Báo cáo Nghiên cứu đánh giá về tác động môi trường

Tài liệu Báo cáo Nghiên cứu đánh giá về tác động môi trường: MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Sơ đồ khai thác bậc thang thủy điện sông Ba 9 Bảng 2: Danh sách những người tham gia thực hiện 12 Bảng 1.1: Các thông số chính dự án thuỷ điện Krông Hnăng 21 Bảng 1.2: Một số thông số đặc trưng của phương án dự kiến 23 Bảng 1.3. Bảng tổng hợp khối lượng công tác chính phương án kiến nghị 26 Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất khu TĐC - ĐC 29 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm thấm tại hiện trường 35 Bảng 2.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí lưu vực sông Ea Krông Hnăng (0C) 40 Bảng 2.3. Đặc trưng độ ẩm không khí tương đối tại các trạm khí tượng 40 trong và lân cận lưu vực sông Ea Krông Hnăng (%) 40 Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực Ea Krông Hnăng 41 Bảng 2.5: Số ngày mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng M’Đrăk 41 Bảng 2.6: Vận tốc gió ứng với các tần suất tại trạm Khí tượng M'Đrăk 42 Bảng 2.7: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm khí tượng 42 trên lưu vực Sông Ea Krông Hnăng (mm) 42 Bảng 2.8: Tổn thất bốc hơi lưu...

doc170 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Nghiên cứu đánh giá về tác động môi trường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Sơ đồ khai thác bậc thang thủy điện sông Ba 9 Bảng 2: Danh sách những người tham gia thực hiện 12 Bảng 1.1: Các thông số chính dự án thuỷ điện Krông Hnăng 21 Bảng 1.2: Một số thông số đặc trưng của phương án dự kiến 23 Bảng 1.3. Bảng tổng hợp khối lượng công tác chính phương án kiến nghị 26 Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất khu TĐC - ĐC 29 Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm thấm tại hiện trường 35 Bảng 2.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí lưu vực sông Ea Krông Hnăng (0C) 40 Bảng 2.3. Đặc trưng độ ẩm không khí tương đối tại các trạm khí tượng 40 trong và lân cận lưu vực sông Ea Krông Hnăng (%) 40 Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực Ea Krông Hnăng 41 Bảng 2.5: Số ngày mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng M’Đrăk 41 Bảng 2.6: Vận tốc gió ứng với các tần suất tại trạm Khí tượng M'Đrăk 42 Bảng 2.7: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm khí tượng 42 trên lưu vực Sông Ea Krông Hnăng (mm) 42 Bảng 2.8: Tổn thất bốc hơi lưu vực ứng với tuyến đập I 42 Bảng 2.9: Các đặc trưng hình thái lưu vực sông tính đến tuyến đập 43 sông Ea Krông Hnăng 43 Bảng 2.10: Đặc trưng dòng chảy năm tại tuyến đập thuỷ điện Krông Hnăng 43 Bảng 2.11: Dòng chảy bình quân tháng, năm tuyến đập I thuỷ điện Krông Hnăng 44 Bảng 2.12: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại các trạm thuỷ văn lân cận 45 Bảng 2.13: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến đập I 45 Bảng 2.14: Đỉnh lũ thiết kế các tháng mùa kiệt tại tuyến đập I 45 Bảng 2.15: Lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng 46 Bảng 2.16: Kết quả phân tích tiếng ồn khu vực dự án 46 Bảng 2.17: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án 47 Bảng 2.18: Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án 47 Bảng 2.18 (tiếp): Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án 48 Bảng 2.19: Bảng phân cấp xói mòn của Whischmeier và Smith 51 Bảng 2.20: Lượng đất mất do xói mòn trên lưu vực thuỷ điện Krông Hnăng 51 Bảng 2.21: Danh mục một số loài thực vật quý hiếm trong lưu vực 55 của công trình thuỷ điện Krông Hnăng 55 Bảng 2.22: Phân loại động vật lưu vực thuỷ điện Krông Hnăng 56 Bảng 2.23: Danh sách các loài động vật rừng quý hiếm trong lưu vực 57 Bảng 2.24: Danh sách thực vật nổi khu vực thuỷ điện Krông Hnăng (6/2003) 59 Bảng 2.25: Danh sách động vật nổi khu vực 60 thuỷ điện Krông Hnăng (tháng 6/2003) 60 Bảng 2.26: Danh sách động vật đáy sông Ea Krông Hnăng tháng 6/2003 60 Bảng 2.27: Sản xuất nông nghiệp các xã 63 thuộc khu vực dự án thuỷ điện Krông Hnăng (năm 2005) 63 Bảng 2.28: Hiện trạng sử dụng đất các xã vùng dự án 64 Bảng 2.29: Số liệu về diện tích dân cư các xã vùng dự án 65 Bảng 3.1: Hệ số phát thải do các phương tiện giao thông trên công trường 66 theo trọng tải 66 Bảng 3.2: Hệ số phát thải các khí thải 67 Bảng 3.3: Thải lượng khí phái thải do các hoạt động đào đắp đất đá 67 Bảng 3.4: Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, phương tiện 69 trong quá trình thi công công trình ở khoảng cách 15m 69 Bảng 3.5: Độ ồn cần bổ sung khi có nhiều hoạt động xảy ra tại một vị trí 70 Bảng 3.6: Tiếng ồn của các máy móc, phương tiện khi có sự cộng hưởng ở mức lớn nhất tại khoảng cách 15m 70 Bảng 3.7: Tiêu chuẩn tiếp xúc với tiếng ồn (TCVN 3985-1999) 70 Bảng 3.8: Nguồn phát sinh chất thải khí, bụi, tiếng ồn giai đoạn thi công 71 Bảng 3.9: Thành phần và chất lượng nước thải sinh hoạt 72 Bảng 3.10: Dự báo thải lượng các chất ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt 73 Bảng 3.11 : Bảng tổng hợp nguồn phát sinh, đối tượng, quy mô và mức độ tác động của các chất thải rắn, lỏng, khí 75 Bảng 3.12: Thống kê hiện trạng sử dụng đất trong vùng ảnh hưởng 77 thuỷ điện Krông Hnăng 77 Bảng 3.13: Tổng sinh khối trong vùng lòng hồ Krông Hnăng (tấn) 81 Bảng 3.14: Lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng 82 Bảng 3.15: Lượng bùn cát lắng đọng cho hoạt động hồ chứa tuyến đập I 83 Bảng 3.16: Kết quả tính toán dự báo sạt lở hồ công trình thuỷ điện Krông Hnăng 83 Bảng 3.17: Kết quả tính độ ồn của hoạt động nổ mìn và 92 các thiết bị máy móc theo khoảng cách tới nguồn 92 Bảng 3.18: Tổng hợp cơ cấu dân tộc các hộ bị ảnh hưởng 99 phải TĐC - ĐC khu vực dự án thuỷ điện Krông Hnăng 99 Bảng 3.19: Bảng khối lượng thiệt hại về nhà cửa, công trình kiến trúc 100 dự án thuỷ điện Krông Hnăng 100 Bảng 3.20: Kết quả phân hạng thích nghi khu TĐC 1 104 Bảng 3.21: Kết quả phân hạng thích nghi khu TĐC 2 104 Bảng 3.22: Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp khu TĐC - ĐC 4 buôn công trình thuỷ điện Krông Hnăng đến năm 2010 105 Bảng 3.23: Dự báo hàm lượng BOD5, N, P 111 trong hồ Krông Hnăng khi phân huỷ sinh khối 111 Bảng 3.24: Dự báo hàm lượng BOD5, N, P 111 trong nước hồ Krông Hnăng khi hồ tích nước 111 Bảng 3.25: Diễn biến tổng hợp về môi trường trong trường hợp thực hiện dự án 121 Bảng 4.1: Khối lượng đầu tư xây dựng tái định cư - định canh 135 Bảng 4.2: Chi phí bồi thường, hỗ trợ và TĐC - ĐC 136 Bảng 7.1: Khái toán chi phí các hoạt động bảo vệ môi trường 155 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 1 : Sơ đồ vị trí công trình thuỷ điện Krông Hnăng. Hình 2 : Tổng mặt bằng xây dựng công trình. Hình 3: Bảng kê các hạng mục khu phụ trợ Hình 4 : Sơ đồ vị trí - liên hệ vùng quy hoạch điểm dân cư nông thôn các khu TĐC - ĐC. Hình 5 : Sơ đồ mặt bằng quy hoạch sử dụng đất khu tái định cư Buôn Zô. Hình 6 : Sơ đồ mặt bằng quy hoạch sử dụng đất khu tái định cư Buôn Hoang, Buôn Pa, Buôn Năng. Hình 7 : Sơ đồ địa chất khu vực công trình. Hình 8 : Bản đồ đẳng trị mưa năm lưu vực sông Ea Krông Hnăng. Hình 9 : Sơ đồ vị trí lấy mẫu nước, không khí công trình. Hình 10 : Sơ đồ hiện trạng sử dụng đất vùng lòng hồ. Hình 11 : Sơ đồ các khu bảo tồn thiên nhiên khu vực công trình. Hình 11a : Ranh giới và phạm vi khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô trong khu vực lòng hồ Hình 12 Sơ đồ phân vùng ổn định và tái tạo bờ hồ. Hình 13 Sơ đồ tính toán trượt lở bờ hồ. Hình 14 Sơ đồ vị trí quan trắc, giám sát môi trường. NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ĐTM : Đánh giá tác động môi trường KBTTN : Khu bảo tồn thiên nhiên MNDBT : Mực nước dâng bình thường QL : Quốc lộ DAĐT : Dự án đầu tư BCNCKT : Báo cáo nghiên cứu khả thi TKKT : Thiết kế kỹ thuật TKKT.1 : Thiết kế kỹ thuật - giai đoạn 1 UBND : Uỷ ban nhân dân UBMTTQ : Uỷ ban mặt trận Tổ quốc TĐC - ĐC : Tái định cư - định canh MBCT : Mặt bằng công trình BQLDA : Ban quản lý dự án NMTĐ : Nhà máy thuỷ điện TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam MỞ ĐẦU Báo cáo này thay thế cho báo cáo “Đánh giá tác động môi trường” thuỷ điện Krông Hnăng xuất bản tháng 12 năm 2006. Báo cáo này đã được chỉnh sửa theo nội dung công văn số 1706/BTNMT-TĐ ngày 09/05/2007 về việc “Sửa chữa, bổ sung báo cáo ĐTM Dự án thuỷ điện Krông Hnăng” của Bộ Tài nguyên và Môi trường và theo ý kiến của Hội đồng thẩm định ngày 27/04/2007. 1. Xuất xứ của dự án Theo dự báo của Viện Năng lượng, nhu cầu điện thương phẩm đến năm 2010 là 98 tỷ kWh, đến năm 2015 là 158,7 tỷ kWh và đến năm 2020 lên đến 228 tỷ kWh. Như vậy, theo “tổng sơ đồ về phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 có xét đến triển vọng đến năm 2020” do Bộ Công nghiệp trình Chính phủ, từ nay cho đến 2020 Việt Nam phải xây dựng mới 85 nhà máy điện với tổng công suất lắp đặt 33.973 MW để đảm bảo nhu cầu điện năng trong nước. Sông Ba là một sông lớn, có trữ năng lý thuyết ước tính 10 tỉ kWh, năng lượng khai thác kinh tế khoảng 3 tỉ kWh. Trong báo cáo "Quy hoạch bậc thang thuỷ điện trên sông Ba", sông Ea Krông Hnăng được đánh giá là sông nhánh lớn thứ hai của sông Ba có tiềm năng xây dựng một công trình thuỷ điện. Trong Qui hoạch điện V giai đoạn 2001-2010 được phê duyệt theo Quyết định số 95/2001/QĐ-TTg ngày 22/06/2001 và hiệu chỉnh theo Quyết định số 40/QĐ-TTg ngày 21/03/2003, dự án thủy điện Krông Hnăng trên sông Ea Krông Hnăng (xem hình 1) thuộc hệ thống sông Ba. Bảng 1: Sơ đồ khai thác bậc thang thủy điện sông Ba TT Tên công trình MNDBT (m) Nlm (MW) Ghi chú I Các công trình trên dòng chính sông Ba 1 Thủy điện An khê - Kanak - Hồ An Khê - Hồ Kanak 427,50 515,00 163,0 Đang được xây dựng 2 Thủy điện Đakrông 365,00 40,0 DAĐT 3 Thủy điện Sông Ba Thượng 220,00 26,0 4 Thủy điện Sông Ba Hạ 105,00 240,0 Đang được xây dựng II Các công trình trên phụ lưu cấp 1 5 Thủy điện Iayun thượng - Iayun thượng 1 - Iayun thượng 2 685,00 490,00 46,0 28,0 18,0 6 Thủy điện H’Chan 410,00 12,0 7 Thủy điện H’Mun 320,00 15,0 8 Thủy điện Iayun hạ 3,0 Đã được xây dựng 9 Thủy điện Krông Hnăng 255,00 64,0 TKKT 10 Thủy điện sông Hinh 209,00 70,0 Đã được xây dựng Với sản lượng điện trung bình hàng năm 247,72 triệu kWh, thủy điện Krông Hnăng sẽ góp phần làm giảm lượng điện thiếu hụt ở các giờ cao điểm vào mùa khô của các tỉnh Tây Nguyên nói riêng và các tỉnh miền Trung - miền Nam nói chung. Như vậy, việc xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng là cần thiết và phù hợp với sơ đồ phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam và Chính phủ. Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền duyệt dự án đầu tư: Bộ Công nghiệp Dự án thuỷ điện Krông Hnăng đã được Bộ Công nghiệp xem xét, trình Chính phủ cho phép đầu tư, tại công văn số 1384/CV-NLDK ngày 26/3/2004. Chính phủ đã có văn bản số 746 CP-CN ngày 31/5/2004 “V/v cho phép đầu tư thủy điện Krông Hnăng” và giao cho Công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba là chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án. Giai đoạn DAĐT của Dự án (trước đây là giai đoạn BCNCKT) đã được Bộ Công nghiệp phê duyệt tại quyết định số 2840/QĐ-NLDK ngày 29/10/2004 “V/v phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi dự án thủy điện Krông Hnăng”. 2. Cơ sở pháp lý của việc đánh giá tác động môi trường - Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 của Quốc hội XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. - Luật Đất đai của Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2003, có hiệu lực từ ngày 01/07/2004. - Luật Tài nguyên nước được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20/05/1998, có hiệu lực từ ngày 01/01/1999. - Luật Bảo vệ và phát triển rừng số 29/2004/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 03/12/2004, có hiệu lực từ ngày 01/04/2005. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ v/v quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08/09/2006 của Bộ Tài nguyên - Môi trường v/v hướng dẫn về đánh giá tác động môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Quyết định số 35/2002/QĐ ngày 25/06/2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Tài nguyên Môi trường) v/v công bố danh mục tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. - Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Văn bản số 558/CP-CN ngày 6/5/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v thông qua báo cáo tiền khả thi dự án thuỷ điện Krông Hnăng. - Quyết định số 40/2003/QĐ-TTg ngày 21/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ v/v hiệu chỉnh một số nội dung thuộc quy hoạch phát triển điện lực Việt Nam giai đoạn 2001-2010 trong đó có danh mục công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Quyết định số 4087/QĐ-BCN ngày 13/12/2005 của Bộ Công nghiệp v/v phê duyệt TKKT giai đoạn 1 công trình thuỷ điện Krông Hnăng, tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên. - Công văn số 2163/UBND-NL ngày 25/7/2006 của UBND tỉnh Đăk Lăk v/v đề nghị thoả thuận chuyển đổi rừng. - Công văn số 742/CV-NN, NL ngày 03/07/2006 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, UBND tỉnh Đăk Lăk v/v chuyển mục đích sử dụng rừng để xây dựng công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 2620/BNN-KL ngày 11/10/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn v/v chuyển mục đích sử dụng đất rừng KBTTN Ea Sô. - Biên bản họp ngày 10/02/2006 v/v thống nhất nội dung phương án TĐC-ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 91/CV-UBND ngày 03/04/2007 của UBND huyện M’Đrăk v/v thoả thuận thống nhất phương án TĐC -ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 408/STC-CSVG ngày 30/3/2007 của Sở Tài chính, UBND tỉnh Đăk Lăk v/v phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi NN thu hồi đất để xây dựng thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 1181/UBND-NLN ngày 17/04/2007 của UBND tỉnh Đăk Lăk v/v ý kiến đối với phương án TĐC - ĐC công trình thuỷ điện Krông Hnăng. - Công văn số 399/BCH-TH ngày 17/05/2007 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đăk Lăk v/v trả lời khả năng tồn lưu chất độc hoá học trong vùng dự án Krông Hnăng. 3. Tổ chức thực hiện ĐTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường thuỷ điện Krông Hnăng giai đoạn TKKT do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba - chủ Dự án - chủ trì thực hiện. Cơ quan tư vấn cho chủ đầu tư là Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 phối hợp với các chuyên gia chuyên ngành khác thuộc: Viện Địa lý, Viện Địa chất và Môi trường, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cơ quan tư vấn: Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 Giám đốc: Phạm Minh Sơn Địa chỉ liên hệ: số 11 - Hoàng Hoa Thám - Nha Trang - Khánh Hoà Điện thoại: 058.220405 Fax: 058.824208 Bảng 2: Danh sách những người tham gia thực hiện TT HỌ VÀ TÊN ĐƠN VỊ 1 TS. Đặng Kim Nhung Viện Địa chất và Môi trường 2 TS. Lại Huy Anh Viện Địa lý 3 Th.S. Tống Phúc Tuấn Viện Địa lý 4 KSC. Nguyễn Bá Nhuận Viện Địa chất và Môi trường 5 KS. Nguyễn Thị Hiền Viện Địa lý 6 KS. Vũ Thu Lan Viện Địa lý 7 Th.S. Lê Văn Hương Viện Địa chất và Môi trường 8 KS. Phạm Việt Hoà Viện Địa lý 9 KS. Huỳnh Nhung Viện Địa chất và Môi trường 10 TS. Hồ Thanh Hải Viện ST - TNSV 11 TS. Nguyễn Văn Sáng Viện ST - TNSV 12 KS. Trần Văn Luyện Công ty TVXD Điện 4 13 KS. Đặng Phương Hảo Công ty TVXD Điện 4 14 KS. Hoàng Trung Phong Công ty TVXD Điện 4 15 Th.S. Đoàn Thị Thu Hà Công ty TVXD Điện 4 16 KS. Nguyễn Khắc Tuấn Công ty TVXD Điện 4 Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN Công trình thuỷ điện Krông Hnăng 1.2. TÊN CƠ QUAN CHỦ DỰ ÁN Chủ dự án: Công ty Đầu tư và Phát triển Điện sông Ba. Giám đốc: Phạm Phong Địa chỉ liên hệ: số 230 - Đường Nguyễn Tri Phương - Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0511.653592 Fax: 0511.617767 1.3. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Dự án thuỷ điện Krông Hnăng là dự án thuỷ điện độc lập nằm trên sông Ea Krông Hnăng. Dự án là một trong 10 bậc thang thuỷ điện trên hệ thống sông Ba, cách đuôi hồ thuỷ điện Sông Ba Hạ (thuỷ điện cuối cùng trong bậc thang thuỷ điện) khoảng 15km theo đường sông. Dự án thuỷ điện Krông Hnăng thuộc địa phận xã Ea Ly - huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên, xã Ea Sô - huyện Ea Kar và xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk, cách thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên gần 90km về phía Tây. Dự án chiếm dụng một phần đất (519ha) của KBTTN Ea Sô (thuộc phân khu hành chính, dịch vụ, sản xuất) và làm ngập 2,665km đường tỉnh lộ 645. Không có công trình tôn giáo, di tích lịch sử, công trình văn hoá nào bị ảnh hưởng bởi công trình thuỷ điện Krông Hnăng. Vị trí của khu vực dự án thuỷ điện Krông Hnăng xem hình 1, hình 2. 1.3.1. Hồ chứa Hồ chứa nằm trên địa phận thuộc 2 xã Ea Sô - huyện Ea Kar và xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk. Phần hồ chứa trên địa phận xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk nằm trong phân khu hành chính, dịch vụ, sản xuất KBTTN Ea Sô. Phần hồ chứa trên địa phận xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk thuộc địa phận thôn 1, 2, 3, buôn Năng, Buôn Zô, Buôn Hoang, Buôn Pa. 1.3.2. Khu mặt bằng xây dựng công trình 1.3.2.1. Tuyến đập chính - Tuyến đập chính: dự kiến được xây dựng trên sông Ea Krông Hnăng thuộc địa phận 2 xã Ea Sô - huyện Ea Kar và xã Cư Prao - huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk, có tọa độ địa lý (điểm thuộc vị trí đập trên sông): X = 577.226,930; Y = 1.431.142,280 (VN2000). Vai tuyến đập hai bên bờ sông đặt trên đất chưa sử dụng. Xung quanh vị trí tuyến đập không có cụm dân cư sinh sống, chỉ có một vài hộ nhỏ lẻ canh tác cách vị trí tuyến đập khoảng 300-500m. - Tuyến đập tràn: đặt ở vai trái đập chính, thuộc địa phận xã Ea Sô - huyện Ea Kar - tỉnh Đăk Lăk. 1.3.2.2. Tuyến năng lượng - Tuyến năng lượng bao gồm: + Cửa lấy nước, một phần đường hầm dẫn nước nằm trên địa phận thuộc xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk. + Một phần đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực, nhà máy và kênh xả, trạm phân phối điện nằm trên địa phận thuộc xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Phần này đều nằm trên vùng đất chưa sử dụng. Dọc theo tuyến đường hầm khu vực cắt đường tỉnh lộ 645 chỉ có rải rác vài hộ dân cư sinh sống. 1.3.2.3. Khu phụ trợ Khu phụ trợ bờ phải nằm trên địa phận thôn 2/4 thuộc xã Ea Ly, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Khu vực này không có dân cư sinh sống, rải rác có một số hộ đang canh tác. Khu phụ trợ bờ trái nằm trên địa phận thuộc xã Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đăk Lăk. Khu vực này nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, không có dân cư sinh sống. 1.3.3. Mỏ vật liệu Mỏ đá - Mỏ đá số 1: nằm giữa đập chính và tuyến áp lực 1, gần bờ sông Ea Krông Hnăng thuộc thôn 2/4 xã Ea Ly huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên. - Mỏ đá dự phòng: nằm gần bờ sông Ea Krông Hnăng, cách tuyến đập chính khoảng 910m về phía hạ lưu, cách mỏ đá số 1 khoảng 700m về phía hạ lưu Trong và quanh khu vực mỏ đá không có dân cư sinh sống. Mỏ đất Mỏ đất số 3; 4a; 6 nằm gần nhau, ngoài vùng hồ chứa, thuộc khu đất trồng màu, sát đường tỉnh lộ 645, thuộc thôn 2/4, Tân Bình, Tân Sơn xã Ea Ly huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên. Khoảng cách từ mỏ đất đến cụm dân cư (khoảng 4-5hộ) gần nhất thuộc thôn Tân Bình khoảng 1.000 - 1.500m. Mỏ cát - Mỏ cát Buôn Bưng: nằm bên bờ phải sông Ba gần bàu Hà Lầm thuộc địa phận xã Ea Lâm huyện Sông Hinh tỉnh Phú Yên. 1.3.4. Khu tái định canh, định cư Dự án bố trí 2 khu tái định canh, định cư đều thuộc xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk. Địa điểm bố trí tái định canh, định cư xem hình 4, quy mô như sau: * Khu TĐC - ĐC số 1: Khu TĐC - ĐC số 1 bố trí cho những hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Zô và những hộ có nguyện vọng thuộc thôn 1, 2, 3 (xem hình 5). Khu TĐC - ĐC số 1 có diện tích 255,6ha nằm về phía Nam khu dân cư thôn 1 hiện nay, cách đường liên xã (đường đất) đi huyện M’Đrăk 1,5km về phía Nam. Phía Bắc giáp lòng hồ, phía Nam vượt qua đường tránh ngập một khoảng 300m, phía Đông giáp lòng hồ. Khu này cách nơi ở cũ của các hộ ảnh hưởng khoảng 1.000 - 1.500m, cách nơi ở cũ các hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Zô khoảng 6.000 - 7.000m. Diện tích dành cho khu tái định cư là 23,45ha, còn lại tài đất tái định canh. * Khu TĐC - ĐC số 2: Khu TĐC - ĐC số 2 bố trí cho những hộ bị ảnh hưởng thuộc buôn Năng, buôn Hoang, buôn Pa (xem hình 6). Khu TĐC - ĐC số 2 có diện tích 455,93ha, nằm bên trái trục đường từ cầu Đăk Phú vào Buôn Pa, nằm liền kề và trải rộng về phía đông Buôn Hoang và Buôn Pa, phía Tây giáp lòng hồ. Khu này cách nơi ở cũ của các hộ ảnh hưởng khoảng 1.000 - 2.000m. Diện tích dành cho khu tái định cư là 27,83ha, còn lại là đất tái định canh. Các vị trí tái định cư, định canh trên đảm bảo về tính ổn định, an toàn về môi trường sống cho các hộ dân tái định cư, định canh. 1.4. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN * Phạm vi pháp lý của dự án (i) Dự án đầu tư xây dựng những hạng mục công trình sau: hồ chứa, đập chính, đập tràn xả lũ, tuyến năng lượng (cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, đường ống áp lực) nhà máy, kênh xả nhà máy, trạm biến áp nhà máy. (ii) Những hạng mục không thuộc phạm vi đầu tư xây dựng của dự án: đường dây đấu nối hệ thống điện từ trạm biến áp nhà máy tới lưới điện khu vực. Đối với dự án này chỉ tiến hành đánh giá tác động môi trường đối với các hạng mục (i), hạng mục (ii) thuộc phạm vi của dự án khác. 1.4.1. Quy mô hạng mục công trình và công nghệ: * Những hạng mục thuộc dự án Các hạng mục công trình chính của phương án kiến nghị (phương án I) như sau: 1.4.1.1. Các hạng mục công trình chính a) Hồ chứa - Hồ chứa thuỷ điện Krông Hnăng có diện tích mặt hồ là 13,67 km2 ứng với MNDBT 255m. Dung tích toàn bộ 171,6 triệu m3, dung tích hữu ích 112,3 triệu m3. Chiều dài hồ theo sông khoảng 13km, chiều rộng trung bình khoảng 1.500 - 2.000m. b) Đập chính Đập chính có kết cấu là đất đồng chất. Chiều dài đập tính theo đỉnh là 1.095m, bề rộng đỉnh đập 10m, chiều cao đập lớn nhất là 48,6m, cao trình đỉnh đập là 258,2m. Mái dốc thượng lưu m = 3,0; 3,5;4.0 gồm 3 cơ, chiều rộng mỗi cơ 5m, bố trí đống đá đổ tận dụng ở thượng lưu để giảm khối lượng đất đắp khai thác từ mỏ. Mái dốc hạ lưu m = 2,75; 3,0; 3,25 gồm 3 cơ, chiều rộng 2 cơ ở cao trình 248,2m và 225,0m là 5m, riêng cơ ở cao trình 238,2m rộng 10m để bố trí đường tỉnh lộ 465. Mái thượng lưu gia cố bằng đá xây dày 30cm, hình thức tiêu nước bằng lăng trụ đá hạ lưu và ốp mái. c) Đập tràn xả lũ Đập tràn bằng bê tông cốt thép M250 và M300 đặt ở vai trái đập chính trên nền đá cứng lớp IIB. Đập tràn có mặt cắt thực dụng, tiêu năng mặt, cao độ mũi hắt 230,0m. Đập gồm 4 khoang, chiều rộng thông thủy mỗi khoang 12 m. Cao trình ngưỡng tràn 241,0m, cao trình đỉnh tường biên 258,9m. Tràn được bố trí 4 cửa van cung, kích thước cửa van (12x14)m, được nâng hạ bằng xi lanh thủy lực. Phai sửa chữa bố trí ở thượng lưu, vận hành bằng cầu trục di động 20 tấn, kho chứa phai sửa chữa được bố trí phía phải đập tràn. Trụ pin bằng bê tông cốt thép, chiều rộng trụ pin 3m. Khả năng xả của đập tràn Q = 6.124,3 m3/s, tương ứng với mực nước thượng lưu lớn nhất 257,4m. Nối tiếp sau đập tràn là hố xói, tim hố xói cách mũi phun tràn 57,5m. Chiều rộng toàn bộ tràn là 62m. d) Cụm công trình chuyển nước suối Hố Nai Ngưỡng đập dâng Hố Nai được bố trí tại cao trình 273,0m. Cống xả cát khẩu độ 1x1m, cao trình ngưỡng cống 270,0m. Cống lấy nước khẩu độ 0,8x0,8m, cao độ ngưỡng cống 271,0m. Sau cống lấy nước là kênh dẫn mặt cắt hình chữ nhật, chiều dài kênh 895m, khẩu độ 1x1,35m bằng bê tông cốt thép M200, dạng kênh hộp hở có thanh giằng, một số đoạn bố trí kênh hộp kín để tràn lũ. Lưu lượng thiết kế qua kênh dẫn Q=1,92m3/s. Trên kênh có bố trí các công trình tiêu và chuyển nước như tràn vào, tràn ra, và các công trình chuyển nước như xi phông, dốc nước, bậc nước, cống qua đường. e) Tuyến năng lượng Theo phương án kiến nghị, tuyến năng lượng được bố trí các hạng mục sau: * Kênh dẫn vào cửa nhận nước: có mặt cắt hình thang. Độ dốc đáy kênh i = 0,0005. Cao trình đáy cuối kênh 232,0m; chiều rộng đáy kênh 10,0m. Độ dốc mái kênh m = 0,25 - 1,5. Chiều dài toàn bộ kênh là 400,0m. Mái kênh qua đất không gia cố vì tiết diện kênh đã mở rộng để vận tốc nước trong kênh không gây xói. * Cửa nhận nước: bằng bê tông cốt thép M250 đặt trên nền đá cứng lớp IIB. Cao trình ngưỡng cửa lấy nước 233,5m, cao trình đỉnh cửa nhận nước 258,8m. Cửa nhận nước gồm 1 khoang, lấy nước vào đường hầm áp lực có đường kính Dtr=5,0m, bố trí 1 cửa van vận hành. Trước van vận hành bố trí trụ pin phụ ở giữa, đặt lưới chắn rác 2x(4,5x8,5)m, vận tốc dòng chảy qua lưới chắn rác được giới hạn là v = 1,0 - 1,1m/s. * Đường hầm áp lực: nối tiếp với cửa nhận nước, có đường kính D = 5m, độ dốc i = 0,0106, vỏ hầm bằng BTCT M200 đặt trên nền đá cứng lớp IIB, chiều dày trung bình 0,4m, chiều dài 1.982m. Đoạn gần cuối của đường hầm là tháp điều áp, cuối đường hầm là nhà van. Vận tốc dòng chảy có áp trong đường hầm là v = 3,5 đến 4,5m/s. * Tháp điều áp: hình thức nửa chìm, nửa nổi; đường kính trong tháp 11m. Kết cấu tháp bằng BTCT M250, bên trong có bọc thép dày 8mm. * Đường ống áp lực: nối tiếp với nhà van cuối đường hầm áp lực, ống áp lực bằng thép, đường kính trong Dtr = 4,0m. Chiều dày thay đổi từ 14 - 22mm. Chiều dài đường ống là 311,6m. Khớp co giãn nhiệt độ và lỗ thăm được bố trí trên đoạn đường ống này. Trên đoạn đường ống được bố trí các mố néo và mố đỡ, các mố này được đặt trên lớp IB, IIA, độ dốc đọan đường ống thay đổi theo địa hình để giảm khối lượng đào. * Nhà máy thuỷ điện: có kết cấu kiểu hở bằng bê tông cốt thép đặt trên nền đá cứng lớp IIA, ở vị trí cuối cửa ra đường ống áp lực. Nhà máy gồm 2 tổ máy thuỷ lực với tuốc bin Francis, kiểu buồng xoắn công tác PO170/803, công suất lắp là 64MW. Cao trình đặt tuốc bin là 131,50 m. Cao trình gian máy 140,75 m. Cao trình gian lắp ráp lấy bằng cao trình chống lũ 146,50 m. Trong nhà máy bố trí cầu trục khẩu độ 12,50 m, tổng sức nâng 160 tấn. Hạ lưu bố trí cầu trục chân dê phục vụ cho công việc nâng hạ cửa van hạ lưu. Máy biến áp tăng bố trí tại sàn cao trình 146,50m ở ngay phía sau nhà máy. Kích thước nhà máy (dài x rộng ) = 51,0x15,0m. * Kênh xả: bố trí sau nhà máy, có mặt cắt hình thang. Cao trình đáy đầu kênh 133,0m. độ dốc đáy kênh i = 0,0002. Chiều rộng đáy kênh 18m, mái kênh m = 1,5, chiều dài kênh 215,5m. Đoạn đầu được gia cố bằng bê tông, đoạn sau gia cố bằng đá lát khan. f) Trạm phân phối điện ngoài trời Trạm phân phối điện ngoài trời 110kV được bố trí ở gần đường vận hành đi vào nhà máy. Cao trình đặt trạm 185m. Kích thước phần bố trí thiết bị trong hàng rào (56x 60) m. g) Kênh dẫn dòng thi công và đê quai * Kênh dẫn dòng (lòng sông thu hẹp): Sau khi đắp đê quai dọc hình thành kênh dẫn dòng tại lòng sông, tim kênh dẫn dòng cách tuyến tràn 511,5m. Đáy kênh ở cao trình 213,0m, chiều dài kênh 600,0m, bề rộng đáy kênh B = 30,0m, (sau khi dỡ bỏ đê quai dọc bề rộng đáy kênh là 55,0m) hệ số mái kênh m=2,5. Mái kênh được gia cố bằng rọ đá kích thước 0,5x1,0x2,0m. * Đê quai ngăn sông: + Đê quai thượng lưu: Tim đê quai nằm cách mép thượng lưu chân đập chính 44,0m, cao trình đỉnh 226,0m, chiều rộng đỉnh B = 10,0m, hệ số mái thượng lưu m = 3 hệ số mái hạ lưu m = 1,5, chiều dài L = 302,0m . + Đê quai hạ lưu: Tim đê quai nằm cách mép hạ lưu chân đập chính 40,0m, cao trình đỉnh 215,5m, chiều rộng đỉnh B=8,0m, hệ số mái thượng lưu m=2,0, hệ số mái hạ lưu m = 2,0, chiều dài L = 244,0m. + Đê quai dọc: Chiều dài theo tim 718,0m bề rộng đỉnh 5,0m; hệ số mái thượng lưu m = 2,0; hệ số mái hạ lưu m = 1,5; cao trình đỉnh 217,5m. Đê quai dọc được đắp bằng đất tận dụng, mái thượng lưu gia cố bằng đá đổ dày 1,0m. * Cống dẫn dòng: + Cống dẫn dòng nằm trong thân đập, phía trái lòng sông, cao trình cửa vào cống 207,0m, cao trình cửa ra 206,7m, độ dốc đáy cống i = 0,001. Cống có tiết diện hình chữ nhật kích thước BxH = 5x5m, chiều dài cống 330,0m, nối tiếp với cống là kênh dẫn thượng lưu cống và kênh ra hạ lưu cống. + Kênh dẫn thượng lưu cống có chiều rộng đáy Bk = 10,0m, độ dốc đáy kênh i = 0,10, chiều dài kênh dẫn L = 88,16m, hệ số mái m = 0,5. + Kênh ra hạ lưu cống có chiều rộng đáy Bk = 10,0m, độ dốc đáy kênh i = 0,10 (dốc về phía thượng lưu). chiều dài kênh ra L = 47,0m, hệ số mái m = 0,5. 1.4.1.2. Mỏ vật liệu và các công trình phụ trợ a) Các mỏ vật liệu xây dựng * Mỏ cát (mỏ cát Buôn Bưng) Mỏ cát nằm bên bờ phải sông Ba, thuộc Buôn Bưng, xã Ea Lâm, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Mỏ cát có dạng bãi bồi lòng sông, có diện tích khoảng 11,7ha, chiều dày tầng có ích 8,5m, trữ lượng mỏ khoảng 1,87 triệu m3, cách tuyến đập khoảng 30 km về phía Bắc. Tầng có ích nằm ngay trên mặt. Thành phần chủ yếu là cát hạt trung, phía dưới có lẫn cuội sỏi, hàm lượng tạp chất hữu cơ, sunfat và mica đều nhỏ hơn giới hạn cho phép. Các chỉ tiêu thí nghiệm cho thấy tầng cát có ích sử dụng tốt cho việc làm vật liệu bê tông. Điều kiện khai thác: Về mùa cạn: phần nhô cao trên mặt nước có thể dùng máy xúc; về mùa mưa phải dùng biện pháp tầu hút. * Mỏ đất - Mỏ đất số 3: Mỏ đất số 3 nằm cách vai phải tuyến đập chính khoảng 1km về phía Đông. Đây là mỏ đất có nguồn gốc đất sườn tàn tích granit, nằm trên sườn đồi thoải 50-100. Điều kiện khai thác thuận lợi. Mỏ có diện tích khoảng 18,23ha, địa tầng của mỏ như sau: + Tầng bóc bỏ là lớp phủ thực vật gồm á sét, á sét lẫn dăm sạn và rễ cây, bề dày trung bình 0,5m. Khối lượng bóc bỏ trung bình 0,08 triệu m3. + Tầng có ích gồm á sét lẫn 28% - 30% dăm sạn của đá granit phong hoá không triệt để, chiều dày trung bình 2,5m. Khối lượng có ích 0,45 triệu m3. Qua kết quả phân tích chỉ tiêu cơ lý và vị trí mỏ nhận thấy: chất lượng mỏ đất số 3 không được thật tốt, có thể sử dụng dùng làm vật liệu đắp cho vùng có yêu cầu chống thấm không cao của đập đất nhiều khối, hàm lượng hạt sét thấp, đất rời rạc, hệ số thấm lớn, trữ lượng ít. - Mỏ đất số 4a: Mỏ đất số 4a nằm cách vai phải tuyến đập chính phương án 1 khoảng 4 - 5 km về phía Đông. Đây là mỏ đất có nguồn gốc đất sườn tàn tích bazan, nằm trên sườn đồi thoải 5 - 150, mức độ phân cắt trung bình. Điều kiện khai thác thuận lợi. Mỏ có diện tích khoảng 81,05ha, địa tầng của mỏ như sau: + Tầng bóc bỏ là lớp phủ thực vật gồm á sét, á sét lẫn dăm sạn và rễ cây, bề dày trung bình là 0,47m. Khối lượng bóc bỏ trung bình 0,382 triệu m3. + Tầng có ích gồm sét, á sét lẫn ít dăm sạn của đá granit phong hoá, chiều dày trung bình là 4,5m. Khối lượng có ích 3,656 triệu m3. Qua kết quả phân tích chỉ tiêu cơ lý và vị trí mỏ nhận thấy: Mỏ đất số 4a có chất lượng tốt, đáp ứng được nhu cầu đắp đập. - Mỏ đất số 6: Mỏ đất số 6 nằm cách tuyến đập khoảng 5km về phía Đông Bắc. Đây là mỏ đất có nguồn gốc đất sườn tàn tích đá granit, nằm trên sườn đồi thoải 5 - 7o, bề mặt địa hình rất bằng phẳng. Mỏ có diện tích khoảng 24,71ha. Điều kiện khai thác thuận lợi . + Tầng bóc bỏ là lớp phủ thực vật gồm á sét, á sét lẫn dăm sạn và rễ cây, bề dày trung bình là 0,5m. Khối lượng bóc bỏ trung bình 0,099 triệu m3. + Tầng có ích gồm sét, á sét lẫn ít dăm sạn của đá phong hoá granit, chiều dày trung bình là 4,5m. Khối lượng có ích 0,89 triệu m3. * Mỏ đá Mỏ đá là mỏ đá granit có cao trình từ 240m xuống 185m, gần bờ sông Ea Krông Hnăng. Mỏ có diện tích khoảng 3,0ha, có thể phát triển theo 2 phía dọc theo bờ sông. Mỏ nằm trên sườn đồi có độ dốc trung bình từ 10-150, đã khoan thăm dò 3 hố khoan, địa tầng của mỏ đá như sau: - Tầng bóc bỏ là lớp đất sườn tàn tích, đới IA1, IA2 đá granit có chiều dày trung bình 10 - 17m. Khối lượng bóc bỏ khoảng 275.000 m3. - Tầng có ích là đới đá IIA, IIB có chiều dày trung bình 19m, trữ lượng có ích khoảng 650.000 m3. Đất đá trong mỏ có tính thấm nước vừa, mỏ nằm trên chỏm đồi nên việc thoát nước ở mỏ đơn giản. Khai thác bằng khoan nổ, vận chuyển cơ giới thuận tiện. b) Các công trình phụ trợ chính * Bãi thải là nơi chứa đất đá thải từ đào hố móng công trình. - Bãi thải số 1 và số 2 nằm ở bờ trái tuyến đập chính, cách tuyến đập 1,0km để chứa đất đá thải thuộc bờ trái. Bãi thải số 1 có dung tích chứa V =116,5x103m3, diện tích chiếm đất S = 1,23ha. Bãi thải số 2 có dung tích chứa V = 86,5x103m3, diện tích chiếm đất S = 1,03ha. - Bãi thải số 3 nằm ở bờ phải, hạ lưu tuyến đập, cách tuyến đập 0,5km để chứa đất đá thải thuộc bờ phải. Bãi có dung tích chứa V=123,1x103m3, diện tích chiếm đất S = 1,76ha. - Các bãi thải số 4, số 5 và số 6 được bố trí dọc theo tuyến năng lượng. Bãi thải số 4 có dung tích chứa V = 107,7x103m3, diện tích chiếm đất S = 1,54ha để chứa đất đá thải cửa lấy nước và kênh lấy nước cụm công trình Hố Nai. Bãi thải số 5 có dung tích chứa V=56,8x103m3, diện tích chiếm đất S = 0,81ha, chứa đất đá thải của đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, nhà van. Bãi thải số 6 có dung tích chứa V=71,4x103m3, diện tích chiếm đất S = 1,02ha chứa đất đá thải móng nhà máy, kênh xả. * Bãi trữ là nơi chứa đất đá để trung chuyển sử dụng cho công trình như đắp đập, đá xây lát, nghiền đá dăm cho công tác bê tông, đắp tầng lọc và làm đường. - Bãi trữ đá bờ trái gồm các bãi trữ phục vụ nghiền sàng và phục vụ công tác đắp, xây lát,… nằm ở phía trái tuyến đập để chứa các lớp đá IIA, IIB từ hố móng tràn và cống dẫn dòng. Bãi có dung tích chứa V = 124x103m3, diện tích chiếm đất S=1,86ha. - Bãi trữ đá bờ phải gồm các bãi trữ phục vụ nghiền sàng và phục vụ công tác đắp, xây lát,… nằm ở phía phải tuyến đập để chứa đá lớp IIA,IIB từ hố móng cửa lấy nước, đường hầm dẫn nước, tháp điều áp, nhà van, nhà máy, kênh xả. Bãi có dung tích chứa V = 44,0x103m3, diện tích chiếm đất S = 0,66ha. - Bãi trữ cát bố trí sát tỉnh lộ 645 để trữ cát phục vụ nhu cầu cát thi công mùa lũ. Thời gian trữ năm cao điểm V = 20x103m3, diện tích chiếm đất S = 0,22ha. - Ngoài ra còn các bãi trữ cát nhỏ phục vụ nhu cầu bê tông tại các trạm trộn bê tông thời gian trữ 5 ¸ 7 ngày. * Trạm vật liệu - Phía trái tuyến đập chính, sát với đường tránh ngập của tỉnh lộ 645, bố trí trạm nghiền sàng có công suất 36.000 m3/năm nằm sát với bãi trữ đá để tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, bên cạnh là trạm trộn bê tông có công suất 30m3/h, cơ sở cốt thép 4,2 tấn/ca, cơ sở ván khuôn, bãi bê tông đúc sẵn tạo thành thế liên hoàn trong sản xuất. Nhiệm vụ của cơ sở này là gia công cốt thép, ván khuôn, cung cấp đá dăm, bê tông, cho công việc xây dựng tràn xả lũ và cống dẫn dòng. Kho xăng dầu, kho vật tư kỹ thuật, cơ sở thuỷ công chuyên ngành được bố trí dọc theo đường tránh ngập tỉnh lộ 645 phía trái tuyến đập. - Phía phải tuyến đập chính, sát với đường vận hành 3, bố trí trạm nghiền sàng công suất 40.000 m3/năm, bãi trữ đá phục vụ nghiền sàng, trạm trộn bê tông công suất 20m3/h, cơ sở cốt thép 5,0 tấn/ca, cơ sở ván khuôn. Nhiệm vụ của cơ sở này là gia công cốt thép, ván khuôn, đá dăm, bê tông,... cho công việc xây dựng nhà máy thủy điện, tháp điều áp, hầm dẫn nước, cửa nhận nước, cống dẫn dòng và cụm công trình Hố Nai. * Cơ sở sửa chữa thường xuyên và bãi đỗ xe, cơ sở lắp ráp liên hợp: dự kiến được bố trí dọc theo tỉnh lộ 645. * Kho thuốc nổ: kho thuốc nổ 20 tấn dùng chung cho toàn bộ công trường được đặt cách biệt về phía hạ lưu gần với mỏ đá dự phòng. * Khu nhà ban quản lý công trường, lán trại thi công Khu nhà của BQLDA, tư vấn giám sát dự kiến được xây dựng nằm cạnh nhau, sát với tỉnh lộ 645 để thuận lợi cho việc bao quát các hạng mục xây dựng. Đối diện với BQLDA và tư vấn giám sát là nơi làm việc của nhà thầu, dọc theo tỉnh lộ 645 khoảng 300m là khu vực nhà ở của công nhân xây dựng, đảm bảo thuận lợi đi lại làm việc và nghỉ ngơi của người lao động. Ngoài ra các công trình phụ trợ khác như trường học, nhà trẻ, trạm xá, bưu điện, đồn công an, khu vực sinh hoạt văn hoá, chợ, bến xe, bãi rác cũng nằm gần đó. Tổng diện tích xây dựng khoảng 4,41ha. * Hệ thống cấp nước phục vụ thi công Nước phục vụ thi công trong công trường và nước cấp sinh hoạt được lấy từ sông và được xử lý kỹ thuật qua trạm bơm và trạm xử lý kỹ thuật có công suất 90m3/h và 30m3/h. Hai trạm này được đặt bên phải bờ sông Ea Krông Hnăng với diện tích chiếm đất là 0,15ha. * Hệ thống cấp điện phục vụ thi công Trên cơ sở lưới điện khu vực hiện tại, phương án cấp điện phục vụ thi công cho thuỷ điện Krông Hnăng được cấp từ trạm biến áp 110/35/22kV Buôn Ma Thuột thông qua đường dây Buôn Ma Thuột - Lắk - Rô Men. Từ đường dây này, tại cột 119 xây dựng nhánh rẽ 35kV Krông Hnăng (chiều dài khoảng 0,6km) và trạm biến áp trung gian 35/22kV - 3.200kVA Krông Hnăng. Sau trạm biến áp sẽ xây dựng đường dây 22 kV đến công trường xây dựng thủy điện Krông Hnăng Nguồn điện dự phòng cho các thiết bị thi công trong trường hợp sự cố nguồn điện lưới sẽ được cấp từ các máy phát điện Diesel, dự kiến 03 máy. c) Đường giao thông trong công trường - Hệ thống đường thi công vận hành trong công trường: Đường thi công vận hành trong công trường là các đường được sử dụng suốt trong quá trình thi công và sau đó được nâng cấp để trở thành đường vận hành lâu dài. Bao gồm đường từ tỉnh lộ 645 đến khu đầu mối, từ tỉnh lộ 645 đến nhà máy thủy điện, tháp điều áp, nhà van, cửa lấy nước với tổng chiều dài 9.120m. Đường thi công vận hành có quy mô: nền rộng 7,5m đến 9,0m, mặt rộng 5,5m đến 6,0m, kết cấu: móng cấp phối đá dăm dày 30cm, mặt đường rải bê tông nhựa nóng dày 7cm. - Hệ thống đường thi công trong công trường: Đường thi công trong công trường là những đường cần thiết trong suốt quá trình thi công, bao gồm đường nối giữa đường thi công vận hành, đường từ khu phụ trợ đến đập chính bờ trái, bờ phải, đập tràn, đường thi công đến các mỏ đất và bãi thải, đường ra kho mìn,… với tổng chiều dài 8.302m. Đường có quy mô như sau: Nền đường rộng 9m, móng đường là cấp phối đá dăm dày 0,3m, mặt đường rộng 7m. Bảng 1.1: Các thông số chính dự án thuỷ điện Krông Hnăng TT Thông số Đơn vị Trị số I Lưu vực 1 Diện tích lưu vực Flv (có hồ Hố Nai) km2 1.196 2 Lượng mưa trung bình nhiều năm X0 mm 1.780 3 Lưu lượng bình quân năm Q0 m3/s 32,5 4 Tổng lượng dòng chảy năm W0 106m3 1.025 5 Lưu lượng đỉnh lũ P = 0,1% m3/s 6.805 P = 0,5% m3/s 5.101 P = 1,0% m3/s 4.545 II Hồ chứa 1 Mực nước dâng bình thường MNDBT m 255 2 Mực nước chết MNC m 242,5 3 Mực nước max ứng với P=0,5% m 255,16 4 Mực nước max ứng với P=0,1% m 257,4 5 Dung tích toàn bộ Wtb 106m3 171,6 6 Dung tích hữu ích Whi 106m3 112,3 7 Dung tích chết Wc 106m3 59,3 8 Diện tích mặt hồ ứng với MNDBT km2 13,67 III Lưu lượng qua nhà máy 1 Lưu lượng Qmax qua tua bin m3/s 68 2 Lưu lượng đảm bảo Q(90%) m3/s 12,9 IV Đập chính 1 Cao trình đỉnh đập m 258,2 2 Cao trình đỉnh tường m 258,9 3 Chiều dài đỉnh đập Lđ m 1.051 4 Chiều cao đập lớn nhất m 48,6 5 Chiều rộng đỉnh B m 8 6 Mái thượng lưu (m) 3;3,5;4;4,5 7 Mái hạ lưu (m) 2,75;3 ;3;2,5 8 Hình thức đập Đất đồng chất 9 Hình thức tiêu nước Lăng trụ đá + áp mái hạ lưu V Đập tràn 1 Cao trình ngưỡng tràn m 241 2 Số khoang tràn 4 3 Khẩu độ tràn BxH m 12x14 4 Kích thước cửa van cung BxH m 12x14,5 5 Lưu lượng xả lũ thiết kế P = 0,5% m3/s 4.962,2 6 Lưu lượng xả lũ kiểm tra P = 0,1% m3/s 5.878,3 7 Hình thức tiêu năng Tiêu năng mặt, mũi phun VI Tuyến năng lượng A Cửa nhận nước 1 Cao trình cửa nhận nước m 233,5 2 Kích thước lưới chắn rác nxBxH m 2x4,5x8,5 3 Kích thước van vận hành nxBxH m 1x5,0x5,0 B Đường hầm áp lực 1 Đường kính trong đường hầm m 5 2 Chiều dài đường hầm tới tim tháp điều áp m 1.880 3 Chiều dài từ tim tháp tới nhà van m 101,6 4 Cao độ đáy đường hầm sau cửa nhận nước m 233,5 5 Cao độ đáy đường hầm tại tháp điều áp m 213,96 6 Độ dốc đường hầm % 0,0106 C Tháp điều áp 1 Đường kính trong tháp m 11 2 Cao trình mực nước lớn nhất m 273,73 3 Cao trình mực nước nhỏ nhất m 235,08 D Đường ống áp lực 1 Đường kính ống m 4 2 Chiều dài ống tính từ nhà van m 311,6 3 Chiều dày thành ống (d) mm 14-22 E Đặc trưng nhà máy 1 Loại tua bin PO 2 Số tổ máy 2 3 Công suất lắp máy Nlm MW 2x32 4 Công suất bảo đảm Nbđ MW 12,1 5 Cột nước lớn nhất Hmax m 120,6 6 Cột nước nhỏ nhất Hmin m 101,6 7 Cột nước trung bình Htb m 112,7 8 Cột nước tính toán Htt m 108,1 9 Cao trình đặt tuốc bin m 131,5 10 Kích thước nhà máy BxH mxm 51,0x15,0 VII Điện lượng 1 Điện lượng trung bình năm E0 106 KWh 247,72 2 Số giờ sử dụng công suất lắp máy giờ 3.871 VIII Kênh xả 1 Chiều rộng đáy (b) m 18 2 Hệ số mái (m) 1,5 3 Độ dốc đáy kênh (i) 0,0002 4 Chiều dài kênh xả (L) m 215,5 * Những hạng mục không thuộc dự án 1.4.1.3. Đường dây dự kiến đấu nối hệ thống Tuyến đường dây 110kV thủy điện Krông Hnăng đấu nối hệ thống điện dự kiến xuất phát từ NMTĐ Krông Hnăng đi đến điểm cuối là TBA 110kV Ea Kar hiện có. Toàn bộ tuyến đường dây dự kiến nằm trong địa phận tỉnh Đăk Lăk, đi qua địa bàn xã Ea Sô, Ea Tuyn, Ea Pil, Ea Dar, thị trấn Ea Knốp, huyện Ea Kar và xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, với tổng chiều dài là 35,281km. Bảng 1.2: Một số thông số đặc trưng của phương án dự kiến TT Các thông số cơ bản Phương án 1 Điểm đầu (ĐĐ) Thuỷ điện Krông Hnăng Điểm cuối (ĐC) Thanh cái TBA 110kV Ea Kar Số mạch 02 Tổng chiều dài tuyến 35.281 m Hành lang tuyến 15 m Số góc lái 14 Số nhà trong hành lang 33 Vượt đường tỉnh lộ 645 02 Chui đường dây 220kV 01 Các đường dây thông tin, điện lực khác 03 Vượt sông Krông Hnăng 01 Chiều dài tuyến qua đất trồng màu 7.361 m Chiều dài tuyến qua đất trồng cà phê 10.351 m Chiều dài tuyến qua rừng 17.519 m Chiều dài tuyến qua khu dân cư 50 m Diện tích đất trong hành lang tuyến 529.215 m2 Diện tích đất chiếm dụng vĩnh viễn 5.469,0 m2 1.4.2. Biện pháp thi công chính 1.4.2.1. Công tác đào đất đá Công tác đào đất: Việc đào đất được thực hiện bằng máy xúc V³1,25m3, vận chuyển bằng ô tô tự đổ ³ 12T ra bãi thải theo quy định. Công tác đào đá hở: tập trung ở hố móng đập tràn, tuyến năng lượng, nhà máy thuỷ điện, công trình dẫn dòng, cụm công trình Hố Nai. Biện pháp đào đá chủ yếu dùng khoan nổ lớn f105mm, lớp đá sát đáy móng £1,0m dùng khoan nổ nhỏ f42mm, riêng lớp đá tiếp xúc đáy móng £0,3m đào và cạy dọn bằng thủ công. Dùng tổ hợp máy xúc V ³2,3m3 + Ô tô ³ 12T vận chuyển đến nơi quy định. Công tác đào đá ngầm: gồm đào hầm dẫn nước, tháp điều áp. + Đối với đường hầm dẫn nước công tác đào đá được thực hiện bằng phương pháp đào toàn tiết diện theo 2 gương, từ cửa lấy nước đi về phía tháp điều áp và từ nhà van đi về cửa lấy nước. + Đối với tháp điều áp công tác đào đá được tiến hành theo phương pháp khoan tạo lỗ ban đầu đường kính 2-2,5m, sau đó sẽ mở rộng tháp điều áp theo kích thước thiết kế bằng phương pháp khoan nổ, đất đá đào được thải xuống thông qua giếng ban đầu và được vận chuyển ra ngoài bằng hầm ngang tới nhà van, sau đó được bốc xúc và vận chuyển bằng máy ra bãi trữ để tận dụng cho công tác bê tông và xây lát đá. 1.4.2.2. Công tác đắp đất đá Công tác đắp đất: - Đắp đất cụm đầu mối: chủ yếu là đắp đập chính, đắp đê quai ngăn sông. Đất đắp được lấy từ mỏ số 3, số 4a và mỏ số 6 bằng máy xúc ³1,25m3, vận chuyển bằng ô tô tải trọng ³12T, sau đó được san từng lớp 0,3m¸0,35m bằng ủi ³130CV và đầm bằng đầm rung 25T. - Đắp đất cụm tuyến năng lượng: chủ yếu là đắp đất nhà máy, đất được tận dụng từ đất đào hố móng đã tập trung ở bãi thải. Xúc bằng máy xúc ³1,25m3, vận chuyển bằng ô tô tải trọng ³12T, sau đó được san thành từng lớp 0,3m¸0,35m bằng ủi ³130CV và đầm bằng lu bánh sắt 10T. Tại những vị trí tiếp giáp với bê tông đầm bằng thủ công. Công tác đắp đá: chủ yếu là ở cụm đầu mối gồm đập chính và đê quai thi công. Đá đắp được tận dụng đá đào hố móng tập trung tại các bãi trữ, bãi thải. Dùng tổ hợp máy xúc V³2,3m3 xúc, vận chuyển bằng ô tô ³12T, đá được san bằng ủi ³ 130CV từng lớp dày 1,0m đầm bằng ủi hoặc đầm rung 25T. Công tác đắp tầng lọc: Cát dùng cho đắp tầng lọc được khai thác từ mỏ cát Buôn Bưng. Đá dăm được lấy từ các trạm nghiền sàng. Tầng lọc nối tiếp giữa các lớp đất đá được đổ và san đầm bằng máy. Tầng lọc phục vụ cho công tác gia cố mái đập được đổ và san bằng thủ công thành từng lớp dày 0,1¸0,15m và được đầm bằng đầm bàn. 1.4.2.3. Công tác bê tông Công tác bê tông hở: Chủ yếu là bê tông tràn, cống dẫn dòng (cụm công trình đầu mối), bê tông nhà máy, kênh xả và cửa lấy nước, nhà van (cụm tuyến năng lượng), bêtông kênh dẫn nước, đập dâng Hố Nai (cụm công trình Hố Nai). Bê tông được lấy từ trạm trộn bê tông, vận chuyển bằng xe chuyên chở bê tông. Sử dụng cần cẩu DEK-251, cần cẩu tháp KBGS-450, BK-403A để thi công. Công tác bê tông ngầm: được tiến hành theo phương pháp tuần tự, tức là được đổ ngay sau khi kết thúc công tác đào ngầm. Dự kiến đổ bê tông theo phương pháp toàn mặt cắt, đổ bằng bơm. Đổ theo 2 hướng: từ giữa đường hầm đi về phía cửa lấy nước và nhà van. Bê tông được lấy từ trạm trộn bờ phải. 1.4.2.4. Công tác xây lát đá Chủ yếu là công tác xây lát đá mái đập đất, gia cố mái kênh dẫn dòng, xây lát mái kênh dẫn, cửa lấy nước và kênh xả. Công tác xây lát đá được thực hiện bằng thủ công. Đá được chọn lựa từ bãi trữ đá bờ phải, cát được khai thác từ mỏ cát Buôn Bưng. 1.4.2.5. Công tác khoan phun chống thấm Theo tài liệu khảo sát địa chất TKKT.1, nền đập chính và đập tràn có lượng mất nước< 3 lugon, do đó không cần khoan phụt chống thấm. 1.4.2.6. Công tác lắp đặt thiết bị a) Công tác lắp đặt thiết bị cụm đầu mối áp lực: Chủ yếu là lắp thiết bị đóng mở đập tràn. Những chi tiết đặt sẵn trong bê tông sẽ được lắp đặt cùng với công tác đổ bê tông. Chi tiết đặt sẵn được đưa vào khối đổ bằng cần trục tháp hoặc cần trục xích, định vị, căn chỉnh và cố định trước khi đổ bê tông. Các thiết bị khác như van cung, khớp quay, máy nâng thuỷ lực, dầm cặp, cần trục chân dê, cửa sửa chữa được vận chuyển đến cơ sở lắp ráp liên hợp. Sau đó được tổ hợp thành các cụm rồi được vận chuyển đến vị trí lắp ráp bằng xe kéo chuyên dùng. Các thiết bị được đưa vào vị trí bằng cần trục xích đứng trên cầu giao thông hoặc cần trục chân dê. b) Công tác lắp đặt thiết bị tuyến năng lượng: Chủ yếu lắp đặt thiết bị nhà máy và thiết bị cửa lấy nước. Thiết bị nhà máy như buồng xoắn, ống hút, Rôto và Stato, … và các chi tiết đặt sẵn được tổ hợp tại cơ sở lắp ráp liên hợp, sau đó được xe kéo chuyên dùng vận chuyển đến vị trí lắp ráp hoặc tổ hợp tại sàn lắp ráp. Các thiết bị trên được đưa vào vị trí, định vị, căn chỉnh và cố định nhờ các con lăn, xe đẩy, pa lăng hoặc các cầu trục điện 1 dầm cần trục xích hoặc cần trục tháp đổ bê tông hoặc cần trục nhà máy. Thiết bị cửa lấy nước được tổ hợp ở cơ sở lắp ráp liên hợp sau đó được xe kéo chuyên dùng vận chuyển đến vị trí lắp ráp. Các thiết bị trên được đưa vào vị trí, định vị, căn chỉnh và cố định nhờ các cần trục xích và cần trục tháp đổ bê tông, cửa van sửa chữa và lưới chắn rác được lắp đặt bằng cần trục chân dê. Lắp đặt đường ống áp lực. Dùng xe ray chuyển ống chạy dọc theo đường ống áp lực, xe ray di chuyển bằng tời điện gắn cố định tại mố néo có độ dốc đường ống thay đổi và tại nhà van (đoạn đầu đường ống), đường ống được lắp thứ tự từ nhà máy lên đến nhà van. 1.4.3. Khối lượng thi công chính xây dựng công trình Khối lượng các công trình thi công, nhu cầu cung cấp đất đá, nguyên vật liệu xây dựng trình bày trong bảng 1.3. Bảng 1.3. Bảng tổng hợp khối lượng công tác chính phương án kiến nghị TT Hạng mục Đơn vị Đập đất Đập tràn Đập dâng Hố Nai Kênh & CT trên kênh Hố Nai Kênh dẫn vào cửa lấy nước Cửa lấy nước Đường hầm Tháp điều áp Nhà van Đường ống áp lực Nhà máy Kênh xả Tổng cộng 1 Đào đất aQ 103m3 20,41 34,07 54,48 2 Đào đất edQ 103m3 180,68 11,11 11,21 20,90 1,34 5,09 5,66 8,12 3,14 2,72 249,98 3 Đào đất IA1 103m3 86,23 110,45 2,00 24,03 1,03 3,97 4,55 21,39 55,84 29,93 339,43 4 Đào đất IA2 103m3 26,98 6,90 0,70 7,87 1,88 2,79 0,08 0,90 48,10 5 Đào đá phong hóa IB 103m3 4,15 26,85 0,20 2,54 0,59 34,33 6 Đào đá nguyên khối IIA,IIB 103m3 2,14 407,32 10,47 0,99 44.04 6,97 0,28 7,78 15,36 12,18 0,60 508,13 7 Đào đá ngầm 103m3 60,41 1,66 62,07 8 Đắp đất 103m3 3227,57 38,44 7,16 1,01 3274,18 9 Đắp đất đá hỗn hợp 103m3 1,76 0,47 7,74 9,97 10 Đất đá gia tải 103m3 326,25 326,25 11 Đắp đá 103m3 0,16 0,05 3,38 3,59 12 Dăm lọc thi công thủ công 103m3 21,37 0,30 0,07 0,02 0,33 22,09 13 Cát lọc thi công thủ công 103m3 21,13 0,35 0,02 0,02 0,22 21,73 14 Dăm lọc thi công cơ giới 103m3 9,16 9,16 15 Cát lọc thi công cơ giới 103m3 9,49 9,49 16 Đá dăm (2x4) 103m3 1,45 1,45 17 Đá chuyển tiếp 103m3 29,81 29,81 18 Đá đổ 103m3 224,26 224,26 19 Đá lát khan 103m3 2,07 2,07 20 Đá xây M100 103m3 25,68 1,09 0,58 0,04 0,38 27,77 21 Bê tông M100 103m3 1,54 0,15 4,94 0,02 6,65 22 Bê tông M150 103m3 0,02 0,69 0,08 0,06 0,08 0,94 23 Bê tông gia cố tạm M200 103m3 0,08 0,56 0,64 24 Bê tông cốt thép M200 103m3 1,39 4,70 0,45 0,82 0,01 17,79 0,01 2,28 0,83 28,28 25 Bê tông cốt thép M250 103m3 19,55 2,02 1,97 0,15 12,34 36,03 26 Bê tông cốt thép M300 103m3 12,46 0,93 13,39 27 Gạch xây 103m3 0,12 0,90 1,02 28 Phun vẩy xi măng M300 103m2 0,53 6,85 0,14 7,52 29 Lới thép gia cố tạm 103m2 6,85 6,85 30 Khoan phun lấp đầy 103m2 9,03 9,03 31 Bao tẩm nhựa đồng 103m2 3,68 3,68 32 Trồng cỏ 103m2 60,89 60,89 33 Khoan néo anke 103m 2,64 0,73 8,25 0,25 0,20 0,39 0,61 13,07 34 Khoan phun gia cố nền 103m 2,95 2,95 35 Khớp nối cao su củ tỏi 103m 0,97 0,05 0,02 1,04 36 Khoan tiêu nước thân dốc 103m 0,56 0,56 37 Ống bê tông đục lỗ 103m 0,62 0,64 1,26 38 Cốt thép các loại tấn 69,50 1285,56 19,36 57,12 114,41 889,70 108,07 11,93 92,87 691,83 37,35 3377,69 39 Thép lan can tấn 19,62 3,00 22,63 40 Thép bọc dày 8 mm tấn 100,74 100,74 41 Thép I24 gia cố tạm tấn 150,50 150,50 42 Thép hình tấn 24,99 1,27 26,26 43 Thép tấm các loại tấn 0,14 108,33 10,53 119,00 44 Thiết bị cơ khí thủy công tấn 878,51 3,75 144,79 56,47 635,86 231,22 1946,85 45 Thép AZG, L = 8,5m tấn 0,95 0,95 46 Thiết bị quan trắc HT 1,00 1,00 1.4.4. Mô tả quá trình vận hành công trình 1.4.4.1. Quy trình điều tiết hồ chứa Dung tích toàn bộ hồ chứa là 171,6 triệu m3, trong đó dung tích chết là 59,3 triệu m3, dung tích hữu ích 112,3 triệu m3. Mực nước dâng bình thường của hồ chứa là 255m và mực nước chết là 242,5m. Hồ chứa làm việc ở chế độ điều tiết năm. Với chế độ thủy văn của lưu vực 4 tháng mùa lũ (từ tháng IX - XII), 8 tháng mùa kiệt (từ tháng I - VIII), chế độ vận hành nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng như sau: - Mùa lũ: Từ tháng IX - XII nước sẽ tích dần vào hồ, hồ sẽ được làm đầy vào tháng XI hoặc tháng XII tại cao trình 255m. Khi hồ đã đầy, thuỷ điện Krông Hnăng sẽ được huy động công suất để phát ở mức cao nhằm tránh xả thừa, khi lưu lượng đến hồ lớn hơn lưu lượng phát điện thì hồ sẽ xả thừa. Trong 26 năm mô phỏng có 10 năm (13 tháng mùa lũ) phát được công suất lắp máy (Nlm = 64MW) và xả thừa trung bình khoảng 3,3m3/s chiếm 10%/năm lượng nước đến công trình. - Mùa kiệt: Từ tháng I - VIII năm sau, lượng nước trong hồ sẽ được rút dần kết hợp với lượng nước đến hồ để phát điện theo nhu cầu của hệ thống cho đến khi mực nước trong hồ về đến mực nước chết 242,5m vào cuối tháng VIII hàng năm. 1.4.4.2. Lưu lượng phát điện Lưu lượng phát điện của nhà máy dao động từ 8,66 m3/s đến 68 m3/s. Lưu lượng phát điện đảm bảo là 12,9 m3/s. 1.4.4.3. Cột nước phát điện Cột nước phát điện lớn nhất xảy ra vào cuối mùa lũ khi hồ chứa xả với lưu lượng nhỏ nhất. Cột nước phát điện nhỏ nhất xảy ra vào cuối mùa kiệt khi mực nước hồ về mực nước chết (Hmax = 120,6m; Hmin = 101,6m, Htt = 108,1m). 1.4.4.4. Quy trình vận hành tuyến năng lượng Nước từ hồ chứa sẽ qua cửa nhận nước (tại cửa nhận nước có lưới chắn rác) vào đường hầm, tháp điều áp, đường ống áp lực tới tổ máy phát điện. Tại đây động năng của máy sẽ làm quay tua bin máy phát điện. Nước sau khi phát điện sẽ không bị thay đổi về thành phần vật lý và sinh hoá sẽ trở lại sông qua kênh xả nhà máy. Nguồn điện sản xuất ra sẽ truyền tải đến trạm phân phối điện ngoài trời để đấu nối với hệ thống điện. Khi vận hành, nhà máy sử dụng hệ thống cung cấp dầu áp lực để điều khiển tua bin, hệ thống tuần hoàn nước làm mát thiết bị và dầu bôi trơn tua bin. Thiết bị đã lựa chọn đảm bảo không có hiện tượng rò rỉ dầu mỡ trong quá trình vận hành. Mặt khác, lượng rò rỉ trong quá trình bảo dưỡng và sửa chữa cũng sẽ được các hệ thống thu gom xử lý. Do vậy, nước sau khi qua nhà máy rồi xả vào sông Ea Krông Hnăng là nước sạch, không độc hại. Nhà máy thuỷ điện khi vận hành không thải khí, không gây tiếng ồn lớn hơn tiêu chuẩn cho phép. 1.4.4.5. Nguyên vật liệu vận hành, bảo dưỡng Nguyên liệu chính vận hành nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng là nguồn nước từ hồ chứa Krông Hnăng. Quá trình vận hành và bảo dưỡng nhà máy thuỷ điện Krông Hnăng theo đúng quy trình vận hành và bảo dưỡng được lập theo quy định. 1.4.5. Các hạng mục công trình khác 1.4.5.1. Công tác tái định cư, định canh a) Số hộ, số khẩu TĐC - ĐC Kết quả khảo sát ứng với mực nước dềnh tần suất 1%, đến cao trình 256m cho thấy trong vùng lòng hồ và khu vực công trình đầu mối số hộ bị ảnh hưởng là 189 hộ, trong đó số hộ phải tiến hành TĐC - ĐC là 140 hộ/560 khẩu (số hộ ảnh hưởng còn lại được bồi thường bằng tiền theo nguyện vọng của họ). b) Phương án TĐC - ĐC Các hộ được dự kiến tái định cư - định canh ở 2 khu: khu TĐC - ĐC số 1 và khu TĐC - ĐC số 2 theo 2 phương án (xem trong mục 4.1.2.1). Các khu TĐC - ĐC đều nằm trên địa bàn xã Cư Prao, huyện M’Đrăk, tỉnh Đăk Lăk (xem trong mục 1.3.4). c) Hiện trạng khu TĐC - ĐC: - Địa hình: cả 2 khu vực TĐC - ĐC là khu vực có địa hình tương đối bằng phẳng, phần lớn đất đai đã được người dân khai thác nhưng do thiếu đầu tư cải tạo nên đã bị thoái hoá, bạc màu. Đặc trưng của khu vực là có tầng đất mỏng, các khu vực đất còn rừng tự nhiên lúp xúp có nhiều đá lộ đầu, đá tảng lớn, chỉ có thể khai thác cục bộ để canh tác. - Giao thông: chỉ có hệ thống đường đất liên thôn, đường mòn đi canh tác, đi lại khó khăn. - Nguồn nước: sử dụng nước mưa và nước từ các suối trong khu vực. - Hiện trạng sử dụng đất trong các khu TĐC - ĐC xem trong bảng 1.4: Bảng 1.4. Hiện trạng sử dụng đất khu TĐC - ĐC STT Loại đất Khu TĐC - ĐC số 1 (ha) Khu TĐC - ĐC số 2 (ha) 1 Đất trồng cây hàng năm 79,9 111,2 2 Đất trồng cây công nghiệp 30,4 0 3 Đất tự nhiên chưa sử dụng 142,6 321,43 4 Đất trồng lúa 0 4 5 Ao, hồ, mặt nước chuyên dùng 0,4 0,01 6 Đất ở liền kề đất trồng cây hàng năm khác 0 5,7 7 Đất trồng cỏ chăn nuôi 0 2,01 8 Đất bằng chưa sử dụng 1,3 8,95 9 Đất giao thông 1,1 2,53 10 Đất sông suối 0,1 Tổng 255,6 455,93 d) Các hoạt động xây dựng trong khu TĐC - ĐC - Xây dựng đường giao thông tránh ngập: làm mới tuyến đường nối từ tỉnh lộ 645 đi về hướng sau 3 buôn (buôn Hoang, buôn Năng, buôn Pa), ngang qua khu TĐC - ĐC số 2, vòng qua 3 buôn về hướng thôn 1, nối liền các đoạn đường không bị ngập và nối với trục đường từ xã Cư Prao về huyện M’Đrăk. Tổng chiều dài của tuyến đường giao thông là 17.300m, có kết cấu đường cấp 5 miền núi. - Xây dựng hệ thống thuỷ lợi cung cấp nước tưới trồng lúa: xây dựng đập dâng mới lấy nước phục vụ tưới cho 20 - 25ha lúa dự kiến khai hoang tại khu TĐC - ĐC số 2. - Xây dựng khu tái định cư: san nền, chia lô, xây dựng nhà ở và các công trình phụ cho các hộ bị ảnh hưởng theo tiêu chuẩn; xây dựng công trình cấp điện, cấp nước sinh hoạt; xây dựng trường học (2 tầng), trạm y tế. - Xây dựng khu tái định canh: khai hoang, phân lô, xây dựng khu trồng lúa, trồng màu. e) Kế hoạch thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC - ĐC Kế hoạch thực hiện bồi thường, hỗ trợ và TĐC - ĐC theo tiến độ của dự án. 1.4.5.2. Công tác rà phá bom mìn, vật nổ Công tác rà phá bom mìn, vật nổ được thực hiện ở khu vực xây dựng tuyến đập, khu vực tái định cư, định canh, khu mỏ vật liệu và tại những vị trí được xác định là còn xót bom mìn, vật nổ từ thời chiến tranh. 1.5. VỐN ĐẦU TƯ Tổng mức đầu tư của dự án là: 1.249,32554x109 đồng. 1.6. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN - Công tác chuẩn bị: quý I, II năm 2005. - Tháng 06/2005 : Khởi công công trình. - Tháng 01/2009 : Lấp sông. - Tháng 07/2009 : Đóng nút cống dẫn dòng, hồ bắt đầu tích nước. - Tháng 08/2009 : Căn chỉnh và thử thiết bị đồng bộ. - Tháng 09/2009 : Khởi động tổ máy 1. - Tháng 12/2009 : Khởi động tổ máy 2. Chương 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG Điều kiện tự nhiên và môi trường khu vực dự án được nghiên cứu dựa trên các tài liệu khảo sát, thăm dò của Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 trong thời gian khảo sát, thiết kế dự án và các tài liệu thu thập được. 2.1.1. Điều kiện địa lý, địa chất 2.1.1.1. Điều kiện địa lý, cảnh quan a) Phạm vi địa giới và mối quan hệ của dự án với các đối tượng khác Toàn bộ khu vực dự án nằm trên địa phận thuộc các xã Ea Ly (huyện Sông Hinh - tỉnh Phú Yên), xã Ea Sô (huyện Ea Kar - tỉnh Đăk Lăk), xã Cư Prao (huyện M’Đrăk - tỉnh Đăk Lăk). Một phần diện tích của dự án (519ha) nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (phân khu dịch vụ, hành chính, sản xuất) thuộc địa phận xã Ea Sô. Khu vực dự án có tuyến đường tỉnh lộ 645 chạy qua (trải nhựa), ngoài ra còn có hệ thống đường giao thông liên xã, liên thôn đi lại thuận lợi. b) Cảnh quan khu vực dự án Nhìn chung khu vực dự án khá bằng phẳng, độ dốc trung bình. Phạm vi nghiên cứu vùng hồ thủy điện Krông Hnăng nằm trong vùng trũng giữa núi ở khu vực chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Phần lớn diện tích khu vực dự án có địa hình dạng đồi lượn sóng, nhiều nơi tương đối bằng phẳng, ít phân cắt, bề mặt sườn thoải 5-200, có xu thế thấp dần về phía Đông Bắc, cao độ trung bình 230-250m với các khối núi sót có độ cao tương đối 70-100m, phần diện tích bên rìa vùng nghiên cứu là các bề mặt sườn có cao trình từ 300-400m của các dãy núi cao trung bình, phân cắt trung bình đến mạnh. Thảm phủ thực vật khu vực công trình khá đa dạng: có rừng tự nhiên, đất trống cây bụi thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô (xã Ea Sô), xã Ea Ly; đất canh tác, đất trống cây tạp thuộc xã Cư Prao. Rừng tự nhiên chủ yếu là rừng thứ sinh - dạng rừng trung bình. Đất canh tác chủ yếu là đất trồng cây hàng năm. Dân cư khu vực công trình khá thưa thớt, chỉ sống tập trung tại các thôn 1, 2, 3, buôn Hoang, buôn Zô, Buôn Pa, buôn Năng thuộc xã Cư Prao. Nhà cửa của các hộ dân đa phần là nhà trệt, vách gỗ, mái tôn, giá trị không lớn. Đường giao thông đi lại khá thuận lợi. Đường tỉnh lộ 645 hiện có đi đến tận cả bờ phải và bờ trái của công trình. Bờ phải của đập chính đi về thành phố Tuy Hoà, bờ trái đi về quốc lộ 26 đi thành phố Buôn Ma Thuột. Ngoài ra còn có hệ thống giao thông liên xã, giao thông nông thôn đi đến công trình thuận lợi. 2.1.1.2. Điều kiện địa hình, địa mạo * Từ thượng lưu đến tuyến công trình Sông Ea Krông Hnăng bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tun cao 1.215m nhưng nguồn sông chỉ đạt ở độ cao 900m. Sông liên tục chuyển hướng chảy Tây Bắc - Đông Nam sang Tây Nam - Đông Bắc rồi lại Tây Bắc - Đông Nam và cuối cùng theo hướng Tây Nam - Đông Bắc trước khi đổ vào sông Ba tại ranh giới hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Địa hình khu vực này phức tạp, độ cao trung bình đạt 477m. Phần phía Tây, nơi đầu nguồn chính của sông Ea Krông Hnăng, là vùng núi thấp và gò đồi cao 500 - 800m, thoải dần theo hướng dòng chảy Tây Bắc - Đông Nam. Vùng trung tâm (vùng công trình) là các dãy đồi núi thấp, sườn thoải, dạng lượn sóng, ít phân cắt, cao trung bình 300 - 400m. Vùng rìa phía Đông Nam là địa hình đồi núi thấp với một số đỉnh cao trên 1.000m. Đường phân thủy của lưu vực sông Ea Krông Hnăng cắt qua đá bazan biến chất và đá xâm nhập granit. Đa phần đường phân thủy có dạng đồi đỉnh tròn, rộng, thoải, cao 500 - 700m, cấu tạo bởi đá bazan và đá biến chất. Riêng ở rìa Đông Nam, do cấu tạo bởi đá xâm nhập granit, đường phân thuỷ có dạng hẹp hơn, sắc nhọn hơn và có những đỉnh cao tới trên 1.000m. - Chia cắt ngang: Độ chia cắt ngang của khu vực dao động từ 0,5 - 1,2 km/km2 và có thể chia ra ba cấp: trung bình yếu (0,5 - 0,8 km/km2), trung bình (0,8 - 1,0 km/km2) và khá mạnh (1,0 - 1,5 km/km2). - Chia cắt sâu: Độ chia cắt sâu trong khu vực dao động trong khoảng 20 - 500 m/km2, phổ biến ở mức 30 - 70 m/km2. Như vậy, có thể thấy rằng khu vực lưu vực sông Ea Krông Hnăng đa phần diện tích lưu vực có độ phân cắt yếu đến trung bình. - Độ dốc: Độ dốc trong khu vực chia ra làm 4 cấp: cấp I (3 - 8º) chiếm diện tích chủ yếu phần phía Tây lưu vực, dọc sông, phần trung tâm lưu vực nơi hội lưu của các sông, suối lớn: Ea Dah, Ea Krông Hding,…; cấpII (8 - 15º) chiếm phần lớn diện tích còn lại của lưu vực; cấp III (15 - 25º) và IV (>25º) ở các núi và cũng là phân thuỷ, phân bố ở rìa Đông Nam. Nhìn chung, địa hình lưu vực sông Ea Krông Hnăng cao ở phía Tây, Tây Nam và thấp dần về phía Đông Bắc. Độ hạ thấp lòng sông lớn nhưng độ dốc bình quân lưu vực không cao, đạt 9,5%. * Vùng công trình Vùng tuyến công trình thủy điện Krông Hnăng có địa hình là các dãy đồi núi thấp với các đỉnh có cao độ tuyệt đối từ 270 - 320m, dạng lượn sóng, sườn thoải (độ dốc 10 - 200), phân cắt trung bình, có xu thế thấp dần về phía Đông Bắc. Phần diện tích bên rìa vùng nghiên cứu là các bề mặt sườn có cao trình từ 300 - 400m của các dãy núi cao trung bình, phân cắt trung bình đến mạnh. Địa hình có nguồn gốc san bằng - bóc mòn - xâm thực. Theo các tài liệu nghiên cứu và phân tích thì khu vực vùng hồ Thủy điện Krông Hnăng đang trong thời gian tương đối bình ổn về hoạt động kiến tạo. Dựa vào hình thái bề mặt vùng nghiên cứu có thể chia ra làm các kiểu địa hình địa mạo chính như sau: - Kiểu địa hình bóc mòn - xâm thực phát triển trên đá bazan phun trào: chiếm diện tích nhỏ ở vai phải tuyến đập và khu vực trung tâm, chúng tạo thành các sườn núi thấp thoải, có chỗ tương đối bằng phẳng. Mức độ phân cắt địa hình yếu tạo nên kiểu bề mặt san bằng khá đặc trưng. - Kiểu địa hình bóc mòn - xâm thực phát triển trên đá macma xâm nhập: chiếm chủ yếu trên diện tích nghiên cứu, chúng thường tạo thành những phần đồi núi cao riêng biệt với các sườn dốc trung bình đến rất dốc. Bề mặt địa hình không bằng phẳng có dạng lượn sóng, mức độ phân cắt địa hình trung bình. Tuy nhiên tại các đồi núi cao không quan sát thấy hiện tượng trượt lở sườn dốc. - Kiểu địa hình bóc mòn - xâm thực phát triển thành tạo Neogen: Diện phân bố của chúng liên quan mật thiết với các pediment thung lũng, các sườn xâm thực rửa trôi có diện phân bố ít hơn, chúng thường xuất hiện ở nơi tiếp giáp giữa sườn và các sông suối. - Kiểu địa hình xâm thực tích tụ dòng chảy: tập trung tại thung lũng sông Ea Krông Hnăng và các nhánh suối lớn của chúng. Thung lũng sông thường có dạng chữ U nhưng do quá trình họat động dòng chảy về mùa mưa lũ rất lớn hình thành các vách trọng lực và sườn trọng lực tại bờ trái tuyến đập. - Kiểu địa hình tích tụ các thềm sông: Dạng địa hình này kém phát triển, trong vùng chỉ quan sát được rất ít mảng thềm I, các bãi bồi thấp và cao dọc theo thung lũng sông và biến động lớn sau mỗi mùa mưa lũ. 2.1.1.3. Điều kiện địa chất 1. Cấu tạo địa chất tổng thể khu vực dự án Hệ tầng Tiên An thuộc phức hệ Khâm Đức, giới Proterozoi và Paleozoi dưới có diện phân bố hẹp, dọc theo tuyến đường tỉnh lộ qua cầu Đắc Phú. Các diện lộ của hệ tầng là những khối sót thể tù, kích thước thường dưới 1-2km2 nằm trong trường đá granit phức hệ Quế Sơn đều gặp trong vùng lòng hồ. Các mặt cắt của hệ tầng quy mô nhỏ, do đó có thể thấy được thành phần thạch học tương đối đơn giản, bao gồm các đá phiến kết tinh, gneis, cục bộ có các thấu kính đá hoa và calciphyr. Phần ven rìa của các khối thường bị biến chất nhiệt yếu ớt. Giới Kainozoi gồm các đá phun trào tuổi Mioxen (bN13) (phần trên), tuổi Plioxen-Pleisticen (bN2-Q1) (phần dưới) và trầm tích Neogen tuổi Plioxen - N2. Thành phần chính gồm sét nén, sét pha lẫn cát thạch anh màu xám nâu. Hệ Neogen, thống Pliocen (N2) gồm các lớp sét nén ép màu xanh đen đến nâu vàng, phân lớp mỏng, giữa chúng có xen kẹp lớp sét pha cát sỏi phân nhịp liên tục có chiều dày nhỏ. Hệ xuất hiện dưới dạng các vết lộ nhỏ khu vực cầu Đắk Phú và trong các hố khoan đào tuyến đập vùng bờ phải nằm dưới các đá bazan olivin. Hệ Neogen, thống Pliocen - Hệ Đệ Tứ, thống Pleistocen (bN2-Q1) xuất hiện tại hai vai đập chính gồm các thành tạo Bazan chảy tràn trên vỏ phong hóa của đá granit, chiều dày tối đa vài chục mét. Thành phần thạch học tương đối đồng nhất, bao gồm các đá bazan đặc xít xen các thấu kính bazan lỗ hổng. Bazan phát triển các khối nứt hình cột, phủ bất chỉnh hợp lên trên các đá granit phức hệ Quế Sơn và trầm tích hồ Neogen. Hệ Đệ Tứ, thống Holocen (aQIV) gồm các tích tụ bãi bồi ven sông và lòng sông hiện tại có diện phân bố hẹp không liên tục dọc hai bên bờ sông Ea Krông Hnăng. Thành phần bao gồm á sét, á cát, cát, cuội, sỏi. Chiều dày một vài mét. Phức hệ Quế Sơn (gdP2-T1qs) giai đoạn PALEOZOI muộn - Mezozoi sớm gồm các thành tạo mắc ma xâm nhập chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu. Theo các biểu hiện về thành phần và đặc điểm cấu trúc, phức hệ Quế Sơn được phân thành 3 pha xâm nhập, trong đó pha 3 có khối lượng lớn nhất. Thành phần thạch học pha 3 bao gồm các đá granit biotit hạt trung đến hạt lớn, granit biotit hạt không đều dạng nổi ban. Đá có đặc điểm rắn chắc, ít nứt nẻ. Sơ đồ địa chất vùng hồ công trình xem hình 7 2. Đặc điểm địa động lực * Địa động lực nội sinh: Khu vực nghiên cứu (khu vực xây dựng công trình) nằm ở rìa Nam của địa khối Kon Tum. Nhìn chung đất đá ở chế độ căng giãn và trượt, thoạt đầu với các biểu hiện xâm nhập tương phản liên quan đến mở rìa Biển Đông, về sau có phun trào bazan tại chỗ. Dọc theo đứt gãy trượt bằng sông Ba phát sinh các bồn kéo tách trong hệ Neogen. Theo Nguyễn Đình Xuyên và nnk thuộc Viện Vật lý Địa cầu - Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, trong giai đoạn tân kiến tạo, lưu vực sông Ea Krông Hnăng nằm trong khu vực có chế độ nâng mạnh với tốc độ nâng đạt 0,315 mm/năm. Hoạt động phá hủy kiến tạo trong khu vực nghiên cứu được thể hiện bằng các hệ thống đứt gãy chính như sau: - Hệ thống Tây Bắc - Đông Nam. - Hệ thống Đông Bắc - Tây Nam và á vĩ tuyến. - Hệ thống á kinh tuyến. Trong đó, hệ thống đứt gãy phương Tây Bắc - Đông Nam là hệ thống đứt gãy chủ đạo, có hướng cắm về phía Bắc hoặc Tây Nam với góc dốc 750 - 800. Thứ đến là hệ thống đứt gãy phương Đông Bắc - Tây Nam và á vĩ tuyến có hướng cắm Đông Nam hoặc Nam, góc dốc 750 - 800. Hệ thống á đứt gãy á kinh tuyến phát triển cục bộ, phần lớn định hướng theo các hệ thống sông, suối có đới dập vỡ rộng từ 5m đến 20 - 30m, mặt trượt dốc đứng 800 - 900. Trong vùng nghiên cứu, trừ đứt gãy Krông Năng là đứt gãy bậc III, các đứt gãy còn lại là những đứt gãy nhỏ được xếp vào bậc IV và V. Theo TCVN 4253 - 86 thì các đứt gãy bậc III, IV và V ở đây là những đứt gãy nội đới không có khả năng sinh chấn. Trong khu vực nghiên cứu còn chịu ảnh hưởng của đứt gãy sâu - đứt gãy sông Ba ở gần đó có phương Tây Bắc - Đông Nam. Theo nghiên cứu của Viện Vật lý Địa cầu thì đứt gãy này có khả năng phát sinh động đất. Động đất cực đại có thể phát sinh trên đứt gãy này có chấn cấp M0 max= 5,6 - 6,0 ở độ sâu 25 - 30km, gây chấn động cực đại tại chấn tâm I0 max= 7 (theo thang chuẩn quốc tế MSK 64). Tuy nhiên khu vực vị trí đập, do nằm khá xa các đứt gãy này nên chấn cấp động sẽ nhỏ hơn. * Động đất: Theo bản đồ phân vùng động đất, động đất tại khu vực công trình nghiên cứu có Imax = 6 (MSK - 64). 3. Tính thấm của đất đá Trong quá trình khảo sát đã chú ý nghiên cứu đánh giá tính thấm của từng loại đất đá ở vùng nghiên cứu. Xác định tính thấm của đất đá bằng tiến hành thí nghiệm ngoài trời và trong phòng thí nghiệm. - Xác định tính thấm trong phòng thí nghiệm: xác định cho các loại mẫu đất dính theo phương pháp thẳng đứng, bằng dụng cụ thấm Nam Kinh (Trung Quốc). - Xác định tính thấm của đất đá ngoài hiện trường: tiến hành một số phương pháp thí nghiệm như sau: thí nghiệm đổ nước trong hố khoan, thí nghiệm múc nước trong hố khoan, thí nghiệm ép nước trong hố khoan. Tập hợp kết quả thí nghiệm thấm tại hiện trường, kết hợp với tài liệu mô tả tại các hố khoan - đào, xác định đặc tính thấm nước của đất đá. Bảng 2.1. Bảng tổng hợp kết quả thí nghiệm thấm tại hiện trường Thứ tự Nguồn gốc Tính thấm K (cm/s) x 10-5 q (l/ph/m) Lu 1 edQ + IA1 bN2-Q1 (2,2 - 6,8)/4,5 2 edQ + IA1 gP2-T1qs (3,1 - 5,7)/ 4,1 3 N2 (0,7 - 0,85)/0,75 4 IA2 (bN2-Q1) (9,7 - 53,4)/25,0 5 IA2 (gP2-T1qs) (5,7 - 8,5)/7,0 6 IB (bN2-Q1) (1,5 - 1,7)x10-3 7 IB (gP2-T1qs) (0,85 - 1,45)x10-3 8 IIA (bN2-Q1) 0,08 - 0,122 8,0 - 12,2 9 IIA (gP2-T1qs) 0,025 - 0,078 2,5 - 7,8 10 IIB (gP2-T1qs) 0,0052 - 0,018 0,5 - 1,8 11 Đới phá hủy (0,95 - 1,03)/0,98 (Nguồn: Báo cáo chính thuỷ điện Krông Hnăng - TKKT.1 - PECC4) Ghi chú: hệ số K: (min - max)/TB 4. Khoáng sản Theo công văn số 523 CV/ĐCKS-ĐTĐC ngày 08/05/2002 của Cục Địa chất & Khoáng sản Việt Nam (nay thuộc Bộ Tài nguyên & Môi trường) đã tiến hành đo vẽ, điều tra tài nguyên khoáng sản ở tỷ lệ 1/50.000 trong khu vực Dự án. Trên bản đồ này, trong vùng ngập hồ chứa, vùng xây dựng công trình không phát hiện các điểm khoáng sản có ý nghĩa. 5. Địa chất thuỷ văn a) Các tầng, phức hệ chứa nước Dựa vào cấu trúc địa chất, đặc điểm, khả năng tàng trữ, vận động của nước trong đất đá khu vực và mối quan hệ nước mặt với nước dưới đất, tại khu vực công trình có thể chia ra các tầng, phức hệ chứa nước sau: - Tầng chứa nước trong các thành tạo aluvi. - Tầng chứa nước trong các thành tạo bazan. - Tầng chứa nước trong các thành tạo trầm tích mềm yếu tướng hồ. - Phức hệ chứa nước trong các thành tạo xâm nhập macma. Nhìn chung, theo kết quả phân tích mẫu nước thu thập thí nghiệm có tính ăn mòn bê tông yếu (theo TCVN 3994-85). b) Khả năng thấm mất nước của lưu vực Theo đặc điểm địa hình, địa chất, địa chất công trình và thủy văn, với quy mô nghiên cứu MNDBT 255m thì khu vực phân thủy của hồ chứa đều phân bố trên các thành tạo đá gốc không thấm nước. Cao trình phân thủy hồ chứa đều nằm cao hơn mực nước dâng hồ chứa thấp nhất từ vài mét đến hàng chục mét, đỉnh phân thủy rộng nên không có khả năng thấm mất nước của hồ chứa sang các lưu vực khác. 6. Điều kiện địa chất công trình khu mặt bằng xây dựng công trình * Tuyến đập chính Tại tuyến đập chính lòng sông rộng khoảng 200m. Tuyến đập chủ yếu nằm trong phạm vi phân bố của các thành tạo đá granit phức hệ Quế Sơn, các tích tụ bở rời bãi bồi ven sông - lòng sông, một phần trong đá bazan tuổi N2-Q1 và trầm tích Neogen. Dựa vào kết quả nghiên cứu các hố khoan được bố trí dọc theo tim đập và theo các mặt cắt ngang, chiều sâu các hố khoan từ 15 - 40m có thể đánh giá đặc điểm địa chất công trình tuyến đập như sau: Vai đập bờ trái: Tại vai trái, theo tài liệu các hố khoan địa tầng gồm các lớp sau: - Đới phong hóa mạnh của đá bazan (IA2b). Đá bazan phong hóa nứt nẻ mạnh thành đất dăm cục lẫn sét, phân bố với diện hẹp tại gần mép sông với chiều dài khoảng 80-100m, bề dày từ 0,5-6,2m, hệ số thấm (K) dao động từ (1,59-7,88)x10-4 cm/s. - Đới nứt nẻ phong hóa nhẹ IIAb. Đá bazan bị nứt nẻ phong hóa trung bình, khe nứt có độ mở nhỏ được lấp nhét bởi lớp ôxit sắt, bề mặt đá cứng chắc, chiều dày không đều thay đổi từ 4,5-6,0m, lượng mất nước đơn vị q = 0,075 l/ph/m. - Đới phong hóa mãnh liệt IA1g. Đá granit bị phong hoá mãnh liệt thành á sét lẫn dăm cục đá gốc đôi khi gặp tảng đá phong hoá sót, phân bố phần lớn chiều dài vai đập từ đỉnh đập đến gần mép sông. Lớp có chiều dày trung bình từ 0,5-5,0m, hệ số thấm trung bình K = (3,13-5,78)x10-5 cm/s. - Đới phong hóa trung bình IB. Đá granit bị phong hoá bị phong hoá nứt nẻ mạnh, các khe nứt hở được lấp nhét bởi hạt sét và ôxít sắt, cường độ thỏi đá giảm mạnh, lớp có chiều dày trung bình 0,5-3m, phân bố không liên tục. Hệ số thấm trung bình K = (0,8-1,45) x 10-3 cm/s. - Đới nứt nẻ phong hóa nhẹ IIA: Đá granit bị nứt nẻ phong hóa nhẹ khe nứt có độ mở nhỏ bị lấp đầy bởi chất canxit và clorit hoá ở bề mặt đá cứng chắc. Chiều dày không đều thay đổi từ 5-30m, trung bình 10-15m, lượng mất nước đơn vị qtb = 0,035-0,078 l/ph/m. - Đới tương đối nguyên khối (IIB): Đá granit tương đối tươi, cứng chắc. Bề mặt đá nằm ở độ sâu từ 10 đến 30m, trung bình 15-20m, lượng mất nước đơn vị qtb = 0,012-0,018 l/ph/m. Trong phạm vi vai đập bờ trái gặp 1 đứt gãy IV.13 đổ về phía Đông-Bắc với góc dốc 800. Chiều rộng đới phá hủy 1-1,5m, đới ảnh hưởng nứt nẻ từ 2-5m, hệ số thấm trung bình K=0,1-5,3 x10-4 cm/s. Phần lòng sông: Các mặt cắt địa chất công trình từ trên xuống được mô tả như sau: - Tích tụ cát cuội sỏi lòng sông, ven sông aQIV: Gồm cát pha, sét pha lẫn cuội sỏi phân bố hai mép sông, bề dày thay đổi từ 0,5-3m, phân bố không đồng đều khắp lòng sông, hệ số thấm lớn K = 0,2cm/s. - Đới phong hóa nhẹ (IIA): Đá granit phong hoá nhẹ và lộ ra hầu hết phần lòng sông, chiều dày từ 20-40m, trung bình 30m. Lượng mất nước đơn vị q = 0,027 l/ph/m. - Đới tương đối nguyên vẹn (IIB). Đá granit còn nguyên khối. Bề mặt đới đá tươi ít nứt nẻ, đới nằm sâu từ cách mặt đất tự nhiên khoảng 40m. Lượng mất nước đơn vị rất nhỏ q = 0,002 l/ph/m . Nền đập phần lòng sông có 3 đứt gãy. Đứt gãy IV.14 có mặt đứt gãy đổ về hướng Đông - Bắc với góc dốc 800, đứt gãy IV.30 và đứt gãy IV.36 có mặt đứt gãy đổ về hướng Tây - Nam và Tây. Các đứt gãy có bề rộng đới phá hủy từ 0,5-1,5m, bề rộng đới ảnh hưởng nứt nẻ mạnh rộng 4-5m. Vai đập bờ phải: Vai đập phải có chiều dài khoảng 580m, phần lớn gối trên dải đồi thấp có cao trình từ 240-260m, độ dốc không đều từ 15-200, mặt cắt địa chất công trình từ trên xuống được mô tả như sau: - Tích tụ cát cuội sỏi thềm sông: với diện lộ hẹp phân bố ở chân bờ phải, chiều dày 1-2m. - Lớp phủ sườn tàn tích (edQ): Gồm á sét màu nâu xám lẫn 15-30% dăm cục, tảng là mãnh vỡ vụn của đá gốc phong hóa cứng chắc, bề dày từ 1,5-5,0m. Hệ số thấm trung bình K=0,4-1,5 x10-3 cm/s. - Đới phong hóa mãnh liệt của đá bazan (IA1b). Phân bố không đều trên đỉnh đập với chiều dài khoảng 150m. Thành phần gồm sét pha lẫn dăm cục bazan, chiều dày của lớp không đều trung bình từ 1,5-4,0m, hệ số thấm 2,2-6,7x10-5 cm/s. - Đới phong hóa mạnh của đá bazan (IA2b). Đá bazan bị phong hóa, nứt nẻ, vỡ vụn tới trạng thái tảng, dăm cục lấp nhét bởi sét, sét pha. Phân bố trên đỉnh vai đập với diện rộng dài khoảng 120m, chiều dày lớn từ 10-21 mét. Hệ số thấm 5,7-8 x10-5 cm/s. - Đới trầm tích Neogen (N2): Gồm sét nén màu xám xanh - đen phân lớp mỏng và lớp sét pha cát cuội sỏi dưới dạng thấu kính. Nằm dưới đới (IA1b) và (IA2b), chạy liên tục gần suốt vai phải với chiều dài khoảng 350m, chiều dày lớp tại hố khoan HN62 là 25m. Hệ số thấm trung bình 0,075 x 10-5 cm/s. - Đới phong hóa mãnh liệt (IA1): Đá granit bị phong hoá mãnh liệt thành á sét lẫn dăm cục tảng đá gốc mầu nâu, nâu đỏ, chiều dày thay đổi lớn theo từng vị trí và không liên tục, chiều dày tại hố khoan HN61 là 16m. Hệ số thấm K=3,25x10-5 cm/s. - Đới phong hóa mạnh (IA2): Đá granit bị phong hoá mạnh nứt nẻ mạnh, thành phần hóa học của đá bị biến đổi mạnh, đá mềm yếu có chỗ là dăm cục lẫn sét. Chiều dày đới thay đổi từ 8-13m, phân bố không liên tục theo bề mặt địa hình. Hệ số thấm trung bình K = 0,98x10-5cm/s. - Đới phong hóa trung bình đến nhẹ (IBg): Khối đá gốc bị nứt nẻ mạnh, các khe nứt có xu hướng khép dần theo chiều sâu, chất lấp nhét trong khe nứt là sét, ô xít sắt. Dọc theo bề mặt khe nứt các khoáng vật tạo đá ít bị biến đổi, màu nâu vàng, đá cứng chắc đến cứng chắc trung bình. chiều dày 0,5-3m. Hệ số thấm trung bình K = 0,9x10-3cm/s. - Đới phong hóa nhẹ (IIA): Đá granit có những đai mạch điaba nhỏ xuyên cắt mầu xám, xám đen đá bị nứt nẻ phong hóa nhẹ khe nứt có độ mở nhỏ một vài ly chất lấp nhét chủ yếu là canxit, thạch anh, đá cứng chắc. Đới IIA nằm sâu trung bình 35m, chiều dày lớp trung bình 35-40m. Lượng mất nước đơn vị q = 0,037 l/ph/m. - Đới tương đối nguyên vẹn (IIB). Đá granit tương đối nguyên khối và nằm cách mặt đất tự nhiên trung bình 30-45m, đá hầu như không nứt nẻ, lượng mất nước nhỏ có q < 0,01 l/ph/m. Trong phạm vi vai đập bờ phải gặp 3 đứt gãy: IV.16, IV.18, IV.20 nằm dưới lớp phủ bazan (đới IA1g, IA2g) và trầm tích tướng hồ (Đới N2). Thế nằm 2 đứt gãy IV.16, IV.18 đổ về Đông Bắc với góc dốc 800, đứt gãy IV.20 đổ về phía Tây Nam với góc dốc 800. Chiều rộng đới phá hủy 0,5-1,5m, đới ảnh hưởng nứt nẻ mạnh 4-5m, hệ số thấm trung bình K=1,4x10-4 cm/s. Từ kết quả khảo sát, phân tích trên có thể đưa ra nhận xét: Điều kiện địa chất thuận lợi để làm đập đất. Tuy nhiên, cần xem xét gia cố nền, chống thấm bằng chân khay cho phần vai đập. * Tuyến năng lượng Tuyến hầm dẫn nước: (gồm kênh dẫn và cửa lấy nước, đường hầm, tháp điều áp). Tuyến hầm dẫn nước hoàn toàn nằm trong phạm vi phân bố đá granit đới IIB, mực nước ngầm nằm cao hơn cao trình đáy đường hầm. Mặt cắt địa chất công trình như sau: - Lớp phủ sườn tàn tích (edQ): Gồm sét, á sét màu nâu đỏ, nâu vàng lẫn 10-25% dăm cục, tảng là mãnh vỡ vụn của đá gốc phong hóa, bề dày trung bình từ 3-10m. Hệ số thấm trung bình K=0,4-1,3x10-3 cm/s. - Đới phong hóa mạnh của đá bazan (IA2b). Đá bazan bị phong hóa, nứt nẻ, vỡ vụn tới trạng thái tảng, dăm cục lấp nhét bởi sét, sét pha. Phân bố với diện nhỏ khu vực HN117, chiều dày lớn từ 13-15 mét. Hệ số thấm 6,1x10-5 cm/s. - Đới phong hóa mãnh liệt (IA1g): Phân bố trên toàn bộ tuyến hầm nhưng không liên tục. Chiều dày lớp thay đổi từ một vài mét trên sườn dốc và mất dần ở lũng suối. - Đới phong hóa mạnh của đá granit (IA2g). Chiều dày từ 1-2m đến 7m. - Đới phong hóa trung bình (IBg). Phân bố không liên tục, chiều dày trung bình 1-5m. - Đới phong hóa nhẹ IIAg: Nằm sâu từ 0,5-30m, trung bình 10-15m, chiều dày lớp từ 15-20m. - Đới tương đối nguyên khối (IIBg): Đá granit nằm ở độ sâu từ 20 đến 30m, trung bình 25m, lượng mất nước đơn vị q < 0,009 l/ph/m. Dọc theo tuyến đường hầm có 5 đứt gãy kiến tạo V.5 và 1 đứt gãy phá hủy kiến tạo IV.5 cắt qua có thế nằm đổ về Tây Nam, có mặt trượt dốc 800, bề rộng đới phá hủy một vài mét, đới ảnh hưởng nứt nẻ mạnh 4-5m. Tuyến ống áp lực, nhà máy và kênh xả: Tuyến đường ống: Tuyến áp lực có cao trình điểm đầu là 213,10m; cao trình điểm cuối (trước nhà máy) là 130,4m. Chiều dài tuyến khoảng 280m, nằm trên bề mặt sườn dốc đều 25-300. Mặt cắt địa chất công trình gồm các lớp đá theo thứ tự từ trên xuống: - Lớp phủ sườn tàn tích (edQ): Gồm sét, á sét màu nâu đỏ, nâu vàng lẫn 10-25% dăm cục - tảng lăn, bề dày trung bình từ 3-7m. - Đới phong hóa mãnh liệt của đá bazan (IA1b), phân bố từ đỉnh tháp điều áp và mất dần theo chiều dốc, trên tuyến dài khoảng 60m. Chiều dày của lớp không đều trung bình từ 0,5-2m. - Đới phong hóa mạnh của đá bazan (IA1b), nằm dưới lớp 2a phân bố từ tháp điều áp xuống theo sườn dốc tới cao trình 258m thì kết thúc, dài khoảng 100m, chiều dày từ 1,0-2,5m. - Đới phong hóa mãnh liệt của đá granit (IA1g). Phân bố không liên tục trên bề mặt toàn tuyến, dày 1-2m. - Đới phong hóa mạnh của đá granit (IA2g). Chiều dày thay đổi từ 1-3m, trung bình dày 2m. - Đới phong hóa nứt nẻ mạnh (IBg): Nằm sâu từ 5-10m, trung bình 7-8m. Chiều dày mỏng 1-3m. - Đới IIA: Nằm sâu từ 5-15m, trung bình 10-12m. Chiều dày trung bình 8-30m. - Đới IIB: Nằm sâu từ 10-30m, trung bình 20m. Trong phạm vi tuyến đường ống gặp 2 đứt gãy: IV.20 ở chân đường ống (cao trình 155,4m) và IV.22 gần tháp điều áp (cao trình 245,8m). Đứt gãy có bề rộng đới phá hủy 1-3m, đới ảnh hưởng nứt nẻ 4-5m, thế nằm đổ về chân sườn dốc. Nhà máy và kênh xả: Nhà máy thuỷ điện có nền đặt ở cao trình 124m nằm trong đới IIA. đá granit cứng chắc và có tính ổn định cao. Phần nền kênh xả đặt trên đới IA1g, , phần mái kênh nằm trong phạm vi phân bố lớp bồi tích thềm sông mềm yếu cần có biện pháp gia cố để đảm bảo ổn định nền và mái kênh. Mặt cắt địa chất công trình thuộc khu vực như sau: - Tích tụ thềm sông với diện lộ hẹp, chiều dày mỏng 1-4m, thành phần gồm sét pha, cát pha lẫn sạn sỏi kích thước không đều, hệ số thấm lớn K = 0,9x10-4 cm/s. - Đới phong hóa mãnh liệt của đá granit (IA1g)) Chiều dày trung bình 5-10m. - Đới phong hóa mạnh của đá granit (IA2g). Chiều dày thay đổi từ 1-3m. - Đới IIA. Nằm sâu trung bình 10-14m, chiều dày từ 8-12m. - Đới IIB. Nằm sâu trung bình 14-15m. 2.1.2. Đặc trưng khí tượng - thủy văn 2.1.2.1. Đặc trưng khí tượng Lưu vực sông Ea Krông Hnăng nằm ở cả sườn Tây và sườn Đông của dải Trường Sơn, vì vậy khu vực chịu sự ảnh hưởng của cả hai luồng gió mùa: Tây Nam và Đông Bắc. Đại bộ phận lưu vực nằm ở phần Tây, tính chất địa hình ở đây phức tạp nên khu vực này chịu sự chi phối mạnh mẽ của dải Trường Sơn. Kết hợp với hoàn lưu gió mùa, khí hậu lưu vực sông Ea Krông Hnăng đã phân hoá thành các khu khác nhau: - Khí hậu Tây Trường Sơn: Có chế độ nhiệt tương đối ôn hoà, với mùa mưa ẩm, mát mẻ, trùng với thời kỳ gió mùa mùa hạ. - Khí hậu Đông Trường Sơn: Trái ngược với khí hậu Tây Trường Sơn, ở đây có mùa mưa ngắn và muộn, mùa khô nắng nóng kéo dài do ảnh hưởng của gió mùa mùa hạ khi vượt qua dãy Trường Sơn đã để lại lượng ẩm ở sườn Tây. Vùng khí hậu này chịu sự tác động mạnh mẽ của nhiễu động thời tiết từ Biển Đông vào. Các nhiễu động kết hợp với gió mùa Đông Bắc hình thành vùng áp thấp nhiệt đới tạo nên các cơn bão muộn (từ tháng IX đến tháng XII), do bị chặn bởi dãy Trường Sơn nên đã gây mưa lớn ở vùng hạ lưu sông Ea Krông Hnăng và một phần thượng lưu. - Vùng khí hậu trung gian: Do ảnh hưởng của hai vùng khí hậu nói trên gây ra. Vùng này có mùa mưa dài nhưng lượng mưa nhỏ, ngược lại mùa khô thì gay gắt hơn bất cứ nơi nào ở Trung Bộ. a) Đặc trưng nhiệt độ Chênh lệch về nhiệt độ trung bình giữa tháng nóng nhất và lạnh nhất không lớn, khoảng 60C, trong khi biên độ dao động nhiệt độ không khí ngày đêm là đáng kể, đặc biệt vào mùa khô có thể đạt tới trên 100C. Các tháng nóng nhất thường là tháng IV, V, VI, các tháng lạnh nhất thường là tháng XII và I. Các đặc trưng nhiệt độ không khí trung bình tháng, năm tại các trạm khí tượng trong và lân cận lưu vực sông Ea Krông Hnăng được ghi ở bảng 2.2. Bảng 2.2. Đặc trưng nhiệt độ không khí lưu vực sông Ea Krông Hnăng (0C) Trạm Đặc trưng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Buôn Hồ T. Bình 18,7 20,2 22,7 24,2 24,5 23,3 22,8 22,5 22,4 21,9 20,4 18,9 21,9 Tối cao 28,0 31,4 33,4 33,9 32,8 30,0 29,8 29,5 29,3 28,9 27,7 26,6 33,9 Tối thấp 12,0 13,5 14,9 18,0 18,9 18,9 18,6 18,7 18,6 16,7 14,6 12,4 12,0 M’Đrăk T. Bình 18,7 20,2 22,8 24,2 24,5 23,3 22,8 22,6 22,4 21,8 20,4 18,8 21,9 Tối cao 28,0 31,6 33,5 33,9 32,7 29,9 29,8 29,4 29,3 28,8 27,8 26,6 33,9 Tối thấp 11,9 13,5 14,9 18,0 18,9 18,9 18,7 18,6 18,5 16,7 14,5 12,2 11,9 Sơn Hoà T. Bình 22,1 23,4 25,6 26,8 28,7 28,6 28,5 28,2 27,1 25,5 24,1 22,6 25,9 Tối cao 31,4 34,2 37,5 39,0 39,0 37,6 37,3 37,2 36,0 33,6 31,3 29,7 39,0 Tối thấp 14,8 16,1 17,6 20,5 22,6 23,0 22,6 22,7 22,4 20,3 18,7 16,2 14,8 (nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) b) Đặc trưng độ ẩm Độ ẩm tương đối trung bình năm trên lưu vực thay đổi từ 80 - 85%. Các đặc trưng độ ẩm không khí tại các trạm khí tượng lưu vực sông Ea Krông Hnăng và vùng lân cận tính đến tuyến đập được ghi ở trong bảng 2.3. Bảng 2.3. Đặc trưng độ ẩm không khí tương đối tại các trạm khí tượng trong và lân cận lưu vực sông Ea Krông Hnăng (%) Trạm Đặc trưng I II III IV VI VI VII VIII IX X XI XII Năm Buôn Hồ Tr. Bình 85 80 76 76 81 87 89 90 90 89 89 81 84 Nhỏ nhất 38 30 26 29 39 53 57 59 56 52 51 48 21 M'Đrăk Tr. Bình 87 85 81 79 80 79 78 78 84 89 90 90 83 Nhỏ nhất 50 42 36 36 44 50 50 50 53 55 57 58 36 Sơn Hoà Tr. Bình 85 83 80 78 77 76 75 76 83 89 89 88 82 Nhỏ nhất 52 45 38 37 40 44 45 46 47 55 57 54 37 (nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) c) Đặc trưng mưa Do địa hình lưu vực bị phân cắt bởi dãy Trường Sơn nên chế độ mưa trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng là tương đối phức tạp, phân bố không đều theo lãnh thổ. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.400 - 1.600 mm ở vùng phía Bắc và vùng bình nguyên Đăk Lăk. Ở phía Nam - Đông Nam lưu vực nơi giáp ranh với lưu vực sông Hinh và ở phía Đông lưu vực nơi gần tuyến công trình, do địa hình trũng thấp bị chắn gió lượng mưa trung bình khoảng dưới 1.400 mm. Sự phân bố mưa trên lưu vực được ghi trong bảng 2.4. Lưu vực sông Ea Krông Hnăng thuộc vùng mưa trung bình, phân hoá thành 2 mùa. Mùa mưa thường kéo dài từ tháng IX đến tháng XII, chiếm 62 - 70% tổng lượng mưa năm. Lượng mưa lớn thường tập trung vào hai tháng X và XI, có thể đạt tới 866 mm/tháng. Mùa khô kéo dài từ tháng I đến tháng VIII. Tháng có lượng mưa ít nhất thường từ tháng I - III. Lượng mưa ít nhất đạt 10 - 20 mm/tháng. Bảng 2.4: Lượng mưa trung bình nhiều năm lưu vực Ea Krông Hnăng TT Tên trạm Cao độ tuyệt đối (m) Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm) Thời kỳ tính toán từ năm đến năm 1 M’Đrăk 450 1.992 1977-2003 2 Cầu 42 450 1.451 - 3 Buôn Hồ 600 1.540 - 4 Krông Hnăng TL 500 1.553 - 5 Khí tượng Sơn Hoà 25 1.786 - (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) Bản đồ đẳng trị mưa năm lưu vực sông Ea Krông Hnăng xem hình 8. Số ngày mưa trung bình của các tháng trong năm tại trạm khí tượng M’Đrăk (trạm gần khu vực xây dựng công trình) được ghi trong bảng 2.5. Bảng 2.5: Số ngày mưa trung bình tháng tại trạm khí tượng M’Đrăk Mùa khô Mùa mưa Cả năm I-XII Mùa mưa IX-XII Mùa khô I - VIII Lớp\ tháng I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Số ngày mưa trong tháng TB nhiều năm 18 13 11 12 19 18 19 21 23 24 23 23 224 93 131 0- 0,5 mm 9 8 6 5 5 6 7 7 5 5 4 5 72 19 53 0,5 - 5 mm 6 3 3 3 5 6 6 8 7 6 7 9 69 29 40 5 -10 mm 2 1 1 1 3 2 2 3 4 3 3 4 29 14 15 10 - 30mm 1 1 1 2 4 3 3 3 5 6 5 3 37 19 18 > 30 mm 0 0 0 1 2 1 1 0 2 4 4 2 17 12 5 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) d) Chế độ gió Do ảnh hưởng của địa hình (độ cao, hướng phơi,…) lưu vực sông Ea Krông Hnăng chịu ảnh hưởng của hai hướng gió chính là Tây và Tây Nam (từ tháng V đến tháng IX), Đông và Đông Bắc (từ tháng X đến tháng IV năm sau). Tốc độ gió trung bình vùng thượng và hạ lưu sông Ea Krông Hnăng đạt 2-3 m/s. Tốc độ gió lớn nhất ở M'Đrăk là 40m/s. Do tác dụng chắn gió của dãy Trường Sơn nên vùng thượng lưu và trung lưu không có bão. Bão từ biển thổi vào gặp dãy Trường Sơn đã bị suy yếu và trở thành áp thấp gây mưa lớn cho vùng hạ lưu. Dựa vào số liệu quan trắc tại trạm Khí tượng M'Đrăk đã tính được tốc độ gió lớn nhất ứng với tần suất tính toán 2%, 4% và 50%. Kết quả xem trong bảng 2.6. Bảng 2.6: Vận tốc gió ứng với các tần suất tại trạm Khí tượng M'Đrăk Đặc trưng Giá trị Vmaxp các hướng chính (m/s) Vô hướng Đông Bắc Đông Đông Nam Tây Nam Tây Tây Bắc Vmax 2% 15,7 17,6 16,6 21,7 40,8 38,4 43,6 Vmax 4% 15,0 16,5 16,1 20,4 35,2 32,4 37,5 Vmax 50% 11,7 11,9 13,3 13,5 16,3 13,5 17,5 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) e) Bốc hơi Lượng bốc hơi trong lưu vực có sự phân hoá giữa các tiểu vùng khí hậu. Theo số liệu đo đạc thời kỳ 1977-2003, lượng bốc hơi Piche trung bình năm tại M'Đrăk đạt 1.263 mm, tại Buôn Hồ đạt 1.125 mm, tại Sơn Hoà đạt 1.435 mm. Thời kỳ bốc hơi lớn nhất trong năm từ tháng IV đến tháng VII, trung bình 150 - 160 mm/tháng. Thời kỳ bốc hơi nhỏ nhất thường từ tháng X đến tháng XII, đạt 65 - 70 mm/tháng. Phân phối lượng bốc hơi Piche tháng thời kỳ 1977-2003 các trạm khí tượng trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng được trình bày trong bảng 2.7. Bảng 2.7: Lượng bốc hơi trung bình tháng tại các trạm khí tượng trên lưu vực Sông Ea Krông Hnăng (mm) Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Buôn Hồ 70,1 81,4 119,0 123,4 112,6 120,4 133,8 131,1 78,7 54,3 48,1 52,4 1125 M'Đrăk 78,6 91,3 133,6 138,5 126,4 135,1 150,1 147,1 88,3 60,9 54,0 58,8 1263 Sơn Hoà 89,4 104 152 157 144 154 171 167 100 69,3 61,4 66,8 1435 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) Kết quả tính toán lượng tổn thất bốc hơi hồ Krông Hnăng do Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 thực hiện tại bảng 2.8. Bảng 2.8: Tổn thất bốc hơi lưu vực ứng với tuyến đập I Flv(km2) Xo(mm) Yo(mm) Zo(mm) DZ(mm) 1.196 1.780 857 923 402 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) 2.1.2.2. Đặc trưng thuỷ văn a) Vị trí địa lý và đặc điểm khái quát lưu vực sông Sông Ea Krông Hnăng là sông nhánh lớn thứ hai của sông Ba thuộc địa phận 2 tỉnh Đăk Lăk và Phú Yên, lưu vực nằm từ 108018’ đến 108050’ kinh độ Đông, từ 12045’ đến 13008’ vĩ độ Bắc. Sông Ea Krông Hnăng bắt nguồn từ đỉnh núi Chư Tun cao 1.215 m, chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam rồi Bắc Nam sau đó theo hình vòng cung chảy ngược lại hướng ban đầu và nhập lưu với sông Ba tại ranh giới hai tỉnh Gia Lai và Phú Yên. Diện tích lưu vực đến cửa ra là 1.761 km2, chiều dài sông gần 130 km. Lượng mưa bình quân lưu vực khoảng 1.780 mm. Môđuyn dòng chảy khoảng 27,1 l/skm2. Tổng lượng nước hàng năm sông Ea Krông Hnăng đổ vào sông Ba là 1,51x109 m3, chiếm 15,6 % tổng lượng nước toàn lưu vực Sông Ba. Bảng 2.9: Các đặc trưng hình thái lưu vực sông tính đến tuyến đập sông Ea Krông Hnăng Flv(km2) Lsc(km) Jsc(%) Htblv(m) Btblv(km) D(km/km2) 1.196 98,3 8,25 450 11,9 0,2 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) Lưu vực sông Ea Krông Hnăng có hình lá cây, thượng nguồn nhỏ sau đó phình ra trải đều hầu hết lưu vực rồi thu hẹp dần ở cửa ra đổ vào sông Ba. Đường phân thuỷ của dãy núi Chư Tun với bình nguyên M’Đrăk là đường phân thuỷ giữa sông Hinh và sông Ea Krông Hnăng. Địa hình lưu vực sông Ea Krông Hnăng được tạo ra bởi sự chia cắt của dải Trường Sơn và cao nguyên tạo nên thung lũng sông có độ dốc lớn. Độ cao bình quân lưu vực khoảng 500m. b) Tiềm năng nước lưu vực Ea Krông Hnăng Lượng mưa năm mang đến lưu vực sông Ea Krông Hnăng không cao. Lượng mưa trung bình trên lưu vực tính tới tuyến đập đạt 1.780mm. Lượng mưa năm không lớn nên lượng dòng chảy lưu vực sông Ea Krông Hnăng không lớn. Hàng năm lưu vực sông Ea Krông Hnăng đổ vào sông Ba khoảng 1,51x109m3. So với toàn lãnh thổ Việt Nam và ngay cả trong lưu vực sông Ba đây là phần lưu vực có dòng chảy thấp. Tuy nhiên xét về các điều kiện sinh khí hậu thì lưu vực sông Ea Krông Hnăng thuộc vào loại đủ ẩm, có dòng chảy mặt phong phú. Nhìn chung, dòng chảy đến hồ chứa thuộc vào loại trung bình. Tuy lớp vỏ phong hoá dày có khả năng giữ nước tốt nhưng sự chia cắt sâu của lòng sông không tới tầng nước ngầm, vì vậy khả năng cấp nước ngầm vào sông của lưu vực kém. c) Đặc trưng dòng chảy trên sông suối lưu vực sông Ea Krông Hnăng Trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng tính đến tuyến đập I chỉ có trạm thuỷ văn Krông Hnăng thuỷ lợi có số liệu quan trắc từ năm 1980 - 1988. Trên cơ sở chuỗi tài liệu dòng chảy thực đo khôi phục được chuỗi dòng chảy từ năm 1977-2006 cho lưu vực đến tuyến đập Krông Hnăng dựa vào sự tương quan với chuỗi dòng chảy trạm thuỷ văn An Khê. Bảng 2.10: Đặc trưng dòng chảy năm tại tuyến đập thuỷ điện Krông Hnăng Tuyến I Flv (km2) N (năm) Qo (m3/s) Wo 106 m3 Cv Cs Qp% (m3/s) 10 50 90 Có Hố Nai 1.196 27 32,5 1.025 0,28 2Cv 44,5 31,7 21,6 Bảng 2.11: Dòng chảy bình quân tháng, năm tuyến đập I thuỷ điện Krông Hnăng Đơn vị: m3/s TT Năm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Qtb 1 1977 12,4 8,07 5,86 3,87 3,47 2,68 3,96 8,87 53,2 28,2 134 55,8 26,7 2 1978 13,2 6,03 5,87 6,52 9,15 8,77 25,2 43,6 81,1 52,5 82,4 31,8 30,5 3 1979 11,9 6,30 4,47 4,94 10,5 41,7 24,3 44,3 41,1 85,1 67,4 25,4 30,6 4 1980 22,0 13,9 9,90 7,85 19,6 36,6 20,8 31,8 68,1 67,6 118 44,6 38,4 5 1981 26,7 17,6 10,0 20,1 22,2 36,3 25,5 49,5 39,3 86,0 129 66,2 44,1 6 1982 38,7 25,9 15,3 18,0 11,4 27,9 17,9 14,0 34,5 31,3 20,9 12,6 22,4 7 1983 13,5 9,84 7,22 7,28 12,6 14,8 11,1 34,1 30,8 144 76,9 39,4 33,5 8 1984 19,0 13,5 12,9 10,5 27,2 30,2 22,1 51,6 67,8 97,6 78,8 42,5 39,5 9 1985 29,2 19,7 13,3 16,4 12,9 18,0 22,0 20,6 36,5 44,8 33,3 34,5 25,1 10 1986 13,0 11,0 7,45 5,12 5,06 3,81 4,32 9,50 36,6 36,6 25,6 56,5 17,9 11 1987 20,1 14,8 13,3 9,16 9,38 11,1 9,27 15,9 18,1 16,2 33,4 22,9 16,1 12 1988 17,5 13,8 11,5 10,9 10,9 15,1 14,5 19,8 30,9 87,5 92,8 35,8 30,1 13 1989 21,6 12,8 11,5 11,7 39,5 25,0 38,0 40,4 77,8 51,1 29,5 18,0 31,4 14 1990 12,0 8,95 6,75 7,20 26,9 35,3 17,7 18,2 24,1 187 117 36,0 41,4 15 1991 24,2 17,3 13,5 10,5 13,6 18,2 19,7 35,5 46,7 128 57,2 38,2 35,2 16 1992 22,5 15,0 10,7 8,13 11,1 15,8 21,4 28,1 26,8 160 72,1 34,0 35,5 17 1993 23,8 17,1 15,1 10,3 19,5 12,8 21,0 19,5 24,1 95,1 73,5 83,4 34,6 18 1994 33,7 19,9 14,7 14,0 25,4 20,8 33,5 30,1 81,2 79,5 36,8 34,5 35,4 19 1995 17,5 14,1 9,29 7,43 9,86 12,7 17,8 25,7 42,6 129 143 48,5 39,8 20 1996 14,4 10 7,27 6,90 14,0 28,4 19,0 16,0 64,6 81,4 260 141 55,2 21 1997 39,8 22,3 16,4 19,5 32,6 18,6 17,7 21,2 43,5 48,1 68,5 20,1 30,7 22 1998 10,1 8,30 6,73 7,06 8,95 6,58 6,85 13,1 19,0 106 252 130 47,9 23 1999 27,6 14,3 12,0 11,9 22,3 16,5 14,1 21,1 29,7 113 193 181 54,8 24 2000 35,5 19,6 12,9 14,0 15,2 23,7 20,3 40,1 26,2 113 121 49,2 40,9 25 2001 24,0 15,3 14,0 12,9 35,8 14,4 14,7 33,4 40,0 104 57,0 27,4 32,7 26 2002 22,3 8,70 4,70 4,83 5,98 8,54 3,54 15,1 30,2 25,4 93,4 37,2 21,7 27 2003 16,6 14,1 12,4 11,2 27,2 24,4 23,1 34,1 38,4 70,4 102 36,1 34,2 28 2004 13,5 7,6 3,4 4,9 17,0 27,0 15,1 12,6 18,2 11,2 12 9,9 12,7 29 2005 8,2 6,5 6,0 8,0 10,8 8,5 7,5 11,0 66,2 165,1 110 255 55,2 30 2006 40,6 16,0 8,8 5,0 27,1 20,5 30,3 26,3 114,0 97,0 34 33,0 37,7 B.quân 21,5 13,6 10,1 9,9 17,2 19,5 18,1 26,2 45,1 84,7 90,8 56,0 34,4 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) * Biến động dòng chảy qua thời gian nhiều năm Các số liệu quan trắc cho thấy lượng dòng chảy trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng biến động mạnh mẽ qua các năm, hệ số biến động dòng chảy năm đạt tới Cv = 0,28. So với các lưu vực thuộc Tây Nguyên có cùng điều kiện mặt đệm sự biến động dòng chảy trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng lớn hơn nhiều và tương tự như sự biến động của các sông thuộc sườn Đông Trường Sơn (điều này thể hiện sự chi phối của khí hậu Đông Trường Sơn ở khu vực này). * Biến động dòng chảy trong năm Dưới tác động của các yếu tố tự nhiên sự phân mùa dòng chảy trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng cũng khác biệt so với các lưu vực xung quanh. Mùa lũ: Do có sự phân hoá khí hậu thành các vùng nên lũ trên lưu vực sông Ea Krông Hnăng rất phức tạp, thời gian lũ thường kéo dài từ 7 - 9 ngày, thời gian lũ lên từ 2 - 3 ngày. Lũ trên lưu vực thuộc loại lũ lớn, các đỉnh lũ thường xuất hiện chủ yếu vào tháng X và XI, đỉnh lũ xuất hiện ở các sông nhánh và sông chính thường không trùng nhau. Các trị số Qmaxp tại tuyến đập I thuỷ điện Krông Hnăng được tính toán dựa vào tài liệu dòng chảy thực đo tại trạm thuỷ văn An Khê (1978-2002), Củng Sơn (1977-2002), Bình Tường (1979-2002) và trạm Đồng Trăng (1976-2002). Kết quả được trình bày trong bảng 2.12. và bảng 2.13. Bảng 2.12: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại các trạm thuỷ văn lân cận TT Trạm thuỷ văn F(km2) Qmaxp(m3/s) 0,01% 0,1% 0,2% 0,5% 1,0% 2,0% 5,0% 10,0% 1 An Khê 1.372 4.661 3.796 3.528 3.166 2.885 2.596 2.197 1.877 2 Bình Tường 1.667 11.339 9.280 8.641 7.778 7.106 6.415 5.460 4.690 3 Củng Sơn 12.220 29.449 23.842 22.109 19.773 17.963 16.107 13.553 11.511 4 Đồng Trăng 1.450 7.858 6.440 5.999 5.403 4.940 4.463 3.803 3.271 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) Bảng 2.13: Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến đập I F (km2) Qmaxp(m3/s) 0,1% 0,2% 0,5% 1,0% 2,0% 5,0% 10,0% 1.196 6.805 5.832 5.101 4.545 3.986 3.240 2.669 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) Mùa kiệt: Các tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng II, III và IV. Lượng nước mùa kiệt trữ lại trong sông không lớn nhưng khá điều hoà. Mực nước cơ bản của sông trong mùa kiệt thường ở mức rất thấp. Lưu lượng đỉnh lũ thiết kế tại tuyến đập I trong mùa kiệt được thể hiện trong các bảng 2.14. Bảng 2.14: Đỉnh lũ thiết kế các tháng mùa kiệt tại tuyến đập I Flv (km2) P (%) Qmaxp (m3/s) các tháng mùa kiệt I II III IV V VI VII VIII 1.196 5 162 93,2 96,8 113 303 369 286 438 10 138 77,1 75,5 87,1 225 275 217 345 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) d) Dòng chảy bùn cát Mạng lưới sông suối kém phát triển và sự đào lòng của sông nhỏ, lòng sông nông nên khả năng vận chuyển bùn cát trên bề mặt vào sông kém. Lượng cát bùn thực tế đưa xuống lòng sông của lưu vực sông Ea Krông Hnăng chỉ chiếm khoảng 0,5% xói mòn tiềm năng của bề mặt. Mượn tài liệu thực đo bùn cát tại trạm thuỷ văn An Khê (1988 - 2003), tính được lưu lượng bình quân dòng chảy bùn cát nhiều năm đến tuyến đập Krông Hnăng là Q0 = 31,7m3/s; R = 3,2kg/s, lượng bùn cát hàng năm là 13,5x102m3/năm, trong đó lượng bùn cát lơ lửng là 91.879m3/năm, lượng bùn cát di đẩy là 20.213 m3/năm. Bảng 2.15: Lượng bùn cát đến hồ Krông Hnăng F km2 Qo m3/s R Kg/s Wll m3/năm Wdd m3/năm Ws = 1,2(Wll+Wdd) m3/năm Ws (106) m3/năm N =100 1.196 31,7 3,20 91.879 20.213 134.511 13,5 (Nguồn: Điều kiện khí tượng thuỷ văn - TKKT.1 - thuỷ điện Krông Hnăng - PECC4) Lượng bùn cát trong sông cũng biến động theo thời gian, tập trung vào mùa lũ, chủ yếu vào các tháng IX, X, XI, XII. Tháng có lượng bùn cát lớn nhất là tháng XI. Vào mùa kiệt lượng bùn cát trong sông giảm hẳn. 2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiên 2.1.3.1. Hiện trạng môi trường không khí Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực dự án, Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 4 đã kết hợp với Phòng thí nghiệm phân tích môi trường khu vực III - Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ tiến hành đi thực địa từ ngày 29/10/2006 - 01/11/2006, lấy mẫu và phân tích trong phòng thí nghiệm. Địa điểm đo, lấy mẫu xem hình 9. Kết quả phân tích, số lượng mẫu như sau: Bảng 2.16: Kết quả phân tích tiếng ồn khu vực dự án STT Ký hiệu Thời gian L90 L50 L10 Lmin Lmax Leq Vị trí (dBA) 1 KK1 14h10 54,1 57,2 62,9 51,0 70,4 59,6 Đập vai phải 2 KK2 15h10 44,3 54,5 63,7 33,7 76,8 59,3 Khu tái định cư 2 3 KK3 10h20 41,4 43,2 50,7 38,3 73,2 47,9 Đập vai trái 4 KK4 16h20 40,1 45,3 47,1 37,2 71,0 45,2 Mỏ đất số 4a Tiêu chuẩn vệ sinh lao động <85 TCVN5949-1998 - Từ 6h - 18h - Từ 18h -22h - Từ 22h -6h 75 70 50 Bảng 2.17: Kết quả phân tích chất lượng không khí khu vực dự án STT Ký hiệu Thời gian Bụi tổng Bụi PM10 SO2 NO2 CO Pb Vị trí (mg/m3) 1 KK1 14h10 0,27 0,15 0,040 0,032 1,4 KPH đập vai phải 2 KK2 15h10 0,16 0,09 0,038 0,024 0,5 KPH Khu tái định cư 2 3 KK3 10h20 0,21 0,13 0,086 0,073 2,1 KPH đập vai trái 4 KK4 16h20 0,14 0,07 0,053 0,036 0,9 KPH mỏ đất số 4a TCVN-5937-2005 0,3 - 0,35 0,2 30 0,01 Ghi chú: KPH: không phát hiện So sánh kết quả quan trắc, phân tích với TCVN ta có thể kết luận: + Về tiếng ồn: so với TCVN 5949:1998, môi trường không khí khu vực dự án nằm trong giới hạn cho phép, không khí chưa bị ô nhiễm. + Về chất lượng không khí: so với TCVN 5937:2005, các thông số cơ bản môi trường không khí khu vực dự án nhỏ hơn giới hạn cho phép, không khí chưa bị ô nhiễm. Nhận xét: khu vực dự án là vùng cao nguyên, nằm bên cạnh khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, tỷ lệ che phủ rừng còn khá tốt; kinh tế công nghiệp chưa phát triển, mật độ dân cư không cao nên không khí ở đây còn trong sạch, chưa bị ô nhiễm. 2.1.3.2. Hiện trạng môi trường nước Địa điểm đo, lấy mẫu xem hình 9. Kết quả phân tích như sau: Bảng 2.18: Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án STT Kí hiệu mẫu Các chỉ tiêu phân tích  pH EC (mS/cm) Màu Mùi  Vị  Độ đục (NTU) Chất rắn lơ lửng (mg/l) Tổng độ khoáng (mg/l) 1 NS1 7,76 90 89 Không Không 78 87,8 97,6 2 NS2 7,41 70 80 Không Không 20 22,5 52,8 3 NS3 7,75 90 73 Không Không 73 78,1 94,0 4 NS4 7,30 60 74 Không Không 51 40,6 72,8 TCVN 5942:1995 (cột A) 6, 0 - 8,5 - - - - - 20 - TCVN 5942:1995 (cột B) 5,5 - 9,0 - - - - - 80 - TCVN 6774:2000 bảo vệ thuỷ sinh 6,5-8,5 - - - - - <100 - Bảng 2.18 (tiếp): Kết quả phân tích chất lượng nước khu vực dự án STT Kí hiệu mẫu Các chỉ tiêu phân tích DO (mg/l) COD (mg/l) BOD (mg/l) NH4+ (mg/l) NO3- (mg/l) NO2- (mg/l) Fe2+ (mg/l) Fe3+ (mg/l) PO43- (mg/l) 1 NS1 7,1 7,0 3,0 0,065 0,605 0,006 0,2819 1,228 0,020 2 NS2 7,2 6,5 1,7 0,028 0,103 0,002 0,140 0,884 0,007 3 NS3 6,9 8,2 3,4 0,146 0,513 0,005 0,1979 1,1476 0,012 4 NS4 7,1 7,2 3,3 0,187 0,494 0,018 0,100 0,5177 0,006 TCVN 5942:1995 (cột A) ³ 6 < 10 < 4 0,05 10 0,01 1 - TCVN 5942:1995 (cột B) ³ 2 < 35 < 25 1 15 0,05 2 - TCVN 6774:2000 bảo vệ thuỷ sinh >5 <10 <1,49 Ghi chú: NS1: tại vị trí hạ du nhà máy. NS2: tại vị trí TĐC - ĐC số 2. NS3: tại vị trí cầu Đăk Phú. NS4: tại vị trí thượng nguồn cầu Đắk Phú (đuôi hồ). So sánh kết quả quan trắc, phân tích với TCVN 5942:1995, TCVN 6774:2000 ta có thể kết luận: hầu hết các chỉ tiêu quan trắc của nước sông Ea Krông Hăng nằm trong giới hạn cho phép. Nhận xét: Nước sông Ea Krông Hnăng chưa bị ô nhiễm, đạt tiêu chuẩn cấp nước si

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDTM thuy dien Krong Hnang.doc