Câu hỏi ôn tập tâm lý học đại cương

Tài liệu Câu hỏi ôn tập tâm lý học đại cương: CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC 1. Vai trò của tâm lý học trong quản trị và đời sống. 2. Sự hình thành và phát triển của môn tâm lý học. 3. Khái niệm về quá trình tâm lý , trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý. Mỗi khái niệm cho 2 ví dụ cụ thể. 4. Làm thế nào để nhận biết về các đặc điểm tâm lý của 1 cá nhân cụ thể? Việc nghiên cứu đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? 5. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa nhận thức cảm tính và lý tính. Ý nghĩa của chúng. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nội dung các qui luật của hoạt động nhận thức cảm tính trong quản lý. Cho ví dụ. 7. Tính mâu thuẫn và thống nhất của qui luật về ngưỡng cảm giác và qui luật thích ứng. Nêu ý nghĩa của nó và cho 2 ví dụ. 8. Trên cơ sở những hiểu biết về nhận thức lý tính, hãy liên tưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội sao cho có hiệu quả. 9. Hãy ...

pdf16 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 3126 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Câu hỏi ôn tập tâm lý học đại cương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC 1. Vai trò của tâm lý học trong quản trị và đời sống. 2. Sự hình thành và phát triển của môn tâm lý học. 3. Khái niệm về quá trình tâm lý , trạng thái tâm lý và thuộc tính tâm lý. Mỗi khái niệm cho 2 ví dụ cụ thể. 4. Làm thế nào để nhận biết về các đặc điểm tâm lý của 1 cá nhân cụ thể? Việc nghiên cứu đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn ? 5. Phân biệt sự giống và khác nhau giữa nhận thức cảm tính và lý tính. Ý nghĩa của chúng. 6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nội dung các qui luật của hoạt động nhận thức cảm tính trong quản lý. Cho ví dụ. 7. Tính mâu thuẫn và thống nhất của qui luật về ngưỡng cảm giác và qui luật thích ứng. Nêu ý nghĩa của nó và cho 2 ví dụ. 8. Trên cơ sở những hiểu biết về nhận thức lý tính, hãy liên tưởng đến việc sử dụng nguồn nhân lực xã hội sao cho có hiệu quả. 9. Hãy phân tích nội dung của các qui luật đời sống tình cảm và ý nghĩa của việc ứng dụng chúng vào quản lý sản xuất và đời sống. 10. Hành động ý chí trong mối quan hệ qua lại với hoạt động nhận thức. Ứng dụng trong quản lý kinh tế. 11. Các phẩm chất tâm lý của con người ? Sự hình thành và phát triển ? 12. Với tư cách là 1 nhà quản lý, hãy phân tích chính sách quản trị, sử dụng nhân viên của 1 tổ chức dưới góc độ tâm lý học. 13. Hoạt động giao tiếp có ý nghĩa như thế nào trong đời sống xã hội. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp trong quản lý ? 14. Giao tiếp trong phạm vi nhóm đối với nhà quản lý 15. Những đặc điểm chính của nhóm và những điều cần chú ý đối với nhà lãnh đạo? HƯỚNG DẪN ÔN TẬP MỘT SỐ VẤN ĐỀ Câu 1 : Vai Trò Của Tâm Lý Học Trong Quản Lý Và Đời Sống. * Vai trò tâm lý học trong quản lý : môn tâm lý học ngày nay đã trở thành 1 trong những cơ sở khoa học của các ngành chuyên môn liên quan đến con người , trong đó có lĩnh vực quản lý. Bất kỳ 1 lĩnh vực hoạt động quản lý nào liên quan đến con người đều cần có cơ sở khoa học cho việc tối ưu hoá quá trình quản lý, tâm lý học đã trở thành cơ sở khoa học không thể thiếu được của quá trình quản lý , cụ thể là : + Cơ sở tâm lý phục vụ cho việc tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ quản lý, chuyên viên và những người thực hiện. + Cơ sở tâm lý học của việc nâng cao hiệu quả công tác của các hộ quản lý vàa NSLĐ của những người thực hiện. + Những biện pháp tâm lý – sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng phát triển toàn diện nhân cách của cán bộ, công nhân viên chức, phát triển quan hệ XHCN trong tập thể. * Vai trò của tâm lý học trong đời sống : + Góp phần cải tạo và hợp lý hoá các điều kiện sống của con người, mang lại và nâng cao hiệu quả kinh tế. + Góp phần phát triển văn hoá và sự tiến hoá của XH. Câu 2 : Sự Hình Thành Và Phát Triển Của Bộ Môn Tâm Lý Học Từ khi ra đời LS phát triển tâm lý học chia làm 2 giai đoạn : * Từ TK 19 trở về trước : môn tâm lý học là 1 bộ phận của môn TH, được nghiên cứu bởi các nhà TH. _ Trường phái DT – đại diện là Platon (428 – 318 TCN), lập luận của trường phái này là: + Xem tâm lý con người là 1 lĩnh vực thần bí do thượng đế sinh ra và con người không thể nhận biết được . Khi con người chết đi tâm hồn về với thượng đế, chúa, hiện nay điều này người ta vẫn còn tin. + Ý thức tư tưởng tâm lý của con người là cái có trước, vật chất thực tại là cái có sau. _ Trường phái DV – đại diện là Democrite (460 - 370 TCN), trường phái này cho rằng : + Tâm lý con người là 1 lĩnh vực phi vật chất mang tính chất tinh thần, nhưng con người có thể nhận biết, nghiên cứu chúng 1 cách gián tiếp. + TL cá nhân hết sức đa dạng và phong phú nhưng chúng được hình thành và phát triển dưới sự tác động, ảnh hưởng của 2 yếu tố sau : • Cấu trúc sinh học của các bộ phận cơ thể bao gồm : thành phần máu, cấu trúc gien, các cơ quan nội tạng bên trong, các cơ quan cảm giác bên ngoài. • TL được hình thành và phát triển bởi môi trường của cuộc sống ( ví dụ các yếu tố: cười, khóc, ăn, uống, trang phục….). _ Quan điểm Arixtote (384 – 322 TCN) : những tư tưởng DT phản khoa học đã bị Arixtote phê phán, ông đưa ra 1 quan điểm hết sức tiến bộ so với thời bấy giờ, đó là : tồn tại mối quan hệ giữa tâm lý và cơ thể với thế giới xung quanh. TL nảy sinh và phát triển trong cuộc sống, TL là chức năng của cuộc sống và có thể quan sát nghiên cứu được, tuy rất phức tạp. * Từ sau TK19 đến nay : Môn TL tách khỏi môn TH và trở thành môn khoa học độc lập. Hiện nay nó phát triển thành hàng chục bộ môn khoa học và tâm lý ứng dụng khác nhau : TL trẻ em, tâm lý người già, tâm lý bệnh nhân, tâm lý giáo dục, tâm lý quản lý, tâm lý chiến tranh, tâm lý hôn nhân gia đình. Giai đoạn này có các trường phái : _ Trường phái hành vi – đại diện là Waston (1878-1958): coi con người nhu một cái máy, coi đối tượng tâm lý học chỉ là các hành vi, cho rằng con người không có đời sống nội tâm mà chỉ có các phản ứng tâm lý được thực hiện theo công thức: kích thích – phản ứng. Ông cho rằng phản ứng của con người phụ thuộc trực tiếp vào những kích thích bên ngoài mà không thông qua thế giới nội tâm của nó, và muốn nghiên cứu nội dung của phản ứng thì nhà tâm lý chỉ cần nghiên cứu nguồn kích thích là đủ. Trường phái này quan niệm tâm lý con người không sai nhưng quan niệm đời sống con người quá đơn giản. _ Trướng phái vật lý : cho rằng đời sống tâm lý của con người theo kiểu cấu trúc sinh vật học và có thể nhận biết nó bằng các phương pháp vật lý hoặc thiết bị máy móc. Theo trường phái này không nên nghiên cứu tâm lý theo kiểu chia thế giới ra thành các nguyên tử, theo họ bản chất các hiện tượng tâm lý đều có tính cấu trúc và do đó phải theo xu hướng tổng thể với 1 cấu trúc chỉnh thể để nghiên cứu tâm lý mới thích hợp và có hiệu quả. _ Trường phái Phrơt (1856-1936) : Cho rằng tâm lý chỉ bao gồm những bản năng vô thức và đối tượng của tâm lý học chỉ là lĩnh vực vô thức mà thôi, Phrơt cho rằng động lực của cuộc sống tinh thần của con người và nguyên nhân của mọi sáng tạo (văn học, nghệ thuật, khoa học….) chính là vô thức cùng với những bản năng sinh vật của con người, trong đó bản năng tình dục giữ vai trò chủ đạo. _ Trường phái Macxit : quan niệm tâm lý con người là sự phản ánh hiện thực khách quan 1 cách chủ quan và được biểu hiện ra bên ngoài thông qua các hành vi, cử chỉ, hoạt động, hành động,…. trong đời sống hàng ngày. Mọi trạng thái tâm lý của con người nhất định phải được thể hiện ra bên ngoài bằng những biểu hiện cụ thể nhất định. Các biểu hiện này có thể rất phong phú và đa dạng trong 1 số trường hợp có thể được che đậy bằng những biểu hiện đối lập. Tuy nhiên 1 biểu hiện cụ thể không nhất thiết là sự phản ánh của 1 trạng thái tâm lý nhất định, tâm lý con người có thể biết đúng và nhận biết 1 cách gián tiếp thông qua các biểu hiện bên ngoài. TLH Macxit là nền tâm lý học thực sự khoa học và khách quan. Câu 3 : Khái Niệm Về Quá Trình Tâm Lý , Trạng Thái Tâm Lý ,Và Thuộc Tính Tâm Lý . Cho Mỗi Khái Niệm 2 Ví Dụ Cụ Thể. 1. Khái niệm quá trình tâm lý : là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn và có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Đó là các quá trình : + Quá trình nhận thức: cảm giác, tri giác, tư duy, tưởng tượng…. + Quá trình cảm xúc : thích, ghét, sợ hãi, xúc động, sung sướng, đau khổ…. + Quá trình ý chí : đặt mục đích, đấu tranh giữa các động cơ, ra quyết định, nỗ lực ý chí…. Các quá trình tâm lý này là nguồn gốc của tất cả đời sống tâm lý con người. 2. Trạng thái tâm lý : là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, thường đi kèm với các quá trình tâm lý và chi phối chúng ( trạng thái chú ý, trạng thái do dự, trạng thái nghi hoặc, tâm trạng…..) 3. Thuộc tính tâm lý : là những hiện tượng đã trở thành ổn định, bền vững ở con người tạo nên nét riêng của nhân cách, chi phối các quá trình và trạng thái tâm lý của người ấy. Các thuộc tính tâm lý hình thành lâu dài và kéo dài rất lâu, có khi suốt đời (tính tình, tình cảm, quan điểm, lý tưởng…..). Câu 4: Làm Thế Nào Để Nhận Biết Về Các Đặc Điểm Tâm Lý Của 1 Cá Nhân Cụ Thể ? Việc Nghiên Cứu Đó Có Yù Nghĩa Gì Trong Thực Tiễn. Việc nghiên cứu và nhận biết tâm lý cá nhân con người là nhằm mục đích đáp ứng các yêu cầu của mục tiêu quản trị. Đây là 1 số phương pháp nghiên cứu cơ bản : 1. Phương pháp quan sát : quan sát là tri giác những hành vi, cử chỉ, biểu hiện, hành động, hoạt động của đối tượng trong điều kiện tự nhiên để phán đoán, nhận xét về tâm lý của đối tượng, từ đó rút ra các qui luật, cơ chế của chúng. Quan sát không chỉ có nhiệm vụ ghi nhận, mô tả 1 cách có hệ thống các hiện tượng bên ngoài, mà còn góp phần giải thích bản chất tâm lý của các hiện tượng đó nữa. Trước khi bắt tay vào công việc quan sát, chúng ta cần phải xác định rõ mục tiêu quan sát, cần xác định chính xác mình quan tâm đến mặt nào của hành vi, của tâm lý, của nhân cách, và không nên để cho đối tượng biết người ta quan sát minh, nếu không họ sẽ mất tự nhiên. Phương pháp quan sát khách quan cần tổ chức 1 cách khoa học và tuân theo những yêu cầu sau đây : _ Các hiện tượng cần nghiên cứu phải được quan sát trong những điều kiện bình thường đối với chúng. _ Việc quan sát cần phải được tiến hành trong những điều kiện tiêu biểu nhất đối với hiện tượng cần nghiên cứu. _ Phải lập kế hoạch quan sát 1 cách chi tiết và phù hợp với nhiệm vụ nghiên cứu. _ Phải quan sát hiện tượng từ nhiều khía cạnh và trong các điều kiện khác nhau. 2. Phương pháp thực nghiệm : là phương pháp mà người ta chủ động tạo ra những tình huống, những yếu tố cần thiết để tìm hiểu được những phản ứng, những diễn biến tâm lý của đối tượng. Có 2 loại thực nghiệm : _ Thực nghiệm tự nhiên : Là loại thực nghiệm được tiến hành, được tổ chức trong các điều kiện hết sức tự nhiên, hay trong điều kiện bình thường của 1 hoạt động nào đó, đến mức những người tham gia vào thực nghiệm cũng không biết mình là đang tham gia vào thực nghiệm. Loại thực nghiệm này rất hay được các nhà quản lý sử dụng để tìm hiểu nhân viên và các cán bộ sắp được đề bạt. _ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm : là những thực nghiệm đòi hỏi phải sử dụng những thiết bị đặc biệt trong phòng thí nghiệm và đối tượng biết rõ mình đang tham gia vào thực nghiệm, nhưng đa số trường hợp đối tượng không biết được bản chất, mục đích cụ thể của thí nghiệm. 3. Phương pháp tiểu sử : là phương pháp mô tả con người như là 1 nhân cách, 1 chủ thể hoạt động. Bản chất của phương pháp này là thu thập và phân tích các tài liệu có tính chất tiểu sử của 1 người cụ thể ( thư từ, nhật ký, các sáng tác….) nhằm thấy rõ hơn các đặc điểm tâm lý của con người đó và sự phát triển của chúng. 4. Phương pháp trắc nghiệm tâm lý: là 1 phép thử để đo lường tâm lý mà trước đó đã được chuẩn hoá trến 1 số lượng người đủ tiêu biểu. Trắc nghiệm thường là 1 tập hợp gồm nhiều bài tập nhỏ, thông qua việc giải những bài tập đó mà người ta đánh giá tâm lý của đối tượng. Trắc nghiệm tâm lý thường dùng trong các trường hợp phải xác minh những phẩm chất tâm lý đối với 1 dạng hoạt động nào đó như: tuyển chọn nhân viên, hướng nghiệp và dạy nghề… 5. Phương pháp đàm thoại : là đặt ra cho đối tượng những câu hỏi và dựa vào câu trả lời ta hiểu thêm tâm lý của đối tượng. Có 4 cách hỏi chủ yếu trong đàm thoại : _ Hỏi trực tiếp vào vấn đề cần tìm hiểu. _ Hỏi đường vòng, loanh quanh nhằm đánh lạc hướng đối tượng, gây yếu tố bất ngờ. _ Hỏi gián tiếp, thường được dùng với những câu hỏi đường vòng. Ý nghĩa thực tiễn : _ Tâm lý con người nhận biết được thế giới khách quan, giúp con người phân tích, đánh giá các sự vật hiện tượng xảy ra xung quanh họ. _ Tâm lý giúp con người định hướng khi bắt đầu hoạt động, trước hết ở con người xuất hiện các nhu cầu và nảy sinh động cơ và mục đích hoạt động : lý tưởng, niềm tin, lương tâm, danh dự, danh vọng, tiền tài, tình cảm, tư tưởng…. _ Tâm lý là động lực thúc đẩy hành động. ™ _ Tâm lý điều khiển kiểm soát, giúp con người điều chỉnh hoạt động của mình. Trình bày phương pháp nghiên cứu tâm lý học, mỗi phương pháp cho 1 ví dụ. ™ Trình bày ý nghĩa của việc nghiên cứu tâm lý 1 cá nhân : + Đối với cuộc sống hàng ngày : ƒ Giúp cho ta đánh giá con người khách quan. ƒ Làm cơ sở để tìm cách ứng xử với mọi người phù hợp với mục đích giao tiếp ƒ Nắm được bản chất tâm lý bên trong của người khác giúp cho ta dự đoán được hành vi ứng xử của họ để dự tính cách ứng xử của mình. ƒ V.v… + Đối với quản trị : ƒ Giúp cho công tác sắp xếp, bổ nhiệm, bố trí công việc phù hợp. ƒ Ngăn ngừa được những hiện tượng tâm lý xấu và ảnh hưởng của nó với tập thể ƒ Là cơ sở để nhà quản trị tiến hành các giải pháp động viên tinh thần, vật chất ƒ Là cơ sở cho việc bồi dưỡng, đào tạo cán bộ Câu 5 : Phân Biệt Sự Giống Nhau Và Khác Nhau Giữa Nhận Thức Cảm Tính Và Nhận Thức Lý Tính. Ý Nghĩa Của Chúng Với Quản Lý Và Đời Sống. 1. Phân biệt nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính : NHẬN THỨC CẢM TÍNH NHẬN THỨC LÝ TÍNH Là hoạt động tâm lý bậc thấp của con người và động vật, chỉ phản ánh được những đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng. Chỉ có ở con người, không có ở động vật, phản ánh những cái bên trong thuộc về bản chất có tính qui luật, phản ánh những cái mới, cái chưa biết. Chỉ xảy ra khi có sự tác động trực tiếp vào các cơ quan cảm giác, thường xảy ra trong 1 thời gian rất ngắn hoặc ngay tức khắc. Được thực hiện 1 cách từ từ, lâu dài chứ không ngắn và tức khắc như trong nhận thức cảm tính. Các hình ảnh phản ánh được thể hiện dưới dạng các hình ảnh cụ thể. Sự phản ánh bao giờ cũng có mục tiêu, có ý thức. Được biểu hiện dưới dạng các hình ảnh trừu tượng. Chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố vô thức, bản năng và di truyền. Được tiến hành 1 cách gián tiếp thông qua ngôn ngữ : nói, viết, hình ảnh. 2. Ý nghĩa đối với đời sống : _ Ý nghĩa của nhận thức cảm tính (bao gồm cảm giác và tri giác) đối với đời sống : + Cảm giác : các cơ quan cảm giác giúp chúng ta nhận biết được sự muôn màu, muôn vẻ của thế giới xung quanh, biết được các âm thanh, màu sắc, mùi vị, nhiệt độ, độ lớn …. Nhờ các cơ quan cảm giác mà cơ thể con người tiếp nhận được lượng thông tin phong phú, đa dạng dưới dạng các cảm giác về trạng thái của môi trường xung quanh và của cả bản thân mình. Cảm giác đưa lại cho chúng ta nguồn tài liệu phong phú về hiện thực, cảm giác giúp cho con người định hướng trong hành vi, hành động, hoạt động. Và cảm giác nhiều khi tạo nên ở chúng ta một năng lực đặc biệt – đó là tính nhạy cảm. Tính nhạy cảm giúp con người định hướng 1 cách nhanh chóng trong hoạt động cũng như trong giao tiếp, nó làm cho con người trở nên tinh vi, nhạy bén và tế nhị. + Tri giác : có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, trên cơ sở phản ánh thế giới 1 cách đầy đủ, hoàn chỉnh hơn cảm giác. Tri giác giúp cho con người định hướng nhanh chóng và chính xác hơn trong thế giới. Hình ảnh tri giác giúp cho chúng ta điều chỉnh 1 cách hợp lý hành động của mình trong thế giới và phản ánh thế giới có lựa chọn và mang tính ý nghĩa. Quan sát là sự tri giác có mục đích, có chủ định, có kế hoạch cung cấp cho con người những thông tin cần thiết trong lĩnh vực tư duy nói chung và trong khoa học nói riêng. _ Ý nghĩa của nhận thức lý tính (bao gồm tư duy và trừu tượng) đối với đời sống : + Tư duy : giúp chúng ta nhận thức thế giới 1 cách sâu sắc hơn, khám phá ra những quá trình, những qui luật mới mẻ, phản ánh sâu sắc và đúng đắn sự vật, giúp con người hiểu đầy đủ và toàn diện về sự vật, giúp con người mở rộng đến vô hạn năng lực của mình. + Tưởng tượng : đóng vai trò quan trọng trong bất kỳ hoạt động nào của con người, tưởng tượng giúp cho con người định hướng hoạt động của mình bằng cách xây dựng trước mô hình tâm lý về kết quả cuối cùng của hoạt động và đảm bảo việc thành lập chương trình đi đến kết quả đó. Tưởng tượng phong phú là phẩm chất của tư duy sáng tạo, là yếu tố cần thiết để phát minh, sáng chế ra các sản phẩm mới. Tưởng tượng ra những hình ảnh, mẫu người lý tưởng là điều kiện quan trọng cho sự hình thành và phát triển nhân cách. Câu 6 : Sự Giống Và Khác Nhau Giữa Nhận Thức Cảm Tính Và Lý Tính. Yù Nghĩa Của Chúng. 1. Phân biệt + Trình bày các khái niệm + Giống nhau : Là quá trình tâm lý , là quá trình nhận thức; Phản ánh các đặc điểm của sự vật hiện tượng ; Cung cấp tri thức cho con người. + Khác nhau : • Đối tượng phản ánh : của NTCT là các đặc điểm bên ngoài còn NTLT là các đặc điểm bên trong, các mối quan hệ • NTCT có tính trực quan còn NTLT có tính gián tiếp • Khác với NTCT, NTLT chỉ xuất hiện trong tình huống có vấn đề • Khác với NTCT, NTLT có quan hệ chặt chẽ hơn với ngôn ngữ • Tri thức mà NTCT mang lại còn chung chung, trong khi tri thức do NTLT mang lại có tính bản chất và tính khái quát cao. • Trình bày khái quát nhất về khái niệm, tính qui luật của cảm giác, tri giác để so sánh với quá trình tư duy, tưởng tượng. +Mối quan hệ giữa chúng 2. Ý nghĩa của chúng tức là ý nghĩa của nhận thức cảm tính và ý nghĩa nhận thức lý tính + Ý nghĩa của nhận thức cảm tính : • Ý nghĩa của cảm giác : ( giáo trình “ Tâm lý học trong quản trị và đời sống” –trang 40) • Ý nghĩa của tri giác : ( đúc rút từ trang 50 – 54 trong giáo trình nói trên ) + Ý nghĩa của NTLT • Ý nghĩa của Tư duy : cung cấp tri thức đa dạng, sâu sắc, tránh được những nhận định cảm tính thiếu khách quan, là phương thức quan trọng nhất để sáng tạo cái mới, quyết định sự phát triển trình độ xã hội • Ý nghĩa của tưởng tượng : coi bài giảng và trang 88 – 89 (giáo trình nêu trên) Câu 7 : Tính Mâu Thuẫn Và Thống Nhất Của Qui Luật Về Ngưỡng Cảm Giác Và Qui Luật Thích Ưùng. Nêu Yù Nghĩa Của Nó Và Cho 2 Ví Dụ + Trình bày 2 qui luật + Tính mâu thuẫn của 2 qui luật : Qui luật ngưỡng cảm giác Qui luật thích ứng • Tồn tại giới hạn về cường độ kích thích (tối thiểu, tối đa) để gây cảm giác Ù ngưỡng tuyệt đối • Trong vùng cảm giác, mọi kích thích đều được nhận biết (con người sẽ có cảm giác) • Giới hạn về cường độ kích thích có thể bị vượt qua nhờ sự điều chỉnh độ nhạy cảm tuyệt đối Ù không có ngưỡng tuyệt đối • Trong vùng cảm giác nhưng kích thích có cường độ không đổi và lặp đi lặp lại thì cảm giác dần dần mất hẳn + Tính thống nhất của 2 qui luật : Sự điều chỉnh độ nhạy cảm là có giới hạn đối với mỗi người, mỗi cơ quan phân tích cảm giác => sẽ luôn tồn tại 1 cường độ kích thích giới hạn nào đó mà vượt quá thì con người không thể nhận biết ( không thể có cảm giác ). Ví dụ : siêu thanh thì con người không thể nghe thấy. + Ý nghĩa của từng qui luật: xem giáo trình. Sau đó cho ví dụ thực tế ứng dụng 2 qui luật này trong đời sống hoặc trong quản trị sản xuất Câu 8: Trên Cơ Sở Những Hiểu Biết Về Nhận Thức Lý Tính, Hãy Liên Tưởõng Đến Việc Sử Dụng Nguồn Nhân Lực Xã Hội Sao Cho Có Hiệu Quả 1. Liên tưởng xuất phát từ nghiên cứu quá trình tư duy : Sinh viên phải xuất phát từ những nội dung cụ thể trong phần nói về tư duy để từ đó suy ra cách sử dụng nguồn nhân lực. Ví dụ có thể phân tích 1 số khía cạnh như sau : + Từ hiểu biết về các đặc điểm của tư duy • Những người thụ động, ít phát hiện ra những vấn đề và nhiệm vụ cần tư duy : nên bố trí việc chuyên môn sâu. Những người ngược lại thì bố trí vào những công việc đòi hỏi tính sáng tạo. • Tư duy gắn liến với ngôn ngữ nên để phát triển trình độ tư duy chung của mọi người, cần phải nâng cao khả năng ngôn ngữ của họ. Mặt khác, những người làm công việc đòi hỏi phải tư duy nhiều nhất định phải là người có ngôn ngữ phong phú (nói, viết, nghĩ thầm), sâu sắc để diễn đạt ý tưởng. • Tư duy gắn liền với nhận thức cảm tính nên những người làm nghiên cứu cần phải thâm nhập nhiều vào thực tiễn. Mặt khác, xã hội nên tạo điều kiện cho những người này có điều kiện thâm nhập thực tiễn, tránh nghiên cứu theo kiểu bàn giấy. • Tư duy có tính gián tiếp. Một trong những biểu hiện của nó là được sự trợ giúp của các công cụ nghiên cứu. Do đó, để phát huy khả năng tư duy của nguồn nhân lực, cần tăng cường các trang thiết bị công nghệ. + Từ hiểu biết về các phẩm chất của tư duy • Tư duy khái quát và sâu sắc của tư duy là phẩm chất trí tuệ giúp con người có thể bao quát được 1 phạm vi rộng lớn : Những người có khả năng khái quát cao nên bố trí vào những công việc như : quản lý, nghiên cứu • Tư duy linh hoạt : là phẩm chất trí tuệ giúp con người có thể thay đổi kế hoạch hoặc các giải pháp nếu nó không còn phù hợp. Những người có phẩm chất này nên bố trí vào những công việc có nhiều biến động, hàm chứa nhiều bất ngờ (ví dụ như làm việc ở phòng kinh doanh) • Tư duy độc lập là phẩm chất quan trọng giúp con người tự tìm cách giải quyết được vấn đề. Những người có phẩm chất tư duy này thường là những con người sáng tạo. Xã hội nên tạo điều kiện bố trí và giúp đỡ họ để phát huy cao nhất năng lực của những người này. Ví dụ có thể bố trí họ làm nghiên cứu hoặc chỉ huy những công việc có tính độc lập cao… • Tư duy nhanh : là khả năng giải quyết vấn đề trong 1 thời gian ngắn. Những người có phẩm chất này cần được bố trí những công việc có tính đột biến. Nghề cảnh sát hình sự là 1 trong những nghề đòi hỏi cao về phẩm chất này. + Từ hiểu biết về các thao tác tư duy + Từ hiểu biết vế quá trình tư duy 2. Liên tưởng việc bố trí nhân lực xuất phát từ nghiên cứu quá trính tưởng tượng : suy ra từ vai trò của tưởng tượng. Câu 10 : Hành Động Yù Chí Trong Mối Quan Hệ Qua Lại Với Hoạt Động Nhận Thức. Ưùng Dụng Của Nó Trong Quản Lý Kinh Tế 1. Hành động ý chí trong mối quan hệ qua lại với hoạt động nhận thức. a. Nhận thức càng sâu => ý chí càng cao + Nhận thức ảnh hưởng đến các phẩm chất của ý chí : • Nếu không có nhận thức đúng thì mục tiêu của hành động sẽ sai • Không nhận thức đủ rộng và sâu thì khó có thể độc lập giải quyết vấn đề • Nếu không có tính nhạy cảm cao, không có phẩm chất tư duy nhanh, không đủ kiến thức và kinh nghiệm ( trí nhớ tốt ) thì khó có thể quyết đoán hoặc sẽ dẫn tới sai lầm. • Sự hiểu biết về qui luật vận động, về mục tiêu và phương pháp hành động là cơ sở cho tính kiên trì. Nếu ngược lại thì chỉ là những người cố chấp hay lì lợm. • Nhận thức cũng là cơ sở quan trọng để con người ta tự chủ trong hành động. + Nhận thức ghi dấu ấn lên các loại hành động ý chí • Nếu không có nhận thức đầy đủ thì chỉ có hành động có ý chí giản đơn • Hành động có ý chí cấp bách chỉ đạt hiệu quả cao khi chủ thể nhận thức nhanh, và có kinh nghiệm tốt (trí nhớ tốt). • Để thực hiện hành động có ý chí phức tạp thì phải có nhận thức đúng, đầy đủ, sáng tạo để đề ra mục tiêu, lựa chọn phương pháp, sáng tạo phương pháp mới, kiểm tra phát hiện vấn đề, điều chỉnh đúng….để đạt kết quả tốt. b. Ý chí càng cao nhận thức càng tốt Nhận thức là những quá trình nối tiếp nhau suốt đời; Thường xuyên gặp những khó khăn; Ý chí càng cao, con người càng tập trung được mọi khả năng để nhận thức tốt c. Nhận thức ảnh hưởng đến 2 loại hành động tự động hoá Nhận thức càng tốt thì việc hình thành kỹ xảo càng nhanh; Nhận thức càng sâu hay nông sẽ tác động đến việc duy trì kỹ xảo lâu hay mau; Nhận thức đúng góp phần từ bỏ những thói quen xấu, tạo ra thói quen tốt. 2. Ứng dụng của nó trong quản lý kinh tế : Xuất phát từ mối quan hệ trên đây. Câu 11 : Các Phẩm Chất Tâm Lý Của Con Người ? Sự Hình Thành Và Phát Triển ? + Các phẩm chất tâm lý của con người chính là các thuộc tính của nhân cách. + Về sự hình thành và phát triển : trình bày sự hình thành và phát triển của từng phẩm chất (xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất ), đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng. (xem giáo trình kết hợp bài giảng trên lớp) Câu 13 : Hoạt động giao tiếp có ý nghĩa như thế nào trong đời sống xã hội. Làm thế nào để nâng cao hiệu quả của hoạt động giao tiếp trong quản lý ? 1. Vai trò của hoạt động giao tiếp a. Khái niệm giao tiếp b. Trình bày ngắn gọn 3 khía cạnh của giao tiếp c. Vai trò của giao tiếp • Giao tiếp thiết lập các mối quan hệ ( quan hệ liên nhân cách và các quan hệ khác ) • Giao tiếp giúp vận hành và phát triển các mối quan hệ • Giao tiếp là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động nhận thức của con người. • Giao tiếp là yếu tố tác động đến việc hình thành nhân cách con người ( tác động vào xu hướng, năng lực, tính cách, khí chất ) 2. Cách nâng cao hiệu quả hoạt động giao tiếp trong quản lý a. Phải hiểu rõ bản thân về : mục đích giao tiếp, năng lực giao tiếp, kỹ xảo giao tiếp. b. Phải tìm hiểu đối tượng giao tiếp về : nhu cầu, mong muốn, tâm thể, vị thể, trình độ….. c. Phải rèn luyện kỹ xảo giao tiếp : cách sử dụng các phương tiện giao tiếp d. Phải vận dụng các qui luật : ám thị, thuyết phục, lây lan, lây truyền, bắt chước e. Phải biết cách tiếp thu và xử lý thông tin phản hồi f. V.v….

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfCÂU HỎI ÔN TẬP TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG.pdf
Tài liệu liên quan