Báo cáo Kinh tế kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên

Tài liệu Báo cáo Kinh tế kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên: CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập dự án Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một bệnh viện trọng yếu ở khu vực Đông Bắc có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc thuộc 6 tỉnh miền núi phía Đông Bắc, đào tạo sinh viên trường Đại học Y Thái Nguyên, trường Trung học y tế Thái Nguyên, các bác sỹ có trình độ sau đại học,… Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng được nâng cao. Là một bệnh viện lớn, nơi luôn tập trung một lượng lớn bệnh nhân khám chữa bệnh và những người thân chăm sóc. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đã phát sinh ra một lượng lớn các chất thải độc hại và nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Chất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải và chất thải rắn được phân vào nhóm chất thải nguy hại do tính độc và tính lây nhiễm. Các loại chất thải này nều không được xử lý hoặc xử lý không triệt để mà thải thẳng ra môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Hiện...

doc54 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Kinh tế kỹ thuật Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết lập dự án Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là một bệnh viện trọng yếu ở khu vực Đông Bắc có chức năng nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân các dân tộc thuộc 6 tỉnh miền núi phía Đông Bắc, đào tạo sinh viên trường Đại học Y Thái Nguyên, trường Trung học y tế Thái Nguyên, các bác sỹ có trình độ sau đại học,… Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc khám chữa bệnh của bệnh viện ngày càng được nâng cao. Là một bệnh viện lớn, nơi luôn tập trung một lượng lớn bệnh nhân khám chữa bệnh và những người thân chăm sóc. Hoạt động khám chữa bệnh của bệnh viện đã phát sinh ra một lượng lớn các chất thải độc hại và nguy hiểm gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con người. Chất thải bệnh viện, đặc biệt là nước thải và chất thải rắn được phân vào nhóm chất thải nguy hại do tính độc và tính lây nhiễm. Các loại chất thải này nều không được xử lý hoặc xử lý không triệt để mà thải thẳng ra môi trường sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới môi trường. Hiện tại vấn đề nước thải đang là vấn đề nổi cộm của bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. Về vấn đề này, bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ năm 1997 nhưng hiện tại đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Với số lượng giường bệnh theo kế hoạch là 700 giường, thực tế là 810 giường bệnh, mỗi ngày bệnh viện đa khoa thải ra một lượng lớn khoảng 450 m3 đến 500 m3 nước thải, hệ thống xử lý nước thải hiện tại đã bị xuống cấp và quá tải, không đáp ứng được yêu cầu của việc xử lý nước thải bệnh viện. Các kết quả phân tích đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải bệnh viện cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng, với nhiều thông số vượt tiêu chuẩn cho phép. Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và phải tiến hành xử lý triệt để ô nhiễm phải tiến hành xử lý triệt để ô nhiễm. Do vậy, để đảm bảo xử lý triệt để chất thải, đặc biệt là nước thải, việc đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viên đa khoa trung ương Thái Nguyên là hết sức cần thiết. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viên đa khoa trung ương Thái Nguyên được xây dựng để đưa ra phương án xử lý nước thải cho bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên với quy mô giường bệnh là 810 giường (quy hoạch phát triển đến 2015 là 1000 giường bệnh) với lưu lượng nước thải 600 m3/ngày và có khả năng nâng công suất đáp ứng với quy mô lớn hơn. 2. Căn cứ pháp lý lập dự án - Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005; - Luật xây dựng năm 2003; - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về Ban hành Quy chế Quản lý chất thải y tế. - Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 7/2/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/07/2007 về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 03/2008/TT-BXD hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng cơ bản ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng; - Quyết định số 2868/QĐ-BYT ngày 01/8/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên đến năm 2020; - Quyết định số 1489/QĐ-UBND ngày 26/6/2009 của UBND tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt Quy hoạch tổng mặt bằng bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. CHƯƠNG 2. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 2.1. Vị trí địa lý Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên nằm ở giữa trung tâm thành phố Thái Nguyên, ở trên khu đất thuộc phường Phan Đình Phùng thành phố Thái Nguyên, phía Đông giáp khu dân sinh Minh Cầu, phường Phan Đình Phùng; phía Nam giáp đường dân sinh tổ 13, phường Phan Đình Phùng; phía Bắc giáp đường Hoàng Văn Thụ; phía Tây giáp đường Lương Ngọc Quyến. Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên ở trung tâm thành phố, gồm các tuyến đường chính, gần các đầu mối giao thông, thuận tiện lưu thông và giao dịch của bệnh nhân đến khám, chữa bệnh và các bệnh viện khác trong khu vực thành phố Thái Nguyên đến liên hệ về chuyên môn và hỗ trợ nhau trong công tác chẩn trị bệnh. Bệnh viện lại gần Trường Đại học Y khoa, là nơi đào tạo giảng dạy cho sinh viên và cán bộ tuyến dưới lên học tập và bổ túc y tế. 2.2. Chức năng-nhiệm vụ bệnh viện 1- Chức năng: Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên là bệnh viện đa khoa hạng I chưa hoàn chỉnh, do Bộ Y tế trực tiếp quản lý có chức năng, nhiệm vụ sau: - Khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng cho bệnh nhân các tỉnh, thành phố vùng Đông bắc - Tham gia đào tạo cán bộ, cơ sở thực hành chính của Trường đại học Y Dược Thái Nguyên và các cơ sở đào tạo cán bộ y tế khác - Nghiên cứu khoa học về Y dược - Tham gia chỉ đạo tuyến. - Quan hệ quốc tế - Quản lý kinh tế y tế bệnh viện 2- Nhiệm vụ: a. Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và phòng bệnh cho nhân dân các tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc - Khám cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân các tỉnh được phân công. - Khám, chữa bệnh và khám sức khỏe cho người nước ngoài. - Khám sức khỏe cho các đối tượng đi công tác, học tập, lao động ở nước ngoài và kết hôn với người nước ngoài. - Khám giám định y khoa theo yêu cầu của hội đồng giám định y khoa trên cơ sở phân cấp của Bộ Y tế. - Tham gia giám định pháp y và giám định tâm thần theo trưng cầu của các cơ quan thực thi pháp luật. - Phục hồi chức năng cho tất cả bệnh nhân đến điều trị tại bệnh viện và tổ chức phục hồi chức năng tại cộng đồng - Tham gia chủ động phát hiện dịch bệnh và phối hợp chặt chẽ với y tế địa phương để dập tắt dịch. - Tham gia các chương trình về y tế, tuyên truyền giáo dục sức khỏe. b- Đào tạo: - Là cơ sở thực hành chính của các Trường Đại họcY Thái Nguyên, Trung học Y Tỉnh Thái Nguyên, Đại học Dược, trung cấp Dược. - Tham gia đào tạo cán bộ y tế ở bậc sau đại học, Đại học, Trung học. - Tham gia đào tạo lại cán bộ y tế trong khu vực được phân công về chuyên môn và quản lý Bệnh viện. - Đào tạo lại và đào tạo nâng cao trình độ cho các cán bộ, công chức, viên chức trong Bệnh viện. c- Nghiên cứu khoa học: - Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật để phục vụ khám, chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng góp phần phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. - Tổ chức các hội nghị khoa học cấp bệnh viện, cấp khu vực tại Bệnh viện. - Tổ chức các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học phối hợp trong nước với nước ngoài. d- Chỉ đạo tuyến trước về chuyên môn kỹ thuật: - Chỉ đạo một số chuyên khoa cho tuyến trước được Bộ Y tế giao. - Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến trước. - Theo dõi, giám sát các hoạt động y tế tuyến trước trong khu vực được phân công. - Đơn vị chính tham gia vào hệ thống phòng chống dịch bệnh khu vực trung du miền núi phía bắc Việt Nam. - Tham gia hỗ trợ tuyến trước tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế. - Phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông giáo dục sức khỏe. - Tham gia phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa. e- Hợp tác quốc tế: Chủ động khai thác, thiết lập mối quan hệ hợp tác, trao đổi kinh nghiệm và trao đổi chuyên gia về khám, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ với các cơ sở khám, chữa bệnh. Xây dựng các dự án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức quốc tế về dịch vụ y tế theo qui định của Pháp luật. Xây dựng các kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo các chương trình hợp tác quốc tế với Bệnh viện; Cử cán bộ, học viên đi học tập, nghiên cứu công tác ở nước ngoài. Tiếp nhận, tổ chức cho học sinh, sinh viên nước ngoài đến bệnh viện nghiên cứu, học tập tại Bệnh viện; Quản lý đoàn ra, đoàn vào trong phạm vi hoạt động của Bệnh viện theo qui định của Pháp luật. Tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp học quốc tế về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bệnh viện quản lý theo qui định về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ. Ký kết hợp tác với nước ngoài theo qui định của Pháp luật. f- Quản lý bệnh viện Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của Bệnh viện: Nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị y tế. Tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh các qui định của Nhà nước về thu chi ngân sách của Bệnh viện, từng bước cải tiến hạch toán thu theo qui định mới của Nhà nước. Tạo thêm nguồn kinh phí cho Bệnh viện từ các dịch vụ y tế: Viện phí, Bảo hiểm y tế, các dự án đầu tư trong nước và quốc tế. 2.3. Quy mô và cơ cấu tổ chức của bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên hoạt động với quy mô hiện tại là 700 giường bệnh, là bệnh viện khu vực phục vụ cho cán bộ, nhân dân tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc đất nước. Bệnh viện có nhiều cán bộ, y bác sỹ có năng lực về chuyên môn. Với quy hoạch phát triển mạng lưới bệnh viện đến 2020, bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên sẽ có quy mô lên 1000 giường bệnh vào năm 2015 và một số chuyên khoa mới: đơn vị thận nhân tạo, khoa nội tiết, phẫu thuật thần kinh, dinh dưỡng chữa bệnh,… Thực tế quy mô giường bệnh của bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên như sau : Năm Giường kế hoạch Giường thực tê 2001 550 600 2002 560 650 2003 560 670 2004 560 700 2005 560 710 2006 600 810 2007 600 810 2008 650 810 2009 700 810 Tổng số công chức viên chức là 744 người, với cơ cấu tổ chức bộ máy bệnh viện như sau: C¸c phßng chøc n¨ng - Phßng kÕ ho¹ch tæng hîp - Phßng hµnh chÝnh qu¶n trÞ - Phßng tµi chÝnh kÕ to¸n - Phßng vËt t­ TTBYT - Phßng y t¸ ®iÒu d­ìng - Phßng tæ chøc c¸n bé - b¶o vÖ - Phòng chỉ đạo tuy -NCKH-ĐN C¸c khoa cËn l©m sµng - Khoa huyÕt häc TM - Khoa sinh ho¸ - Khoa vi sinh - Khoa gi¶i phÉu bÖnh - Khoa th¨m dß chøc n¨ng - Khoa X quang - Khoa chèng nhiÔm khuÈn - Khoa d­îc - Khoa dinh d­ìng §¶ng uû C«ng ®oµn, ®oµn thanh niªn Gi¸m ®èc C¸c khoa l©m sµng - Khoa kh¸m bÖnh - Khoa håi søc cÊp cøu - Khoa néi - Khoa néi 4 - Khoa truyÒn nhiÔm - Khoa da liÔu - Khoa thÇn kinh - Khoa t©m thÇn - Khoa ®«ng y - Khoa nhi - Khoa ngo¹i - Khoa g©y mª håi søc - Khoa chÊn th­¬ng - Khoa s¶n - Khoa tai mòi häng - Khoa r¨ng hµm mÆt - Khoa m¾t - Khoa vËt lý trÞ liÖu - Khoa y häc h¹t nh©n - Khoa u b­íu - Khoa nội tiết – hô hấp - Khoa nội tiêu hoá- tiết liệu 2.4. Hiện trạng công trình cơ sở hạ tầng Tổng mặt bằng của bệnh viện là 69.125 m2, các công trình được xây dựng cải tạo, nâng cấp liên tục theo thời gian. Tuy nhiên do các hạng mục công trình được xây dựng từ quá lâu, mặc dù có những hạng mục công trình được cải tạo nâng cấp phù hợp với điều kiện cũng như nhu cầu hiện nay, nhưng còn nhiều hạng mục chưa được sửa chữa, nâng cấp lần nào nay đã xuống cấp nghiêm trọng. Những hạng mục công trình được cải tạo nâng cấp trong thời gian gần đây đã phát huy tốt là những nhân tố chính đủ điều kiện hoạt động của bệnh viện như khoa mổ, khoa tâm thần, khoa dinh dưỡng,… Tuy nhiên sự nâng cấp chưa đồng bộ. Trong thời gian tới bệnh viện sẽ nâng cấp đồng bộ các hạng mục công trình, đáp ứng được sự phát triển, mở rộng của bệnh viện. Hiện tại, bệnh viện có tổng cộng 15 khu nhà, trong đó: - Một khu nhà cao 6 tầng, bao gồm 5 khoa: U bướu, Y học hạt nhân, Mắt, Tai mũi họng và Đông y. - Một nhà 3 tầng khoa Nội. - 13 nhà 2 tầng cho các khoa khác. Tổng số các hạng mục công trình của bệnh viện gồm trên 40 hạng mục với tổng diện tích gần 30.000 m2. - Hệ thống cấp nước: 2 bể chứa nước với thể tích mỗi bể 250 m3, một tháp nước cao 31 m với thể tích 100 m3. - Hệ thống thoát nước mặt: bệnh viện đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng biệt với nước thải. Tuy nhiên, ở khu thấp (nhà hành chính, khoa khám bệnh) hệ thống thoát nước mưa với nước thải vẫn dùng chung. Đặc biệt cao độ sân thấp hơn cao độ đường Lương Ngọc Quyến do vậy khi mưa gây úng lụt cục bộ vì vậy trong thời gian tới bệnh viện cần tôn cao nền khu thấp và tách 2 hệ thống thoát nước riêng. - Hệ thống đường giao thông nội bộ với diện tích 4.200 m2. Với diện tích mặt bằng khá rộng, địa hình phức tạp không bằng phẳng, tuy nhiên hệ thông giao thông nội bộ đã có quy hoạch rõ ràng, phân khu mạch lạc, chiều rộng mặt đường đảm bảo nhưng chưa có lớp phủ mặt đảm bảo yêu cầu. Đa số mặt đường được làm bằng trạt xỉ, bê tông nghèo nên hệ thống giao thông hiện tại đã bị xuống cấp hầu như là không đảm bảo giao thông của bệnh viện (mưa thì lầy lội, nắng rát bụi không đảm bảo vệ sinh nơi chữa bệnh). Hệ thống giao thông trong nhà còn chắp vá và chưa được thông suốt đến các khu vực. - Cấp điện: bệnh viện đã có trạm hạ thế đủ cung cấp cho bệnh viện, có dự phòng phát triển. Tuy nhiên, với diện tích toàn bệnh viện gần 7 ha, hệ thống lưới điện ngoài nhà là rất lớn, do được xây dựng từ lâu nên thực tế đã bị xuống cấp nghiêm trọng, một số đoạn dây dẫn đã hết khấu hao. Vì vậy hệ thống cấp điện ngoài nhà cần được nâng cấp thay thế. - Hệ thống phóng cháy chữa cháy, hệ thống chống sét và nhiều công trình phụ trợ khác. 2.5. Tình hình hoạt động y tế của bệnh viện trong những năm gần đây Thống kê số liệu cơ bản về tình hình hoạt động của bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thể hiện trong các bảng dưới. a- Kh¸m bÖnh: N¨m Néi dung 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Kh¸m bÖnh (lÇn) 192.048 167.484 201.817 243.067 252.407 220.000 BÖnh nh©n ngo¹i tró 1.081 648 1412 1514 5000 5000 b- §iÒu trÞ néi tró: N¨m T.sè ng­êi bÖnh néi tró T.sè ngµy ®iÒu trÞ 2003 23.780 227.338 2004 22.085 211396 2005 23.340 281.118 2006 24.600 265.628 2007 26.623 264.483 2008 30.946 268.179 c- Khèi xÐt nghiÖm vµ th¨m dß chøc n¨ng: N¨m XN Sinh ho¸ HuyÕt häc Vi sinh Gi¶i PB §iÖn quang Néi soi Siªu ©m §iÖn tim 2003 K.ho¹ch 70.000 150.000 45.000 20.000 45.000 7.000 10.000 7.000 Th. hiÖn 101.069 212.563 42.612 22.110 54.437 12.043 12.474 6653 2004 K.ho¹ch 70.000 150.000 40.000 20.000 46.500 7.000 10.000 7.000 Th. hiÖn 144.466 233.964 44.389 24.340 57.965 4.921 13.928 7.838 2005 K. ho¹ch 65.000 150000 40000 20000 45000 7000 10000 5000 Th.hiÖn 263.967 244708 36472 26600 62697 8484 17804 9765 2006 K.ho¹ch 70.000 200.000 40.000 25.000 50.000 5.000 20.000 6.000 Th.hiÖn 384.557 254.035 67.481 33.324 65.722 6.135 22.777 9.992 2007 K. ho¹ch 400.000 500.000 65.000 35.000 91.000 7.000 20.000 10.000 Th.hiÖn 512.076 909.281 60.303 34.815 94.200 5.101 32.496 12.675 2008 K.ho¹ch 520.000 900.000 68.000 40.000 101.000 7.000 30.000 12.000 Th.hiÖn 810.857 1.212.322 71.490 38.035 122.509 6.456 39.982 15.985 2.6. Hiện trạng môi trường bệnh viện 2.6.1. Chất thải rắn Rác thải từ các hoạt động khám chữa bệnh, sinh hoạt của bệnh nhân và các cán bộ y tế bao gồm: các chất thải rắn sinh hoạt, các bông băng có máu mủ của bệnh nhân, các chất thải ra trong quá trình xét nghiệm, cá loại thuốc quá hạn sử dụng, kim, ống tiêm, đờm, dãi của bệnh nhân... - Các chất phóng xạ phát sinh từ các hoạt động chuẩn đoán, hoá trị liệu và nghiên cứu, bao gồm đủ các thể loại như trên có mức phóng xạ không vượt quá các mức quy định theo các quy định của nhà nước hay các hiệp ước quốc tế. Với các chất thải phóng xạ vượt mức quy định thì tất cả các công đoạn của quy trình quản lý phải tuân thủ theo hướng dẫn về xử lý chất thải phóng xạ. - Các chất thải hoá học nguy hại: * Formandehyde: được sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, lọc máu, ướp xác và bảo quãn các mẫu xét nghiệm. * Các hoá chất quang hóa học: có trong các dung dịch dùng cố định và tráng phim. * Các dung môi: các hợp chất halogen, các hợp chất không có halogen. * Các khí dùng để diệt khuẩn cho các thiết bị y tế, phòng phẫu thuật như oxit ethylene. * Các chất hóa học hỗn hợp, bao gồm : các dung dịch làm sạch và khử khuẩn như phenol, dẫu mỡ và các dung môi làm vệ sinh... - Các chất thải sinh hoạt của bệnh nhân, thân nhân, các cán bộ y tế tại bệnh viện: giấy vụn, vỏ đồ hộp, thức ăn thừa, rau, vỏ trái cây... - Các chất thải từ các hoạt động chung của bệnh viện như lá cây, giấy loại... Trong số các loại chất thải rắn trên, thì chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn được coi là rác thải y tế độc hại, thường chiếm 10 - 20% tổng lượng rác thải bệnh viện. Hiện tại lượng rác thải phát sinh tại bệnh viện từ 1500 - 2500 kg/ngày, trong đó rác thải y tế độc hại là 150-250 kg/ngày. Lượng rác thải phát sinh trong bệnh viện tỷ lệ thuận với số giường bệnh trong bệnh viện. Qua khoả sát thực tế, cùng với kinh nghiệm và các công thức thực nghiệm. Với số giường bệnh dự kiến trong thời gian tới là 1000 giường thì lượng rác thải của bệnh viện là: 1000 giường x 3 = 3000 kg/ngày.đêm Trong đó rác thải y tế chiếm từ 10-20% lượng rác của bệnh viện, tức là khoảng 300 kg/ngày.đêm. Vào mùa mưa các chất ô nhiễm trong rác bị cuốn theo nước mưa còn là một trong những nguyên nhân làm nhiễm bẩn nguồn nước mặt, nước ngầm. Rác thải y tế là loại rác có độ ô nhiễm cao nhất, do đó nhất thiết phải được phân loại, tách riêng khỏi rác thải sinh hoạt và xử lý bằng phương pháp thích hợp. Hiện tại, bệnh viện đã phân loại rác thải, rác thải y tế độc hại được đem đốt tại lò đốt chất thải y tế đặt tại bãi rác Đá Mài. Rác thải sinh hoạt được thu gom rồi thuê Công ty TNHH một thành viên công trình và môi trường đô thị Thái Nguyên chuyển trở đi chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài. 2.6.2. Nước thải a/ Nguồn phát sinh Nước thải từ bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên phát sinh từ hai nguồn chủ yếu sau: - Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh, bao gồm dòng thải từ nước sàn, lavabo, của các khu xét nghiệm và X-quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm, phẫu thuật,... Nước thải từ nguồn này có chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, các hoá chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh. - Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai bao gồm các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt của các khu điều trị, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn... Nước thải loại này chứa chủ yếu là các chất lơ lửng, chất hữu cơ và chất tẩy rửa,... Ngoài ra, trong mùa mưa, ở bệnh viện có nước mưa chảy tràn vào hệ thống thu gom nước thải chung cuốn theo rác, đất đá và các chất lơ lửng khác, làm tăng lượng nước thải đi vào hệ thống xả. Hệ thống thoát nước tại bệnh viện có nhiều chỗ đã hư hỏng nên gây ứ đọng nước mưa chảy tràn, nước thải từ các khu điều trị và các phòng ban. Mùi hôi thối từ các hố ga, cống rãnh, các chỗ trũng đọng nước bốc lên nồng nặc, rất khó chịu và ô nhiễm. Nguồn nước thải này được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại rồi theo hệ thống thoát nước chảy ra ao khoảng 1500 m3, tiếp đó chảy tràn ra ngoài môi trường (khu vực ruộng canh tác của dân). Do trong thành phần nước thải của bệnh viện tồn tại các chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ và các vi sinh gây bệnh, các chất gây ô nhiễm này sẽ tạo cho nước thải của bệnh viện có màu đen, mùi hôi thối khó chịu không những thế hiện nay chúng hoàn toàn không được kiểm soát hay có bất kỳ một sự xử lý nào. Vì vậy, nếu không được xử lý sẽ dẫn đến những tác động xấu đến môi trường đặc biệt là đối với nguồn nước ngầm và nước mặt, ảnh hưởng trực tiếp đén sức khỏe cộng đồng. b/ Lưu lượng nước thải: Lượng nước dùng cho Bệnh viện biến đổi rất phức tạp theo từng giờ trong ngày, tập trung nhiều vào các giờ hành chính. Nước được dùng cho các mục đích sau (tính cho mỗi giường bệnh): Tiêu chuẩn nước thải cho mỗi giường bệnh Loại hình nước thải Lưu lượng (l/ngày) Quá trình chữa bệnh: 150 Rửa sàn, rửa nhà, tưới cây: 100 Bệnh nhân tắm rửa: 140 Chuẩn bị thức ăn: 25 Giặt giũ chăn màn và quần áo: 110 Cán bộ công nhân viên phục vụ: 25 Nhu cầu khác và rò rỉ (10%): 50 Tổng cộng 600 Với mỗi giường bệnh, lượng nước thải phát thải phát sinh là 600 lít/giường bệnh. So sánh với thực tế lượng nước cấp hàng ngày của bệnh viện là sấp xỉ so với tiêu chuẩn, như vậy lượng nước thải phát sinh của Bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên một ngày sẽ là: Q = = 486 (m3/ng.đ) So sánh thực tế với lượng nước cấp hàng ngày của bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là khoảng 450 - 500 m3/ngày đêm nhận thấy rằng lượng nước thải tính toán phát sinh 486 m3/ngày đêm là hoàn toàn hợp lý. c/ Hiện trạng xử lý nước thải tại bệnh viện: Nước thải tại các phòng, khoa chức năng theo hệ thống thoát nước riêng chảy vào khu vực xử lý nước thải (được xây dựng từ năm 1997). Nước thải được xử lý theo công nghệ bán vi sinh và khử khuẩn bằng khí Clo, sau đó qua hồ có diện tích 500 m2 rồi thải vào hệ thống thoát nước chung của thành phố. Hệ thống nước thải hiện nay đã bị quá tải và xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được yêu cầu xử lý. d/ Hiện trạng mức độ ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Đa khoa Đặc tính nước thải bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVN 7382:2004 TCVN 5945:2005 (B) Min Max T.Bình pH - 6,9 7,58 7,15 6,5-8,5 SS mg/l 120 170 150 100 DO mg/l 0,8 1,2 1 - BOD5 mg/l 120 180 150 30 COD mg/l 210 350 280 80 Nitơ Amon(NH4+) mg/l 28,5 35,3 30 10 PO4 3- mg/l 2,1 7,9 5,2 6 Coliforms MPN/100ml 4x107 2x109 2x108 5000 Bảng kết quả cho thấy nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên khi thải ra môi trường có hàm lượng chất rắn lơ lửng lớn, độ hoà tan ôxy thấp, hàm lượng các chất hữu cơ cao (đặc trưng bởi COD, BOD), chất dinh dưỡng lớn (amoni) và đặc biệt là chứa nhiều vi sinh vật nhất là sinh vật gây bệnh truyền nhiễm. So sánh với TCVN 7382:2004 (Chất lượng nước - Nước thải bệnh viện - Tiêu chuẩn thải có nhiều thông số vượt tiêu chuẩn cho phép trước khi thải ra môi trường. e/ Ảnh hưởng của nước thải tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng: Nước thải bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên có nhiều thống số vượt so với tiêu chuẩn cho phép nhiều lần, gây ra những tác động tiêu cực tới nguồn tiếp nhận và sức khoẻ cộng đồng. Các tác động của chúng: - Chất rắn lơ lửng: nước thải bệnh viện có hàm lượng chất rắn lơ lửng cao, làm nước biến màu và mất ôxy, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nguồn nước tiếp nhận, ảnh hưởng đến hệ sinh thái thuỷ vực của nguồn nước tiếp nhận. - Hàm lượng ôxy hoà tan (DO): hàm lượng ôxy hoà tan trong nước là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước vì ôxy không thể thiếu được đối với tất cả các sinh vật sống trên cạn cũng như sống dưới nước. Ôxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Đối với nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, trong thành phần nước thải có chứa nhiều các hoá chất, hợp chất mà quá trình ôxy hoá chúng sẽ làm giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nguồn nước tiếp nhận, dẫn đến đe doạ sự sống của loài cá cũng như sinh vật sống trong nước. - Nhu cầu ôxy hoá học (COD): là lượng ôxy cần thiết để ôxy hoá hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước thải. Nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD) là lượng ôxy vi sinh vật đã sử dụng trong quá trình ôxy hoá các hợp chất hữu cơ. Hai chỉ số này dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm hữu cơ của nguồn nước. Giá trị BOD và COD của nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là tương đối cao, phản ánh mức độ ô nhiễm hữu cơ của nước thải lớn, điều này dẫn đến việc làm giảm lượng ôxy hoà tan trong nước, tác động một cách tiêu cực trực tiếp đến đời sống của các sinh vật trong nước. - Đối với nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên là chứa nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm. Do vậy, nếu công tác vệ sinh, khử trùng không được tốt, các vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sẽ được xả ra thuỷ vực tiếp nhận, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh, quá trình lan truyền có thể qua côn trùng trung gian, qua thực phẩm và qua sử dụng nước bị nhiễm bẩn, qua người sang người. - Ngoài ra, trong nước thải bệnh viện còn có chứa các hợp chất hữu cơ, một số kim loại nặng với hàm lượng nhỏ,…mà độc tính của nó không thể nhận biết ra ngay. Các chất này tích tụ trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái và có thể gây ra nhiễm độc ở người (với nồng độ lớn) khi con người là sinh vật cuối cùng trong chuỗi thức ăn đó. f/ Các nguyên nhân gây ô nhiễm - Tại khoa U bướu hạt nhân, một lượng nước thải không được thu gom về trạm xử lý (nguồn không liên tục từ bể xạ, 10 m3/tuần) mà thải trực tiếp ra mương thoát nước của thành phố với một số thành phần chỉ tiêu vượt rất nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép gây hậu quả xấu tới môi trường. - Tại khoa Nội cũng có một lượng nước thải không được thu gom về trạm xử lý mà thải trực tiếp ra mương thoát nước thành phố với nhiều chỉ tiêu vượt tiêu chuẩn cho phép. - Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên luôn chứa một lượng lớn bệnh nhân cũng như người nhà bệnh nhân, cán bộ công nhân viên, nhu cầu vệ sinh, nước thải sinh hoạt là rất lớn, tuy nhiên do hệ thống bể phốt, các khu vệ sinh được xây dựng từ lâu dẫn đến quá tải, không đảm bảo vệ sinh. - Hệ thống đường ống thoát nước, các hố ga, tấm đậy xuống cấp nghiêm trọng. - Hệ thống xử lý nước thải được xây dựng từ năm 1997 hiện đã bị quá tải và xuống cấp, không đảm bảo xử lý đáp ứng yêu cầu. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP KỸ THUẬT XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN 3.1. Mục tiêu của dự án - Đánh giá thực trạng hoạt động, cơ sở vật chất và hiện trạng ô nhiễm, các tác động đến môi trường do hoạt động của bệnh viện. - Đưa ra các nguyên nhân gây ra tình trang ô nhiễm - Nâng cấp cải tạo hệ thống thu gom riêng nước thải về khu xử lý. - Đề xuất phương án xử lý nước thải thích hợp, đảm bảo xử lý triệt để nước thải đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường theo đúng quy định. 3.2. Hình thức đầu tư và quy mô đầu tư - Hình thức đầu tư: cải tạo nâng cấp hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên. - Nguồn vốn đầu tư: vốn bảo vệ môi trường từ ngân sách nhà nước. - Quy mô đầu tư: nâng cấp hệ thống xử lý nước thải với công suất 600 m3/ngày.đêm (quy mô 810 giường bệnh) với quy trình công nghệ lý – hoá – sinh. Nước thải sau xử lý đảm bảo đáp ứng được tiêu chuẩn thải TCVN 7382:2004 mức I. Dây chuyền công nghệ xử lý đảm bảo khả năng nâng cao công suất trong tương lai khi quy mô hoạt động của bệnh viện lên 1000 giường bệnh. 3.3. Giải pháp kỹ thuật xử lý nước thải 3.3.1. Hệ thống thu gom nước thải - Hầu hết nước thải phát sinh từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và bệnh nhân trong bệnh viện cùng với nước thải tại các khu điều trị, xét nghiệm được dẫn theo đường công thoát riêng đưa về khu xử lý nước thải. - Một số khoa như U biếu, khoa Nội,… nước thải thoát ra hệ thống thoát nước mưa và không được đưa về khu xử lý. Đối với các khoa, phòng chức năng chưa có hệ thống thoát nước riêng được tiến hành xây dựng hệ thống thu gom riêng nước thải đưa về khu xử lý. - Do được xây dựng từ rất lâu, nhiều hệ thống đường ống thoát nước, các hố ga, tấm đậy xuống cấp nghiêm trọng cần phải được cải tạo nâng cấp. 3.3.2. Các phương án công nghệ xử lý nước thải bệnh viện Dây chuyền công nghệ áp dụng cho trạm xử lý nước thải bệnh viện là tổ hợp các công trình trong đó nước thải được làm sạch theo từng bước. Việc lựa chọn dây chuyền công nghệ là một bài toán kinh tế phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Lưu lượng nước thải. Thành phần tính chất của nước thải. Yêu cầu về mức độ làm sạch. Điều kiện địa hình, năng lượng, tính chất đất đai. Diện tích khu xây dựng công trình. Nguồn vốn đầu tư. - Lưu lượng nước thải cần xử lý: 486 m3/ngày.đêm và có khả năng nâng công suất khi bệnh viện mở rộng quy mô hoạt động. - Thành phần, tính chất của nước thải và yêu cầu về hiệu quả xử lý: dựa trên kết quả phân tích thực tế đánh giá mức độ ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện khi vào hệ thống xử lý nước thải và yêu cầu sau xử lý đáp ứng đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường được thể hiện tại bảng dưới. Bảng 3.1. Bảng thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra của hệ thống xử lý Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị nước thải đầu vào TCVN 7382:2004 TCVN 5945:2005 (B) pH - 7,15 6,5-8,5 SS mg/l 150 100 DO mg/l 1 - BOD5 mg/l 150 30 COD mg/l 280 80 Nitơ Amon(NH4+) mg/l 30 10 PO4 3- mg/l 5,2 6 Coliforms MPN/100ml 2x108 5000 Phần lớn các chỉ tiêu của nước thải bệnh viện đều vượt tiêu chuẩn cho phép, có chỉ tiêu vượt gấp nhiều lần (BOD, COD, amoni) đặc biệt là tổng Colioforrm. Đây là một vấn đề mà bệnh viện đang phải đối mặt và cần sớm được giải quyết. Việc xử lý nước thải bệnh viện này có rất nhiều phương pháp tuy nhiên do nước thải chứa nhiều hàm lượng chất hữu cơ có khả năng phân huỷ sinh học cao, tỷ lệ BOD/COD > 0.5 thì xử lý bằng phương pháp sinh học là kinh tế nhất và hiệu quả nhất. Sau đây là 03 phương án có thể áp dụng để xử lý nước thải bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên và tiến hành phân tích để lưa chọn phương án thích hợp nhất với thực trang và tương lai phát triển của bệnh viện. - Phương án 1: Xử lý nước thải bằng phương pháp lọc sinh học dính bám (bể lọc sinh học nhỏ giọt) kết hợp với lắng sơ cấp có sử dụng chất tạo bông, lắng thứ cấp và khử trùng. Bùn thải được thu gom và đưa về bể phân huỷ bùn dạng bể tự hoại. - Phương án 2: Xử lý nước thải bằng phương pháp hiếu khí sử dụng bể aeroten dạng trộn đẩy kết hợp với lắng sơ cấp có sử dụng chất tạo bông, lắng thứ cấp và khử trùng. Bùn thải được thu gom và đưa về bể phân huỷ bùn dạng bể tự hoại. - Phương án 3: Xử lý nước thải bằng thiết bị xử lý hợp khối CN- 2000 kết hợp với lắng sơ cấp có sử dụng chất tạo bông, lắng thứ cấp và khử trùng. Bùn thải được thu gom và đưa về bể phân huỷ bùn dạng bể tự hoại. Bùn cặn sau xử lý tại các bể xử lý bùn sẽ được thuê công ty TNHH một thành viên công trình và môi trường đô thị Thái Nguyên định kỳ đến hút trở đi xử lý hợp vệ sinh. 3.3.2.1. Phương án 1 Quy trình công nghệ xử lý của phương án này được thể hiện tại hình 3.1 với các thiết bị chính như sau: - Song chắn rác và bể gom nước thải - Bể điều hoà kết hợp xử lý sơ bộ - Bể keo tu kết hợp lắng sơ cấp - Bể lọc sinh học - Bể lắng thứ cấp - Bể khử trùng - Bể phân huỷ bùn - Các thiết bị pha hoá chất đông keo tụ, khử trùng và cấp khí. Nước thải bệnh viện được thu gom từ hệ thống cống thoát riêng, qua song chắn rác nhằm cản các vật lớn đi qua có thể gây tắc nghẽn đường ống, các hệ thống lọc khác nhau, làm giảm hiệu quả và làm phức tạp thêm quá trình xử lý tiếp theo. Rác bị song chắn rác giữ lại sẽ được chuyển tới khu vực tập kết rác thải theo định kỳ. Nước từ ngăn thu được bơm tới bể điều hoà và xử lý sơ bộ, nhằm điều hoà thành phần chất bẩn và lưu lượng nước nước thải đồng thời tại đây thực hiện quá trình xử lý sơ bộ bằng phương pháp sục khí, các vi sinh vật có sẵn trong nước thải oxi hoá 1 phần hợp chất hữu cơ thành chất ổn định bông cặn dễ lắng (một phần khử BOD, COD) . Nước thải sau khi qua bể chứa điều hoà được bơm lên bể keo tụ và lắng sơ cấp có kết hợp ngăn trộn và ngăn phản ứng. Bể keo tụ và lắng sơ cấp được sử dụng để tách các tạp chất lơ lửng ra khỏi nước thải. Chất keo tụ và trợ keo tụ từ hệ thiết bị pha - chứa - định lượng hoá chất sẽ được bơm định lượng đưa và ngăn trộn và ngăn phản ứng của bể. Nhờ sự có mặt của chất keo tụ và trợ keo tụ một số kim loại nặng cũng được lắng xuống và thải ra ngoài. Hiệu suất của bể lặng đạt tới 80%. Tiếp đó nước được chảy tràn qua bể lọc sinh học nhỏ giọt. Tại đây dựa vào khả năng của các vi sinh vật sử dụng những chất hữu cơ chứa trong nước thải làm nguồn dinh dưỡng để sống và biến đổi chất, giải phóng các chất vô cơ vô hại. Trong bể lọc sinh học, nước thải được tưới đều xuống lớp vật liệu lọc thường là các loại đá cục, cuội, than cục có kích thước không lớn hơn 30mm, với chiều cao vật liệu lọc từ 1,5 đến 2 m. Các hạt vật liệu lọc sẽ hình thành một lớp màng vi sinh vật. Nhờ hệ thống ống nhựa PVC phân phối oxy được cấp vào bể qua dàn ống và các đầu khuyếch tán khí (disc diffuser) đặt ở đáy bể. Nước ra khỏi bể lọc sinh học được bơm lên ngăn lắng thứ cấp, phần bùn lắng xuống đáy và được đưa tới bể phân huỷ bùn còn phần nước trong dẫn đến thiết bị khử trùng để trừ diệt những vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Chất khử trùng thường dùng là Clo được đưa từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể khử trùng nhờ bộ châm Clo định lượng. Nước sau khi đã xử lý đạt tiêu chuẩn được thải ra môi trường. Phần bùn tạo ra ở đáy bể xử lý sơ cấp và thứ cấp được xả định kỳ nhờ hệ thống bơm hút bùn, sau đó được tháo xuống bể phân huỷ bùn. Bể xử lý bùn được thiết kế dưới dạng bể tự hoạt nhằm làm giảm đến mức tối thiểu lượng cặn tạo ra. Đính kỳ 12 tháng một lần, Công ty TNHH một thành viên công trình và môi trường đô thị Thái Nguyên đưa xe đến hút cặn đi chôn lấp hợp vệ sinh, nước tách ra từ quá trình xử lý bùn được tuàn hoàn trở lại bể điều hoà. N­íc th¶i BÓ gom + song ch¾n r¸c BÓ ®iÒu hoµ HÖ thèng cÊp khÝ B¬m L¾ng bËc 1 Pha HC keo tô Pha HC trî keo tô Chøa HC keo tô Chøa HC trî keo tô B¬m ®Þnh l­îng BÓ läc sinh häc L¾ng bËc 2 Khö trïng Pha HC khö trïng Chøa HC khö trïng BÓ ph©n huû B¬m ®Þnh l­îng B¬m B¬m ®Þnh l­îng N­íc ®· xö lý Hình 3.1. Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải (phương án 1) 3.3.2.2. Phương án 2 Quy trình công nghệ xử lý của phương án này được thể hiện tại hình 3.2 với các thiết bị chính như sau: - Song chắn rác và bể gom nước thải - Bể điều hoà kết hợp xử lý sơ bộ - Bể keo tụ kết hợp lắng sơ cấp - Bể xử lý sinh học hiếu khí aeroten - Bể lắng thứ cấp - Bể khử trùng - Bể nén bùn - Các thiết bị pha hoá chất đông keo tụ, khử trùng và cấp khí. Nước thải từ các bể phốt, khu vệ sinh ở các khoa, phòng, buồng bệnh được thu gom qua hệ thống cống thu đến bể điều hoà có lắp đặt thiết bị song chắn rác nhằm loại bỏ các tạp vật có kích thước lớn để đảm bảo hoạt động cho các máy móc, thiết bị xử lý trong công đoạn tiếp sau. Bể điều hoà được dùng để điều hoà lưu lượng và nồng độ chất bẩn trong nước thải. Tại đây, nước thải được khuấy trộn và làm thoáng sơ bộ nhờ hệ thống sục khí. Nước thải sau khi qua bể chứa điều hoà được bơm lên bể keo tụ và lắng sơ cấp có kết hợp ngăn trộn và ngăn phản ứng. Bể keo tụ và lắng sơ cấp được sử dụng để tách các tạp chất lơ lửng ra khỏi nước thải. Chất keo tụ và trợ keo tụ từ hệ thiết bị pha - chứa - định lượng hoá chất sẽ được bơm định lượng đưa và ngăn trộn và ngăn phản ứng của bể. Nhờ sự có mặt của chất keo tụ và trợ keo tụ một số kim loại nặng cũng được lắng xuống và thải ra ngoài. Hiệu suất của bể lặng đạt tới 80%. Phần nước trong phía trên đi đến bể aeroten, tại bể hàm lượng bùn hoạt tính được duy trì lơ lửng sẽ oxi hoá các chất bẩn, hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định tạo thành bông cặn dễ lắng. Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dụng hệ thống sục khí nhằm duy trì hỗn hợp lỏng trong thiết bị luôn ở chế độ khuấy trộn hoàn toàn. Sau một thời gian hỗn hợp sinh khối được đưa sang bể lắng II (Bể lắng thứ cấp). Tại bể lắng II, bùn được lắng xuống tách ra khỏi nước đã xử lý, và một phần bùn lắng tuần hoàn trở lại bể aeroten để duy trì nồng độ bùn hoạt tính trong bể. Phần nước sạch bên trên của bể lắng II chảy qua bể khử trùng để trừ diệt những vi khuẩn gây bệnh. Chất khử trùng là Clo được đưa từ hệ thống cấp dung dịch khử trùng vào bể khử trùng nhờ bơm định lượng. Nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7382/2004, mức II sẽ cho phép thải ra môi trường. Vi sinh vật dùng sử dụng trong quá xử lý gồm những thành viên của nhóm: Pseudomonas, Zoogloea, Achronaobacter, Flavobacterium, Nocadia, Mycobacterium và 2 loại vi khuẩn nitrat hoá là Nitrosomonas và Nitrobacter. Phần bùn tạo ra ở bể lắng I và II được xả định kỳ nhờ áp lực thuỷ tĩnh, bùn được tháo xuống bể nén bùn. Tại bể nén, bùn được làm giảm thể tích và tự phân huỷ, diệt trừ các mầm mống gây bệnh như trứng giun sán và các vi sinh vật ký sinh khác. Phần nước tách ra từ bể chứa bùn được dẫn quay trở lại bể điều hoà. Bùn đã được nén giảm thể tích theo ống dẫn tới bể chứa bùn và định kỳ xe hầm cầu của công ty vệ sinh đến hút mang đi. Lượng bùn này đảm bảo không gây hại, có thể sử dụng trong quá trình xử lý rác thải làm phân bón hoặc phơi khô trong sân phơi tập trung sau đó dùng để cải tạo đất. B¬m bïn tuÇn hoµn Hình 3.2. Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải (phương án 2) N­íc ®· xö lý B¬m ®Þnh l­îng B¬m B¬m ®Þnh l­îng BÓ nÐn bïn Chøa HC khö trïng Pha HC khö trïng Khö trïng L¾ng bËc 2 BÓ Aeroten B¬m ®Þnh l­îng Chøa HC trî keo tô Chøa HC keo tô Pha HC trî keo tô Pha HC keo tô L¾ng bËc 1 B¬m HÖ thèng cÊp khÝ BÓ ®iÒu hoµ BÓ gom + song ch¾n r¸c N­íc th¶i 3.3.2.3. Phương án 3 Quy trình công nghệ xử lý của phương án này được thể hiện tại hình 3.3 với các thiết bị chính như sau: - Song chắn rác và bể gom nước thải - Bể điều hoà kết hợp xử lý sơ bộ - Bể keo tụ kết hợp lắng sơ cấp - Cụm thiết bị xử lý CN – 2000. - Bể lắng Lamen - Bể khử trùng - Bể nén bùn - Các thiết bị pha hoá chất đông keo tụ, khử trùng và cấp khí. Việc thu gom và vận chuyển nước thải từ các khoa, phòng, buồng bệnh được tập trung vào các bể phốt của mỗi khoa phòng và thông qua mạng lưới thoát nước đến bể hợp khối gồm: ngăn thu nước thải có lắp đặt rọ chắn rác, ngăn xử lý hiếu khí sơ bộ, ngăn thu bùn. Rọ chắn rác là công đoạn xử lý đầu tiên rất cần thiết, nó cho phép: - Bảo vệ các công trình phía sau, cản các vật lớn đi qua có thể gây nên tắc nghẽn trong các công trình tiếp sau, đảm bảo cho độ bền của thiết bị, máy móc. Nước thải qua rọ chắn rác tập trung vào ngăn thu nước và được bơm sang ngăn xử lý hiếu khí sơ bộ. Tại đây nước thải được trộn với các chế phẩm vi sinh DW97 với nồng độ 2-3mg/l, bằng phương pháp sục khí lợi dụng những vi sinh vật có sẵn trong nước thải duy trì ở trạng thái lơ lửng, oxi hoá hợp chất hữu cơ thành những chất ổn định thuận lợi cho các giai đoạn xử lý tiếp theo. Môi trường hiếu khí trong bể đạt được do sử dụng máy thổi khí loại chìm cung cấp với kích thước bọt khí nhỏ mịn và trung bình. Tiếp theo nước thải được bơm lên thiết bị xử lý hợp khối dạng tháp, thiết bị xử lý aerofill - aeroten có đệm vi sinh CN-2000 (đệm vi sinh được chế tạo từ vật liệu nhựa hoặc vật liệu hữu cơ khác có thông số: Độ rỗng >90%, bề mặt riêng 250-300m2/m3). Tại đây thực hiện 3 quá trình xử lý vi sinh sau: + Aerofil (trộn khí cưỡng bức) cường độ cao bằng việc dùng không khí thổi cưỡng bức để hút và đẩy nước thải. + Aeroten kết hợp biofilter dòng xuôi có lớp đện vi sinh bám ngập trong nước. + Anareobic dòng ngược với vi sinh lơ lửng. Sau đó, nước thải cùng bùn hoạt hoá chuyển qua bể lắng lamen (Đệm lamen có thông số: Độ rỗng >95%, bề mặt riêng 150-200m2/m3) để tách khỏi bùn hoạt hoá và cặn lơ lửng hữu cơ khác, tại bể này có đường cấp hoá chất keo tụ PACN - 95 (5-8mg/l) nhằm tạo bông keo tụ và nâng cao hiệu suất lắng. Phần nước trong sẽ được khử trùng bằng dung dịch Hypochloride Natri hoặc Canxi (NaOCl hoặc CaOCl2) (nồng độ 3 - 5gCl2/m3 nước thải) tại bể khử trùng. Cuối cùng nước được xử lý đạt tiêu chuẩn mức II- TCVN 7382/2004 được thải ra môi trường. Phần bùn, cặn lắng ở ngăn lắng và từng ngăn xử lý sinh học được máy bơm hồi lưu bùn hồi lưu một phần bùn hoạt hoá trở lại thiết bị sinh học để đảm bảo được nồng độ xử lý còn phần bùn dư thừa được bơm về bể chứa bùn. Tại đây dưới tác dụng của vi khuẩn yếm khí, các chất có trong cặn bùn sẽ phân huỷ thành khí Metan (CH4), H2S và bã bùn. Trên thực tế, công nghệ này đã được áp dụng thành công ở nhiều bệnh viện trên toàn quốc và cho thấy, qua quá trình vận hành lượng bùn tích tụ tại bể chứa bùn của hệ thống xử lý này là rất ít hàng năm được hút đi bằng xe hút của công ty vệ sinh môi trường 1đến 2 lần tuỳ vào công suất xử lý nước thải của bệnh viện. Côm thiÕt bÞ xö lý CN - 2000 Hình 3.3. Sơ đồ khối công nghệ xử lý nước thải (phương án 3) N­íc ®· xö lý B¬m ®Þnh l­îng B¬m B¬m ®Þnh l­îng BÓ ph©n huû Chøa HC khö trïng Pha HC khö trïng Khö trïng BÓ l¾ng Lamen B¬m ®Þnh l­îng Chøa HC trî keo tô Chøa HC keo tô Pha HC trî keo tô Pha HC keo tô L¾ng bËc 1 B¬m HÖ thèng cÊp khÝ BÓ ®iÒu hoµ BÓ gom + song ch¾n r¸c N­íc th¶i 3.3.2.4. Phân tích và lựa chọn phương án khả thi a/Phương án 1: Phương pháp xử lý nước thải bằng lọc sinh học là phương pháp dùng để xử lý sinh hoá nước thải hoàn toàn với hàm lượng BOD của nước thải sau xử lý có thể đạt tới 15 mg/l. Ưu điểm của phương án: Có hiệu suất xử lý cao, đạt tới 85 – 90% với BOD và 70% với SS. Phương pháp này tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn. Về mặt cấu tạo, bể xử lý dạng tháp có bề mặt tiếp xúc pha lớn, đảm bảo hiệu suất xử lý cao, chiếm diện tích nhỏ. Có khả năng mở rộng, nâng cao công suất của hệ thống xử lý. Quạt gió ít gây tiếng ồn, không ảnh hưởng đến khu vực dân cư. Việc vận hành, bảo dưỡng thiết bị đơn giản. Chi phí vận hành và bảo dưỡng thấp. Nhược điểm của phương án: Bể lọc phải được quản lý cẩn thận. Khi lượng các chất ô nhiễm vượt quá giá trị cho phép thì bề mặt lọc chóng bị lắng bùn, làm hệ thống bị tắc và ảnh hưởng đến hiệu suất xử lý. Điều này được khắc phục nhờ có bề điều hoà và công trình keo tụ - lắng phía trước. Quá trính xử lý đòi hỏi phải nước thải tại đầu vào bể lọc phải được phân phối đều trên bề mặt vật liệu lọc qua từng khoảng thời gian ngắn theo dạng tia nước hoặc nhỏ giọt. Điều này được đáp ứng nhờ hệ thống phân phối nước thải vào bể với cấu tạo phù hợp. Kinh phí đầu tư lớn hớn 02 phương án sau một chút. b/ Phương án 2. Sử dụng bể Aeroten dạng trộn đẩy kết hợp Ưu điểm của phương án: Kinh phí đầu tư ban đầu thấp hơn một chút so với phương án 1, phù hợp với các bệnh viện ở vùng xa, ít bệnh nhân. Thao tác vận hành đơn giản Hiệu suất xử lý cao. Nhược điểm của phương án: Đòi hỏi mặt bằng xây dựng lớn. Chế độ tuần hoàn bùn đòi hỏi yêu cầu cao của người vận hành. Bể ở dạng hở nên sình mùi, không thuận tiện khi ở gần khu dân cư. Máy thổi khí gây ồn lớn. c/ Phương án 3. Xử lý nước thải bằng thiết bị xử lý hợp khối CN- 2000 Ưu điểm của phương án: Tương tự như phương án 2 Nhược điểm của phương án: Đòi hỏi mặt bằng xây dựng lớn. Vận hành phức tạp hơn phương án 2. d/ Lựa chọn phương án xử lý nước thải Qua phân tích ưu nhược điểm của các phương án, từ thực tế thực trạng của bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên, đề xuất lựa chọn phương án 1 để thiết kế và lập dự toán chi tiết. e/ Vị trí xử lý nước thải Dựa trên quy hoạch tổng thể mặt bằng của bệnh viện, vị trí xử lý nước thải nằm ở góc đông nam của bệnh viện, giáp mương thoát nước thành phố. 3.4. Tính toán chi tiết các công trình xử lý 3.4.1. Song chắn rác, Hố thu Hố thu – song chắn rác được đặt trước bể diều hoà trên đường ống dẫn nước thải từ các nguồn đến khu xử lý. Nước thải với lưu lượng 486 m3/ngày đêm, ta xây dựng Hố thu với tiết diện 1 x 1 x 1 m; Tiết diện song chắn rác: 0,6 x 0,6m. Chiều rộng khe hở dữa các thanh: b = 10mm = 0,01m Ciết diện của mỗi song chắn: d = 5mm = 0,005m. Song chắn rác được chế tạo gồm khung lá thép hình L 40 x 40 x 4, Inox và các thanh Inox 5 x 20 mm. 3.4.2. Bể điều hoà Lưu lượng nước thải trung bình là 486m3/ngày đêm - Thể tích làm việc: Xây dựng bể điều hoà có dung tích làm việc sao cho chứa được lượng nước thải trong thời gian hoạt động của hệ thống được nhiều (thời gian lưu khoảng 10 – 16 giờ); và ta chọn thời gian lưu là 12 giờ. => Thể tích làm việc của bể là: Vlv = (486/24) x 12 = 243 m3. Chọn thể tích của bể là 250 m3. - Chiều sâu mực nước trong bể: Để đảm bảo an toàn cho bơm chọn H = 2m => tiết diện của bể là: S = Vlv/2 = 250/2 = 125 m2 Ta xây dựng bể điều hoà thao dạng hình hộp chữ nhật - Chọn chiều rộng của bể là B = 5 m - Chiều dài của bể là: L = S/B = S/B = 125/5 = 25 m Vậy kích thước của bể điều hoà (kích thước tiết diện trong): Chiều rộng của bể: 5 m Chiều dài của bể: 25 m Chiều cao của bể: 2 m + 0,5 m Bể điều hoà được xây chìm. Được xây dựng thành hai ngăn: Ngăn thứ nhất có chiều dài 5m được dung để lắng sơ bộ nước thải trước khi vào ngăn hai với chiều dài 20 m. * Kích thước ống dẫn nước thải và ống chảy tràn của bể Lưu lượng nước thải lớn nhất vào bể (với hệ số điều hoà kh= 3) => Qmax = kh x Qmax = = 0,016875 (m3/s) => Tiết diện đường ống dẫn nước thải khi tốc độ 0,4 m/s: f0 = Qmax/vn = 0,042188 => Đường kính ống: D0 = kd - hệ số đầy của ống, chọn kd = 0,5 => D0 = = 0,33 m D0 = 0,33 m = 330 mm * Lưu lượng khí cần dùng cho bể điều hoà: Lưu lượng khí cung cấp để tăng cường khuấy trộn nhằm đồng đều hoá nước thải và chống lắng cặn. Được xác định theo công thức: Qkdh = qk x vb x 60 , m3/h qk – Lưu lượng đơn vị không khí/m3 bể, ở bể điều hoà thường chọn 0,015 m3/m3.phút Vlv- thể tích làm việc của bể điểu hoà:. = 250 m3 => Qkdh = 0,015 x 250 x 60 = 225 m3/h Từ lưu lượng khí cần thiết ta chọn bơm thích hợp và đường ống dẫn khí tương ứng. 3.4.3. Thiết bị keo tụ lắng sơ cấp Bể được thiết kế theo kiểu lắng đứng hình trụ tròn có buồng phản ứng tạo bong ở giữa tâm và thiết kế 02 thiết bị làm việc song song, đáp ứng được lưu lượng hiện thời và trong tương lai của bệnh viện * Buồng phản ứng tạo bông: - Chọn thời gian lưu nước là 15 giây Tiết diện buồng phản ứng là: fpư = ; m2 Hpư - chiều cao làm việc của buồng phản ứng (m), thường bằng 0,9 Hl; với Hl là chiều cao vùng lắng của thiết bị. thiết bị của chúng ta thiết kế cho công suất lắng sơ cấp nên có thể chọn Hl = 2,5 m. => Hpư = 0,9 x 2,5 = 2,25 m => fpư = = 0,01875 m2 - Đường kính buồng phản ứng là: dpư = = = 0,154 m Vậy chọn dpư =160 mm * Buồng lắng thiết bị: - Tiết diện buồng lắng xác định theo công thức: Fl = α ; m2 q – Lưu lượng nước thải vào; q = 486/24 m3/h vl - Vận tốc nước dâng (< 7mm/s); chọn vl = 0,6 mm/s α – Là hệ số sử dụng phụ thuộc tỷ lệ dữa đường kính và chiều cao của thiế bị, lấy α = 1 => Fl = 1 = 4,6875 m2 => Tiết diện tổng cộng của thiết bị: FTb = Fl + fpư = 4,70585 m3 => Đường kính thiết bị: D = = 2,44 m Lấy tròn D = 2,5 m - Để không khuấy trộn bùn; chọn khoảng cách từ ngăn bùn lắng (phần hình côn) lên đến phần loe của ống trung tâm là: H1 = 0,3 m. Các kích thước cơ bản của thiết bị: + Đường kính của thiết bị: D=2500 mm + Chiều cao vùng lắng: Hl = 2500 mm + Đường kính buồng phản ứng: d = 160 mm + Chiều cao buồng phản ứng: Hpư = 2250 mm + Phần đáy hình côn (với góc nghiêng ta chọn 600) có chiều cao là: H2 = . D/2 = . 2,5/2 = 2,16 m Lấy H2 = 2,2 m + Chiều cao chân đỡ khoảng: H3 = 0,5 m Chiều cao tổng cộng của thiết bị: 5200 mm * Kích thước các đường ống dẫn nước vào và ra, máng thu nước trong, ống xả bùn: - Đường nước vào thiết bỉ keo tụ - lắng lấy theo đường ống đẩy của bơm: 40– 70 mm, chọn dv = 65 mm - Đường ống dẫn nước trong ra theo 20TCN 51-81 ta có vận tốc nước chảy trong ống vmin = 0,4 mm/s; hệ số đầy là k = 0,5 => Tiết diện ướt của ống: fr = q/vmin= = 0,014 m2 Đường kính ống: dr = = = 0,188 m Lấy tròn dr = 200 mm - Đường kính ống xả bùn lấy theo 20TCN 51-84 là: 200 mm - Máng thu nước trong đặt ở thành phía trong của bể Theo 20TCN 51-84; tải trọng thuỷ lực cho một mét chiều dài máng không vượt quá 10 l/s. => Tiết diện máng thu: b x h = 150 x 125 mm Với tiết diện này tải trọng thuỷ lực trên 1 m chiều dài máng sẽ nhỏ hơn nhiều giá trị giới hạn trên Máng có thể được thiết kế theo kiểu răng cưa để dễ dàng phân phối đều nước trên chiều dài của máng - Ngoài ra ta có thêm hệ lamell để tăng hiệu suất lắng của thiết bị, tăng khả năng chịu tải của thiết bị. Vật liệu: thiết bị lắng keo tụ được chế tạo bằng Inox, số lượng 02. 3.4.4. Tháp lọc sinh học Thiết kế theo tiêu chuẩn tháp lọc sinh học cao tải thông khí cưỡng bức và thiết kế 02 tháp làm việc song song, đáp ứng được lưu lượng hiện tại và trong tương lai mở rông của bệnh viện. * Các kích thước: Sử dụng đệm sinh học là các block gồm các tấm nhựa PVC gấp nếp có độ rỗng p = 93%, và diện tích bề mặt đơn vị Fa ≥ 120 m2/m3. - chọn chiều cao lớp vật liệu lọc là 3,5 m - Với hàm lượng BOD5 đầu ra là s = 15 mg/l, tra tài liệu ta có η = 2,6 - Hệ số nhiệt độ: KT = 0,2 x 1,47T-20 T: 0c là nhiệt độ của nước thải, vào mùa đông lấy T = 130c => KT = 0,2 x 1,4713-20 = 0,145 - Tải trọng chất hữu cơ BOD5 cho phép trên 1 m2 bề mặt vật liệu lọc C0 = p x H x KT/η = 93 x 3,5 x 0,145/2,6 = 18,74 g/m3/ngày H- chiều cao lớp vật liệu lọc, H = 3,5 m p - độ rỗng; p = 93% - Tải trọng cho phép trên 1 m3 vật liệu lọc: q0 = m3/m3/ngày Fa – là diện tích bề mặt đơn vị của vật liệu lọc; = 120 m2/m3 S0 – hàm lượng BOD5 đầu vào của nước thải; = 200 mg/l. => q0 = = 11,244 m3/m3/ngày => Thể tích cần thiết của khối vật liệu lọc: W = Q/q0 = 486/(2 x 11,244) = 21,6 m3 Q – là lưu lượng nước thải đầu vào, Q = 486 m3/ ngày => Diện tích mặt cắt ngang của bề mặt lọc cần thiết: F = W/H = 21,6/3,5 = 6,17 m2 Chế tạo tháp hình trụ tròn thì đường kính tháp là: Dth = = 2,8 m - Chiều cao của tháp phần đáy để lắp đặt của cấp khí chọn H1 = 0,6 m - Chiều cao của tháp phần dự trữ và phun nước chọn H 2 = 0,5 m - Chiều cao vật liệu lọc: H = 3,5 m => Chiều cao tháp phần hình trụ: Hth = H1 + H + H2 = 4,6 m - Chiều cao chân đỡ chọn 0,8 m => Chiều cao tổng của tháp là: H∑ = 5,4 m * Lưu lượng không khí cần thiết Tính toán cho máy nén khí ta có Qk = qk x Q m3/ngày đêm qk – là lưu lượng không khí đơn vị, thường qk = 12 m3/m3 nước thải. Q – Lưu lượng nước thải cần xử lý, Q = 486 m3/ ngày đêm => Qk = 12 x 486 = 5832 m3/ngày đêm = 243 m3/h Không có loại quạt li tâm nào có lưu lượng bé như vậy, chọn quạt ly tâm có Q = 1000 m3/h, H = 100 – 150 mmH2O. Vật liệu: tháp lọc sinh học chế tạo bằng Inox, số lượng 02. - Đường ống dẫn nước vào tháp lấy lớn hơn đường ống của thiết bị keo tụ- lắng (26 mm) để giảm tổn thất áp lực trong đường ống và giàn phân phối phản lực. Chọn dv = 125 – 150 mm - Đường ống dẫn nước ra lấy theo đường ống dẫn nước vào dr = 125 – 150 mm. - Đường ống cấp khí lấy theo tương thích quạt gió. 3.4.5. Bể lắng thứ cấp Được thiết kế theo tiêu chuẩn bể lắng đứng có ống trung tâm ở giữa và thiết kế 02 bể làm việc song song * Ống trung tâm: Diện tích ống trung tâm được xác định theo điều kiện vận tốc nước chảy trong ống trung tâm vtt ≤ 30 mm/s Chọn vtt = 25 mm/s => Tiết diện ống: Ftt = Q/(vtt x 10-3); m2 Q – lưu lượng nước thải, m3/s => Ftt = = 0,1125 m2 => Đường kính ống: dtt = = 0,378 m Chọn dtt = 380 mm * Buồng lắng của bể: - Tiết diện buồng lắng của bể được xác định: FL = ; m2 q- Lưu lượng nước thải vào bể, m3/h, q = 486/24/2=10,125 m3/h vL- Vận tốc nước dâng (< 0,7mm/s); chọn vL = 0,6 mm/s α - hệ số sử dụng thể tích phụ thuộc vào tỷ lệ giữa đường kính và chiều cao của bể; lấy α = 1,2 => FL = 1,2. = 5,625 m2 => Diện tích tổng cộng của bể là: FB = Ftt + FL = 0,1125 + 5,625 = 5,7375 m2 - Xây dựng mặt bằng bể hình vuông ta có kích thước bể: B x B = = 2,39 m lấy tròn: B x B = 2,4 x 2,4 m - Chọn thời gian lưu nước trong bể lắng là t = 1,5 h => Chiều cao lắng: HL = = = 2,647 m Lấy tròn: HL = 2,7 m - Chiều dài ống trung tâm; chọn Htt = 0,9HL => Htt = 0,9 x 2,7 = 2,43 m - Chọn chiều cao dự trữ từ mặt nước tới thành bể là H1 = 0,3 m - Chiều cao trung gian (từ mặt dưới phễu hắt tới vùng chứa bùn) H2 = 0,3 m - Chiều cao đáy bể hình nón, với góc nghiêng 600 H3 = .B/2 = 2,07 m => Chiều cao tổng của bể: H = HL + H1 + H2 + H3 = 2,7 + 0,3 + 0,3 + 2,07 = 5,37 m * Kích thước đường ống dẫn nước vào và ra bể: - Đường ống dẫn nước vào bể lấy theo ống đẩy của bơm cấp từ bể trung gian sau bể lọc sinh học, khoảng 65 mm - Đường ống dẫn nước ra khỏi bể được xác định từ điều kiện vận tốc nước chảy trong ống vmin = 0,4 mm/s; hệ số đầy là k = 0,5 => Tiết diện ướt của ống : fr = q/v = = 0,007 m2 Đường kính ống: dr = = = 0,133 m Lấy tròn: d = 135 mm - Đường kính ống xả bùn lấy theo 20TCN 51-84 là: khoảng 125 mm - Máng thu nước trong đặt ở thành phía trong của bể Theo 20TCN 51-84; tải trọng thuỷ lực cho một mét chiều dài máng không vượt quá 10 l/s. => Tiết diện máng thu: b x h = 200 x 125 mm Với tiết diện này tải trọng thuỷ lực trên 1 m chiều dài máng sẽ nhỏ hơn nhiều giá trị giới hạn trên. Máng có thể được thiết kế theo kiểu răng cưa để dễ dàng phân phối đều nước trên chiều dài của máng - Ngoài ra ta có thêm hệ lamell để tăng hiệu suất lắng của thiết bị, tăng khả năng chịu tải của thiết bị. Vật liệu bê tông cốt thép M250, số lượng 02 bể. 3.4.6. Thiết bị khử trùng Thiết bị khử trùng được thiết kế theo kiểu có thiết bị trộn hoá chất loại máng lượn và bể tiếp xúc giống bể lắng ngang với thời gian tiếp xúc khoảng 30 phút. Chọn thời gian trong bể tiếp xúc là 25 phút, tính được thể tích làm việc của bể: V = Q x t = = 8,4375 m3 Để tạo điều kiện tiếp xúc tốt hơn, tốc độ nước chảy trong bể tiếp xúc chọn là: vn = 4,5 mm/s => Tiết diện đứng của bể: Fdb = Q/vn = = 1,25 m2 => chiều dài bể: L = V/Fdb = 8,4375/1,25 = 6,75 m - Chọn chiều cao vùng ngập nước là HL = 1,4 m => Chiều rộng của bể là: B = Fdb/HL = 0,89 Lấy tròn: B = 0,90 m 3.4.7. Bể phân huỷ bùn Được thiết kế theo kiểu bể tự hoại, nó đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ bùn cặn. - Khối lượng tổng cặn của trạm xử lý: G = Q x (0,8.SS + 0,3.BOD5); kg/ngày Q- lưu lượng nước thải cần xử lý; Q = 486 m3/ngày SS- hàm lượng chất rắn lơ lửng; SS = 150 mg/l BOD5- như cầu oxy hoá sinh học đầu vào; giá trị 200 mg/l => G = 486 x (0,8 x 150 + 0,3 x 200) x 10-3 = 87,48 kg/ngày * Khối lượng cặn trong thiết bị lắng sơ cấp G1 = Q x 0,6 x SS = 486 x 0,6 x 150.10-3 = 43,74 kg/ngày Trong đó: Cặn vô cơ: G1’= 0,4 x G1 = 17,496 kg/ngày Căn hữu cơ: G1’’= 0,6 x G1 = 26,244 kg/ngày - Thể tích cặn ở thiết bị keo tụ lắng sơ cấp đưa về bể chứa bùn mỗi ngày: V1 = S1- tỷ trọng của cặn trong thiết bị keo tụ lắng sơ cấp; S1 = 1,02 t/m3 P1- nồng độ cặn trong thiết bị lắng sơ cấp, p1 = 4% = 0,04 => V1 = = 1,072 m3/ngày * Khối lượng cặn trong thiết bị lắng thứ cấp: G2 = G – G1 = 87,48 – 43,74 = 43,74 kg/ngày Trong đó: Cặn vô cơ: G2’= 0,4 x G2 = 17,496 kg/ngày Cặn hữu cơ: G2’’= 0,6 x G2 = 26,244 kg/ngày - Thể tích cặn ở bể lắng thứ cấp đưa về bể chứa bùn mỗi ngay là: V2 = S2- tỷ trọng của cặn trong thiết bị keo tụ lắng sơ cấp; S2 = 1,005 t/m3 P2- nồng độ cặn trong thiết bị lắng sơ cấp, p2 = 1% = 0,01 => V2 = = 4,35 m3/ngày * Tổng lượng cặn đưa về bể chứa bùn mỗi ngày là: Qb = V1 + V2 = 1,072 + 4,35 = 5,422 m3/ngày - Thể tích tính toán chung của bể : Chọn thời gian lưu của nước bùn trong bể là t = 2 ngày => Vb = Qb x t = 10,844 m3 Lấy V = 12m3 Kích thước: L x B x H = 4x 2 x 1,5 (m) bể được thiết kế thành hai phần: - Phần lắng có thể tích bằng 75% có kích thước là: L1 x B1 x H1 = 3x2 x 1,5 (m) - Phần nước trong có thể tích bằng 25% tổng có kích thước là: L2 x B2 x H2 = 1x2 x 1,5 (m) 3.5. Dự toán kinh phí 3.5.1. Căn cứ lập dự toán - Định mức dự toán xây dựng công trình phần xây dựng, ban hàn kèm theo quyết định số: 24/2005/QĐ-BXD ngày 29 tháng 7 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ xây dựng; - Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25/7/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình; - Thông tư số 03/2008/TT-BXD ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng cơ bản; - Bộ đơn giá xây dựng cơ bản của tỉnh Thái Nguyên, ban hành kèm theo quyết định số 2279/QĐ-UBND ngày 16/10/2006 của UBND tỉnh Thái Nguyên. - Định mức dự toán Xây dựng công trình phần xây dựng ban hành kèm theo số 1776/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng; - Định mức dự toán Xây dựng công trình phần lắp đặt ban hành kèm theo văn bản số số 1777/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng; - Định mức dự toán Xây dựng công trình phần khảo sát ban hành kèm theo văn bản số số 1778/BXD-VP ngày 16/8/2007 của Bộ xây dựng; - Công bố kèm theo công văn số 1751/BXD-VP ngày 14/8/2007 của Bộ xây dựng về định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng; - Thông tư 05/2007/TT-BXD Hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình của BXD ngày 25/7/2007; - Thông tư 03/2008/TT-BXD Hướng dẫn điều chỉnh dự toán xây dựng công trình ngày 25/01/2008 của Bộ Xây dựng; - Thông tư 33/2007/TT-BTC Ban hành ngày 09/04/2007 Hướng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước - Thông báo giá VLXD số 262/TB-LS ngày 08/04/2009 của liên sở Xây dựng và Tài chính tỉnh Thái Nguyên; - Bảng báo giá thiết bị của một số đơn vi kinh doanh trên địa bàn Hà Nội và Thái Nguyên - Một số giá cả thị trường tại thời điểm lập dự toán. 3.5.2. Dự toán kinh phí Dự toán kinh phí được tính cho phương án được lựa chọn (phương án 1), với khối lượng các hạng mục công trình được tính toán chi tiết tại mục 5.4. Tổng chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên: 6.509.265.180 đồng, trong đó: - Chi phí xây dựng cơ bản: 2.309.230.000 đồng - Chi phí thiết bị xử lý nước thải: 2.947.942.800 đồng - Chí phí khắc: 660.341.000 đồng - Chi phí dự phòng: 591.751.380 đồng (Xem chi tiết dự toán kinh phí tại phụ lục) CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 4.1. Các tác động môi trường Là một công trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực trong nước thải của bệnh viện tới môi trường. Tuy nhiên, việc xây dựng và hoạt động của công trình xử lý nêu không được xem xét đánh giá thấu đáo sẽ gây ra những tác động tiêu cực tới môi trường. Việc đánh giá các tác động của công trình tới môi trường, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phù hợp là rất quan trọng và tăng tính hiệu quả của công trình. Trong quá trình xây dựng và hoạt động của Công trình hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, các tác động chính tới môi trường được thể hiện tại bảng 4.1. Bảng 4.1. Các tác động môi trường chính của công trình Các hoạt động Tác động và hậu quả có thể xẩy ra Giai đoạn xây dựng công trình - San gạt, tạo mặt bằng thi công xây dựng. - Đào, xây hệ thống các bể xử lý nước thải. - Xe vận chuyển nguyên vật liệu, thiết bị. - Lắp ráp thiết bị, hoàn thiện công trình. - Ô nhiễm bụi, khí thải độc hại (CO, NOx, SOx,…), ồn, rung do qúa trình san gạt mặt bằng, đào, xây các bể xử lý, vận chuyển nguyên vật liệu, từ các máy móc thi công và lắp đặt các thiết bị,… - Đất đá thải từ san gạt, đào xây các bể xử lý - Chất thải của công nhân thi công, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn trên bề mặt. - Trôi lấp chất thải rắn trong quá trình san gạt và xây dựng các công trình (đất đá do đào, đắp, san gạt mặt bằng, phế thải vật liệu xây dựng,…) - Tăng mật độ phương tiện giao thông, ảnh hưởng đến sự lưu thông của các phương tiện. - Các sự cố trong quá trình thi công. - An ninh trật tự khu vực. Giai đoạn hoạt động của công trình Vận hành công trình xử lý - Mùi phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải và phát tán vào môi trường. - Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải - Chất thải sinh hoạt của cán bộ công nhân vận hành hệ thống xử lý - Chất lượng nước thải sau khi qua hệ thống xử lý, đặc biệt là khi có sự cố - Các phản ứng của người dân khu vực 4.1.1. Giai đoạn thi công 4.1.1.1. Môi trường không khí Triển khai thi công các hạng mục: san gạt tạo mặt bằng, đào xây các bể xử lý, lắp đặt thiết bị và hoàn thiện công trình. Đây là những nguồn phát sinh bụi, khí thải, tiếng ồn, rung,… làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất chỉ thị ô nhiễm môi trường không khí được thể hiện tại bảng 4.2. Bảng 4.2. Nguồn gốc ô nhiễm môi trường không khí và chất ô nhiễm chỉ thị TT Nguồn gốc ô nhiễm Chất ô nhiễm chỉ thị 1 San gạt mặt bằng, đào các bể xử lý. Bụi, ồn, rung, khí thải độc hại (SOx, CO, NOx, HC,...) 2 Thi công xây dựng các hạng mục (vận chuyện nguyên vật liệu, máy đầm, nén, trộn, đóng cọc, máy lu, trạm trộn bê tông, lắp đặt thiết bị,…) Bụi đất đá, tiếng ồn, khí thải độc hại (CO, NOx, SOx, CH,…) từ các phương tiện vận chuyển, bốc xúc, từ các phương tiện máy móc thi công. Các chất ô nhiễm môi trường không khí trong hoạt động triển khai thi công xây dựng các hạng mục của công trình như đã đề cập ở bảng 4.2 chủ yếu là ô nhiễm bụi đất đá, tiếng ồn, rung, khí thải độc hại. Đặc trưng cơ bản của nguồn ô nhiễm không khí trong quá trình hoạt động thi công là nguồn không liên tục. Trên cơ sở nhu cầu sử dụng nhiên liệu, khối lượng nguyên liệu vận chuyển và hệ số ô nhiễm tương ứng có thể ước tính được tải lượng các chất ô nhiễm, phạm vi gây tác động. Tuy nhiên, công trình xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên được thi công xây dựng trên một diện tích nhỏ trong khuôn viên bệnh viện (tổng diện tích mặt bằng khu xử lý 300 m2), các công trình thi công xây dựng không lớn, thời gian thi công xây dựng khoảng 02 tháng, thời gian lắp đặt thiết bị và hoàn thiện công trình trong 03 tháng, tải lượng các chất gây ô nhiễm môi trường không khí không lớn và chỉ trong thời gian ngắn và chủ yếu tác động tới môi trường khu vực bệnh viện (trong vòng bán kính 50 m tính từ khu vực xây dựng công trình). 4.1.1.2. Ô nhiễm môi trường nước Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình, các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: - Nước mưa chảy tràn, đặc biệt là thi công trong mùa mưa bão và vấn đề ô nhiễm chủ yếu là nước mưa đợt đầu. - Dầu mỡ thải hoặc rơi vãi trên công trường của các phương tiện thi công và vận tải. Lượng chất thải này ít nhưng đặc thù ô nhiễm cao. - Nước thải sinh hoạt. a/ Nước mưa chảy tràn: Khi thi công vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn qua khu thi công sẽ cuốn theo đất, cát, dầu mỡ,… rơi rớt xuống hệ thống thoát nước của khu vực. Với hoạt động thi công tính chất ô nhiễm của nước mưa là bị ô nhiễm về cơ học (đất, cát, rác), ô nhiễm hữu cơ, dầu mỡ,….Vấn đề ô nhiễm nước mưa sẽ kéo theo sẽ kéo theo sự ô nhiễm của nguồn nước tiếp nhận, gây tác động tới môi trường sinh thái thuỷ vực cũng như tác động xấu tới nhu cầu sử dụng nguồn nước này cho các mục đích khác. Lưu lượng nước mưa lớn nhất chảy tràn từ khu vực có thể được xác đinh theo công thức thực nghiệm như sau: Q= 0,278 x C x h x F , m3/s Trong đó: 0,278 -hệ số quy đổi đơn vị; C- hệ số dòng chảy, phụ thuộc đặc điểm mặt phủ, độ dốc ... (C = 0,7) h-cường độ mưa trung bình tại trận mưa tính toán, mm/h (h = 100 mm/h) F-diện tích khu vực thi công, km2, Tải lượng chất ô nhiễm trong nước mưa: với nước mưa chảy tràn, mức độ ô nhiễm chủ yếu là từ nước mưa đợt đầu (tính từ khi mưa bắt đầu hình thành dòng chảy trên bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó). Hàm lượng chất bẩn trong nước mưa đợt đầu tại khu vực được ước tính như sau: BOD5 khoảng 35 đến 50 mg/l, hàm lượng cặn lơ lửng khoảng 1500 đến 1800 mg/l. Lượng chất bẩn (chất không hoà tan) tích tụ lại trong khu vực được xác định theo công thức sau đây: M=MMax (1- e-Kz.t ).F, kg Trong đó: + MMax: lượng chất bẩn có thể tích tụ lớn nhất, tại khu vực thi công MMax=250kg/ha. + Kz :Hệ số động học tính luỹ chất bẩn, Kz = 0,4 /ngày + t: Thời gian tích luỹ chất bẩn ,15 ngày. + F: diện tích khu vực thi công, ha. b/ Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên thi công xây dựng chủ yếu chứa chất cạn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ (BOD, COD), các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. Lưu lượng nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên nhu cầu cấp nước, với số lượng công nhân thi công là 15 người, nhu cầu cấp nước bình quân 100 lít/người.ngày. Tổng lượng nước thải sinh hoạt hàng ngày là 1,5 m3. Tải lượng, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chưa xử lý) được thể hiện tại bảng 4.3. Bảng 4.3. Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm chính trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Khối lượng (g/người/ngày) Tải lượng (kg/ngày) Nồng độ (mg/l) TCVN (mức III) 6772:2000 BOD5 45 - 54 22,5-27 450 - 540 40 mg/l COD 72 - 102 36-51 720 - 1020 100 mg/l SS 70 - 145 35-72,5 700 - 1450 60 mg/l åN 6 - 12 3-6 60 - 120 60 mg/l Amôni 2,4 - 4,8 1,2-2,4 24 - 48 - åP 0,4 - 0,8 0,2-0,4 4 - 8 6 mg/l Coliform 106- 109 MPN/100ml 10.000MPN/100ml Với kết quả tính toán như bảng 4.3 cho thấy khi nước thải sinh hoạt không được xử lý thì nồng độ các chất ô nhiễm vượt rất nhiều lần so với TCVN 6772:2000, gây tác động xấu tới thuỷ vực tiếp nhận, tác động xấu tới nhu cầu sử dụng nước trong khu vực. 4.1.1.3. Ô nhiễm đất và ảnh hưởng của chất thải rắn - Chất thải rắn trong xây dựng: là các chất thải của vật liệu thừa, đất đá do đào bới, nguyên vật liệu rơi vãi, phế thải, vỏ bao bì, thùng gỗ. Lượng này không nhiều nhưng là những chất khó phân huỷ và có thể tận dụng, thu gom trong quá trình xây dựng tuỳ theo từng chủng loại. - Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ công nhân làm việc tại khu vực thi công vào khoảng 7,5 kg/ngày (0,5 kg/người.ngày). Với thành phần gồm các chất hữu cơ, giấy vụn các loại, nylon, nhựa, kim loại, các vật dụng sinh hoạt hàng ngày bị hư hỏng,… khi thải vào môi trường mà không được thu gom xử lý thích hợp sẽ gây ra tác hại cho môi trường sống. Khi thải vào môi trường các chất thải này sẽ phân huỷ hoặc không phân huỷ là gia tăng nồng độ các chất dinh dưỡng, tạo ra các hợp chất vô cơ hữu cơ độc hại,… làm ô nhiễm nguồn nước, gây hại cho hệ vị sinh vật đất, các sinh vật thuỷ sinh trong nước, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại, ruồi muỗi phát triển và là nguyên nhân gây ra dịch bệnh. 4.1.1.4. Các tác động khác Trong giai đoạn thi công xây dựng các hạng mục công trình các tai nạn, rủi ro, sự cố có thể xẩy ra: - Tai nạn lao động: trong quá trình thi công, các yếu tố môi trường, cường độ lao động, mức độ ô nhiễm môi trường có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người công nhân như gây mệt mỏi, choáng váng và ngất từ đó dễ dẫn đến những tai nạn lao động trong quá trình làm việc. - Ngoài ra, trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình, mật độ giao thông trong tuyến đường sẽ gia tăng dẫn đến cản trở nhu cầu đi lại của dân cư trong khu vực, gia tăng áp lực lên kết cấu đường, làm giảm tốc độ lưu thông trên đường và gây bụi làm giảm khả năng qua sát đường của các lái xe khi tham gia giao thông. - Quá trình thi công xây dựng còn gây ra các vấn đề an ninh, trật tự xã hội và sức khoẻ cộng đồng. Trong quá trình triển khai thi công, xây dựng các hạng mục công trình sẽ có những tác động tiêu cực tới môi trường không khí, môi trường nước, môi trường sinh thái, môi trường đất,… cũng như các sự cố và tại nạn trong quá trình thi công. Tuy nhiên, công trình chiếm đất xây dựng nhỏ, các công trình xây dựng không nhiều, thời gian thi công xây dựng ngắn vì vậy các tác động tới môi trường là không lớn và trong khoảng thới gian ngắn. 4.1.2. Giai đoạn hoạt động của hệ thống xử lý nước thải 4.1.2.1. Môi trường không khí Công trình xử lý nước thải đi vào hoạt động, các tác động tới môi trường không khí là không lớn. Vấn đề lớn nhất là ô nhiễm mùi do quá trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ trong nước tại các bể điều hoà, bể xử lý sinh học, bể xử lý bùn, với các khí gây mùi đặc trưng là H2S, NH3, methyl mecarptan (CH3SH) và mùi clo từ bể khử trùng. Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm này không lớn và rất khó có thể xẩy ra. (được đề cập tại mục 4.2.2.1). 4.1.2.2. Môi trường nước Là công trình xử lý nước thải nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực do các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện gây nên, do đó công trình xử lý nước thải đã mang lại những tác động tích cực, bảo vệ môi trường. Việc tác động tiêu cực khi hệ thống xử lý nước thải bị sự cố, hiệu quả xử lý thấp: quá tải, không hoạt động liên tục, bỏ bớt công đoạn xử lý, không vận hành theo đúng kỹ thuật, …Khi xẩy ra những sự cố trên sẽ gây những tác động ô nhiễm nghiêm trọng tới môi trường. Nước thải của bệnh viện chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: - Nước thải từ các khoa phòng bao gồm cả nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh: dòng thải từ nước sàn, lavabo của các khu xét nghiệm và X quang, phòng cấp cứu, khu bào chế dược phẩm, phòng sản, phẫu thuật, phòng thủ thuật,… - Nước thải sinh hoạt của các cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân và khách vãng lai: các dòng thải từ nước sàn, lavabo và bể phốt của các khu điều trị, văn phòng, khu hành chính, nhà bếp, nhà ăn,… Nước thải từ 2 nguồn trên có chứa các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, chất tẩy rửa, các hoá chất mang tính dược liệu và đặc biệt là các vi trùng gây bệnh. Đối với nước thải bệnh viện là chứa nhiều vi sinh vật, nhất là vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm. Do vậy, nếu công tác vệ sinh, khử trùng không được tốt, các vi trùng, vi sinh vật gây bệnh sẽ được xả ra thuỷ vực tiếp nhận, làm gia tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn bệnh, quá trình lan truyền có thể qua côn trùng trung gian, qua thực phẩm và qua sử dụng nước bị nhiễm bẩn, qua người sang người. Mực độ ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên khí không xử lý hay xử lý không hiệu quả được thể hiện tại bảng 4.4. Bảng 4.4. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên khi không xử lý STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị TCVN 7382:2004 5945:2005 1 PH - 6-8 6,5-8,5 2 BOD5 mg/l 150-200 30 3 COD mg/l 230-250 80 4 SS mg/l 150-200 100 5 NH4+ mg/l 10-15 10 6 N hữu cơ mg/l 20-25 30 7 PO43- mg/l 2-4 6 8 Coliform MPN/100ml 106 1000 4.1.2.3. Chất thải rắn Chất thải rắn phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên chủ yếu là bùn thải phát sinh từ bể lắng đông keo tụ, bể lắng cấp 2. Lượng bùn từ 02 bể này được đưa qua bể phân huỷ bùn sau đó đinh kỳ 06 tháng một lần thuê Công ty môi trường đô thị thành phố Thái Nguyên đến hút đem đi xử lý hợp vệ sinh tại bãi rác thành phố. 4.1.2.4. Các tác động khác Khi sẩy ra các sự cố: hệ thống không hoạt động, vận hành không đúng kỹ thuật, rò rỉ hoá chất khử trùng,… thì sẽ gây tác động nghiêm trọng tới môi trường do phát tán vi khuẩn gây bệnh, phát tán mùi hôi thối từ quá trình phân huỷ yếm khí chất hữu cơ, mùi khí clo độc hại, giảm chất lượng thuỷ vực tiệp nhận nước thải,… 4.2. Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 4.2.1. Giảm thiểu chất thải trong giai đoạn thi công 4.2.1.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí Trong giai đoạn này, để hạn chế giảm thiểu những tác động tiêu cực tới môi trường không khí, các biện pháp được áp dụng như sau: - Đối với các máy móc có mức ồn cao như máy phát điện, máy nén khí, máy đóc cóc,…thì cần thiết phải lắp đặt các thiết bị giảm âm. Trong trường hợp không thể giảm nguồn ồn thì bảo vệ công nhân làm việc ở môi trường ồn bằng cách sử dụng các dụng cụ chống ồn cá nhân như nút tai và bao tai. - Lựa chọn đơn vị thi công có thiết bị và phương tiện thi công cơ giới hiện đại có kỹ thuật cao. Các phương tiện vận chuyển hạn chế dùng còi trong khu dân cư. - Đưa ra lịch trình thi công hợp lý, tăng số ca làm việc trong ngày làm giảm mật độ các loại phương tiện thi công trong cùng một thời điểm. - Sử dụng các loại xe vận tải có động cơ đốt trong có hiệu suất cao, tải lượng khí thải nhỏ và độ ồn thấp. Thường xuyên bảo dưỡng máy móc thiết bị, luôn để máy móc thiết bị hoạt động trong trạng thái tốt nhất, hạn chế tiếng ồn và khói thải ở mức thấp nhất. - Các xe ô tô khi vận chuyển nguyên vật liệu đất đá, cây cỏ phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung: có bạt che thùng và không được làm rơi vãi đất đá nguyên vật liệu để hạn chế tối đa sự phát thải bụi ra môi trường. Để đảm bảo an toàn nền đường và tốc độ lưu thông phương tiện, đảm bảo nhu cầu đi lại của nhân dân khu vực: các xe vận tải không được chở quá tải trọng cho phép với từng loại xe và với tính chất cơ lý của nền đường; hạn chế tốc độ nhằm giảm thiểu ô nhiễm bụi cuốn trên đường. - Đối với hoạt động vận chuyển và thi công gây ra những tác động lớn về môi trường (ồn, bụi,…) không hoạt động vào các giờ cao điểm về mật độ giao thông và giờ nghỉ ngơi của nhân dân khu vực (từ 11 h đến 1 h trưa và ban đêm từ 18h đến 6h sáng). - Chủ dự án sẽ có điều khoản rõ ràng về yêu cầu đối với các nhà thầu và giám sát việc thực hiện các điều khoản của nhà thầu. Với thời gian thi công ngắn, các công trình xây dựng nhỏ, các tác động tới môi trường không khí trong gia đoạn thi công là không đáng kể và việc áp dụng các biện pháp giảm thiểu trên sẽ hạn chế tối đa những tác động tiêu cực tới môi trường không khí. 4.2.1.2. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước - Các phương tiện hoạt động không thực hiện thay dầu hay sửa chữa tại khu vực để hạn chế tới mức thấp nhất sự rơi vãi của các loại dầu máy có chứa thành phần độc hại ra môi trường. - Nước thải sinh hoạt của công nhân thi công trên công trường: với số công nhân thi công là 15 người, lượng nước thải phát sinh hàng ngày là 1,5 m3. Để hạn chế những tác động của lượng nước thải này đến môi trường, bố trí công nhân thi công ở tại khu nhà tập thể của bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên và thuê nhà trọ ở khu dân cư lân cận bệnh viện, nước thải được xử lý qua bể tự hoại. - Quá trình thi công sạch gọn, không dàn trải trên toàn bộ diện tích nhằm hạn chế lượng lượng mưa kéo theo chất bẩn, nhất là vào mùa mưa lũ. Với thời gian thi công ngắn, công trình được triển khai xây dựng vào mùa khô (tháng 12, tháng 1). 4.2.1.3. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn - Thu gom đất đá, vật liệu xây dựng, vỏ các bao bì xi măng, cót ép và gỗ được đưa vào các vị trí quy định trên mặt bằng dự án để tái sử dụng vào các mục đích khác. - Rác thải sinh hoạt có nguồn gốc thực phẩm cần phân loại, thu gom vào vị trí quy định và cùng với rác thải sinh hoạt của bệnh viện được đem đi chon lấp hợp vệ sinh tại bãi rác thành phố. Đối với các phế thải có thể tái sử dụng hoặc tái chế nên tận dụng hay thu gom riêng để đem xử lý. - Ô nhiễm đất là nguyên nhân tiềm tàng dẫn đến ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, và tác động xấu tới sức khoẻ con người. Để hạn chế ô nhiễm đất tuyệt đối không xả chất ô nhiễm và chất độc hại vào các vùng trũng hoặc dùng để san lấp mặt bằng. 4.2.1.4. Giảm thiểu các tác động khác - Khi thi công, lắp ráp phải mang thiết bị bảo hộ lao động cá nhân. - Kiểm tra, bảo dưỡng máy móc và thiết bị thường xuyên đảm bảo thiết bị luôn hoạt động tốt. - Tăng cường sử dụng nhân lực địa phương - Bố trí bảo vệ giải quyết các vấn đề: tai nạn lao động, tai nạn giao thông, tranh chấp tài sản, tranh chấp trong sinh hoạt giữa công nhân và công nhân và nhân dân trong vùng. - Phối hợp với lực lượng bảo vệ an ninh quốc phòng, tuần tra thường xuyên, nghiêm cấm các hành vi cờ bạc, tụ tập hút hít và các tệ nạn khác trong khu vực lán trại tạm của công nhân xây dựng. 4.2.2. Giảm thiểu chất thải khi công trình xử lý đi vào hoạt động 4.2.2.1. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí Khi hệ thống xử lý đi vào hoạt động, như đề cập tại mục 4.1.2.1, tác động tới môi trường không khí chủ yếu là ô nhiễm mùi do phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ trong nước thải, đặc biệt là khi hệ thống xử lý bị sử cố, không hoạt động. Để khắc phục vấn đề phát sinh mùi, tại bể điều hoà, bể lọc sinh học được cấp khí cưỡng bức (hiếu khí) nên việc phát sinh mùi gần như không có. Ngoài ra, hệ thống bể lọc sinh học là hệ kín nên mùi không phát tán ra ngoài. Việc hạn chế mùi clo tại bể khử trùng: hoá chất khử trùng được pha chế tại bình kín. Ngoài ra, trồng cây xanh xung quanh khu xử lý nhằm hạn chế sự phát tán mùi ra bên ngoài, tạo cảnh quan đẹp cho khu xử lý. 4.2.2.2. Giảm thiểu tác động tới môi trường nước Việc xây dựng, vận hành công trình xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên đã hạn chế sự tác động tiêu cực của nước thải bệnh viện tới môi trường. Để hạn chế tối thiểu các sự cố sẩy ra, bệnh viện vận hành liên tục hệ thống xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật. 4.2.2.3. Giảm thiểu tác động của chất thải rắn Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải được dẫn về bể phân huỷ bùn nhằm giảm độ ẩm của bùn, tiêu diệt các vi khuẩn. Định kỳ 06 tháng/lần thuê Công ty môi trường độ thị thành phố Thái Nguyên đến hút đem đi xử lý hợp vệ sinh tại bãi rác Đá Mài, thành phố Thái Nguyên. 4.3. Tác động tích cực  Trong quá trình thực hiện dự án không thể tránh khỏi tác động tiêu cực đối với môi trường con người như đã nêu ở trên song tất cả các ảnh hưởng chỉ mang tính chất ngắn hạn. Các tác động tích cực mà chúng đem lai cho con người và môi trường mang tính dài hạn. Không những thế nó còn đem lại không những đem lại những lơi ích về kinh tế mà còn đem lại những lợi ích về tinh thần rất lớn. Tất cả những tác động tiêu cực sẽ biến mất khi công trình hoàn thiện. 4.3.1. Về vật chất Mang lại môi trường xanh - sạch - đẹp và cảnh quan đẹp. Việc xây dựng trạm xử lý nước và mạng lưới thoát nước hoàn chỉnh nhằm đảm bảo nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép TCVN 7382:2004, mức I và đảm bảo việc lưu thoát tốt trên hệ thống cống như vậy: Không làm đọng và lưu trữ nước trong cống, không làm ngấm nước thải xuống đất, và nguồn nước ngầm ® không ô nhiễm đất ô nhiễm nguồn nước ngầm. Đảm bảo được việc thoát nước ra môi trường tốt ® không làm ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm Tránh rủi ro, bệnh tật gây ra bởi chất thải ô nhiễm Đảm bảo môi trường sống trong lành cho Bệnh viện cũng như khu vực lân cận. Do các quá trình xử lý nước thải được thực hiện trên nguyên tắc modul, hợp khối, tự động, không chiếm đất diện tích đất lớn làm phá vỡ cảnh quan. Đối với những máy móc hoạt động gây tiếng ồn (máy bơm, thiết bị định lượng hoá chất...) thì được lắp dặt trong nhà tiêu âm, nền được rải sỏi, xung quanh dán lớp bông thuỷ tinh ® khi vận hành trạm xử lý sẽ không gây tiếng ồn, như vậy như vậy sẽ không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. 4.3.2. Về tinh thần Sống trong môi trường trong lành ® tinh thần thoải mái. Chắc chắn sẽ giảm hết những khiếu kiện của người dân sống xung quanh khu vực bệnh viện trong thời gian qua. Góp phần nâng cao hình ảnh của Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên. Nâng cao chất lượng cuộc sống của con người có nghĩa là gián tiếp nâng cao sự phát triển kinh tế - xã hội. 4.4. Đánh giá chung Có thể nói đây là Dự án tích cực nhằm xử lý ô nhiễm môi trường nước nói chung và nước thải bệnh viện nói riêng. Mặc dù khi thi công, công trrình có thể gây ra những ô nhiễm đối với môi trường con người song đó chỉ là trước mắt, và nếu như thực hiện tốt những biện pháp phòng tránh thì sẽ hạn chế tối đa những ô nhiễm sinh ra. Còn khi công trình đã đi vào vận hành thì những ảnh hưởng đó tự khắc biến mất. Dự án “Xây dựng hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa Trung Thái Nguyên” cần được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ Y tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND Tỉnh Thái Nguyên, Sở Ytế Tỉnh Thái Nguyên, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ban nghành liên quan để Dự án sớm được triển khai thực hiện. Việc xây dựng nhanh để sớm đưa công trình vào hoạt động sẽ là nguồn cổ vũ động viên to lớn đối với cán bộ công nhân viên các bệnh viện cũng như toàn thể nhân dân khu vực và thực hiện xử lý triệt để ô nhiễm trong nước thải của bệnh viện theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. CHƯƠNG 5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 5.1. Tổ chức thực hiện - Cơ quan chủ đầu tư: Uỷ ban nhân dân tỉnh - Chủ đầu tư: Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên. - Đơn vị tư vấn lập dự án: Trung tâm quan trắc môi trường Thái Nguyên. - Tiến độ thực hiện: 08 tháng kể từ khi dự án được xét duyệt và cấp vốn. 5.2. Kiến nghị Bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên nằm trong danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003 về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Dự án xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên có ý nghĩa quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, việc xây dựng hệ thông xử lý nước thải sẽ giải quyệt triệt để tính trạng ô nhiễm môi trường do nước thải bệnh viện gây nên và đáp ứng xử lý nước thải cho bệnh viện với quy mô 1000 giường bệnh. Đề nghị các cấp có thẩm quyền xém xét phê duyệt để đưa dự án vào thực hiện nhằm khắc phục tính trạng ô nhiễm môi trường của bệnh viện./. 1. Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2002. 2. Trần Đức Hạ. Xử lý nước thải bệnh viện trong điều kiện Việt nam. Tuyển tập Các báo cáo khoa học tại hội nghị môi trường toàn quốc năm 1998. 3. Trần Hiếu Nhuệ. Thoát nước và xử lý nước thải công nghiệp (tập I, II). NXB Khoa học và kỹ thuật , Hà Nội 1992. 4. Trịnh Xuân Lai. Tính toán thiết kế các công trình xử lý nước thải. NXB Xây Dựng, Hà Nội 2000. 5. Hoàng Huệ. Xử lý nước thải. NXB Xây Dựng, Hà Nội 1996. 6. Bộ Xây Dựng. 20TCN 51-84: Thoát nước, mạng lưới bên ngoài và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế. NXB Xây Dựng, Hà Nội 1989. 7. Hoàn Văn Tuệ - Trần Đức Hạ - Mai Liên Hương - Lê Mạnh Hà - Trần Hữu Diện. Thoát nước - Tập 1: Mạng lưới thoát nước. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2004. 8. Nguyễn Xuân Nguyên, Phạm Hồng Hải. Lý thuyết và mô hình hoá quá trình xử lý nước thải bằng phường pháp sinh học. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2003. 9. Trần Hiếu Nhuệ, Trần Đức Hạ, Đỗ Hải, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Văn Tín. Cấp thoát nước. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 1996. BIỂU TỔNG HỢP CHI PHÍ CÔNG TRÌNH: hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trưng ương Thái Nguyên TT Khoản mục Diễn giải Thành tiền 1 Thiết bị Thiết bị xử lý nước thải 2 947 942 800 2 Xây dựng cơ bản Các hạng mục cho xây dựng hệ thống thoát nước, xử lý nước thải 2 309 230 000 3 Chi phí khác Chi phí cho khảo sát, lập báo cáo, chi phí quản lý dự án, chuyển giao công nghệ…. 660 341 000 4 Dự phòng 10 % (TB+XL+CPK) 591 751 380 Tổng đầu tư cho Dự án 6 509 265 180 BIỂU TỔNG HỢP CHI PHÍ XÂY LẮP CÔNG TRÌNH: hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên TT Khoản mục Đơn vị Khối lượng Đơn giá trước thuế Thành tiền trước thuế Thuế GTGT 10% XL Thành tiền sau thuế A Mạng lới thoát nớc thải Cống dẫn, thoát nước thải (D =200-300) 1 * Cống thoát nớc thải D200 -D300(bằng nhựa, bêtông cốt thép) md 1 000 300 000 300 000 000 30 000 000 330 000 000 2 Hố ga thoát nớc thải cái 20 1 300 000 26 000 000 2 600 000 28 600 000 B Trạm xử lý nớc thải 1 H? thu nớc thải cái 1 1 000 000 1 000 000 100 000 1 100 000 2 Song chắn rác bộ 1 2 500 000 2 500 000 250 000 2 750 000 3 Bể điều hoà BTCT m3 312.5 2 000 000 625 000 000 62 500 000 687 500 000 4 Bể lắng bậc II cái 2 125 000 000 250 000 000 25 000 000 275 000 000 5 Bể phân huỷ bùn cái 2 105 500 000 211 000 000 21 100 000 232 100 000 6 Bể khử trùng cái 1 85 000 000 85 000 000 8 500 000 93 500 000 7 Nhà điều hành, phòng pha hoá chất và kho hoá chất cái 1 140 500 000 140 500 000 14 050 000 154 550 000 8 Hệ thống đờng ống công nghệ Hệ 1 202 800 000 202 800 000 20 280 000 223 080 000 9 Kết cấu thép trong các bể Hệ 1 85 000 000 85 000 000 8 500 000 93 500 000 10 Hệ giàn thao tác của khu xử lý Hệ 1 45 000 000 45 000 000 4 500 000 49 500 000 11 Hệ thống điện nội bộ khu xử lý Hệ 1 125 500 000 125 500 000 12 550 000 138 050 000 Tổng (I) 2 099 300 000 209 930 000 2 309 230 000 BIỂU TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ CÔNG TRÌNH: hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên Số TT Tên thiết bị - đặc tính kỹ thuật Đơn vị Số lượng Giá mua trước thuế Thành tiền mua TB trước thuế Chi phí vận chuyển Tổng giá trị trớc thuế Thuế GTGT (10%) Tổng giá trị sau thuế Thiết bị keo tu - lắng D2500 x H5200, Inox cái 2 350 000 000 700 000 000 Tính chung 700 000 000 70 000 000 770 000 000 Tháp lọc sinh học D2800 x H5400, Inox cái 2 420 000 000 840 000 000 840 000 000 84 000 000 924 000 000 Song chắn rác, Inox cái 1 12 500 000 12 500 000 12 500 000 1 250 000 13 750 000 Đệm vi sinh trong bể lọc sinh học m3 21.6 12 680 000 273 888 000 273 888 000 27 388 800 301 276 800 Đệm lắng Lamen m3 12 12 680 000 152 160 000 152 160 000 15 216 000 167 376 000 3 Phôi thao khác trong thiết bị xử lý vi sinh (phân phối khí, nớc dạng difusser) bộ 2 9 500 000 19 000 000 19 000 000 1 900 000 20 900 000 4 Máy bơm nớc thải chìm -Italia (trong ngăn thu); Q=8-12(m3/h)-H=5,8-4,8(m)-P=1,05kW. cái 4 13 500 000 54 000 000 54 000 000 5 400 000 59 400 000 5 Máy bơm nớc thải chìm -Italia (trong bể điều hoà); Q=8-12(m3/h)-H=14,5-13(m)-P=1,1kW. cái 4 17 000 000 68 000 000 68 000 000 6 800 000 74 800 000 6 Máy thổi khí đặt chìm. Oxy-flow-Đài Loan; Q=70m3/h, H=4m; P=3,7kW. (Tại bể điều hoà xử lý sơ bộ) cái 4 28 000 000 112 000 000 112 000 000 11 200 000 123 200 000 7 Máy thổi khí đặt trên cạn. Air-Blower-Đài Loan; SSR-65: Q=2,6m3/p, H=5m; P=3,7kW; cái 4 47 000 000 188 000 000 188 000 000 18 800 000 206 800 000 Quạt gió Q=1000 m3/h, H=250mmH2O cái 2 8 200 000 16 400 000 16 400 000 1 640 000 18 040 000 8 Máy bơm bùn - Italia-Q=6-12m3/h; H=18,1-13,4m;P=0,75kW. cái 2 9 500 000 19 000 000 19 000 000 1 900 000 20 900 000 9 Thiết bị định lợng hoá chất keo tụ, chất khử trùng (Bao gồm hệ thống bơm định lợng Italia, máy khuấy trộn, thùng chứa). bộ 2 50 000 000 100 000 000 100 000 000 10 000 000 110 000 000 10 Tủ điện điều khiển toàn bộ hệ thống thiết bị (bao gồm các thiết bị bảo vệ, đóng cắt, phao tín hiệu. Vận hành theo 2 chế độ: tự động và nhân công) ht 1 25 000 000 25 000 000 25 000 000 2 500 000 27 500 000 11 Vận chuyển thiết bị, cẩu lắp vào vị trí 100 000 000 100 000 000 10 000 000 110 000 000 Tổng cộng 2 679 948 000 267 994 800 2 947 942 800 BIỂU TỔNG HỢP CÁC CHI PHÍ KHÁC CÔNG TRÌNH: hệ thống xử lý nước thải bệnh viện đa khoa Trung ương Thái Nguyên TT Khoản mục Cách tính Giá trị trước thuế Giá trị sau thuế I Chuẩn bị đầu tư 204 001 048 224 401 153 1 Khảo sát điều tra hiện trạng, nghiên cứu xác định công nghệ (phân tích mẫu, phí khảo sát ) của bệnh viện 20 000 000 22 000 000 2 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật 3,5% (XL+TB) 184 001 048 202 401 153 II Thực hiện đầu tư 348 939 587 1 Chi phí quản dự án và chi phí khác thuộc dự án 6,034%(XL+ TB) 317 217 807 348 939 587 III Kết thúc đầu tư, đưa CT vào sử dụng 87 000 000 1 Chi phí chuyển giao công nghệ xử lý nớc thảI 1 50 000 000 55 000 000 2 Chi phí chạy thử thiết bị (hoá chất, điện năng, nhân công kỹ thuật) 1 20 000 000 22 000 000 3 Quyết toán công trình 10 000 000 Tổng cộng 660 340 740 Thành tiền (Làm tròn) 660 341 000

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1015.doc
Tài liệu liên quan