Các khía cạnh xã hội, dân số và văn hóa ở một số xã nông thôn trung bộ

Tài liệu Các khía cạnh xã hội, dân số và văn hóa ở một số xã nông thôn trung bộ: Xã hội học, số 2 - 1991 1 CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI, DÂN SỐ VÀ VĂN HÓA Ở MỘT SỐ XÃ NÔNG THÔN TRUNG BỘ (Kết quả khảo sát bước đầu) *BÙI THẾ CƯỜNG **VŨ MẠNH LỢI ***NGUYỄN HỮU MINH 1. Khung cảnh nghiên cứu. Nhìn lại một thập niên nghiên cứu xã hội học thực nghiệm về nông thôn và gia đình nông thôn ở nước ta, thấy nổi lên một đặc điểm là các nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành trên vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Chúng cũng cho thấy, bên những nét tương đồng giữa hai miền, còn có nhiều khác biệt văn hóa về tổ chức gia đình và cộng đồng. Tiến trình đi về phương Nam của tộc người Việt diễn ra nhiều thế kỷ, chắc chắn tiến trình lịch sử ấy đã để lại những dấu ấn không phai mờ của tính liên tục văn hóa cũng như đứt đoạn văn hóa trên các vùng địa lý khác nhau. Một câu hỏi được đặt ra tự nhiên: nông thôn và gia đình nông thôn miền Trung có những sắc thái văn hóa như thế nào trong chuỗi mắt xích liên tục và đứt đoạn ấy? Thế mà ở đây có thể xem là một thiếu sót của xã hội ...

pdf9 trang | Chia sẻ: honghanh66 | Lượt xem: 762 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Các khía cạnh xã hội, dân số và văn hóa ở một số xã nông thôn trung bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Xã hội học, số 2 - 1991 1 CÁC KHÍA CẠNH XÃ HỘI, DÂN SỐ VÀ VĂN HÓA Ở MỘT SỐ XÃ NÔNG THÔN TRUNG BỘ (Kết quả khảo sát bước đầu) *BÙI THẾ CƯỜNG **VŨ MẠNH LỢI ***NGUYỄN HỮU MINH 1. Khung cảnh nghiên cứu. Nhìn lại một thập niên nghiên cứu xã hội học thực nghiệm về nông thôn và gia đình nông thôn ở nước ta, thấy nổi lên một đặc điểm là các nghiên cứu này chủ yếu được tiến hành trên vùng đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ. Chúng cũng cho thấy, bên những nét tương đồng giữa hai miền, còn có nhiều khác biệt văn hóa về tổ chức gia đình và cộng đồng. Tiến trình đi về phương Nam của tộc người Việt diễn ra nhiều thế kỷ, chắc chắn tiến trình lịch sử ấy đã để lại những dấu ấn không phai mờ của tính liên tục văn hóa cũng như đứt đoạn văn hóa trên các vùng địa lý khác nhau. Một câu hỏi được đặt ra tự nhiên: nông thôn và gia đình nông thôn miền Trung có những sắc thái văn hóa như thế nào trong chuỗi mắt xích liên tục và đứt đoạn ấy? Thế mà ở đây có thể xem là một thiếu sót của xã hội học: khu vực miền Trung còn hầu như chưa được nghiên cứu Ý tưởng trên đã chín muồi dần, được Giáo sư Tương Lai và Giáo sư Đỗ Thái Đồng đặt ra trong một vài cuộc hội thảo vừa qua về nông thôn và gia đỉnh. Cuộc nghiên cứu ở xã D thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng tháng tư năm 1991 đã ra đời trong khung cảnh và ý tưởng nêu trên. Địa phương được nghiên cứu là một xã vùng đồng bằng, cách thành phố Đà Nẵng khoảng hơn 20 km về phía tây-nam, nằm trên ngã ba quốc lộ la và tỉnh lộ 104, dân số 12.792 người với 2.883 hộ gia đình (1989). Xã có một nền kinh tế hỗn hợp nông nghiệp, thương nghiệp và tiểu thủ công nghiệp (trong sáu năm qua, giá trị sản lượng tiểu thủ công nghiệp dao động trong khoảng từ 40% đến 70% giá trị tổng sản lượng, hiện tại có khoảng 350 hộ đăng ký sản xuất kinh doanh). Thích ứng với nền kinh tế hỗn hợp ấy, xã D là một vùng nửa đô thị nửa nông thôn. Đây cũng là vùng chịu ảnh hường rất khốc liệt của chiến tranh. Cuộc điều tra được xác định là một khảo sát sơ bộ, đoàn nghiên cứu được chia thành bốn nhóm. Nhóm thứ nhất quan tâm đến các khía cạnh văn hóa truyền thống, nhóm thứ hai: kinh tế và hộ gia đình nông dân, nhóm thứ ba : dân số và gia đình, nhóm thứ tư: chính sách xã hội. Bài viết này hình thành chủ yếu từ các dữ kiện thu thập được của hai nhóm sau. Các phương pháp được sử dụng bao gồm thu thập số liệu thống kê, quan sát, phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm tập trung. Ò địa phương có một hệ thống thống kê xã và y tế tất, tuy vậy, do thời gian ngắn, nên các số liệu và thông tin nêu ra trong bài viết này chỉ có tính chất tham khảo, cần được kiểm định lại. *. Phó tiến sĩ Trưởng phòng nghiên cứu Xã hội học về Cơ cấu xã hội và Chính sách xã hội , Viện Xã hội học. ** . Cán bộ nghiên cứu, Phòng xã hội học Dân số và Gia đình, Viện Xã hội học. ***. Thư ký tòa soạn Tạp chí "Xã hội học". Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 2 2. Tháp dân số của xã. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 3 Ấn tượng đập ngay vào mắt là: một tháp dân số rất đặc biệt. Cơ cấu tuổi và giới tính phân bố rất không đều. Với sự thắt lại quá đáng ở lớp tuổi 40-44, tháp dường như được cấu tạo bằng việc chồng hai tháp dân sô lên nhau. Sự thắt lại đáng kể ở đây tháp cũng không phải là hình ảnh của một dân số phát triển đều đặn trong điều kiện bình thường. Sự chênh lệch cơ cấu giới tính theo các độ tuổi cũng hết sức khác thường. Tất cả những điều kể trên nói lên rằng cơ cấu dân số của xã chịu ảnh hưởng mạnh của những yếu tố không mang đặc trưng dân số học trực tiếp. 2.1. Cơ cấu giới tính. Sự mất cân đối trong cơ cấu giới tính dân số ở đây khá trầm trọng: tính chung, tỷ lệ giới tính (số nam trong 100 nữ) chỉ là 85,6, trong khi cả nước tỷ lệ này là 96. Điều đặc biệt hơn nữa là sự dao động mạnh của nó từ nhóm tuổi này sang nhóm tuổi khác. Ở các nhóm tuổi dưới 20, tỷ lề này ở mức bình thường (l05,2), song lại giảm mạnh và khá đột ngột ở các lộp tuổi tiếp theo. Đối với độ tuổi từ 20 đến 49 (độ tuổi tái sinh sản tích cực nhất), tỷ lệ này giảm tới mức chỉ còn 69,14 (!). Một tỷ lệ như vậy không thể quan sát được ở một cộng đồng hiện đại phát triển bình thường. Nếu để ý rằng những người trong lớp tuổi này sinh ra trong giai đoạn từ 1940 đến 1970 thì có cơ sở để nêu lên giả thuyết rằng chiến tranh và những xáo trộn xã hội to lớn xảy ra ở vùng này trong nhiều năm đã hoặc là cướp đi cuộc sống của nhiều nam giới, hoặc là khiến họ phải rời bỏ quê hương. ở những lớp tuổi tiếp theo, tỷ lệ này cũng biến thiên phức tạp. Nó tăng dần ở hai nhóm tuổi tiếp đó (73,37 và 85,3) nhưng vấn ở mức thiếu nam, sau đó đột ngột tăng cao và đạt mức thừa nam một cách không bình thường ở các nhóm người cao tuổi, ở lớp tuổi 60-64 là 105,38 và ở lớp tuổi 65-69 là 1 10,06. Ở những lớp tuổi cao hơn nữa, tỷ lệ giới tính lại giảm mạnh dưới mức bình thường. 2.2 Cơ cấu tuổi. Cơ cấu tuổi của xã cũng bất thường như cơ cấu giới tính. Tháp dân số cho thấy cơ cấu tuổi của nam và nữ tương đối giống nhau: chỗ nào dân số phình ra và thắt lại đối với nam thì chỗ đó dân số nữ cũng biến thiên như vậy. Điều đó có nghĩa là những nhân tố tác động đến cơ cấu tuổi nam giới cũng tác động đến cơ cấu tuổi nữ giới, tuy mức độ có thể khác nhau (thể hiện trong sự mất cân đối giới tính). Thoáng nhìn, có ấn tượng về một sự phát triển dân số theo hình sóng có chu kỳ. Nghĩa là chỗ phình ra ở độ tuổi trẻ hơn chỉ con cái của những người ở chỗ phình ra của độ tuổi già hơn, chỗ thắt lại ở lớp tuổi cao hơn tạo ra chỗ thắt lại ở lớp tuổi thấp hơn. Nhưng xét kỹ, lập luận này không có tính thuyết phục. Khó có khả năng những người ở lớp tuổi 10-19 chủ yếu là con cái của những người ở lớp tuổi 50-59 và lớp tuổi 0-9 lại chủ yếu là con cái của lớp tuổi 35-45, vì ở đây bước sóng quá lớn (trên 35 năm), hiện tượng chỉ có thể xảy ra ở những xã hội sinh đẻ muộn. Sự phình ra ở độ tuổi 10-19 phản ánh cuộc bùng nổ dân số diễn ra trong suốt thấp kỷ 70, mà nguyên nhân của nó cần được phân tích kỹ hơn. Dân số lớp tuổi 0-9 giảm mạnh so với lớp tuổi trên có thể vì hai nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, những tác nhân gây bùng nổ của thời kỳ trước không còn tác động nữa, khuôn mẫu sinh đẻ trở lại bình thường. Số sinh phụ thuộc vào khuôn mẫu sinh đẻ bình thường và phụ thuộc vào số cặp vợ chồng "đến kỳ", trong khi đó số cặp vợ chồng "đến kỳ" này (thuộc nhóm 20-49) không những không lớn đến mức bất thường mà côn thiếu hụt nhiều ở một số độ tuổi do chiến tranh và phiêu tán. Thứ hai, do thành công của công tác kế hoạch hóa gia đình. Ở những lớp tuổi trên 20, khuyết tật lớn nhất có lẽ là sự thắt lại của cơ cấu tuổi từ 35 đến 49. So với cơ cấu dân số cả nước, xã D thiếu hụt khá lớn trong các lớp tuổi ở khoảng này, nhất là ở lớp tuổi 40- 44, nam cũng như nữ. Sinh ra trong thời kỳ 1940-1955, lớp tuổi này lớn lên trong chiến tranh, nhiều người trong số họ đã sống trọn thời thanh niên trong khói lửa. Có lý do để cho rằng chiến tranh và những biến động xã hội to lớn kèm theo là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt ở lớp tuổi này, nhất là nam giới. 2.3. Kế hoạch hóa gia đình (KHHGD). Sớm nhận thức được tầm quan trọng của công tác dân số và KHHGĐ, ngay từ cuối 1975, xã đã triển khai phong trào KHHGĐ và là xã đầu tiên của Quảng Nam- Đà Nẵng làm điển hình cho phong trào. Chương trình KHHGD ở đây đã có đóng góp lớn vào việc hạ tỷ lệ phát triển dân số từ 3,5% năm 1976 xuống 1,7% năm 1986 và l,19% cho thời kỳ 1986-1989. Tỷ lệ các cặp vạ chồng được bảo vệ bằng các biện pháp tránh thai (CPR) tính chung cho các thời kỳ 1976-1980, 1981-1985 và 1986-1990 đã tăng lên tương ứng là 33,20%; 48,24%; và Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 4 57,03% (theo đánh giá của VNDHS-88, con số này cho cả nước là 53,10%). Theo nghiên cứu bước đầu, thành công của công tác KHHGĐ ở xã xuất phát từ những yếu tố sau đây: - Phong trào đã xuất hiện sớm ngay sau ngày giải phóng, được triển khai mạnh mẽ và duy trì đều đặn cho đến tận ngoạy nay. Đảng bộ địa phương nhận thức được rô ràng và kịp thời tầm quan trọng của chương trình này và có biện pháp cụ thể để lãnh đạo triển khai. Theo Nghị quyết Đảng ủy từ 1982, mỗi cấp ủy viên phụ trách một đội sàn xuất nông nghiệp để chỉ đạo trực tiếp phong trào. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi đế "xã hội hóa" công tác KHHGĐ. Chương trình KHHGĐ được triển khai không đơn lẻ, mà kết hợp chặt với các chương trình báo vệ sức khỏe, các phong trào xã hội khác, lôi cuốn các tổ chức xã hội của địa phương tham gia và thu hút sự đóng góp của toàn dân. Phong trào không chỉ chú trọng đến đối tượng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mà còn quan tâm tác động đồng bộ đến mọi người dân để hình thành một môi trường tâm lý xã hội thuận lợi cho việc hạn chế sinh đề. Hệ thống y tế cơ sở mà Trạm y tế xã là đầu não đóng vai trò đặc biệt trong việc triển khai chương trình. Từ sau ngay giải phóng, với sự giúp đỡ của nhân dân và lãnh đạo địa phương, với nhiệt tình của một số cán bộ được giao nhiệm vụ y tế từ buổi đầu, Trạm đã từng bước trưởng thành, đủ khả năng giải quyết tốt công tác bảo vệ sức khỏe và XHHGD ở tuyến xã. 3. Chính sách xã hội. Nội dung nghiên cứu chính sách xã hội trên thực địa có thể đề cập đến ba hướng: Thứ nhất, đối tượng của chính sách (các nhóm xã hội yếu và hoàn cảnh sống của họ). Thứ hai, các chủ thể chính sách (các tổ chức, thiết chế và cách thức hoạt động) . Thứ ba, các vấn đề xã hội, các biến cố rủi ro của con người (ốm đau, tai nạn, ma chay, tuổi tác...) và các chế độ chính sách. 3.1 Giá cả và đời sống. Giá cả hàng hóa thiết yếu ở đây có vẻ thấp hơn nhiều nơi khác. Một kg thịt lợn khoảng 10 000 đồng, một kg gạo 1.600 đến 1.700 đồng. Tuy vậy, sắp tới có thể biến động, vì theo đánh giá của địa phương, để nuôi lợn khỏi lỗ, cần đạt tới giá 15.000 đồng một kg, và mới đầu năm giá thịt lợn chi bằng một nửa so với hiện nay (tháng 4- 1991). Để làm cơ sở thực hiện chính sách xã hội, cuối năm 1990, xã tiến hành phân loại hộ về mức sống và nhà ở. Tuy bảng phân loại này cần được tiếp tục cái tiến, song đây là tư liệu ban đầu rất bổ ích cho.nghiên cứu. Các hộ được phân thành bốn loại: - Loại A: nhà ở khang trang, kinh tế vườn khá. đủ ăn, có rađio, tivi hoặc xe máy. - Loại B: chất lượng nhà ở vừa phải, kinh tế vườn trung bình, hàng năm thiếu ăn từ hai đến ba tháng. - Loại C: như hộ loại B, song mức thiếu ăn hàng năm từ ba đến sáu tháng. - Loại D: chưa có nhà hoặc ở nhờ, kinh tế vườn kém, đối khi phải trợ cấp hoặc điều hòa lương thực. Kết quả phân loại cho những con số sau. loại A chiếm 26,0% loại B chiếm 55,7%, loại C chiếm 13,5% và loại D chiếm 4,8% tổng số hộ có số liệu điều tra (2.553 hộ). Về điều kiện nhà ở, trong tổng số 2.484 ngôi nhà được điều tra, thì 35,5% là nhà cơ bản (nhà gạch kiên cố), 46,9% nhà tôn ván và 17,6% nhà tranh tre. Một đặc điểm của xã là sự chênh lệch đáng kể giá cả đất đai (nói theo ngôn ngữ pháp lý là giá cả nhà ở trên các khu đất khác nhau). Chênh lệch giữa một khu đất cùng diện tích ở trong làng, ở mặt đường và ờ khu trung tâm ước tính đạt tới tỷ lệ 1:lo:40, một tỷ lệ gần giống như đô thị. 3.2. Các nhóm xã hội yếu. Xã D chịu ảnh hưởng rất nặng nề của chiến tranh, vì vậy các nhóm xã hội cần giúp đỡ là khá lớn. Thử kể ra một số nhóm chủ yếu: có khoảng 350 hộ gia đình hệt sĩ với xấp xỉ 500 thân nhân chủ yếu của hệt si (bố, mẹ, vợ không, con dưới tuổi lao động), 58 thương binh, 22 bệnh binh, ngoài ra còn 66 người đang được giám định thương tật, hơn 200 cán bộ hưu trí. Số người tàn tật chiếm 6,49% dân cư cả xã (857 người), trong đó hơn 40% cần được điều trị phục hồi chức năng. người có tuổi (60 trở lên) chiếm 11,49% dân cư cả xã, một tỷ lệ khá cao so với mức trung bình nước là 7,19% Do cơ cấu dân số có nhiều khuyết tật ở những độ tuổi trẻ hơn, nên lớp người tuổi đã tạo ra một tỷ lệ người già phụ thuộc (số người trên 60 trong 100 người từ 15 đến 59 tuổi khá cao: 18,68, trong khi tỷ lệ này trên cả nước là Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 5 13. Cũng phải kể đến hàng trăm thương phế binh của quân đội Sài Gòn cũ vả gia đình của họ. Căn cứ vào bảng phân loại mức sống, số hộ gặp khó khăn thường xuyên lên đến xấp xỉ 400 hộ (hộ loại C và D) với khoảng 2.000 khẩu (gần 20% dân cư cả xã). Những con số trên cho thấy số người và hộ gia đình thuộc diện "chính sách" và "xã hội" ở đây là khá cao so với mức trung bình cả nước. Thế nhưng, trong hệ thống chính sách xã hội hiện nay ở nước ta, gánh nặng trợ giúp chủ yếu do cộng đồng địa phương đảm nhiệm. Các nguyên tắc tổ chức hệ thống này (như san đồng xã hội, tiêu chuẩn hóa chế độ chính sách chung...) chưa được thực hiện đầy đủ trên quy mô toàn xã hội. 3.3. Các vai trò xã hội về chính sách xã hội. Cũng như mọi cộng đồng nông thôn khác, ở xã có một loạt các chủ thể hoạt động chính sách xã hội đan kết nhau trong một mạng lưới trợ giúp xã hội vừa lỏng lẻo vừa chặt chẽ: Đảng bộ, chính quyền, hợp tác xã, đội sản xuất, các đoàn thể xã hội, các hệ thống y tế và giáo dục, gia đình, hàng xóm, tộc họ, thiết chế tôn giáo... Về mặt này, theo chúng tôi, có thể chú ý đến một số điểm dưới đây. . Thứ nhất, ở đây cấp xã thể hiện ra như là một cộng đồng tự quản chính sách xã hội mạnh và có tổ chức. Các đòn bẩy chủ yếu là hợp tác xã (nông nghiệp cũng như tiểu thủ công nghiệp), hệ thống y tế, hệ thống giáo dục (đặc biệt là tổ chức nhà trẻ, mẫu giáo), và sự hoạt động đồng bộ của các đoàn thể xã hội có sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ xã (hội bảo thọ, hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh, cán bộ hưu trí...). Được xem là công cụ thực hiện chính sách xã hội hàng đầu ở địa phương, các hợp tác xã tham gia vào lĩnh vực này thông qua các hoạt động như ưu tiên cấp ruộng đất cho các gia đình và cá nhân thuộc diện "chính sách điều hòa lương thực, giảm các khoản đóng góp trợ cấp khó khăn, các hợp tác xã phi nông nghiệp cũng tham gia trợ cấp và đỡ đầu cho các gia đình "chính sách". Thứ hai, ở dưới cấp độ xã, địa phương đã chú trọng kiện toàn hình thức "cụm dân cư", còn gọi là "cụm gia đình văn hóa mới", hoạt động như là một thực thể kinh tế-xã hội tương đối hoàn chỉnh. Mỗi cụm bao hàm dân cư của một đội sản xuất, mà hạt nhân tổ chức của nó là sự kết hợp của các đoàn thể và cá nhân có trách nhiệm {như đội trưởng đội sản xuất, tổ Đảng, thành viên Hội đồng nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, tổ chữ thập đỏ, tổ phụ nữ, đoàn thanh niên, tổ an ninh hòa giải... Cụm dân cư hoạt động như là một chủ thể chính sách xã hội quan trọng ở cơ sở, nó tổ chức việc cứu trợ các gia đình khó khăn, đặc biệt là các gia đình thuộc diện "xã hội" (theo phân cấp quản lý, hợp tác xã chăm lo diện "chính sách", còn cụm dân cư chăm lo diện "xã hội"), tham gia giải quyết các biến cố của đời sống (ma chay, xung đột...). Thứ ba, giống như nhiều nơi khác ở miền Bắc, người ta cũng ghi nhận được ở hiện tượng phục hồi mạnh mẽ từ vài năm nay hoạt động của các thiết chế truyền thống như tộc họ, xóm, tôn giáo. Các thiết chế này có những hoạt động văn hóa - xã hội đa dạng, trong đó cũng bao hàm các hoạt động trợ giúp xã hội cho cá nhân và gia đình. 3. 4. Các chế độ chính sá Chính sách xã hội rốt cuộc phụ được thể hiện ở các chế độ chính sách, chúng phản ánh khả năng kinh tế - tài chính mà xã hội có thể huy động được cho mục tiêu của chính sách xã hội và các định hướng giá trị chi phối chính sách. Nguồn tài chính của chế độ chính sách xã hội cho xã hình thành từ ha cấp. Nhà nước, xã và hợp tác xã, cụm dân cư và đội sân xuất. Chế độ chính sách do Nhà nước gánh vác chủ yếu liên quan đến các đối tượng: thân nhân chủ yếu của liệt sĩ, thương binh, hưu trí 1 mất sức. Ô đây, nổi lên vấn đề là có sự khác biệt rất đáng kể về mức trợ cấp chính thức của Nhà nước giữa thân nhân chủ yếu của liệt sỉ được nuôi dưỡng hoàn toàn và không được nuôi dưỡng hoàn toàn, giữa thương binh nặng hưởng tiêu chuẩn có người phục vụ và các thương binh khác. Thực tế ở địa phương cho thấy, trong điều kiện như vậy, nếu như hai đối tượng trước tạm đủ cho đời sống thiết yếu thì hai đối tượng sau gặp rất nhiều khó khăn. Xã có tới vài trăm người về mất sức hoặc thôi việc do đẩy mạnh cắt giảm biên chế (nhiều người từ nơi khác đốn), họ rất khó khăn trong việc tìm kiếm một nguồn thu nhập ổn định, vì không được nhận ruộng khoán, nhiều người phải nằm trong diện trợ cấp xã hội. Phần tài chính còn lại cho các chế độ chính sách khác do địa phương gánh vác, và phần này là rất lớn so với khả năng kinh tế của nó. ở đây có hơn 200 hộ liệt sĩ và thương binh nhận ruộng khoán, họ được ưu tiên khi nhận ruộng, được miễn các loại quỹ đóng góp (xấp xỉ 50 kg thóc/năm), được điều hòa lương thực (khoảng 30 kg thóc/người/vụ với giá bằng 1/2 đến 1/3 giá thị trường, hoặc cấp không nếu khó khăn) . Các hợp tác xã phi nông Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 6 nghiệp và các đoàn thể cũng tham gia vào việc đỡ đầu việc học hành và đào tạo cho con em liệt sĩ, trợ ép cho diện "chính sách" cũng như diện "xã hội" vào những ngày lễ lớn hoặc khi có khó khăn. Đáng chú ý là các chế độ chính sách trong hệ thống giáo dục và y tế cho dân cư cũng như cho người làm việc ở hai ngành này. Toàn xã có 20 lớp mẫu giáo và 4 nhà trê, hợp tác xã nông nghiệp bảo đảm 70% tiền học phí cho các cháu mà bố mẹ là xã viên nông nghiệp (học phí hàng tháng cho mỗi cháu đi nhà trẻ là 5.000 đồng và đi mẫu giáo là 3.500 đồng). Dầu năm học, phụ huynh mỗi cháu đóng từ 1.000 đến 2.000 đồng để xây dựng cơ sở vật chất, phần còn lại do ngân sách xã đài thọ. Con em gia đình "chính sách" đi học phổ thông được miễn một phần học phí và đóng góp xây dựng trường. Từ năm 1984, xã đã hoàn thành đứt điểm việc khám, quản lý hồ sơ sức khỏe cho toàn dân, hàng năm tổ chức khám định kỳ, đưa vào hồ sơ sức khỏe cá nhân các dữ kiện cần thiết và có hướng điều tri tích cực. Trạm y tế lập biểu mẫu thống kê ưu tiên để thăm khám thường xuyên hơn đối với diện ưu tiên (trẻ em, người có tuổi, thương binh, gia đình liệt sĩ ) Bệnh nhân điều trị nội trú tại Trạm y tế và các sản phụ được hưởng chế độ miễn phí từ 5 đến 7 ngày, mỗi ngày được cấp một phần tiền thuốc, tiền ăn do ngân sách xã đài thọ. Phụ nữ đặt vòng được hưởng 30 kg thóc, miễn phí phục vụ và thuốc men, miễn 10 công xã hội trong năm đầu Để hai hệ thống liên quan chặt chẽ Với chính sách xã hội đó hoạt động tốt, xã đã bảo đảm cho giáo viên và cán bộ y tế của mình có thu nhập ổn định đáng kể: đối với giáo viên phổ thông khoảng 80.000 đồng/tháng, các cô nuôi dạy trẻ đạt thu nhập từ 80.000 đen 90.000 đồng/tháng, cán bộ y tế từ 75.000 đến 90.000 đồng/tháng (dưới dạng phụ cấp bằng tiền và thóc điều hòa). Các thu nhập nói trên ở vào mức khá so với thu nhập trung bình của địa phương, nếu đặt trong tương quan giá cả hàng hóa thiết yếu, chúng tôi cho rằng các thu nhập trên đạt mức cao so với nhiều vùng khác của nước ta. 4. Gia đình, cộng đồng, văn hóa. Khác với hai phần trên mà phần lớn kết quả nghiên cứu có thể rút ra từ thu thập số liệu thống kê, phân tích báo cáo và phỏng vấn sâu, các khía cạnh văn hóa của đời sống gia đình và cộng đồng chìm trong tầng sâu của đời sống mà việc nhận diện chúng đòi hỏi nhiều công phu nghiên cứu hơn. 4.1. Gia đình. Chiến tranh không chỉ tác động mạnh đến hình dạng tháp dân số, mà còn để lại dấu ấn cả trong đặc điểm cơ cáu gia đình ở địa phương: toàn xã có khoảng 25% gia đình ở dạng không đầy đủ (chủ yếu gồm mẹ và con cái). Đây là tỷ lệ khá cao trong một cộng đồng truyền thống. Sự tác động này dường 1như ảnh hường đến hoàn cảnh sống của người phụ nữ theo hai chiều ngược nhau. Một mặt, người phụ nữ trong các gia đình không đầy đủ phải gánh vác toàn bộ gánh nặng gia đình. Thêm nữa, vài năm gần đây, số nữ trên 25 tuổi chưa chồng có xu hướng tăng. Mặt khác, có lẽ chính vì vậy mà cộng đồng nhìn nhận quyền của người phụ nữ một cách khoan dung hơn. Trước đây, thậm chí phụ nữ không được đi qua trước điện thờ, nay nữ thanh niên có thể tiếp bạn trai ở đó. Việc sinh con ngoài giá thú không còn bị đánh giá khắt khe như trước. Phân tích tương quan nghề nghiệp, lứa tuổi, không gian của các cặp vợ chồng mới kết hôn vài ba năm lại đây, có thể nêu lên một số nhận xét: ) - Phần đông các cặp vợ chồng có cùng tầng lớp xã hội-nghề nghiệp. Điều này phù hợp với xu hướng chung tại nhiều vùng đô thị và nông thôn đã nghiên cứu. - Lứa tuổi kết hôn trung bình (nam 24, nữ 22,3 tuổi, số liệu năm 1990) cao hơn so với nông thôn Bắc Bộ và tương tự một số vùng đô thị. Nếu như năm 1990 ở xã có khoảng 20% phụ nữ kết hôn trước tuổi 20 thì con số tương ứng ở đồng bằng Bắc Bộ là 37,4%. Phụ nữ chủ yếu lấy chồng cùng xã (chiếm 85% số kết hôn năm 1990), trong khi khoảng 50% số nạm giới kết hôn năm 1990 đã chọn vợ ở khác xã và khác huyện. Phạm vi lựa chọn của phụ nữ dường như vẫn còn bị hạn chế. Giống như mọi vùng khác, gia đình hạt nhân là hình thức phổ biến ỡ đây. Xu hướng tách hộ còn được kích 1. Báo cáo tổng kết đề tài A6O1 của Viện Xã hội học. Trích đăng trong Tạp chí "Xã hội học" số l-1991 với đầu đề "Sự chuyển đổi cơ cấu xã hội ờ nông thôn đồng bằng Bắc Bộ trong điều kiện kính tế mòi", tr. 29, Bảng 5. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 7 thích bởi chính sách cấp đất của xã (khi tách hộ, các gia đình trẻ được cấp 500 m2 đất và vườn). Ngày nay, chính quyền xã đã phải ban hành thêm các quy định khác để hạn chế quá trình này do chỗ quỹ đất vườn đã bị thu hẹp đáng kể. Do mức sống của dân cư trong xã tương đối cao hơn nhiều vùng khác, do làm tốt công tác KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em cũng như cho toàn dân, trẻ em trong xã tỏ ra được nuôi dạy tốt hơn một số vùng khác ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Tỷ lệ trẻ sơ sinh cân nặng dưới 2,5 kg giảm xuống qua các thời kỳ như sau: 1976-1980 là 5-7%, 1981-1985 là 2-3%, 1986 - 1989 là 0 1-1% (so với tổng số trẻ sơ sinh trong mỗi thời kỳ). Quan sát các lớp nhà trẻ và mẫu giáo cho thấy trẻ em ở đây dường như có thể trạng sức khỏe tốt hơn trẻ em ở một số vùng nông thôn miền Bắc (về chiều cao và cân nặng). Theo đánh giá của một số cán bộ địa phương, hiện nay các gia đình trong xã nghĩ đến tương lai con cái nhiều hơn trước kia, song họ không đánh giá cao giá trị học vấn của con cái. Điều này dường như không phù hợp nữa với truyền thống của gia đình người Việt vốn xem giá trị học vấn của con cái là rất quan trọng và cũng không phù hợp với mảnh đất này, nơi có truyền thống hiếu học, dân cư có trinh độ học vấn cao nhất huyện. Tuy vậy, hiện tượng này cũng được ghi nhận trong các cuộc nghiên cứu ở đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay ở trong xã còn khoảng 8,7% trẻ em trong độ tuổi chưa được phổ cập cấp một. Năm 1990 có một tỷ lệ không nhỏ trẻ em bỏ học, mà nguyên nhân chính, như cuộc phỏng vấn các giáo viên cho thấy, phần lớn là đời sống khó khăn, học phí cao, và người ta không thấy rô tác dụng thiết thực của một mức học vấn đầy đủ trong đời sống. Ngược lại, hệ thống nhà trẻ và mẫu giáo lại thu hút được khá đông trẻ em (đặc biệt là trề em trong độ tuổi mẫu giáo và cuối mẫu giáo) do chỗ hệ thống này được tổ chức khá tốt và người dân nhìn thấy lợi ích rô rệt của việc gửi con cái họ vào đây (bố mẹ được rảnh rỗi để tập trung vào hoạt động kinh tế gia đình, giáo dục mẫu gián thực sự cằn thiết trong việc xã hội hóa trẻ em mà,trên nhiều mặt, gia đình không đáp ứng được đầy đủ). 4.2. Các thiết chế cộng đồng và sự quá độ văn hóa. Như phần trên đã đề cập, các tổ chức và thiết chế "mới" của xã (hợp tác xã,.đội sản xuất, cụm dân cư, các đoàn thể xã hội...) hoạt động mạnh và có hiệu quả cả trong đời sống chính trị và kinh tế, lẫn xã hội và văn hóa. Nhưng thành tựu rõ rệt nhất có thể tìm thấy trong các lĩnh vức chính sách xã hội, bảo vệ sức khỏe dân cư, kế hoạch hóa gia đình, giáo dục cộng đồng, điếu chỉnh ứng xử của các thành viên... Các quá trình nói trên đã góp phần rất đáng kể vào biến đồi văn hóa cộng đồng, tạo ra những nếp sống văn hóa mới. Mặt khác, người ta cũng ghi nhận được sự phục hồi mạnh mẽ từ một vài năm gần đây các thiết chế truyền thống, chúng can thiệp ngày càng tăng vào đời sống văn hóa-xã hội của cộng đồng. Ô một số xóm đã xuất hiện hình thức quyên góp từ các gia đình thành viên để xây miếu thờ, mua sắm các phương tiện phục vụ lễ tang. Các nghi lễ cũ đặc biệt phát triển trong việc tang. Tỷ lệ dân cư theo bốn tôn giáo có ở địa phương (Phật giáo, Cao đài, Tin lành, thiên chúa giáo) chiếm hơn 10% dân cư cả xã. Các hoạt động tôn giáo có xu hướng tăng lên (tôn tạo nhà thờ, mở rộng các nghi lễ, tác động nhiều hơn vào đời sống cá nhân và gia đình...). Cũng theo nhận xét của cán bộ địa phương, ngay nay huy động đóng góp vào các công trình công cộng khó hơn, trong khi người dân lại sẵn sàng đóng góp để xây chùa, miếu thờ, nhà thờ họ và cho các hoạt động tập thể xung quanh chúng. Cũng ghi nhận được ngày càng nhiều các cố gắng khôi phục sức mạnh liên kết tộc họ (xây nhà thờ họ, tổ chức ngày giỗ tổ, làm tộc ước bằng văn bản quy định các điều khoán ràng buộc trách nhiệm của các thành viên...). Và điều đáng chú ý ở đây là các hoạt động này mang tính chất phô diễn sức mạnh liên kết có thực hoặc đang được mong muốn của tộc họ, thể hiện ở quy mô nhà thờ họ, mức độ rầm rộ của giỗ tổ, tang ma và cưới xin trong họ. Khi quan sát theo trục địa lý - lịch sử Bắc Bộ - Trung Bộ - Nam Bộ để nhận diện sự tương đồng, khác biệt và chuyển tiếp văn hóa, người ta có thể nêu lên một số nhận xét thú vị, dĩ nhiên chi là bước đầu: nơi đây chứa đựng những nét hỗn hợp văn hóa của hai cực Bắc Bộ và Nam Bộ, song nếu như về mặt địa lý xã D ở vào khoảng giữa chúng, thì về mặt văn hóa nó mang sác thái nghiêng nhiều hơn về phía Bắc Bộ. Nếu như ở Bắc Bộ, theo quan mềm truyền thống thông thường (thực tế ngày nay cũng không còn hoàn toàn như vậy nữa), người con trai cả là đại diện toàn quyền của dòng họ, có quyền thừa kế lớn hơn, có nghĩa vụ nuôi dưỡng cha mẹ già và thờ cúng tổ tiên, côn ở Nam Bộ phần tài sản còn lại của cha mẹ già dành cho con trai út, họ ở lại với :người con út vả chính người con này sẽ cúng giỗ họ sau này2 thì tại cộng đồng nông thôn này, thông thường cha mẹ già 2. Xem: Dỗ Thái Dòng,"Gia đình truyền thống và những biển thái ở Nam nộ viết Nam", Tạp chí "Xã hội học" số 3 - 1990, tr . 13. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 8 sống với con trai út, song việc thờ cúng lại do nơi con trai cả thực hiện. Ò đây không có tục gọi con cái theo thứ tự như Nam Bộ, song lại không gọi người con trai đầu là "bác Cả" như ở Bắc Bộ mà lại gọi là "anh Hai" như Nam Bộ. Những ngôi nhà mái tôn hoặc lá, vách gỗ (nhà tôn ván) có dáng dấp Nam Bộ, song kiểu nhà ba gian hai chơi lại gợi lên kiến trúc nông thôn cổ truyền Bắc Bộ. Vườn tược quanh nhà tuy không được quy hoạch chặt chẽ như ở các lãng Bắc Bộ, song so với Nam Bộ dường như nó đã được bố trí theo hàng lối hơn. Chợ làng ở nơi đây với cây đa lâu đời có lẽ không thể tìm thấy ở Nam Bộ, trong khi đó là hình ảnh điển hình của làng miền Bắc. ở xã D, mồ mả tổ tiên tập trung ở một khu đất ruộng nào đó chứ không để trong đất ở của gia đình. Ngay sự phục hồi hoạt động của xóm và tộc họ cũng cho thấy tổ chức đời sống cộng đồng ở đây gần với các cộng đồng nông thôn Bắc Bộ hơn. Các khuôn mẫu hành vi trong gia đình và cộng đồng nơi đây mang tính chất chặt chẽ giống với miền Bác. Không phải ngẫu nhiên mà phong trào hợp tác xã, các giải pháp chính sách xã hội và xây dựng nếp sống văn hoá mới ở xã lại rất quen thuộc với con mắt quan sát của người đã sống nhiều năm trong vùng nông thôn miền Bắc. 5. Để kết luận. Theo chúng tôi, thực tế ở xã D đặt ra khá nhiều vấn đề cho nghiên cứu và quản lý. Với một bộ máy chính quyền có hiệu quả, nơi đây cũng có thể là một địa điểm lý tưởng để thử nghiệm các giải pháp xã hồi. Có thể nêu lên một số vấn đề sau đây: Tháp dân Bố đặc thù của xã rất cần được phân tích kỹ lưỡng, vì cho đến nay chúng ta vẫn chưa hiểu đầy đủ và cụ thể các nguyên nhân khiến cho cơ cấu dân số ở đây trở nên bất thường như vậy. Các khía cạnh di động dân cư chưa được xem xét. Cần chú ý rằng, trong tương lai gần, khi lớp người của thời kỳ bùng nổ dân số bước vào tuổi sinh đê (nhóm tuổi 10-19) thì tỷ lệ sinh đẻ Bẽ tăng mạnh ngay cả khi chuẩn mực mỗi gia đình chỉ có không quá hai con vẫn được tuân thủ Thậm chí, điều nói trên có vè như đã bắt đầu thể hiện. Theo đánh giá của một cán bộ làm cồng tác KHHGĐ ở địa phương, tỷ lệ sinh đè dường như bắt đầu tăng lên và tỷ lệ phát triển dân số của nó cỏ thể là 1,4% trong năm 1991. Cùng với quá trình này, cần phải chờ đợi cả sự "bùng nổ" nhu cầu công ăn việc làm, chữa bệnh, đất ở... trong một tương lai không xa. Tác động của cơ cẩu dân số bất thường này vào tổ chức gia đình và người phụ nữ, vào trẻ em và người già, cần được quan tâm nghiên cứu. Trên nhiều mặt, hệ thống chính sách xã hội của xã rất tương đồng với cũng hệ thống này ở nhiều vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ vào thập kỷ 60. Cũng chính vì như vậy mà cần phải đặt ra một câu hỏi thực sự nghiêm túc là: làm cách nào để có thể tiếp tục duy trì được các thành tựu xã hội đã đạt được và để cho hệ thống này không rơi vào suy thoái hay khủng hoảng? Các vấn đề dân sổ và xã hội đặt ra chỉ có thể giải quyết tốt nếu đạt được mức tăng trưởng kinh tế cần thiết. Thế mà hiện nay, xã D dường như đang phải đương đầu với những khó khăn kinh tế. nếu như vào giữa những năm 80, giá tri sản lượng của sản xuất tiểu thủ công nghiệp chiếm 70% giá trị tổng sản lượng, thì nay nó chỉ còn là 40%. Các ngành nghề giảm quy mô sản xuất và cho đến nay dường như vẫn chưa có lối thoát. Nhiều người đã phải đưa máy móc và nhân lực vào Thành phố Hồ Chí Minh. Số người không có ruộng và không có việc làm tăng lên. Là một vùng kinh tế hỗn hợp nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp,dịch vụ, do đó là một vùng nửa đô thị nửa nông thôn, song về cơ bản nơi đây vẫn mang tính chất nông nghiệp - nông thôn. Nói cách khác vẫn chưa phát huy được các thế mạnh phi nông nghiệp. Hệ thống chính sách xã hội của xã cũng dựa trên căn bản nông nghiệp-nông thôn cả về tài chính lẫn phương thức tổ chức. Hệ thống này đang đứng trước những thách thức to lớn: gánh nặng trợ giúp xã hội chủ yếu rơi vào địa phương, chưa được san sẻ thích đáng với những cấp độ cộng đồng lớn hơn; bao cấp xã hội phải tiếp tục giảm đi trong điều kiện phân tầng xã hội lại có xu hướng tăng lên; giải quyết như thế nào những vấn đề xã hội để lại cho những nạn nhân chiến tranh ở cả hai phía để tăng cường đoàn kết cộng đồng mà không xóa nhòa công bằng lịch sử, điều này có tầm quan trọng rất to lớn đối với phát triển cộng đồng. Do tính điển hình của các vấn đề xã hội mà nó mang trong mình, do tính hiệu năng của hệ thống chính sách xã hội hiện nay của nó, xã D là một nơi thuận lợi để thực hiện các nghiên cứu và triển khai chính sách xã hội. : - Chúng ta vẫn chưa có những lý giải thuyết phục về câu hỏi vì sao, từ một vài năm gần đây, các thiết chế cộng đồng truyền thống lại phục hồi mạnh ở nông thôn Bắc Bộ, điều cũng được ghi nhận ở đây, chúng đáp ứng những nhu cầu xã hội nào của dân cư nông thôn. Rô ràng đã đến lúc phải nghiêm túc xem xét đến sự thâm nhập và tương tác lẫn nhau giữa hai loại thiết chế truyền thống và "mới" trong đời sống văn hóa và xã hội, để từ đó kiến nghi với chính quyền địa phương và Trung ương những chiến lược tương tác có hiệu quả. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn Xã hội học, số 2 - 1991 9 - Cuộc nghiên cứu đã bước đầu góp phần xác nhận ý tưởng về tính liên tục, khác biệt và quá độ văn hóa theo trục địa lý - lịch sử từ Bắc vào Nam của cộng đồng người Việt. Nó cho thấy nên tiếp tục đẩy mạnh các nghiên cứu so sánh văn hóa giữa các miền khác nhau của đất nước đối với hành vi con người, tổ chức gia đình và cộng đồng. Theo chúng tôi, đây có thể là hướng nghiên cứu cố nhiều triển vọng. Bản quyền thuộc viện Xã hội học www.ios.org.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfso2_1991_buithecuong_vumanhloi_nguyenhuuminh_1152.pdf