trình tập huấn. Vì vậy, hiệu quả nhất là nên bắt đầu với các phương 136 pháp tích cực như quan sát thực tế, đóng vai, và thông qua sử dụng chúng thì học viên sẽ trực tiếp có được những trải nghiệm thực tế. Qua quá trình tham gia vào các hoạt động này, người học sẽ có cơ hội hiểu, trải qua và chiêm nghiệm lại phần thông tin sẽ được trao đổi ở bước sau. Bước 2: Khái quát hoá Ở bước này, thông tin và trải nghiệm thu được ở bước 1 (quan sát thực tế, đóng vai, làm bài tập thực hành) sẽ được phân tích và trao đổi tại lớp học và bổ sung những kiến thức lý thuyết cần thiết áp dụng các phương pháp như thuyết trình, động não, thảo luận và làm việc nhóm. Thông tin và trải nghiệm được trao đổi ở bước này vẫn ở dạng “thụ động” và mang tính lý thuyết. Bước 3: Thực hành Ở bước này, học viên cần phải sử dụng tất cả các giác quan để chuyển thông tin ở dạng “thụ động” sang dạng kiến thức “chủ động”. Các phương pháp như bài tập nhóm/cá nhân, học viên trình bày, thao giảng sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình này... Thực hành chính là biện pháp để tạo một đôi chân cho kiến thức ở dạng “thụ động” , làm giàu nó với những kiến thức, kinh nghiệm mới và cuối cùng sẽ thực sự biến thành vốn kiến thức của người học. Tại sao đắp chắc thế này mà vẫn bị vỡ nhỉ??? Mình biết rồi!!! Muốn đắp được không nên dẫm chân bên bờ Bước 4: Củng cố lại kiến thức Bước cuối cùng trong chu trình là củng cố lại thông tin và kinh nghiệm thu được từ thực hành. Phương pháp sử dụng ở bước này có thể là tổng hợp và kết luận nội dung trao đổi, đánh giá, nhận xét và phản hồi. 137 Trên thực tế, kiến thức không chỉ có từ các hoạt động tập huấn mà còn từ sản xuất hàng ngày của nông dân. Có thể nói học qua chu trình trải nghiệm là một trong những nguyên tắc ứng dụng cơ bản có thể áp dụng cho hầu hết tất cả các thể loại nội dung. Khi học viên đã củng cố kinh nghiệm thành kiến thức mới của mình thì họ đã sẵn sàng cho những trải nghiệm tiếp theo và như vậy, một chu trình trải nghiệm mới lại bắt đầu. 6.2 Lập kế hoạch bài giảng Chúng tôi đã giới thiệu về các phương pháp (chương 4) và hoàn cảnh sử dụng chúng ở phần 6.1 - chu trình giảng dạy áp dụng nguyên tắc trải nghiệm. Bây giờ là lúc để lập kế hoạch bài. Chìa khoá của thành công trong tập huấn là phải có sự chuẩn bị tốt. Kế hoạch bài giảng là giáo án mà tập huấn viên chuẩn bị trước các chi tiết kế hoạch và các phương pháp lựa chọn để chuyển tải nội dung cụ thể cho học viên. Lập kế hoạch bài giảng có mục đích: • Đảm bảo nội dung tập huấn phù hợp với nhu cầu của học viên. • Đạt được mục tiêu tập huấn • Lựa chọn phương pháp và bố trí thời gian phù hợp với mục tiêu, thời gian, nội dung và khả năng của tập huấn viên và học viên. • Giúp tập huấn viên chủ động về nội dung, phương pháp, thời gian tiến hành các hoạt động tập huấn và đảm bảo đúng chương trình tập huấn bằng cách: • Phân công trách nhiệm cụ thể cho từng phần trong nhóm tập huấn viên. • Chuẩn bị đầy đủ tài liệu và giáo cụ trực quan cần thiết và sắp xếp theo thứ tự để dễ sử dụng. • Dự kiến một số trò chơi dùng cho hoạt động khởi động và hình thức dùng cho hoạt động ôn bài. 138 • Lựa chọn hình thức để học viên sử dụng đánh giá buổi tập huấn và tập huấn viên dùng đánh giá mức độ tiếp thu của học viên. • Chú ý dự kiến một số tình huống, câu hỏi khó có thể nảy sinh để có phương án giải quyết nhanh, tránh bị động. • Giúp tập huấn viên tránh các thiếu sót về nội dung (hay gặp trong trường hợp chỉ giảng theo trí nhớ) hoặc sa đà quá xa chủ đề. Để hỗ trợ tập huấn viên trong quá trình này, chúng tôi xin giới thiệu một số mẫu kế hoạch bài giảng (mẫu 1 và mẫu 2) và gợi ý rằng tập huấn viên có thể sử dụng hoặc tham khảo và điều chỉnh phù hợp với mình. Để cụ thể hơn, chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ về kế hoạch bài giảng sử dụng các mẫu này. Kế hoạch bài giảng (mẫu 1) Khoá học: Tên chuyên đề: Mục tiêu: Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên sẽ: 1. ; 2. Các nội dung chính: Nội dung 1 ; Nội dung 2 Thời gian dự kiến: Kế hoạch chi tiết Nội dung/hoạt động Phương pháp Thời gian Tập huấn viên Yêu cầu nguồn lực Khởi động, ôn bài Giới thiệu bài giảng Nội dung 1 Giải lao Khởi động giữa giờ Nội dung 2 Tổng kết bài giảng Đánh giá của học viên Nhiệm vụ của học viên 139 Ví dụ kế hoạch bài giảng sử dụng mẫu 1 Tên khoá học: Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ Tên chuyên đề: Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của lợn Mục tiêu: Sau khi kết thúc chuyên đề này, học viên sẽ: - nắm được đặc điểm và vai trò của các nhóm thức ăn. - nắm được nhu cầu dinh dưỡng của lợn ở các giai đoạn tuổi khác nhau. Thời gian dự kiến: 3 giờ Kế hoạch chi tiết Nội dung Phương pháp TG THV Khởi động, ôn bài Khởi động: Sử dụng trò chơi. Ôn bài: Hình thức thi các nhóm 20 phút Giới thiệu bài Thuyết trình: giới thiệu nội dung ngắn gọn. 5 phút Đặc điểm và vai trò của các nhóm thức ăn Động não và thuyết trình: Chuẩn bị nội dung giới thiệu ngắn gọn và sử dụng thêm tranh ảnh minh hoạ. Thực hành: - Tìm nguyên liệu thức ăn trong nhóm giàu năng lượng. - Tìm các nguyên liệu thức ăn trong nhóm giàu đạm. - Tìm các nguyên liệu thức ăn trong nhóm giàu khoáng. - Tìm các nguyên liệu thức ăn trong nhóm giàu vitamin. Cách tiến hành: Tập huấn viên chuẩn bị đầy đủ các nguyên liêu thức ăn và để lẫn lộn. Chia lớp thành 4 nhóm theo từng nhóm thức ăn và yêu cầu các nhóm tìm nguyên liệu thức ăn của nhóm mình. 30 phút Giải lao 20 phút Khởi động lại Trò chơi 10 phút Nhu cầu dinh dưỡng Thuyết trình: Tập huấn viên chuẩn bị nội dung ngắn gọn lên bảng lật. 60 phút Tổng kết bài Hình thức bài tập “điền chỗ trống” 10 phút Đánh giá của học viên Hình thức: sử dụng 3 khuôn mặt khác nhau 10 phút Nhiệm vụ của học viên: Phân loại các nguyên liệu thức ăn theo nhóm và làm việc theo nhóm. 140 Kế hoạch bài giảng (mẫu 2) Tên khoá học: Tên chuyên đề: Ngày học: Thời gian: _____________________________________________________________________________ Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học này, học viên sẽ: 1. ; 2. _____________________________________________________________________________ Tài liệu, giáo cụ trực quan và văn phòng phẩm cần thiết cho buổi học: 1. ; 2. _____________________________________________________________________________ Các hoạt động/nội dung và phương pháp sử dụng & thời gian dự kiến 1. Khởi động, ôn bài. 2. Giới thiệu bài giảng. 3. Nội dung 1. 4. Nội dung 2. 5. Giải lao. 6. Khởi động giữa giờ. 7. Nội dung 3. 8. Nội dung 4. 9. Tổng kết bài giảng. _____________________________________________________________________________ 10. Đánh giá buổi tập huấn (Phương pháp sử dụng?) Ví dụ kế hoạch bài giảng sử dụng mẫu 2 Tên khoá học: Tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi lợn trong nông hộ Tên chuyên đề: Bệnh phó thương hàn lợn Ngày học: Thời gian: 2.5 - 3 giờ ___________________________________________________________________________ Mục tiêu: Sau khi kết thúc bài học này, học viên sẽ: 141 1. Nhận biết được về bệnh phó thương hàn (PTH) và cách phòng bệnh. 2. Ý thức được tầm quan trọng của việc phòng tránh bệnh PTH, qua đó góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng. ___________________________________________________________________________ Tài liệu, giáo cụ trực quan và văn phòng phẩm cần thiết cho buổi học: 1. Tranh ảnh về bệnh tích của bệnh phó thương hàn lợn. ___________________________________________________________________________ Các hoạt động/nội dung và phương pháp sử dụng & thời gian dự kiến 1. Khởi động, ôn bài: sử dụng trò chơi 2. Giới thiệu bài giảng: thuyết trình ngắn gọn 3. Nội dung 1: Đặc điểm, nguyên nhân gây bệnh và triệu chứng bệnh phó thương hàn Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: chia thành 4 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi: - Hãy nêu những đặc điểm và nguyên nhân gây bệnh phó thương hàn ở lợn? - Hãy cho biết biểu hiện bên ngoài của lợn khi mắc bệnh phó thương hàn ở thể cấp tính? - Hãy cho biết biểu hiện bên ngoài của lợn khi mắc bệnh phó thương hàn ở thể mãn tính? - Hãy cho biết nguồn bệnh và đường lây lan của bệnh phó thương hàn? 4. Nghỉ giải lao 5. Khởi động giữa giờ: sử dụng trò chơi 6. Nội dung 2: bệnh tích của bệnh phó thương hàn lợn Sử dụng phương pháp thuyết trình và dùng tranh ảnh minh hoạ. 7. Nội dung 3: Các biện pháp phòng và trị bệnh phó thương hàn lợn Sử dụng phương pháp thảo luận nhóm: chia 3 nhóm, mỗi nhóm thảo luận một câu hỏi: - Hãy nêu cách vệ sinh phòng bệnh phó thương hàn ở lợn? - Hãy cho biết cách sử dụng vắcxin để phòng bệnh phó thương hàn như thế nào? - Hãy nêu một số thuốc thông dụng và cách sử dụng các loại thuốc đó để điều trị bệnh phó thương hàn ở lợn? 9. Tổng kết bài giảng: tổng kết nội dung chính bằng cách sử dụng các câu hỏi trả lời đúng /sai. - Tập huấn viên chuẩn bị trước các câu hỏi sát với nội dung cần tổng kết. - Ví dụ: Hãy đánh dấu vào câu trả lời đúng cho các câu hỏi sau: Câu 1: Bệnh phó thương hàn lợn là bệnh có thể chữa khỏi được: a) Đúng b) Sai ______________________________________________________________________ 10. Đánh giá buổi tập huấn: sử dụng phương pháp đánh giá mức độ hài lòng/không hài lòng. 142 Chúng tôi khuyến cáo rằng, nhóm tập huấn viên sau khi kết thúc một buổi tập huấn cần thiết phải cùng nhau thảo luận và đánh giá lại những điểm tốt và điểm còn hạn chế để chỉnh sửa hoặc cải tiến cho lần sau. Tập huấn viên nên kèm phần đánh giá này vào kế hoạch bài giảng để bạn có thể trao đổi, rút kinh nghiệm với những tập huấn viên khác nếu cần và bản thân bạn cũng dễ nhớ hơn. Đây cũng là một cách để tăng cường kỹ năng sư phạm của tập huấn viên. 6.3 Xây dựng nội dung chương trình tập huấn Để triển khai tốt một khoá tập huấn, nội dung chương trình tập huấn có thể coi là thời khoá biểu của một lớp tập huấn. Ở phần này, chúng tôi sẽ sử dụng nội dung chương trình của lớp tập huấn cho nông dân chăn nuôi lợn tại nông hộ làm ví dụ minh hoạ. Tất nhiên nhóm tập huấn viên có thể xây dựng chương trình tập huấn từ trước. Nhưng chúng tôi khuyến cáo rằng nên xây dựng chương trình tập huấn với sự tham gia của học viên vào buổi học đầu tiên của khoá tập huấn. Bằng cách này thời khoá biểu hay chương trình tập huấn sẽ phù hợp với nhu cầu và điều kiện của học viên cũng như tạo cơ hội để học viên chủ động và cam kết thực hiện. Nhóm tập huấn viên có thể sử dụng kỹ năng thu thập và xử lý thông tin để hướng dẫn học viên tham gia xây dựng nội dung chương trình tập huấn. Có thể tham khảo trình tự tiến hành như sau: 143 Bước 2: Đưa ra danh sách các nội dung/chuyên về cần tập huấn với học viên nông dân dựa vào thông tin thu được ở bước 1. Bước 3: Thống nhất lịch tập huấn, các nội dung/chuyên về với học viên nông dân (cần xem xét đến yếu tố thời gian và ưu tiên về kỹ thuật). Bước 1: Thu thập thông tin về vấn đề mà nông dân đang gặp trong sản xuất nông nghiệp. Lịch tập huấn sau khi đã được thống nhất cũng có thể thay đổi khi cần thiết. Ví dụ để đáp ứng tính cấp thiết khi có dịch bệnh xẩy ra, có thể thay đổi lịch tập huấn về chuyên đề vệ sinh phòng bệnh hoặc bệnh cụ thể đó. Dưới đây là ví dụ về lịch tập huấn cho lớp tập huấn chăn nuôi lợn trong nông hộ: Mẫu chương trình tập huấn (mẫu 3) Chương trình tập huấn cho nông dân về chăn nuôi lợn tại nông hộ Ngày Nội dung/hoạt động Tập huấn viên Ngày 1 Xây dựng nội dung chương trình tập huấn và thí nghiệm hiện trường cho lớp FLS Ngày 2 Khai giảng lớp tập huấn Ngày 3 Giống lợn và kỹ thuật chọn giống Ngày 4 Thức ăn và nhu cầu dinh dưỡng của lợn Ngày 5 Kỹ thuật phối trộn thức ăn cho lợn Ngày 6 Yêu cầu kỹ thuật về chuồng nuôi Ngày 7 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn cái hậu bị Ngày 8 Phát hiện lợn nái động dục và phối giống Ngày 9 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái chửa Ngày 10 Chuẩn bị cho lợn nái đẻ và hộ lý lợn nái đẻ Ngày 11 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái nuôi con và lợn con theo mẹ 144 Ngày 12 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn con sau cai sữa Ngày 13 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn lai lấy thịt (đực ngoại x nái nội) Ngày 14 Phương pháp ghi chép và tính toán thu chi trong chăn nuôi Ngày 15 Công tác vệ sinh thú y và các biện pháp phòng bệnh cho lợn Ngày 16 Bệnh dịch tả lợn Ngày 17 Bệnh tụ huyết trùng lợn Ngày 18 Bệnh phó thương hàn lợn Ngày 19 Bệnh đóng dấu lợn Ngày 20 Bệnh xoắn khuẩn Ngày 21 Bệnh phù đầu ở lợn con sau khi cai sữa Ngày 22 Bệnh ký sinh trùng ở lợn Ngày 23 Bệnh phân trắng lợn con Ngày 24 Bệnh suyễn lợn Ngày 25 Bệnh lở mồm long mỏng ở lợn Ngày 26 Xử lý chất thải trong chăn nuôi lợn và vệ sinh bảo vệ môi trường Tóm tắt chương 6 Chương này mô tả những công cụ đơn giản, dễ hiểu và có thể dễ dàng áp dụng trong qúa trình lập kế hoạch cho một khoá tập huấn và cho một buổi lên lớp. Chu trình học đề cập ở chương 2 đã được sử dụng để xây dựng kế hoạch bài giảng cho các buổi tập huấn. Từng bước giới thiệu quá trình lập kế hoạch cùng với các mẫu ví dụ minh hoạ và kế hoạch và thứ tự các bước triển khai một khoá tập huấn cũng đã được đề cập đến trong chương này. Dựa vào những nguyên tắc và công cụ đơn giản này, chúng tôi sẽ chuyển sang ví dụ minh hoạ cụ thể ở chương 7 và chương 8. 145

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfp2_chuong_6_lapke_hoach_5213.pdf
Tài liệu liên quan