Báo cáo Khoa học Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương

Tài liệu Báo cáo Khoa học Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương: Báo cáo khoa học Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương Mục Lục THUYẾT MINH NHIỆM VỤ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ 1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương. 2. Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện: 7 tháng (Từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012). 3. Cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân huyện Đoan Hùng. 4. Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ: - Tên cơ quan: Trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng. - Địa chỉ: Thị trấn Đoan Hùng – huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ. - Điện thoại: 0210.3 5. Chủ trì nhiệm vụ: - Họ và tên: Nguyễn Song Toàn - Học vị: Thạc sỹ Nông nghiệp - Chức vụ: Trạm trưởng trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng - Cơ quan đang công tác: Trạm Khuyến Nông huyện Đoan Hùng - Điện thoai: DĐ: 0985933047. 6. Cơ quan chuyển giao công nghệ và đơn vị phối hợp thực hiện: - Trung tâm giống gia ...

doc16 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Khoa học Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo khoa học Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương Mục Lục THUYẾT MINH NHIỆM VỤ KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ CẤP CƠ SỞ 1. Tên nhiệm vụ: Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương. 2. Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện: 7 tháng (Từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012). 3. Cấp quản lý: Uỷ ban nhân dân huyện Đoan Hùng. 4. Cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ: - Tên cơ quan: Trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng. - Địa chỉ: Thị trấn Đoan Hùng – huyện Đoan Hùng - tỉnh Phú Thọ. - Điện thoại: 0210.3 5. Chủ trì nhiệm vụ: - Họ và tên: Nguyễn Song Toàn - Học vị: Thạc sỹ Nông nghiệp - Chức vụ: Trạm trưởng trạm Khuyến nông huyện Đoan Hùng - Cơ quan đang công tác: Trạm Khuyến Nông huyện Đoan Hùng - Điện thoai: DĐ: 0985933047. 6. Cơ quan chuyển giao công nghệ và đơn vị phối hợp thực hiện: - Trung tâm giống gia súc tỉnh Phú Thọ; - Trạm Thú y huyện Đoan Hùng. 7. Cán bộ tham thực hiện nhiệm vụ: ……………….. ……………….. 8. Tính cấp thiết của nhiệm vụ: - Hiện nay trên địa bàn huyện có ….. đầu lợn, trong đó tổng số nái khoảng … con, chiếm khoảng …%. Thụ tinh nhân tạo (TTNT), cho đến nay, thực ra không còn là một kỹ thuật mới. Những phương pháp về lấy tinh, xử lý tinh dịch và dẫn tinh cho lợn nái đã được thực hiện từ những năm 1930 trong các nông trường quốc doanh ở Nga, tuy nhiên, những năm sau đó việc áp dụng kỹ thuật này dưới dạng thương phẩm  chưa được nhiều. Năm 1956, TTNT được tái hoà nhập vào công nghiệp chăn nuôi lợn do công của Chris Poldge (1956), người đã làm nổi bật những lợi ích của TTNT trong việc sử dụng rộng rãi những lợn đực giống ưu tú hơn là dùng nó trong giao phối tự nhiên; hơn nữa kỹ thuật này có thể phổ biến dễ dàng cho tất cả những người chăn nuôi bất luận quy mô đàn và dễ dàng đánh giá nhữn lợn đực tốt nhất. Ngay giai đoạn ban đầu, TTNT đã cải thiện năng suất chăn nuôi, kiểm soát bệnh tật, làm dễ dàng cho những chương trình lai giống, tạo sự thuận lợi và tiết kiệm. Ngày nay, TTNT được ứng dụng khắp thế giới mặc dù mức độ sử dụng và cách tổ chức có khác nhau giữa các nước tùy theo những yếu tố như dùng cho chăn nuôi công nghiệp, quy mô đàn, hệ thống phan phối và khí hậu. Tại nhiều nước châu âu, có một mạng lưới tổ chức tốt của những cơ sở TTNT thương phẩm cung cấp dịch vụ phân phối tinh dịch cho người chăn nuôi, trong khi phối hợp chặt chẽ với các công ty giống. Việc sử dụng TTNT tại trang trại cũng phát triển vì người chăn nuôi công nhận những lợi ích về kinh tế của việc sản xuất tinh dịch trong trại. Ngày nay, TTNT là một bộ phận không thể thiếu của công việc hằng ngày trong các trại với các quy mô của hình tháp về giống từ đàn hạt nhân đến đàn thương phẩm. Nó được ứng dụng trong tất cả các trại có quy mô khác nhau và những hệ thống quản lý khác nhau, dễ dàng tiết kiệm chi phí, cải thiện năng suất và tăng cường chất lượng sản phẩm và thông qua đó, kiểm tra tốt hơn phần lớn các cấu phần của đàn. Ngày nay TTNT được khai thác như là một cách phổ biến rộng rãi những nguyên liệu di truyền ưu tú với mức độ giảm thấp nguy cơ về dịch bệnh thú y và được xem như là biện pháp hỗ trợ có giá trị cho việc quản lý. Lợi ích chính của TTNT là tiết kiệm chi phí, đẩy mạnh năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm. Một người chăn nuôi lợn thành công trong tương lai là người có thể sản xuất thịt lợn chất lượng cao với gía thành thấp nhất; tất cả những gì góp phần vào mục tiêu này đều phải được thực hiện một cách có hiệu quả. Giá cố định sản xuất một liều tinh dịch chiếm một tỉ lệ đáng kể của tổng chi phí; những nỗ lực nhằm tập trung làm giảm chi phí sản xuất cho mỗi liều tinh hiện nay là tăng số lượng liều tinh sản xuất và liều tinh tiêu thụ. Quy mô trạm càng phát triển, người sản xuất càng có lãi. Hiện nay lợn thương phẩm do TTNT có giá bán trội hơn so với lợn giao phối tự  nhiên do khoản bổ sung của việc bảo đảm chất lượng và đặc điểm di truyền ưu tú. TTNT mở ra nhiều triển vọng: + Tăng năng suất sinh sản của heo đực lên hàng chục lần, kiểm soát và cải tiến di truyền giống, chất lượng và tính đồng đều của đàn heo thương phẩm tăng. + Nâng cao an toàn sinh học và khả năng phòng chống dịch bệnh, giảm bớt chi phí chăn nuôi, sử dụng lao động có hiệu quả. + Góp phần ngăn ngừa dịch bệnh bùng phát tràn lan, làm giảm khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm.   Trong công nghiệp chăn nuôi lợn, nếu áp dụng thành công TTNT, sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Việc khai thác đầy đủ lợi nhuận này phụ thuộc vào những điều cam kết và việc lập kế  hoạch. Những công nghệ  mới trong TTNT thúc đẩy cho hệ thống này vẫn đứng vững trong tương lai./ Hiện tại công tác sản xuất giống trên địa bàn còn rất nhiều hạn chế như: + Công tác lai tạo chủ yếu thực hiện theo phương pháp thủ công, tỷ lệ lợn giống mang thai thấp, chất lượng con giống kém, mất nhiều thời gian, công sức… + Không sản xuất lớn được, quy mô sản xuất nhỏ, Trong công nghệ về di truyền giống ở gia súc, các con đực giống đóng vai trò quan trọng gấp nhiều lần con nái. Thế hệ đời con sẽ mang 50% yếu tố di truyền mẹ và 50% yếu tố di truyền cha. Do đó nếu một heo nái tốt mỗi năm đẻ 2,5 lứa, năng suất cao lắm cũng chỉ cho ra 35 heo con mang 50% yếu tố di truyền tốt của mẹ trong khi con đực tốt làm cha mỗi năm cho ra hàng trăm đến hàng ngàn heo con mang 50% yếu tố di truyền tốt của cha. Vì vậy việc thụ tinh nhân tạo (TTNT) đúng phương pháp và chọn tinh heo giống tốt đóng vai trò rất quan trọng trong việc nhân giống heo, góp phần cải tạo chất lượng đàn heo giống. Để góp phần thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn tại huyện Đoan Hùng, nhất là khâu sản xuất giống, chủ động được nguồn giống tại chỗ…, Trạm khuyến nông huyện Đoan Hùng tiến hành thực hiện nhiệm vụ khoa học “Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương”. 9. Mục tiêu của nhiệm vụ: + Ứng dụng thành công quy trình công nghệ sản xuất tinh lợn ngoại tại địa phương, làm chủ được công nghệ sản xuất, thụ tinh nhân tạo lợn, giúp chủ động được trong công tác sản xuất giống lợn, cải tạo đàn lợn trên địa bàn huyện Đoan Hùng. + Xây dựng được mô hình sản xuất tinh lợn ngoại tại chỗ, phục vụ công tác thụ tinh, lai tạo giống lợn tại địa phương. + Tập huấn cho 20 cán bộ thú y huyện, xã nắm vững được quy trình sản xuất, bảo quản và thụ tinh nhân tạo lợn. 10. Nội dung triển khai: 10.1. Nghiên cứu tập hợp tư liệu, quy trình, xây dựng đề cương: - Tổ chức nghiên cứu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, triển khai kế hoạch thực hiện nhiệm vụ; - Tập hợp tư liệu, xây dựng đề cương thuyết minh nhiệm vụ; 10.2. Điều tra, đánh giá thực tế: - Tiến hành điều tra, đánh giá hiện trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Đoan Hùng về: tổng đàn, tổng nái, số trang trại lợn, quy mô, các giống lợn đang sử dụng… - Xác định địa điểm triển khai: chọn địa điểm triển khai áp dụng quy trình sản xuất và thụ tinh nhân tạo cho lợn. Chọn các xã có số lượng nái > 400 con, có nhiều trang trại chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp, có khả năng tiếp thu, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, có điều kiện hỗ trợ kinh phí đối ứng… 10.3. Tập huấn kỹ thuật: - Mở 02 lớp tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất tinh, bảo quản và thụ tinh nhân tạo lợn. - Đối tượng: cán bộ thú y huyện, xã, cán bộ khuyên nông huyện, xã, các chủ trang trại nuôi lợn nái (số lượng 40 người/lớp). 10.4. Triển khai xây dựng mô hình: - Chuẩn bị, trang bị các dụng cụ phục vụ công tác sản xuất tinh lợn như: + Dụng cụ thu tinh; dụng cụ đựng tinh. + Môi trường pha loãng tinh; + Tủ Bảo quản tinh; + Ống dẫn tinh; + Dụng cụ, thiệt bị bảo hộ, vệ sinh; + Chất vệ sinh môi trương… 10.5. Chọn lọc và chăm sóc lợn đực giống: - Việc chọn lọc lợn đực cho TTNT là cực kỳ quan trọng vì mỗi đực giống dùng trong TTNT có ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ sau nhiều hơn so với lợn đực nhảy trực tiếp. Lợn đực TTNT cần được chọn lọc từ những con tốt nhất, chẳng những tính đến giá trị giống dự đoán (EBV) mà còn phải chú ý đến cấu hình cơ thể. Những lợn đực giống cần được bổ sung một đều đặn bằng những con đực tốt hơn. TTNT dễ dàng xoá đi sự tụt hậu di truyền trong những đàn quần thể so với đàn hạt  nhân cũng như đảm bảo cung cấp những lợn đực giống cao sản cho  đàn thương phẩm. - Chọn 02 con đực ngoại đảm bảo tiêu chuẩn: ngoại hình đẹp, sinh trưởng và phát dục tốt, khả năng sản xuất tinh cao. Chọn lợn đực hậu bị qua các chỉ tiêu tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, độ dày mỡ lựng, phẩm chất tinh dịch, các chỉ tiêu sinh lý hình thái, có lý lịch rõ ràng. Ngoại hình: chọn lợn đực giống có thân hình vững chắc, cân đối, khỏe mạnh, lông da bóng mượt, tinh nhanh, đi lại tự nhiên vững chắc, đầu cổ kết hợp tốt, ngực sâu rộng, lựng rộng phẳng, dài, lưng và mông kết hợp tốt, 02 hòn cà cân đối, to lộ ra ngoài… - Chăm sóc lợn đực giống: sau khi chọn lọc được lợn đức giống, tiến hành chăm sóc lợn theo quy trình chăm sóc lợn đực giống: + Về chuồng nuôi lợn đực giống, đảm bảo theo tiêu chuẩn chuồng nuôi. + Cho lợn vận động: trước mùa chuẩn bị thu tinh cho lợn vận động để nhảy giá tốt, thông thường cho lợn đực vận động trong 1-2h bằng hình thức chăn thả, dắt bộ hoặc làm đường cho vận động… + Vệ sinh, tăng thương xuyên cho lợn đực để lợn đảm bảo sạch sẽ, bài tiết, trao đổi tốt, tăng cường hoạt động tình dục, tăng tính thèm ăn, kháng bệnh tốt… + Định kỳ kiểm tra phẩm chất tinh dich, thể trạng và tình trạng sức khỏe của lợn đực giống để điều chỉnh chế độ chăm sóc hợp lý, kiểm tra các chỉ tiêu sinh lý hình thái tinh dịch… 10.6. Sản xuất và bảo quản tinh: - Chuẩn bị: Dụng cụ khai thác tinh dịch gồm có: găng tay bằng cao su mỏng, lọ(hay bình) hứng tinh.    Rửa sạch phần bụng, sát trùng bộ phận sinh dục đực, phần mông của giá nhảy, lọ hứng tinh và găng cao su. Dùng khăn tẩm nước nóng từ 35-37oc, vắt khô, xoa vào vùng bẹn và bao dương vật của heo đực để gây kích thích. - Thu tinh dịch: Dùng tay kích thích vào bao đầu dương vật để heo đực hưng phấn, nhảy lên ôm giá nhảy. Khi dương vật của heo đực bắt đầu thò ra, dùng lòng bàn tay nắm nhẹ vào đầu dương vật (đoạn xoắn mũi khoan) và lái cho qui đầu dương vật lệch ra ngoài giá nhảy. Lúc này, dương vật của heo đuẹc sẽ giao cấu trong lòng bàn tay. Bàn tay của người khai thu tinh cần nắm nhẹ dương vật ( giữ nguyên tư thế, lòng bàn tay), các ngón tay gây cử động nhẹ để gây kích thích. Khi kích thích cao độ heo bắt đầu xuất tinh. Người thu tinh trùng dùng tay kia cầm lọ hứng tinh kề gần vào qui đầu để hứng tinh dịch chảy ra. - Tinh sau khi thu được tiến hành pha loãng và phân liêu tinh: + Chuẩn bị môi trường: Môi trường dùng để pha loãng tinh dịch cũng cần bảo đảm những nguyên tắc cơ bản sau đây: - Cân đong chính xác từng thành phần của môi trường, bảo đảm chất lượng và có giá trị sử dụng. - Vệ sinh tiêu độc, bảo đảm vô trùng tuyệt đối các dụng cụ thủy tinh sử dụng trong quá trình pha và phân liều tinh. - Nước cất 2 lần tinh khiết và trung tính. - Nếu dùng môi trường hoá chất cân tại chỗ trình tự hoà tan các đơn chất như sau: đun dung dịch glucoza cách thuỷ trong nước sôi 10 –15 phút. Để nguội dung dịch glucoza xuống khoảng 60oC cho Na xitrat, Na bicacbonat và trolon B vào, lắc cho tan đều. Khi dung dịch môi trường xuống 35oC thì bổ sung kháng sinh tố (nếu môi trường có dùng lòng đỏ trứng gà cũng hoà tan trong nhiệt độ này và dùng lớp vải gạc khô đã vô trùng dùng lọc bỏ màng lòng đỏ trứng). Giữ môi trường đã chuẩn bị xong ở nhiệt độ 35oC trước khi pha tinh dịch. Đối với môi trường pha loãng cần chuẩn bị ít nhất 60 phút trước khi sử dụng. Khoảng thời gian 60 phút cần thiết này là để ổn định pH và năng lực thẩm thấu của môi trường. - Pha loãng và phân liều: Thời gian pha loãng tùy thuộc vào cách khai thác tinh dịch lợn đực (hứng toàn bộ tinh dịch hay chỉ từng phần đậm đặc) để quyết định. Nếu hứng tinh dịch toàn bộ trong đó có chứa lượng lợn tinh thanh, hiện tượng giảm tốc độ hoạt động của tinh trùng nhiều hơn so với tinh dịch hứng phần đậm đặc tinh trùng. Vì vậy, đối với tinh dịch chỉ hứng phần đậm đặc, cần pha ngay sau khi lấy tinh từ 10 - 15 phút. Còn tinh dịch được hứng toàn bộ sau khi lấy tinh khoảng 30 – 60 phút có thể bắt đầu pha loãng. Thao tác pha loãng cần nhẹ nhàng từ từ để giảm hiện tượng “choáng” ban đầu của tinh trùng. Nguyên tắc pha: rót từ từ môi trường vào tinh dịch, tuyệt đối không rót ngược lại. Áp dụng quy trình pha loãng 2 đợt sẽ giảm đến mức thấp nhất những tổn hại xảy ra trong khi pha loãng, giúp cho tinh dịch câng bằng một cách chậm rãi với bất cứ những chênh lệch nào về pH hoặc áp lực thẩm thấu có thể xảy ra giữa tinh dịch với môi trường pha loãng. - Phân liều tinh dịch: Dùng cụ đựng tinh dịch để phân liều dẫn tinh có nhiều loại: lọ thuỷ tinh trắng hoặc màu nâu thẫm, lọ nhựa trung tính có nút xoáy, túi nhựa dày có vòi đậy, để lắp vào dẫn tinh quản, v.v.... Loại nào cũng phải vô trùng tiêu độc tốt, không rò rỉ và có nút đậy kín chặt, thuận tiện cho vận chuyển. Khi rót phân liều cũng phải rót tinh dịch từ từ chảy theo thành lọ hay túi. Nên rót đầy đến nắp đậy, tránh gây bọt khí không chừa khoảng trống trong liều tinh. Dù nắp đậy bằng loại nào, sau khi nút chặt cũng cần nhỏ paraphin quanh nút cho tinh dịch không rò rỉ ra được. Không dùng nút bấc đậy lọ đựng tinh dịch (kể cả có nhúng paraphin). Phân liều tinh dịch tuỳ theo lượng tinh cần thiết cho 1 lần thụ thai của từng đối tượng lợn nái. Cụ thể là: - Nái ngoại: 90 – 100 ml/liều - Nái lai: 50 – 60 ml/liều - Nái nội: 30 – 50 ml/liều Mỗi liều tinh cần dán nhãn ghi rõ ràng cụ thể: giống lợn, số liệu con đực, ngày sản xuất tinh (rất cần thiết). Các liều tinh không được mất nhãn, mỗi khi dẫn tinh cho lợn nái cũng cần phải ghi những nội dung của nhãn vào sổ dẫn tinh. - Bảo quản là nhằm kéo dài thời gian sống của tinh trùng ở ngoài cơ thể bằng sử dụng các môi trường pha loãng thích hợp. Tinh trùng có thể được bảo quản ở nhiều nhiệt độ khác nhau, nhưng phải thấp hơn nhiệt độ cơ thể. Môi trường hoá chất tổng hợp, có thể bảo tồn ở nhiệt độ 18 - 20oC; hoặc nhiệt độ 20 - 25oC nếu dùng ngay trong ngày. Có nhiều cách bảo quản nhiệt độ thấp, tùy theo điều kiện mà áp dụng một số biện pháp sau đây: + Dùng tủ lạnh loại không bám tuyết, xác định ở tầng nào có nhiệt độ thích hợp theo yêu cầu bảo quản. Có thể lắp đặt thêm bộ điều chỉnh nhiệt độ theo ý muốn. + Dùng phích lạnh chuyên dùng đựng nước đá hoặc phích kim loại lưỡng tính, dùng hộp xốp dưới để nước đá, trên để 3 – 4 lớp vải gạc, rồi để các liều tinh dịch. Điều chỉnh nhiệt độ bằng cách lấy dẫn hoặc cho thêm lớp vải gạc, để đạt được nhiệt độ bảo quản thích hợp. + Dùng thùng bảo ôn cơ nhỏ, loại thùng làm “mát” (dùng điện hoặc ắc quy), đặt tĩnh tại hoặc mang theo di động. + Dùng khí CO2 bão hoà trong môi trường, để pha loãng tinh dịch, bảo quản ở nhiệt độ phòng (18 - 22oC). Có quy trình riêng để phát sinh CO2 bão hoà trong môi trường. 10.7. Thăm quan, đánh giá mô hình: - Tổ chức Hội nghị thăm qua mô hình: + Đối tượng: cán bộ thú y huyện, xã, cán bộ khuyên nông huyện, xã, các chủ trang trại nuôi lợn nái; + Số lượng: 40 người; + Đánh giá hiệu quả, kết quả mô hình… 10. 8. Xây dựng báo cáo tổng kết, nghiệm thu mô hình: - Xây dựng báo cáo đánh giá kết quả triển khai thí điểm mô hình, hiệu quả sản xuất tinh tại chỗ, số lượng, chất lượng tinh sản xuất…. - Tổ chức Hội nghị đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện. 11. Phương pháp và kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu triển khai: - Phương pháp điều tra, thống kê, phỏng vấn. - Phương pháp phân tích, tổng hợp. - Các phương pháp chuyên nghành kỹ thuật như: + Tuyển chọn lợn giống + Kỹ thuật nuôi dưỡng và chăm sóc + Kỹ thuật thụ tinh nhân tạo; + Kỹ thuật thu và bảo quản tinh. + Kỹ thuật phòng chống dịch bệnh ở lợn. 12. Tiến độ thực hiện: TT Các nội dung, công việc thực hiện chủ yếu Sản phẩm phải đạt Thời gian (BĐ-KT) Người, cơ quan thực hiện 1 Khảo sát địa bàn Đủ kế hoạch, 10 hộ dân 10/2011 Trạm Khuyến nông Đoan Hùng 2 Tập hợp tư liệu, Xây dựng thuyết minh Thuyết minh nhiệm vụ 11/2011 Trạm Khuyến nông Đoan Hùng 5 Triển khai mô hình Chuẩn bị được các điều kiện để sx và bảo quản tinh 11-12/2011 Trạm Khuyến nông Đoan Hùng 6 Chọn lợn đực giống Lợn đực giống đạt tiêu chuẩn 12/2011 Trạm Khuyến nông Đoan Hùng 7 Sản xuất, phân liều và bảo quản tỉnh Các liều tinh đạt tiêu chuẩn TTNT 1 - 4/2012 Trạm Khuyến nông Đoan Hùng 8 Triển khai thụ tinh nhân tạo để đánh giá tinh 100 nái được thụ tinh nhân tạo 1 – 5/2012 Trạm Khuyến nông Đoan Hùng 9 Thăm quan mô hình Các cán bộ thú y, khuyên nông các chủ trang trại được thăm quan và kiểm chứng kết quả 5/2012 Trạm Khuyến nông Đoan Hùng 10 Tổng kết, nghiệm thu Báo cáo tổng kết 6/2011 UBND huyện Đoan Hùng 13. Các kết quả, sản phẩm cần đạt: - Mô hình sản xuất và thụ tinh nhân tạo; - 40 cán bộ thú y, khuyến nông và chủ trang trại chăn nuôi lợn được tập huấn. - 2000 liều tinh lợn ngoại đạt tiêu chuẩn. 15. Dự toán kinh phí thực hiện: ĐVT: 1.000 đồng TT Nội dung các khoản chi Tổng số Nguồn vốn Kinh phí Tỷ lệ (%) NSNN Nguồn khác 1 Thuê khoán chuyên môn 35.000 17.000 18.000 2 Nguyên liệu 44.500 26.000 18.500 3 Chi phí khác 8.000 8.000 0.000 Tổng cộng 87.500 51.000 36.500 Đoan Hùng, ngày tháng 11 năm 2011 CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN Phụ lục 3 GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI ĐVT: 1000đ TT Nội dung Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Kinh phí Nguồn vốn Chú thích KHCN tỉnh Tự có (Dân, trạm KN) Khác 1 Khoản 1: Thuê khoán chuyên môn 17.000 18.000 1.1 Nghiên cứu, tìm kiếm, thu thập, dữ liệu, thông tin, chọn địa điểm Công 20 100 2.000 2.000 1.2 Xây dựng thuyết minh 01 3.000 3.000 3.000 1.5 Chi phí điều tra, khảo sát, lợn đực giống Công 20 100 2.000 2.000 1.6 Tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật Lớp 2 3.000 6.000 6.000 1.7 Chi phí chăm sóc lợn đực giống (6 tháng x 1 người) Tháng 6 1000 6.000 2.000 4.000 1.8 Chi phí sản xuất tinh (2 người x 5 tháng) Tháng, người 05 tháng 1500 /tháng /01 người 15.000 3.000 10.000 1.9 Xây dựng báo cáo tổng kết Báo cáo 01 3000 3.000 3.000 2 Khoản 2: Nguyên vật liệu, năng lượng 26.000 18.500 - Mua đực giống hậu bị Con 02 6.000 12.000 6.000 6.000 - Hóa chất môi trường pha tinh Tháng 5 1.000 5.000 3.000 2.000 - Thuốc thú y (vắc xin, sát trùng…) Tháng 5 700 3.500 2.000 1500 - Thức ăn xanh, thức ăn tinh bột, thức ăn đạm, thức ăn bổ sung Tháng 6 1000 6.000 4.000 2.000 - Dụng cụ (lọ đựng tinh, công hứng, găng tay, ống dẫn tính…) 3.000 3.000 - Xây dựng chuồng, giá nhảy M2 100 150 15.000 8.000 7.000 3 Chi khác 8.000 3.1 Thẩm định 2.000 2.000 3.2 Chi phí đánh giá, nghiệm thu 3.000 3.000 3.000 3.3 Hội nghị đầu bờ Lần 1 3.000 3.000 3.000 Tổng các khoản chi 51.000 36.500

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBáo cáo khoa học- Ứng dụng quy trình sản xuất tinh lợn ngoại phục vụ công tác sản xuất lợn giống lai tại địa phương.doc
Tài liệu liên quan