Báo cáo Nghiên cứu khoa học Đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn nuôi tôm thương phẩm Việt Anh - xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu khoa học Đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn nuôi tôm thương phẩm Việt Anh - xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh: tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 3A-2008 23 đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn nuôi tôm th−ơng phẩm “Việt anh” - x Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Võ Hành (a), Phan Đức Hạnh (b) Tóm tắt. Qua phân tích 54 mẫu định tính thu đ−ợc vào các tháng 5, 6 và 7 năm 2007 tại địa bàn nuôi tôm “Việt Anh” huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đã xác định đ−ợc 51 loài và d−ới loài vi khuẩn Lam (VKL), hầu hết các loài đều gặp ở ao chứa n−ớc ngọt dự trữ, chỉ có 12 loài gặp trong các ao nuôi tôm (có 9 loài gặp chung) - điều này phù hợp với đặc tính sinh thái của VKL. I. Đặt vấn đề Trong các ao, đầm nuôi thuỷ sản dù rằng hiện nay xu thế chính là sử dụng thức ăn nhân tạo làm nguồn thức ăn chính cho đối t−ợng nuôi (tôm, cá…), nh−ng thực vật phù du - nguồn thức ăn tự nhiên vẫn luôn giữ vai trò quan trọng, vì chúng không chỉ tạo nên bậc cơ sở của chuỗi thức ăn trong thuỷ vực mà ng−ời ta tin rằng chúng còn đóng vai trò làm ổn định chất l−ợng n−ớc, dinh d−ỡng của ấu tr...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Nghiên cứu khoa học Đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn nuôi tôm thương phẩm Việt Anh - xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 3A-2008 23 đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn nuôi tôm th−ơng phẩm “Việt anh” - x Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Võ Hành (a), Phan Đức Hạnh (b) Tóm tắt. Qua phân tích 54 mẫu định tính thu đ−ợc vào các tháng 5, 6 và 7 năm 2007 tại địa bàn nuôi tôm “Việt Anh” huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, đã xác định đ−ợc 51 loài và d−ới loài vi khuẩn Lam (VKL), hầu hết các loài đều gặp ở ao chứa n−ớc ngọt dự trữ, chỉ có 12 loài gặp trong các ao nuôi tôm (có 9 loài gặp chung) - điều này phù hợp với đặc tính sinh thái của VKL. I. Đặt vấn đề Trong các ao, đầm nuôi thuỷ sản dù rằng hiện nay xu thế chính là sử dụng thức ăn nhân tạo làm nguồn thức ăn chính cho đối t−ợng nuôi (tôm, cá…), nh−ng thực vật phù du - nguồn thức ăn tự nhiên vẫn luôn giữ vai trò quan trọng, vì chúng không chỉ tạo nên bậc cơ sở của chuỗi thức ăn trong thuỷ vực mà ng−ời ta tin rằng chúng còn đóng vai trò làm ổn định chất l−ợng n−ớc, dinh d−ỡng của ấu trùng và kiểm soát vi khuẩn (Peter Coutteu, 1996 [5]). Tuy nhiên, không phải tất cả các loài thực vật phù du đều có ảnh h−ởng tốt nh− nhau trong việc hỗ trợ sức sinh tr−ởng và tăng tỷ lệ sống sót của đối t−ợng nuôi. Nhiều loài trong chúng nhiều khi còn gây “thảm hoạ” cho nghề nuôi do chúng gây ra hiện t−ợng “nở hoa” n−ớc, hoặc tiết các độc tố vào môi tr−ờng. Đặc điểm bất lợi này liên quan đến một số loài vi tảo, trong đó có tảo Lam (vi khuẩn Lam = VKL), mặc dù sự hiện diện của VKL trong môi tr−ờng n−ớc lợ, n−ớc mặn ít hơn rất nhiều so với môi tr−ờng n−ớc ngọt. Bài báo này đề cập đến kết quả điều tra thành phần loài VKL trong một số ao nuôi tôm th−ơng phẩm và cả trong ao n−ớc ngọt dự trử (để bổ sung n−ớc cho ao nuôi khi cần thiết) ở địa bàn của Xí nghiệp nuôi tôm th−ơng phẩm “Việt Anh” thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Xí nghiệp nuôi tôm “Việt Anh” đ−ợc thành lập vào năm 2003, với diện tích rộng 80 héc ta, gồm 50 ao - đ−ợc chia làm 5 dãy, phía đầu mỗi dãy có một ao chứa n−ớc ngọt. Nguồn n−ớc mặn đ−ợc lấy thẳng từ biển vào qua hệ thống m−ơng cấp, thoát n−ớc (mỗi vụ nuôi tôm chỉ lấy một lần từ đầu vụ). Thức ăn chính của tôm đ−ợc sử dụng ở dạng chế biến sẵn. “Kỹ thuật n−ớc xanh” cũng đ−ợc Xí nghiệp áp dụng tr−ớc khi thả tôm giống. II. Ph−ơng pháp nghiên cứu Mẫu tảo đ−ợc thu ở tầng mặt (từ 0 - 20cm) bằng l−ới vớt thực vật nổi No75, thu trong 5 ao (trong đó 4 ao nuôi tôm đ−ợc ký hiệu từ 1 đến 4 và 1 ao n−ớc ngọt dự trữ). Sau khi thu, mẫu đ−ợc cố định bằng formol 4%. Đã tiến hành thu mẫu 3 đợt trong năm 2007: đợt 1 vào tháng 5, đợt 2- tháng 6 và đợt 3 vào tháng 7. Tổng số mẫu định tính đã thu đ−ợc là 54 mẫu. Nhận bài ngày 26/11/2007. Sửa chữa xong 05/8/2008. Võ Hành, Phan Đức Hạnh đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn ..., Tr. 23-28 24 Để định danh các loài vi khuẩn Lam, chúng tôi đã sử dụng khoá định loại của Desikachary [1], D−ơng Đức Tiến [2], Gollerbakh [3]. Các loài phát hiện đ−ợc đều đã đ−ợc chụp ảnh hiển vi. Mẫu đ−ợc l−u tại bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Tr−ờng Đại học Vinh. III. kết quả nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các mẫu định tính của 3 đợt thu mẫu nh− đã nêu trên, b−ớc đầu chúng tôi đã thống kê đ−ợc 51 taxa bậc loài và d−ới loài thuộc ngành vi khuẩn Lam. Chúng thuộc 12 chi, 5 họ và 3 bộ, trong đó bộ Nostocales chiếm −u thế với 39 loài và d−ới loài - chiếm 76,4%. Bộ có số loài ít nhất là Pleurocapsales (2 loài) - chiếm 3,8% (Bảng 1). Bảng 1. Danh lục các loài vi khuẩn Lam ở địa bàn của xí nghiệp nuôi tôm th−ơng phẩm “Việt Anh” thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh Nơi gặp TT Tên các taxon Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 Ao ngọt Ngành Cyanobacteria Bộ Chroococcales Họ Chroococcaceae Naegeli Chi Microcystis Kuetzing 1 Microcystis aeruginosa forma flos- aquae (Wittr.) Kirchn. ++ 2 M. aeruginosa Kuetz. + 3 M. flos-aquae (Wittr.) Kirchn. ++ 4 M. protocystis Grow + 5 M. pseudofilamentosa Grow + 6 M. viridis (A. Br.) Lemm. + Chi Synechococcus Naeg. 7 Synechococcus aeroginosus Naeg. + Chi Synechocystis Sauvageau 8 Synechocystis pevalekii Ercegovic + Chi Coelosphaerum (Naeg.) Elenk 9 Coelosphaerum kuetzingianum Naeg. + Chi Merismopedia Meyen 10 Merismopedia tenuissima Lemm. ++ ++ tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 3A-2008 25 Bộ Pleurocapsales Geitler Họ Pleurocapsaceae Geitler Chi Myxosarcina Printz. 11 Myxosarcina burmensis Skuja + Họ Hyellaceae Borzi Chi Hyella Born. et Flah. 12 Hyella caespitosa Born. et Flah. + Bộ Nostocales Geitler Họ Oscillatoriaceae Kirchner Chi Oscillatoria Vaucher 13 Oscillatoria agardhii Gomont + + 14 O. animalis Ag. ex Gomont + 15 O. brevis (Kuetz.) ex Gomont + 16 O. corallinae (Kuetz.) Gomont + 17 O. curviceps var. angusta Ghose + 18 O. earlei Gardner ++ ++ ++ 19 O. formosa Bory ex Gomont ++ 20 O. irrigua (Kuetz.) Gomont + 21 O. laetevirens (Crouan) Gom. ++ ++ 22 O. limnetica Lemm. ++ ++ + 23 O. limosa Ag. ex Gomont + 24 O. margaritifera (Kuetz.) Gom. + 25 O. minnesotensis Tilden ++ 26 O. ornata var. crassa Rao + ++ 27 O. perornata Skuja ++ + 28 O. princeps Vaucher + 29 O. proboscidea Gomont + 30 O. proteus Skuja + 31 O. rubescens (D.C.) Gom. + 32 O. splendia Grev. ex Gomont ++ 33 O. subrevis Schmidle + 34 O. subuliformis Kuetz. ex Gomont + 35 O. tenuis forma tenuis ++ Võ Hành, Phan Đức Hạnh đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn ..., Tr. 23-28 26 36 O. willei Gardner em. Drouet ++ 37 Oscillatoria sp1. + 38 Oscillatoria sp2. ++ + Chi Trich esmium Ehrenb. 39 Trichodesmium lacustre Klebahn ++ Chi Lyngbya Ag. 40 Lyngbya allorgei Frémy ++ 41 L. birgei Smith; G. M. + 42 L. dendrobia Brunhl et Biswas + 43 L. martensiana Menegh. ex Gomont + + 44 L. truncicola Ghose + 45 Lyngbya sp. + Họ Nostococaceae Kuetz. Chi Anabaena Bory 46 Anabaena constricta (Szaf.) Geitl. ++ 47 A. iyengarii var. tenuis Rao + 48 A. scheremetievi Elenk + 49 A. variabilis forma crassa Woronich. + 50 Anabaena sp. ++ Chi Cylindrospermum Kuetz. 51 Cylindrospermum sp. +++ Có 2 họ đa dạng nhất, đó là Chroococcaceae và Osillatoriaceae, chi chủ đạo là Oscillatoria. Đáng l−u ý là hầu hết các loài vi khuẩn Lam đã phát hiện đ−ợc chủ yếu gặp trong ao dự trữ n−ớc ngọt - 48 loài và d−ới loài, trong khi đó ở các ao nuôi tôm chỉ gặp 12 loài, trong có 9 loài và d−ới loài gặp chung cả ở ao nuôi và ao n−ớc ngọt, đó là: Merismopedia tenuissima Lemm.; Oscillatoria agardhii Gomont; O. earlei Gardner; O. laetevirens (Crouan) Gom.; O. limnetica Lemm.; O. ornata var. crassa Rao; O. perornata Skuja; Oscillatoria sp2. và Lyngbya martensiana Menegh. ex Gomont. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của Hoàng Thị Bích Mai (2005) [4] khi nghiên cứu biến động thành phần loài thực vật nổi trong các ao nuôi tôm sú tại tỉnh Khánh Hoà. Tại đây, trong các ao nuôi tôm sú quảng canh, bán thâm canh và thâm canh, tác giả đã phát hiện 122 loài và d−ới loài thực vật nổi, trong đó tảo Lam (VKL) chỉ gặp 14 loài. Một vấn đề đ−ợc đặt ra là tại sao các ao nuôi có đ−ợc bổ sung thêm n−ớc ngọt từ ao dự trữ mà thành phần loài tảo Lam trong đó lại nghèo nàn? tr−ờng Đại học Vinh Tạp chí khoa học, tập XXXVII, số 3A-2008 27 Tìm hiểu qua cán bộ phụ trách kỹ thuật nuôi tôm của Xí nghiệp về chế độ cấp n−ớc ngọt bổ sung cho các ao nuôi, đ−ợc biết trong suốt thời gian nuôi của một vụ tôm (th−ờng kéo dài 4 tháng), khi mực n−ớc ao nuôi thấp hơn mức qui định thì bổ sung thêm khoảng 400m3 n−ớc ngọt cho mỗi ao (chiếm 35% thể tích ao - t−ơng ứng với độ cao mực n−ớc bị hao hụt do bốc hơi hoặc rò rỉ là 20 cm. Xí nghiệp bổ sung n−ớc ngọt mỗi tháng một lần). Số liệu điều tra của chúng tôi về độ muối (S ‰) của các ao nghiên cứu qua 3 đợt thu mẫu đ−ợc thể hiện ở bảng 2. Bảng 2. Độ muối (S ‰) của các ao nghiên cứu Địa điểm Thời điểm Ao 1 Ao 2 Ao 3 Ao 4 Ao n−ớc ngọt Đợt 1 (08-5-2007) 16 10 9 9 0 Đợt 2 (15-6-2007) 15 6 6 7 0 Đợt 3 (19-7-2007) 10 6 8 6 0 Từ bảng 2 cho thấy độ muối ở các ao nuôi tôm không đồng đều ngay tại cùng một thời điểm thu mẫu, nó dao động từ 9‰ (ao số 3, 4)đến 16‰ (ao 1) ở lần thu mẫu đợt 1 và giảm nhiều ở lần thu mẫu vào đợt 3 (6‰ ở ao số 4) và 10‰ ở ao số 1. Trong cả 3 đợt thu mẫu tai ao chứa n−ớc ngọt dự trữ hoàn toàn không bị nhiễm mặn (độ muối 0‰), điều này chứng tỏ sự hiện diện của hầu hết các loài tảo Lam đã phát hiện đ−ợc ở ao này là hợp lí, nó phù hợp với nhu cầu sinh thái (hầu hết VKL sống ở n−ớc ngọt). Sự “trống vắng” của nhiều loài tảo Lam trong các ao nuôi tôm (mặc dù chúng có mặt trong ao n−ớc ngọt dự trữ), theo chúng tôi, là sự kém thích nghi của chúng với môi tr−ờng n−ớc lợ (trong ao nuôi) nên chúng đã bị chết. Các yếu tố khác của môi tr−ờng ao nuôi nh− nhiệt độ n−ớc, độ pH và hàm l−ợng ôxy hoà tan (DO) đều thích hợp cho tôm sinh tr−ởng (nhiệt độ n−ớc dao động từ 25OC - 27OC, pH từ 7,5 - 8,8 và DO từ 5,94 - 6,42 mg/l). Điều cần l−u ý là trong ao dự trữ n−ớc ngọt tại khu vực nuôi tôm của xí nghiệp, chúng tôi đã phát hiện đ−ợc một số loài VKL thuộc chi Microcystis, đặc biệt là loài Microcystis aeruginosa - đây là loài tảo độc (mặc dù ở các ao nuôi tại thời điểm nghiên cứu ch−a đ−ợc tìm thấy). Vì vậy, Xí nghiệp cần có biện pháp để hạn chế sự sinh tr−ởng và phát triển của loài tảo này. IV. kết luận 1. Đã xác định đ−ợc 51 taxa vi khuẩn Lam bậc loài và d−ới loài ở địa bàn của Xí nghiệp nuôi tôm th−ơng phẩm “Việt Anh” thuộc xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh (Hà Tỉnh). Chúng thuộc 12 chi, 5 họ và 3 bộ, trong đó bộ Nostocales chiếm −u thế về thành phần loài, chi chủ đạo là Oscillatoria. 2. Trong số 51 taxa đã phát hiện có 48 loài và d−ới loài gặp trong ao dự trữ n−ớc ngọt, 12 loài gặp trong các ao nuôi tôm (nơi có độ muối dao động từ 6 - 16‰), trong đó có 9 loài gặp chung cho cả ao nuôi và ao n−ớc ngọt dự trữ. Võ Hành, Phan Đức Hạnh đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn ..., Tr. 23-28 28 Tài liệu tham khảo [1] Desicachary T. V., 1959. Cyanophyta. Indian Council of Agric. Res., New Delhi,1959, 686 pp. [2] D−ơng Đức Tiến, Phân loại vi khuẩn Lam ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, 1996, 220 tr. [3] Gollerbakh M. M., Tảo lam. Khoá định loại n−ớc ngọt Liên Xô, Tập 2, NXB. “Khoa học Xô Viết”, 1953, 653 tr. (tiếng Nga). [4] Hoàng Thị Bích Mai, Biến động thành phần loài và số l−ợng thực vật nổi trong ao nuôi tôm Sú tại Khánh Hoà, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp, Tr−ờng ĐH Thuỷ sản Nha Trang, 2005, 126 trang. [5] Peter Coutteu, 1996, Trong “Cẩm nang sản xuất và sử dụng thức ăn sống để nuôi thuỷ sản”, Tài liệu kĩ thuật nghề cá của FAO. 361, Bộ Thuỷ sản, 2002, trang 7. Summary The diversity of cyanobacteria in shrimping farm of kynam village, kyanh distric (hatinh province) Having total of 54 qualitative samples in May, June and July 2007 in shrimping farm "Viet Anh" in Ky Anh district HaTinh province. We indentified 51 species and subspecies Cyanobacteria. Most of them were found in fresh water ponds, only 12 species in the shrimping ponds, 9 species in both types of ponds in the farm - this is relevant to Cyanobacteria ecological characteristics. (a) Khoa Sinh học, tr−ờng Đại học Vinh (b) Cao học 13 Thực vật, tr−ờng Đại học Vinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBáo cáo nghiên cứu khoa học- Đa dạng Vi khuẩn Lam ở địa bàn nuôi tôm thương phẩm Việt Anh - xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh.pdf
Tài liệu liên quan