Bức tranh thiên nhiên trong Du ý viết về Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX

Tài liệu Bức tranh thiên nhiên trong Du ý viết về Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX: TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 75 BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG DU KÝ VIẾT VỀ NAM BỘ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX The picture of nature in Southern travel writing in the first half of the twentieth century ThS. Võ Thị Thanh Tùng Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Du ký là thể loại ra đời khá sớm trong lịch sử văn học dân tộc. Đến đầu thế kỷ XX, khi điều kiện giao thông thuận lợi, con người có nhu cầu mở rộng tầm nhìn bằng các chuyến đi, do đó du ký cũng có cơ hội hồi sinh và phát triển. Du ký viết về Nam Bộ là mảng văn học khá lí thú bởi nó cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích về vùng đất và con người Nam Bộ. Trong các trang viết tỉ mỉ ấy của du khách bốn phương, thiên nhiên Nam Bộ hiện lên thật sinh động với nhiều màu sắc. Bài viết này bước đầu đi vào tìm hiểu hai khía...

pdf8 trang | Chia sẻ: quangot475 | Lượt xem: 359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bức tranh thiên nhiên trong Du ý viết về Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 62 (02/2019) No. 62 (02/2019) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: https://tapchikhoahoc.sgu.edu.vn 75 BỨC TRANH THIÊN NHIÊN TRONG DU KÝ VIẾT VỀ NAM BỘ NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX The picture of nature in Southern travel writing in the first half of the twentieth century ThS. Võ Thị Thanh Tùng Trường Đại học Thủ Dầu Một Tóm tắt Du ký là thể loại ra đời khá sớm trong lịch sử văn học dân tộc. Đến đầu thế kỷ XX, khi điều kiện giao thông thuận lợi, con người có nhu cầu mở rộng tầm nhìn bằng các chuyến đi, do đó du ký cũng có cơ hội hồi sinh và phát triển. Du ký viết về Nam Bộ là mảng văn học khá lí thú bởi nó cung cấp cho người đọc nhiều thông tin bổ ích về vùng đất và con người Nam Bộ. Trong các trang viết tỉ mỉ ấy của du khách bốn phương, thiên nhiên Nam Bộ hiện lên thật sinh động với nhiều màu sắc. Bài viết này bước đầu đi vào tìm hiểu hai khía cạnh nổi bật của bức tranh thiên nhiên trong du ký viết về Nam Bộ, đó là thiên nhiên hoang dã và thiên nhiên trù phú xinh đẹp. Từ khóa: du ký Nam Bộ, thiên nhiên, nửa đầu thế kỷ XX. Abstract Travel writing is a literary genre that was born quite early in the history of national literature. At the beginning of the 20th century, when the traffic conditions became more convenient, people had the need to broaden their visibility by traveling, so travel writing also had the opportunity to revive and develop. Travel writing about the South is an interesting piece of literature because it provides readers with a lot of useful information about the land and people of the South. In the meticulous pages of travelers from different corners of earth, the nature of the South is very lively and colorful. This article will explore the two most prominent aspects of the picture of nature in travel writing about the South, including wild nature and beautiful rich nature. Keywords: Southern travel writing, nature, the first half of the twentieth century. 1. Đặt vấn đề Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống gắn bó, hòa hợp với thiên nhiên. Bên cạnh việc dựa vào tự nhiên để tồn tại, cha ông ta cũng có ý thức chinh phục, chế ngự thiên nhiên để tạo nên môi trường sống tốt hơn cho bản thân và cộng đồng. Vùng đất Nam Bộ chính là thành quả của công cuộc khai phá thiên nhiên đầy khắc nghiệt mà ông cha ta đã trải qua hàng mấy thế kỷ. Nhưng không đơn thuần chỉ là mưu sinh, ông cha ta “Khẩn hoang tận đồng bằng sông Cửu Long là tiếp nối bình thường truyền thống dựng nước, giữ nước, lần hồi tạo thêm nét đa dạng trong tính thống nhất về văn hóa dân tộc” [3, tr.18]. Trong quá trình chinh Email: thanhtung2212@yahoo.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 76 phục thiên nhiên nơi vùng đất mới, lưu dân ở đây đã hình thành nên một thái độ văn hóa, đó là vừa e sợ nhưng cũng vô cùng biết ơn. E sợ vì thiên nhiên hoang dã vẫn luôn là một thế lực đầy bí hiểm, đầy sức mạnh đang hiện diện khắp nơi như muốn thử thách ý chí và lòng dũng cảm của con người nhưng biết ơn vì thiên nhiên đã chở che, cưu mang và đem đến nguồn sống cho họ. Dấu ấn của thái độ văn hóa ấy đã được thể hiện khá rõ trong những trang du ký viết về Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bức tranh thiên nhiên hoang dã Khi người dân Việt mới đến Nam Kỳ, ấn tượng đầu tiên là sự choáng ngợp trước một thiên nhiên bao la rộng lớn nhưng “hoang sơ lạ lẫm” với sông rạch chằng chịt, rừng rậm nối dài. Điều này được Châu Đạt Quan viết trong Chân Lạp phong thổ ký như sau: “Bắt đầu vào Châu Bồ gần hết cả vùng đều là bụi rậm của rừng thấp, những cửa rộng của con sông lớn chảy dài hàng trăm dặm với bóng mát um tùm của những cây mây dài, khắp nơi vang tiếng chim hót và thú kêu. Vào nửa đường trong sông, thấy những cánh đồng hoang không có một gốc cây. Xa hút nữa tầm mắt chỉ thấy toàn cỏ cây đầy rẫy” [11, tr.80]. Thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vùng đất này sự màu mỡ, giàu sản vật quý hiếm khiến lưu dân tin rằng đây chính là miền đất hứa cho những thân phận lạc loài, đau khổ. Nhưng họ nhanh chóng nhận ra rằng đây cũng là “xứ sở lạ lùng”, vì “dưới sông” thì “sấu lội” mà “trên bờ” thì “cọp um”, hoang vu, bất trắc đến nỗi: “con chim kêu phải sợ, con cá vùng phải kinh”. Cái hiểm nguy ấy của thiên nhiên được tác giả G.Y ghi lại trong du ký Dạo rảo xứ Thủ Dầu Một như sau: “Ngày nay người ta còn chỉ khúc truông, tiếng thường kêu là “khúc cây da năm chưn” là một nơi sầm uất và rất hiểm, vì cọp, beo thường khi ra nghểu nghiến giỡn chơi, và như phải đều rủi chi tại đây thì không ai mà tiếp cứu cho được” (Dạo rảo xứ Thủ Dầu Một) [14, tr.796]. Con người nhỏ bé như rợn ngợp trước thiên nhiên mênh mông hoang dại. Đối diện với mối đe dọa thường xuyên, họ thường trực một mối lo sợ “chèo ghe sợ sấu cắn chưn, xuống sông sợ đỉa, lên rừng sợ ma”. Nỗi sợ ấy còn được thể hiện qua cách đặt tên các địa danh. Tác giả Khuông Việt đã không quên ghi lại cái thực tế này trong du ký Hai mươi lăm ngày đi tìm dấu người xưa:“Gọi là Rạch Gầm, theo lời một vị hương chức nói lại, là vì xưa kia vùng đó toàn rừng rú, có nhiều cọp gầm thét tối ngày” [2, tr.976]. Khi cuộc sống của con người vẫn còn đang phụ thuộc vào thiên nhiên thì mọi động tĩnh mà thiên nhiên gây ra đều mang một màu sắc thần bí, khó hiểu. Lưu dân, những người đang hàng ngày hàng giờ phải đối mặt thường xuyên với sơn lam chướng khí, ma thiêng nước độc, cọp beo rắn rít... tin rằng để không bị thiên nhiên làm “nhiễu hại trâu bò của dân sự” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký) hay “phá xóm làng” (Cảnh vật Hà Tiên), gây khó khăn cho công cuộc khẩn hoang và đe dọa tính mạng của con người, họ phải lập miếu thờ và cúng tế đàng hoàng. Theo quan sát của tác giả Khuông Việt, hiện tượng thờ cúng này đến giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX vẫn còn tồn tại:“hiện nay trong làng, mỗi lượt cúng kỳ yên đều có chầu heo riêng cho cọp” (Hai mươi lăm ngày đi tìm dấu người xưa) [2, tr.976]. Không chỉ thờ mà họ còn tôn cọp làm “ông cả” trong làng, do đó mà “tên cọp ít khi kêu; kêu tránh là: ông kẹ, ông VÕ THỊ THANH TÙNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 77 thầy, cáo vàng” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.587] với hy vọng được chúng buông tha. Tuy nhiên, trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy khắc nghiệt ấy, để tồn tại, con người không chỉ biết sợ mà còn phải biết chinh phục tự nhiên, “vì dù sao thú dữ trước mặt cũng không ác bằng bọn quan lại vua chúa nơi quê nhà” [4, tr.21]. Bằng ý chí, sự bền bỉ và lòng dũng cảm, lưu dân đã biết “làm rọ mà bắt loài thú dữ ấy” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký) một mặt là để tự vệ, mặt khác là để “khẳng định quyền làm chủ chân chính của người Việt trên mảnh đất này” [1, tr.14]. Chính hành động ấy đã để lại trong ký ức lưu dân những ấn tượng sâu sắc, khó quên về thời kỳ đầu đi mở cõi. Xung quanh những câu chuyện diệt hổ, giết cọp vẫn thường được bao phủ bởi một màn sương huyền thoại. Đó được coi là những chiến công lớn nhất trong hành trình đi mở cõi của cha ông ta. Tác giả Phạm Quỳnh trong một tháng dạo chơi ở Nam Kỳ đã không quên ghi chép thật tỉ mỉ những câu chuyện giết hổ, diệt cọp đầy vẻ hoang đường này: “Rồi ngài kể chuyện một bữa bắn được con hổ to lớn lạ thường, khi nó vươn mình ra từ đầu đến cuối đuôi có tới sáu thước tây, nó làm kinh hoảng cả một vùng đó, ăn hại không biết bao nhiêu người và súc vật, người dân đã cho là hổ thần, đành chịu không ai bắn nổi. () Quả gặp hổ thần thật. Ngài bắn luôn mấy phát trúng, ngã sóng sượt ra, người nhà tưởng chết thẳng rồi, có một anh đánh bạo chạy lại gần; té ra hổ ta còn ngắc ngoải, vươn tay ra nắm lấy gáy anh chàng! Quan đốc phủ nhanh mắt và nhanh tay sao, bắn liền ngay một phát vào giữa đầu hổ chết cứng. May sao là may, nếu chậm một giây phút thì anh đầy tớ kia đi đời. Khi khiêng về hồn vía đâu mất cả, nhưng phúc đức, khỏi chết”(Một tháng ở Nam kỳ) [11, tr.238]. Những câu chuyện như vậy đã “trở thành truyền thuyết phổ biến sâu rộng và bền bỉ trong ký ức người dân. Đó là những việc làm và những thành tích của tập thể mà nổi bật là những cá nhân xuất sắc đại biểu cho lòng can đảm và ý chí chiến thắng của người dân Gia Định” [1, tr.13]. Những cá nhân không sợ hiểm nguy, quyết tâm bảo vệ sự bình yên cho cộng đồng luôn được nhân dân tôn vinh, ngưỡng mộ như những anh hùng thật sự. Trong những ấn tượng sâu sắc về vùng đất mới, ấn tượng về rừng là dai dẳng nhất. Đối với dân tộc Việt Nam, rừng là hình ảnh quen thuộc, gần gũi vì rừng cùng với biển là nơi đem lại nguồn sống cho con người. Rừng như người mẹ hiền nuôi dưỡng và che chở cho dân tộc Việt Nam từ khi khai thiêng lập địa cho tới tận ngày nay. Là nơi để con người tưởng nhớ về cội nguồn. Tuy nhiên đối với lưu dân, từ khi mới tiếp xúc, rừng không chỉ là người bạn hiền mà còn chứa đựng trong nó tất cả những lạnh lẽo, thâm u, hiểm nguy và đáng sợ. Tác giả Biến Ngũ Nhy trong một lần đi ngang qua rừng vẫn còn cảm nhận rất rõ cái đáng sợ ấy: “khỏi mấy xóm nhà, thì tới rừng, hai bên cây mọc bí bách. Đường trường vắng vẻ, chẳng thấy bóng người, dòm xung quanh chỉ thấy cây lá điểm dài trước sau một đường trắng xóa” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký) [6, tr.3]. Rừng cũng để lại cho con người sự ám ảnh về những mất mát, đau thương “Đi tới cây số 47 thì gò cao, đất dốc hai bên rừng bụi diềm dà, đường quanh co trắc trở. Chỗ đó kêu là truông Thò Đo, những kẻ cầm bánh xe hơi đều cho là chỗ hiểm, nên hễ tới đó thì rất cẩn thận” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký) [8, tr.4]. SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 78 Rừng rậm sông sâu vẫn luôn là một thế lực bí hiểm, đầy sức mạnh đang hiện ra với một dáng vẻ hoang sơ như muốn thử thách lòng can cảm của con người “đường đi ngang qua rừng, chỗ lên cao, chỗ xuống thấp, hai bên cây cối mọc dài. Đi qua một cái truông, kêu là truông Hồng Đào. Trong rừng cũng có nhiều thú dữ, như là cọp, beo, song ít khi ra tới lộ đi tới dựa chân núi thì cùng đường” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký) [7, tr.4]. Trong ký ức người dân Nam Bộ, rừng và truông thường gắn liền với nhau nên mức độ nguy hiểm càng tăng lên gấp bội. Truông chính là sào huyệt của những băng cướp khét tiếng, thường bắt bớ, giết chóc để cướp của hoặc đòi tiền mãi lộ. Do đó truông luôn là hiện thân của mối đe doạ khủng khiếp đối với con người. Trong Gia Định thành thông chí, Trịnh Hoài Đức cũng có viết: “Duy có vùng Toái Đàm (Đầm Nát) thuộc huyện Long Thành có nhiều kinh mương đan nhau, rừng ao xanh rậm, đất trống, không có dân cư nên trộm cướp thường núp ở đấy, khách buôn qua lại thường phải đề phòng () Xứ ấy có nhiều rừng cây sầm uất, nhà ở xa nhau, cho nên nhiều trộm cướp nổi lên” [3, tr.188]. Ca dao xưa cũng từng đề cập: “Thương em anh cũng muốn vô / Sợ Truông nhà Hồ sợ phá Tam Giang”. Do đó truông và rừng luôn là những chướng ngại thường xuyên ngăn cản bước chân người lưu dân trên con đường đi tìm miền đất hứa. Tuy nhiên, rừng cũng là nơi thanh tịnh, nơi để con người tự đối diện với lòng mình, rủ bỏ mọi ưu phiền khổ não, phủi sạch bụi trần để trở về với cái bản lai diện mục của chính mình. Từ trong tiềm thức của lưu dân, rừng là biểu trưng cho sự trong sạch của tâm hồn, là nơi yên nghỉ của thánh thần. Do vậy, phần lớn các chùa chiền, đền điện đều được xây dựng trong rừng, chính vì vậy, những sinh hoạt tôn giáo cũng thường diễn ra trong ấy, Biến Ngũ Nhuy đã ghi chép tỉ mỉ những sinh hoạt này trong du ký của mình như sau: “đi khỏi châu thành chừng 4 ngàn thước, thì tới rừng. Rừng ấy kêu là rừng Độm, rộng lớn minh mông, ăn vào tận tới chân núi, bề ngang hơn 8 ngàn thước. Cách năm bảy năm trước, những thiện nam tín nữ trong Lục Châu đi lên Điện Bà lấy làm khó nhọc, vì chẳng có đường lộ, phải đi xe bò, băng ngang vào rừng...” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký) [7, tr.4]. Khi thực dân Pháp xác lập quyền thống trị trên đất Nam Kỳ, một số thành thị ra đời. Tuy nhiên, số thành thị này không nhiều, còn lại vẫn là nông thôn và những vùng hoang vu chưa ai khai phá. Thực tế này được phản ánh khá rõ trong những trang du ký viết về Nam Bộ, tác giả Biến Ngũ Nhy mô tả: “Ra khỏi Trảng Bàng, xe chạy lên Gò Dầu Hạ, đi ngang qua một cái gò rất cao, lớn, kêu là xái-cục, thuộc về làng Phước An. Đường lên dốc, nhiều chỗ quanh co, khi lên cao, như mu rùa, khi xuống thấp như lòng chảo. Nơi gò cao, đất hoang cỏ cháy, tre mọc từng chòm; chỗ thấp trũng, bưng, báo, ruộng nương thưa thớt, coi phong cảnh não nùng” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký) [6, tr.3]. Tình trạng đất đai vô chủ là tương đối phổ biến ở Nam Kỳ trong những năm đầu thế kỷ XX, theo như ghi chép của Phạm Quỳnh thì: “Phong cảnh này thật là khác cái phong cảnh mấy tỉnh Tây Nam mình vừa đi qua mới rồi. Đất đây cao và khô, toàn là đất gò đất núi cả, lắm chỗ đường xe đi sẻ ngang vào giữa khoảng rừng cỏ bãi hoang, cảnh tượng cũng đìu hiu tịch VÕ THỊ THANH TÙNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 79 mịch như lắm nơi ở Trung kỳ” (Một tháng ở Nam Kỳ) [11, tr.248]. Dấu ấn của thiên nhiên hoang dã ở Nam Bộ vẫn còn rất sâu đậm trong những trang viết của các nhà du hành nửa đầu thế kỷ XX. Điều đó phản ánh một thực tế rằng mối quan hệ giữa thiên nhiên với con người nơi vùng đất hoang sơ này vẫn còn vô cùng khăng khít. Đối với người dân Nam Bộ, khi đời sống của họ phần lớn phụ thuộc vào thiên nhiên thì hơn ai hết họ ý thức rất rõ sự tác động lớn lao của thiên nhiên lên sản xuất, sinh hoạt, do đó xuất hiện tâm lý sùng bái, ngưỡng mộ, tôn trọng và cả nỗi sợ sệt, lo âu, khiếp nhược là điều hoàn toàn có thể lý giải được. Tất cả những biểu hiện hết sức phong phú này của tâm lý con người trước thiên nhiên hoang dã đã được du ký ghi lại một cách tỉ mỉ, sinh động. Đọc du ký viết về Nam Bộ ta có thể hiểu thêm một khía cạnh nữa trong cách ứng xử của người Nam Bộ xưa trước tự nhiên, đồng thời bộ phận văn học này còn góp phần làm cho mảng văn học viết về Nam Bộ trở nên phong phú và hấp dẫn hơn. 2.2. Bức tranh thiên nhiên trù phú, xinh đẹp Không chỉ có thâm sâu, nguy hiểm, rừng còn chứa đựng trong nó nguồn sống dồi dào đủ sức làm ấm lòng những người con xa xứ bằng một cuộc sống ấm no, đầy đủ. Vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu, lưu dân đã có thể tự tin đến với rừng để khai thác nhiều sản vật quý hiếm mà rừng đã hào phóng ban tặng. Rừng từ xưa đến nay được coi là nơi quy tụ nguồn lợi dồi dào, đa dạng. Là người con của xứ Nam Kỳ, khi đứng trước sự giàu có của rừng phương Nam, tác giả của Cuộc du lịch Châu-Đốc Hà-Tiên Kam-pot Phú-quốc đã tự hào khẳng định:“Nam Kỳ này có nhiều loại danh mộc ít nơi dám bì”. Còn Đông Hồ và Nguyễn Văn Kiểm thì không quên liệt kê tỉ mỉ những danh mộc của xứ Hà Tiên: “lào táo, căm xe, cà chất, váng hương, săn đá, tràm, sơn hay giăng, đều là thứ danh mộc tốt nhất hạng” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.557]. Và tuy mỗi loại có những đặc điểm khác nhau nhưng tất cả đều là những “thứ gỗ to tốt đẹp, chắc chắn, dùng được nhiều việc” như “cất nhà, đóng ghe, đóng hòm, v.v” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.557]. Vì là danh mộc nên “thứ nào dùng lâu cũng lên nước láng tốt” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.557]. Về cầm thú thì cơ man nào là cọp, rắn, ong, chuột, thỏ, heo rừng, nhím... nhiều đến nỗi vào “mùa nước đổ, đồng ruộng ngập hết, heo, mang lên núp trên gò. Khi ấy không cần bắn súng hay đánh bẫy. Cứ bơi xuồng ra gò, lấy cây lấy đá liệng nó cũng chết” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.557]. Những quan sát và ghi chép về rừng của các tác giả du ký Nam bộ đã góp phần lột tả được vẻ đẹp hoang sơ cũng như sự trù phú của một vùng đất mới. Nam Bộ xưa nổi tiếng là nơi: “Ruộng đồng mặc sức chim bay/Biển, hồ lai láng cá bầy đua bơi”. Nơi đây không chỉ có “rừng vàng” mà còn có “biển bạc”. Biển cũng đem lại nguồn lợi đáng kể cho người dân Nam Bộ. Đặc biệt, các tỉnh như Kiên Giang, Vũng Tàu có bờ biển dài nên cá tôm lúc nào cũng nhung nhúc với đủ thứ loại:“Cá vồ, cá chan, cá vược, cá mú, cá ngừ, cá chét gộc là mấy thứ cá ngon”, (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.598-602]. Từ đó hình thành nên “nghề đánh cá, làm nước mắm đã phát triển với kinh nghiệm cao về kỹ thuật” [5, tr.19] từ “cá cơm để làm nước mắm, cá bạc má làm cá mặn, mỗi năm bán được mấy trăm vạn đồng” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.595], đến các loại hải sản khác SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 80 có giá trị kinh tế cao như:“tôm càng, tôm bạc, tôm gộng, tôm tích, tôm vỗ ngực, tôm sú... ” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.597] đã góp phần đem đến sự phát triển thịnh vượng chung cho vùng đất Nam Bộ này. Trong quá trình chinh phục tự nhiên, lưu dân đã vô tình khám phá ra vẻ đẹp quyến rũ làm say lòng người của cảnh vật nơi đây. Tác giả của Cảnh vật Hà Tiên đã khám phá ra“bên cạnh những bức tranh đẹp của làng quê, còn có những khung cảnh hùng vĩ của núi non hang động” mà “càng ngắm lại càng không tin là cảnh thiên tạo” vì “thiên tạo là ai là người ngồi tò mò xây đặt từng bậc đá, tỉ mỉ từng nét hoa, dẫu nhơn công cũng vị tất là khéo bằng” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.629]. Cảnh vật đẹp đẽ khiến tác giả Marie Nguyễn Sử cứ “nhìn hoài không chán, càng nhìn lại càng làm cho mê mết tâm hồn” làm cho “bao nhiêu sự mệt nhọc nhờ ngọn gió tốt nên tiêu tan đi hết” (Cuộc du lịch Châu-Đốc Hà-Tiên Kam-pot Phú- quốc) [11, tr.177]. Và nói như tác giả Đông Hồ thì chỉ khi nào“người ta được đặt mình vào những cảnh vắng vẻ êm đềm thì tâm hồn mới thấy tỉnh táo nhẹ nhàng, di được tinh, dưỡng được tình là ở những cảnh này, chớ lăn lóc ở trong bụi xe ngựa, chen chúc trong án phồn hoa chỉ tổ làm cho người ta quay cuồng xuẩn động mà thôi” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.627]. Thật là một bức tranh thiên nhiên đầy sự tương phản, không chỉ là chốn “cọp beo chẳng thiếu chi” (Tây Ninh Vũng Tàu du ký), mà còn là nơi có nhiều phong cảnh hữu tình như những bức tranh sơn thủy. Đây là cảnh biển với “bãi cát trắng phau, chạy dài hàng mấy nghìn thước. Ngoài khơi xa, lác đác mấy chiếc thuyền đánh cá, cánh buồm trắng in vào đám mây hồng. Bên rặng núi mờ xanh, nhởn nhơ đàn nhạn lạc, tạc thành một bức tranh ảnh khổng lồ tuyệt đẹp” (Chơi Phú Quốc) [10, tr.384]. Còn kia là “bãi Mũi Nai, núi Tô Châu, đảo Phú Quốc, núi Thạch Động, Đông Hồ, mỗi cảnh đẹp riêng một thế” (Cảnh vật Hà Tiên) [10, tr.520]. Quả là “một cảnh thần tiên linh hoạt” (Tôi ăn Tết ở Côn Lôn) [4, tr.982] khiến khách du không khỏi mơ màng trước cái “vẻ nước, màu trời, bóng trăng, sắc núi, hơi gió thì thào, tiếng sóng dào dạt” (Tết chơi biển) [12, tr.303]. Cảnh như mê như hoặc làm rung động, gợi cảm hứng cho những tâm hồn nhạy cảm, biết say mê cái đẹp: “ước chi tôi là một họa sĩ tài hoa hầu ghi lại trên vuông lụa trắng những màu sắc mà thợ trời kéo tô điểm cho mây nước bao la. Ước chi tôi là một thi nhân lỗi lạc hầu lựa những vần tuyệt tác để ca tụng cái đẹp thiêng liêng huyền diệu của hóa công” (Tôi ăn Tết ở Côn Lôn) [2, tr.982]. Các nhà du hành nửa đầu thế kỷ XX đã dành nhiều trang viết sinh động nhất khi viết về thiên nhiên Nam Bộ. Thiên nhiên không chỉ là bạn của con người mà còn là nguồn mạch của sự sống, nơi nuôi dưỡng những vùng đất trù phú: “Người ta thường nói: “Đất Nam Kỳ là sản nhi của sông Mê Kông”. Mà thiệt thế. Nhờ có sông Mê Kông đào đất tự trên cao nguyên Tây Tạng (Tibet), chảy qua mấy nghìn dặm mang tới đây, đời ấy sang đời khác, phụ đắp mãi vào, mới thành ra cái đồng bằng lớn đất Nam Kỳ: cho nên ngày nay hình như sông kia vẫn thương yêu riêng chốn đất này, hai tay dương ra ôm ấp lấy, như người mẹ hiền ãm đứa con quí của mình”, (Một tháng ở Nam Kỳ) [11, tr.199]. Ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên là một trong những nội dung hấp dẫn của du ký VÕ THỊ THANH TÙNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 81 viết về Nam bộ nửa đầu thế kỷ XX. Cảnh đẹp ấy vừa có cái hùng vĩ, vẻ tươi tắn, sự yển chuyển đầy mê hoặc sông nước mây trời, vừa có cái sung túc của “rừng vàng biển bạc”, cái màu mỡ, phì nhiêu của những cánh đồng “cò bay thẳng cánh”.v.v. Phải là những con người thật sự gắn bó máu thịt với quê hương xứ sở thì mới có thể có những quan sát tỉ mỉ và những cảm nhận tinh tế về thiên nhiên như vậy. Những trang du ký không chỉ thấm đượm tình quê hương mà còn thể hiện ý chí tiến thủ, sức sống mãnh liệt, lòng tự hào của lưu dân nơi miền đất mới. Chính những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp được dệt nên từ ngôn từ như thơ như nhạc đó đã phần nào cho ta thấy được cái tâm sự yêu nước của các nhà văn, tuy không trực tiếp, quyết liệt nhưng có sức ám ảnh ghê gớm. Cái phong vị thiên nhiên đất nước ấy như đánh thức dậy trong tâm hồn mỗi người cái bản năng gần với bản năng sinh tồn, đó là bản năng bảo vệ quê hương đất nước. 3. Kết luận Du ký viết về Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX có những đóng góp không nhỏ trong việc hoàn thiện thể loại du ký nói chung cũng như khắc họa một phần lịch sử, địa lý, văn hóa, cảnh vật, con người Nam Bộ trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, khi các thế lực thực dân phương Tây đang bắt đầu quá trình bành trướng sức mạnh của mình đối với các dân tộc “nhược tiểu” phương Đông, trong đó có Việt Nam. Du ký Việt Nam nói chung và mảng du ký viết về Nam Bộ nói riêng còn được coi là một bộ phận văn học của những nhà tiền phong mang sứ mệnh của những người đi khai phá, mở đường “làm tài liệu cho một nền văn học Việt Nam” (Phạm Thế Ngũ). Không những thế nó còn có những đóng góp lớn lao vào quá trình hiện đại hóa nền văn học dân tộc trong buổi đầu còn nhiều bỡ ngỡ. Thiên nhiên là một trong những nội dung quan trọng của du ký viết về Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX. Các nhà văn dành cho thiên nhiên một sự ưu ái đặc biệt bởi thiên nhiên muôn đời vẫn luôn có một sức hấp dẫn mãnh liệt đối với con người, dù đó là thiên nhiên hoang dã hay thiên nhiên trù phú xinh đẹp. Hai bức tranh thiên nhiên mới nhìn có vẻ tương phản nhưng kỳ thực là hai mảnh ghép không thể thiếu bổ sung cho nhau làm cho bức tranh toàn cảnh của thiên nhiên Nam Bộ trở nên hoàn thiện. Hai bức tranh cũng là hai dấu ấn quan trọng trong hành trình đi mở cõi của người lưu dân nơi vùng đất mới. Dấu ấn đầu tiên là nỗi khiếp sợ của những con người nhỏ bé trước cái hoang sơ, lạnh lẽo của thiên nhiên rộng lớn, nhưng vượt qua nỗi sợ ban đầu, khi đã quen và gần gũi là sự ngưỡng mộ rồi gắn bó sâu nặng. Tình yêu vĩnh cửu với thiên nhiên là một trong những nguồn mạch chính của văn chương phương Đông. Khi viết về thiên nhiên Nam Bộ là lúc các nhà du hành đang tiếp nối mạnh nguồn tươi mát của truyền thống văn chương dân tộc, góp phần khơi gợi tình yêu, sự trân trọng đối với di sản văn học nước nhà. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (chủ biên), Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh, tập 2: Văn học, báo chí, giáo dục, NXB TP Hồ Chí Minh, 1998. 2. Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên), Văn học Việt Nam thế kỷ XX, Tạp văn và các thể ký Việt Nam 1900 – 1945, Quyển ba, tập IV, NXB Văn Học, H, 2007. 3. Trịnh Hoài Đức, Gia Định thành thông chí (Tái bản lần thứ nhất), NXB Tổng Hợp SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 62 (02/2019) 82 Đồng Nai, 2006. 4. Sơn Nam, Đất Gia Định xưa, NXB TP Hồ Chí Minh, 1993. 5. Sơn Nam, Đồng bằng Sông Cửu Long – nét sinh hoạt xưa & Văn minh miệt vườn, NXB Trẻ TP Hồ Chí Minh, 2004. 6. Biến Ngũ Nhy, “Tây Ninh Vũng Tàu du ký”, Công Luận Báo, số 420, trang 3 1921. 7. Biến Ngũ Nhy, “Tây Ninh Vũng Tàu du ký”, Công Luận Báo số 422, trang 4, 1921 8. Biến Ngũ Nhy, “Tây Ninh Vũng Tàu du ký”, Công Luận Báo số 425, trang 4, 1921 9. Châu Đạt Quan, Chân Lạp phong thổ ký, Bản dịch Lê Hương, Sài Gòn, 1973. 10. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong 1917 – 1934, (Tập I), NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2007. 11. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong 1917 - 1934, (Tập II), NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2007. 12. Nguyễn Hữu Sơn (Tuyển chọn, giới thiệu), Du ký Việt Nam, Tạp chí Nam Phong 1917 - 1934, (Tập III), NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 2007. 13. Marie Nguyễn Sử, “Cuộc du lịch Châu-Đốc Hà-Tiên Kam-pot Phú-quốc”, Nam Kỳ Địa Phận số 1442, trang 177, 1937 14. G.Y, “Dạo rảo xứ Thủ Dầu Một”, Nam Kỳ Địa Phận, số 514, trang 796, năm 1918. Ngày nhận bài: 22/10/2018 Biên tập xong: 15/02/2019 Duyệt đăng: 20/02/2019

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf76_4333_2214981.pdf
Tài liệu liên quan