Báo cáo Tốt nghiệp Hoàn thiện phương pháp phương pháp cân bằng trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam

Tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoàn thiện phương pháp phương pháp cân bằng trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam: Báo cáo tốt nghiệp “Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam” Mục lục “Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam” .................. 1 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................... 3 MỞ ĐẦU .................................................... 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN .............................................. 7 Hệ số thanh toán tổng quát = ......................................... 30 Hệ số sinh lợi doanh thu =......................................... 31 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = .................................... 32 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTCK: Thị trường chứng khoán UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước SGD: Sở giao dịch TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán CTCK: Công ty chứng khoán ĐTCK: Đầu tư chứng khoán PTCB: Phân tích cơ bản NĐT: Nhà đầu tư DN: Doanh nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài TTCK Việt Nam với lịch sử ra đời và phát triển 8 ...

pdf92 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 902 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Tốt nghiệp Hoàn thiện phương pháp phương pháp cân bằng trong đầu tư chứng khoán ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo tốt nghiệp “Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam” Mục lục “Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam” .................. 1 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................... 3 MỞ ĐẦU .................................................... 4 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN .............................................. 7 Hệ số thanh toán tổng quát = ......................................... 30 Hệ số sinh lợi doanh thu =......................................... 31 Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = .................................... 32 BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TTCK: Thị trường chứng khoán UBCKNN: Uỷ ban chứng khoán Nhà nước SGD: Sở giao dịch TTGDCK: Trung tâm giao dịch chứng khoán CTCK: Công ty chứng khoán ĐTCK: Đầu tư chứng khoán PTCB: Phân tích cơ bản NĐT: Nhà đầu tư DN: Doanh nghiệp MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài TTCK Việt Nam với lịch sử ra đời và phát triển 8 năm có thể nói là một thị trường còn khá non trẻ. Tuy nhiên, với tuổi đời non trẻ như vậy nhưng TTCK Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ với tốc độ cao (đặc biệt là trong giai đoạn 2006 – 2007), và ĐTCK đã thực sự trở thành một trong những kênh đầu tư quan trọng và hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Ngày nay, thuật ngữ chứng khoán và TTCK đã trở nên gần gũi đối với nhiều người dân Việt Nam, từ nhân viên văn phòng cho đến những người buôn bán nhỏ. Điều này là một thành quả rất đáng tự hào, là một điểm nhấn tốt đẹp đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế chung của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó hoạt động ĐTCK ở Việt Nam tồn tại rất nhiều hạn chế cần phải khắc phục, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, và bị chi phối bởi yếu tố tâm lý đám đông, hay nói một cách khác việc vận dụng những kết luận từ hoạt động phân tích chứng khoán nói chung, PTCB nói riêng trong ĐTCK ở Việt Nam chưa được coi trọng, chính vì vậy công tác PTCB chứng khoán ở Việt Nam còn nhiều hạn chế, và do vậy nó có tác động ngược trở lại làm cho những kết luận mà PTCB đưa ra chưa thực sự khách quan và khoa học, do vậy chưa hỗ trợ cho hoạt động ĐTCK hiệu quả hơn. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả cho rằng việc hoàn thiện phương pháp PTCB, làm cho PTCB là một công cụ nhằm giúp cho hoạt động ĐTCK trở nên hiệu quả hơn là việc làm cần thiết, qua đó ĐTCK sẽ ngày càng trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn, TTCK Việt Nam sẽ ngày càng phát triển. Do đó, đề tài: “Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam” được chọn để nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề ra một số giải pháp nhằm đối với phương pháp phân tích cơ bản trong ĐTCK ở Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu - Trình bày một cách hệ thống những vấn đề cơ bản về ĐTCK và phương pháp PTCB trong ĐTCK. - Phân tích và đánh giá thực trạng công tác PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam. - Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: nghiên cứu hoạt động PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2008 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp duy vật biện chứng kết hợp với tư duy khoa học logic để nghiên cứu. - Phương pháp diễn giải, phân tích. 5. Những đóng góp của luận văn - Về lý thuyết: hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về ĐTCK và phương pháp PTCB trong ĐTCK - Về thực tiễn: phân tích và đánh giá thực trạng của hoạt động PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và bảng các chữ viết tắt, luận văn được kết cấu gồm ba chương: - Chương 1: Lý luận chung về PTCB trong ĐTCK - Chương 2: Thực trạng hoạt động PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam. - Chương 3: Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN 1.1. Tổng quan về chứng khoán và TTCK 1.1.1. Chứng khoán Chứng khoán là hàng hoá của TTCK. Đó là những tài sản tài chính vì nó mang lại thu nhập và khi cần người sở hữu nó có thể bán nó để thu tiền về. Theo sự phát triển của thị trường, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, nhưng tựu chung lại, người ta thường phân chia chứng khoán thành cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, các công cụ chuyển đổi và các công cụ phái sinh. 1.1.1.1. Cổ phiếu Cổ phiếu là một loại chứng khoán được phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổ phiếu đối với tài sản hoặc vốn của một công ty cổ phần. Cổ phiếu là công cụ không có thời hạn. Theo tính chất của các quyền lợi mà cổ phiếu mang lại cho cổ đông, có hai loại cổ phiếu cơ bản là cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi. 1.1.1.2. Trái phiếu Trái phiếu là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thể, và phải hoàn trả khoản cho vay ban đầu khi nó đáo hạn. 1.1.1.3. Chứng chỉ quỹ đầu tư Quỹ ĐTCK là quỹ hình thành từ vốn góp của người đầu tư để đầu tư vào các chứng khoán. Chứng chỉ quỹ đầu tư là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu của NĐT đối với một phần vốn góp của quỹ đại chúng. 1.1.1.4. Chứng khoán có thể chuyển đồi Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa chọn và trong những điều kiện nhất định, có thể đổi nó lấy một chứng khoán khác 1.1.1.5. Các chứng khoán phái sinh - Quyền mua cổ phần (hay quyền mua trước) là quyền ưu tiên mua trước dành cho các cổ đông hiện hữu của một công ty cổ phần được mua một số lượng cổ phần trong một đợt phát hành cổ phiếu phổ thông mới tương ứng với tỷ lệ cổ phần hiện có của họ trong công ty, tại một mức giá xác định, thấp hơn mức giá chào mời ra công chúng và trong một thời hạn nhất định, đôi khi chỉ vài tuần. - Chứng quyền là một loại chứng khoán trao cho người nắm giữ nó quyền được mua một số lượng xác định một loại chứng khoán khác, thường là cổ phiếu thường, với một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Quyền này được phát hành khi tổ chức lại các công ty, hoặc khi công ty nhằm mục tiêu khuyến khích các NĐT tiềm năng mua các trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi có những điều kiện kém thuận lợi. Để chấp nhận những điều kiện đó, NĐT có được một lựa chọn đối với sự lên giá có thể xảy ra của cổ phiếu thường. - Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận trong đó một người mua và một người bán chấp thuận thực hiện một giao dịch hàng hoá với một khối lượng xác định, tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá được ấn định vào ngày hôm nay. - Hợp đồng tương lai là một thoả thuận đòi hỏi một bên của hợp đồng sẽ mua hoặc bán một hàng hoá nào đó tại một thời hạn xác định trong tương lai theo một mức giá đã định trước. Chức năng kinh tế cơ bản của các thị trường hợp đồng tương lai là cung cấp một cơ hội cho những người tham gia thị trường để phòng ngừa rủi ro về những biến động giá bất lợi. - Quyền lựa chọn là một hợp đồng cho phép người nắm giữ nó được mua (nếu là quyền chọn mua) hoặc được bán (nếu là quyền chọn bán) một khối lượng nhất định hàng hoá tại một mức giá xác định và trong một thời hạn nhất định. Các hàng hoá cơ sở này có thể là cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, thương phẩm, đồng tiền hay hợp đồng tương lai. 1.1.2. Những vấn đề chung của TTCK 1.1.2.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển TTCK Hình thức sơ khai của TTCK đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, ở các thành phố trung tâm thương mại của các nước phương Tây, trong các chợ phiên hay hội chợ, các thương gia thường tụ tập tại các quán cà phê để thương lượng mua bán, trao đổi hàng hoá. Đặc điểm của hoạt động này là các thương gia chỉ trao đổi bằng lời nói với nhau về các hợp đồng mua bán mà không có sự xuất hiện của bất cứ hàng hoá, giấy tờ nào. Đến cuối thế kỷ XV, khu chợ riêng đã trở thành thị trường hoạt động thường xuyên với những quy ước xác định cho các cuộc thương lượng. Những quy ước này dần trở thành các quy tắc có tính chất bắt buộc đối với các thành viên tham gia. Buổi họp đầu tiên diễn ra năm 1453 tại một lữ quán của gia đình Vanber tại thành phố Bruges (Bỉ). Trước lữ quán có một bảng hiệu vẽ hình ba túi da và chữ Bourse. Ba túi da tượng trưng cho ba nội dung của thị trường: Thị trường hàng hoá; Thị trường ngoại tệ và TTCK động sản; còn chữ Bourse có nghĩa là “mậu dịch thị trường” hay còn gọi là “nơi buôn bán chứng khoán”. Đến năm 1547, thị trường ở thành phố Bruges bị sụp đổ do cửa biển Evin – nơi dẫn các tàu thuyền vào buôn bán tại thành phố, bị cát biển lấp mất. Đến năm 1531, thị trường này đã được dời tới thành phố cảng Anvers (Bỉ), từ đó, thị trường này phát triển nhanh chóng. Đến thế kỷ XVIII, một thị trường như vậy cũng được thành lập ở London (Anh) và sau đó là một loạt thị trường tại Pháp, Đức, Ý, một số nước Bắc Âu và Mỹ cũng được thành lập. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động, thị trường đã chứng tỏ khả năng không đáp ứng được yêu cầu của cả ba giao dịch khác nhau. Vì thế, thị trường hàng hoá được tách ra thành các khu thương mại, thị trường ngoại tệ được tách ra và phát triển thành thị trường hối đoái. TTCK động sản trở thành TTCK. Như vậy, TTCK được hình thành cùng với thị trường hàng hoá và thị trường hối đoái. Quá trình phát triển của TTCK đã trải qua nhiều bước thăng trầm. Lịch sử đã ghi nhận hai đợt khủng hoảng lớn, đó là khi các TTCK lớn ở Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Nhật Bản bị sụp đổ trong vài giờ vào ngày 29/10/1929 và ngày 19/10/1987. Nhưng cuối cùng, TTCK lại được phục hồi và tiếp tục phát triển, trở thành một thể chế tài chính không thể thiếu được trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Hiện nay, do các biến động lớn trong nền kinh tế thế giới, do tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật và với mong muốn của Chính phủ các nước trong việc tăng cường vai trò của TTCK đối với đời sống kinh tế, TTCK đã được tạo mọi điều kiện phát triển. Các chính sách của Chính phủ các nước đã góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của TTCK. 1.1.2.2. Khái niệm và bản chất của TTCK Theo quan niệm đầy đủ và rõ ràng, phù hợp với sự phát triển chung của TTCK hiện nay, thì TTCK là nơi diễn ra các giao dịch mua bán, trao đổi các loại chứng khoán. Chứng khoán được hiểu là các loại giấy tờ có giá hay bút toán ghi sổ, nó cho phép chủ sở hữu có quyền yêu cầu về thu nhập và tài sản của tổ chức phát hành hoặc quyền sở hữu. Các quyền yêu cầu này có sự khác giữa các loại chứng khoán, tùy theo tính chất sở hữu của chúng. Các quan hệ mua bán, trao đổi trên TTCK làm thay đổi chủ sở hữu của chứng khoán, và như vậy, thực chất đây chính là quá trình vận động của tư bản, chuyển từ tư bản sở hữu sang tư bản kinh doanh. Hàng hoá trên TTCK là một loại hàng hoá đặc biệt, là quyền sở hữu về tư bản. Loại hàng hoá này cũng có giá trị và giá trị sử dụng. Như vậy, bản chất của TTCK là thị trường thể hiện mối quan hệ giữa cung và cầu của vốn đầu tư mà ở đó, giá cả của chứng khoán chứa đựng thông tin về chi phí vốn hay giá cả của vốn đầu tư. TTCK là hình thức phát triển bậc cao của nền sản xuất và lưu thông hàng hoá. Qua đó có thể thấy, TTCK đã cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng, huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế, tạo tính thanh khoản cho chứng khoán, đánh giá hoạt động của DN, tạo môi trường giúp chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Các chủ thể tham gia trên TTCK gồm có: chủ thể phát hành (bao gồm Chính phủ, các DN, và một số tổ chức khác như: các Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian…); NĐT (là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứng khoán trên TTCK để tìm kiếm lợi nhuận, bao gồm NĐT cá nhân và NĐT có tổ chức) các tổ chức có liên quan đến TTCK (như cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK, SGD chứng khoán, hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán, tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán, các tổ chức hỗ trợ, các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm). TTCK hoạt động dựa trên một số các nguyên tắc cơ bản đó là nguyên tắc công khai (nguyên tắc này phải thoả mãn yêu cầu về thông tin chính xác, kịp thời, dễ tiếp cận), nguyên tắc trung gian (trên TTCK các giao dịch được thực hiện thông qua các tổ chức trung gian là các CTCK), nguyên tắc đấu giá (mọi việc mua bán chứng khoán trên TTCK đều hoạt động trên nguyên tắc đấu giá, và do mối cung cầu trên thị trường quyết định). 1.1.2.3. Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính TTCK là một bộ phận của thị trường tài chính. Vị trí của TTCK trong tổng thể thị trường tài chính thể hiện: Một là: TTCK là hình ảnh đặc trưng của thị trường vốn Thời gian đáo hạn 1 năm t Như vậy, trên TTCK giao dịch 2 loại công cụ tài chính: công cụ tài chính trên thị trường vốn và công cụ tài chính trên thị trường tiền tệ. Hai là, TTCK là hạt nhân trung tâm của thị trường tài chính, nơi diễn ra quá trình phát hành, mua bán các công cụ Nợ và công cụ Vốn (các công cụ sở hữu) Thị trường tiền tệ …Thị trường vốn…….. ………………………………………… …………………………… ………………………………………… …………………………… TTCK 1.1.2.4. Cấu trúc của TTCK Tuỳ vào mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường, ba cách thức cơ bản để phân loại TTCK đó là: phân loại theo hàng hoá, phân loại theo hình thức tổ chức của thị trường và phân loại theo quá trình luân chuyển vốn. - Phân loại theo hàng hoá: theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân TTCK thành thị trường trái phiếu, thị trường cổ phiếu và thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh. Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi. Thị trường trái phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị và trái phiếu công ty. Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và Thị trường nợ ………... ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… ……………………… Thị trường vốn cổ phần TTCK mua đi bán lại các chứng khoán phái sinh đã phát hành như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn… - Theo quá trình luân chuyển vốn: TTCK được phân thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. Thị trường sơ cấp: là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ NĐT sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc NĐT mua các chứng khoán mới phát hành. Thị trường thứ cấp: là nơi giao dịch các chứng khoán đã phát hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành. - Theo hình thức tổ chức của thị trường, TTCK được phân thành: thị trường tập trung (SGD chứng khoán) và thị trường phi tập trung (thị trường OTC). Tại SGD chứng khoán, người mua và người bán (hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhau tại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứng khoán. SGD chứng khoán được quản lý chặt chẽ bởi Uỷ ban chứng khoán quốc gia, các giao dịch chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán và TTCK. Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) là thị trường của các nhà buôn, những người tạo thị trường. Các nhà buôn có một danh mục chứng khoán và họ sẵn sàng mua và bán với các nhà buôn khác cũng như các NĐT khi những người này chấp nhận giá cả của họ. Ở thị trường này không có địa điểm giao dịch chính thức mà có thể diễn ra ở tất cả các quầy, sàn giao dịch của các thành viên thông qua điện thoại hay mạng máy tính diện rộng. Ngoài hai loại thị trường nêu trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thị trường tự do dành cho các chứng khoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thị trường tập trung và thị trường OTC. Ngoải ra, người ta còn phân loại TTCK thành thị trường đàm phán và thị trường mở, thị trường giao ngay và thị trường kỳ hạn. 1.2. Đầu tư chứng khoán 1.2.1. Khái quát chung về đầu tư Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà người đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực phải hy sinh có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Những kết quả sẽ đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn, quản lý, khoa học kỹ thuật…) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao hơn trong nền sản xuất xã hội. Căn cứ vào bản chất và phạm vi lợi ích do đầu tư đem lại chúng ta có thể chia đầu tư thành đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động, và đầu tư tài chính. Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua và khi bán. Đầu tư tài sản vật chất và sức lao động trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội, đó chính là việc xâ;y dựng, sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên, gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển. Đầu tư tài chính (Đầu tư tài sản tài chính) là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước (gửi tiết kiệm, mua trái phiếu) hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (mua cổ phiếu). Đầu tư tài sản tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức, cá nhân đầu tư (trong khuôn khổ quy định của pháp luật). Với sự hoạt động của hình thức đầu tư tài chính, vốn bỏ ra đầu tư được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra một cách nhanh chóng (rút tiết kiệm, chuyển nhượng cố phiếu, trái phiếu cho người khác), điều đó khuyến khích người có tiền bỏ tiền ra để đầu tư. 1.2.2. Khái niệm và mục đích của ĐTCK Chứng khoán là các tài sản tài chính, vì vậy ĐTCK là một loại hình đầu tư tài chính. Trong hoạt động này, các NĐT mua các chứng khoán theo một danh mục đầu tư rất đa dạng, bao gồm cả các công cụ trên thị trường tiền tệ và các công cụ trên thị trường vốn. Mục đích của ĐTCK trước hết là nhằm thu được lợi nhuận từ số tiền đầu tư đã bỏ ra. Tiếp đến mục đích của ĐTCK là để phân tán rủi ro có thể gặp trong tương lai nhờ đa dạng hoá các hình thức đầu tư, và để thực hiện quyền kiểm soát hoặc tham gia quản trị DN với tư cách người nắm cổ phần, vốn góp chi phối. Các mục đích có thể khác nhau tuỳ theo ý định của từng NĐT, song cũng có thể là tổng hợp các mục tiêu trên trong những tình huống cụ thể. 1.2.3. Phân loại ĐTCK Tuỳ theo mục đích quản lý, hoạt động ĐTCK có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Căn cứ vào loại công cụ đầu tư, có thể phân loại ĐTCK thành đầu tư trái phiếu Chính phủ, đầu tư trái phiếu DN và đầu tư cổ phiếu. Việc phân loại này có thể giúp các nhà quản lý xây dựng danh mục đầu tư với mức độ rủi ro phù hợp, trên cơ sở đó, dễ dàng thay đổi kết cấu danh mục đầu tư. Nếu phân loại theo mục đích đầu tư, có thể phân loại ĐTCK thành đầu tư nhằm hưởng lợi tức và đầu tư nhằm nắm quyền quản lý, kiểm soát tổ chức phát hành. Trong hoạt động đầu tư nhằm hưởng lợi tức, NĐT có thể mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu và cổ phiếu do DN phát hành. Khi ĐTCK với mục đích nắm quyền sở hữu, NĐT có thể vừa đa dạng hoá tài sản, vừa phát triển lĩnh vực kinh doanh mới thông qua thâu tóm và sáp nhập. Việc phân loại này giúp nhà quản lý có thể kiểm soát được hoạt động đầu tư theo các mục đích đã được xác định. Căn cứ theo phương thức đầu tư, ĐTCK được phân thành đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Đầu tư trực tiếp là hình thức NĐT trực tiếp mua chứng khoán cho mình thông qua các nhà môi giới chứng khoán trên thị trường. Đầu tư gián tiếp là hình thức các NĐT chứng khoán thông qua các định chế, tổ chức đầu tư chuyên nghiệp như Quỹ ĐTCK, Quỹ tín thác đầu tư…để thực hiện hoạt động đầu tư cho mình. 1.2.4. Mức sinh lời và rủi ro trong ĐTCK Giống như các hình thức đầu tư khác, ĐTCK cũng gắn liền với rủi ro. Lý luận và thực tiễn ĐTCK cũng chỉ ra rằng khả năng sinh lời trong ĐTCK luôn gắn liền với những rủi ro mà NĐT chứng khoán có thể gặp phải, thông thường kỳ vọng lợi nhuận càng cao thì khả năng gặp phải rủi ro càng lớn, và ngược lại. 1.2.4.1. Mức sinh lời trong ĐTCK Mức sinh lời trong ĐTCK phản ánh khả năng đem lại lợi nhuận cho NĐT chứng khoán trong một khoảng thời gian nhất định từ số vốn gốc đã bỏ ra ban đầu. Mức sinh lời trong ĐTCK có thể đo bằng số tuyệt đối hoặc tương đối. Mức sinh lời tuyệt đối là phần chênh lệch giữa tổng thu nhập từ ĐTCK (bao gồm số lợi tức chứng khoán cộng mức lãi hoặc lỗ về vốn) với số tiền đầu tư ban đầu (vốn gốc). Theo số tương đối, mức sinh lời chứng khoán là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số lợi nhuận thu được từ ĐTCK so với vốn gốc. 1.2.4.2. Rủi ro trong ĐTCK Rủi ro trong ĐTCK được hiểu là khả năng xảy ra những kết quả không mong đợi trong tương lai. Điều đó có thể là sự sụt giảm, thua lỗ hoặc những biến động thất thường về mức sinh lợi trong hoạt động ĐTCK. Rủi ro trong ĐTCK có nhiều loại, có thể phân thành hai loại chủ yếu là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. - Rủi ro hệ thống: là những rủi ro có ảnh hưởng đồng thời đến hầu hết các loại chứng khoán đang được lưu hành trên thị trường. Nguyên nhân của rủi ro hệ thống thường là các tác nhân kinh tế nằm ngoài sự kiểm soát của các công ty phát hành như: tình trạng lạm phát hoặc thiểu phát của nền kinh tế, những biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hoặc lãi suất thị trường, sự suy thoái hay khủng hoảng của nền kinh tế…Các loại rủi ro hệ thống tiêu biểu bao gồm: rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi ro sức mua, rủi ro tỷ giá. Rủi ro lãi suất: là loại rủi ro do sự biến động lãi suất trên thị trường. Trong thực tế, giá cả của chứng khoán luôn biến động tỷ lệ nghịch với lãi suất thị trường, lãi suất thị trường tăng sẽ làm cho giá thị trường của chứng khoán sụt giảm và ngược lại. Vì thế sự biến động lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các khoản thu nhập nhận được từ ĐTCK ở các thời điểm khác nhau có giá trị khác nhau, do đó ảnh hưởng đến mức doanh lợi thu được của ĐTCK. Rủi ro thị trường: là rủi ro do sự biến động của giá cả chứng khoán trên thị trường. Đó là kết quả của những hiệu ứng về tương quan giữa cung và cầu của các loại chứng khoán trên thị trường. Nguyên nhân của những biến động giá cả chứng khoán thường rất phức tạp, có thể cả những sự kiện hữu hình hoặc vô hình, cả những yếu tố bên trong hoặc ngoài DN. Sự đánh giá khác nhau của các NĐT về mức sinh lời của một loại chứng khoán nào đó được giao dịch trên thị trường cũng có thể gây nên hiệu ứng dây chuyền (hiệu ứng Đôminô) đối với giá cả của các loại chứng khoán khác, làm cho giá chứng khoán trên thị trường nói chung bị sụt giảm. Rủi ro sức mua (rủi ro lạm phát): là loại rủi ro do giảm sút sức mua của đồng tiền. NĐT nắm giữ chứng khoán mặc dù có khả năng thu được lợi nhuận trong tương lai nhưng họ lại mất đi cơ hội mua sắm các loại hàng hoá, dịch vụ trong thời hạn nắm giữ chứng khoán. Nếu trong khoảng thời gian đó giá cả hàng hoá dịch vụ tăng lên do yếu tố lạm phát, họ sẽ mất đi một phần sức mua từ số thu nhập có được trong tương lai. Giá trị phần sức mua bị giảm sút do lạm phát phản ánh mức rủi ro sức mua của NĐT chứng khoán. Rủi ro tỷ giá: là rủi ro do tác động của tỷ giá đối với khoản đầu tư. Khi NĐT cho rằng đồng nội tệ có thể bị giảm giá trong tương lai thì NĐT đó sẽ quyết định không đầu tư vào chứng khoán hoặc sẽ tìm cách thay thế chứng khoán bằng tài sản ngoại tệ vì khi đó giá trị chứng khoán sẽ bị sụt giảm. - Rủi ro không hệ thống: là những rủi ro có nguyên nhân từ nội tại của một công ty hoặc một ngành kinh doanh cụ thể mà không gắn liền với toàn bộ thị trường. Ảnh hưởng của các rủi ro không hệ thống vì thế chỉ tác động trong phạm vi một công ty, một ngành hay một số loại chứng khoán nhất định. Rủi ro không hệ thống thường bao gồm các loại như: rủi ro kinh doanh, rủi ro tài chính, rủi ro quản lý…trong hoạt động của một công ty hoặc một ngành kinh doanh nhất định. Rủi ro kinh doanh: là rủi ro do sự thay đổi bất lợi về tình hình cung cầu hàng hoá hay dịch vụ của DN hay là sự thay đổi bất lợi môi trường kinh doanh của DN. Rủi ro tài chính: là rủi ro về khả năng thanh toán trái tức, cổ tức và hoàn vốn cho người sở hữu chứng khoán. Rủi ro tài chính liên quan đến sự mất cân đối giữa doanh thu, chi phí và các khoản nợ của DN. Rủi ro quản lý: là rủi ro do tác động của các quyết định quản lý không hợp lý từ các nhà quản trị DN. 1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định ĐTCK Để đi đến quyết định ĐTCK NĐT thường phải xem xét, cân nhắc nhiều nhân tố. Các nhân tố cơ bản thường bao gồm: - Khả năng sinh lời từ khoản ĐTCK trong tương lai. Mục đích trước hết của ĐTCK là nhằm thu được lợi nhuận trong tương lai, vì vậy khả năng sinh lợi của khoản ĐTCK là nhân tố cần được xem xét hàng đầu. Tuy nhiên khả năng sinh lợi của chứng khoán lại chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác như: lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh, chính sách kinh tế của nhà nước, khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường…Vì thế để tối đa hoá lợi nhuận, NĐT cần phải phân tích, đánh giá kỹ các nhân tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh lời nêu trên để lựa chọn quyết định đầu tư cho phù hợp. - Mức độ rủi ro có thể gặp phải của loại chứng khoán đầu tư. Để có thể thu được lợi nhuận tối đa trong ĐTCK NĐT phải biết cách tối thiểu hoá các rủi ro có thế gặp phải. Việc đánh giá mức độ rủi ro trong ĐTCK không chỉ đối với từng loại chứng khoán riêng rẽ mà còn đối với toàn bộ danh mục ĐTCK nhằm hạn chế và phân tán rủi ro. - Khả năng thanh khoản của chứng khoán đầu tư: Tính thanh khoản (hay tính lỏng) của chứng khoán là khả năng dễ dàng chuyển đổi chứng khoán thành tiền mặt. Thông thường, khi có số tiền mặt nhàn rỗi NĐT thường ĐTCK để thu lợi nhuận, song khi cần tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu cá nhân hoặc chuyển hướng đầu tư họ lại muốn chuyển nhượng chứng khoán đang sở hữu để thu tiền về. Nếu các chứng khoán mà họ đang sở hữu có khả năng thanh khoản cao, việc sở hữu chứng khoán cũng tiện ích không khác gì việc giữ tiền mặt thì sẽ khuyến khích họ ĐTCK và ngược lại. Do đó tính thanh khoản của chứng khoán cũng là một yếu tố quan trọng để các NĐT xem xét, lựa chọn. - Mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của DN. Đôi khi mức độ và khả năng kiểm soát, chi phối hoạt động của DN cũng là một nhân tố được xét đến khi lựa chọn quyết định ĐTCK. Quyền hạn và lợi ích của NĐT chứng khoán thường được tăng thêm theo mức độ nắm giữ cổ phần của DN. Vì vậy, khi ĐTCK họ cũng cần cân nhắc quy mô đầu tư sao cho có thể đạt được mục đích kiểm soát, chi phối hoạt động của DN, hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. 1.2.6. Quy trình ĐTCK Quy trình ĐTCK sẽ có những sự khác biệt nhất định nếu NĐT chứng khoán lựa chọn các phương thức ĐTCK khác nhau, về cơ bản bao gồm các bước sau: - Phân tích và lựa chọn danh mục ĐTCK: Việc ĐTCK thường bắt đầu bằng việc phân tích và lựa chọn danh mục ĐTCK tối ưu sao cho vừa có thể đem lại tỷ suất sinh lời cao, đồng thời hạn chế tối đa các rủi ro đầu tư có thể gặp phải. Nội dung phân tích sẽ xem xét, đánh giá mức độ sinh lời và khả năng rủi ro có thể gặp phải trong ĐTCK sẽ lựa chọn. Do các chứng khoán có mức sinh lời cao thường gắn với độ rủi ro cao, vì thế đa dạng hoá danh mục ĐTCK là cách mà các NĐT hay lựa chọn để phân tán rủi ro và tối đa hoá thu nhập ĐTCK. Hình thức đa dạng hoá ĐTCK có thể là đầu tư vào chứng khoán của nhiều DN trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau, kết hợp giữa đầu tư cổ phiếu và đầu tư trái phiếu với những kỳ hạn thanh toán đa dạng để tăng khả năng thanh khoản của chứng khoán. Việc lựa chọn một danh mục ĐTCK cụ thể sẽ tuỳ thuộc vào chiến lược ĐTCK của từng NĐT riêng biệt. - Quản lý danh mục ĐTCK: Hoạt động ĐTCK không chỉ dừng lại ở chỗ lựa chọn được danh mục ĐTCK mà còn ở chỗ quản lý, điều chỉnh danh mục đầu tư trong suốt thời gian nắm giữ chứng khoán phù hợp với những diễn biến cụ thể của thị trường. Người ta thường phân biệt thành hai phương pháp quản lý chủ yếu là quản lý thu động và quản lý chủ động. Đặc trưng cơ bản của phương pháp quản lý thụ động là việc NĐT chọn mua và nắm giữ các chứng khoán cho đến khi đáo hạn mà không quá chú trọng đến việc phân tích, dự báo những ảnh hưởng của sự biến động của lãi suất thị trường. Theo đó, danh mục ĐTCK tốt nhất sẽ là danh mục đầu tư có thể đem lại mức thu nhập ngang bằng với mức doanh lợi đầu tư trung bình trên thị trường. Phương pháp quản lý thụ động vì vậy chỉ có tác dụng phòng tránh các rủi ro không hệ thống mà không có khả năng phòng tránh những rủi ro hệ thống trên thị trường. Phương pháp quản lý danh mục đầu tư chủ động đòi hỏi việc mua và nắm giữ các chứng khoán phải trên cơ sở phân tích, dự báo các ảnh hưởng của sự biến động thị trường để đạt mức sinh lợi cao hơn mức doanh lợi trung bình của thị trường với một mức độ rủi ro có thể chấp nhận được. Các yếu tố có thể gây nên những biến động thị trường cần được phân tích và dự báo trong quản lý danh mục đầu tư chủ động là sự biến động của lãi suất thị trường, sự thay đổi của cơ cấu kỳ hạn lãi suất hoặc sự thay đổi mức chênh lệch lãi suất giữa các loại chứng khoán khác nhau…Dựa trên kết quả phân tích dự báo đó, các NĐT sẽ hướng vào việc lựa chọn danh mục ĐTCK có thể đem lại mức thu nhập cao hơn mức doanh lợi trung bình trên thị trường. 1.3. PTCB trong ĐTCK Phân tích chứng khoán là hoạt động quan trọng nhằm hỗ trợ cho việc ra quyết định đầu tư. Phân tích chứng khoán là bước khởi đầu cho hoạt động ĐTCK. Mục tiêu của phân tích chứng khoán là giúp cho NĐT chứng khoán lựa chọn được các quyết định ĐTCK có hiệu quả nhất, mang lại lợi nhuận tối đa với rủi ro tối thiểu. Kết quả phân tích chứng khoán phải làm rõ được các căn cứ cho sự lựa chọn quyết định đầu tư. Nó phải trả lời được các câu hỏi cơ bản: khi nào thì nên đầu tư, nên đầu tư vào loại chứng khoán nào và với giá cả ra sao, khi nào thì nên rút khỏi thị trường…Để đạt được kết quả đó, việc phân tích chứng khoán cần được tiến hành theo một quy trình cụ thể và khoa học. Phân tích chứng khoán có thể tiến hành theo quy trình từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Theo phương pháp phân tích từ trên xuống, người ta thường bắt đầu từ những phân tích khái quát về tình hình kinh tế vĩ mô cả trong nước và quốc tế, xem xét những ảnh hưởng, tác động của nó đến hoạt động của các DN và TTCK, sau đó mới đi đến phân tích tình hình của ngành kinh doanh và cuối cùng là hoạt động của từng DN, công ty riêng biệt. Phương pháp phân tích chứng khoán từ dưới lên bắt đầu từ phân tích, đánh giá hoạt động kinh doanh của một công ty cụ thể và đặt nó trong mối liên hệ tương quan giữa hoạt động của công ty với môi trường kinh doanh bên ngoài là tình hình hoạt động của ngành hoặc nền kinh tế. Trong hoạt động ĐTCK có hai phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng là phương pháp PTCB (phân tích tài chính) và phân tích kỹ thuật. PTCB giúp cho NĐT có thể lựa chọn kết cấu danh mục đầu tư phù hợp. Phân tích kỹ thuật giúp cho các nhà quản lý có thể lựa chọn được thời điểm và chiến lược mua bán chứng khoán tuỳ theo diễn biến của thị trường. 1.3.1.Khái niệm và mục tiêu của PTCB PTCB là phương pháp nghiên cứu các thông tin về tình hình kinh tế xã hội, tình hình kinh doanh của ngành, các thông tin tài chính công ty như cổ tức, lợi nhuận, báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán...nhằm xác định một giá trị hợp lý của một loại chứng khoán hoặc các chứng khoán trên thị trường. Khi người đầu tư mua một loại chứng khoán trên thị trường sơ cấp hay thị trường thứ cấp với ý định nắm giữ lâu dài đều muốn biết rằng giá chứng khoán mà người ta chào bán cho mình có hợp lý hay không, tức là có phù hợp với giá trị của công ty phát hành ra chứng khoán đó hay không. Muốn vậy, phải tiến hành PTCB để tìm ra giá trị nội tại của chứng khoán. 1.3.2. Nội dung phương pháp PTCB 1.3.2.1. Phân tích kinh tế vĩ mô Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của TTCK và hiệu quả hoạt động của DN, vì thế trước phân tích các yếu tố thuộc bản thân DN, cần đánh giá đúng các ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến hiệu quả hoạt động của TTCK và giá cả chứng khoán của DN như thế nào. Việc phân tích kinh tế vĩ mô nhằm mục đích đánh giá đúng thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tác động của nó đến sự phát triển của TTCK, từ đó có các giải pháp phù hợp thúc đẩy sự phát triển của thị trường. - Phân tích tình hình kinh tế - chính trị - xã hội quốc tế: Ngày nay hợp tác, mở cửa, và hội nhập kinh tế đã trở thành một xu thế tất yếu trong phát triển kinh tế của mỗi nước, do đó nền kinh tế quốc tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN và của quốc gia, có những tác động trực tiếp đến hoạt động của TTCK, vì vậy yếu tố quốc tế cần được xem xét trong quá trình phân tích ĐTCK. Các vấn đế có tính quốc tế cần lưu ý trong quá trình phân tích chứng khoán là mức tăng trưởng kinh tế, các vấn đề chính trị nhạy cảm, chính sách bảo hộ, chính sách tự do hoá tài chính, chính sách tiền tệ... - Phân tích môi trường chính trị - xã hội của đất nước: Môi trường chính trị, xã hội của mỗi quốc gia thể hiện ở hệ thống các yếu tố về thể chế quản lý xã hội (như hiến pháp, luật pháp, các văn bản pháp quy của cơ quan hành chính), cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành bộ máy quản lý hành chính nhà nước các cấp, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội, tôn giáo, sắc tộc, đội ngũ cán bộ công chức trong bộ máy hành chính nhà nước. Thực tế đã chứng minh sự ổn định của môi trường chính trị - xã hội của đất nước là yếu tố quan trọng hàng đầu đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế, DN và TTCK. Sự mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước, bất kể vì lý do gì cũng gây tổn hại, thậm chí làm gián đoạn hoạt động của TTCK và hiệu quả của các DN. Bởi lẽ, sự thay đổi về thể chế chính trị thường kéo theo những thay đổi về chính sách kinh tế - xã hội, chính sách chi tiêu ngân sách, chính sách ngoại giao và an ninh quốc phòng... của Chính phủ. Thực tế cho thấy yếu tố chính trị ngày càng có mối liên hệ và ảnh hưởng to lớn đến đời sống kinh tế của đất nước. - Phân tích ảnh hưởng của môi trường pháp luật: Ngày nay hầu hết các nước đều quản lý đất nước theo chế độ pháp quyền, vì thế môi trường pháp luật cũng có tác động quan trọng đến hoạt động của DN và TTCK. Các cơ quan của Chính phủ tác động đền TTCK bằng Luật và các văn bản dưới Luật. Chẳng hạn Luật DN thống nhất, Luật chống độc quyền sẽ tạo môi trường kinh doanh bình đẳng cho các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, và làm giảm giá chứng khoán của các DN thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật chống độc quyền. Luật thâu tóm, sáp nhập công ty có thể tác động tiêu cực hay tích cực đến một nhóm các công ty. Các chính sách tài chính - tiền tệ trực tiếp gây tác động lớn tới thị trường... Tóm lại môi trường pháp lý có tác động mạnh mẽ, là điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của DN và sự phát triển của TTCK. Việc phân tích môi trường pháp lý cần được xem xét trên các mặt như: tính hệ thống, đồng bộ, ổn định, minh bạch, khả thi và hiệu quả của hệ thống pháp luật cũng như tính quốc tế của hệ thống pháp luật. - Phân tích và dự đoán về xu hướng thị trường: Môi trường kinh tế vĩ mô có vai trò quan trọng, quyết định xu thế chung của TTCK. Thông thường, khi nền kinh tế đang ở giai đoạn tăng trưởng và thịnh vượng thì TTCK phát triển và ngược lại khi nền kinh tế ở giai đoạn suy giảm, suy thoái và khủng hoảng thì thị trường sẽ đi xuống. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát triển của nền kinh tế thì ta có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Tuy nhiên, trong một số hoàn cảnh đặc biệt, diễn biến chung của TTCK với tình hình kinh tế không phải lúc nào cũng diễn ra cùng chiều. Biến động giá cổ phiếu đôi khi xảy ra trước biến động của nền kinh tế. Vì vậy, các NĐT luôn cố gắng dự đoán tình hình kinh tế để tìm ra những đỉnh điểm của chu kỳ kinh tế và chọn thời cơ tham gia hoặc rút lui khỏi TTCK. - Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô: Các điều kiện kinh tế vĩ mô của nền kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của DN và TTCK do có liên quan trực tiếp đến mức rủi ro hệ thống trên thị trường. Các yếu tố vĩ mô cần quan tâm trong phân tích chứng khoán là: tổng sản phẩm quốc nội; tỷ lệ thất nghiệp; tỷ lệ lạm phát; lãi suất; cân đối thu chi ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, ba nhân tố vĩ mô cơ bản tác động trực tiếp đến hoạt động đầu tư trên thị trường chứng khoàn đó là: tỷ giá hối đoái, lãi suất và tỷ lệ lạm phát. 1.3.2.2. Phân tích ngành Mục đích của phân tích ngành là nhằm giúp cho NĐT thấy rõ những lợi ích hoặc rủi ro có thể gặp khi quyết định đầu tư vào chứng khoán của một DN hoạt động trong một ngành kinh doanh cụ thể. Những nội dung cần thực hiện trong phân tích ngành bao gồm: phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành, đánh giá mức độ rủi ro của ngành. - Phân tích chu kỳ kinh doanh của ngành: Mỗi ngành kinh doanh cũng có những chu kỳ phát triển nhất định. Giữa chu kỳ phát triển của nền kinh tế và của ngành có mối quan hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau nhưng không phải bao giờ cũng có sự biến động cùng chiều, đồng điệu với nhau. Mỗi ngành có khả năng phản ứng khác nhau với những thay đổi trong chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Có thể trong khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển song có ngành phát đạt có ngành lại gặp nhiều khó khăn. Các ngành kinh doanh các sản phẩm không phải là sản phẩm thiết yếu (ô tô, đồ xa xỉ...), sẽ có lợi hơn trong giai đoạn nền kinh tế có sự tăng trưởng, nhưng cũng gặp khó khăn trong giai đoạn nền kinh tế suy thoái. Ngược lại, các ngành kinh doanh các sản phẩm thuộc hàng tiêu dùng thiết yếu (lương thực, thực phẩm...) sẽ không bị ảnh hưởng nhiều ngay cả khi nền kinh tế suy thoái. Nhìn chung, triển vọng và chu kỳ kinh doanh của ngành có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các DN trong ngành. Nếu một công ty hoạt động kinh doanh trong một ngành còn kém phát triển thì cũng khó có triển vọng đầu tư đem lại hiệu quả cao. Vào cùng một thời điểm nhất định, các DN kinh doanh trong các ngành khác nhau sẽ có mức doanh lợi thu được khác nhau, mức rủi ro khác nhau. Do đó, cần có sự phân tích đánh giá ngành kinh doanh để chọn ngành có mức doanh lợi cao, mức độ rủi ro thấp để đầu tư. Mặc khác, cũng cần có sự theo dõi, phân tích ngành để lựa chọn thời điểm quyết định đầu tư hay rút khỏi đầu tư cho phù hợp. - Đánh giá mức độ rủi ro của ngành kinh doanh: Mỗi ngành kinh doanh khác nhau cũng có mức độ rủi ro khác nhau. Việc xác định mức độ rủi ro của ngành giúp cho NĐT lựa chọn được ngành đầu tư có hiệu quả với độ rủi ro tối thiểu hoặc có thể chấp nhận được. Qui trình phân tích, đánh giá rủi ro của ngành được tiến hành theo trình tự sau: + Xác định hệ số rủi ro () của ngành, từ đó tính toán được mức lợi suất đòi hỏi dựa theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM). Công thức xác định như sau: E(R) = Rf +  (Rm + Rf) Trong đó: E(R): Mức lợi suất đòi hỏi Rf : Mức lợi suất phi rủi ro Rm: Mức lợi suất bình quân của thị trường : Hệ số rủi ro ngành + Phân tích hệ số P/E của ngành: xem xét mối quan hệ của P/E ngành với P/E tổng thể của thị trường; xem xét các nhân tố cơ bản của ngành gây tác động trực tiếp tới P/E ngành như hệ số trả cổ tức, mức sinh lợi (lợi suất) yêu cầu và tỷ lệ tăng trưởng cổ tức. + Ước tính thu nhập trên một cổ phiếu (EPS): được xác định theo một số phương pháp chủ yếu như phân tích chu kỳ kinh doanh, phân tích đầu vào - đầu ra, phân tích mối quan hệ giữa ngành và nền kinh tế. + Ước tính mức lợi suất đạt được (r): Giá trị cuối kỳ của chỉ số ngành bằng hệ số P/E cuối kỳ tính toán được với ước tính thu nhập trên một cổ phiếu. Sau đó só sánh giá trị cuối kỳ với giá trị đầu kỳ để ước tính lợi suất đạt được (r) theo công thức: r = (Giá trị chỉ số cuối kỳ - Giá trị đầu kỳ + Cổ tức nhận trong kỳ) Giá trị đầu kỳ + Lựa chọn quyết định đầu tư hay không: So sánh mức lợi suất đạt được r với mức doanh lợi đòi hỏi E(R), nếu r > E(R) thì nên đầu tư vào ngành này, ngược lại thì nên rút khỏi đầu tư vào ngành này. 1.3.2.3. Phân tích công ty - Phân tích báo cáo tài chính công ty: Hệ thống báo cáo tài chính của công ty là những thông tin cực kỳ quan trọng, phản ánh tổng hợp về tình hình tài chính của công ty trong một thời gian cụ thể. Những thông tin được trình bày trong báo cáo tài chính trước hết phục vụ cho những người có quyền lợi trực tiếp (cổ đông, đối tác đầu tư, khách hàng, người cho vay...), sau nữa là những người lãnh đạo điều hành DN (Hội đồng quản trị, ban giám đốc...) và cuối cùng là những người có quyền lợi gián tiếp (thuế vụ, tài chính, thống kê...). Phân tích báo cáo tài chính nhằm đạt được các mục tiêu đó là: đánh giá khả năng sinh lợi của tổ chức phát hành; khả năng thanh khoản, tức là khả năng chi trả các khoản nợ, đặc biệt là nợ ngắn hạn; tiềm năng phát triển trong tương lai. Việc phân tích báo cáo tài chính cần tiến hành đồng bộ theo cả chiều dọc và chiều ngang. Phân tích báo cáo tài chính theo chiều dọc nghĩa là tính toán các tỷ lệ của DN và so sánh trong từng thời kỳ để thấy được thực chất của việc tăng, giảm. Phân tích theo chiều ngang là phân tích cần có sự so sánh giữa DN phân tích với các DN ngang hàng nhau trong cùng một ngành. Phương tiện cơ bản của các báo cáo tài chính công ty là báo cáo thường niên bao gồm ba loại báo cáo chính đó là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các hệ số tài chính được sử dụng khi phân tích, đánh giá tình hình tài chính của công ty bao gồm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, và nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận. + Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: xét về mặt thời gian thì DN có các khoản nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn. Vấn đề quan tâm hàng đầu của các NĐT, các chủ nợ là liệu số vốn họ bỏ ra đầu tư có thu hồi lại được không, mức độ rủi ro là bao nhiêu. Các chỉ tiêu thường được dùng gồm các chỉ tiêu sau: Hệ số thanh toán tổng quát = Tổng tài sản Nợ ngắn hạn và nợ dài hạn Hệ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tổng nợ ngắn hạn Hệ số thanh toán nhanh = TSLĐ & đầu tư ngắn hạn - Vật tư hàng hoá tồn kho Tổng nợ ngắn hạn + Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài chính và cơ cấu tài sản: Hệ số nợ = Tổng số nợ Tổng tài sản Hệ số tự tài trợ = Nguồn vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn Hệ số tự tài trợ = 1 - Hệ số nợ Cơ cấu tài sản = Tổng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Tổng tài sản cố định và đầu tư dài hạn + Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động: hiệu quả sử dụng vốn luôn gắn liền với sự tồn tại và phát triển của DN. Do đó, thông qua phân tích các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động cho biết trình độ sử dụng các nguồn lực đạt kết quả cao nhất với chi phí bỏ ra thấp nhất. Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân trong kỳ Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần Số dư bình quân các khoản phải thu Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần Tổng vốn bình quân + Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và phân phối lợi nhuận: với các NĐT thì đây là một nhóm chỉ tiêu có ý nghĩa rất quan trọng vì nó gắn liền với lợi ích kinh tế của họ, nó là cơ sở để đánh giá kết quả kinh doanh của DN trong một thời kỳ nhất định và là căn cứ để các nhà quản lý đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. Hệ số sinh lợi doanh thu = Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần Hệ số sinh lợi tổng tài sản = Lợi nhuận sau thuế Tổng giá trị tài sản Hệ số sinh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế Vốn chủ sở hữu Thu nhập trên mỗi cổ phiếu = Lợi nhuận sau thuế - Cổ tức cổ phiếu ưu đãi Số lượng cổ phiếu thường đang lưu hành Tỷ lệ giá thị trường trên thu nhập = Thị giá một cổ phiếu Thu nhập một cổ phiếu - Phân tích rủi ro của công ty: Khi tiến hành phân tích rủi ro tức là chúng ta tiến hành xem xét sự bất ổn của tổng thể các dòng thu nhập của công ty. Mức độ biến động của các dòng thu nhập càng cao có nghĩa rủi ro phải đối diện càng lớn. Rủi ro công ty thường bao gồm hai loại là: rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính. + Rủi ro kinh doanh: là sự bất ổn về thu nhập mà nguyên nhân cơ bản của nó lại xuất phát từ lĩnh vực ngành mà công ty đó trực thuộc. Sự bất ổn này là kết quả của sự thay đổi doanh số bán hàng của công ty, mà doanh số bán hàng lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: các khách hàng, loại hàng hoá, chất lượng hay cách thức sản xuất hàng hoá…Rủi ro kinh doanh thường được tính bằng mức độ biến động của thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Rủi ro kinh doanh = Độ lệch chuẩn của thu nhập hoạt động Thu nhập hoạt động bình quân Bên cạnh việc tính mức độ rủi ro kinh doanh chung, chúng ta cũng cần xem xét hai yếu tố có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng tới sự biến động thu nhập hoạt động của công ty, đó là sự biến động doanh số bán hàng và đòn bẩy hoạt động. + Rủi ro tài chính: là sự biến động về lợi nhuận của các cổ đông khi DN vay nợ. Để xác định rủi ro tài chính, các nhà phân tích thường sử dụng hai loại hệ số. Loại thứ nhất là các hệ số trên bảng cân đối kế toán, những hệ số này cho biết tỷ lệ vốn nợ so với vốn cổ phần, nợ dài hạn so với tổng vốn, và loại thứ hai là nhóm các hệ số về các dòng thu nhập hoặc dòng tiền sẵn có để thanh toán các chi phí tài chính cố định. Việc tính toán và phân tích các hệ số này sẽ đem lại một đánh giá khái quát về hai vấn đề cơ bản: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, cơ cấu vốn và khả năng thanh toán nợ dài hạn. - Phân tích hoạt động và khả năng tăng trưởng của công ty: Việc phân tích tiềm năng tăng trưởng của một DN có ý nghĩa quan trọng đối với cả người cho vay lẫn chủ sở hữu của DN đó. Đối tượng của việc phân tích khả năng tăng trưởng lâu dài là các hệ số, các hệ số này sẽ cho chúng ta biết một DN sẽ tăng trưởng với tốc độ nhanh như thế nào. Giống như bất kỳ một chủ thể kinh tế nào trong nền kinh tế nói chung, sự tăng trưởng của một DN phụ thuộc vào: giá trị những nguồn lực được giữ lại và tái đầu tư vào DN, và tỷ lệ lợi nhuận thu được từ các nguồn lực được giữ lại. DN tái đầu tư càng nhiều thì tiềm năng tăng trưởng càng lớn, mặt khác, với một mức tái đầu tư nhất định, DN sẽ tăng trưởng nhanh hơn nếu mức sinh lời từ tái đầu tư cao hơn. Căn cứ vào những cơ hội đầu tư mà DN có được, hội đồng quản trị sẽ quyết định tỷ lệ thu nhập giữ lại là bao nhiêu. Về mặt lý thuyết, chứng nào mà mức sinh lời ước tính đạt được còn vượt quá chi phí vốn của DN thì DN vẫn nên giữ lại và tái đầu tư một phần thu nhập. 1.3.3. Một số phương pháp ĐTCK thông dụng theo PTCB 1.3.3.1. Phương pháp đầu tư theo Warren Buffett Warren Buffett - Người được coi là NĐT tài chính thành công nhất thế giới từ trước cho tới nay. Ông nổi tiếng bởi sự thành công dựa trên thuyết “đầu tư giá trị”. Ông đã đặt ra các nguyên tắc và nghiêm chỉnh thực hiện theo các nguyên tắc, đó là: đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu (tờ giấy); đầu tư theo giá trị thực; và chọn thời điểm mua và bán - Đầu tư vào công ty chứ không đầu tư vào cổ phiếu: Warren Buffett quan niệm rằng cổ phiếu chỉ là tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty đó. Ông không đầu tư vào cổ phiếu, mà đầu tư vào công ty, thực chất đây là quan điểm phản ánh ông hoàn toàn không quan tâm đến việc mua đi bán lại cổ phiếu trong thời gian ngắn (thực hiện chiến lược đầu tư dài hạn), thay vào đó, ông áp dụng chiến lược “buy and hold” - mua và giữ - nghĩa là ông sẽ giữ cổ phiếu trong thời gian dài, rất dài và đôi khi giữ luôn nếu đó là những công ty ông xác định vẫn còn ưu thế để tăng trưởng hoặc độc quyền . - Đầu tư theo giá trị đích thực: Những câu hỏi Warren Buffett đặt ra trước khi quyết định chọn công ty để đầu tư: Công ty có phát triển tốt không, có lợi thế cạnh tranh không? (Warren Buffett chỉ muốn mua cổ phiếu của công ty có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc là công ty dẫn đầu thị trường của ngành kinh doanh chính của nó; hoặc là có thương hiệu được khách hàng đánh giá cao. Ông không muốn đầu tư vào những công ty không có lợi thế cạnh tranh và chỉ có thể cạnh tranh bằng cách giảm giá bán. Ông còn xét xem công ty mà ông sắp đầu tư có nguy cơ bị công ty lớn mạnh khác nhảy vào cạnh tranh hay không. Ông là người sáng chế ra từ “economic moat” ngụ ý công ty đó có lợi thế cạnh tranh và tạo ra “hàng rào” ngăn cản sự cạnh tranh của các công ty khác); Công ty đó có mô hình kinh doanh đơn giản không? (Warren Buffett chỉ đầu tư vào các công ty có mô hình đơn giản, dễ hiểu, không quá phức tạp. Ông chỉ đầu tư vào những ngành mà ông biết rất rõ. Thậm chí ông còn có ý tưởng : “Hàng ngày ông hay dùng đồ dùng (vật phẩm) gì, thì ông sẽ mua cổ phiếu của công ty sản xuất ra đồ dùng (vật phẩm) đó); Lợi nhuận công ty tốt, tăng trưởng ổn định không? (Tốc độ tăng trưởng hàng năm của công ty); Tỷ số nợ trên vốn có thấp không? Tỷ số lợi nhuận trên nợ có cao không? Giả sử lợi nhuận không đạt được mức kỳ vọng, công ty có khả năng trả được những món nợ đến hạn không? Tỷ lệ hàng tồn kho có cao không? (Warren Buffett thường rất “dị ứng” với các công ty có hệ số hàng tồn kho cao. Ông luôn sợ các rủi ro mang lại từ hàng tồn kho); Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn đầu tư có tốt không? (Đây là một trong những chỉ số mà Buffett đặc biệt quan tâm. Ông chỉ đầu tư vào những công ty tạo ra mức lợi nhuận tốt ); Chi phí vận hành của công ty có ở mức chấp nhận được hay không? Dòng tiền mặt để đầu tư có đủ lớn để tạo ra lợi nhuận và sự tăng trưởng? Công ty có giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư hay không? Warren Buffett rất muốn công ty giữ lại phần lớn lợi nhuận và không chia cổ tức để tái đầu tư phát triển kinh doanh – Quy luật lãi mẹ đẻ lãi con...); Ban lãnh đạo có giỏi, có tầm nhìn, có bề dày thành tích về quản lý kinh doanh, có đạo đức không? (Buffett chỉ đầu tư vào những công ty mà ông tin rằng ban lãnh đạo có năng lực). - Thời điểm mua của Warren Buffett: Ông không bao giờ vội vã mua những cổ phiếu có biên độ an toàn không rõ ràng. Thường thì ông sẽ đợi khi thị trường vào giai đoạn điều chỉnh hoặc khi thị trường đang thời kỳ giảm giá mạnh. Khi đó ông sẽ mua được cổ phiếu của công ty với giá thấp hơn giá trị nội tại của nó. Phương pháp đầu tư đơn giản này đã giúp ông thành công lớn và trở thành một trong những người có tài sản lớn nhất thế giới. Nó cũng giúp ông thoát được tổn thất trong những giai đoạn mà hầu hết mọi người đều bị thiệt hại, ví dụ như giai đoạn cổ phiếu các công ty Internet bùng nổ và sụp đổ. Tuy vậy, ông bị một số người phê bình là quá thận trọng và vì thế đã bỏ qua những cơ hội lớn. - Thời điểm bán của Warren Buffett: Ông thường có câu “ Bán khi cảm nhận thấy chẳng có gì đáng để mua”. Thực ra bản chất câu này phản ánh Warren Buffett sẽ bán các cổ phiếu của mình khi nó bị định giá quá cao so với “giá trị đích thực” mà ông đã tính. 1.3.3.2. Phương pháp đầu tư theo Benjamin Graham Benjamin Graham là một NĐT thành công, được xem như “ông thầy của Wall Street” và cũng là người đi đầu trong chiến lược đầu tư theo giá trị. Warren Buffett coi Benjamin Graham là người thầy vĩ đại. Ba chỉ tiêu chính của Benjamin Graham: Chỉ tiêu lợi nhuận; Doanh thu; Chỉ tiêu lợi nhuận/Doanh thu. - Chỉ tiêu lợi nhuận: Thu nhập ròng hay lợi nhuận sau thuế có thể được xem xét bằng tổng lợi nhuận hoặc lợi nhuận tính trên một cổ phiếu (EPS). Một công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập khi tốc độ tăng trưởng thu nhập của quý sau cao hơn quý trước. Một công ty tốt có tốc độ gia tăng về tăng trưởng thu nhập cao hơn so với 3 hay 4 quý trước liền kề. Tăng trưởng của chỉ số thu nhập ít nhất là 25% so với cùng quý của năm trước. EPS hàng năm của cổ phiếu tốt ít nhất phải tăng trưởng 25% so với 3 năm trước đó. Theo cách nghĩ thông thường thì nên chọn mua những cổ phiếu có chỉ số P/E thấp và ông cho rằng những cổ phiếu có chỉ số P/E cao là đắt và không nên mua. Tổng hợp một số tiêu chí chọn lựa CP căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuân bao gồm : Dựa vào thực hiện thu nhập quan trọng hơn thu nhập dự kiến; Lựa chọn những công ty có tốc độ tăng trưởng thu nhập ít nhất 25% ở quý gần nhất; Lựa chọn công ty có sự gia tăng về tốc độ tăng trưởng thu nhập ở 3 hay 4 quý gần nhất; Lựa chọn công ty có thu nhập hàng năm tăng trưởng ít nhất 25% so với mỗi năm của 3 năm trước - Chỉ tiêu doanh thu: Lượng hàng bán là chỉ tiêu quan trọng nhất để đo lường một công ty có sức mạnh hay không và là nhân tố chính của tăng trưởng. Khi chọn lựa cổ phiếu tốt hãy tìm công ty có tốc độ bán hàng mạnh để làm tiền đề cho tăng trưởng thu nhập. Một số biểu hiện có thể xem xét khi một công ty gia tăng lượng hàng bán như nhiều khách hàng hơn, khách hàng tăng lượng mua, công ty giới thiệu sản phẩm mới hoặc thâm nhập vào thị trường mới, công ty cải thiện sản phẩm cũ. Tiêu chí để xác định công ty có tăng trưởng bán hàng tốt nếu 3 quý gần nhất có sự tăng lượng hàng bán lớn hơn hoặc bằng 25% so với quý gần nhất trước đó. Cần xem xét kỹ chỉ tiêu doanh thu vì đôi khi lượng hàng bán vẫn ẩn chứa những vấn đề như công ty có thể quá phụ thuộc vào một số khách hàng, phụ thuộc quá nhiều vào một số mặt hàng hay quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu. Cũng cần lưu ý đến việc công ty thêm vào lượng hàng bán được mà thực tế nó chưa xảy ra, hay các đơn đặt hàng mà không được chuyển đi hay chưa thu được tiền bán đã được hạch toán làm gia tăng lượng hàng bán. - Chỉ tiêu Lợi nhuận/Doanh thu: Lợi nhuận đánh giá tỷ lệ chuyển doanh thu thành thu nhập. Trên quan điểm của NĐT, nên tìm những công ty có sự tăng về tỷ lệ lợi nhuận/doanh thu. Con số này càng lớn thì công ty có sự tốt lên về quản lý và có sự tốt lên trong các hoạt động. Lợi nhuận có thể là đầu mối chủ yếu tìm cổ phiếu để mua và nên so sánh chỉ số này giữa các công ty có ngành nghề tương đồng. Tiêu chí để xác định cho chỉ tiêu này là lợi nhuận trước thuế ít nhất đạt 18% doanh thu. Yêu cầu lợi nhuận sau thuế luôn đạt 10% trở lên. Tuy nhiên, cũng cần phải xét cả những chỉ tiêu cơ bản khác như tăng truởng thu nhập. Mức tăng về lợi nhuận sẽ ít đi nếu doanh thu giảm, ngoại trừ có sự thay đổi về chiến lược của công ty (giả sử như khi cắt giảm những dây chuyền sản xuất không hiệu quả). 1.3.3.3. Phương pháp đầu tư theo William J.O’Neil (CANSLIM) William J.O’Neil là một hình mẫu NĐT chứng khoán thành công tại Mỹ. Trước đó, ông làm nghề kế toán và rồi với những công thức đầu tư của riêng mình, ông đã trở thành một nhà “phù thuỷ chân chính” tại Wall Street khi thu về hàng triệu USD lợi nhuận mỗi năm từ TTCK. Bảy tiêu chuẩn ( CANSLIM ): - C: Current Quaterly Earnings Per Share (lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu của quý gần nhất). William nhận định rằng, hầu hết các cổ phiếu tốt đều có sự gia tăng lợi nhuận so với cùng quý năm trước đó và tỷ lệ tăng càng cao thì chứng tỏ cổ phiếu càng có nhiều triển vọng. Theo ông, các NĐT trước khi bỏ tiền ra mua cổ phiếu cần xem xét tới sự gia tăng mạnh mẽ lợi nhuận của cổ phiếu đó, cụ thể là mức tăng trưởng của lãi ròng trên mỗi cổ phiếu trong 3 tháng gần nhất. Nhưng phải tìm hiểu sự gia tăng lợi nhuận này ở đâu và như thế nào? William cho rằng NĐT có thể nghiên cứu các báo cáo tài chính có kiểm toán của công ty niêm yết, cùng với việc thăm dò các các kênh thông tin khác như báo chí, người quen... Điều quan trọng là các NĐT cần coi trọng độ tin cậy và tính đồng nhất của thông tin, chẳng hạn có thể có điều gì đó không đúng, nếu doanh thu của công ty tăng 20%, trong khi lãi ròng chỉ tăng 5%. - A: Annual Earnings Increases (sự gia tăng lợi nhuận hàng năm). Theo ONeil, cổ phiếu tốt là cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận đều đặn trong vòng 5 năm trước đó. Các NĐT cần đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu có mức gia tăng lợi nhuận hàng năm ổn định và đạt trên 25%, tuy nhiên nên chú ý tới chu kỳ kinh doanh của từng ngành, từng công ty. Theo ONeil, tiêu chí này có thể giúp bạn loại bỏ khoảng 80% các cổ phiếu tồi. Để có được sự chính xác về mức gia tăng lợi nhuận, NĐT cần nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến công ty mà họ muốn đầu tư. Các thông tin này bao gồm lịch sử và đặc điểm của công ty, tình hình tài chính, các chi tiết của đợt phát hành cổ phiếu và tổ chức bảo lãnh phát hành cổ phiếu. NĐT có thể tìm các thông tin này trong Bản thông cáo phát hành, trong Báo cáo tài chính của công ty hoặc từ các công ty dịch vụ tư vấn đầu tư. Các quyết định đầu tư chỉ nên đưa ra khi bạn đã có đủ cơ sở thông tin về cổ phiếu cũng như về mức tăng trưởng lãi ròng hàng năm. - N: New Products, New Management, New Highs (sản phẩm mới, sự quản lý mới, giá cổ phiếu đạt mức giá cao mới). Những nghiên cứu của William chỉ ra rằng giá cổ phiếu tăng sẽ bắt nguồn từ một số nhân tố nội tại nào đó. Những nhân tố này thường là sản phẩm mới của công ty, ban giám đốc mới, phương thức quản lý mới hay mức giá trần mới của cổ phiếu trên TTCK. Do vậy, sẽ không bao giờ thừa nếu các NĐT quan tâm đến những nhân tố nội tại này. Nếu xét thấy những nhân tố này có sự ổn định, không có biểu hiện đột biến theo chiều hướng xấu, thì đó sẽ là một cổ phiếu có nhiều triển vọng tăng trưởng trên TTCK - S: Supply and Demand (tình hình cung và cầu). Trong kinh doanh, quy luật cung cầu luôn có ảnh hưởng rất lớn đến giá thành sản phẩm, và ĐTCK cũng không phải là một ngoại lệ. Giá cổ phiếu cũng chịu tác động từ quy luật cung cầu. William cho rằng cổ phiếu của các công ty đại chúng, có quy mô lớn, sản phẩm chất lượng không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn. Chính những cổ phiếu có số lượng lưu hành thấp trên thị trường mới có nhiều triển vọng và có khả năng tăng giá hơn so với các cổ phiếu có số lượng lưu hành lớn. Từ đó suy ra, cổ phiếu được các nhà quản trị hàng đầu nắm giữ với tỷ lệ lớn thường là những cổ phiếu có độ an toàn cao. William đặc biệt lưu ý tới các cổ phiếu được công ty mua lại và cổ phiếu của các công ty có tỷ lệ nợ dài hạn trên vốn tự có vừa phải, bởi theo ông thì tỷ lệ này càng cao bao nhiêu công ty sẽ càng phải đương đầu với áp lực trả lãi trong tương lai nhiều bấy nhiêu. Các NĐT nên so sánh tỷ số này ở công ty mình dự định đầu tư với tỷ số nợ bình quân ở các công ty trong cùng ngành, đồng thời phân tích thêm khả năng thanh toán để có đánh giá xác thực hơn về mức độ nợ của công ty. - L: Leader and Laggard (cổ phiếu dẫn đầu và cổ phiếu tụt hậu). Theo O’Neil, NĐT trên thị trường chỉ nên mua 2 hay 3 cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại, còn lại nên dành tiền cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời trong tương lai. Ðặc biệt, các NĐT cần tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá. - I: Institutional Sponsorship (sự ủng hộ của các định chế tài chính và đầu tư). Định chế tài chính đầu tư ở đây thường là các cơ quan chức năng, các cơ quan chính phủ chuyên về tài chính đầu tư. Các cơ quan này có thể nắm giữ một số lượng cổ phiếu nhất định của các công ty nào đó, nhờ vậy mà công ty sẽ có sự ủng hộ và trợ giúp mạnh mẽ từ những cơ quan này, một điều kiện vô cùng thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, khiến giá cổ phiếu tăng mạnh. Tuy nhiên, một số lượng quá lớn các định chế tài chính đầu tư nắm giữ cổ phiếu lại trở thành yếu tố bất lợi, vì điều đó đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ hạn chế bởi các cơ quan ít khi muốn bán từng phần cổ phiếu của mình, đẩy tính thanh khoản của cổ phiếu xuống thấp. - M: Market Direction (định hướng thị trường). Cho dù bạn có hoàn toàn chính xác khi nhận định về cả 6 tiêu chí kể trên, nhưng đến tiêu chí định hướng thị trường mà bạn mắc phải sai lầm thì sẽ có đến 5 trong số 7 cổ phiếu bạn mua sẽ mất giá và khiến bạn thua lỗ. Yếu tố thị trường là rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá cổ phiếu. Khi hàng loạt các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường bị mất giá, thì giá cổ phiếu của công ty mà bạn lựa chọn chắc chắn cũng sẽ sụt giảm theo. Ngược lại, nếu giá cổ phiếu của các công ty này tăng theo sự phát triển của thị trường thì cổ phiếu bạn mua vào cũng được “ăn theo” những chỉ số tích cực đó. Do đó, William nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc nghiên cứu các đồ thị biến động giá chứng khoán theo ngày, theo tuần và theo tháng trước mỗi quyết định đầu tư cổ phiếu (Sự cần thiết phải dùng phân tích kỹ thuật)... 1.3.3.4. Một số phương pháp đầu tư khác - Phương pháp 1: Chỉ số P/E < Hệ số tăng thu nhập bình quân 3 năm. Ba năm liền có lãi liên tục. Giá giao dịch hiện tại < Giá cao nhất 52 tuần. - Phương pháp 2: Chỉ số P/E < ½ Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại, Doanh thu, Thu nhập tăng dần đều. - Phương pháp 3: Hệ số tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp đôi hệ số tăng giá chỉ số bình quân thị trường (VN Index, HASTC Index ). Hệ số nợ thấp hơn so với hệ số nợ bình quân ngành. Giá bắt đầu vào kỳ bullish. - Phương pháp 4: Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng EPS (ước tính). Lợi nhuận các quý tăng dần. Doanh thu tăng dần. - Phương pháp 5: Chỉ số P/E < Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận năm hiện tại. Chỉ số sức mạnh tương đối giá (RS) ở mức < 20. Tỷ lệ nợ/Tài sản < 50%. - Phương pháp 6: Ba năm liền có lãi, Tăng trưởng lợi nhuận bình quân năm >10%. Ban lãnh đạo công ty chiếm giữ > 15% số cổ phiếu phát hành. 1.3.4. Mối quan hệ giữa PTCB và phân tích kỹ thuật trong ĐTCK Nếu như PTCB tập trung vào xu hướng kinh tế nói chung, tình hình kinh doanh hiện tại của một ngành kinh doanh hoặc chất lượng cổ phiếu của một công ty cụ thể. Ngược lại, phân tích kỹ thuật lại quan tâm đến việc dự báo ngắn hạn về xu hướng thị trường và giá cả chứng khoán hơn là tập trung nghiên cứu một công ty nào đó. Đối với một nhà phân tích kỹ thuật, quyết định mua hoặc bán chứng khoán dựa trên hoạt động của thị trường và sự thay đổi xu hướng thị trường. Một số học giả cho rằng, PTCB nghiên cứu các nguyên nhân dẫn tới biến động giá cổ phiếu trên thị trường để trả lời câu hỏi “tại sao xảy ra và xảy ra điều gì trong giá cổ phiếu”, còn phân tích kỹ thuật nghiên cứu các hiệu ứng của nó để trả lời câu hỏi “khi nào thay đổi giá cổ phiếu sẽ bắt đầu và khi nào kết thúc”. Nói cách khác, nhà phân tích kỹ thuật chỉ cần biết hiệu ứng là gì mà không cần quan tâm tới nguyên nhân tại sao lại dẫn tới tình hình đó; còn nhà PTCB phải luôn cần phải biết nguyên nhân tại sao. Các nhà phân tích TTCK sử dụng đồng thời cả hai phương pháp PTCB và kỹ thuật để đưa ra quyết định đầu tư. Họ dùng phương pháp PTCB để xác định loại giao dịch nào nên thực hiện và dùng phương pháp kỹ thuật để chọn thời điểm mua bán thích hợp nhất. Đôi khi người ta nói rằng PTCB được dùng để trả lời câu hỏi “Mua, bán cái gì”, và phân tích kỹ thuật được dùng để trả lời câu hỏi “Khi nào nên mua, bán”. Dưới góc độ đầu tư, việc kết hợp cả hai phương pháp PTCB và phân tích kỹ thuật dường như có thể đem lại những kết quả phối hợp tốt nhất. Điều đó đòi hỏi thời gian, sự am hiểu và trình độ phân tích đáng kể của NĐT và đó là một công việc không thực sự dễ dàng. Cả hai phương pháp phân tích này đều đóng vai trò thiết yếu trong ĐTCK, bởi vì nếu NĐT có khả năng xác định được các loại chứng khoán đang giao dịch không đúng với giá trị thực thông qua PTCB, đồng thời cũng có thể xác định được thời điểm thích hợp để mua hoặc bán thông qua phân tích kỹ thuật. Có nghĩa rằng NĐT đã có trong tay công cụ phân tích kết hợp rất hiệu quả. Với sự phổ biến của máy tính cá nhân và các phần mềm phân tích kỹ thuật cũng như khả năng truy cập dữ liệu từ xa hiện nay, NĐT cá nhân có thể dễ dàng có được các thông tin cần thiết về giá và khối lượng giao dịch để phục vụ mục đích phân tích kỹ thuật cho riêng mình. Tuy nhiên, số lượng NĐT sử dụng PTCB vẫn lớn hơn nhiều so với những người sử dụng phân tích kỹ thuật. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 2.1. Khái quát về TTCK Việt Nam 2.1.1. TTCK một số nước trên thế giới 2.1.1.1. TTCK Mỹ TTCK Mỹ có lịch sử phát triển lâu dài và đã đạt đến trình độ cao về mọi mặt, từ hệ thống luật chứng khoán đến hệ thống giao dịch chứng khoán và đặc biệt đã xây dựng được cơ quan quản lý nhà nước mạnh. Chính vì vậy, mô hình TTCK Mỹ đã được nhiều nước học tập, áp dụng và sửa đổi cho phù hợp với thực trạng, điều kiện kinh tế của từng nước. TTCK Mỹ xuất hiện từ năm 1792 và đến năm 1800 đánh dấu sự ra đời SGD chứng khoán đầu tiên, tiếp theo đó là hàng loạt các SGD chứng khoán được hình thành trên khắp nước Mỹ. SGD chứng khoán New York (NYSE) là SGD lớn nhất và lâu đời nhất nước Mỹ. Năm 2000, hệ thống giao dịch của Sở được hoàn thiện hơn bằng sự thay đổi của cách yết giá (yết giá dạng thập phân thay cho dạng phân số). SGD chứng khoán Mỹ (AMEX) là TTCK tập trung lớn thứ hai ở Mỹ và hiện có hơn 1/5 số chứng khoán của Mỹ được mua bán trên thị trường này. Cũng tương tự như SGD chứng khoán New York, AMEX hoạt động theo hệ thống đấu giá mở và các chuyên gia trên thị trường đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh các TTCK tập trung là các SGD (hiện có khoảng 14 SGD chứng khoán khác nhau), tại Mỹ còn có TTCK phi tập trung (OTC) rất phát triển mà tiêu biểu là thị trường Nasdaq. Thị trường OTC qua mạng máy tính Nasdaq được thành lập từ năm 1971, là bộ phận lớn nhất của thị trường thứ cấp Mỹ xét về số lượng chứng khoán giao dịch trên thị trường với trên 15000 chứng khoán, chứng khoán giao dịch trên thị trường này chiếm đa số là của các công ty thuộc ngành công nghệ thông tin và các công ty vừa và nhỏ. Thị trường được vận hành bởi một hệ thống các nhà tạo lập thị trường và các nhà môi giới, có khoảng 600 nhà tạo lập thị trường hoạt động tích cực trên Nasdaq và trung bình mỗi nhà tạo lập thị trường đảm nhiệm 8 loại cổ phiếu. Thị trường Nasdaq hiện nay đã được nối mạng toàn cầu với nhiều thị trường OTC khác trên thế giới. 2.1.1.2. TTCK Nhật Bản Ở Nhật Bản, TTCK đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thu hút vốn dài hạn cho Chính phủ và các công ty. Nói đến TTCK Nhật Bản, trước hết phải kể đến SGD chứng khoán Tokyo (TSE), đây là thị trường ra đời sớm nhất và là thị trường lớn nhất tại Nhật Bản về số lượng chứng khoán đang lưu hành, là SGD lớn thứ hai trên thế giới về doanh số bán, chỉ sau NYSE. SGD chứng khoán Tokyo được hình thành vào cuối năm 1878, những năm 1943 – 1945, SGD này bị đóng cửa do ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1948, Luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán được ban hành và SGD chứng khoán Tokyo được mở cửa hoạt động trở lại vào năm 1949. Đến nay, SGD chứng khoán Tokyo đã trở thành một định chế tài chính quan trọng trong hệ thống kinh tế của Nhật Bản. Sau khi đưa hệ thống giao dịch bằng máy tính chính thức đi vào hoạt động (ngày 18/03/1991). Hiện nay, các cổ phiếu trên TSE vẫn được giao dịch theo hai phương thức khác nhau: giao dịch tại sàn và thông qua hệ thống máy tính. Trên TSE, hầu hết các giao dịch mua bán chứng khoán được thanh toán vào ngày làm việc thứ ba sau ngày giao dịch (T+3). Hiện nay, Nhật Bản có 8 SGD chứng khoán, bên cạnh các SGD chứng khoán là các TTCK phi tập trung (OTC), tiêu biểu là thị trường Jasdaq và thị trường J – net. Thị trường Jasdaq, hoạt động từ năm 1991 trên cơ sở phát triển thị trường OTC truyền thống hoạt động từ tháng 2/1963. Thị trường J – net mới được đưa vào hoạt động từ tháng 5/2000, chịu sự quản lý trực tiếp của SGD chứng khoán Osaka, được tổ chức dành cho các chứng khoán không được niêm yết trên SGD nhằm đáp ứng yêu cầu tiết kiệm thời gian và chi phí cho các đối tượng tham gia thị trường, hoạt động theo phương thức thương lượng giá. Thành viên của SGD Osaka, người đầu tư và trung tâm quản lý được trực tiếp nối mạng với nhau thông qua một mạng điện tử đa tầng, tạo điều kiện chia sẻ thông tin thị trường một cách dễ dàng. 2.1.1.3. TTCK Thái Lan TTCK Thái Lan là một trong những TTCK phát triển nhanh nhất ở khu vực châu Á. TTCK Thái Lan ban đầu được các công ty tư nhân thành lập (tháng 7/1962), đến năm 1992, Uỷ ban chứng khoán, cơ quan quản lý trực tiếp TTCK Thái Lan mới được thành lập. Tại Thái Lan, các CTCK muốn trở thành thành viên của SGD chứng khoán thì phải được Bộ tài chính đồng ý. Các thành viên phải có khả năng tài chính lành mạnh, có khả năng thực hiện các giao dịch chứng khoán và có kinh nghiệm trong các hoạt động giao dịch đó. TTCK Thái Lan cũng là nơi điển hình của việc sử dụng hệ thống vi tính hoàn toàn tự động. Với hệ thống giao dịch tự động này, SGD chứng khoán Thái Lan cho phép các CTCK thông qua hệ thống vi tính thực hiện các giao dịch ngay tại văn phòng của họ mà không cần trực tiếp đến Sở. 2.1.2. TTCK Việt Nam Để thực hiện đường lối công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế bền vững và chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn cho đầu tư phát triển. Vì vậy, việc xây dựng TTCK ở Việt Nam đã trở thành nhu cầu bức xúc và cấp thiết nhằm huy động các nguồn vốn trung, dài hạn ở trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển kinh tế thông qua chứng khoán nợ và chứng khoán vốn. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa các DN nhà nước với sự hình thành và phát triển của TTCK sẽ tạo môi trường ngày càng công khai và lành mạnh hơn. Ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ- CP về Chứng khoán và TTCK cùng với Quyết định thành lập hai (02) TTGDCK tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Sự ra đời của TTCK Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành TTGDCK tại thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20/07/2000, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000, với 02 loại cổ phiếu niêm yết 2.1.2.1. Các chủ thể tham gia trên TTCK Việt Nam - UBCKNN: UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP ngày 28/1/1996 của Chính phủ. Đây là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK, quản lý việc cấp phép, đăng ký phát hành và kinh doanh chứng khoán, tổ chức công tác thanh tra, giám sát các hoạt động giao dịch, mua bán chứng khoán… để đảm bảo thị trường hoạt động ổn định, công bằng và minh bạch. - SGD chứng khoán: Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, tiền thân là TTGDCK thành phố Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 08/08/2007, Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức được khai trương. SGD Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật DN, Điều lệ của SGD chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như sau: + Quyền hạn: Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán, công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được UBCKNN chấp thuận; Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại SGD chứng khoán; Tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao dịch chứng khoán của SGD chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo vệ NĐT; Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại SGD chứng khoán; Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; Giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch; Giám sát hoạt động công bố thông tin của các tổ chức niêm yết, thành viên giao dịch tại SGD chứng; Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán niêm yết; Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính; Làm trung gian hoà giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán + Nghĩa vụ: Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả; Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức niêm yết tại SGD chứng khoán, thông tin về CTCK, công ty quản lý quỹ, quỹ ĐTCK, công ty ĐTCK và thông tin giám sát hoạt động của thị trường; Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong công tác điều tra và phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK; Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng khoán và TTCK cho NĐT; Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp SGD chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng. - TTGDCK Hà Nội: Ngày 11 tháng 07 năm 1998, Chính phủ ra Quyết định số 127/1998/QÐ- TTg thành lập hai TTGDCK trực thuộc UBCKNN. Theo đó, TTGDCK Hà Nội, là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, kinh phí hoạt động do ngân sách Nhà nước cấp. Biên chế của TTGDCK Hà Nội thuộc biên chế của UBCKNN. TTGDCK Hà Nội có các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán; 2. Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán; 3. Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán; 4. Thực hiện đăng ký chứng khoán. Việc xây dựng mô hình hoạt động cụ thể cho TTGDCK Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng, vừa phải đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của nền kinh kế, vừa phải phù hợp với quy mô và lộ trình phát triển TTCK Việt Nam. Ngày 05/8/2003 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển TTCK Việt Nam đến 2010. Theo đó, xây dựng thị trường giao dịch cổ phiếu của các DN vừa và nhỏ tại Hà Nội, chuẩn bị điều kiện để sau 2010 chuyển thành Thị trường giao dịch chứng khoán phi tập trung (OTC). Tháng 6/2004, Bộ tài chính ra Thông báo số 136/TB/BTC nêu kết luận của Lãnh đạo Bộ về mô hình tổ chức và xây dựng thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam. Trong đó, định hướng xây dựng TTGDCK Hà Nội thành một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC) đơn giản, gọn nhẹ, theo đó, TTGDCK Hà Nội sẽ phát triển theo hai giai đoạn. Giai đoạn đầu, từ 2005 đến 2007 - thực hiện đấu giá cổ phiếu DN nhà nước cổ phần hoá và đấu thầu trái phiếu chính phủ đồng thời tổ chức giao dịch chứng khoán chưa niêm yết theo cơ chế đăng ký giao dịch. Giai đoạn sau 2007 - Phát triển TTGDCK Hà Nội thành thị trường phi tập trung phù hợp với quy mô phát triển của TTCK Việt NamMô hình hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã từng bước được cụ thể hoá. Gần đây, Bộ Tài chính đã ra Quyết định số 244/2004/QÐ-BTC ban hành Quy chế tạm thời tổ chức giao dịch chứng khoán tại TTGDCK Hà Nội. Như vậy, có thể nói cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động của TTGDCK Hà Nội đã được thiết lập. Theo đó, có thể khái quát các nội dung hoạt động chính trong giai đoạn đầu của TTGDCK Hà Nội như sau 1. Tổ chức đấu giá cổ phần cho các DN: TTGDCKHN cung cấp các phương tiện để thực hiện đấu giá cổ phần, đặc biệt là cổ phần của các DN nhà nước cổ phần hoá, theo tinh thần Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần vừa được Chính phủ ban hành và thông tư số 126/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 187/2004/NÐ-CP. Trong đó quy định các DN khi cổ phần hoá phải bán đấu giá công khai ra bên ngoài tối thiểu 20% vốn điều lệ. Trường hợp DN cổ phần hóa có khối lượng cổ phần bán ra trên 10 tỷ đồng phải tổ chức đấu giá cổ phần tại TTGDCK để thu hút người đầu tư, các trường hợp khác cũng được khuyến khích đấu giá qua TTGDCK 2. Tổ chức đấu thầu trái phiếu: TTGDCKHN tổ chức đấu thầu trái phiếu, bao gồm các loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu công trình… 3. Tổ chức giao dịch chứng khoán theo cơ chế đăng ký giao dịch Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội chính thức khai trương hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới của TTCK Việt Nam. Ngày 14/07/2005, TTGDCK Hà Nội khai trương Sàn Giao dịch chứng khoán thứ cấp - Các CTCK Trên TTCK Việt Nam, các CTCK được thành lập dưới hình thức pháp lý là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn. Đó là những tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có vốn riêng và hạch toán kinh tế độc lập. Tuỳ theo vốn điều lệ và đăng ký kinh doanh mà một công ty có thể thực hiện một hoặc một số nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán: môi giới chứng khoán, tự doanh, bảo lãnh phát hành, tư vấn đầu tư. Tính đến hết tháng 09/2008, Việt Nam có 98 CTCK đi vào hoạt động - Các tổ chức phát hành chứng khoán Các tổ chức được phép phát hành chứng khoán ở Việt Nam bao gồm: + Chính phủ: phát hành tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc và trái phiếu đầu tư. + Chính quyền địa phương: phát hành trái phiếu tài trợ cho các dự án và nhu cầu chi tiêu của chính quyền địa phương. + Các công ty cổ phần: phát hành cổ phiếu và trái phiếu DN + Các DN nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn: phát hành trái phiếu DN + Các quỹ ĐTCK và công ty quản lý quỹ: phát hành chứng chỉ quỹ đầu tư. - Các NĐT chứng khoán Các NĐT trên TTCK Việt Nam bao gồm: cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các qũy đầu tư, các DN, các công ty bảo hiểm… - Các tổ chức phụ trợ khác Các tổ chức phụ trợ trên TTCK Việt Nam gồm: các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ, các tổ chức kiểm toán… 2.1.2.2. Thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam - Giai đoạn 2000 – 2005: Đến cuối năm 2005, trên TTCK Việt Nam đã có 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng vốn lên l.086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu Công ty (đều là của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) với số vốn 157 tỷ đồng và 50 loại trái phiếu Chính phủ với 5.400 tỷ đồng, đã có tổng cộng 73 loại chửng khoán với tổng mức vốn hóa khoảng 6.6oo tỷ đồng, gần l,6% GDP. Hơn 14.000 tài khoản giao dịch được mở tại các CTCK, trong đó có hơn 100 NĐT tổ chức, chiếm 0,8%, và 45 NĐT nước ngoài. Cùng với sự phát triển của TTCK, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường này đã hình thành tương đối đầy đủ. Diễn biến chính của giá cổ phiếu và chỉ số Vn-lndex trong năm năm qua được thể hiện qua đồ thị sau: Trong thời gian đầu, các NĐT còn đang mong chờ có những điều kỳ diệu xảy ra như những gì họ dã được học, được biết đến. Tâm lý này làm cho số lượng NĐT rất cao và nhu cầu mua cổ phiếu rất lớn, chỉ số Vn - lndex tăng mạnh, giá các loại cố phiếu tăng liên tục trong nhiều tháng liền. Tuy nhiên, thời gian này, lượng cố phiếu bán ra thị trường lại rất ít có 2 loại, sau đó là 4 loại. Giá cổ phiếu tăng và vượt quá xa giá trị thực của nó. Hiện tượng "bong bóng tài chính" đã xuất hiện. Vì vậy để bảo vệ các NĐT, UBCKNN đã dưa ra một loạt các biện pháp, trong đó đáng kể nhất là tăng cung chứng khoán, giảm biên độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán... Những tác động đó đã làm cho giá cổ phiếu giảm dần, sau đó giảm mạnh. UBCKNN và nhiều bộ, ngành có liên quan đã đưa ngay ra nhiều biện pháp, chính sách ưu đãi nhưng kể từ đó, thị trường không thể hồi sinh. Giá cổ phiếu đã giam xuống mức thấp nhất vào giữa năm 2003 chỉ số VN- lndex dao động dưới mức 150. Chức năng quan trọng nhất của TTCK là huy động vốn cho nền kinh tế, tuy nhiên, trong giai đoạn này số vốn các DN huy động được qua TTCK còn quá nhỏ. Năm 2000 và 2001, số huy động vốn qua kênh này bằng 0, năm 2002 là 0,035 nghìn tỷ đồng. Nếu so sánh với dư nợ cho vay trung và dài hạn đã là con số không đáng kể, so với tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống ngân hàng thì con số này là không có ý nghĩa gì. Hoạt động của thị trường sơ cấp rất mờ nhạt. Ví dụ như: trong hai năm đầu thị trường đi vào hoạt động, có duy nhất Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương dương với số vốn 35 tỷ đồng) để huy động vốn cho dự án giấy kraft. Như vậy, TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Tình trạng trên xuất phát từ những nguyên nhân cơ bản là: Những vướng mắc từ cơ chế chính sách của Nhà nước…; So với mặt bằng lãi suất ngân hàng, huy động vốn trên TTCK là "khá đắt" và khó thực hiện; Để huy động vốn trên TTCK các DN phải thực hiện những thủ tục phức tạp hơn nhiều so với thủ tục xin vay tại các tổ chức tín dụng, chẳng hạn, các DN phải xây dựng bản cáo bạch để công khai hoá tài chính, phương án kinh doanh... hơn nữa, nhiều DN không muốn tiết lộ những thông tin quan trọng cho đối thủ cạnh tranh nên không mặn mà với hình thức huy động vốn trên TTCK; Thị trường thứ cấp hoạt động trầm lắng, kém sôi động, tính thanh khoản của thị trường không cao là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hoạt động yếu kém của thị trường sơ cấp trong giai đoạn này. Nguyên nhân là do việc công bố thông tin của các DN niêm yết trong một số trường hợp không trung thực, đánh mất lòng tin của công chúng đầu tư đối với thị trường. Có thể nêu vài ví dụ: Công ty đồ hộp Hạ Long CANFOCO, tổng giám đốc bị truy tố đến sáu tháng mà các NĐT trên TTCK không hề hay biết Công ty bánh kẹo Biên Hòa đến 30/6/2003 vẫn tiếp tục trì hoãn không công bố thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2002... - Giai đoạn 2006 – 2007: Tuy có những lúc thị trường đi xuống nhưng có thể nói, đây là giai đoạn phát triển nóng của TTCK Việt Nam. Chỉ số chứng khoán VN-index tăng gần 144% trong năm 2006, và chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm 2007, tăng 44%. Chỉ số này vào 28/2/2007 là 1136 như vậy là đã tăng 11 lần kể từ ngày mở sàn buôn bán ngày 28 tháng 7 năm 2000. Số trương mục đăng ký giao dịch chứng khoán tăng 4 lần, từ 32 ngàn lên 120 ngàn. Đấy là TTCK chính thức. Còn một thị trường khác, rất tự do kiểu kinh tế miền Viễn tây nước Mỹ trước đây, hoạt động trên internet hoặc vỉa hè, buôn bán cổ phần các công ty chưa được phép bán trên thị trường chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội. Số người giao dịch trên thị trường này có thể lên tới 500 ngàn, 5 lần cao hơn thị trường có kiểm soát. Sự nổi dậy của TTCK ở Việt Nam có hai mặt. Mặt cơ bản và quan trọng nhất là dân chúng đã biết thêm một cửa ngõ dùng tiền dư, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân hàng hay mua trái phiếu (bonds) để nhận một lãi suất nhiều khi thấp hơn cả lạm phát; họ có thể tham gia gián tiếp vào đầu tư, làm chủ DN bằng cách bỏ vốn mua cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu mà không phải tự đứng lập DN. Về mặt cơ bản này, thị trường cổ phiếu tạo thêm một kênh quan trọng nhằm thu hút vốn trong nền kinh tế. Không những thế kênh này còn quan trọng hơn cả kênh ngân hàng vì nó tạo cơ hội cho các nhà DN có ý tưởng mới hợp tác với những người sẵn sàng bỏ vốn trên cơ sở rủi ro cao đi liền với lợi nhuận cao. Nhưng cần phải thấy đóng góp của TTCK vào phát triển kinh tế chính là số vốn mới thu hút được hàng năm qua phát hành cổ phiếu mới IPOs (initial public offerings). TTCK đã nổ bùng sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), với kỳ vọng doanh nghịêp nước ngoài tăng cường đổ vốn vào thị trường Việt Nam. Chỉ có điều nó nổ bùng một cách đầy rủi ro. Vấn đề phát triển nằm ở chỗ số cung chứng khoán mới trên thị trường ngày càng cao và nguồn vốn cung cho thị trường cũng ngày càng cao. Điều này chưa xảy ra ở Việt Nam bởi vì số cung chứng khoán quá hạn chế. Giá trị cổ phiếu tăng vọt ở Việt Nam trong giai đoạn này không phải do sự phát triển của thị trường cổ phiếu mà do đầu cơ và tâm lý đánh bạc vì cầu tăng mạnh chạy đuổi mua số lượng chứng khoán hạn chế, sự thụt giá bất cứ lúc nào sẽ khó tránh khỏi. Có thể nó là điều cần thiết để thị trường tự điều chỉnh. - 09 tháng đầu năm 2008: TTCK Việt Nam trong 09 tháng đầu năm 2008 luôn trong tình trạng giảm đỏ sàn, chỉ số VN-Index từ 921,07 điểm ngày 02/01/2008 xuống còn 456,7 điểm ngày 30/09/2008, các NĐT lớn nhỏ đứng ngồi không yên. Sự suy đoán của nhiều nhà chuyên môn: VN-Index đã chạm đáy. Thế nhưng đáy VN-Index vẫn lần lượt bị phá và nhiều người hoài nghi về điểm đáy của chỉ số này? Sau khi thông tin SCIC cứu chứng khoán được đăng đàn, điều mà các NĐT chờ đợi đã xảy ra: VN-Index tăng liên tục một tuần, tiếp theo là sự dập dình trồi sụt của TTCK Việt Nam. Bên cạnh đó, tác động của kinh tế thế giới: giá dầu giảm, vàng tuột xuống khỏi mốc 1.000 USD/oz, FED điều chỉnh lãi suất... Quan trọng hơn cả là do nền kinh tế của chúng ta đang đứng trước thử thách rất lớn: lãi suất tăng, lạm phát, xuất khẩu kêu cứu, nhập siêu tăng cao... Tâm lý các NĐT quá sức chịu đựng. Các NĐT liên tục đặt các lệnh bán tháo để cắt giảm sự thua lỗ. Ngày 25/3/2008 khi Thủ tướng Chính phủ "bật đèn xanh", một loạt các biện pháp được đưa ra và dường như có tác dụng ngay tức thì, trong đó, có tác động mạnh mẽ và như một cú hích phải kể tới quyết định thu hẹp biên độ giao động tại cả hai sàn HoSE và HaSTC. Ngay phiên giao dịch ngày 26/3, VN-Index tạm ngừng rơi và tăng 8,05 điểm tương đương 1,61%... Biên độ dao động điều chỉnh giảm xuống có tác dụng nhất thời, nhưng coi chừng đó có thể là nguyên nhân "nghẽn cổ chai" nếu không có thêm sự hỗ trợ khác nữa. TTCK nhiều lần trồi sụt như vừa qua, chắc chắn các NĐT sẽ học thêm nhiều kinh nghiệm, TTCK: VN-Index không có đáy!? Đáy là do chúng ta tạo ra? Niềm tin là điều mà ai cũng thừa nhận phải có của các NĐT, nhưng quan trọng là họ tin vào cơ sở nào? Nếu các chính sách vĩ mô không nhanh chóng thay đổi cho phù hợp với nền kinh tế, thì niềm tin của NĐT thực sự chưa có cơ sở vững chắc. 2.2. Thực trạng hoạt động PTCB trong ĐTCK tại Việt Nam hiện nay 2.2.1. Những kết quả đạt được TTCK Việt Nam được ghi nhận có lịch sử phát triển gần tám năm, khoảng thời gian này so với lịch sử phát triển hàng trăm năm của TTCK các nước trên thế giới thì có thể nói TTCK Việt Nam là một thị trường còn rất non trẻ, tuy nhiên với lịch sử ra đời non trẻ như vậy nhưng TTCK Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào, đặc biệt hoạt động ĐTCK đã ngày càng trở nên chuyên nghiệp, hạn chế rủi ro cho các NĐT, việc đầu tư theo phong trào và bị ảnh hưởng mạnh mẽ của tâm lý bầy đàn đã bị hạn chế, thay vào đó việc sử dụng các phương pháp phân tích chứng khoán nói chung, PTCB nói riêng nhằm có một cái nhìn khách quan, khoa học đối với TTCK, và các loại chứng khoán trên thị trường đã ngày càng trở nên phổ biến. Hoạt động PTCB trong ĐTCK tại Việt Nam ghi nhận những kết quả đạt được sau đây: Một là, Luật chứng khoán của Việt Nam đã được Quốc hội ban hành vào năm 2006 cùng các Thông tư, Nghị định, Quyết định liên quan đã góp phần tạo một sân chơi lành mạnh và quy củ cho TTCK Việt Nam, cùng với đó các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động phân tích chứng khoán, PTCB cũng được ban hành như một quy chuẩn chung cho hoạt động PTCB nhờ đó chất lượng của hoạt động PTCB trong ĐTCK được nâng lên một bước. Hai là, lượng thông tin phục vụ cho hoạt động phân tích chứng khoán nói chung, PTCB nói riêng ngày càng dồi dào về số lượng và chính xác về chất lượng. Ngày nay, các thông tin về diễn biến của tình hình kinh tế thế giới cũng như trong nước nói chung, của các TTCK các nước trên thế giới và TTCK Việt Nam nói riêng được các cơ quan có chức năng có trách nhiệm quan tâm, mặt khác các thông tin này cũng đầy ắp trên các báo cả báo giấy lẫn báo mạng. Mặt khác, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như ti vi, báo, đài cũng góp phần đưa những kiến thức chứng khoán cũng như những kết luận của PTCB từ các chuyên gia đến mọi tầng lớp quan tâm trong xã hội, hiện nay hầu như các đài truyền hình lớn trên cả nước hàng ngày đều có chương trình đưa tin về hoạt động của TTCK, cùng với đó là các đánh giá, phân tích của các chuyên gia, điều này đã giúp cho vai trò của PTCB được nâng cao, hoạt động PTCB được cải thiện Ba là, quy trình PTCB đã được xây dựng ở nhiều công ty chứng khoán và các tổ chức ĐTCK chuyên nghiệp và đã được kiểm nghiệm về tính ứng dụng của nó, điều này đã làm cho hoạt động PTCB trở thành một hoạt động chuyên nghiệp và thường xuyên trong các tổ chức này, và do đó hoạt động PTCB ngày càng được hoàn thiện về mặt nội dung và phương pháp, ngày càng làm cho hoạt động đầu tư của các NĐT chứng khoán trở nên hiệu quả hơn, ít rủi ro hơn, vai trò của PTCB ngày càng được nâng cao. Bốn là, năng lực PTCB của NĐT trên TTCK Việt Nam ngày càng được cải thiện và nâng cao, để có được kết quả này là do bản thân các NĐT đã tích luỹ cho mình một tâm lý vững vàng và bình tĩnh xem xét vấn đề hơn trước những biến động của thị trường, cả những vấn đề kinh tế vĩ mô trong nước cũng như ngoài nước, cả những yếu tố tác động lên toàn bộ ngành kinh doanh cũng như các yếu tố tác động lên một doanh nghiệp cụ thể cũng được xem xét một cách cẩn trọng. Mặt khác, trải qua những thăng trầm của hoạt động đầu tư trên TTCK, các NĐT cũng đã tích luỹ cho mình những kinh nghiệm đầu tư quý báu, qua đó họ đã có cách đánh giá khách quan, khoa học và hợp với logic của PTCB hơn. Bên cạnh đó, kiến thức về phân tích chứng khoán, PTCB của các NĐT và của toàn xã hội đã được nâng lên một bước. Trong năm 2007, Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cho phép năm trường Đại học có uy tín về đào tạo kinh tế và có đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và có kiến thức phong phú về chứng khoán được phép đào tạo về chứng khoán và các học viên tại các cơ sở này nếu đạt điều kiện trong kỳ thi cấp chứng chỉ sẽ được cấp chứng chỉ của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước, điều mà trước đó chỉ do trung tâm đào tạo chứng khoán của Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đảm nhiệm, dẫn đến tình trạng bão hoà, quá tải tại trung tâm đặc biệt là trong giai đoạn TTCK Việt Nam phát triển nóng, nhiều người có nhu cầu học mà không được đáp ứng, dẫn đến kiến thức về chứng khoán, TTCK, phân tích chứng khoán nói chung, PTCB nói riêng bị hạn chế. Vì vậy, việc cho phép năm trường đại học có uy tín được phép đào tạo về chứng khoán đã góp phần đáng kể giảm tải cho Trung tâm đào tạo chứng khoán, và điều quan trọng hơn là đã đưa kiến thức về chứng khoán, TTCK đến mọi đối tượng có nhu cầu góp phần làm cho sự hiểu biết của các NĐT chứng khoán nói riêng, toàn xã hội nói chung được nâng lên một bước. Thông qua đó hoạt động PTCB cũng được chú trọng và đánh giá nghiêm túc hơn, nâng cao vai trò, vị thế của hoạt động này trong ĐTCK tại Việt Nam, nhờ đó mà hoạt động PTCB ngày càng được hoàn thiện. Thêm vào đó, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của các NĐT cũng ngày càng được cải thiện, đây là đóng góp không nhỏ của quá trình xã hội hoá tin học đã bắt đầu diễn ra ở Việt Nam từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước. Năm là, hoạt động PTCB không những được coi trọng hơn mà đã được nhìn nhận, phân tích một cách toàn diện hơn, không chỉ chú trọng vào việc phân tích công ty mà các yếu tố kinh tế vĩ mô trong nước và thế giới, các yếu tố tác động đến ngành kinh doanh cũng đã được xem xét và đánh giá một cách thận trọng. 2.2.2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động PTCB ở Việt Nam còn tồn tại những hạn chế to lớn. Những hạn chế đó là: Một là, Cơ sở dữ liệu làm căn cứ cho các PTCB vẫn chưa thực sự đầy đủ và hoàn thiện. Đối với thông tin về nền kinh tế và với các ngành kinh doanh, đặc biệt là với các ngành kinh doanh còn rất thiếu, và yếu, các số liệu thống kê chính thức được cập nhật theo hàng tháng, hàng quý và hàng năm, trong khi đó nhu cầu thực hiện các PTCB đòi hỏi các thông tin cần thiết phải cập nhật hàng ngày, và ngay cả khi đã có các số liệu thống kê của các cơ quan có trách nhiệm thì một thực trạng không thể phủ nhận ở Việt Nam là chất lượng của các con số cũng chưa được đảm bảo. Vì vậy, hiện tại các hoạt động PTCB trong ĐTCK xảy ra hàng ngày các chuyên gia PTCB thường dựa vào kiến thức, kinh nghiệm của mình để đánh giá về nền kinh tế, các ngành kinh doanh nói chung. Mặt khác, đối với việc thu thập thông tin về công ty cũng khá khó khăn, đối với các công ty niêm yết thường xảy ra tình trạng công bố thông tin chưa đầy đủ và chậm trễ, thông tin công bố không theo một form chuẩn nên thông tin không thể sử dụng ngay được mà phải qua một công đoạn xử lý số liệu phức tạp và mất nhiều thời gian. Đối với thông tin về các công ty niêm yết đã vậy, thông tin về các công ty chưa niêm yết còn gặp nhiều khó khăn hơn. Mặt khác, mặc dù việc phân tích tài chính DN là việc làm quan trọng nhất khi xem xét, đánh giá một DN nhưng trên thực tế bản thân các DN vẫn còn rất coi nhẹ việc này. Tỷ lệ DN thường xuyên tham gia công tác phân tích tài chính còn chưa nhiều, chỉ thường tập trung ở những công ty lớn, công ty nhà nước hoặc những công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Số còn lại hầu như không tham gia công tác này. Mặt khác, hầu hết DN thường dùng chính các nhân viên Phòng Tài chính - Kế toán để kiêm nhiệm thực hiện công tác phân tích tài chính, mà chưa có nhân sự chuyên trách cho công tác này. Điều đó làm cho ảnh hưởng lớn đến chất lượng của công tác phân tích tài chính làm cho tính chuyên nghiệp trong phân tích tài chính chưa cao, dẫn đến chất lượng phân tích thấp; Kết quả và báo cáo phân tích tài chính không mang tính khách quan, vì các thông tin chủ yếu dùng trong phân tích tài chính là các thông tin kế toán; Không phát hiện ra các sai phạm trong thông tin, dẫn đến kết quả phân tích không chính xác... và như vậy sẽ trực tiếp tác động đến chất lượng của công tác PTCB (nội dung phân tích công ty) trong hoạt động ĐTCK ở Việt Nam. Hai là, hiện nay hoạt động PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam đã được chú trọng hơn rất nhiều, tuy nhiên hoạt động này diễn ra không đồng bộ, việc phân tích nền kinh tế và phân tích ngành thường không được coi trọng đúng mức, ngay cả việc phân tích công ty cũng còn rất nhiều bất cập, chỉ chú trọng chủ yếu vào việc phân tích tình hình hoạt động tài chính của công ty, còn các nội dung khác chưa đáp ứng đầy đủ theo yêu cầu cần có, như việc phân tích bộ máy tổ chức của công ty, chưa chú trọng đến trình độ, năng lực của các thành viên trong công ty. Ba là, trình độ nhân lực thực hiện hoạt động PTCB trong ĐTCK tại Việt Nam còn nhiều hạn chế. Mặc dù có nhiều trường đại học kinh tế, nước ta hiện vẫn đang rất thiếu đội ngũ chuyên gia phân tích kinh tế - nguồn nhân lực rất cần thiết trong bối cảnh hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Thị trường lao động hiện nay đang rất thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao, trong đó rất thiếu các chuyên gia phân tích kinh tế, tức là lực lượng đảm nhiệm việc phân tích các yếu tố kinh tế vĩ mô, các chính sách kinh tế, các ngành kinh doanh, và tài chính công ty… Chẳng hạn như, đối với việc phân tích ngành, nhân lực thực hiện phân tích còn gặp phải một số sai lầm, chưa vượt qua được tư duy quản lý theo kiểu cảm tính và tùy tiện, trong phân tích chuỗi cạnh tranh của ngành, người ta thường có xu hướng dựa trên những yếu tố, những khái niệm đã được thừa nhận để nhận diện và đánh giá các nhân tố tạo ra giá trị (ví dụ trước đây người ta không coi trọng yếu tố thương hiệu, nhưng nay nó lại trở thành câu cửa miệng khi nói về sức cạnh tranh), mà không phát hiện và thừa nhận kịp thời các xu hướng hoặc nhân tố mới (ví dụ sự tăng trưởng nhanh chóng của nhóm khách hàng tuổi teen). Trong phân tích cạnh tranh ngành, thường có xu hướng đưa ra các yếu tố mà mình ưa thích để so sánh, bỏ qua các yếu tố không ưa thích (vì cho rằng nó không chính yếu). Mặt khác, một đặc điểm nổi bật trong hoạt động ĐTCK ở Việt Nam là các NĐT thường đầu tư theo phong trào và phương thức đầu tư của phần đông các NĐT là khi chỉ số giá chứng khoán tăng thì ào ào mua vào, khi chỉ số chứng khoán xuống thì lại có phong trào “bán tháo” để cắt lỗ, bên cạnh đó tâm lý và hành vi của các NĐT trên TTCK Việt Nam còn phụ thuộc rất nhiều vào động thái của các NĐT nước ngoài và các NĐT lớn, NĐT nước ngoài gần như đã trở thành người điều khiển giá trên TTCK hiện nay. Vì vậy, hoạt động phân tích chứng khoán nói chung, PTCB nói riêng thường không được xem trọng. Bốn là, đặc trưng của PTCB là dựa trên rất nhiều ý kiến chủ quan, những ước lượng, dự đoán (chẳng hạn như những đánh giá về ngành kinh doanh, những giả định về tình trạng hoạt động của công ty) nên những PTCB cũng mang khá nhiều tính chủ quan – đây là hạn chế lớn nhất của PTCB. Trong khi đó, tính kết hợp của PTCB với các phương pháp phân tích khác chưa cao, vì vậy chưa làm giảm được tính chủ quan của PTCB, làm cho việc sử dụng phương pháp này trở nên hiệu quả hơn, đưa ra được các quyết định đúng đắn hơn trong ĐTCK tại Việt Nam. Năm là, các thiết bị công nghệ phần cứng cũng như phần mềm phục vụ cho hoạt động PTCB còn nhiều hạn chế, chưa hỗ trợ tốt cho hoạt động này, điều đó cũng làm cho chất lượng và tính kịp thời của hoạt động PTCB bị hạn chế, ngay cả ở các CTCK cũng chưa có phần mềm tự động cập nhật số liệu phục vụ hoạt động PTCB, nhân viên PTCB phải mất rất nhiều thời gian cho việc cập nhật và xử lý số liệu, khiến cho chất lượng của PTCB bị ảnh hưởng. CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CƠ BẢN TRONG ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT NAM 3.1. Những tác động từ môi trường vĩ mô đến TTCK Việt Nam 3.1.1. Những tác động từ nền kinh tế trong nước 3.1.1.1. Những thành tựu của nền kinh tế Trong nh÷ng th¸ng ®Çu n¨m nay, nÒn kinh tÕ n­íc ta liªn tiÕp ph¶i ®èi mÆt víi nhiÒu khã kh¨n th¸ch thøc ë c¶ trong n­íc vµ ngoµi n­íc, song víi sù chØ ®¹o s¸t sao, quyÕt liÖt cña ChÝnh phñ, sù phÊn ®Êu cao cña c¸c ngµnh, c¸c cÊp vµ c¸c doanh nghiÖp, ®Õn nay, mÆc dï cßn nhiÒu khã kh¨n, song t×nh h×nh kinh tÕ vÜ m« (tiÒn tÖ, tû gi¸, l¹m ph¸t...) trong c¸c th¸ng gÇn ®©y cã nhiÒu chuyÓn biÕn tÝch cùc. ChØ sè gi¸ ®· t¨ng chËm l¹i vµ th¸ng sau thÊp h¬n th¸ng tr­íc; tû gi¸ gi÷a ®ång ViÖt Nam víi ®« la Mü æn ®Þnh h¬n; mét sè ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo tốt nghiệp- Hoàn thiện phương pháp PTCB trong ĐTCK ở Việt Nam.pdf
Tài liệu liên quan