Báo cáo Tốt nghiệp Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội: 1 Báo cáo tốt nghiệp “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội” 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ..................................................................................................................... 8 1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: . 8 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............ 8 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............ 10 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Á Châu: ................................................................................... 10 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: .......... 13 1.3. Tình hình hoạt độn...

pdf60 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Báo cáo tốt nghiệp “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội” 2 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU ..................................................................................................................... 8 1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: . 8 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............ 8 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu: ............ 10 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Á Châu: ................................................................................... 10 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: .......... 13 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây ......................................................................... 14 1.3.1. Hoạt động nguồn vốn-Huy động vốn: ................................................ 14 1.3.2. Hoạt động cho vay: ............................................................................. 17 1.3.3. Hoạt động thanh toán: ........................................................................ 19 1.3.4. Một số hoạt động khác: ...................................................................... 20 1.3.4.1. Dịch vụ thẻ:.................................................................................... 20 1.3.4.2. Dịch vụ chuyển tiền nhanh: ............................................................ 21 1.3.4.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử: ............................................................ 21 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây: .................................................................................................... 22 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI .......................... 24 2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội ....................................... 24 2.1.1. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: ....................................................................................................... 24 3 2.1.2. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ ........................................................................................................ 29 2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB ............................................................ 34 2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ: ............................................................................... 34 2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân: ............................................................. 35 2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ ............................................................................................. 35 2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại: ............................................................... 37 2.2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hội sở: ................................. 37 2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Hà Nội: ................................. 37 2.2.2.2.3. Một số nguyên nhân khác: ....................................................... 39 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI .......................... 43 3.1. Quan điểm và định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: ................................................... 43 3.1.1. Quan điểm hoạt động tại Ngân hàng Á Châu ACB trong thời gian tới: ................................................................................................................. 43 3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: ............................................................... 43 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................... 44 3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng marketing Ngân hàng vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu ............................................................................................. 45 4 3.2.2. Ngân hàng ACB cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hơn nữa các dịch vụ trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: ....................................................................................................................... 46 3.2.3. Đổi mới công nghệ ngân hàng,ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán. ....................................... 47 3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên: 48 3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác: ............................................................ 50 3.3. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội ............................................................................................................... 52 3.3.1.Kiến nghị đối với Nhà nước và Chính phủ ......................................... 52 3.3.1.1. Tạo lập một môi trường kinh tế thuận lợi cho hoạt động TTQT đồng thời mở rộng và nâng cao hiệu quả quan hệ kinh tế đối ngoại: ................... 52 3.3.1.2. Hoàn thiện và bổ sung hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách về ngân hàng nói chung và hoạt động TTQT bằng thư tín dụng nói riêng: ...... 53 3.3.1.3. Hoàn thiện chính sách thương mại: ................................................ 54 3.3.2.Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam ............................. 54 3.3.2.1. Ngân hàng Nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng: ...................................... 54 3.3.2.2. NHNN nên thực hiện chính sách tỷ giá hối đoái thích hợp sao cho tỷ giá có lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, phù hợp với thị trường.... 55 3.3.2.3. NHNN cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung tâm thông tin NHNN: .................................................................................................. 55 3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Á Châu ACB Hội sở: .......................... 56 3.3.4. Kiến nghị đối với khách hàng: ........................................................... 56 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 58 5 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT ACB Asia Commercial Bank-Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu TMCP Thương mại cổ phần NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại L/C Letter of credit- thư tín dụng XK Xuất khẩu NK Nhập khẩu TTQT Thanh toán quốc tế T/T Phương thức chuyển tiền VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam UCP Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ -The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits NH Ngân hàng WTO Tổ chức thương mại thế giới TT Tối thiểu TĐ Tối đa 6 LỜI MỞ ĐẦU Thế giới ngày nay đang ngày càng có xu hướng tiến tới sư hội nhập. Điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho các quốc gia trên thế giới và mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, trong đó thương mại quốc tế đóng vai trò quan trọng.Việt Nam với chủ trương phát triển nền kinh tế mở, đẩy nhanh quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực và trên thế giới cũng đã tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế thông qua hoạt động thương mại quốc tế nhằm thu hút đầu tư, khai thông nguồn lực để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Như một mắt xích không thể thiếu được trong hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng, nó được xem là công cụ, là cầu nối trong quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ kinh tế và thương mại giữa các nước trên thế giới. Trong những năm vừa qua, hoạt động thương mại quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế nói riêng của nước ta đã trải qua những bước thăng trầm, nhưng ngày càng đang hoàn thiện và phát triển. Trong quá trình học tập tại trường, được sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, em đã tiếp thu được những kiến thức cở bản về ngân hàng thương mại, về thanh toán quốc tế. Sau thời gian thực tập tại phòng Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) chi nhánh Hà Nội, em nhận thấy hiện nay trong lĩnh vực thanh toán quốc tế, phương thức tín dụng chứng từ được xem là phương thức thanh toán áp dụng phổ biến nhất. Bởi lẽ, nó đáp ứng được nhu cầu của hai phía: Người bán hàng đảm bảo nhận tiện, người mua hàng nhận được hàng và có trách nhiệm trả tiền. Đây là phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng phổ biến và an toàn nhất hiện nay, đặc biệt là trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong những năm qua, Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội đã không ngừng đối mới và nâng cao các nghiệp vụ thanh toán của mình để phục vụ tốt hơn cho khách hàng,đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu của khách hàng. Cùng với chính sách kinh tế đối ngoại ngày càng mở rộng, thông thoáng của Chính phủ, hoạt động xuất nhập khẩu ngày càng phát triển. Do đó, hình thức thanh toán tín dụng chứng từ ngày càng được phát triển và hoàn thiên hơn. Tuy nhiên hiện nay hoạt động thanh toán quốc tế nói chung cũng như hoạt động thanh toán quốc tế 7 theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của ACB vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục, cùng với nó là sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong và ngoài nước. Bởi vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội là vô cùng cần thiết Xuất phát từ vấn đề nêu trên, em muốn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội”. Mục đích nghiên cứu của chuyên đề: chuyên đề thực tập tập trung nghiên cứu hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội, từ đó tìm ra giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ tại ACB chi nhánh Hà Nội. Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ tại ACB chi nhánh Hà Nội từ năm 2006 đến năm 2009. Các phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu là: phân tích, so sánh, thống kê, các bảng số liệu minh họa… Ngoài phần mục lục, lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục từ viết tắt và bảng biểu, phụ lục kết cấu chuyên đề gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội 8 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Á Châu: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24-04-1993 và giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 13-05- 1993,ngày 04-06-1993 ACB chính thức đi vào hoạt động.Giấy phép hoạt động được cấp cho thời gian hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ bạn đầu là 20 tỷ Việt Nam đồng,tính đến ngày 27/11/2009 vốn điều lệ của ACB là 7.814.137.550.000 đồng (Bảy nghìn tám trăm mười bốn tỷ một trăm ba mươi bảy triệu năm trăm năm mươi nghìn đồng). Tính đến hết năm 2009, ngân hàng có 4 công ty con: Công ty chứng khoán ACB(ACBS); Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA); Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL); Công ty quản lý quỹ ACB(ACBC). Ngoài ra, Ngân hàng còn liên kết và liên doanh với nhiều công ty tạo nên: Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD); Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR); Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB- SJC (góp vốn thành lập với SJC). Các cổ đông nước ngoài của ngân hàng là Connaught Investors Ltd. (Jardine Matheson Group), Dragon Financial Holdings Ltd., Standard Chartered APR Ltd., Ngân hàng Standard Chartered Hồng Kông, Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) và J.P.Morgan Whitefriars Inc với tỷ lệ cổ phần nắm giữ là 30%. Hiện nay, các hoạt động chính của Ngân hàng ACB và các công ty con là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu từ chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài 9 chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quĩ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác. Sau hơn 15 năm hoạt động, mạng lưới kênh phân phối của Ngân hàng ACB trải rộng khắp trên toàn quốc với 246 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển như:  Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 91 phòng giao dịch  Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch  Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 16 phòng giao dịch  Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới)  Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 17 phòng giao dịch.  Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động.  812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union Trải qua hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng ACB đã gặt hái được nhiều thành tựu to lớn, liên tục nhận được các giải thưởng, bằng khen của Nhà nước, Chính phủ, các tổ chức trong và ngoài nước như Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ thi đua của Ngân hàng nhà nước; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do The Asset trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do The Banker trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Global Finance trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Asiamoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Euromoney trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2009 do Finance Asia trao tặng; Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2008 (Tạp chí Euromoney); Ngân hàng tốt nhất Việt Nam 2007; Cờ thi đua của Chính Phủ; "Nhà lãnh đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); "Nhà lãnh 10 đạo trẻ triển vọng của Việt Nam năm 2007" (Ông Đỗ Minh Toàn - Phó Tổng Giám Đốc ACB); Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008.. Đặc biệt, bắt đầu từ năm 2001, Fitch (tổ chức đánh giá xếp hạng quốc tế) đã có đánh giá xếp hạng tín nhiệm ACB. Tháng 4/2004, Fitch đánh giá tiêu chí năng lực bản thân của ACB là D, và xếp hạng theo tiêu chí hỗ trợ từ bên ngoài là 5T. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Ngân hàng TMCP Á Châu: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng ACB gồm có:  Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin  Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.  Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng Á Châu là 6.749 người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Hai năm 1998- 1999, ACB được Công ty Tài chính Quốc tế (IFC) tài trợ một chương trình hỗ trợ kỹ thuật chuyên về đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên, do Ngân hàng Far East Bank and Trust Company (FEBTC) của Phi-lip-pin thực hiện. Trong năm 2002 và 2003, các cấp điều hành đã tham gia các khoá học về quản trị ngân hàng của Trung tâm Đào tạo Ngân hàng (Bank Training Center). Ngoài ra, trong năm 2009 Ngân hàng còn hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực, khen thưởng một cách xứng đáng cho nhân viên. Kết quả là đến 31/12/2009 lượng nhân viên toàn hệ thống đã giảm gần 5% chủ yếu do điều chuyển hợp lý hóa công việc, trong khi quy mô kinh doanh của Ngân hàng tăng từ 45% đến gần 80% ở tất cả các chỉ tiêu chính. 1.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây của Ngân hàng TMCP Á Châu: - Kết quả hoạt động năm 2008: Về quy mô hoạt động, tổng tài sản của tập đoàn đến cuối năm 2008 tăng 19.914 tỷ đồng (+23,3%) so với đầu năm, đạt 105.306 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu cũng tăng khá so với đầu năm, từ 6.258 tỷ đồng lên 7.766 tỷ đồng; trong đó, vốn 11 điều lệ tăng 3.726 tỷ đồng từ các nguồn: chuyển đổi trái phiếu phát hành đợt 1 năm 2007 (550 tỷ đồng), thặng dư vốn cổ phần (1.704 tỷ đồng), chia cổ tức bằng cổ phiếu 55% (1.447 tỷ đồng), và cổ phiếu thưởng cho cán bộ công nhân viên (25 tỷ đồng). Mặc dù có nhiều biến động thanh khoản trên thị trường trong năm 2008, nhưng nhìn chung nguồn vốn huy động của tập đoàn ACB luôn đảm bảo mức tăng trưởng phù hợp. Cuối năm 2008, tổng vốn huy động của tập đoàn là 91.174 tỷ đồng, tăng 16.230 tỷ đồng so với cuối năm 2007. Trong đó, tiền gửi khách hàng vẫn là nguồn huy động chủ yếu, chiếm khoảng 82% tổng vốn huy động của tập đoàn. So với cuối 2007, số lượng khách hàng giao dịch tiền gửi và số lượng tài khoản tiền gửi của Ngân hàng đều tăng với việc ACB thu hút thêm được 111.005 khách hàng (+27,4%) và 151.232 tài khoản (+23,6%). Về hoạt động sử dụng vốn, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan (mà chủ yếu là thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt của nhà nước và kiểm soát chất lượng tín dụng trong điều kiện kinh tế đang gặp khó khăn), tổng dư nợ cho vay khách hàng của tập đoàn cuối năm 2008 là 34.833 tỷ đồng, chỉ tăng được 3.022 tỷ đồng, tương đương 9,5% so với đầu năm. Chính vì vậy, vị thế hoạt động tín dụng của ACB so toàn ngành vẫn giữ nguyên so với năm trước, ở mức xấp xỉ 3%. Về kết quả kinh doanh, số liệu kiểm toán cho thấy, trong bối cảnh đầy khó khăn của năm 2008, lợi nhuận đạt được của ngân hàng thực sự là một điểm sáng. Lợi nhuận trước thuế cả năm 2008 của tập đoàn đạt 2.561 tỷ, tăng 434 tỷ đồng so với 2007, vượt 61 tỷ đồng so với kế hoạch, trong đó phần lợi nhuận đóng góp của các công ty con và công ty liên kết là 319 tỷ đồng, chiếm 12,5%. Nhìn chung, cơ cấu thu nhập năm 2008 đã thay đổi đáng kể so với năm 2007 với việc thu nhập ròng từ tín dụng đã suy giảm đáng kể, chỉ đem lại 23% lợi nhuận tập đoàn trong khi các năm trước đó đều đạt trên 50%. Lý do chủ yếu bởi hoạt động tín dụng cả quý III và đầu quý IV năm 2008 của ACB không có lãi do Ngân hàng chia sẻ khó khăn với các khách hàng vay vốn trong điều kiện nếu tính đúng, tính đủ các chi phí thì lãi suất cho vay vượt khả năng chịu đựng của bên vay. Thay vào đó, tỷ trọng thu nhập từ 12 các hoạt động còn lại (chủ yếu là kinh doanh trái phiếu, kinh doanh vàng trên thị trường thế giới và hoạt động dịch vụ) đã tăng đáng kể và đạt tỷ trọng 77%. Một trong những nguyên nhân giúp ACB hoàn thành kế hoạch lợi nhuận là việc đề cao công tác kiểm soát chi phí điều hành. Cụ thể, do khai trương thêm đến 75 đơn vị và tuyển dụng thêm 2.589 nhân viên mới nên chi phí điều hành cả tập đoàn năm 2008 lên đến 1.392 tỷ đồng, tăng khoảng 624 tỷ đồng so với năm 2007, nhưng mức tăng này thấp hơn nhiều so với mức tăng của tổng thu nhập (+6.976 tỷ đồng) trong năm. Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, tập đoàn ACB tiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước. Cụ thể, năm 2008 tập đoàn nộp ngân sách 454 tỷ đồng, cao hơn 60 tỷ đồng so với giá trị nộp ngân sách năm 2007 của tập đoàn (394 tỷ đồng). Tổng hợp tình hình hoạt động của tập đoàn trong năm 2008 được tóm tắt qua bảng số liệu dưới đây: Bảng 1.1: Tổng hợp tình hình hoạt động năm 2008 của ACB Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2008 Kế hoạch 2008 % so kế hoạch Thực hiện 2007 % tăng trưởng so 2007 Lợi nhuận trước thuế Tập đoàn 2.561 2.500 102,4% 2.127 20,4% Tổng tài sản 105.306 145.000 72,6% 85.392 23,3% Dư nợ cho vay khách hàng 34.833 59.000 59,0% 31.811 9,5% Huy động khách hàng 75.113 94.500 79,5% 62.252 20,7% Thu dịch vụ 680 465 146,2% 343 98,3% (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB năm 2008) -Kết quả hoạt động năm 2009: Về tăng trưởng qui mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%; 96% và 84% kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Huy động tiền gửi khách hàng của Tập đoàn năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%) và dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%) 13 Bảng 1.2:Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của tập đoàn năm 2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Thực hiện 2009 Kế hoạch 2009 % so kế hoạch Thực hiện 2008 % tăng trưởng so 2008 Lợi nhuận trước thuế 2.700 2.838 105,1% 2.561 10,8% Tổng tài sản 170.000 167.881 98,8% 105.306 59,4% Tổng dư nợ tín dụng 65.000 62.358 95,9% 34.833 79,0% Huy động khách hàng 130.000 108.992 83,8% 75.113 45,1% (Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ACB năm 2009) Về mặt lợi nhuận, Tập đoàn ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 2.838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch. Cơ cấu lợi nhuận của ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2009 họat động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trong tổng lợi nhuận trước thuế. Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, ACB tiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Cụ thể năm 2009 Tập đoàn nộp ngân sách 770 tỷ đồng, cao hơn 316 tỷ đồng so với năm 2008. Về vốn ngân hàng, trong năm 2009 ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đối trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cố phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cố phiếu đang lưu hành và 100% là cố phiếu phổ thông. Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng thương mại cố phần Việt Nam. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của ACB-chi nhánh Hà Nội: Ngân hàng TMCP Á Châu-chi nhánh Hà Nội được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 14-12-1993, đây là chi nhánh đầu tiên và là chi nhánh trung tâm phía Bắc của Hệ thống Ngân hàng TMCP Á Châu.Thời gian đầu, chỉ với hơn 20 nhân viên, cho đến nay, ACB-chi nhánh Hà Nội đã liên tục phát triển với hơn 500 nhân viên, trong đó có 95,3% nhân viên đạt trình độ Đại học và sau Đại học. Hiện nay, Ngân hàng TMCP Á Châu đã cung ứng gần như đầy đủ các dịch vụ ngân hàng như: Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng; Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng 14 đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng; Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng); Kinh doanh ngoại tệ và vàng; Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. Ngoài việc tập trung phát triển các hoạt động kinh doanh của mình, chi nhánh Hà Nội còn có nhiệm vụ giúp đỡ, đào tạo và phát triển các chi nhánh cấp 1 khác tại các tỉnh phía Bắc như tại Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc (13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch); các chi nhánh và hơn 40 phòng giao dịch trên khắp địa bàn Hà Nội. Dự kiến tiếp tục nghiên cứu mở thêm một số phòng giao dịch trên đại bàn Hà Nội đồng thời gia tăng các dịch vụ cho các chi nhánh và phòng giao dịch trong thời gian sắp tới. ACB-Chi nhánh Hà Nội dưới sự lãnh đạo sáng suốt của ban Giám đốc chi nhánh cùng đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, có kĩ năng trong công việc đã xây dựng nên một văn hóa kinh doanh cho chi nhánh, thúc đẩy hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển, mở rộng mạng lưới giao dịch, gia tăng dịch vụ ngân hàng, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Với chiến lược kinh doanh, ACB-chi nhánh Hà Nội đã liên tục phát triển qua các năm, đặc biệt phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ Việt Nam giai đoạn 2005-2010 và tầm nhìn tới năm 2015 của Ngân hàng TMCP Á Châu. 1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây 1.3.1. Hoạt động nguồn vốn-Huy động vốn: Nguồn vốn huy động của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng vốn huy động được duy trì ở mức cao. Năm 2006, tổng vốn huy động đạt 1.902.898 triệu đồng. Đến năm 2007, con số này lên đến 3.162.751 triệu đồng, tăng 66,2% so với năm 2006. Năm 2008, tổng vốn huy động đạt mức 4.522.682 triệu đồng, tăng 43% so với năm 2007. Nguồn vốn ngân hàng huy động các thành phần kinh tế thể hiện qua bảng biểu sau: 15 Bảng 1.3: Tình hình huy động vốn của ACB-Chi nhánh Hà Nội theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tiền vay NHNN 47.064 2.5 32.732 1,03 42.513 0,94 57.043 0,87 Tiền từ TCTD trong nước 162.497 8,5 349.702 11.06 338.297 7,48 368.398 5,62 Tiên gửi khách hàng 1.680.301 88,31 2.764.155 87,4 4.124.686 91,2 6.110.453 93,2 Tiền nhận từ CP,tổ chức khác 13.036 0,69 16.126 0.51 17.186 0.38 20.324 0.31 Tổng vốn huy động 1.902.898 100 3.162.715 100 4.522.682 100 6.556.218 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của ACB-Chi nhánh Hà Nội năm 2006-2009) Theo bảng 1.3 ta thấy, nguồn vốn huy động của chi nhánh chủ yếu là từ tiền gửi của khách hàng. Năm 2006, tiền gửi khách hàng chiếm 88,31% tổng số vốn huy động. Năm 2007, con số này đạt 2.764.155 triệu đồng chiếm 87,4% và đến năm 2008 đạt 4.124.686 triệu đồng chiếm 91,2% tổng số vốn huy động được. Nguồn vốn huy động từ khách hàng tăng trưởng cao qua các năm: năm 2007 tăng 64,5% so với năm 2006, năm 2008 tăng 49,22% so với năm 2007. Sang năm 2009, tiền gửi 16 khách hàng đạt 6.110.453 triệu đồng, tăng 48,1% tso với năm 2008 và chiếm 93,2% trong tổng vốn huy động. Tuy nhiên, ta nhận thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động năm 2008 và năm 2009 có giảm so với năm 2007. Nguyên nhân là do sự tác động của nền kinh tế tế thị trường, sự biến động của tỷ giá, lạm phát cao..ảnh hưởng tới đời sống dân cư. Do đó ảnh hưởng tới lượng tiền gửi ngân hàng của khách hàng, dẫn đến ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của ngân hàng. Tiền vay của NHNN và các tổ chức tín dụng khác chiếm không đáng kể. Tiền vay từ NHNN năm 2006 là 47.064 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 2,5% giảm xuống 1,03% năm 2007 và 0.94% năm 2008 và sang năm 2009 chỉ chiếm 0,87% Nguồn vốn huy động của chi nhánh Hà Nội chủ yếu là huy động từ tiền gửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế. Đây là nguồn tiền gửi khá ổn định trong tổng nguồn vốn huy động, là nguồn vốn mà ngân hàng sử dụng để kinh doanh, đầu tư và cho vay. Cụ thể như sau: Bảng 1.4: Tình hình huy động vốn của ACB-Chi nhánh Hà Nội theo mục đích gửi tiền Đợn vị tính: Triệu đồng Thời gian Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền gửi thanh toán 416.735 1.002.581 1.091.323 1.532.432 Tiền gửi tiết kiệm 1.486.163 2.160.134 3.431.395 5.023.786 Tổng huy động 1.902.898 3.162.715 4.522.682 6.556.218 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của ACB-chi nhánh Hà Nội 2006-2009) Tính đến cuối năm 2006, huy động tiền gửi tiết kiệm là 1.486.163 triệu đồng, chiếm 78,1% trong tổng vốn huy động. Tiền gửi thanh toán là 416.735 triệu đồng, chiếm 21.9% trong tổng vốn huy động Năm 2007, tiền gửi tiết kiệm đạt 2.160.134 triệu đồng, tăng 45,35% so với cuối năm 2006. Huy động từ tiền gửi thanh toán đạt 1.002.581 triệu đồng tăng 140,6% và tăng 585.846 triệu đồng so với năm 2006. Về cơ cấu vốn huy động, tiền gửi thanh toán chiếm 31,7% và tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng 68,3% trong tổng số vốn huy động. 17 Năm 2008, tiền gửi tiết kiệm đạt 3.431.395 triệu đồng, chiếm 75,87% trong cơ cấu vốn huy động. Tiền gửi tiết kiệm năm 2008 tăng 1.271.225 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tăng 58,8%. Tiền gửi thanh toán đạt 1.091.323 triệu đồng, tăng thêm 88.742 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với 8,85%. Sang năm 2009, tiền gửi tiết kiệm đạt 5.023.786 triệu đồng, tăng 1.592.391 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng với tăng 46,4%. Tiền gửi thanh toán đạt 1.532.432 triệu đồng, tăng 441.109 triệu đồng, tương ứng với 40,4% so với năm 2008. Về cơ cấu, tiền gửi tiết kiệm chiếm 76,63%, trong khi tiền gửi thanh toán chiếm 23,37% trong tổng vốn huy động. Như vậy, ta có thể thấy tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy độn được của chi nhánh. Sở dĩ như vậy là so nhu cầu muốn đảm bảo tài sản của mình trong dân cư. Lượng tiền tiết kiệm tăng dần qua các năm tạo một nguồn vốn ổn định cho hoạt động cho vay và đầu tư của ngân hàng. Nói chung qui mô huy động vốn của chi nhánh khá ổn định, tăng trưởng cao qua các năm. Năm 2008 và năm 2009 quy mô không mạnh như những năm trước là do những diễn biến trên thị trường tiền tệ đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Nhưng với sự uy tín của mình, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã chứng tỏ rằng ACB đã tạo dựng được niềm tin trong khách hàng. 1.3.2. Hoạt động cho vay: Do áp dụng nhiều hình thức huy động vốn phong phú, đa dạng, linh hoạt và hấp dẫn với nhu cầu của khách hàng nên nguồn vốn huy động tại ACB-Chi nhánh Hà Nội khá lớn. Nguồn vốn huy động của Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội tăng trưởng nhanh và ổn định; đồng thời việc cho vay tại chi nhánh cũng tăng trưởng liên tục qua các năm. Cụ thể dư nợ cho vay của chi nhánh cũng tăng khá đều qua các năm như bảng sau: 18 Bảng 1.5: Tỷ trọng dư nợ của ACB-Chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính: triệu đồng Thời gian Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số cho vay 1.822.607 3.444.727 4.485.691 5.856.723 Doanh số thu nợ 382.824 683.933 908.405 1.186.367 Tổng dư nợ 850.721 1.590.543 2.125.920 2.785.124 Tổng dư nợ các NHTM trên địa bàn Hà Nội 113.429.467 191.631.867 250.108.235 323.269.420 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của ACB-chi nhánh Hà Nội 2006-2009) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng lên qua các năm. Năm 2006, doanh số cho vay đạt 1.822.607 triệu đồng, doanh số thu nợ đạt 382.842 triệu đồng và tổng dư nợ đạt 850.721 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,75% so với tổng dư nợ của các Ngân hàng thương mại(NHTM) trên địa bàn Hà Nội. Năm 2007, doanh số cho vay đạt 3.444.727 triệu đồng, tăng xấp xỉ 84% so với cuối năm 2006; đồng thời doanh số thu nợ đạt 683.933 triệu đồng, tăng 78,65% so với năm 2006. Doanh số cho vay tăng với tỷ lệ cao hơn doanh số thu nợ chứng tỏ Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia vay vốn tại chi nhánh; đồng thời cũng phản ánh thực trạng công tác thu nợ của chi nhánh còn tồn tại rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên so với tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn Hà Nội,dư nợ của ACB-chi nhánh Hà Nội năm 2007 chiếm tỷ trọng 0,835%; tăng 10,67% chứng tỏ thị phần cho vay của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội. Năm 2008, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 4.485.691 triệu đồng, tăng 30,2% so với năm 2007. Doanh số thu nợ tăng đạt 908.405, tăng 32,82% so với năm 2007. Tổng dư nợ đạt 2.125.920 triệu đồng, tăng 33.66% so với cuối năm 2007, chiếm 0.85% trong tổng dư nợ của các NHTM trên toàn địa bàn Hà Nội Sang năm 2009, doanh số cho vay của chi nhánh đạt 5.856.723 triệu đồng, tăng 1.371.032 triệu đồng, tương ứng với tăng 30,56% so với năm 2007. Doanh số 19 thu nợ đạt 1.186.367 triệu đồng, tăng 30,6% so với năm 2008. Tổng dư nợ đạt 2.785.124 triệu đồng, tăng 31% so với cuối năm 2008, chiếm 0.86 % trong tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn Hà Nội. Ta có thể nhận thấy doanh số cho vay và doanh số thu nợ năm 2008 và năm 2009 tăng lên không thực sự đáng kể. Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế biến động trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Nền kinh tế trong năm 2008 trong tình trạng lạm phát cao, tình hình kinh doanh của các cá nhân, các tổ chức đều bị ảnh hưởng. Lãi suất tăng cao và thay đổi liên tục ảnh hưởng tới tâm lý của nhà đầu tư. Sang năm 2009, tình hình đã có sự thay đổi nhưng vẫn chưa thực sự đáng kể. Như vậy, tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội có sự tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, trên 80%; đồng thời tỷ trọng dư nợ của chi nhánh Hà Nội so với tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn Hà Nội cũng tăng qua các năm. Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội cần nghiên cứu tâm lý của khách hàng để phát triển nhiều hơn nữa và chất lượng hơn nữa các sản phẩm tín dụng nhằm đáp ứng với nhu cầu ngày càng đa dạng và khắt khe của khách hàng nhằm nâng cao uy tín và thị phần của mình. 1.3.3. Hoạt động thanh toán: - Hoạt động thanh toán trong nước: Năm 2002 ACB-chi nhánh Hà Nội tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do NHNN tổ chức, đây là một bước phát triển của hệ thống liên ngân hàng. Với việc tham gia hệ thống thanh toán này, ACB-chi nhánh Hà Nội đã đẩy nhanh tốc độ thanh toán, thu hút được đông đảo các tổ chức kinh tế, các cá nhân đến mở giao dịch tại chi nhánh, đưa doanh số khách hàng tăng nhanh qua các năm, nhờ đó tăng thu phí dịch vụ, đem lại một nguồn thu khá lớn cho chi nhánh và toàn ngân hàng. Cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, giao dịch trực tuyến trong toàn hệ thống; mạng lưới các phòng giao dịch được bố trí hợp lý chi nhánh đã đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng cần. Năm 2007, ACB đã nâng cấp phần mềm The Complete Banking Solution (TCBS: Giải pháp ngân hàng toàn diện) từ phiên bản năm 2000 lên phiên bản năm 2007 cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung với khả năng xử lý và quản lý gấp 5 đến 10 lần trước đó. Do vậy, thời gian giao dịch thanh toán được rút ngắn, chất lượng thanh toán được nâng cao, việc kiểm tra giám sát được thực hiện nhanh 20 chóng, thuận tiện, đảm bảo an toàn, chính xác hơn nhiều. Điều này cũng góp phần quan trọng thu hút khách hàng đến với chi nhánh. - Hoạt động thanh toán quốc tế: Đây là dịch vụ truyền thống, đã tồn tại từ rất lâu của ngân hàng và của chi nhánh. Dịch vụ này đóng góp một tỷ trọng đáng kể trong tổng thu dịch vụ của ACB. Với sự ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động thanh toán, trình độ các thanh toán viên ngày càng cao, mạng lưới ngân hàng đại lý ở hơn 80 quốc gia trên toàn thế giới…hoạt động thanh toán của chi nhánh tăng trưởng không ngừng. Gần đây ACB-Chi nhánh Hà Nội đã áp dụng một số chính sách ưu đãi đối với khách hàng doanh nghiệp về tín dụng, tài trợ xuất khẩu, ký quỹ thư tín dụng… Hầu hết các dịch vụ do chi nhánh cung cấp có hàm lượng công nghệ cao, phù hợp với xu thế ứng dụng công nghệ thông tin và nhu cầu của khách hàng trong thời đại hiện nay. Hoạt động này không những đem lại nguồn thu đáng kể cho chi nhánh mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh cho chi nhánh trong điều kiện nền kinh tế hội nhập hiện nay. Vì vậy, chi nhánh cần có những kế hoạch để ngày càng nâng cao nguồn thu nhập này và gia tăng uy tín của mình trong lĩnh vực thanh toán quốc tế. 1.3.4. Một số hoạt động khác: 1.3.4.1. Dịch vụ thẻ: Tại Việt Nam,ACB là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc giới thiệu các sản phẩm thẻ quốc tế. ACB là ngân hàng đầu tiên của Việt Nam đưa ra thị trường thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu Visa Electron vào năm 2003, tiếp tục năm 2004 ACB phát hành thêm thẻ MasterCard Electronic. Đây là loại thẻ thanh toán và rút tiền mặt có thể giúp người tiêu dùng VN tiếp cận với dịch vụ tài chánh hiệu quả và chi phí thấp hơn. Với thẻ VISA Electron, khách hàng của ACB có thể sử dụng để mua sắm hàng hóa tại hơn 13 triệu đại lý trên toàn thế giới, hoặc tại hàng ngàn đại lý chấp nhận thanh toán thẻ tại VN. Khách hàng cũng có thể rút tiền mặt tại hơn 810.000 máy ATM trong hơn 150 quốc gia trên thế giới. Trong nhiều năm qua, hoạt động kinh doanh thẻ VISA của ACB đã liên kết và tham gia vào hơn 23.000 tổ chức tài chính trên thế giới. Thẻ của ACB đã góp phần tạo nên thương hiệu và uy tín cho Ngân hàng TMCP Á Châu trên thị trường đồng thời tạo nên nguồn thu dịch vụ đáng kể cho Ngân hàng. Trong năm 2005, ACB đã đưa ra sản phẩm thẻ MasterCard Dynamic là loại thẻ thanh toán quốc tế kết hợp tính năng của thẻ thanh toán và thẻ ghi nợ. 21 Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu thanh toán nội địa, ACB đã phối hợp với các tổ chức như Tổng công ty du lịch Sài Gòn, hệ thống siêu thị Co-opmart, Maximark, Citimart để phát hành các loại thẻ tín dụng đồng thương hiệu cho khách hàng nội địa. Hiện nay, ACB đã tiến hành lắp đặt gần 100 máy ATM để cung cấp các giao dịch tiện ích cho khách hàng. Đối với Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội,dịch vụ thẻ không phải là mảng hoạt động mang lại lợi nhuận lớn, tuy nhiên dịch vụ thẻ đã mang lại tiện ích mới, tăng thêm sự hài lòng và tạo niềm tin cho đông đảo khách hàng cũng như các đối tác.Đặc biệt, dịch vụ thẻ còn góp phần tạo nên một ngân hàng hiện đại,hội nhập, mang tính quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, và đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2007. 1.3.4.2. Dịch vụ chuyển tiền nhanh: Ngân hàng ACB là một trong những ngân hàng Việt Nam tiên phong trong việc sử dụng dịch vụ chuyển tiền nhanh. Từ năm 1994, ACB đã là đại lý của tổ chức chuyển tiền nhanh toàn cầu Western Union (WU). Đến nay ACB có hơn 450 điểm chi trả tại nhiều tình, thành phố trên toàn quốc, doanh số chuyển tiền hằng năm đạt trên 55 triệu USD. Hoạt động Western Union của Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội đạt hiệu quả cao với chất lượng hoạt động nghiệp vụ ngày càng tăng. 1.3.4.3. Dịch vụ ngân hàng điện tử: Ở Việt Nam, ACB là một trong những ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ thông tin trong giao dịch điện tử. Từ năm 2003, ACB-chi nhánh Hà Nội đã cung cấp một số dịch vụ Ngân hàng điện tử như: Home banking, Internetbanking, Phone banking, Mobile banking. Đây là những dịch vụ ngân hàng mang tính hiện đại, công nghệ hóa cao, mang đến sự tiện ích không chỉ cho khách hàng mà còn cho ngân hàng. Hiệu quả của dịch vụ ngân hàng điện tử đối với khách hàng là tiết kiệm thời gian và có thể thực hiện các giao dịch mọi lúc, mọi nơi. Lợi ích đối với ngân hàng cũng không nhỏ, các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp ACB tiết kiệm nhiều chi phí, do phải thuê nhân viên và đầu tư cho mặt bằng, cũng như trang thiết bị. Năm 2004, ACB-chi nhánh Hà Nội đã đưa vào hoạt động tổng đài 247 nhằm tăng thêm các tiện ích cho khách hàng thông qua việc giao dịch qua điện thoại. Tổng đài này tiếp tục được phát triển thành Call Center 247 vào tháng 4 năm 2005. Ngoài ra, trong những năm qua ACB-Chi nhánh Hà Nội đã và đang nỗ lực đa dnagj hóa danh mục sản phẩm. Một loạt sản phẩm tiết kiệm và tín dụng mới được 22 tung ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày một khắt khe của khách hàng như tiết kiệm tuần, tiết kiệm 5+, vay siêu tốc 24h, vay qua mạng, tín dụng lãi suất cố định, tăng thời hạn cho vay đối với cho vay mua nhà để ở. Bên cạnh đó, ACB-Chi nhánh Hà Nội là đơn vị đi đầu trong việc giới thiệu loại hình đầu tư mới tại Việt Nam và cũng là đầu tiên trên địa bàn Hà Nội là lĩnh vực đầu tư vàng. 1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây: Bảng 1.6: Kết quả kinh doanh của ACB-Chi nhánh Hà Nội Đơn vị:Triệu đồng Thời gian Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng thu nhập hoạt động 154.435 279.430 422.498 578.118 Tổng chi phí hoạt động 120.934 211.856 310.369 394.598 Lợi nhuận trước thuế 33.501 67.574 112.129 183.520 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động của ACB-chi nhánh Hà Nội 2006-2009) Từ bảng số liệu trên ta thấy, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh Hà Nội năm 2006 đạt 33.501 triệu đồng. Đến năm 2007, con số này đã tăng lên 67.574 triệu đồng, tăng so với năm 2006 là 34.037 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 101,7%. Đến năm 2008, con số này là 112.129 triệu đồng, tăng 44.555 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng với tỷ lệ tăng là 55,94%. Sang năm 2009, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh là 183.520 triệu đồng, tăng 71.391 triệu đồng, tương ứng với tăng 63,6% so với năm 2008. Như vậy, nếu nhìn vào kết quả thu nhập sau 4 năm của ACB-Chi nhánh Hà Nội ta thấy năm 2007 tốc độ tăng trưởng là khá cao, lợi nhuận tăng lên gấp đôi so với năm 2006. Kết quả kinh doanh tăng trưởng như vậy nói lên phần nào sự nỗ lực của chi nhánh trong quá trình cải tổ, thay đổi phương thức kinh doanh và mở rộng thị trường. Năm 2008, tốc độ tăng trưởng chậm lại so với năm 2007, do chịu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu. Việt Nam tuy là một nước có nền kinh tế nhỏ nhưng cũng chiu một số ảnh hưởng nhất định: lạm phát ngày càng tăng, sức mua đồng tiền giảm xuống… đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động huy động vốn, 23 cho vay, đầu tư và thực hiện các dịch vụ của ngân hàng. Tuy vây, ACB là một trong rất ít ngân hàng tận dụng được cơ hội trong cơn biến động về vàng (đặc biệt là kinh doanh vàng ở nước ngoài) và trái phiếu để bù đắp lợi nhuận. Sang năm 2009, tuy vẫn còn chịu những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này, tuy nhiên Chính phủ và NHNN Việt Nam đã có những biện pháp kịp thời nhằm cải thiện nền kinh tế. Vì vậy nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đã có những chuyển biến đáng kể.. Qua đó ta có thể thấy, mặc dù chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng lợi nhuận của chi nhánh không ngừng tăng lên qua các năm. 24 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI 2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu chi nhánh Hà Nội Cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, trong những năm qua, ACB- Chi nhánh Hà Nội đã không ngừng đổi mới và nâng cao chất lượng nghiệp vụ thanh toán, đặc biệt là nghiệp vụ thanh toán L/C để phục vụ tốt cho khách hàng của mình, đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu qua ACB-Chi nhánh Hà Nội, từ đó chi nhánh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. 2.1.1. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ: Hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ cho hàng hóa nhập khẩu tại ACB-Chi nhánh Hà Nội không những đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đem lại một nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng mà còn góp phần nâng cao uy tín của hệ thống ngân hàng ACB nói chung, của chi nhánh Hà Nội nói riêng. Thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ hiện nay đang là hoạt động chủ yếu của bộ phận TTQT tại chi nhánh Hà Nội. Nguyên nhận là do: - Thứ nhất, do đặc điểm kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay đã có những bước phát triển mới, giao lưu thương mại quốc tế đã được mở rộng, tỷ trọng xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể. - Thứ hai, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thah toán quốc tế phổ biến và an toàn nhất trong điều kiện hiện nay. - Thứ ba, hầu hết khách hàng có giao dịch thanh toán với ACB-Chi nhánh Hà Nội chỉ chuyên doanh hàng nhập khẩu. Vì vậy, hiện nay, thanh toán hàng nhập khẩu là một trong những nghiệp vụ rất được ACB-Chi nhánh Hà Nội quan tâm và dần hoàn thiện để mở rộng hoạt động. Mặc dù qui mô trung bình nhưng chi nhánh Hà Nội thực sự đã khẳng định 25 được vị trí và chỗ đứng vững chắc của mình trong quá trình thực hiện nghiệp vụ này. Điều này được thể hiện cụ thể qua giá trị L/C được mở qua các năm 2006, 2007, 2008, 2009. Bảng 2.1: Giá trị L/C nhập khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ 51.332.066 134 35.116.000 187 61.887.465 241 87.461.752 296 (Nguồn:Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Qua bảng số liệu trên ta thấy, doanh số và số lượng L/C nhập khẩu tăng dần trong những năm gần đây. Năm 2006 là năm mà hoạt động TTQT của chi nhánh có những kết quả đáng khích lệ, số lượng L/C được mở là 134 bộ với tổng giá trị là 35.116.000 USD, gia tăng đột biến so với năm 2005 là 120 bộ L/C được mở với tổng giá trị là 11.569.744 USD. Sang năm 2007, số lượng L/C được mở vẫn tiếp tục tăng, đạt 187 bộ, tăng 53 bộ so với năm 2006; tuy nhiên doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ lại có một sự giảm sút lớn. Doanh số chỉ đạt 35.116.000 USD, giảm 16.216.066 USD, tương ứng với giảm 46,2% so với năm 2006. Phần lớn kết quả của những biến động này xuất phát từ sự thay đối bất thường trong doanh số giao dịch của khách hàng. Sở dĩ có sự giảm sút này là do trong năm 2007, một khách hàng lớn của chi nhánh bị giảm doanh số trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Điều này dẫn đến sự sút giảm trong doanh số về L/C nhập khẩu của ACB-Chi nhánh Hà Nội. Năm 2008, nhờ sự cố gắng của các thanh toán viên cùng sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của ban lãnh đạo ACB-Chi nhánh Hà Nội nên doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng trở lại, đạt 61.887.465 USD, tăng 76,2% so với năm 2007. Số bộ hồ sơ L/C nhập khẩu đạt 241 bộ, tăng 54 bộ so với năm 2007. Năm 2008 là một năm nhiều biến động của kinh tế thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế 26 chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với các nước khác; xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến; hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bị đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc... Điều này cho thấy ngay trong thời kì khó khăn ngân hàng vẫn duy trì được một doanh số giao dịch tương đối ổn định. Sang năm 2009, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng đạt 87.461.752 USD, tăng 25.574.287 USD so với năm 2008, tương ứng với tăng 41,3%. Số lượng L/C nhập khẩu đạt 296 bộ, tăng 55 bộ so với năm 2008. Một tiêu thức nữa giúp ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hóa nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội là xem xét doanh số nhập khẩu mà chi nhánh đạt được trong những năm qua Bảng 2.2: Doanh số thanh toán nhập khẩu của ACB- Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ Doanh số (USD) Số lượn g hồ sơ L/C NK 51.332.06 6 134 35.116.00 0 187 61.887.465 241 87.461.752 296 T/T 44.157.46 1 1960 50.210.00 0 2102 39.751.000 1832 49.832.000 2067 Nhờ thu nhập 1.748.594 70 1.907.160 75 2.142.033 78 2.427.277 82 Doan h số nhập 97.238.12 1 2164 87.233.16 0 2364 103.780.49 8 2142 139.721.02 9 2445 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) 27 Qua bảng 2.2 ta có thể thấy, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ chiềm một tỷ trọng lớn trong doanh số nhập khẩu hằng năm. Doanh số thanh toán hàng nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng đều qua các năm. Năm 2006, doanh số thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/C là 51.332.066 USD, chiếm 52,8% trong tổng doanh số nhập khẩu. Năm 2007, như đã phân tích ở trên, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ lại có một sự giảm sút lớn, chỉ đạt 35.116.000 USD, chiếm 40,2% trong tổng doanh số nhập khẩu. Doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ giảm kéo theo tổng doanh số nhập khẩu cũng giảm. Năm 2007 chỉ đạt 87.233.160 USD, giảm 11,4% so với năm 2007. Sang năm 2008, doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đã có sự tăng trưởng trở lại, đạt 61.887.465 USD, chiếm 59,6% trong tổng doanh số nhập khẩu. Và năm 2009, con số này đạt 87.461.752 USD, chiếm 62,9% trong tổng doanh số nhập khẩu. Đây là những kết quả rất khả quan trong điều kiện nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là năm 2008. Sang năm 2009, tuy đã có những chuyển biến tích cực nhờ những biện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước và NHNN tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu, ngành ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vây, nhưng doanh số nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong hai năm gần đây vẫn gia tăng. Đây là kết quả của sự nỗ lực từ phía ngân hàng: không ngừng nâng cao trình độ thanh toán viên, liên tục đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tăng cường các hoạt động marketing sản phẩm, tạo ra những dịch vụ mới hấp dẫn khách hàng... Để có được sự tăng trưởng đáng kể qua các năm hoạt động một phần phải kể đến biểu phí hấp dẫn mà ngân hàng đã xây dựng và không ngừng hoàn thiện. 28 Bảng 2.3: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB STT Giao dịch Mức phí 1 Phát hành thư tín dụng - Ký quỹ 100% 0,075% - 10,0%; TT 20USD, TĐ 10.000USD - Ký quỹ <100% (Kể cả trường hợp ký quỹ bằng 0%) TT: 20USD Số tiền ký quỹ 0,075% - 10,0%, TĐ 10.000USD Số tiền không ký quỹ 0,15% - 10,0% 2 Tu chỉnh thư tín dụng Tu chỉnh tăng số tiền Như phát hành thư tín dụng Các tu chỉnh khác 10USD 3 Ký hậu vận đơn/ phát hàng ủy quyền nhận hàng 2USD 4 Chấp nhận hối phiếu/ chấp nhận thanh toán thư tín dụng trả chậm (phí tính trọn tháng) - Ký quỹ 100% 0,05%/ tháng; TT:50USD - Ký quỹ <100% 0,08%/ tháng; TT: 50USD 5 Thanh toán thư tín dụng 0,20% - 10,0% ; TT 20USD, TĐ 10.000USD 6 Hủy thư tín dụng 10 USD + Phí trả ngân hàng nước ngoài (nếu có phát sinh) Nhờ những sự cố gắng từ chính bản thân chi nhánh, trong những năm qua, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã thu hút được rất nhiều khách hàng lớn trên nhiều lĩnh vực như: lĩnh vực thiết bị y tế ( Công ty cố phần dược phẩm-thiết bị y tế Hà Nội, Tập đoàn y dược Bảo Long , Công ty cổ phần Traphaco…); lĩnh vực điện tử, điện gia dụng (Công ty TNHH điện tử Samsung Vina, Công ty cổ phần thế giới di 29 động,…), lĩnh vực sắt thép, kim khí ( Công ty cổ phần kim khí Thăng Long, Công ty cổ phần kim khí Hà Nội…) Như vậy, có thể nói hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể, đem lại nhiều lợi ích cho chi nhánh và khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều những hạn chế mà ACB-Chi nhánh Hà Nội cần khắc phục để đưa hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ ngày một phát triển, có thể sánh ngang với các ngân hàng truyền thống trong lĩnh vực này. 2.1.2. Tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ Song song với hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ , ACB-chi nhánh Hà Nội cũng rất quan tâm tới việc mở rộng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tuy nhiên, do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là kinh doanh hàng nhập khẩu nên thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh còn có nhiều hạn chế. Đây được coi là một thị trường tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. Hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội tuy chưa thật an toàn và hiệu quả, song đã góp một phần nhỏ vào sự tăng trưởng của hoạt động TTQT nói chung và hoạt động TTQT bằng tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của đất nước, giao lưu thương mại quốc tế ngày càng được mở rộng, theo đó hoạt thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội cũng đã có những bước tăng trưởng tích cực, đáng kể. Điều đó được thể hiện qua doanh số và số lượng L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009, như sau: Bảng 2.4: Giá trị L/C xuất khẩu qua các năm từ 2006 đến 2009 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ Doanh số(USD) Số lượng hồ sơ 246.918 13 1.050.000 40 8.065.432 52 13.378.982 67 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) 30 Qua bảng số liệu 2.3 ta thấy, doanh số thu được từ hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ và số lượng L/C xuất khẩu tăng dần qua các năm. Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 246.918 USD với 13 bộ hồ sơ được mở. Năm 2007, số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu tăng nhanh, đạt 40 bộ, tăng 27 bộ so với năm 2006. Theo đó doanh số L/C xuất khẩu cũng tăng đáng kể, đạt 1.050.000 USD, tăng 325% so với năm 2006. Năm 2008, trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng nhiều thì tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nhờ sự nỗ lực của các cán bộ thanh toán quốc tế trong công tác phục vụ, công tác marketing, và sự lãnh đạo của ban Giám đốc cùng sự đổi mới công nghệ không ngừng, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự gia tăng đột biến, đạt 8.065.432 USD, tăng 668,1% so với năm 2007. Số lượng hồ sơ đạt 52 bộ, tăng 12 bộ so với năm 2007. Sang năm 2009 nền kinh tế đã có những sự chuyển biến, dần dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng. Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng và tình hình xuất nhập khẩu trong năm vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu nói riêng. Doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ năm 2009 vẫn có tăng nhưng không nhiều, đạt 13.378.982 USD, tăng 65,88% so với năm 2008. Số lượng hồ sơ L/C xuất khẩu đạt 67 bộ, tăng 15 bộ so với năm 2008. Ngoài ra , còn một tiêu thức nữa giúp ta có thể nhận thức đầy đủ hơn về tình hình thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB- Chi nhánh Hà Nội là xem xét doanh số xuất khẩu mà chi nhánh đạt được trong những năm qua. 31 Bảng 2.5: Doanh số thanh toán xuất khẩu của ACB Chi nhánh Hà Nội từ 2006 đến 2009 Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số (USD) Số lượng hồ sơ Doanh số (USD) Số lượng hồ sơ Doanh số (USD) Số lượng hồ sơ Doanh số (USD) Số lượng hồ sơ L/C XK 264.918 13 1.050.000 40 8.065.432 52 13.378.982 67 T/T 9.908.221 603 12.008.000 615 15.444.020 615 20.552.000 620 Nhờ thu xuất 280.750 27 326.113 35 599.070 42 689.270 48 Doanh số xuất 10.453.889 643 13.384.113 690 24.108.522 709 34.620.252 735 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ gia tăng đều qua các năm, tuy nhiên doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ chiếm một tỷ trọng không lớn trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Năm 2006, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 264.918 USD, chiếm 2,5% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là phương thức thanh toán chuyển tiền T/T với giá trị 9.908.221 USD, chiếm 94,78%. Năm 2007, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 13.384.113 USD, trong đó doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 1.050.000, chiếm 7,8%. Cao nhất vẫn là doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền, đạt 12.008.000 USD, chiếm 89,7% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. 32 Sang năm 2008, doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ có sự gia tăng đột biến, đạt 8.065.432 USD, chiếm 33,45% trong tổng doanh số xuất khẩu. Và năm 2009, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu là 34.620.252 USD, trong đó doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đạt 13.378.982 USD, chiếm 38,6%. Như vây, trong năm gần đây, tỷ trọng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu có sự gia tăng đáng kể so với những năm trước. Tuy nhiên, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2008, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức bằng phương thức chuyển tiền đạt 15.444.020 USD, chiếm 64,06% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu .Năm 2009, con số này đạt 20.552.000 USD, chiếm 59,36% trong tổng doanh số thanh toán hàng xuất khẩu. Đây là những kết quả rất đáng khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng và nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng, đặc biệt là năm 2008. Sang năm 2009, tuy đã có những phục hồi nhờ những biện pháp kịp thời của Chính phủ, Nhà nước và NHNN tuy nhiên công tác xuất nhập khẩu vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong bối cảnh như vậy, nhưng doanh số xuất khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong hai năm gần đây vẫn liên tục tăng. Đóng góp một phần trong sự gia tăng doanh số thanh toán hàng hóa xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ phải kể đến biểu phí hấp dẫn của ngân hàng: 33 Bảng 2.6: Biểu phí giao dịch thanh toán hàng xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB STT Giao dịch Mức phí 1 Thông báo thư tín dụng - ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp (Trường hợp ACB nhận L/C từ NH ngoài nước và thông báo trực tiếp cho khách hàng) 12USD - ACB là ngân hàng thông báo thứ nhất (Trường hợp ACB nhận L/C từ NH ngoài nước và được chỉ thị thông báo cho một ngân hàng khác trong nước) 20USD - ACB là ngân hàng thông báo thứ hai (Trường hợp ACB nhận L/C từ một NH khác trong nước chuyển đến) 5USD 2 Thông báo tu chỉnh thư tín dụng ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 5USD ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 15USD ACB là ngân hàng thông báo trực tiếp 5USD 3 Thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu 0,15%; TT:10USD; TĐ: 150USD 4 Chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu 0,10%; TT:30USD; TĐ: 200USD 5 Tu chỉnh chuyển nhượng - Tu chỉnh tăng số tiền 0,.10%; TT:30USD; TĐ: 200USD - Tu chỉnh khác 30USD 6 Xác nhận thư tín dụng 2%/ năm; TT: 50USD Có thể nói tình hình thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội còn thấp. Câu hỏi đặt ra là làm như thế nào để thúc đẩy nhanh hoạt động thanh toán hàng hóa xuất khẩu theo phương thức này luôn là nỗi bức xúc của chi nhánh. Như vậy, từ thực trạng nghiệp vụ thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, trên nên một số thành 34 quả nhất định là một loạt vấn đề nổi cộm, cần tìm được nguyên nhân giải quyết. 2.2. Đánh giá hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB 2.2.1. Những ưu điểm trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ: Sau 15 năm hoạt động, ACB-Chi nhánh Hà Nội đã từng bước trưởng thành, quan hệ đối ngoại nói chung và quan hệ thanh toán quốc tế nói riêng của Ngân hàng cũng được phát triển theo, đồng thời ngày càng phát huy vai trò của một ngân hàng thương mại với một tầm cao mới,đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng nhanh chóng và kịp thời. Trong những năm qua, mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu do có nhiều yếu tố tác động, đặc biệt là sự cạnh tranh gay gắt giữa hàng loạt các ngân hàng trên cùng địa bàn nhưng ACB-Chi nhánh Hà Nội ngày càng khẳng định được uy tín và đã thu được những kết quả đáng khích lệ: Thứ nhất, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng trong những năm qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, doanh số không ngừng tăng lên. Như đã phân tích ở trên, mặc dù trong điều kiện nền kinh tế có nhiều biến động, hoạt động xuất nhập khẩu, hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn thì doanh số và số lượng thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung và doanh số thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của chi nhánh trong những năm gần đây liên tục gia tăng. Đây là một kết quả hết sức khả quan của chi nhánh. Thứ hai, hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ được từng bước cải thiện về chất lượng và phát triển một số các loại hình L/C nhất định. Trong suốt thời gian bắt đầu hoạt động cho đến nay, chi nhánh đã liên tục cải tiến, nâng cấp công nghệ thanh toán, trang bị máy móc thiết bị hiện đại hỗ trợ nghiệp vụ đầy đủ, vậy nên công tác thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán bằng thư tín dụng nói riêng luôn đảm bảo nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả. Chi nhánh có mã SWIFT riêng để giao dịch trực tiếp với các ngân hàng nước ngoài, cùng với đó là số lượng giao dịch qua mạng SWIFT của chi nhánh ngày một tăng. Làm cho nghiệp vụ thanh toán ngày càng rút ngắn về thời gian, mức độ chính xác và an toàn, nâng cao sự tín nhiệm của khách hàng. Đặc biệt, chi nhánh chưa để 35 xẩy ra một trường hợp nào bị từ chối thanh toán do bộ chứng từ có lỗi hay có tranh chấp xẩy ra. Có thể nhận thấy uy tín của ACB-Chi nhánh Hà Nội ngày càng tăng. Thứ ba, ngân hàng ACB đã từng bước xây dựng được qui trình thanh toán phù hợp với biểu phí hấp dẫn Giá dịch vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng ACB khá rẻ so với các ngân hàng khác, đặc biệt là các chi nhánh ngân hàng nước ngoài nên đã thu hút được khá nhiều khách hàng. Phí dịch vụ thu từ hoạt động này đã đem đến cho ACB-chi nhánh Hà Nội một nguồn thu đáng kể,chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổn thu dich vụ phí của chi nhánh. Thứ tư, Ngân hàng ACB-chi nhánh Hà Nội đã xúc tiến mở rộng quan hệ đại lý Số lượng ngân hàng đại lý và số lượng quốc gia mà Ngân hàng ACB có quan hệ giao dịch tăng lên, do đó quan hệ thanh toán được mở rộng. Mạng lưới ngân hàng rộng khắp tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thanh toán của Ngân hàng. Điều đó chứng tỏ uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng lên trên thị trường quốc tế và trong lòng khách hàng, đồng thời giúp ngân hàng từng bước thâm nhập thị trường quốc tế, mở rộng nghiệp vụ Thanh toán quốc tế nói chung và nghiệp vụ Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ nói riêng. 2.2.2. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ và nguyên nhân: 2.2.2.1. Các tồn tại trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chừng từ Những kết quả đạt được trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-chi nhánh Hà Nội trong những năm qua là đáng khích lệ, góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới ngành ngân hàng nói riêng và sự phát triển nền kinh tế của đất nước nói chung. Tuy vậy, việc áp dụng phương thức này tại chi nhánh vẫn không thể tránh khỏi những hạn chế, tồn tại nhất định, đòi hỏi phải ngày càng hoàn thiện hơn nữa. Thứ nhất, từ số liệu thực tế cho thấy, trong hoạt động thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ có sự mất cân đối giữa số lượng và doanh số L/C xuất khẩu và L/C nhập khẩu. 36 Bảng 2.7: Số lượng L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 L/C nhập khẩu 134 187 241 296 L/C xuất khẩu 13 40 52 67 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Bảng 2.8: Doanh số L/C xuất khẩu và nhập khẩu qua các năm Đơn vị: USD Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 L/C nhập khẩu 51.332.066 35.116.000 61.887.465 87.461.752 L/C xuất khẩu 264.918 1.050.000 8.065.432 13.378.982 (Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội hằng năm) Qua hai bảng số liệu trên ta có thể thấy sự chênh lệch rõ rệt giữa doanh số và số lượng L/C nhập khẩu và xuất khẩu qua các năm. Điều này nằm trong tình hình biến động chung của nền kinh tế nước ta, sau khi gia nhập WTO Việt Nam phải cắt giảm thuế quan, xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, xóa bỏ trợ cấp, mở cửa thị trường, bảo đảm chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, sở hữu trí tuệ, bản quyền phát minh, sáng chế…Các doanh nghiệp Việt Nam với năng lực cạnh tranh còn hạn chế, trong khi các đối tác nước ngoài đã đi rất xa về kinh nghiệm quản lý, trình độ công nghệ,… do đó các hoạt động thương mại quốc tế chủ yếu là nhập khẩu, hoạt động xuất khẩu chiếm tỷ trọng ít hơn. Mặt khác, các doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh là những doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm không phải là mặt hàng xuất khẩu chủ lực nên doanh số L/C xuát khẩu chưa cao, chỉ là những con số nhỏ. Thứ hai, thu nhập từ thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ còn chưa cao Ở các ngân hàng hiện đại thì doanh thu từ các hoạt động trung gian thanh toán chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư. Tại chi nhánh Hà Nội, dù doanh thu từ hoạt động TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng liên tục tăng trong các năm qua nhưng vẫn con số này vẫn chưa xứng tầm với hoạt động của chi nhánh, đặc biệt là doanh thu từ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ trong tổng doanh thu TTQT là khá thấp. Thứ ba, các loại hình L/C vẫn chưa đa dạng và chưa đạt được hiệu quả cao. Tại ACB-chi nhánh Hà Nội các khách hàng chủ yếu sử dụng các loại L/C truyền thống như: L/C không thể hủy ngang, L/C trả ngay còn các loại L/C đặc biệt khác như: L/C điều khoản đỏ, L/C tuần hoàn…hầu như chưa được sử dụng. Đa 37 dạng hóa việc cung cấp các loại hình L/C đem tới cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn, mở rộng thị trường khách hàng. Thứ tư, ACB-Chi nhánh Hà Nội hiện nay còn chưa có chính sách chăm sóc khách hàng chuyên biệt, chính sách tìm kiếm khách hàng thống nhất. Các chính sách chăm sóc khách hàng, chính sách tìm kiếm khách hàng trong toàn chi nhánh mà chỉ mới ở mức độ chính sách đơn lẻ của từng phòng nghiệp vụ, chưa có sự liên kết giữa các phòng, ban, bộ phận. Không có bộ phận đầu mối chỉ đạo và kiểm soát tiến độ của các chính sách khách hàng, các chương trình quảng bá sản phẩm mới. 2.2.2.2. Nguyên nhân của tồn tại: 2.2.2.2.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng Hội sở: Hoạt động ngân hàng đại lý chưa phát huy được hết hiệu quả. Với số lượng ngân hàng đại lý như hiện nay, khoảng gần 500 ngân hàng đại lý trên 80 nước trên toàn thế giới, hoạt động của ACB vẫn chưa đủ khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác và vẫn chưa theo kịp với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Đây cũng là một nguyên nhân làm giảm thị phần và tổng giá trị kim ngạch TTQT nói chung và TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng của ACB-Chi nhánh Hà Nội trong những năm gần đây. Bên cạnh đó, ngân hàng chưa nắm bắt được hết các chính sách, qui định của các ngân hàng đại lý nước ngoài trong các giao dịch thanh toán với ngân hàng Việt Nam nên rủi ro xấy ra các sự cố là khá cao, đồng thời chưa khai thác tối đa dịch vụ ngân hàng do họ cung cấp để đáp ứng nhu cầu giao dịch với khách hàng. 2.2.2.2.2. Nguyên nhân từ phía Chi nhánh Hà Nội: Thứ nhất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ Ngân hàng ACB còn chưa cao. Mặc dù trong thời gian qua Ngân hàng ACB nói chung và ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã thường xuyên mở các lớp tập huấn, tạo điều kiện đi khảo sát, trao đồi kinh nghiệm nghiệp vụ với các chi nhánh thực hiện Thanh toán quốc tế trong hệ thống cũng như học tập nghiệp vụ ngân hàng hiện đại tại các ngân hàng đại lý nhằm mục đích nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, gia tăng tính năng động, ứng phó với các tình huống nghiệp vụ của các cán bộ làm thanh toán quốc tế. Tuy nhiên xét trên mặt bằng chung, các thanh toán viên của các ngân hàng thương mại trong nước nói chung và của ngân hàng ACB riêng vẫn còn thua kém các ngân hàng nước ngoài. Những ngân hàng này có chiến lược khách hàng hợp lý, theo dõi 38 khách hàng sát sao, áp dụng triệt để Marketing ngân hàng trong hoạt động kinh doanh nên tác phong của họ phần nào cũng năng động, nhanh nhạy hơn. Thứ hai, tại ACB-chi nhánh Hà Nội chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban đặc biệt là giữa phòng kinh doanh và thanh toán quốc tế trong công tác tìm hiểu khách hàng. Điều này có ý nghĩa rất to lớn trong hoạt động của bộ phận Thanh toán quốc tế tại ACB-Chi nhánh Hà Nội, nếu thực hiện được điều này công tác thanh toán L/C nói riêng sẽ tiết kiệm được rất nhiều cả về thời gian, nhân sự cũng như chi phí. Bên cạnh đó, thông qua sự phối hợp này, mọi hợp đồng L/C sẽ có được sự bảo hiểm trước rất nhiều rủi ro, đặc biệt là rủi ro tác nghiệp- loại rủi ro cơ bản của nghiệp vụ thanh toán L/C Thứ ba, trang bị kĩ thuật và công nghệ của Ngân hàng ACB nói chung và của ACB-Chi nhánh Hà Nội nói riêng còn lạc hậu, hạn chế, chương trình hiện đại hóa ngân hàng còn chưa hoàn thiện và ổn định, các sự cố kĩ thuật chưa đc khắc phục kịp thời. Cho đến nay một số chức năng của chương trình mới chưa được khai thác hết, một số mẫu điện chưa được sử dụng, chất lượng đường truyền tin giữa Hội sở chính và các chi nhánh , giữa Ngân hàng với khách hàng còn kém, mức độ tự động hóa của chương trình còn chưa cao. Điều này dẫn đến việc truyền tin và nhận tin cũng như hạch toán còn nhiều trục trặc gây nên chậm trễ trong việc giao dịch với khách hàng và giảm uy tín của ngân hàng. Bên cạnh đó, mặt cập nhật thông tin cũng là một điểm yếu của chi nhánh: thông tin cập nhật toàn hệ thống chưa cao, thông tin nắm bắt, cập nhật tình hình chính trị - kinh tế - tài chính thế giới chưa kịp thời, chưa nhanh nhạy; đặc biệt là các tin tức liên quan đến khách hàng cũng thiếu chính xác, không đầy đủ. Điều này gây nên rất nhiều rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Thứ tư, công tác Marketing chưa có hiệu quả và hạn chế về giờ làm việc. Trong thời gian qua, chi nhánh Hà Nội cũng đã xây dựng và tiến hành một số chương trình Marketing hấp dẫn để thu hút khách hàng tuy nhiên các chương trình này chưa được áp dụng triệt để, rộng rãi, do vậy hiệu quả mang lại chưa cao như mong đợi. Hoạt động TTQT chủ yếu dựa vào các khách hàng truyền thống, chưa tăng cường tìm kiếm khách hàng tiềm năng; đặc biệt khách hàng của mảng hoạt động thanh toán hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ còn rất ít, 39 ACB chưa thể cạnh trạnh được với các ngân hàng thương mại nhà nước lớn, có uy tín trong nước như: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB), Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (Agibank), Ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietinbank) Ngoài ra, giờ làm việc của Ngân hàng ACB cũng không thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài và một số ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong khi các ngân hàng nước ngoài mở của làm việc đến 17h hoặc 18 h hằng ngày hoặc giao dịch thông tầm trưa như: ngân hàng ANZ Việt Nam, ngân hàng HSBC… thì ngân hàng ACB lại đóng của lúc 16h30. Điều này phần nào cũng làm hạn chế khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. 2.2.2.2.3. Một số nguyên nhân khác: Thứ nhất, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, còn nhiều bất cập. Cho đến nay các chính sách của Nhà nước và các văn bản pháp lý của ngành ngân hàng và các ban ngành liên quan cho hoạt động ngân hàng, hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng còn thiếu, chưa đồng bộ mặt khác còn chưa đáp ứng được kịp thời và đầy đủ với xu thế ngày một phát triển hiện nay. Điều này dẫn đến tình trạng “vừa thừa vừa thiếu” làm cho hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán quốc tế bằng L/C nói riêng thiếu tính linh hoạt để thích nghi nhanh chóng với tính đa dạng, phong phú của các giao dịch trong thực tiễn. Bên cạnh đó, qui chế quản lý ngoại hối của nước ta còn nhiều điểm chưa rõ ràng làm cho nghiệp vụ thanh toán quốc tế còn gặp nhiều khó khăn chẳng hạn như: Qui chế quản lý ngọai hối qui định phải kiểm tra chứng từ có liên quan khi chuyển tiền ra nước ngoài của khách hàng thế nhưng trong nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu lại không có hướng dẫn cụ thể việc kiểm tra tờ khai đăng kí xuất nhập khẩu khi phát hành thư tín dụng dẫn đến có Ngân hàng thì kiểm tra nghiêm túc, có Ngân hàng thì lại lập luận theo UCP rằng ngân hàng không liên quan đến vấn đề đó, điều này gây nên sự không thống nhất giữa các ngân hàng thương mại. Thứ hai, chính sách thương mại của Nhà nước và Chính phủ còn chưa ổn định đồng thời cơ chế chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực thương mại còn nhiều bất cập. Hiện nay, Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, các cơ chế, chính sách thương mại hiện không ngừng thay đổi, bổ sung để phù hợp giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới, để ngày càng phù hợp hơn với các 40 thông lệ, tập quán ngoại thương quốc tế. Chính phủ và các bộ ngành liên quan thường xuyên có những thay đổi về danh mục các mặt hàng được phép xuất khẩu, biểu thuế áp dụng đối với từng mặt hàng, thời gian từ khi ra quyết định đến khi quyết định có hiệu lực thi hành thường là ngắn, không đủ thời gian để cho các doanh nghiệp dự tính sắp xếp kế hoạch cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động TTQT của ngân hàng. Bên cạnh đó, Chính phủ hiện chưa có chiến lược, giải pháp tổng thể để hỗ trợ kịp thời đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, các thủ tục hành chính còn rườm rà, cồng kềnh, chưa có sự liên kết phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành có liên quan, các thủ tục, qui định còn chồng chéo nhau gây nên phiền toái cho những người tham gia, tốn kém thời gian, nhân lực và chi phí. Đồng thời, trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng khi tham gia hoạt động xuất nhập khẩu còn mập mờ, chưa được xác định rõ. Thứ ba, tình hình kinh tế, tài chính thế giới trong thời gian qua có nhiều biến động đã ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại nói chung và của ngân hàng ACB nói riêng. Ở Việt Nam, bên cạnh những vấn đề nội tại, kinh tế cũng chịu nhiều tác động xấu từ những diễn biến phức tạp của tình hình thế giới làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại, đạt mức thấp nhất kể từ năm 2000, tuy còn giữ được ở mức khá cao so với các nước khác; xuất khẩu gặp khó khăn, nhập siêu tăng đột biến; hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trong nước thu hẹp đáng kể; thị trường bất động sản bị đóng băng; thị trường chứng khoán tụt dốc... Năm 2008 cũng là một năm đáng nhớ trong hoạt động của các ngân hàng với việc nhiều biến số kinh tế có những thay đổi trái chiều nhau trong cùng một năm.. Chính sách tiền tệ từ định hướng thắt chặt và linh hoạt nửa đầu năm 2008 cũng chuyển dần sang nới lỏng một cách thận trọng những tháng cuối năm. Đi cùng với quá trình này là tần suất cao của sự điều chỉnh các công cụ điều hành chính sách tiền tệ, tập trung ở các lãi suất chủ chốt, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, biên độ tỷ giá, phát hành tín phiếu bắt buộc và đặc biệt là cơ chế lãi suất trần trong hoạt động cho vay. Với sự can thiệp mạnh tay của chính phủ hầu hết các quốc gia, năm 2009 kinh tế thế giới dần hồi phục sau cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế toàn cầu 2008. Nằm 41 trong xu thế chung đó, nền kinh tế Việt Nam cũng đã cải thiện hơn. Cùng với chủ trương kích cầu và ngăn chặn suy giảm kinh tế, sự chuyển hướng chính sách tiền tệ từ thắt chặt sang nới lỏng là yếu tố tạo điều kiện để ngành ngân hàng phục hồi đà tăng trưởng trong năm 2009. Mặc dù vậy, thị trường ngân hàng năm 2009 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận cũng như tăng trưởng qui mô của các ngân hàng. Thứ tư, các ngân hàng thương mại hiện nay nói chung và ngân hàng ACB nói riêng đang gặp sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác. Hòa chung với không khí toàn cầu hóa trên toàn thế giới, Việt Nam cũng đang trong thời kì hội nhập và phát triển, đặc biệt việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007 là một cột mốc quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam. Việc mở cửa nền kinh tế của Việt Nam dẫn tới sự bùng nổ về số lượng các ngân hàng hoạt động tại Việt Nam làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn. Trong các ngân hàng hoạt động ở Việt Nam nói chung và địa bàn Hà Nội nói riêng hiện nay có rất nhiều ngân hàng nước ngoài (như: Citibank, ANZ, Hongkong Bank…) có lợi thế về công nghệ thông tin, thủ tục tín dụng hiện đại, có kinh nghiệm trong chính sách phục vụ khách hàng…cùng với sự ra đời của nhiều ngân hàng nội địa trên cùng địa bàn khiến cho việc thu hút khách hàng của chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Với số lượng đông đảo nhiều ngân hàng trên cùng một địa bàn chật hẹp, việc chia sẻ khách hàng, phát tán nghiệp vụ là điều tất yếu không thể tránh khỏi, khiến cho hoạt động chung của ngân hàng cũng như hoạt động thanh toán quốc tế bằng thư tín dụng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn, bất lợi. Thứ năm, trình độ nghiệp vụ ngoại thương của các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu còn hạn chế Mặc dù hiện nay số lượng doanh nghiệp được phép trực tiếp kinh doanh xuất nhập khẩu ngày càng gia tăng nhưng đa số các doanh nghiệp này vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong công tác thanh toán xuất nhập khẩu đồng thời trình độ am hiểu về công tác thanh toán quốc tế còn nhiều hạn chế gây ra không ít khó khăn cho chi nhánh. Theo số liệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay có tới 70% Giám đốc doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa được đào tạo về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế trong khi 80-85% số doanh nghiệp đó lại tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu hoặc ủy thác xuất nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở Việt Nam còn rất yếu về các nghiệp vụ ngoại thương, đồng 42 thời các doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ luật kinh tế, các thủ tục tố tụng nên trong trường hợp có tranh chấp thì không khiếu nại được kịp thời, đúng chỗ mà chỉ biết khiếu nại ngân hàng. Từ chỗ không nắm vững được luật pháp sẽ dẫn đến những sơ hở về mặt pháp lý trong việc kí kết các hợp đồng thương mại. Trái lại, các đối tác nước ngoài là những nhà chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu dày dặn kinh nghiệm, được trang bị tốt kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương và thanh toán quốc tế, nắm vững pháp luật, họ có thể gây ra những bất lợi đối với các doanh nghiệp trong nước như: đưa ra những điều kiện rất khó đáp ứng, với nhiều loại chi phí do người hưởng chịu…. Trong quan hệ thanh toán hàng nhập khẩu nói chung và thanh toán hàng nhập khẩu bằng thư tín dụng nói riêng qua ACB-Chi nhánh Hà Nội hiện nay, bên cạnh những khách hàng có kiến thức, kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, am hiểu luật pháp, biết giữ chữ tín với bạn hàng, có tinh thần hợp tác, tôn trọng cam kết với ngân hàng phục vụ mình thì còn một số ít khách hàng còn thiếu am hiểu về buôn bán ngoại thương, thiếu am hiểu về pháp luật, thiếu kiến thức về thanh toán quốc tế, kinh doanh theo thời vụ, bỏ qua các thông lệ quốc tế, sẵn sàng biến ngân hàng thành nơi gánh chịu các tranh chấp kể cả về hàng hóa. 43 CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU CHI NHÁNH HÀ NỘI 3.1. Quan điểm và định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB- chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: 3.1.1. Quan điểm hoạt động tại Ngân hàng Á Châu ACB trong thời gian tới: Mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ACB-Chi nhánh Hà Nội là an toàn chất lượng và hiệu quả bền vững. Ngân hàng Á Châu tiếp tục hoạt động và phát triển để xây dựng thành ngân hàng kinh doanh đa lĩnh vực, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng ngang tầm với các ngân hàng tiên tiens trong khu vực Đông Nam Á và trở thành ngân hàng chất lượng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Xây dựng kế hoạch lộ trình cụ thể và triển khai nghiêm túc theo lộ trình đã định; xây dựng đề án chi tiết, cụ thể phát triển các chi nhánh. Đi kèm với công tác phát triển mạng lưới này là việc đào tạo và nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Đảm bảo tốt quyền lợi của cán bộ nhân viên và người lao động, có hình thức khen thưởng động viên kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác. Bên cạnh đó, đảm bảo chất lượng chương trình công nghệ để chi nhánh có thể phục vụ khách hàng một cách thuận lợi, nhanh chóng. Tập trung phát triển các sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm dựa trên nền công nghệ hiện đại, có tính cạnh tranh mạnh với các ngân hàng khác. Đồng thời các sản phẩm này phải có tính mở, tức là tại chi nhánh có thể linh hoạt vận dụng và thay đổi một số chi tiết nhỏ cảu sản phẩm cho phù hợp với yêu cầu của từng loại đối tượng trên từng địa bàn khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo tính thống nhất theo một khung chung. 3.1.2. Định hướng mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ACB-chi nhánh Hà Nội trong thời gian tới: Mục tiêu cơ bản trong những năm tới của ngân hàng là chủ động cơ cấu lại nguồn vốn, đảm bảo cơ cấu tài sản thích hợp về kỳ hạn, loại tiền, loại hình khách hàng...chuyển dịch theo hướng gần với chuẩn quốc tế. Tăng cường công tác dịch vụ, ngày càng nâng cao tỷ trọng của hoạt động này trong tổng lợi nhuận của chi nhánh trên cơ sở phát triển thêm nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ mới hướng tới khách 44 hàng. Kiểm soát được mọi hoạt động, đảm bảo tính minh bạch, an toàn, hiệu quả cao. Chế độ thông tin báo cáo và chỉ đạo được thông suốt, kịp thời. Nhận thức được những thời cơ và thách thức mà ACB-Chi nhánh Hà Nội đang phải đối mặt, chi nhánh đã đề ra đinh hướng phát triển hoạt động TTQT trong giai đoạn tới như sau: - Thứ nhất, một mặt củng cố và mở rộng nghiệp vụ TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, mặt khác phát triển đồng bộ các phương thức thanh toán khác nhau như: phương thức nhờ thu, phương thức chuyển tiền...nhằm đáp ứng nhanh chóng, chính xác các nhu cầu giao dịch thanh toán của khách hàng. - Thứ hai, hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ nhằm đáp ứng đủ nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng trong thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, chi nhánh cũng cần cân đối nguồn ngoại tệ dự trữ đẻ cho hoạt động TTQT đạt hiệu quả cao. - Thứ ba, hiện đại hóa công nghệ thanh toán ngân hàng theo hướng hội nhập với thế giới - Thứ tư, phối hợp nghiệp vụ giữa các phòng nghiệp vụ chuyên môn để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu TTQT - Thứ năm, tiếp tục đào tạo trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên, nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm và thái độ văn minh tong giao dịch với khách hàng. 3.2. Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội Mở rộng và phát triển hoạt động TTQT nói chung và hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của ACB-Chi nhánh Hà Nội. Điều đó không những nâng cao hơn nữa uy tín của chi nhánh trên địa bàn Hà Nội, của ngân hàng mà còn tạo vị thế cho ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Qua đánh giá thực trang hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ của ACB-chi nhánh Hà Nội, ta nhận thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được thì chi nhánh cũng không thể tránh khỏi những hạn chế trong quá trình họat động. Dựa trên những tồn tại đó, cùng với những định hướng phát triển hoạt động TTQT của chi nhánh, tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ tại ACB-chi nhánh Hà Nội. 45 3.2.1. Xây dựng chính sách khách hàng phù hợp hợp, phân tích đối thủ cạnh tranh và áp dụng marketing Ngân hàng vào hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu Trong môi trường cạnh tranh quyết liệt bởi sự ra đời của hàng loạt các ngân hàng thương mại cổ phần, nhất là sự có mặt của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ACB-Chi nhánh Hà Nội cần đẩy mạnh hơn nữa công tác Marketing, thiết lập chính sách khách hàng hấp dẫn, linh hoạt và hiệu quả. Thông qua đó có tể củng cố và tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với các ngân hàng khác và khách hàng, đồng thời giữ vững và thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của ACB-Chi nhánh Hà Nội. - Trước tiên cần xây dựng chiến lược khách hàng: Khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Với quan điểm như vậy, hoạt động TTQT nói chungcũng như hoạt động TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ nói riêng cũng luôn đặt khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu, luôn hành động với phương châm “ Sự thành đạt của khách hàng là sự thành đạt của ngân hàng ACB ”. Tuy nhiên, trong môi trường đầy cạnh tranh như hiện hay giữa các ngân hàng trong và ngoài nước, để thu hút khách hàng đến với mình, chi nhánh cần xây dựng chiến lược khách hàng hợp lý, hấp dẫn. ACB- Chi nhánh Hà Nội cần đa dạng hóa các đối tượng thuộc mọi thành phần kinh tế, không nên có sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế khách nhau. Ngoài ra, chi nhánh cần tiến hành phân loại khách hàng để đánh giá và có những chính sách ưu đãi thích hợp:  Đối với những khách hàng lớn thường xuyên có hoạt động xuất nhập khẩu, ngân hàng cần có chính sách ưu đãi như miễn giảm một số loại phí, giảm lãi suất cho vay, ưu đãi về tỷ lệ kí quĩ khi mở L/C...để thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống.  Đối với những khách hàng ít có hoạt động TTQT, ít có kinh nghiệm trong hoạt động ngoại thương thì cán bộ TTQT có thể tư vấn lựa chọn phương thức TTQT nào có lợi nhất, ràng buộc các điều khoản có lợi cho khách hàng để giảm rủi ro, tạo lòng tin với khách hàng.  Đối với khách hàng cá nhân, chi nhánh cần có biện pháp linh hoạt trong việc xác định tài sản thế chấp, có thể thế chấp chính lô hàng, giảm tỷ lệ kí quỹ để 46 tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiên hợp đồng ngoại thương khi vốn có hạn nhưng cán bộ tín dụng phải bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tiếp theo cần tăng cường mạnh mẽ công tác tiếp thị, quảng cáo: ACB- Chi nhánh Hà Nội cần phải coi đây là công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước tiên, cần chủ động tiếp thị và thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu lớn ở các Bộ,ban ngành, tổng công ty và các đơn vị thành viên, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức xã hội thường xuyên có hoạt động TTQT. Chú trọng đến khả năng tài chính lành mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán, khách hàng có thế mạnh trong hoạt động xuất nhập khẩu. Ngân hàng có thể áp dụng nhiều hình thức tiếp thị khác nhau như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo đài truyền hình, mạng Internet để giới thiệu về ngân hàng, hay có thể in các tờ rơi, cuốn sổ kích thước nhỏ, trình bày đẹp phát không cho khách hàng hay để tại bàn giao dịch để họ thấy được những tiện ích khi sử dụng dịch vụ ngân hàng. Trụ sở chi nhánh ngân hàng phải được bố trí khang trang, sạch sẽ, đẹp đẽ và tạo thuận lợi cho khách hàng. Ngoài ra, chi nhánh còn cần thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, củng cố mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng, nâng cao sự hiểu biết của khách hàng đối với ngân hàng. Đồng thời, tổ chức các cuộc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng và thấy được vị trí hoạt động TTQT của ngân hàng cũng như của chi nhánh. 3.2.2. Ngân hàng ACB cần nâng cao chất lượng và đa dạng hóa hơn nữa các dịch vụ trong hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ: Hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội ngày một gay gắt do sự nở rộ của hàng loạt ngân hàng mới, để có thể tồn tại và phát triển một trong những biện pháp góp phần giúp chi nhánh có thể thu hút thêm được nhiều khách hàng đến thực hiện thanh toán là việc đa dạng hóa các sản phẩm, tạo dịch vụ mới trong hoạt động. Sự đa dạng hóa về dịch vụ sẽ chứng tỏ được qui mô, chất lượng của ngân hàng và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của khách hàng. Hiện nay, chi nhánh chủ yếu sử dụng các loại L/C thông dụng như L/C không hủy ngang, L/C không hủy ngang có xác nhận, L/C không hủy ngang miễn truy đòi. Do đó, chi nhánh Hà Nội cần thực hiện đa dạng hóa các loại L/C, ứng dụng các loại L/C đặc biệt như: L/C tuần hoán. L/C chuyển nhượng, L/C điều khoản đỏ...nhằm thu hút 47 được lượng khách hàng nhiều hơn, mở rộng thị phần TTQT của chi nhánh. Có thể đưa ra một số ví dụ như:  Đối với hàng hóa được kinh doanh qua trung gian có thể áo dụng hình thức thanh toán phù hợp như: L/C giáp lưng, L/C chuyển nhượng  Đối với hàng gia công, hàng đổi hàng hay hàng được giao thường xuyên theo chu kỳ nên áp dụng hình thức L/C đặc biệt như L/C tuần hoàn  Đối với những hàng hóa là thực phẩm nông sản mau hư hỏng nên áp dụng L/C dự phòng để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng của cả hai bên xuất nhập khẩu. Việc Việt Nam gia nhập WTO là động lực cũng là cơ hội kích thích hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh hơn nữa khiến nhu cầu của khách hàng trở nên đa dạng vì vậy chi nhánh nên khai thách ưu điểm của các loại L/C đạc biệt đẻ thu hút khách hàng. Nhưng để đưa các L/C đặc biệt vào sử dụng và từng bước mở rộng hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ, chi nhánh Hà Nội cần có sự chuẩn bị cẩn thận, các thanh toán viên cần nắm vững qui trinh nghiệp vụ do qui trình nghiệp vụ của các L/C này có phần khác biệt sơ với loại L/C thông thường khác. Song song với việc nghiên cứu, đưa vào sử dụng các loại L/C đặc biệt này, chi nhánh cũng nên chú trọng nghiên cứu tình hình xuất nhập khẩu của khách hàng để tư vấn cho khách hàng và quyết định sử dung loại L/C phù hợp nhất khi giao dịch. 3.2.3. Đổi mới công nghệ ngân hàng,ứng dụng các công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thanh toán. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, các ngân hàng cần phải chủ động nắm lấy thời cơ và mạnh dạn đầu tư công nghệ vào hoạt động ngân hàng để có thể hội nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Nhận thức rõ vấn đề này, ACB-Chi nhánh Hà Nội sớm thực hiện giai đoạn hiện đại hóa ngân hàng theo đúng lộ trình đặt ra để có thể cung ứng cho khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới, nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ và chất lượng thông tin quản lý, tăng tốc độ xử lý giao dich và đảm bảo an toàn, chính xác, hiệu quả. Tăng vốn đầu tư vào công nghệ kỹ thuật nhằm hiện đại hóa dịch vụ tài chính, ngân hàng, phát triển hệ thống thanh toán, kế toán phù hợp với chuẩn mực, thông lệ quốc tế. Trước hết, chi nhánh cần sử dụng hiệu quả mạng thanh toán SWIFT, việc chi nhánh tham gia mạng SWIFT không chỉ đơn thuần nhằm phục vụ nhu cầu phát triển nghiệp vụ 48 TTQT mà còn nhằm chuẩn bị các điều kiện tham gia thị trườn tiề tệ và thị trường chứng khoán quốc tế. Do vậy, chi nhánh cần giải quyết tốt vấn đề luân chuyển chứng từ đi-đến trong nội bộ chi nhánh và trong nội bộ Ngân hàng bằng cách phát triển các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, tự động hóa các giao dịch trong nước, chuẩn hóa nghiệp vụ. Với xu hướng phát triển như hiện nay của nền kinh tế, công nghệ là một trong những yếu tố then chốt giúp cho Ngân hàng tồn tại và có khả năng cạnh tranh với các thế lực kinh tế khác. Nội dung hiện đại hóa hệ thống thanh toán phải đáp ứng những vấn đề về công cụ thanh toán thích hợp nhất; xác định kiến trúc thanh toán tổng thể tốt nhất; xây dựng được cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính hiện đại có thể sử dụng được lâu dài, tránh sớm bị lạc hậu trong công nghê; hơn nữa việc hiện đại hóa ngân hàng cần mang tính hợp tác vì lợi ích chung giữa các ngân hàng. Cải thiện và nâng cao trình độ tự động hóa trong qui trình công nghệ của ngân hàng là một trong những điều kiện để ngân hàng quản lý vốn tập trung và tiếp tục hòa nhập vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Nhiệm vụ cải tiến kĩ thuật công nghệ nhằm tập trung đáp ứng các thách thức đối với ngân hàng hiện nay như: Những yêu cầu về vấn đề hội nhập và toàn cầu hóa của nền kinh tế nói chung và của ngành ngân hàng nói riêng; Nhằm phục vụ tốt hơn khách hàng với những yêu cầu ngày càng cao hơn trong khi đó chi phí giao dịch tại ngân hàng ngày càng phải giảm để cạnh tranh được với các sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng khác. 3.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các thanh toán viên: Con người là nhân tố quyết định mọi thắng lợi, là yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của Ngân hàng thương mại. Do đó, tư tưởng chủ đạo trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Ngân hàng ACB nói chung và ACB- chi nhánh Hà Nội nói riêng là “ Con người là vốn quí nhất, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của ngân hàng”. Chất lượng hoạt động TTQT phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các thanh toán viên nên ACB-chi nhánh Hà Nội cần chú trọng đến việc nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ TTQT. Để qui trình thanh toán hàng hóa xuất nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ được nhanh chóng, chính xác, có hiệu quả và tránh được nhiều rủi ro, các thanh toán viên phải có khả năng xử lý nghiệp vụ một cách thuần thục, chính xác, phù hợp với các thông lệ quốc tế. Vì vậy, các thanh toán viên không chỉ có trình độ về công tác thanh toán quốc tế mà còn cần các kiến thức chuyên sâu về lĩnh 49 vực ngoại thương và các thị trường mà mình phụ trách. Trong thời gian tới, để năng cao năng lực của các thanh toán viên, ACB-Chi nhánh Hà Nội nên tập trung vào một số biện pháp như sau: Đầu tiên, chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, điều hành, qui trình hoạt động TTQT theo hướng hội nhập. Đổi mới bộ máy kinh doanh từ Hội sở đến các chi nhánh theo hướng mô hình tổ chức ngân hàng thương mại hiện đại với bộ máy tinh gọn, hoạt động có hiệu quả. Hoàn thiện mô hình quản lý điều hành, qui trình hoạt động của từng nghiệp vụ trong hoạt động TTQT phù hợp với thông lệ quốc tế, mang tính thống nhất từ Hội sở chính đến các chi nhánh. Cần xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận có liên quan đến hoạt động TTQT để quy định lại hoặc bổ sung thêm cho phù hợp, tránh chồng chéo, tránh bỏ sót sự kiểm tra giám sát và đồng thời tạo sự kết hợp chặt chẽ nghiệp vụ giữa các phòng ban trong ban hành văn bản cũng như tác nghiệp. Bên cạnh đó, từng bước hoạch định,tiêu chuẩn hóa và rà soát, sắp xếp lại cán bộ làm công tác thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo cán bộ quản lý đến cán bộ chuyên môn nghiệp vụ phải có đủ các tiêu chuẩn bằng cấp và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, vận hành và sử dụng thành thạo máy vi tính, được đào tạo, bồi dưỡng các nghiệp vụ về xuất nhập khẩu, TTQT và luật, thông lệ quốc tế. Tiếp theo, cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ cán bộ để thực hiện đạo tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn năng lực cho các thanh toán viên. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ TTQT bằng phương thức tín dụng chứng từ. Tổ chức các lớp học ngắn hạn đào tạo chuyên sâu về TTQT, mời các chuyên gia nước ngoài về TTQT giảng dạy để cán bộ và nhân viên ngân hàng trong các bộ phận có liên quan đến TTQT có điều kiện trau dồi về nghiệp vụ TTQT. Đồng thời, trang bị cho cán bộ kiến thức về pháp luật, ngoại ngữ, tin học. Thực hiện cơ chế hỗ trợ kinh phí đạo tạo để khuyến khích cán bộ tích cực tham gia các khóa tập huấn và không ngừng tự đào tạo. Có khen thưởng động viên kịp thời những cán bộ đạt thành tích cao trong công việc để họ đạt năng suất cao hơn đồng thời nhắc nhở kịp thời những cán bộ vẫn còn có thái độ chưa đúng hoặc vẫn mắc sai sót trong công việc để kịp thời chấn chỉnh. Bên cạnh đó, chi nhánh cần thường xuyên cập nhật thông tin trong và ngoài nước giúp cán bộ TTQT am hiểu và chủ động trong hoạt động của mình. Ngoài ra, chi nhánh cũng nên chú trọng đầu tư sách báo, tài liệu, sách báo phục vụ cho việc tìm kiếm thông tin, trau dồi nghiệp vụ của nhân viên. 50 Ngoài ra, ACB- Chi nhánh Hà Nội còn có thể áp dụng một sô biện pháp như: quan tâm đến đời sống thường nhật của nhân viên để họ yên tâm công tác và ngày càng gắn bó với ngân hàng; chú trọng đến phong cách giao dịch của thanh toán viên với khách hàng, điều này góp phần thu hút thêm khách hàng mới và củng cố vững chắc mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng lâu năm; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý và điều hành kinh doanh, phát huy tính chủ động sáng tạo của từng cán bộ nhân viên.... 3.2.5. Một số giải pháp hỗ trợ khác: - Tăng cường hơn nữa quan hệ với các ngân hàng đại lý: Xây dựng hệ thống phân loại và chính sách quan hệ đại lý phù hợp để nâng cao uy tín, tạo điều kiện tốt nhất cho việc thực hiện các giao dịch tại ngân hàng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ACB chi nhánh Hà Nội.pdf
Tài liệu liên quan