Báo cáo Đặc điểm đất mặn

Tài liệu Báo cáo Đặc điểm đất mặn: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Bộ môn: Môi trường đất đại cương –­— ĐẤT MẶN ( Salic Fluvisols ) Nhóm thực hiện: BCL GVHD: Th.S Nguyễn Trường Ngân DANH SÁCH NHÓM 1 Trần Lê Thanh An 0717006 2 Nguyễn Hoàng Anh 0717010 3 Lê Thị Kim Diệu 0717018 4 Trần Thị Hường 0717027 5 Lã Thị Thu Hiền 0717029 6 Nguyễn Anh Khôi 0717036 7 Phạm Bảo Khanh 0717037 8 Huỳnh Trần Thiên Kim 0717043 9 Nguyễn Minh Nga 0717066 10 La Đông Nguyên 0717070 MỤC LỤC Mở đầu Giới thiệu chung Nguồn gốc hình thành 1.Nguồn gốc của các muối hòa tan 2.Sự mặn hóa đất đai Đơn vị phân bố Hình thái phẫu diện 1.Hình thái chung 2.Sa cấu đất Tính chất và các quá trình hóa học đặc thù 1.Tính chất 2.Các quá trình hóa học đặc thù trong đất a.Quá trình mặn hóa b.Phân loại quá trình mặn hóa Phương pháp xác định độ mặn và phân loa...

doc24 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 7601 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Đặc điểm đất mặn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA MÔI TRƯỜNG Bộ môn: Môi trường đất đại cương –­— ĐẤT MẶN ( Salic Fluvisols ) Nhóm thực hiện: BCL GVHD: Th.S Nguyễn Trường Ngân DANH SÁCH NHÓM 1 Trần Lê Thanh An 0717006 2 Nguyễn Hoàng Anh 0717010 3 Lê Thị Kim Diệu 0717018 4 Trần Thị Hường 0717027 5 Lã Thị Thu Hiền 0717029 6 Nguyễn Anh Khôi 0717036 7 Phạm Bảo Khanh 0717037 8 Huỳnh Trần Thiên Kim 0717043 9 Nguyễn Minh Nga 0717066 10 La Đông Nguyên 0717070 MỤC LỤC Mở đầu Giới thiệu chung Nguồn gốc hình thành 1.Nguồn gốc của các muối hòa tan 2.Sự mặn hóa đất đai Đơn vị phân bố Hình thái phẫu diện 1.Hình thái chung 2.Sa cấu đất Tính chất và các quá trình hóa học đặc thù 1.Tính chất 2.Các quá trình hóa học đặc thù trong đất a.Quá trình mặn hóa b.Phân loại quá trình mặn hóa Phương pháp xác định độ mặn và phân loại đất mặn 1.Phương pháp xác định độ mặn a.Phương pháp hóa học b.Phương pháp điện hóa 2.Phân loại đất mặn Căn cứ vào quá trình hình thành Căn cứ vào tỉ lệ muối hòa tan Hiện trạng khai thác, sử dụng Các vấn đề môi trường 1.Hạn hán, nhiễm mặn trên diện rộng 2.Hệ sinh thái rừng ngập mặn Biện pháp cải tạo và một số giải pháp khác 1.Biện pháp cải tạo a.Phương pháp cơ học b.Phương pháp hóa học c.Phương pháp sinh vật học d.Phương pháp thủy lợi 2.Một số giải pháp khác a.Trồng lúa b.Nghiên cứu cây trồng chịu mặn Đề xuất – Kiến nghị Kết luận Tài liệu tham khảo Mở đầu Việt Nam là một nước có bờ biển dài với một diện tích đồng bằng ven biển tương đối lớn. Nước ngọt cho sinh hoạt, sản xuất và kinh doanh luôn là một vấn đề khó khăn đối với khu vực ven biển. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với miền Trung và Nam Trung Bộ, nơi thường xuyên xảy ra lũ lụt vào mùa mưa và thiếu nước sinh hoạt, sản xuất vào mùa khô. Vì vậy, hiểu được và giải quyết được vấn đề cung cấp nước ngọt sẽ góp phần to lớn cho kinh tế khu vực ven biển nói riêng và cả nước nói chung. Một trong các giải pháp hạn chế ảnh hưởng của hạn hán là tăng cường nguồn nước nhạt dưới đất, xử lý nước và đất nhiễm mặn. Với một nền kinh tế mới phát triển trong hơn nửa thập kỷ qua, thì thành tựu nghiên cứu nhiễm mặn đất và nước của ta có thể xem là còn hạn chế. Tuy vậy, vẫn có những công trình nghiên cứu về đất mặn, đề cập đến tình trạng nhiễm mặn, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. Tìm hiểu về đất mặn cũng giúp ta phần nào hiểu được các vấn đề trên. GIỚI THIỆU CHUNG Đất mặn là nhóm đất chứa nhiều muối hòa tan (1% – 1.5% hoặc nhiều hơn). Những loại muối hòa tan thường gặp trong đất mặn là: NaCl, Na2SO4, CaCl2, MgCl2, NaHCO3 …v..v..Những loại muối này có nguồn gốc khác nhau (nguồn gốc lục địa, nguồn gốc biển, nguồn gốc sinh vật…) , nhưng nguồn gốc nguyên thủy của chúng là từ các thành phần khoáng của đá núi lửa. Trong quá trình phong hóa các muối này bị hòa tan, di chuyển tập trung ở những dạng địa hình trũng, không thoát nước. Ở vùng nhiệt đới mưa nhiều như Việt Nam, sự phong hóa đá xảy ra mạnh mẽ, tất cả những loại muối, kể cả muối khó tan như CaCO3, CaSO4 .v.v….cũng bị hòa tan và rửa trôi ra sông, ra biển. Ở Việt Nam do tác động của biển, đã hình thành một loại đất rất đặc biệt. Đó là đất mặn. Nhóm đất này là “đất có vấn đề”, tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng ven biển miền Bắc như: Thái Bình, Thanh Hóa và vùng ven biển miền Nam, từ các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, xuống Bạc Liêu, Cà Mau lên đến tỉnh Kiên Giang. Dọc ven biển các tỉnh miền Trung đất cũng bị nhiễm mặn, nhưng do địa hình dốc nên thủy triều tràn vào ít hơn so với Bắc Bộ và Nam Bộ. Ngoài ra còn một số diện tích đất mặn nội địa phân bố ở Ninh Thuận, Bình Thuận được xếp là đất mặn kiềm. Nhóm đất mặn có diện tích khoảng 1 triệu ha. II. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH Đất mặn được hình thành ở gần các cửa sông nơi có địa hình thấp chủ yếu < 1m (nơi cao nhất cũng chỉ khoảng 2m so với mực nước biển), trên nền mẫu chất kết hợp của phù sa sông và phù sa biển, phù sa biển trầm tích ở bên dưới còn phù sa sông phủ lên trên. Phù sa biển thường thô, còn phù sa sông mịn, chủ yếu là sét. Các hạt phù sa dạng huyền phù do được vận chuyển ra cửa sông sau đó gặp điều kiện hóa lý thay đổi của môi trường biển sẽ lắng đọng lại thành một lớp bùn, có khi dày tới vài mét. Đất mặn là nhóm đất phù sa ven biển, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước mặn biển theo thủy triều tràn vào hoặc gián tiếp do nước mạch mặn từ biển ngấm vào. Ở Việt Nam đất mặn phát sinh là do : - Do ngập nước mặn ven biển . - Do ảnh hưởng của các mạch nước mặn ngấm lên mặt đất hay do mẫu chất mặn nội địa trong điều kiện khí hậu bán khô hạn (đất mặn kiềm ở Ninh Thuận). Về mùa khô, muối hòa tan theo các mao quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn. - Do nước bốc hơi để lại muối hòa tan trong mặt đất. 1.Nguồn gốc của các muối hòa tan Các muối có thể hòa tan xảy ra trong đất phần lớn gồm có các tỉ lệ khác nhau về cation Natri, Canxi, Kali và các anion chloride và sulfate. Các yếu tố cấu thành thường chỉ xảy ra với lượng nhỏ là cation Kali và anion bicarbonate, carbonate và nitrate. Nguồn trực tiếp của tất cả các yếu tố cấu tạo muối, các khoáng chất cơ bản đã được tìm thấy trong đất và trong đá lộ thiên của vỏ trái đất. Clarke (1924) đã ước tính hàm lượng trung bình của chlorine và sulfur trong vỏ trái đất là 0.05% - 0.06%. Trong khi đó, Natri, Canxi và Magie có khoảng 2% - 3%. Trong quá trình phong hóa, gồm có sự thủy phân, sự hydro hóa, sự hòa tan, sự oxi hóa và sự carbonate hóa, các yếu tố cấu tạo trên được giải phóng và làm hòa tan. Lượng ion bicarbonate là kết quả của sự hòa tan carbon dioxide trong nước. Carbon dioxide có thể phát sinh từ lớp khí quyển hay nguồn gốc sinh học. Nước có chứa carbon dioxide là một tác nhân hóa phân tầng đặc biệt tích cực phóng thích lượng lớn các yếu tố cấu tạo cation như là bicarbonate. Các ion carbonate và bicarbonate có tương quan với nhau. Lượng liên quan của mỗi chất hiện hữu là một chức năng của pH trong dung dịch. Lượng lớn các ion bicarbonate có thể chỉ hiện hữu với các trị số pH 9.5 hay cao hơn. Dù cho sự phong hóa các khoáng cơ bản là nguồn gián tiếp của hầu hết các muối có thể hòa tan. Một số ít trường hợp trong đó lượng muối đã tích tụ tại nơi từ đó tạo ra một loại đất mặn. Đất mặn thường xảy ra ở các khu vực nhận muối từ địa điểm khác và nước là chất mang cơ bản. Đại dương có thể là một nguồn muối. Thỉnh thoảng muối được di chuyển vào trong đất liền nhờ gió và được gọi là muối theo chu kì. Tuy nhiên, phổ biến hơn, nguồn muối trực tiếp là nước mặt và nước ngầm. Tất cả các loại nước trên đều chứa muối đã hòa tan, liều lượng tùy thuộc vào hàm lượng muối trong đất và vật liệu địa chất mà nước đã tiếp nhận. Nước có tác dụng như nguồn muối khi được sử dụng để tưới. Nước còn có thể thêm muối vào trong đất trong điều kiện tự nhiên, ví dụ như khi tràn ngập vùng đất thấp hay khi nước ngầm dâng cao gần mặt đất. 2.Sự mặn hóa đất đai Đất mặn xảy ra trong hầu hết vùng có thời tiết khô và nửa khô. Trong điều kiện ẩm, muối có thể hòa tan ngay từ đầu. Trong vật liệu thổ nhưỡng và vật liệu tạo ra từ quá trình phong hóa thường được đem xuống nước ngầm, chuyển qua sông suối rồi tới đại dương. Vì vậy, trên thực tế đất mặn không xuất hiện ở vùng ẩm ướt. Sự tiêu nước bị giới hạn cũng thường là yếu tố góp phần cho việc mặn hóa đất đai và có thể liên quan tới sự hiện diện của nước ngầm cao hay độ thẩm thấu trong đất thấp. Mực nước ngầm cao thường liên quan đến địa hình. Do lượng mưa thấp trong vùng khô hạn nên đường tiêu nước mặt ở đó phát triển kém. Kết quả là các bề tiêu nước không có đầu ra cho các dòng chảy thường xuyên. Tính thẩm thấu thấp của đất làm cho việc tiêu nước kém do ngăn cản sự trực di của nước. Tính thẩm thấu kém có thể là kết quả của một cấu trúc đất bất thuận hay kết cấu hoặc sự hiện diện của các lớp đất cứng. Lớp đất cứng có thể gồm có một tầng đất cái, một lớp calic hay một nền cứng cát. Khi tiêu nước thích hợp được thành lập, các muối hòa tan dư thừa có thể được lấy đi do sự trực di và chúng trở lại bình thường. Đất mặn thường được nhận biết vì sự hiện diện của lớp muối trắng trên bề mặt. Sa mạc muối trắng xóa ĐƠN VỊ PHÂN BỐ Theo phân loại hiện nay, đất mặn được chia làm 3 đơn vị đất: Đất mặn sú , vẹt , đước . Đất mặn nhiều . Đất mặn trung bình và ít . Trong số này, diện tích đất mặn nhiều và ít chiếm đa số (75%). Loại này chiếm diện tích lớn ở một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long (chiếm 80% của đơn vị đất). Ngoài ra, còn có các vùng khác . Đồng bằng sông Hồng 53.307 ha 7.30% của đơn vị Khu 4 cũ 38.358 ha 5.20% của đơn vị Duyên hải miền Trung 38.358 ha 4.90% của đơn vị Đông Nam Bộ 35.561 ha 0.34% của đơn vị Trung du miền núi Bắc Bộ 16.360 ha 2.20% của đơn vị Các loại đất mặn ít và trung bình thường xuyên phân bố ở địa hình trung bình từ 0,8 đến 1,2 m cách xa biển và sông lớn. Loại đất này được canh tác khá lâu đời , mùa khô kiệt bị bỏ trống, chế độ bốc hơi mạnh nên dễ bị kết vón ở độ sâu 80 – 100 cm (Ba Tri, Thạnh Phú) Loại đất mặn nhiều, mặn từng thời kỳ thường phân bố ở địa hình thấp hơn, khi triều cường nước tràn lên, khiến tầng đất mặt có độ mặn cao rất khó rửa nhanh vào đầu mùa mưa. Ở tầng đất sâu 50 – 80 cm thường có lớp cát xám xanh của bãi thủy triều, có chứa mica và nhiều mảnh vỡ vôi. Loại đất mặn nhiều thường xuyên dưới rừng ngập mặn, phân bố thành dải dọc ven biển Bến Tre. Đất thường có độ mặn rất cao, không thuận lợi cho nông nghiệp. HÌNH THÁI PHẪU DIỆN 1.Hình thái chung Nhìn chung, có 2 địa mạo rộng xuất hiện ở khu vực ven biển: Địa mạo thứ nhất là đồng bằng giàu sét, có những giồng liên tục, ngăn cách, không có hệ thống rạch hình thụ trạng và thường cho thấy một đới hẹp rừng mặn đi dần ra biển. Địa mạo thứ hai đặc trưng bởi rừng mặn đứng yên bởi những rạch thủy triều và lòng máng. Ví dụ: ở tam giác châu Cửu Long, khu vực bồi tích nhanh của hệ thống Cửu Long loại 1, còn khu vực bồi tích chậm nằm ở rừng sac Gia Định thuộc loại 2 (Moormann 1961) Phẫu diện đất mặn ven biển 2.Sa cấu đất Trong khu rừng mặn, kích thước hạt chủ yếu là sét do sông mang lại hay từ ngoài khơi đùn vào. Rất ít vật liệu thô tích tụ trong rừng mặn đúng nghĩa. Phần thô nằm lơ lửng trong nước sông, nếu có đã lắng hết nơi đê sông trước khi đến khu vực có nước biển khống chế. Ở ven biển , nơi mà nơi mà phần thô lẫn phần mịn đều có mặt trong lũ, kích thước hạt được xác định bởi chiều sâu và độ sâu của lũ ấy, cũng như vận tốc nước. Ở đây các lớp chen nhau, gồm vật liệu giàu cát và sét hơn, sẽ lắng xuống rừng mặn. Nếu không có nguồn sét và bùn nữa như trong các vùng ven biển mỏng hay cửa sông nhỏ có cát chắn phía sau, chất trầm tích có rừng mặn trải dài thường giàu cát . Thành phần cơ giới đất trồng lúa vùng Nam Măng Thít (ĐBSCL) Tên đất Tầng đất Sét (%) Thịt (%) Cát (%) Đất mặn nhiều Đất mặn trung bình Đất mặn ít 0 – 25 0 – 22 0 – 23 53.60 51.40 52.90 24.50 23.90 24.20 21.90 24.80 22.90 Đất mặn có cấu trúc đặc trưng là cấu trúc hình cột, trụ (hay còn gọi là cấu trúc lăng trụ) Cấu trúc lăng trụ là đặc trưng của đất mặn TÍNH CHẤT VÀ CÁC QUÁ TRÌNH HÓA HỌC ĐẶC THÙ 1.Tính chất - Có thành phần cơ giới nhẹ, tỉ lệ sét từ 50% - 60%, thấm nước kém. - Khi ướt thì dẻo, dính. Khi khô thì co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó canh tác đất. - Chứa nhiều muối tan như NaCl, Na2SO4, nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng. - Đất có phản ứng trung tính hoặc kiềm yếu. - Hoạt động của vi sinh vật yếu. - Chất hữu cơ và chất dinh dưỡng khác trung bình và khá, tỉ lệ Mg 2+ xấp xỉ Ca 2+ , tổng số muối hòa tan > 1% và Cl- thường > 0.25%. - Đất mặn nhiều thường có tầng hữu cơ, tổng số muối hòa tan tầng mặt thấp, pH cũng thấp hơn. Số liệu trung bình của nhiều vùng đất mặn như sau : Vùng pH KCl Hữu cơ Cation trao đổi Me/ 100 g đất Tổng số C/N Cl- (%) Ca2+ Mg2+ N P2 O5 Đồng bằng sông Cửu Long 5.5 2.52 3.62 9.34 0.11 0.04 13 0.25 Đồng bằng sông Hồng 7.0 2.56 6.64 5.92 0.20 0.11 7 0.29 Duyên hải Tây Nam Trung Bộ 4.8 2.35 6.28 4.92 0.14 0.08 10 0.17 Khu 4 cũ 6.4 2.60 3.70 2.66 0.16 0.06 7 0.47 2.Quá trình hóa học đặc thù trong đất a.Quá trình mặn hóa Sự hình thành đất mặn là kết quả tác động của nhiều yếu tố : Đá mẹ . Địa hình trũng không thoát nước . Mực nước ngầm mặn ở nông . Khí hậu khô hạn . Sinh vật ưa muối . Trong các yếu tố trên, nguồn nước ngầm mặn thường là nguyên nhân trực tiếp làm đất bị mặn. Giữa độ sâu, độ mặn của nước ngầm và độ mặn của đất có tương quan chặt chẽ. Để xác định mối tương quan này, Polunop (1966) đã đưa ra khái niệm “độ sâu lâm giới” hay “độ sâu tới hạn” của nước ngầm. Đó là độ sâu mà nước ngầm mặn có thể theo mao quản đi lên, làm mặn lớp đất bề mặt. Độ sâu tới hạn phụ thuộc vào độ khô hạn, thành phần cơ giới, độ chặt và độ xốp của đất. b.Phân loại quá trình mặn hóa Dựa theo nguồn gốc, người ta phân chia quá trình mặn hóa thành 3 loại . Quá trình mặn hóa do ảnh hưởng của nước biển : Quá trình này xảy ra ở miền nhiệt đới do ảnh hưởng trực tiếp của biển. Nước biển xâm nhập vào nội đồng theo sông ngòi khi thủy triều lên cao, do các trận mưa bão, vỡ đê biển hoặc vào mùa khô khi nước ngọt ở các con sông chảy ra biển có lưu lượng thấp. Nước mạch, đường nứt trong đất, đi qua các đê biển thấm sâu vào nội đồng. Có nơi cách xa biển tới 40 km vẫn bị ảnh hưởng bởi quá trình này. Ở Việt Nam, đất mặn có khoảng 2 triệu ha, chiếm 6% diện tích đất tự nhiên và hầu hết bị nhiễm mặn do ảnh hưởng của nước biển. Quá trình mặn hóa ở lục địa : Ở vùng khô hạn và bán khô hạn, các loại muối khó tan vẫn còn lại trong đất, chỉ những muối dễ tan như: NaCl, MgCl, Na2SO4…mới bị hòa tan rửa trôi, nhưng cũng không được vận chuyển đi xa mà tích động ở những địa hình trũng không thoát nước dưới dạng nước ngầm. Ở đây, do hanh khô và mực nước ngầm nông, muối được di chuyển và tập trung lên lớp đất mặt nhờ quá trình bốc hơi và thoát nước. Có nơi muối tập trung lên mặt đất thành một lớp vỏ muối trắng xóa dày dến 1-2 cm . Nguyên nhân gây nên mặn hóa lục địa là : + Nước ngầm theo mao quản lên bề mặt (nguyên nhân chính) . + Gió chuyển muối cùng bụi từ biển và các hồ nước mặn . + Giáng thủy rửa muối từ địa hình cao xuống thấp . + Do sự khoáng hóa thực vật ưa mặn (galotit), trong chúng có chứa nhiều muối, có khi đến 50% trọng lượng khô . + Do tưới tiêu không hợp lý . Quá trình mặn hóa thứ sinh : Ở những vùng khô hạn và bán khô hạn, lượng giáng thủy rất thấp (200 – 500 mm), do đó nền nông nghiệp có tưới và cần tưới rất phổ biến. Do việc quản lý đất tưới và dùng nguồn nước tưới bị nhiễm mặn nên tầng đất mặt dễ bị nhiễm mặn. Như vậy, tác động nhân sinh làm mặn hóa tầng đất. Quá trình phổ biến ở Trung đông, Tây Á và rất nguy hiểm với sản xuất nông lâm nghiệp. Quá trình này thường diễn ra nhanh, mạnh . Ở Việt Nam, quá trình mặn hóa này chủ yếu xảy ra ở những vùng ven biển . + Đất mặn lục địa chỉ gặp rất ít ở Phan Rang, nơi có khí hậu khô hạn, ít mưa và bốc hơi mạnh quanh năm . + Đất mặn ven biển do muối NaCl có tổng số muối hòa tan (TSMT) từ 0.25 tới 0.1%. Đất mặn chứa hàng loạt muối của kim loại kiềm với gốc Cl-, SO42-, HCO3-, CO3-, song các muối gốc HCO3- và Cl - không đáng kể , chỉ đất sú vẹt có HCO3- đáng kể (0.1 - 0.2%). + Đại bộ phận đất mặn Việt Nam có tỉ lệ ion Cl- hơn là ion SO42- . Đất mặn sú, vẹt ,đước có phản ứng trung tính đến kiềm, kali và lân giàu Ca2+/ Mg2+ 4ms/cm . Đất ít mặn và mặn trung bình thường chứa Cl- 1% và Cl- > 0.25% . Còn đất mặn ít có TSMT < 0.25% và Cl- < 0.05% . Ion Na+ trong dung tích hấp thu chỉ chiếm 5-10% tổng số Na có trong đất. Khi cây đủ độ ẩm thì cây chịu mặn khá hơn, tuy nhiên để sử dụng được thì nhất thiết phải rửa mặn. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ MẶN VÀ PHÂN LOẠI ĐẤT MẶN 1.Phương pháp xác định độ mặn : Để đánh giá độ mặn, người ta thường dùng những phương pháp sau : a.Phương pháp hóa học Xác định tổng số muối hòa tan hoặc hàm lượng các muối thành phần bằng những phương pháp hóa học. Căn cứ vào hàm lượng tổng số muối tan ở Việt Nam, các nhà khoa học đã đưa ra các thang đánh giá sau : Độ mặn Tỉ lệ muối hòa tan (%) Nồng độ Rất mặn > 1.0 > 0.25 Mặn nhiều 0.5 – 1.0 0.15 – 0.25 Mặn trung bình 0.25 0.05 – 0.15 Mặn ít < 0.25 < 0.05 b.Phương pháp điện hóa Người ta tiến hành đo độ dẫn điện của dung dịch đất (electroconductivity), kí hiệu là EC. Độ dẫn điện thường tỉ lệ thuận với hàm lượng của tổng số muối hòa tan và áp suất thẩm thấu của dung dịch đất. Thường EC được đo ở điều kiện chuẩn, khi cho đất bão hòa tới giới hạn dính và ở 250C. 2.Phân loại đất mặn Theo phân loại của FAO – UNESCO, loại đất này còn được gọi là đất phù sa mặn. Quan điểm này cũng giống như phân loại đât phèn (Thionic Fluvisols) vì do đặc tính của phèn và mặn của nước ta đều chưa đạt chỉ tiêu của nhóm đất chính (major soil grouping) mà chỉ đạt chỉ tiêu của loại hay đơn vị đất. Đất mặn ở Việt Nam được xác định là đất có đặc tính mặn (salic properties) nhưng không có tầng sulfidic cũng như tầng sulfuric từ bề mặt đất xuống độ sâu 125 cm. Căn cứ vào quá trình hình thành, tính chất vật lý, hóa học, sinh học, người ta chia đất mặn ra làm 3 loại chính . a.Đất Solonchak hay đất kiềm trắng: Đất này hình thành do quá trình tích mặn, có hàm lượng muối cao (1 - 1.5%) có khi hình thành lớp trắng xóa trên mặt đất, do đó có tên gọi là đất kiềm trắng. Đất Solonchak điển hình rất mặn, không một loại cây trồng nào có thể sinh trưởng phát triển được. Đất có phản ứng trung tính hay kiềm yếu. b.Đất Solenetz hay đất kiềm đen: Đất này hình thành do quá trình thoát mặn, nghĩa là khi đất Solonchak bị thau rửa một cách tự nhiên hay nhân tạo. Đặc biệt là trong trường hợp đất mặn giàu (Na2CO3). Đất có phản ứng kiềm hoặc rất kiềm (pH 8 - 12). c.Đất Solod: Được hình thành do sự rửa trôi đất Solenetz một cách mãnh liệt. Trong quá trình này, Na+ trên keo đất được thay bằng H+. Đất có phản ứng chua. Căn cứ theo tỉ lệ muối hòa tan, người ta chia ra làm 3 loại a.Đất mặn sú, vẹt, đước: ( Tên theo FAO – UNESCO : Gleyic Solonchaks _ kí hiệu SCg ) - Diện tích: 239 ha. - Phân bố: Chủ yếu huyện Hàm Tân. - Thành phần: Có thành phần cơ giới nặng, mang đặc tính vừa mặn, vừa chua hàm lượng mùn trung bình, hàm lượng dinh dưỡng đạm (N), lân (P2O5) và kali (K2O) tổng số nghèo. Vì bị hạn chế bởi yếu tố mặn và chua nên ít có khả năng sử dụng sản xuất trong nông nghiệp, chủ yếu được sử dụng trồng rừng ngập mặn và nuôi trồng thủy sản (cá, tôm) nước lợ, làm muối,… Đất mặn sú, vẹt, đước chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước biển khi thủy triều dâng. Đất thường có dạng bùn lỏng, lầy hoặc cát rất mặn, pH trung tính đến kiềm. Quần hợp của rừng sú, vẹt, đước phát triển tùy thuộc vào độ dày, độ chặt của đất, độ mặn và chu kì ngập mặn. Ngoài tác dụng chắn sóng, cung cấp gỗ, củi, rừng sú, vẹt, đước còn góp phần cố định đất tạo điều kiện cho việc lấn biển. b.Đất mặn ít và trung bình: (Tên theo FAO – UNESCO : Mollic Solonchaks _ kí hiệu : SCm) - Diện tích: 490 ha. - Phân bố: Chủ yếu ở địa hình hơi cao và xa biển hơn so với đất mặn nhiều. - Thành phần: Có thành phần cơ giới nhẹ, tỷ lệ hạt cát tương đối cao (60-70%), đất chua (pH 4.5), hàm lượng mùn khá (2 – 2.5%), đạm tổng số nghèo (N< 0.03%), lân tổng số trung bình (P2O5 : 0.07-0.08%), cation kiềm trao đổi khá, là loại đất có khả năng sản xuất nông nghiệp nếu được đầu tư và cải tạo một cách hợp lí. Hiện nay phần lớn đang được sử dụng để trồng lúa, hoa màu các loại. Tập trung chủ yếu 2 huyện Tân Phong và Hàm Tân. c.Đất mặn nhiều: (Tên theo FAO – UNESCO : Haplic solonchaks _ kí hiệu SCh) - Diện tích: Có diện tích không lớn, khoảng 549 ha. - Phân bố: Ở địa hình bằng và thấp, tập trung chủ yếu ở các khu vực ven biển, cửa sông thành phố Phan Thiết. - Thành phần: Thành phần cơ giới nặng, mùa khô thường nứt nẻ, muối bốc trắng trên mặt. Đất có phản ứng trung tính, hàm lượng mùn đạm (N), Kali (K2O), lân (P2O5) dễ tiêu đều khá. Vì độ mặn cao nên có thể đầu tư cải tạo làm muối hoặc nuôi tôm, hiện nay một số ít diện tích được cải tạo để trồng lúa. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG Đất mặn trung bình và ít có tỷ lệ mặn thấp nhất là Cl- và tổng số muối tan, nhất là đất mặn ít do quá trình tiếp xúc nước ngọt, thoát mặn nên phản ứng gần như đất phù sa. Mức độ mặn ít đã thuận lợi đối với một cây trồng như lúa mà còn giữ được môi trường mặn đa dạng sinh học nhất là đối với ngành thủy sản. Đối với đất mặn sú, vẹt, đước là loại cần bảo vệ nghiêm ngặt cho sản xuất bền vững trong đồng. Đất mặn nhiều và ít chủ yếu sử dụng trồng lúa. Nhiều vùng đất mặn trung bình và ít có năng suất khá cao. Ở vùng này, có một số cây trồng thích nghi như dừa, cói. Nhìn chung, đất được khai thác để sử dụng trong nông ngư nghiệp. Trồng lúa, đặc biệt là giống lúa nông sản. Trồng cói. Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Trồng đất để giữ đất và bảo vệ rừng. Đất mặn dưới rừng ngập mặn chiếm khoảng 35000 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ. Đất màu xám đen, nhiều mùn nhão lẫn xác hữu cơ bán phân giải, bị ngập triều thường ngày, còn ở dạng bùn lỏng chưa ổn định, giàu chất dinh dưỡng, độ pH từ 5.8 tới 6.5. Đất này phù hợp với duy trì và phát triển cây rừng ngập mặn, nhằm giữ bờ lấn biển, bảo vệ môi trường cảnh quan, phục vụ phát triển du lịch sinh thái và nuôi dưỡng hệ sinh thái giàu tiềm năng ở vùng ven biển phía nam thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó, đất bị nhiễm mặn cũng gây ra một số tác động không nhỏ. - Đất bị nhiễm mặn khiến nuôi trồng bị ảnh hưởng: Muốn chuyển đổi trồng cây gì, nuôi con gì cũng phải có nguồn nước ngọt và độ mặn ở mức cho phép. Chẳng hạn, để trồng cói, độ mặn trên đồng ruộng cho phép không quá 5 phần nghìn trong khi hiện tại độ mặn ở Đa Lộc cao gấp hơn 5 lần, mức bình quân cũng 9 phần nghìn à Cói không sống được. Đất bãi biển hoặc đất nhiễm mặn mới khai phá chứa rất nhiều muối ở mạch nước ngầm phía dưới cũng như trong đất. Hàm lượng muối thường trên hai phần nghìn, hàm lượng cao có thể tới vài phần trăm nhưng loại muối này chủ yếu là NaCl, ngoài ra còn Na2SO4, MgCl2 …rất dễ hòa tan trong nước, làm cho nước có trong đất bị mặn, cây trồng khó lên nổi ở loại đất này, thậm chí bị chết. Dưới lớp đất màu có nguồn mạch ngầm, trong đất lại có vô số khe lỗ to nhỏ khác nhau, nhất là những khe lỗ rất nhỏ được ăn thông với nhau về mọi hướng, trở thành những mao mạch trong đất. Do đó, khi trồng cây trên đất cạn bị nhiễm mặn, nước ở phía trên luôn bốc hơi vào không khí, nước lẫn muối ở phía dưới lại liên tục theo các mạch nhỏ chuyển lên đất làm cho lượng muối ngày càng tích tụ ở lớp đất phía trên, gây tác hại nghiêm trọng đối với cây trồng. Lượng muối trong mạch nước ngầm và trong đất ngày càng nhiều, thành phần đất cát cao thì tác dụng của mao mạch càng mạnh. Hiện tượng này trong đất càng lớn thì tác động đến cây trồng càng nghiêm trọng. - Sản xuất bị ảnh hưởng: đất và nước bị nhiễm mặn khiến người dân gặp khó khăn trong việc thiếu nước sinh hoạt, nước tưới tiêu và đất canh tác. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG 1.Hạn hán, nhiễm mặn trên diện rộng Hiện nay ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, tình trạng hạn hán xảy ra trên diện rộng và nước mặn xâm nhập vào sâu trong đất liền đang ảnh hưởng xấu đến sản xuất và đời sống của nhân dân. Cách đây hơn 3 năm, cơn bão số 7 làm vỡ tuyến đê biển ở xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa nên ở đây có tới 90% diện tích đất canh tác bị nhiễm mặn nặng. Theo Sở TN&MT Thanh Hóa khảo sát, độ mặn đo được ở Đa Lộc khi cao điểm là 27,4 phần nghìn làm cho gần 190 ha lúa và 160 ha màu vụ xuân hoàn toàn mất trắng. Vụ mùa này do thiếu nước nên trên các thửa ruộng chua, phèn, mặn càng có điều kiện bốc lên. Các xã ven biển Hậu Lộc cũng trong tình trạng tương tự. Mực nước sông xuống thấp nên nước biển theo sông Lèn xâm nhập sâu vào đồng ruộng của hầu hết các xã trong huyện. Mức độ nhiễm mặn nặng nề nhất là 5 xã vùng phía đông kênh là Đa Lộc, Minh Lộc, Ngư Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc với độ mặn khi cao nhất là 27,4 phần nghìn. Nông dân không chỉ thiếu nước ngọt trong sản xuất mà trong đời sống sinh hoạt thường ngày cũng phải dùng nước lợ. UBND tỉnh Thanh Hóa vừa triển khai hội nghị bàn biện pháp khắc phục tình trạng nhiễm mặn ở các huyện đồng bằng ven biển. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ khảo sát và dự thảo một số cơ chế chính sách hỗ trợ trình UBND tỉnh ban hành. Các địa phương cũng tiến hành khảo sát thống kê phân loại số diện tích nhiễm mặn trình UBND tỉnh xem xét để miễn giảm thủy lợi phí và tiền điện bơm nước thau chua rửa mặn, rà soát số hộ thiếu đói do mất mùa trong vụ chiêm xuân để hỗ trợ lương thực những ngày giáp hạt…Tuy nhiên về lâu dài, giải pháp để bảo đảm nguồn nước tưới, nước sinh hoạt ổn định cho nông dân ở các vùng này là UBND tỉnh cần nghiên cứu, xem xét đầu tư nguồn vốn xây dựng đập sông Lèn tại xã Hưng Lộc, góp phần giữ nước ngọt và ngăn mặn. Ngoài ra cần nâng cấp một số trạm bơm như trạm bơm Châu Lộc, Đại Lộc, Phú Lộc và cho tiến hành nạo vét một số tuyến kênh chính. Đất bị nhiễm mặn làm cho việc nuôi trồng bị ảnh hưởng nặng nề 2.Hệ sinh thái rừng ngập mặn Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với diện tích tự nhiên 39,734 km2 là vùng đất ngập nước điển hình của Tổ quốc, từ lâu đã hình thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo gồm rừng Tràm U Minh, rừng ngập mặn ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp và các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia với tính đa dạng sinh học vô cùng phong phú và cảnh quan hấp dẫn khách du lịch sinh thái. Đặc biệt, hệ sinh thái rừng ngập mặn chiếm cứ ở các vùng ven biển với sự chi phối xâm nhập mặn theo thủy triều của biển ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre… có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội và giữ cân bằng môi trường sinh thái trong toàn khu vực. Trong những năm qua, rừng ngập mặn ven biển bị tác động mạnh do các nguyên nhân phá rừng làm ruộng, phá rừng lấy đất nuôi trồng thủy sản, phá rừng lấy củi gỗ và hầm than củi… đe dọa sự suy giảm nghiêm trọng rừng ngập mặn trong khu vực ĐBSCL. Những năm gần đây, công tác bảo vệ rừng ngập mặn được chú trọng. Tuy nhiên, những tác động tiềm ẩn vẫn đang tiếp tục đe dọa, do đó trong thời gian tới cần phải có các giải pháp hữu hiệu trong quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước ven biển, trong tổ chức khai thác kinh tế tài nguyên gắn liền với phát triển hệ sinh thái đặc thù này để bảo vệ và phát triển bền vững khu vực ĐBSCL. Có thể thấy rõ, việc mở rộng diện tích nuôi tôm trong rừng ngập mặn đã làm suy giảm hệ sinh thái rừng ngập mặn, để lại hậu quả nghiêm trọng cho công tác quản lý quy hoạch và khai thác bền vững nguồn tài nguyên ven biển ở khu vực ĐBSCL. Bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển là vấn đề cực kỳ quan trọng trong phát triển bền vững ở ĐBSCL. Để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ này theo chúng tôi cần tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau: - Quy hoạch môi trường trong phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng ven biển, đặc biệt là quy hoạch môi trường cho bảo vệ và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ở ĐBSCL đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khu vực. Phân vùng sinh thái trong quy hoạch bảo tồn và phát triển các vùng đất ven biển trong đó tập trung tiếp cận tổng hợp đa ngành, đa mục tiêu nông- lâm- ngư và bảo vệ môi trường trong mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. - Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án bảo tồn và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển và đặc biệt là nghiêm cấm bao ví bãi bồi cửa sông để nuôi trồng thủy sản làm hủy hoại đến diến thế tự nhiên bồi tụ và phát triển rừng ngập mặn non trẻ. - Đồng thời tiến hành quy hoạch các khu bảo tồn đất ngập nước và bảo vệ đa dạng sinh học của vùng đất ngập nước , các sân chim tự nhiên , các rừng đặc dụng ngập mặn phòng hộ ven biển có giá trị như là lá chắn bảo vệ môi trường ở ĐBSCL. - Tiếp cận sinh thái để nghiên cứu mối quan hệ của các thành phần trong hệ sinh thái rừng ngập mặn, đặc biệt là thành phần các loài về đa dạng sinh học, môi trường sống và điều kiện trú ngụ và phát sinh phát triển của các quần thể trong hệ sinh thái, để tăng cường các khả năng phát triển nguồn lợi về kinh tế và sinh thái trong khu vực. - Đánh giá khả năng tự làm sạch và mức độ chịu tải của hệ sinh thái rừng ngập mặn nhằm tránh các tác động bất lợi đến hệ sinh thái làm tổn thất các giá trị quý giá của hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển trong khu vực ĐBSCL. - Tăng cường vai trò quản lý nhà nước của các cấp chính quyền tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở và cơ quan chuyên ngành lâm nghiệp và môi trường để nâng cao hiệu lực quản lý nhằm bảo vệ và phát triển hiệu quả hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển ở khu vực ĐBSCL. - Tập trung các vấn đề bức xúc cụ thể như tăng cường diện tích phủ xanh của thảm rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, bảo vệ rừng ngập mặn khỏi nạn lâm tặc chặt phá, theo dõi giám sát chất lượng thảm rừng ngập mặn đã bị suy giảm do các hoạt động đào đắp chia cắt trong thảm rừng, quan trắc trạng thái và chất lượng môi trường đất, nước và hệ sinh thái rừng ngập mặn đảm bảo độ ổn định của hệ sinh thái này. Hệ sinh thái rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá. Bảo vệ được hệ sinh thái này là bảo vệ được độ ổn định cân bằng của cả hệ thống kinh tế và môi trường trong khu vực ĐBSCL. BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHÁC 1.Biện pháp cải tạo Muốn sử dụng đất có hiệu quả cao, ta phải tiến hành cải tạo. Mục đích việc cải tạo đất mặn là nhằm giảm thiểu tổng số muối tan đến mức bình thường, tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiết, dần cải thiện tính chất vật lý, làm đất có kết cấu. a.Phương pháp cơ học: - Cày lấy muối. - Phương pháp cày nông: cày đảo lớp muối trên mặt xuống tầng dưới, chủ yếu dùng cho đất ít mặn. - Phương pháp cày sâu: áp dụng cho đất mặn không có nước ngầm. b.Phương pháp hóa học: Ion Na+ đóng vai trò quan trọng trong đất mặn. Nó có thể ở dạng hòa tan và quan trọng là nó ở dạng trao đổi hấp phụ trên bề mặt keo đất. Những tính chất xấu của đất mặn về phương diện vật lý, hóa học, sinh vật học, tính chất vật lý nước chủ yếu do ion này gây lên. Muốn cải tạo đất mặn, điều kiện tiên quyết là phải loại trừ ion Na+ trong dung dịch đất và trong phức hệ hấp phụ bằng việc thay thế bởi ion Ca2+. Đó là nội dung và nguyên lý cơ bản trong cải tạo hóa học đất mặn. Bón thạch cao hoặc phospho thạch cao: [keo đất] 2Na + + CaSO4 ßà [keo đất] Ca2+ + Na2SO4 Na2CO3 + CaSO4 àCaCO3 + Na2SO4 Cả 2 trường hợp đều tạo thành Na2SO4, muối này dễ tan nên sẽ bị nước mưa hay nước tưới rửa đi. Do đó, khi bón thạch cao phải kết hợp với việc tưới hoặc có những biện pháp trữ ẩm trong nước để đảm bảo nước có dòng xuống. Bón vôi: Vôi cũng là nguyên liệu chính để cải tạo đất mặn (kể cả đất mặn trung tính và kiềm yếu). Bón vôi và các hợp chất khác có chứa canxi cho đất sẽ làm tăng Ca2+ trong dung dịch đất. Ca2+ sẽ thay thế Na+ trên trong keo đất làm cho đất có kết cấu và do đó có khả năng thấm nước tốt . CaCO3 + CO2 + H2O à Ca(HCO3)2 [ Keo đất ] 2Na+ + Ca( HCO 3 )2 à [ keo đất ] Ca2+ + 2NaHCO3 Hay [ keo đất ] 2H+ + CaCO3 à [ keo đất ] Ca2+ + CO2 +H2O Tuy nhiên bón vôi cũng có một vài hạn chế: + Làm kết tủa một số nguyên tố vi lượng Mn, Cu, Zn,…làm cho cây trồng không hút được những nguyên tố này, sinh ra bệnh vàng úa, yếu ớt, năng suất kém. + Làm cho đạm hữu cơ biến chuyển thành đạm vô cơ, làm tiêu nhanh chóng tỉ lệ chất hữu cơ trong đất. + Bón vôi tăng cường kích thích các nguyên tố dinh dưỡng N, P, K cho cây, do đó mau cạn kiệt dinh dưỡng. + Vôi có tách dụng trừ được sâu bệnh nhưng cũng có thể làm chết cá và những động vật hữu ích trong ruộng. + Làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng nông sản. Những mặt không tốt kể trên không phải do bản thân vôi mà do bón vôi không đúng liều lượng, không đúng phương pháp, do chế độ canh tác không hợp lý, phù hợp…dẫn đến kết quả không tốt. c.Phương pháp sinh vật học: Nếu hàm lượng muối quá cao, vượt ngoài mức độ thích ứng thì sẽ gây tổn thương rất lớn cho cây trồng, phần lớn có thể bị chết, trừ một số cây chịu mặn. Sau khi đất được cải tạo thì sẽ trồng lúa. Những cây chống chịu với độ muối được biết như những cây chịu đất mặn. Một số cây chịu đất mặn có những hệ thống sinh dưỡng phát triển hiện đại thích hợp cho việc ngấm trong nước mặn, rút muối và bài tiết muối. Những cây chịu đất mặn chung mà có thể được sử dụng cho những chỉ tiêu độ muối cao, bao gồm: - Cỏ có muối ( Distichlis spicata ) - Spartina cơ khép mỏng ( cordgrass ) - Rau lê subspicata ( pearscale ) - Cỏ lông lợn ( Salicornia rubra ) Những cây chỉ thị ít đáng tin cậy hơn là lúa mạch và Kochia (Kochia scoparia) hoang dã. Hiện nay một mô hình trồng cỏ Vertive trên vùng đất mặn đang được nhân rộng ở nhiều địa phương. Cỏ Vertive mang lại giá trị kinh tế cao như sử dụng để làm thức ăn cho bò do có hàm lượng dinh dưỡng cao, chống xói mòn dất ven bờ biển, chân đê, triền đê, bảo vệ hệ thống đê điều, có thể sử dụng làm nguồn phân hữu cơ, phân xanh… d.Phương pháp thủy lợi - Rửa mặn bề mặt: Cho nước ngọt vào ruộng làm đất để muối dễ được hòa tan vào dung dịch đất. Sau một thời gian ngâm, tháo nước lẫn muối ra khỏi diện tích đất trồng trọt. - Rửa mặn theo độ sâu: Sử dụng máy bơm nước hạ thấp mực nước trong tầng sâu và dẫn đến hạ thấp mực nước trong tần nước ngầm để hãm quá trình mặn hóa dải đồng bằng. Và lấy nước này để nuôi tôm hay nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, trên thế giới, người ta đã phát triển phương pháp dự đoán khả năng nhiễm mặn để có biện pháp phòng tránh thích hợp ( theo J.M.Bradd ): + Lập bản đồ phát triển đất mặn trên diện rộng. + Xử lý các kết quả điều tra ở các mức độ khác nhau. + Phát triển các dụng cụ dự báo nhờ GIS, mà cụ thể là số hóa bản đồ mặn theo không gian, cụ thể là sử dụng thuật toán thống kê “trọng số bằng chứng” (Weights of evidence) thành lập nên bản đồ khả năng nhiễm mặn. 2.Một số giải pháp khác a.Trồng lúa Nếu đất có nhiều muối hơn lượng mà cây lúa chịu được thì lúa mọc kém hoặc bị chết. Đất mặn có phản ứng hơi kiềm, pH từ 6.5 – 7.5 và có nhiều muối. Các loại đất được xác định nhiễm mặn, cần rửa mặn trước rồi mới cấy lúa. Theo kinh nghiệm của nông dân Hải Phòng, nên rửa mặn vào lúc trời nắng, đã có đủ nước ngọt để rửa mặn. Ruộng mặn nên rửa nhiều lần tốt hơn là rửa một lần (mỗi lần khoảng 2.000 m3 nước/ha). Nước dùng để rửa mặn là nước mưa hoặc lấy nước sông theo con nước. Sau khi cày, bừa kĩ rồi chờ bùn lắng xuống mới tháo nước đi và cho nước mới vào. Cần đắp bờ chắc, đào mương thẳng cho nước thoát nhanh. Trong quá trình làm đất, phải làm cho ruộng bằng phẳng, san bằng, không để có chỗ gồ ghề, dễ sinh bốc mạnh. Chúng ta hãy thử nghiên cứu tình hình đất nhiễm mặn khi được trồng lúa, khi đó trên bề mặt ruộng thường xuyên ngập nước. Như vậy, muối ở lớp đất phía trên sẽ được hòa tan trong khối nước đó, đồng thời được thấm dần xuống phía dưới làm cho lớp đất trên nhạt muối dần. Hơn nữa ruộng cấy lúa lại thường xuyên được thay nước, muối sẽ theo đó trôi đi một phần. Cho nên sau khi trồng lúa, lớp đất trên cùng dễ được rửa mặn. Muốn phát huy hiệu quả cải tạo đất mặn của việc trồng lúa, ngoài nguồn nước đầy đủ ra, còn phải xây dựng hệ thống mương tưới tiêu phân tuyến tưới nước ngọt, rửa mặn để nước mặn được rửa từ ruộng ra chỗ tiêu thoát thuận lợi, không để đọng trong ruộng. - Cách thức rửa mặn thông thường: + Cho nước vào ruộng sâu 15 – 20 cm, ngâm 1-2 ngày, bừa nông 3 – 4 cm vài lần cách quãng, ngâm 1- 2 ngày rồi tháo nước vào buổi trưa hoặc buổi chiều. Làm xong cho nước vào và tiếp tục làm như vậy 2 lần. + Lần thứ 3, cày nông 5 – 6 cm đều cả ruộng và ngâm nước 1 đêm. + Lần 4 cũng làm như vậy, nhưng cày sâu hơn (8-10 cm), sau đó cày bừa kỹ cho đất tơi, xốp, ngâm 1 - 2 ngày rồi lại tháo nước ra và thay nước mới. + Những ruộng bị mặn ít rửa 3 – 4 lần, ruộng bị mặn nhiều rửa 7 – 8 lần. Ở những nơi thiếu chỗ đọng nước, thì đắp bờ cao và chắc để vào giữa nước mưa, ngâm 1 - 2 ngày rồi bừa, cách vài hôm bừa lại. + Khi có mưa to, nên tháo nước đi và thay bằng nước mới. Nếu ngâm hàng tuần mới có mưa cũng tháo nước để đuổi mặn, nhưng phải giữ lại ít nhất 4 - 5 cm để duy trì không cho đất bị khô và nứt nẻ. Ruộng sau khi rửa mặn phải bón nhiều phân xanh, phân hữa cơ, kết hợp phân lân và phân đạm . - Nhận xét: Sau 2 năm rửa thấm tổng số muối tan giảm 35%, trong khi Cl - đã giảm đến hạn thời hạn cho phép cấy lúa phát triển, thì SO4 2- vẫn cao. Ứng dụng mô hình có thể dự báo động thái muối (tổng số Cl - và SO42-) theo thời gian rửa từ 24 đến 31 tháng với lượng nước rửa khác nhau. Việc rút nước kênh tiêu liên tục tuy tốn nước nhưng thời gian rửa có thể giảm đi 4 - 5 tháng. Rửa mặn giữa lớp mặt thường xuyên, có thể rửa mặn dễ dàng. Lượng muối mất đi do rửa mặn lớn hơn so với bón vôi. Na+ có dường kính nhỏ hơn K+, NH4+ nhưng không phải ion có khả năng hấp thụ cao mà do khả năng hydrat hóa cao, đường kính thực tế lớn nên hấp thu kém. Ví dụ: Thí nghiệm trên đất mới khai phá của huyện Sơn Trúc tỉnh Triết Giang cho thấy rõ, vùng đất mới đắp đê lấn biển, sau một vụ lúa chiêm hoặc lúa nước, thấy lớp đất được rửa mặn có thể tới 40- 60 cm. Sau khi trồng một năm 2 vụ lúa, lớp đất được rửa mặn có thể sâu tới 80cm, sau hai năm 4 vụ sẽ được trên 100cm. b.Nghiên cứu cây trồng chịu mặn Đất mặn và nước mặn ngày càng có ảnh hưởng lớn đối với nông nghiệp và diện tích đất bị nhiễm mặn ước tính lên tới 1 tỷ ha trên toàn thế giới. Các nhà khoa học đang cố gắng sao chép lại - nhưng hiện sự thành công vẫn còn khá khiêm tốn - điều mà tự nhiên đã làm với một số cây, cây bụi, cỏ và dược thảo đó là cho phép cây trồng có tính kháng mặn. Để làm sáng tỏ vấn đề này, T.J. Flowers và S.A Flowers thuộc trường đại học Sussex đã hỏi “tại sao tính mặn lại là vấn đề khó khăn đối với các nhà nhân giống cây trồng?”. Bài đánh giá của họ được đăng trên số ra tháng 9 của tạp chí quản lý nước nông nghiệp. Tính chịu mặn là một đặc tính di truyền rất phức tạp. Trong bài báo, các nhà nghiên cứu xem xét phần lớn cơ chế phân tử là cơ sở của phản ứng phòng vệ của cây trồng trước điều kiện đất mặn hoặc nước mặn. Điều này được thực hiện bởi sự có mặt của các thành phần hữu cơ trong tế bào chất của thực vật như là glycinebetaine, mannitol và proline. Tính chịu mặn cũng phụ thuộc vào hình thái học thực vật, việc chia ngăn và các chất tan tương thích, kiểm soát sự mất nước của thực vật, kiểm soát sự chuyển dịch của ion, các đặc tính của màng tế bào thực vật, tính chống chịu tỷ lệ Na/K cao trong tế bào chất và các tuyến mặn. Với những nhân tố này, các tác giả dự kiến rằng tính chịu mặn phụ thuộc vào hoạt động của gen. Với khá nhiều mục tiêu cho các nhà nhân giống cây trồng tìm cách tạo ra cây chịu mặn, các nhà nghiên cứu đề xuất rằng các nhà nhân giống thực vật “đầu tư vào các cách khác như thao tác bài tiết ion từ lá thông qua các tuyến mặn, sử dụng các đặc tính sinh lý học trong các chương trình nhân giống và thuần hóa cây chịu mặn”. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Có thể tóm gọn các vấn đề liêu quan đến nhiễm mặn như sau: Nguyên nhân nhiễm mặn, điều kiện chi tiết liêu quan đến quá trình nhiễm mặn đất và nước. Ảnh hưởng của thủy triều đến chế độ và trữ lượng nước ngầm ven biển. Các quá trình địa hóa trong nhiễm mặn đất và nước. Nguồn gốc các nguồn nước mặn. Các quá trình tự nhiên và nhân tạo ở tầng chứa nước mặn. Đánh giá định lượng dự báo nhiễm mặn, phát triển các mô hình tính toán lan truyền mặn nhằm đạt được mức độ chính xác nhất đối với thực tế. Biện pháp hạn chế và ngăn ngừa nhiễm mặn. Khai thác hợp lý nguồn nước ngầm ven biển trên quan điểm nhiễm mặn, các biện pháp giảm nhẹ và ngăn ngừa nhiễm mặn. Sử dụng các thiết bị hỗ trợ như GIS để đánh giá dự báo nhiễm mặn. Qua đó, nhóm đưa ra một số đề xuất, kiến nghị sau: Đối với việc cải tạo đất mặn, nên có những hoạt động giáo dục cho nông dân về việc tưới tiêu, rửa mặn, canh tác, bón vôi hợp lý để hạn chế mặn hóa đất đai, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Đối với việc dự báo, đánh giá xâm nhập mặn, nên hỗ trợ phát triển các công cụ thiết bị tiên tiến để có thể dự báo chính xác các diễn biến của quá trình xâm nhập mặn. Dự đoán được những quá trình mặn hóa sẽ giúp hạn chế được việc thiệt hại cho sản xuất và sinh hoạt của nông dân. Đối với vấn đề đất đã hoàn toàn bị mặn hóa, không thể khai thác sử dụng được nữa (do những nguyên nhân tự nhiên hay tác động của con người), nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ cho người dân tái sản xuất, khắc phục khó khăn do quá trình mặn hóa gây nên. Thêm vào đó, cần giáo dục ý thức con người bảo vệ và phát triển rừng, đặc biệt là duy trì được hệ sinh thái rừng ngập mặn. Cần có những biện pháp xử phạt khắt khe đối với người tàn phá rừng. Kết luận Bản chất nhóm đất mặn không phải là nhóm đất xấu. Đất mặn chỉ là một nhóm đất “có vấn đề”. Thực chất, nhóm đất này là nhóm đất tốt nhưng bị một số yếu tố cản trở tính chất tốt của đất như: hàm lượng Cl- hay độ pH. Tìm hiểu rõ những vấn đề về đất mặn giúp ta có những biện pháp để phát triển những đặc tính tốt của đất mặn và hạn chế những yếu tố gây hại, cản trở sự phát triển của sinh vật trên nhóm đất này vì nước ta có đường bờ biển dài nên đất mặn sẽ là nguồn tài nguyên cần khai thác. Cũng từ những nguyên nhân gây nên đất mặn, ta cũng có những hướng thích hợp để phòng tránh những nguyên nhân do con người gây nên. Tài liệu tham khảo 1. www.khoahoc.net 2. www.idm.gov.vn 3. www.bentre.gov.vn 4. www.agbiotech.com.vn 5. Trần Khải – Đất Việt Nam – Nhà xuất bản nông nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao.doc
Tài liệu liên quan