Báo cáo Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2

Tài liệu Báo cáo Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2: Lời nói đầu Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Điện năng là ngành có những đóng góp vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển liên tục của đất nước trong những năm qua, lĩnh vực xây dựng và phát triển điện năng nói chung đã và đang được nhà nước đầu tư đúng mực và có những thành tựu đáng tự hào. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, nghiên cứu khoa học kết hợp với thực hành, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp cùng Công Ty Cổ phần Tư Vấn Xây Dựng Điện 2 tổ chức thực tập cho sinh viên ngành Hệ thống năng lượng, năm thứ 3. Trong thời gian thực tập tại công ty chúng em đã học hỏi được nhiều bài học bổ ích cho bản thân. Được sự bổ nhiệm của phòng tổ chức nhân sự, chúng em được vào thực tập ở Trung tâm tTư vấn Nhiệt Điện. Tại đây, chúng em đã học được những điều rất bổ ích, thú vị về công việc của một người công nhân và công tác của một kỹ sư. Hôm nay, kết thúc khóa thực tập, chúng em viết báo cáo này để tóm tắt lại những công việ...

docx49 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Báo cáo Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Điện năng là ngành có những đóng góp vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển liên tục của đất nước trong những năm qua, lĩnh vực xây dựng và phát triển điện năng nói chung đã và đang được nhà nước đầu tư đúng mực và có những thành tựu đáng tự hào. Thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”, nghiên cứu khoa học kết hợp với thực hành, trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh đã kết hợp cùng Công Ty Cổ phần Tư Vấn Xây Dựng Điện 2 tổ chức thực tập cho sinh viên ngành Hệ thống năng lượng, năm thứ 3. Trong thời gian thực tập tại công ty chúng em đã học hỏi được nhiều bài học bổ ích cho bản thân. Được sự bổ nhiệm của phòng tổ chức nhân sự, chúng em được vào thực tập ở Trung tâm tTư vấn Nhiệt Điện. Tại đây, chúng em đã học được những điều rất bổ ích, thú vị về công việc của một người công nhân và công tác của một kỹ sư. Hôm nay, kết thúc khóa thực tập, chúng em viết báo cáo này để tóm tắt lại những công việc mình đã làm. Trước khi vào phần nội dung, em xin gửi lời cám ơn đến các thầy cô giáo, thầy chủ nhiệm Phan Quốc Dũng đã tận tình hướng dẫn cho chúng em. Và chúng em xin gửi lời cám ơn đến ban gGiám đốc Công Ty Cổ phần Tư Vấn Xây Dựng Điện 2 và các phòng ban có liên quan đặc biệt là Phòng Điện – Trung tâm . Tư vấn hiết kế Nhiệt điện đã tạo điều kiện giúp đỡ chúng em hoàn thành nhiệm vụ trong đợt thực tập này. CHÚNG EM XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN Sinh viên NGUYỄN BÌNH NGUYÊN HUỲNH NHẬT BẾN GIỚI THIỆU CÔNG TY PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG ĐIỆN 2 TỔNG QUAN Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (Power Engineering Consulting Joint Stock Company 2 – PECC2) - Thương hiệu Việt trên những công trình điện. Năm 1981, các kỹ sư và công nhân của Bộ Điện lực đã được điều động để thiết kế xây dựng công trình thủy điện Trị An, công trình nguồn điện đầu tiên ở phía Nam kể từ sau ngày thống nhất đất nước. Đó là nguồn gốc ra đời của Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 (PIDC2) vào tháng 7 năm 1985, một đơn vị trực thuộc Bộ Điện lực. Ngày 11/1/1999, Công ty được đổi tên thành Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2) và từ ngày 01/11/2007 Công ty đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2), trong đó Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nắm cổ phần chi phối. Cổ phiếu của Công ty với mã chứng khoán TV2 đã được chính thức niêm yết trên Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội kể từ ngày 13/10/2009. Với những thành tích đã đạt được, công ty đã được trao tặng: Một Huân chương Độc lập Hạng nhì Một Huân chương Độc lập Hạng ba Một Huân chương Lao động Hạng nhất Hai Huân chương Lao động Hạng nhì Nhiều bằng khen, cờ thi đua của Chính phủ, Bộ, chính quyền địa phương Các huân chương Lao động cho các đơn vị thành viên và cá nhân. Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là khảo sát, thiết kế, giám sát và quản lý xây dựng các công trình điện và công nghiệp, dân dụng; chế tạo các loại cột điện và kết cấu thép phục vụ ngành điện và viễn thông; đầu tư xây dựng các dự án. Sự trưởng thành của Công ty gắn liền với hàng chục công trình nguồn điện, hàng trăm công trình lưới điện đã đưa vào vận hành, đang thi công và chuẩn bị khởi công: từ Trị An đến Hàm Thuận – Đa Mi, Đại Ninh, A Vương, Buôn Kuốp, Srêpok 3, Trung tâm điện lực Phú Mỹ, Ô Môn, Cà Mau, Nhơn Trạch, Vĩnh Tân, Duyên Hải, Sơn Mỹ và Kiên Lương...; các đường dây 500kV Bắc – Nam, Phú Mỹ - Nhà Bè – Phú Lâm, Sơn La – Hiệp Hòa, Đà Nẵng – Hà Tĩnh; Nhà Bè – Ô Môn, Vĩnh Tân – Sông Mây, cáp ngầm 220kV Nhà Bè - Tao Đàn; các trạm biến áp 500kV Phú Mỹ, Nhà Bè, Tân Định, Ô Môn; trạm biến áp 220kV Cai Lậy, các trạm GIS 220kV Tao Đàn, Hiệp Bình Phước... Công ty có nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, máy móc thiết bị hiện đại, phương pháp quản lý và làm việc chuyên nghiệp. Trong từng lĩnh vực hoạt động, Công ty đều có các kỹ sư chủ chốt đảm nhận chức danh Chủ nhiệm đồ án, có năng lực quản lý dịch vụ, có kỹ năng ngoại ngữ, tin học. Địa bàn hoạt động của Công ty không chỉ ở Việt Nam mà còn vươn ra các nước trong khu vực như Campuchia, Lào, Trung Quốc, v.v.... Tính chuyên nghiệp, trình độ và kinh nghiệm của Công ty ngày càng được nâng cao thông qua sự hợp tác hiệu quả với các cơ quan tư vấn nước ngoài của Ailen, Canada, Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Trung Quốc, Úc, v.v... Cùng với chính sách mở cửa và đa dạng hóa các nhà đầu tư vào ngành điện, ngoài khách hàng chính là các đơn vị thuộc EVN, Công ty đã và đang thực hiện dịch vụ tư vấn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên bước đường hội nhập và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Công ty luôn nhận thức đầy đủ về những khó khăn, thách thức phía trước và luôn đặt ra nhiệm vụ chiến lược là phải luôn phấn đấu để không ngừng cập nhật các tri thức công nghệ, nâng cao năng lực, nhằm thỏa mãn một cách cao nhất các yêu cầu của khách hàng trên tất cả các sản phẩm và dịch vụ mà Công ty cung cấp.  SỨ MỆNH Cung cấp cho khách hàng dịch vụ và sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp với các tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; Hợp tác hiệu quả với các đối tác tin cậy, liên tục gia tăng giá trị công ty, lợi ích cổ đông và thu nhập của người lao động; Luôn cải tiến quy trình sản xuất và quản lý, hiện đại hóa công nghệ để đáp ứng thách thức trong môi trường ngày càng cạnh tranh; Đào tạo, huấn luyện, bổ sung và nâng cao năng lực của đội ngũ người lao động, xây dựng hệ thống đãi ngộ hợp lý để duy trì và phát triển nguồn nhân lực; Bảo vệ và gia tăng lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội. ĐIỀU LỆ HOẠT ĐỘNG Căn cứ Luật Doanh nghiệp được Quốc hội nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 có hiệu lực từ 01/7/2006. Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển Công ty nhà nước thành Công ty cổ phần. Căn cứ Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ về  chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành Công ty cổ phần. Căn cứ Quyết định số 385/QĐ-BCN ngày 23/ 02/ 2006 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về việc cổ phần hóa Công ty Tư vấn xây dựng Điện 2. Công ty Ccổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2 (dưới đây gọi là “Công ty”) là một Công ty cCổ phần được thành lập do cổ phần hóa Công ty Tư vấn xây dựng Điện 2. Điều lệ, các quy định của Công ty, các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị nếu đã được thông qua một cách hợp lệ, phù hợp với luật pháp liên quan sẽ là những quy tắc và quy định ràng buộc để công ty thực hiện hoạt động kinh doanh . Điều lệ này được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông của Công ty tại phiên họp lần đầu vào ngày  22  tháng 9 năm 2007 và được bổ sung, sửa đổi một số Điều, Koản do Đại ội ồng cổ đông Công ty thông qua bằng thể thức lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản để thông qua Nghị quyết số 581/NQ-ĐHĐCĐ ngày 19/12/2008 nhằm tuân thủ quy định của Bộ Tài chính tại Quyết định ố 15/QĐ-BTC ngày 19/3/2007 về việc áp dụng Điều lệ mẫu đối với Công ty niêm yết. Bản Điều lệ này chi phối toàn bộ tổ chức và hoạt động của Công ty. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ CÁC MỐC PHÁT TRIỂN Năm 1985 Thành lập công ty với tên: Công ty Khảo sát Thiết kế Điện 2 (PIDC2). Năm 1999 Công ty đổi tên thành: Công ty Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2). Năm 2007 Công ty đã chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC2). PHƯƠNG CHÂM LÀM VIỆC Với phương châm “Những ý tưởng hay sẽ tiếp cho chúng ta sức mạnh và truyền cảm hứng cho những người khác làm việc tốt”, mục đích của PECC2 là: Với khách hàng: Cam kết luôn đồng hành cùng thành công của dự án, Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 lấy việc thoả mãn yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về tiến độ và chất lượng của dịch vụ mà mình cung cấp làm mục tiêu quan trọng hàng đầu, xem sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng là thành công của chính Công ty. Với Cán bộ công nhân viên: Tạo điều kiện và khuyến khích tính năng động, sáng tạo của cá nhân, xây dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp, tập thể và tạo sự gắn bó giữa cán bộ công nhân viên với Công ty, phấn đấu nâng cao thu nhập cho người lao động trên cơ sở đánh giá đúng năng lực và hiệu quả công việc của mỗi người, xây dựng tinh thần hợp tác, đoàn kết là động lực để Công ty không ngừng phát triển. Với cổ đông: Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin tới các cổ đông; đảm bảo quyền lợi và lợi ích, phấn đấu nâng cao hiệu quả đầu tư và cổ tức cho cổ đông. Với đối tác: Tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ hợp tác, bình đẳng trên nguyên tắc tôn trọng, cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của cộng đồng, khách hàng và của Công ty. Với công đồng xã hội: Chấp hành luật pháp, tuân thủ các chuẩn mực đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, chú trọng đến các hoạt động mang tính xã hội thiết thực và nhân đạo, với phương châm chung tay vì sự phát triển cộng đồng. NHÂN LỰC  Tổng số lao động tính đến ngày 31/3/2010 của Công ty là 907 người, trong đó: Đào tạo và phát triển nhân lực: Với quan niệm nguồn lực con người là tài sản quý giá nhất của Công ty, chất lượng con người quyết định chất lượng công việc và dịch vụ, Công ty luôn coi nhiệm vụ đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ hàng đầu trong chính sách phát triển. Không những trân trọng và tạo điều kiện phát huy cao nhất những kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp của cán bộ lâu năm, Công ty còn đánh giá cao năng lực của lực lượng cán bộ kỹ thuật trẻ, xem đó là sức sống mạnh mẽ của Công ty hiện tại và trong tương lai. Cùng với việc nâng cao chất lượng tuyển dụng, đội ngũ người lao động của Công ty thường xuyên được đào tạo nâng cao trình độ dưới nhiều hình thức khác nhau: đào tạo qua thực tế công việc, qua các hội thảo tổng kết trao đổi kinh nghiệm, qua các dự án, các khóa đào tạo trong và ngoài nước và qua các chương trình hợp tác giữa PECC2 và các tổ chức tư vấn quốc tế. Chính sách nâng cao năng lực tư vấn được Công ty soạn thảo và áp dụng tạo cho người lao động nhiều cơ hội thăng tiến. Chế độ đãi ngộ của Công ty được dựa trên năng lực và hiệu quả làm việc của từng người. Nhờ đó, Công ty đã tạo được ưu thế trong việc thu hút nguồn “chất xám”, đào tạo phát triển cũng như sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ Kể từ ngày thành lập, PECC2 đã thực hiện hàng chục đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Tổng Công ty với định hướng chính là Nghiên cứu các vấn đề mang tính lý luận chung của ngành và Nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật – công nghệ nhằm nâng cao chất lượng công tác tư vấn. Cụ thể là: Nghiên cứu các giải pháp kết cấu hợp lý cho các dự án thủy điện; tổng kết ứng dụng các công nghệ mới trong xây dựng đập thủy điện; Nghiên cứu các giải pháp cho mạng truyền tải, mạng phân phối, điện khí hóa nông thôn; Xây dựng các phần mềm chuyên ngành tư vấn góp phần nâng cao trình độ tin học hóa trong công tác thiết kế, bao gồm giải bài toán giải tích chế độ, dự báo phụ tải, dự báo nước về hồ, cân bằng năng lượng và công suất cho hệ thống, phần mềm giải các bài toán phân tích ổn định đập, tính toán kết cấu công trình, phần mềm xử lý vẽ bản đồ, xử lý dữ liệu và lập hồ sơ khảo sát địa chất, xây dựng thiết kế điển hình, các hướng dẫn tính toán thiết kế trạm, đường dây, tính toán thủy năng - thủy lợi - kinh tế năng lượng. Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm thiết kế các dự án điển hình, các dự án áp dụng công nghệ mới. Người lao động trong Công ty được khuyến khích phát huy năng lực sáng tạo, nghiên cứu khoa học. nhiều đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp ngành đã được Công ty thực hiện thành công, được nghiệm thu và đánh giá cao. Ứng dụng công nghệ mới, nhất là công nghệ thông tin, được Công ty đặc biệt quan tâm. Nhiều chương trình quản lý thiết thực được Công ty nghiên cứu phát triển và đưa vào thực hiện hỗ trợ một cách hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành của Công ty. Ngoài ra việc trang bị các phần mềm chuyên dụng đã trở thành những hỗ trợ thường xuyên không thể thiếu trong hoạt động của Công ty. Với thành tích nghiên cứu khoa học công nghệ của mình, tập thể PECC2 và nhiều cá nhân của Công ty đã được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương), Tập đoàn Điện lực Việt Nam tặng bằng khen. DANH HIỆU Năm Danh hiệu Cơ quan trao tặng 2010 Huân chương Độc lập Hạng nhì Chủ tịch nước 2005 Huân chương Độc lập Hạng ba Chủ tịch nước 2000 Huân chương Lao động Hạng nhất Chủ tịch nước 1989 Huân chương Lao động Hạng nhì Chủ tịch nước 1994 Huân chương Lao động Hạng nhì Chủ tịch nước  Và các Bằng khen khác của Chỉnh phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG Cơ khí, lưới điện, thuỷ điện, nhiệt điện. Năng lực thiết kế nhiệt điện: Từ đầu thập niên 90 của Thế kỷ trước, trên cơ sở dự báo xu thế phát triển nguồn nhiệt điện trong tương lai của hệ thống điện Việt Nam, PECC2 đã đầu tư và phát triển thêm lĩnh vực tư vấn nhiệt điện.  Ban đầu PECC2 chỉ có một Phòng Thiết kế Nhiệt điện, với đội ngũ kỹ sư thiết kế chủ chốt được đào tạo chuyên ngành về Nhà máy Nhiệt điện - Điện nguyên tử tốt nghiệp đại học và trên đại học tại Liên Xô và các trường Đại học hàng đầu của Việt Nam. Cuối năm 2007, do yêu cầu khối lượng công việc trong lĩnh vực tư vấn nhiệt điện ngày càng cao nên PECC2 đã quyết định thành lập Trung tâm Tư vấn Nhiệt điện (TNĐ) trên cơ sở Phòng TKNĐ trước đây. Cho đến hiện nay, PECC2 được biết đến như là một đơn vị tư vấn hàng đầu của Việt Nam về tư vấn Nhà máy nhiệt điện công nghệ Tuabin khí Hỗn Hợp. Trong lĩnh vực tư vấn nhiệt điện, Trung tâm Tư vấn Nhiệt điện của PECC2 có khả năng tư vấn và thiết kế thành thạo các lĩnh vực, công nghệ như sau: Công nghệ Tuabin khí chu trình hỗn hợp: đã tư vấn và thiết kế các loại Nhà máy điện Tua-bin khí Chu trình hỗn hợp với Tuabin khí các thế hệ E, F với công suất nhà máy lên đến 1090MW; Công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống đốt dầu với công suất tổ máy lên đến 330MW; Công nghệ nhiệt điện ngưng hơi truyền thống đốt than với công suất tổ máy lên đến 1000MW, thông số hơi tới hạn và siêu tới hạn; Cải tạo vòng đời nhà máy, và nâng công suất các nhà máy điện; Ứng dụng công nghệ lò hơi tầng sôi tuần hoàn CFB (300MW); Ứng dụng công nghệ khử lưu huỳnh bằng nước biển (SW-FGD) và sử dụng đá vôi thạch cao ướt; Quy hoạch hệ thống điện, quy hoạch các trung tâm nhiệt điện lớn có quy mô công suất đến 5200MW; Nghiên cứu các nguồn năng lượng tái tạo.; Phạm vi dịch vụ: PECC2 có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn như sau: Lập các quy hoạch phát triển dự án nhiệt điện; Lập báo cáo quy hoạch tổng thể các trung tâm điện lực lớn ở Miền Nam: qui hoạch về địa điểm, qui mô công suất, các hệ thống kỹ thuật sử dụng chung, các công nghệ áp dụng trong trung tâm, các điểm giao chéo và điều hành sản xuất trong các trung tâm nhiệt điện; Lập đề cương và tiến hành công tác khảo sát về địa hình, địa chất, thủy văn công trình; so sánh lựa chọn địa điểm xây dựng nhà máy nhiệt điện; Thiết kế các dự án nhiệt điện cho các giai đoạn lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi/ Dự án Đầu tư Xây dựng, Thiết kế kỹ thuật, lập Tổng dự toán; Lập Hồ sơ mời thầu và đánh giá Hồ sơ dự thầu; Hỗ trợ chủ đầu tư trong Thương thảo và Ký kết Hợp đồng với các Nhà thầu thông qua Đấu thầu và Chỉ định thầu; Lập thiết kế các phương án chuyển đổi nhiên liệu, cải tạo, phục hồi, nâng cấp các dự án nhà máy nhiệt điện; Thiết kế các Trung tâm dịch vụ sửa chữa thiết bị cho nhà máy nhiệt điện; Thẩm định Thiết kế các dự án nhiệt điện; Tư vấn Giám sát thi công và Quản lý xây dựng các dự án nhà máy nhiệt điện; Điều tra và lập Báo cáo Đánh giá Tác động Môi trường, lập phương án Đền bù và Tái định cư các dự án nhiệt điện; Tham gia xây dựng các Tiêu chuẩn và Định mức Chuyên ngành cho các dự án nhiệt điện (dự toán, môi trường…). Định hướng phát triển: PECC2 đang xây dựng chiến lược để trở thành một công ty tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn nhiệt điện. Để thực hiện được việc này, PECC2 đang chuẩn bị và đào tạo đội ngũ kỹ sư tư vấn chuyên nghiệp có trình độ cao, trang bị phần mềm thiết kế, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý. Mục tiêu trong 10 năm tới, PECC2 có thể làm tư vấn chính cho các dự án nhiệt điện lớn ở Việt Nam, tiến tới thực hiện công tác thiết kế lập bản vẽ thi công các dự án nhiệt điện (công tác thiết kế trong hợp đồng EPC). Xây dựng lực lượng và tham gia vào lĩnh vực tư vấn điện nguyên tử và năng lượng tái tạo. NỘI DUNG THỰC TẬP SƠ LƯỢC HIỆN TRẠNG NGUỒN ĐIỆN VIỆT NAM Đến cuối năm 2008, tổng công suất đặt của các nhà máy điện ở Việt Nam bao gồm cả công suất nhập khẩu xấp xỉ khoảng 15,764MW, trong đó các nhà máy điện thuộc EVN khoảng 10,719MW (chiếm 68%) và công suất khả dụng khoảng 15,085MW. Danh mục các nhà máy điện hiện có ở Việt Nam đến cuối năm 2008 được trình bày trong bảng sau: Stt. Tên nhà máy Công suất đặt (MW) Công suất khả dụng (MW) I Thủy điện 5,257 5,297 1 Thác Bà 120 120 2 Hoà Bình 1,920 1,920 3 Tuyên Quang 342 342 4 Quảng Trị 64 64 5 Yaly 720 720 6 Vinh Sơn 66 66 7 Sê San 3 260 260 8 Sông Hinh 70 70 9 Đa Nhim 160 160 10 Trị An 400 440 11 Thác Mơ 150 150 12 Hàm Thuận 300 300 13 Đa Mi 175 175 14 Đại Ninh 300 300 15 A Vương 210 210 II Nhiệt điện than 1,545 1,505 1 Uông Bí 105 105 2 Uông Bí MR1 300 300 3 Ninh Bình 100 100 4 Phả Lại 1 440 400 5 Phả Lại 2 600 600 III Diesel 200 186 1 Thủ Đức 165 153 2 Cần Thơ 35 33 IV Turbin khí 3263 2932 1 Bà Rin 399 322 2 Phú Mỹ 2.1 982 880 3 Phú Mỹ 1 1138 1065 4 Phú Mỹ 4 468 440 5 Thủ Đức 126 89 6 Cần Thơ 150 136 V Diesel + Thủy điện nhỏ 454 200 VI Ngoài EVN 5,045 4,965 1 Hiệp Phước 375 375 2 Amata 13 13 3 Vedan 72 72 4 Bourbon 24 24 5 Phú Mỹ 3 733 726 6 Phú Mỹ 2.2 733 715 7 Na Dương 110 110 8 Cao Ngạn 115 110 1 Formosa 160 155 2 Đạm Phú Mỹ 18 18 3 Sê San 3A 108 108 4 Cần Đơn 78 78 5 Srokphumieng 55 52 6 Cái Lân 39 39 7 Cà Mau 1 771 750 8 Cà Mau 2 771 750 9 Nhơn Trạch 1 320 320 10 Nhập khẩu từ Trung Quốc 550 550 Toàn quốc+Nhập khẩu 15,764 15,085 (Tài liệu “Quy mô và sự cần thiết NMĐ Vĩnh Tân 3”) Về việc nhập khẩu điện từ Trung Quốc thì đến cuối năm 2008, Việt Nam đã nhập khẩu được khoảng 180MW từ Vân Nam và Quảng Tây thông qua đường dây 110kV Lào Cai, Hà Giang và Móng Cái - Quảng Ninh và khoảng 300MW qua đường dây 220kV theo hướng Lào Cai, 200MW qua đường dây 220kV theo hướng Hà Giang. Cơ cấu công suất đặt của các nhà máy điện được trình bày trong hình vẽ: (Tài liệu “Quy mô và sự cần thiết NMĐ Vĩnh Tân 3”) HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN VIỆT NAM Theo số liệu thống kê của EVN, tính đến tháng sáu 30/6/2009, lưới điện quốc gia đã đưa đến 548/548 quận (đạt tỷ lệ 100%), 8,845/9,082 xã (đạt tỷ lệ 97.74% ) và 13,558,062 / 14,358,385 hộ gia đình (đạt tỷ lệ 94.43% ). Lưới điện truyền tải quốc gia bao gồm ba cấp điện áp chính: 500kV, 220kV và 110kV. Hệ thống lưới điện truyền tải 500kV Lưới điện truyền tải 500kV của Việt Nam kéo dài từ Bắc xuống Nam với tổng chiều dài khoảng 3,000km đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng năng lượng của hệ thống điện quốc gia và tác động đến độ tin cậy cung cấp điện của mỗi miền. Đến cuối năm 2008, lưới điện hiện hữu 500kV của Việt Nam như sau: Stt Tên đường dây Số mạch x km Ghi chú I Miền bắc 1 Hoà Bình - Hà Tĩnh 1 x 341 2 Nho Quan - Hà Tĩnh 1 x 297 2005 3 Nho Quan - Thường Tín 1 x 76 2005 4 Rẽ nhánh vào trạm 500kV Nho Quan 2 x 32 2005 II Miền Trung 1 Hà Tĩnh - Đà Nẵng (mạch 1) 1 x 390 2 Hà Tĩnh - Đà Nẵng (mạch 2) 1 x 392 2005 3 Đà Nẵng - Pleiku 1 x 259 Mạch 1 4 Đà Nẵng – Dốc Sỏi – Pleiku 1 x 297 2004 5 Yaly - Pleiku 2 x 23 III Miền Nam 1 Pleiku - Phú Lâm (mạch 1) 1 x 496 2 Pleiku - Phú Lâm (mạch 2) 1 x 542 2004 3 Phú Mỹ - Nhà Bè 2 x 43 2004 4 Nhà Bè - Phú Lâm 1 x 16 2005 5 Nhà Bè - Ô Môn 1 x 77.4 2007 Stt Tên trạm Số MBA x MVA Công suất Ghi chú I Miền Bắc 2,250 1 Hoà Bình 2 x 450 900 2 Nho Quan 1 x 450 450 8/2005 3 Thường Tín 1 x 450 450 9/2005 4 Hà Tĩnh 1 x 450 450 2002 II Miền Trung 1,800 1 Pleiku 1 x 450 450 2 Di Linh 1 x 450 450 5/2008 3 Đà Nẵng 2 x 450 900 III Miền Nam 3,000 1 Phú Lâm 2 x 450 900 2 Phú Mỹ 1 x 450 450 2005 3 Tân Định 1 x 450 450 8/2005 4 Nhà Bè 2 x 600 1,200 8/2005 IV Tổng 7,050 (Tài liệu “Quy mô và sự cần thiết NMĐ Vĩnh Tân 3”) Lưới điện truyền tải 220kV và 110kV Đến cuối năm 2008, cấu trúc của lưới 220kV và 110kV của ba miền Nam, Trung, Bắc được thể hiện trong bảng sau: Cấp điện áp Tổng chiều dài (km) Miền Bắc Miền Trung Miền NamTru TTiền ổng 220 kV 2,803 1,378.2 2,753.2 6,934.4 110 kV 5,282.6 2,273.7 3,971.6 11,528 Cấp điện áp1,5286ung Khối lượng máy biến áp 220kV, 110kV,5286ung dài (trúc của lưới 220kV Miền BắcMi,5286un Mi,5286ung Miền Trung Mi,5286uMiền Nam Ti,52Tổng 220 kV Số lượng máy 43 20 61 124 Tổng công suất (MVA) 6,001 2,135 10,503 18,639 110 kV Số lượng máy 276 102 317 695 Tổng công suất (MVA) 8,687 2,699 12,448 23,834 (Tài liệu “Quy mô và sự cần thiết NMĐ Vĩnh Tân 3”) Hầu hết các đường dây 220kV và 110kV của hệ thống điện đều là các đường dây mạch kép hoặc mạch vòng nên độ tin cậy của nguồn điện đã được cải thiện đáng kể so với trước đây. Tuy nhiên, ở một vài khu vực, lưới điện 220kV đã được vận hành một thời gian dài, một số thiết bị và đường dây đã bị thoái hóa, kích thước cách điện nhỏ và không đáp ứng yêu cầu truyền dẫn (ví dụ như đường dây AC300 ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình ở khu vực miền Bắc và đường dây AC411 Hoc Môn – Phú Lâm và Cai Lậy-Trà Nóc ở khu vực miền Nam) Ảnh hưởng môi trường Tác động môi trường trong quá trình sản xuất điện của các nhà máy nhiệt điện gây ra chủ yếu là: Khí thải, tiếng ồn và độ rung, nước thải, chất thải rắn. Ô nhiễm không khí Tác động môi trường chính do các nhà máy nhiệt điện gây ra là ô nhiễm không khí (CO2, SO2, NO2, bụi, CO, HC). Lượng phát thải các chất ô nhiễm này phụ thuộc vào các dạng nhiên liệu và công nghệ sử dụng. Ô nhiễm tiếng ồn Phần lớn các nhà máy nhiệt điện hiện có ở nước ta là các nhà máy cũ với công nghệ và thiết bị lạc hậu do đó tiếng ồn phát ra lớn là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, ở các nhà máy sản xuất điện, khu vực gây tiếng ồn lớn thường không có công nhân làm việc hoặc làm việc trong khoảng thời gian nhất định do đó việc ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động cũng được hạn chế. Các nguồn gây tiếng ồn lớn chủ yếu là: Gian nghiền than; Khu vực lò; Bộ kích hoạt trong phân xưởng máy; Trạm bơm nước ngọt; Các van xả áp (khi sự cố), tiếng ồn có khi vượt quá 100dB. Theo đánh giá cho thấy, ở tần số 4000Hz là giải tần số có ảnh hưởng lớn nhất đến việc làm giảm thính lực, có nhiều giá trị vượt TCCP. Ô nhiễh.ều0Hz là ia Nước thải của nhà máy được chia làm 2 loại: nước thải thường xuyên, nước thải không thường xuyên. + Nước thải thường xuyên bao gồm: Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải từ khu vực nhà máy chính, nước thải từ hệ thống khử khoáng, nước thải từ hệ thống khử lưu huỳnh (nếu có), nước thải khu vực thải tro xỉ, nước thải khu vực vận chuyển tro xỉ. + Nước thải không thường xuyên: Nước rửa lò hơi, nước thải rửa thiết bị chính, nước rửa các bộ gia nhiệt không khí, nước thải dung môi hóa chất tẩy rửa, nước mưa chảy tràn (từ khu chứa nhiên liệu, khu sân hành chính, kho than, các khoảng trống xung quanh nhà máy). Các đặc trưng ô nhiễm theo từng loại nước thải: Nước thải sinh hoạt có hàm lượng cặn lơ lửng và BOD5 cao; nước thải công nghiệp có hàm lượng SS cao; nước thải từ khu nhà máy chính có chứa nồng độ SS; dầu mỡ, nước từ hệ thống khử khoáng chứa nồng độ pH; rắn lơ lửng và kim loại nặng cao; nước thải từ hệ thống xử lý SO2 (FGD) (nếu có) chứa SS, COD, kim loại nặng, Nitơ và Flo; nước thải từ hệ thống vận chuyển tro xỉ và thải xỉ có độ pH và hàm lượng rắn lơ lửng rất cao; nước thải rửa lò hơi có tính kiềm và chứa các chất SS, COD, Fe, Nitơ tổng; nước rửa các thiết bị nhà máy chính có chứa SS, kim loại nặng, và dầu mỡ; nước thải từ hệ thống rửa bộ sấy không khí, các bộ gia nhiệt và nước rửa hóa chất mang tính kiềm nhẹ, có hàm lượng SS, COD, kim loại nặng và Nitơ tổng cao; nước mưa chảy tràn được thu lại từ khu nhiên liệu, sân và đường đi lại trong nhà máy khi có mưa to, loại nước này được coi là tương đối sạch chủ yếu bị ô nhiễm bởi SS và dầu mỡ rơi vãi nên chỉ cần xử lý sơ bộ (lắng trong) là có thể thải ra lưu vực. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HỆ THỐNG NĂNG LƯỢNG VIỆT NAM Triển vọng hợp tác năng lượng giữa nước ta và các nước Để đáp ứng nhu cầu năng lượng cho phát triẽn kinh tế xã hội và đảm bảo an ninh năng lượng,triển vọng hợp tác về năng lượng giữa nước ta và các nước trong khu vực chủ yếu theo các hướng sau: Nhập khẩu than chủ yếu từ InDonesia và Úc cho các nguồn nhiệt điện than mới được phát trễn tai miền Trung và miền Nam. Nghiên cứu hợp tác với Lào để phát triễn các mỏ than và các nhà máy điện đốt than để đưa điện về Việt Nam. Nhập khẩu 2000MW(khoảng từ 2015) từ các nguồn thủy điện của Lào. Nghiên cứu việc thuê chế biến dầu thô thay cho việc xuất khẩu dầu thô và nhập khẩu các sản phẩm dầu từ thị trường khu vực như hiện nay. Hợp tác với các nước trong việc xây dựng và điều hành kho dầu dự trữ chiến lược. Tham gia hệ thống khí đốt liên ASEAN. Tham gia thị trườngđiện khu vực,thị trường điện tiểu vùng sông MêKông(GMS), thị trường điện ASEAN. Hợp tác với Campuchia nghiên cứu nhập khẩu từ các nhà máy thủy điện từ trên dòng nhánh và dòng chính sông MêKông giai đoạn sau năm 2015. Đàm phán, ký Hiệp định Hợp tác torng lĩnh vực năng lượng với Trung Quốc.Trước năm 2010 liên kết mua điện từ Trung Quốc bằng đường dây 110kV, 220kV. Sau năm 2010, xem xét nhập khẩu ở cấp điện áp 500kV. Phân tích tổng quan hệ thống năng lượng Việt Nam Sản xuất năng lượng sơ cấp Năng lượng thương mại Hiện tại,Việt Nam đang khai thác các dạng năng lượng thương mại cho nhu cầu sử dụng: than, dầu khí và thủy điện. Tổng năng lượng khai thác tăng từ 7,1 triệu TOE(triệu tấn tương đương) năm 1990 lên đến 29,327 triệu năm 2000 và 47,358 triệu TOE năm 2004,tốc độ tăng bình quân trong các giai đoạn tương ứng 15% (1990-2000) và 12,7% (2000-2004). Trong giai đoạn 2000-2004, sản xuất các loại năng lượng sơ cấp đều tăng, than tăng gấp hơn 2 lần,khí tự nhiên tăng gấp hơn 4 lần và đạt tốc độ tăng nhanh nhất, còn dầu thô và thủy điện có tăng nhưng mức độ không nhiều. Cơ cấu năng lượng sản xuất năm 2002, dầu mỏ chiếm tỷ trọng lớn nhất 44%,tiếp đến là than 31%, khí dốt 11,3% và thủy điện 12,2%. +Khai thác than sạch: Trong suốt giai đoạn từ 1976 đến 1992 sản xuất khai thác than của Việt Nam luôn chỉ giữ mức trên dưới 5 triệu tấn/năm. Bắt đầu từ năm 1993 sản lượng được nâng lên gần 6 triệu tấn và năm 1995 đạt 8,4 triêu tấn. Năm 1998, do tình hình kinh tế chững lại,thị trường tiêu tụ than nôi địa bị giảm mạnh gây không ít khó khăn cho việc đảy mạnh khai thác, nhưng đó là hiện tượng suy giảm tạm thời. +Dầu thô: Sản lượng dầu thô khai thác được trong những năm qua có nhịp tăng trưởng cao. Nếu như năm 1986 chỉ khai thác được khoảng 40 ngàn tấn thì đến năm 1990 đạt mức 2,7 triệu tấn và 7,6 triệu tấn năm 1995 (tốc độ tăng trưởng giai đoạn 1991 - 1995 bình quân là 23%). Đến năm 2000 dầu khai thác được 16,3 triệu tấn và năm 2004 khai thác được 20,05 triệu tấn, tốc độ tăng trư ởng tương ứng là 19,7%/năm giai đoạn 1990–2000 và 6,3% giai đoạn 2000-2004. Toàn bộ dầu thô khai thác được đều dành cho xuất khẩu. +Khí đốt: Trước năm 1995, khí đồng hành khai thác được đều bị đốt bỏ ở ngoài khơi. Khí đồng hành bắt đầu được sử dụng cho phát điện từ cuối năm 1999, khi hoàn thành đường ống dẫn khí từ mỏ dầu Bạch Hổ đến nhà máy điện Bà Rịa, Phú Mỹ và nhà máy sản xuất khí LPG tại Dinh Cố. Năm 2000, sản lượng khí đạt 1,6 tỷ m3 và năm 2004 đạt 6,252 tỷ m3, tăng gần gấp 4 lần. Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2000 - 2004 là 40,5% / năm. Trong năm 2004, một phần sản lượng khí khai thác được (1,549 tỷ) cấp cho Malayxia do Việt Nam chưa có hệ thống ống dẫn khí từ mỏ PM3 vào bờ. +Điện: từ năm 1994, hệ thống điện Việt Nam đã được hợp nhất toàn quốc, điện năng sản xuất tăng từ 8,7 tỷ kWh năm 1990 lên 26,561 tỉ kWh năm 2000 và đạt 46,24 tỷ kWh năm 2004, tăng bình quân tương ứng từng giai đoạn 11,8% năm (1990-2000) và 14,8% (2000-2004). Trong đó,sản lượng thủy điện tăng từ 5,37 tỷ kWh năm 1990 lên 19 tỷ kWh năm 2003,năm 2004 do lượng nước về ít nên sản lượng thủy điện giảm xuống còn 17,64 tỷ kWh.Điện thương phẩm tăng từ 6,2 tỷ kWh năm 1990 lên 22,4 tỷ năm 2000 và 39,7 tỷ kWh năm 2004, tăng bình quân tùng giai đoạn 14,2/năm (1990-2000) và (2000-2004) điện thương phẩm tăng nhanh, bình quân 15,4%/năm. Năng lượng phi thương mại Bao gồm củi gỗ, than gỗ,phụ phẩm nông nghiệp..., chủ yếu được sử dụng làm chất đốt sinh hoạt và sản xuất vật liệu xây dựng trong khu vựa nông thôn, miền núi. Tổng tiêu thụ tăng từ 12,42 tiệu TOE năm 1990 lên 14,19 triệu TOE năm 2000 và 14,82 triệu TOE năm 2004, tốc độ tăng 6,5%/năm trong cả giai đoạn 1990-2004. Nguồn năng lượng mới và tái tạo như,năng lượng mặt trời, năng lượng gió, địa nhiệt... chỉ mới sử dụng thử nghiệm, chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu năng lượng tạm thời Tiêu thcơ cấu năng Ba ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất của Việt Nam là công nghiệp,giao thông vận tải và dân dụng,các ngành dịch vụ và công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ. Ngành công nghiệp: Công nghiệp bao gồm các ngành chế biến, khai thác mỏ, xây dựng và các ngành hỗ trợ khác.Công nghiệp có tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của đất nước,chiếm 40,6% GDP năm 2004,và góp phần lớn nhất trong tăng trưởng kinh tế.Công nghiệp cũng là ngành tiêu thụ năng lượng lớn nhất,chiếm khoảng 32% tổng tiêu thụ năng lượng năm 2004.Các ngành thép vật liêu xây dựng,giấy và bột giấy,phân bón là những ngành tiêu thụ nhiều năng lượng Ngành Giao thông vận tải: Mặc dù ngành vận tải chỉ chiếm khoảng 2-3% GDP nhưng hầu hết tất cả các ngành của nền kinh tế và sinh hoạt của người dân phụ thuộc nhiều vào ngành vận tải.Tiêu thụ năng lượng của ngành vận tải chiếm khoảng 32% tổng nhu cầu năng lượng năm 2004,tăng ,từ 1,4 triệu TOE năm 1990 lên khoảng 6,5 triệu TOE năm 2004,tăng bình quân 11,6%/năm. Ngành Thương mại và dịch vụ: Là ngành có mức tiệu thụ năng lượng thương mại đứng thứ ba và có mức tăng nhu cầu năng lượng thương mại khá cao,bình quân 11,4%/năm trong giai đoạn 1991-2004, gấp 1,5l lần mức tăng bình quân của ngành dịch vụ trong cùng giai đoạn.Tồng nhu cầu năng lượng của ngành tăng từ 0,33 triệu TOE năm 1990 lên 1,5 triệu TOE năm 2004.Nguồn năng lượng chính sử dụng trong ngành là các sản phẩm dầu (khoảng 67%) ,điện(khoảng 22%) và than (10%).Ngành Dịch vụ có mức đóng góp lớn trong nền kinh tế,chiếm 38,5% trong năm 2004,trong khi mức tiêu thụ năng lượng chỉ chiếm khoảng 7,6%. Ngành Nông nghiệp: Hiện khoảng 74% dân số Việt Nam sống ở khu vực nông thôn và phụ thuộc nhiều vào sản xuất nông nghiệp,trong khi đó ngành nông nghiệp chỉ đóng góp 9,14% trong tổng mức năng tăng GDP năm 2004.Ngành nông nghiệp sử dụng ít năng lượng nhất so với các ngành kinh tế khác,chiếm khoản 2-3% tổng nhu cầu năng lượng. Dân dụng: Tiêu dùng năng lượng thương mại trong dân dụng có tốc độ tăng nhanh nhất. Nguyên nhân là do sự tăng trưởng dân số, tăng thu nhập, tăng cường mở rộng cung cấp điện và sử dụng ngày càng nhiều các thiết bị tiêu thụ điện. Trong các dạng năng lượng thương mại sử dụng trong dân dụng năm 2004, điện năng chiếm tỷ trọng lớn nhất (59%), tiếp đến là sản phẩm dầu (21%) và than (20%). Tỷ trọng điện năng cao là kết quả của việc tăng sử dụng các thiết bị điện và ngày càng nhiều thiết bị dùng trong gia đình được chuyển sang sử dụng điện Năng lượng phi thương mại, chủ yếu là than củi, phụ phẩm nông nghiệp... được sử dụng làm chất đốt chính trong khu vực nông thôn. Cơ cấu tiêu thụ năng lượng thương mại cuối cùng theo các dạng năng lượng cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng than và dầu,tăng tỷ trọng điện và khí đốt. DỰ BÁO NHU CẦU ĐIỆN Dự báo nhu cầu điện được tiến hành theo các phương pháp sau: Phương pháp trực tiếp Trên cơ sở phát triển ngành và vùng kinh tế, các phương án sản xuất của 1 số phân ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều điện (luyện kin, hoá chất, giấy, vật liệu xây dựng…), các quy hoạch phát triển lưới điện tỉnh, thành phố, nhu cầu điện năng được tính toán trực tiếp (theo định mức tiêu hao điện trên sản phẩm, theo diện tích tưới tiêu thuỷ lợi, chỉ tiêu điện năng hộ gia đình…). Phương pháp này thích hợp với dự báo nắn hạn 3-5 năm và trường hợp kinh tế phát triển ổn định. Mặt khác dự báo có tác dụng quan trọng trong việc phân vùng và phân nút phụ tải, làm cơ sở cho thiết kế lưới điện chuyên tải và phân phối. Phương pháp gián tiếp Phương pháp đàn hồi: Nhu cầu điện giai đoạn 2015 và 2025 được dự báo theo phương pháp “mô phỏng-kịch bản”, hiện đang được áp dụng rộng rãi. Phương pháp luận dự báo là: trên cơ sở dự báo các kịch bản phát triển kinh tế-xã hồi trung hạn và dài hạn, nhu cầu điện năng cũng như các nhu nhu cầu tiêu thụ năng lượng khác được mô phỏng theo quan hệ đàn hồi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Phương pháp này thích hợp với các dự báo trung hạn và dài hạn. Hệ số đàn hồi được tính như sau: Hệ số đàn hồi giá điện: Khi giá điện tăng, một số hộ tiêu thụ sẽ chuyển sang dùng các nhiên liệu, năng lượng khác hoặc ngược lại. Giá cả mỗi loại năng lượng dẫn đến tính cạnh tranh, hệ số phản ánh sự thay đổi nhu cầu điện của một ngành hay một lĩnh vực nào đó khi giấ điện thay đổi gọi là hệ số đàn hồi giá. Ở Việt Nam trong thời gian dài do giá điện được bao cấp, một số lĩnh vực được trợ giá điện từ nhà nước nên việc nghiên cứu quan hệ giá cả với thay đổi nhu cầu điện trong quá khứ không thực hiện được. Việc áp dụng các hệ số đàn hồi giá điện được tham khảo từ một số nước đang phát triển trong khu vực thập kỷ 80 và 90. Hệ số tiết kiệm năng lượng: Tính tới việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, thực hiện tiết kiệm năng lượng, đặc biệt là triển khai các chương trình quảnh lý phía nhu cầu (DSM). Phương pháp cường độ: Lập bộ số liệu cường độ điện năng trên GDP đối với tất cả các miền trong quá khứ. Bằng phương pháp hồi quy, dự báo cường độ điện năng tương lai. Trên cơ sở dự báo các kịch bản phát triển kinh tế-xã hội của từng miền từng vùng, tiêu thụ điện năng cho mỗi miền trong tương lai sẽ bằng cường độ điện năng xGDP. Tổng hợp nhu cầu điện năng cho từng miền trên toàn quốc. Phương pháp đa hồi quy (Simple-E): Dự báo nhu cầu điện năng các ngành: Nhu cầu điện cho ngành Công nghiệp = f(GDP công nghiệp, giá điện cho CN, điện năng tiêu thụ cho CN năm trước) Nhu cầu điện cho ngành Dân dụng = f(GDP tổng, giá điện sinh hoạt, số dân, tỷ lệ điện khí hoá, điện năng tiêu thụ cho dân dụng năm trước) Nhu cầu điện cho ngành Thương mại dịch vụ = f(GDP dịch vụ, giá điện cho dịch vụ, điện năng tiêu thụ cho TM-DV năm trước) Nhu cầu điện cho các ngành khác = f(GDP tổng, giá điện bình quân, điện năng tiêu thụ cho các ngành khác năm trước) Nhu cầu điện cho ngành Công nghiệp = f(GDP công nghiệp, giá điện cho CN, điện năng tiêu thụ cho CN năm trước) Nhu cầu điện năng toàn quốc sẽ bằng tổng nhu cầu điện năng ở các ngành. Dự báo hệ số phụ tải: Dựa trên cơ sở xây dựng hàm hồi quy biểu thị mối quan hệ giữa hệ số phụ tải và tiêu thụ điện của ngành công nghiệp và dân dụng. Dự báo công suất cực đại Pmax: Pmax tính được sau khi có kết quả dự báo nhu cầu điện sản xuất và hệ số phụ tải. Phương pháp dự báo biểu đồ phụ tải Phương pháp tổng hợp (Aggregation): Các bước thực hiện: Bước 1: xây dựng biểu đồ mẫu ngày của năm cơ sở (2004) cho các phân ngành, các ngành trên cơ sở các số liệu đo thực tế của các khách hàng tiêu thụ được lựa chọn làm mẫu. Tổng biểu đồ mẫu ngày của các ngành cộng thêm phần tổn thất sẽ cho biểu đồ mẫu ngày của hệ thống. Sau đó so sánh biểu đồ tính toán với biểu đồ thực tế tính toán phần trăm sai số và từ đó chuẩn xác lại biểu đồ ngàu của từng ngành. Bước 2: dự báo biểu đồ ngày của các ngành trên cơ sở biểu đồ mẫu hiện tại của các ngành và kết quả dự báo nhu cầu điện năng trong tương lai cho từng ngành theo phương pháp tổng hợp. Phương pháp đa hồi quy: Tương tự như phương pháp luận đã trình bày ở phần dự báo nhu cầu điện, dự báo biểu đồ ngày cũng điển hình dựa trên cơ sở xây dựng hàm hồi quy biểu thị mối tương quan giữa công suất theo từng giờ của hệ thống với các biến như: dân số, GDP từng ngành, nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa… Quy hoạch điện VI sẽ áp dụng các phương pháp sau: Quy hoạch điện VI sẽ áp dụng các phương pháp sau: Dự báo nhu cầu tiêu thụ điện: Đối với dự báo ngắn hạn 3-5 năm, sử dụng phương pháo dự báo trực tiếp, có đối chiếu và so sánh kết quả với các dự báo gián tiếp. Đối với dự báo dài hạn 10-20 năm, sử dụng phương pháp dự báo gián tiếp như đã nêu, phân tích đối chiếu và so sánh các kết quả dự báo của 3 phương pháp để lựa chọn kết quả. Dự báo biểu đồ phụ tải: Sử dụng phương pháp tổng hợp là phương pháp dựa trên biểu đồ mẫu được xây dựng cho năm cơ sở, thực tế của Việt Nam. Dự báo bằng phương pháp đa hồi quy đòi hỏi chuỗi số liệu thống kê trong quá khứ tương đối dài. Dự báo nhu cầu phụ tải cho ba miền Nam, Trung, Bắc và cả nước được thể hiện trong bảng sau: Năm Điện năng (GWh) Công suất (MW) Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Toàn quốc Miền Bắc Miền Trung Miền Nam Toàn quốc 2009 31,752 8,022 44,014 83,787 5,927 1,469 6,922 13,903 2010 36,363 9,215 49,962 95,539 6,702 1,662 7,827 15,803 2011 42,517 10,816 57,859 111,191 7,729 1,916 9,026 18,334 2012 50,132 12,797 67,670 130,598 9,007 2,233 10,519 21,470 2013 59,095 15,123 79,298 153,516 10,524 2,609 12,291 25,167 2014 69,268 17,756 92,596 179,618 12,261 3,040 14,320 29,367 2015 80,495 20,653 107,375 208,521 14,191 3,518 16,574 34,003 2016 92,613 23,772 123,422 239,803 16,282 4,037 19,018 39,000 2017 105,455 27,072 140,511 273,031 18,502 4,588 21,613 44,283 2018 118,862 30,511 158,413 307,775 20,816 5,162 24,320 49,777 2019 132,686 34,054 176,912 343,635 23,194 5,752 27,102 55,414 2020 146,800 37,671 195,816 380,261 25,606 6,352 29,928 61,135 2021 161,106 41,338 214,970 417,376 28,032 6,955 32,772 66,897 2022 175,540 45,041 234,268 454,795 30,456 7,558 35,619 72,672 2023 190,082 48,777 253,666 492,448 32,875 8,161 38,467 78,456 2024 204,760 52,553 273,196 530,404 35,299 8,765 41,324 84,269 2025 219,662 56,394 292,976 568,889 37,748 9,377 44,221 90,163 (Tài liệu “Quy mô và sự cần thiết của NMĐ Vĩnh Tân”) LIÊN KẾT LƯỚI ĐIỆN KHU VỰC Tổng trữ lượng thuỷ điện của các nước trong khu vực vùng Mê Kông (GMS) được đánh giá khoảng 1040TWh, trong đó Vân Nam lớn nhất, chiếm trên 40%, sau đó đến Myanmar 36%, Lào 10% và Việt Nam 8%. Đây là điều kiện tự nhiên vô cùn thuận lợi cung cấp nguồn điện trong khu vực. Tiềm năng dầu khí Tiềm năng than Tổng trữ lượng than các nước trong khu vực khoảng trên 67 tỷ tấn. Trong đó Indonesia có tỷ trọng lớn nhất chiếm trên 50%. (Tài liệu “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015”) Định hướng phát triển năng lượng đến năm 2020 của khu vực ASEAN được tóm lược như sau: Trong tương lai khoảng vài chục năm nữa, khu vực ASEAN sẽ phát triển kinh tế với nhịp độ cao, đòi hỏi nhu cầu năng lượng cao. Sản phẩm dầu vẫn đóng vai trò quan trọng trong cân bằng năng lượng nhưng tỷ trọng sẽ giảm dần. Nhu cầu than sẽ tăng nhanh và đến năm 2020 sẽ trở thành nguồn nhiên liệu chính cho sản xuất điện. Khí tự nhiên cũng được chú trọng phát triển và tăng trưởng với mức cao. Lợi ích của việc liên kết hệ thống điện khu vực Tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên theo vị trí địa lý và tối ưu tổ hợp phát điện trên cơ sở toàn khu vực so với trên từng quốc gia. Giảm dự phòng chung của hệ thống điện liên kết do đó giảm được chi phí đầu tư vào các công trình nguồn; tăng độ tin cậy và ổn định lưới điện do giảm được công suất NMĐ. Tạo điều kiện cho các quốc gia có tiềm năng xây dựng dự án điện xuất khẩu tăng thêm thu nhập cho đất nước. Tăng thêm hiệu quả vận hành hệ thống điện (sản xuất điện từ các nguồn điện kinh tế) và giảm công suất đỉnh chung của hệ thống. Có thể sử dụng tổ máy có công suất lớn hơn so với trường hợp chưa liên kết do đó giảm được chi phí đầu tư vào các công trình nguồn. Giảm tiêu thụ nhiên liệu hoá thạch và giảm phát thải ô nhiễm môi trường nhờ khai thác phát triển tiềm năng thuỷ điện khu vực. Hệ thống điện liên kết vận hành linh hoạt hơn so với phương án vận hành riêng rẽ. Định hướng liên kết Giai đoạn từ nay đến năm 2015 cán cân xuất nhập khẩu NL của nước ta vẫn thiên về khả năng xuất khảu tinh. Nguồn xuất khẩu hính vẫn là than đá và dầu thô. Lượng sản phẩm dầu nhập khẩu sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của các nhà máy lọc dầu trong nước. Giai đoạn sau 2015 đến năm 2020 Việt Nam sẽ là nước nhập khẩu năng lượng, tổng nhu cầu năng lượng nhập vào năm 2020 khoảng 5-10 triệu TOE (bao gồm các sản phẩm dầu than và điện năng) đối với mức dự báo cơ sở các điều kiện: xây dựng NMĐ nguyên tử; kha năng khai thác than trong nước dự kiến 60 triệu tấn/năm; dầu thô 18-20 triệu tấn/ năm và khí đốt 16 tỷ m3/năm. Việt Nam sẽ nhập khẩu điện từ Lào, Camphuchia và Trung Quốc thông qua lưới điện liên kết, tạo điều kiện để lưới điện nước ta liên kết với lưới diện các nước trong tiểu vùng Mê Kông và ASEAN. Việc liên kết lưới điện trong khu vực góp phần đảm bảo phát triển năng lượng bền vững trong điều kiện hội nhập quốc tế, hợp tác và liên kết khu vực. Mặt khác, liên kết lưới điện còn tạo điều kiện cho khai thác hiệu quả hơn các nguồn thuỷ điện trong nước. . CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐIỆN NÔNG THÔN Diện tích lãnh thổ: Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, thuộc vùng Đông Nam châu Á. Lãnh thổ Việt Nam chạy dọc bờ biển phía đông của bán đảo này. Việt Nam có biên giới đất liền với Trung Quốc  (1.281 km), Lào (2.130 km) và Campuchia (1.228 km) và bờ biển dài 3.444 km tiếp giáp với vịnh Bắc Bộ, biển Đông và vịnh Thái Lan. Việt Nam có diện tích 331.212 km², bao gồm khoảng 327.480 km² đất liền và hơn 4.200 km² biển nội thủy, với hơn 2.800 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, bao gồm cả Trường Sa và Hoàng Sa mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền khoảng trên 1 triệu km². Các chỉ số kinh tế: Sau năm 1986, kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển to lớn và đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 9% hàng năm từ 1993 đến 1997. Tăng trưởng GDP 8,5% vào năm 1997 đã giảm xuống 4% vào năm 1998 do ảnh hưởng của sự kiện khủng hoảng kinh tế Á châu năm 1997, và tăng lên đến 4,8% năm 1999. Tăng trưởng GDP tăng lên từ 6% đến 7% giữa những năm 2000-2002 trong khi tình hình kinh tế thế giới đang trì trệ. Với tăng trưởng hiện nay là 7.5% Việt Nam hy vọng GDP sẽ tăng gấp đôi vào năm 2010. Các chỉ số phát triển xã hội: So với các nước đang phát triển có cùn chỉ số GDP trên đầu người thì Việ Nam có các chỉ số phát triển xã hội tốt hơn nhiều. Ví dụ: giáo dục, y tế và xoá đói giảm nghèo. Chỉ số phát triển con người toàn quốc (HDI) đứng thứ 108 với mức 0,704 vào năm 2003 so với mức 0,66 và 0,695 vào các năm 1995 và 2000. Năng lượng nông thôn lấy từ các nguồn năng lượng sinh khối truyền thống chiếm tỷ lệ áp đảo điện nông thôn và các dạng năng lượng thương mại phi điện (than, các sản phảm dầu, khí). Năng lượng dạng tái tạo (thuỷ điện nhỏ, gió, mặt trời, khí sinh học…) góp 1 phần nhỏ trong cân bằng điện nông thôn Việt Nam. Sự phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng sinh khối truyền thống (củi, phụ phẩm nông nghiệp…) đáp ứng nhu cầu đun nấu sưởi ấm và gia chế nông sản. Chương trình điện khí hoá nông thôn (ĐKHNT) đã đạt được nhiều thành tụ xuất sắc, các hộ nông dân được tiếp cận y tế, giáo dục, tiểu thủ công nghiệp vvafxoas đói giảm nghèo… Quá trình hình thành và phát triển điện nông thôn ở nước ta trải qua nhiều giai đoạn. Ở miền Bắc, lưới điện nông thôn hình thành từ cuối thập kỷ 50 đầu thập kỷ 60 và phát triển đến những năm 70, giai đoạn này chủ yếu phục vụ tưới tiêu và cơ khí nhỏ. Khi nhà máy nhiệt điện Phả Lại và nhà máy thuỷ điện Hoà Bình được đưa vào vận hành thì việc phát triển lưới điện nông thôn miền Bắc mới được đẩy mạnh. Ở miền Trung và miền Nam, lưới điện nông thôn chỉ hình thành từ sau năm 1975, chủ yếu phục vụ bơm tưới tiêu nông nghiệp. Sau khi thuỷ điện Trị An nối với lưới điện quốc gia 110kV hì việc cấp điện cho ánh sáng sinh hoạt ở nông thôn mới được quan tâm. (Tài liệu “Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006-2015”) Tính đến 30/6/2005, điện lưới quốc gia đã đến 64 tỉnh, thành phố của cả nước. Có 41/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ươngđạt tỷ lệ 100% xã có điện. Tỷ lệ các xã có điện như sau: Khu vực miền Nam: có 5217/5518 xã có điện đạt 94,5% Khu vực miền Trung: có 1460/1504 xã có điện đạt 97,9% Khu vực miền Nam: có 1984/2002 xã có điện đạt 99,9% Về số hộ nông thôn: có 11.767.358 hộ/13.235.380 hộ nông thôn được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 90,59%: Khu vực miền Nam: có 3.536.085/34.286.348 hộ có điện lưới đạt 85,6% Khu vực miền Nam: có 1.806.917/2.026.865 hộ có điện lưới đạt 89,1% Khu vực miền Bắc: có 6.424.356/6.922.167 hộ có điện lưới đạt 94,1% Tổng sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho nông nghiệp và nông thôn năm 2004 là 7319 tỷ kWh tăng bình quân 13,16%/năm giai đoạn 2001-2004. Hiện trạng lưới điện nông thôn có nhiều bất cập: Phát triển theo khả năng huy động các nguồn vốn của từng địa phương, từng xã, huyện mà không theo quy hoạch nên nhiều nơi mang tính chất chấp vá và chưa phát triển phụ tải sau này. Một số khu vực do địa phương quản lý (đặc biệt miền Bắc) lưới điện hạ áp còn dùng dây trần, không đảm bảo an toàn, chất lượng điện kém, xảy ra tai nạn, tổn thất điện năng. Tiêu thụ điện thấp trong các vùng nông thôn gây ra chi phí lớn và doanh thu bán điện thấp. Thu hồi vốn đầu tư không thoả đáng đã hạn chế quá trình điện khí hoá trong 1 thời gian dài Các giải pháp cụ thể cung ứng điện cho các khu vực vùng sâu, vùng xa mà lưới điện không thể kéo đến hoặc không kinh tế Nhu cầu điện căn cứ vào số hộ cần cấp điện, nhu cầu về công suất và điện năng được đảm bảo ở mức tối thiểu chung cho mọi hộ gia đình với mức quy định trung bình 150W/hộ. Cụ thể như sau: Với thuỷ điện nhỏ: tiềm năng lớn nhưng dân sống phân tán, không thể kéo điện cấp cho toàn xã. Các hộ được cấp điện bằng thuỷ điện nhỏ sẽ dùng máy phát công suất 200W, bằng lưới độc lập 300W. Các nguồn gió và khí sinh học đảm bảo nhu cầu với định mức chung công suất tiêu thụ là 150W/hộ. Điện mặt trời: đáp ứng 2 nhu cầu chính là chiếu sáng và thông tin giải trí tương đương 120W/hộ, cần thiết phải dùng đèn compact tiết kiệm điện năng. Với cách tiếp cận trên thì việc cấp điện từ các nguồn thuỷ điện, khí sinh học và gió được xem xét ngay khi nơi đó có sẵn nguồn điện từ các nguồn này ở mức khả thi về kỹ thuật và có lợi hơn về kinh tế. Nguồn điện mặt trời được coi như tiềm năng không hạn chế sẽ được khai thác khi các nguồn trên không đáp ứng đủ nhu cầu và được coi là nguồn phủ đỉnh. XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG TTĐL DUYÊN HẢI-HẠNG MỤC HỆ THỐNG ĐIỆN THI CÔNG GIAI ĐOẠN 1-THIẾT KẾ BẢN VẼ THI CÔNG Tổng quát về công trình Mục tiêu xây dựng công trình TTĐL duyên hải thuộc ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh. Nhiệm vụ chính củ TTĐL Duyên Hải là cung cấp điện cho khu vực miền Nam,có công suất lắp máy 4400MW. Trong đó hạng mục: ”Hệ thống cấp điện thi công TTĐL Duyên Hải” là một hạng mục quan trọng thuộc dự án xây dựng cơ sở hạ tầng TTĐL Duyên Hải. Công suyên hải thuộc ấhi công Nhu cầu phụ tải dự kiến thi công cho mỗi nhà máy thuộc TTĐL Duyên Hải như sau: Stt Phụ tải Đơn vị Số lượng Công suất(kW) Ksd Cosφ T.Công suất(kW) 1 Máy hàn Cái 30 50 0.7 0.7 1050 2 Máy hàn Cái 40 20 0.7 0.7 560 3 Máy nén khí 600 m3/h Cái 3 55 0.85 0.83 140 4 Máy nén khí 200 m3/h Cái 3 22 0.85 0.83 56 5 Tời điện 15 tấn Cái 3 21 0.85 0.83 54 6 Tời điện 10 tấn Cái 3 14 0.85 0.83 36 7 Cầu lắp đặt thiết bị trong gian turbine Cái 2 100 0.85 0.7 170 8 Trạm trôn bê tông Trạm 2 200 1 0.8 400 9 Xưởng cơ khí thiết bị công nghệ Xưởng 1 500 1 0.7 500 10 Xưởng gia công Xưởng 1 500 1 0.7 500 11 Điện sinh hoạt,văn phòng làm việc,kho và bảo vệ Hệ thống 1 1500 1 0.85 1500 12 Nước phục vụ thi công và các nhu cầu khác Hệ thống 1 500 1 0.8 500 Tổng cộng 0.773 5,466 (Tài liệu “Dự án NĐ-0539D.30 xây dựng cơ sở hạ tầng TTĐL duyên hải”) Với hệ số đồng thời Kđt=0.85; hệ số công suất phụ tải cosφ=0.773 Nhu cầu điện phục vụ thi công: S=(Kđt×P)/cosφ=(0.85×5,466)/0.75=6,194kVA. Với quy mô này, dự kiến lắp đặt 04 trạm biến áp ngoài trời 22/0.4kV-1600kVA (4×1600=6400kVA) lắp đặt trong khu vực mỗi nhà máy thuộc TTĐL Duyên Hải Lới quy mô này, dự ki Dây dẫn điện Dây dẫn có tiết diện 185mm2. Dây dẫn được chọn là: ACKC-185/29 Cáp dẫn điện Cáp được chọn đấu nối từ tủ hiện hữu (J09) đến tủ đấu nối (J10) là loại: Cu-24kV/XLPE/PVC/DSTA/PVC: 3×(3×1×300mm2) và cáp từ các tủ xuất tuyến J11, J12 đến trụ ĐN01 là loại: Cu-24kV/XLPE/PVC/DSTA/PVC: 3×185mm2 Quy mô công trình Cung cấp các vật tư thiết bị chính sau đây: Vị trí -Điểm đầu:Tại thanh cái 22kV-Trạm biến áp 110/22kV Duyên Hải. -Điềm cuối:Tại bên trong hàng rào Trung tâm Điện lực Duyên Hải. Cấp điện áp -Trung thế:22kV. -Hạ thế:0.4kV. Trụ -Trụ thép cho các đoạn vượt sông Giống Ôi và sông Nguyễn Văn Pho -Trụ BTLT 12m, 14m, 16m, 20m: Lực đầu trụ tương ứng 720kg, 900kg, 1100kg Móng -Trụ thép cho các đoạn vượt sông Giồng Ôi và sông Nguyễn Văn Pho -Trụ BTLT 12m,14m,16m,20m: Loại M1, M1A, M2, M3A, M4, M5, M6A, M7, M10, M11, M12, M13, M14, M15 Dây dẫn -Dọc tuyến đường dây: ACKC185/29 + ACKC120/19, ACKC 240/56. Trong trạm: AsXV1 150/19-24kV+ACKC 120/19 Cáp điện -Từ tủ hiện hữu J09 đến tủ đấu nối J10: Cu-24kV/XLPE/PVC/DSTA/PVC: 3×(3×1×300mm2); -Từ các tủ xuất tuyến J11,J12 đến trụ ĐN01: Cu 24kV/XLPE/PVC/DSTA/PVC: 3×185mm2/1 gạch Cách điện Trung thế: sử dụng sứ đứng 24kV la sứ gốm và chuỗi cách điện Polymer 24kV. Xà Xà sắt L75×75×8-2.4M, L75×75×8-2.6M, L75×75×8-3.2M, L75×75×8-5.0M,mạ kẽm nhúng nóng. Tiếp địa Sử dụng dây đồng trần C25 kết hợp với cọc sắt bọc đồng D16-dài 2400mm. Thiết bị đóng cắt -Tủ hợp bộ 24kV-630A-20kA/1s; -DS 24kV-630A; -LBS 24kV-630A; (Tài liệu “Dự án NĐ-0539D.30 xây dựng cơ sở hạ tầng TTĐL duyên hải”) Phạm vi đề án Lắp đặt các tủ điện trung thế 24kV tại trạm Duyên Hải 110/22kV Lắp đặt đoạn cáp ngầm 24kV lộ ra hai mạch (từ hai tủ hợp bộ lắp mới bố trí trong Nhà trung thế ra trụ xuất tuyến ĐN01) Xây dựng dường dây trên không 22kV Xây dựng các trạm biến áp 22/0.4kV Mô tả tuyến đường dây Tồng quát về tuyến đường dây Đường dây 22kV cấp điện thi công TTĐL Duyên Hải có tổng chiều dài tuyến khoảng 18.368km bao gồm hai đoạn: Đoạn 1: Tuyến ngoài hàng rào TTĐL Duyên Hải-Đường dây hai mạch: Điểm đầu(ĐĐ): điểm đấu nối tại TBA 110/22kV Duyên Hải. Điểm cuối(ĐC): Mép ngoài hàng rào TTĐL Duyên Hải. Chiều dài tuyến: 16.978km. Tuyến chủ yếu đi trên ao tôm+đồng muối và qua địa phận các xã Ngũ Lạc, xã Long Toàn, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải tỉnh Trà Vinh. Đoạn 2: Tuyến trong hàng rào TTĐL Duyên Hải-Đường dây một mạch Điểm đầu(ĐC): Điểm cuối của đoạn 1 Điểm cuối: điểm đấu nối ĐN06 trong TTĐL Duyên Hải. Tuyến đi trong phạm vi của TTĐL Duyên Hải Chiều dài tuyến 1.390km. Mô tả tuyến Toàn bộ tuyến đường dây 22kV chủ yếu sử dụng dây dẫn ACKC-185 cho cả 3 pha, với tổng chiều dài khoảng 16.978km. Điện áp vận hành:22kV. Số mạch: Mạch kép. Hệ thống lưới điện: 3 pha 4 dây. Chiều dài toàn tuyến đường dây 22kV bao gồm các phần: Đoạn cáp đấu nối 24kV từ tủ 24kV hiện hữu (J09) đến tủ nối 24kV lắp mới Đoạn cáp nối 24kV: từ tủ hợp bộ 24kV (tủ lộ ra) đến Trụ xuất tuyến trên không 22kV(ĐĐ) Đường dây trên không 22kV Đoạn đường dây đấu nối (trong NMĐ Duyên Hải) Địa hình tuyến đường dây trên không 22kV: Đoạn tuyến từ ĐĐ đến G1 dài 504m Đoạn tuyến từ G1 đến G2 dài 2,830m Đoạn tuyến từ G2 đến G3 dài 2,124m Đoạn tuyến từ G3 đến G4 dài 879m Đoạn tuyến từ G4 đến G5 dài 2,683m Đoạn tuyến từ G5 đến G6 dài 1,031m Đoạn tuyến từ G6 đến G7 dài 5,349m Đoạn tuyến từ G7 đến ĐC dài 1,581m Khoảng vượt lớn nhất Là các khoảng vượt đìa tôm và các đoạn vượt sông Giồng Ổi và sông Nguễn Văn Pho như sau: Vượt đìa tôm: khoảng vượt lớn nhất khoảng 191m. Sông giồng Ổi: được thực hiện tại 2 vị trí cột VS1 và VS2 với khoàng vượt 274m Sông Nguyễn Văn Pho: được thực hiện tại 2 vị trí cột là VS3 và VS4 với khoảng vượt 398m Các vị trí cột(VS1,VS2) và (VS3,VS4) sử dụng cột thép cao tương ứng là 22.5m và 34.5m Móng cột sử dụng là loại móng cột BTCT. Sử dụng 4 bộ tạ chống rung cho mỗi phía. Điểm đấu nối Điểm nguồn đấu nối của đường dây mạch kép 22kV là từ các tủ hợp bộ lộ ra 24kV số J10 và J11 bố trí trong Nhà trung thế của trạm Duyên Hải 110/22kV. Cáp từ tủ hợp bộ lộ ra 24kV đi theo mương cáp đã xây dựng sẵn của trạm Duyên Hải 110/22kV,sau đó xuyên ra khỏi hàng rào trạm. Đoạn cáp từ hàng rào trạm đến cột đấu nối sẽ luồn trong ống nhựa chịu lực PVC D150 và chôn trực tiếp trong đất ở độ sâu không nhỏ hơn 0.8m và được phủ lớp cát dày,lớp tấm đan bê tông và trên cùng là lớp băng plastic cảnh báo cáp ngầm, sau đó đấu nối vào trụ xuất tuyến trên không ĐN01(ĐĐ),đoạn đi trên trụ cáp được luồn trong ống thép tráng kẽm D150. Chiều dài đoạn cáp ngầm hai mạch này khoảng 40m. TTủ hợp bộ để đấu nối đường dây 22kV trạm Duyên Hải - TTĐL Duyên Hải có các thông số kỹ thuật sau: Điện áp định mức: 24kV Tần số định mức: 50Hz Dòng định mức: 630A Chủng loại: Tủ có bộ vỏ bọc kim loại Máy cắt: Chân không 24kV, 630A, 20kA loại có thể kéo ra được. Thời gian ngắn mạch định mức: 1s Điện áp chịu đựng xung đỉnh: 125kV Tiêu chuẩn áp dụng: IEC-60056 Điều kiện tự nhiên Đặc điểm địa hình: đường dây 22kV cấp điện thi công nằm ở khu vực duyên hải có địa hình thấp, bằng phẳng. Tuyến đi qua nhiều kinh rạch, ao tôm, dọc tuyến là cây công nghiệp và ăn trái. Khu vực dự kiến xây dựng có dạng địa mao tích tụ. Điều kiện địa chất: Dựa vào số liệu các lỗ khoan, khu địa chất độ sâu 5m có 2 lớp đất chính: Lớp 1: Bùn sét màu xám đen xám nâu, trạng thái chảy, đôi chỗ chứa ít mùn thực vật, chiều dày lớp thay đổi từ 2,5m đến 5m. Lớp 2: cát hạt mịn màu xám nâu xám vàng, trạng thái chặt vừa, phân boos hẹp, không liên tục, chiều dày chưa xác định Điều kiện khí hậu Gió: +Hướng gió: -Tháng 7-9: Đông, Đông Bắc. -Tháng 10-6: Tây, Tây Nam. +Tốc độ gió: 4.1m/s +Áp lực gió ở độ cao 10m: 72daN/m2 đến 83daN/m2 Nhiệt độ: 16,20C đến 37,80C Mưa, ẩm: Lượng mưa trung bình năm: 1840,7mm. + Độ ẩm trung bình năm: 83,4 % +Độ ẩm thấp nhất trong năm: 24% Giông sét: số ngày có dông trong năm: 70-100 ngày Nhiễm bẩn khí quyển: vùng thi công gần cửa biển với hệ thống kênh rạch bị nhiễm mặn do ảnh hưởng thuỷ triều. Điều kiện thủy văn công trình Đường dây 22kV cấp điện thi công nằm ở khu vực duyên hải địa hình bằng phẳng. Dân cư sống thưa thớt, chủ yếu là nuôi tôm, cao độ dao động từ -0,6m đến 2,75m. Tuyến đi qua nhiều kinh rạch, sông, đáng kể là: rạch Ba Lùn rộng 101m, sông Giồng Ôi rộng 186m, sông Nguyễn Văn Pho rộng 213m. Mực nước trong các kênh này chịu ảnh hưởng thuỷ triều biển Đông, có khả năng ngập lụt khi triều cường. Đin cư sống thưa thớt, ch Căn cứ theo quy phạm trang bị điện và quy pham nhà nước TCVN 2737, các điều kiện khí hậu được lựa chọn để tính toán: Chế độ làm việc Áp lực gió Nhiệt độ không khí Nhiệt độ không khí thấp nhất - 15 Tải trọng lớn nhất 83 25 Nhiệt độ không khí trung bình - 30 Chế độ giảm gió 65 25 Quá điện áp khí quyển 8.3 20 Nhiệt độ không khí cao nhất 40 (Tài liệu “Dự án NĐ-0539D.30 xây dựng cơ sở hạ tầng TTĐL duyên hải”) Độ tăng nhiệt độ trên dây dẫn và dây trung hòa do bức xạ Mặt trời lấy bằng 150C Nhiệt độ cao nhất tính là 150C Địa hình tính toán: loại A Kịa hình tính toán: loa Khu vực dự kiến xây dựng có địa hình tương đối phức tạp, đến độ sâu 40m đất nền gồm 5 lớp trong đó 1ớp 1 bùn sét có trạng thái chảy, dễ lún, cần gia cố, lớp 2 là lớp dất tương đối tốt nhưng dễ bị sạt lỡ trong thi công. Các cột vượt sông Giồng Ôi, Nguyễn Văn Pho cần thiết kế đóng cọc sâu vào lớp đất chịu lực. Giải pháp kỹ thuật phần điện Các giải pháp kĩ thuật phần điện tại trạm duyên hải 110/22kV Lựa chọn thông số kĩ thuật Phần cáp lực 24kV: căn cứ điều kiện phát nóng lâu dài, địa chất tại khoảng lắp đặt ta dùn 2 loại cáp để kết nối: Loại 1 ruột bằng đồng XLPE, có màn chắn kim loại, vỏ PVC, bọc nhôm Cu-24kV/XLPE/PVC/DSTA/PVC 1x300mm2: kết nối tủ 24kV hiện hữu với tủ đấu nối 24kV lắp mới, cấp nguồn cho các dây mạch 1 và 2 Loại 3 ruột bằng đồng có lớp giáp thép bảo vệ 24kV/XLPE/PVC/DSTA/PVC 1x(3x185)mm2: ra các tủ 22kV đến trụ ĐN-01 Dây trung hoà: dùng màn chắn Cu của cáp làm dây trung hoà. Đầu nối cáp: 3 pha 24kV-XLPE có băng thép 3x185mm2, 1 pha 24kV-XLPE có băng thép 1x300mm2 Thiết bị phân phối trung thế Tủ đấu nối trung thế: kết nối hệ thống tủ điện 24kV hiện hữu và tủ điện lộ ra 24kV lắp mới thông qua cáp lực Cu-24kV/XLPE/PVC/DSTA/PVC Tủ lộ ra trung thế: dùng đo lường, đóng cắt bảo vệ các đường dây 22kV cấp điện thi công công trình. Các giải pháp kĩ thuật phần đường dây Lựa chọn thông số kĩ thuật Phần đường dây trên không: (Điều kiện lựa chọn: phát nóng lâu dài, sụt áp, môi trường, khả năng cung cấp phụ tải) dây dẫn được chọn là dây nhôm trần lõi thép có mỡ bảo vệ 3xACKC185/19, 3xACKC120/19, 3xACKC240/56, cáp nhôm lõi thép cách điện XPLE ASXV 150/19-24kVs Thiết bị phân phối trung thế Dao cách ly 22kV: 3 pha đặt ngoài trời 630A-22kV, tần số 50Hz, điện áp danh định 22kV, điện thế liên tục lớn nhất 24kV, độ bền cách điện đối với tần số duy trì công nghiệp, khoảng cách rò phóng điện 31mm/kV, nhiệt độ làm việc 0-500C khả năng hịu dòng ngắn mạch 12,5kA/s, dòng định mức 630A. Chống sét van 18kV: làm bằng polymer, bảo vệ chống sét lan truyền từ đường dây vào đoạn cáp ngầm và trạm biến áp, tần số 50Hz, điện áp danh định 18kV, điện thế liên tục lớn nhất 24kV, độ bền cách điện đối với tần số duy trì công nghiệp, khoảng cách rò phóng điện 31mm/kV. Tạ chống rung Cách điện và phụ kiện: Cách điện néo dây dẫn: bằng polymer, treo trên đà, điện áp danh định 22kV, điện thế phóng khô 135kV, điện thế phóng ướt 105kV, lực phá huỷ cơ học 70-120kN. Cách điện đứng: bằng sứ gốm cách điện, lắp trực tiếp vào đà, điện áp danh định 22kV, điện áp đánh thủng tần số 50Hz 160-180kV, lực phá huỷ cơ học khi uốn 1300kG chiều dài rò 600mm. Cách điện và néo dây trung hoà: bằng sứ ống chỉ + Uclevis, kẹp căng dây. Bố trí dây dẫn trên không Phần đường dây trên không từ trụ ĐN01 đến ĐC: khoảng cách cột 2050m, dây pha bố trí trên cùng mặt phẳng, khoảng cách pha giữa đến 2 pha ngoài là 650mm và 1650mm. Dây trung hoà bố trí dưới dây pha, khoảng cách từ dây trung hoà đến xà đỡ dây pha hoảng 850mm. Phần đường dây trên không từ trụ ĐC đến các trạm biến áp: dây pha bố trí trên cùng mặt phẳng, khoảng cách pha giữa đến 2 pha ngoài là 650mm và 1650mm. Dây trung hoà bố trí dưới dây pha, khoảng cách từ dây trung hoà đến xà đỡ dây pha hoảng 850mm. Tính toán ứng suất độ võng và căng dây Ứng suất lớn nhất xảy ra ở chế độ nhiệt độ thấp nhất. Độ võng lớn nhất xảy ra ở chế độ áp lực gió lớn nhất. Hệ thống tiếp địa Cọc tiếp dất được mạ đồng, dùng cọc D16 dài 2.4m. Trị số điện trở tiếp đất R < 10Ω, dây tiếp đất là dây đồng trần M25. Cọc tiếp địa chôn sâu dưới đất 1m, cách khoảng 250m. Bảo vệ đường dây Bảo vệ sự cố đường dây được thực hiện tại các máy cắt 24kV trong nhà trung thế, dao cắt tải LBS24kV, cầu chì tự rơi LBFCO24kV. Sử dụng chống sét van 18kV lắp tại trụ điện ĐN01 để bảo vệ đoạn cáp ngầm 22kV. Các giải pháp kỹ thuật phần đầu nối và trạm biến áp Cáp dẫn điện – Đặc tính kỹ thuật của cáp dẫn điện Trạm biến áp Lựa chọn thông số kỹ thuật máy biến áp: theo tinh toán công suất cần thiết phục vụ công trình là 12,800kVA, vậy cần lắp đặt 4 trạm máy biến áp phân phối. Máy biến áp: loại 3 pha 2 cuộn dây, ngâm dầu, ngoài trời, tổ nối dây Δ/Yn-11 Công suất 1600kVA, điện áp 22kV, điện áp ngắn mạch Un% 6, tổn thất không tải lớn nhất 1300W, tổn thất nắn mạch lớn nhất 13680W. Giải pháp kỹ thuật phần xây dựng Tổng quát Xây dựng mới 1 đường dây trên không 2 mạch 22kV-3ACKC185/19. Xây dựng 4 trạm biến áp ngoài trời 22/0.4kV – 1600kVA. Tiêu chuẩn áp dụng Phù hợp yêu cầu tiêu chuẩn công nghệ, Tiêu chuẩn tải trọng và tác động tiêu chuẩn thiết kế TCVN 2737-95. Điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa chất thuỷ văn, động đất, môi trường phòng chống cháy nổ. Các tiêu chuẩn TCVN: TCVN 338-2005, TCVN 356-2005, TCVN 45-78, TCVN 206-1998, TCVN 286-2003, TCVN 302-2004, TCVN 4033-1995, TCVN 302-200, TCVN 3118-1993, TCVN 5709-1993, TCVN 170-1989, TCVN 79-1980. Các tiêu chuẩn hiện hành của nước ngoài: ISO, EURO… Vật liệu Sử dụng tối đa các vật liệu được sản xuất trong nước, địa phương, đá trong xây dựng khai thác trong mỏ đá gần công trình, xi măng sử dụng sản xuất trong nước, chống ăn mòn, bulong cường độ cao, bu long neo tường. Các giải pháp xây dựng Xây dựng đường dây 22kV: Trụ điện: đảm bảo độ cao, khả năng chịu xoắn, dùng trụ loại 14m, 16m, 20m, riêng các đoạn vượt sông dùng trụ 22,5 và 34,5m. Bulong neo với đường kính 32-40mm. Cấu kiện thanh chịu lực nén hoặc kéo, thanh giằng tăng độ cứng trụ, khả năng chịu lực kéo đầu trụ là 900-3400kG. Móng trụ điện: thiết kế chống lật, lún, gia cố thêm cừ tràm, cường độ tối thiểu 8kG/cm2. Chiều sâu chôn móng thiết kế 2m. Bêtoong móng sử dụng bêtong mác 200. Xà: xà sắt mạ kẽm, các chi tiết làm cùn cạnh sắc, không có vết nứt, mạ kẽm dày > 80um Neo chằng: dùng cho các trụ néo và trụ lái góc. Dây neo, thanh neo bằng thép mạ kẽm dày > 80um. Xây dựng trạm biến áp Vị trí hai trạm máy biến áp nằm trong mặt bằng TTĐL Duyên Hải,với cốt san nền đã chọn cho toàn bộ mặt bằng nhà máy là +4.2m. Móng máy biến áp Móng máy biến áp dùng móng bê tông cốt thép kích thước (2500x1500x500)mm. Móng máy biến áp được đổ tại chỗ bằng bê tông mác M200, cốt thép nhóm CII,bê tông lót móng mác M100 dày 100mm. Trên mặt móng máy biến áp được đặt hai thanh thép hình U150 (là cấu kiện đi kèm theo máy biến áp) để di chuyển máy biến áp. Hai thanh thép này được định vị bằng các bu long nở vào mặt móng,chi tiết lắp đặt phụ thuộc vào từng loại máy biến áp sử dụng. Móng tủ phân phối hạ thế: Được đổ tại chỗ bằng bê tông mác M200, kích thước (1200x1200x500)mm. Trong móng đặt 16 ống nhựa PVC Φ14 và 1 ống thép Φ60 dùng để luồn cáp. Móng đặt trực tiếp trên nền đá dăm.Vì móng cứng chịu tải trọng rất nhỏ (0.0567kg/cm2), nên chỉ đặt thêm lưới thép cấu tạo Φ10 a 200. Dùng 8 bulong M16 dài 300mm ngàm vào móng để cố định chân các tủ phân phối vả tủ bù hạ thế. Bulong ngàm vào móng 250mm, phần còn lại chồi lên trên mặt móng. Vị trí đặt bu long thể hiện trên bản vẽ phần xây dựng. Móng trụ điện Dùng móng lọ mực bê tông cốt thép đúc có kích thước (2mx2.2mx1.0m), chôn sâu trong đất 2m. Cổng, hàng rào trạm Cổng có kích thước (1500x2500)mm, kết cấu bằng thép hình L50x5, trụ cổng ngàm vào móng bê tông mác M200 có kích thước 400x400x600mm, chôn trong cát. Cánh cổng kết cấu thép hình L50x5 và lưới thép B40 được gia công sẵn,gắn vào trụ cổng bằng hệ thống bản lề. Hàng rào gồm các thanh thép hình L50x50 dài 2m được ngàm vào móng bê tông mác M200, kích thước 400x400x600mm, chôn trong cát làm các trụ hàng rào, khoảng cách giữa các trụ là 1.5m,1.75m, 2m và 2.5m. Khung cổng và khung hàng rào ngoài việc sử dụng các thanh thép hình L50x5, còn được gia cố tằng cường bằng các gân thép dẹp 50x5 để làm căng lưới thép B40. Các biện pháp bảo vệ Chống sét cho đường dây Tiêu chuẩn đường dây trung thế 3 pha 4 dây 22kV, tiếp địa lặp lại với cự ly trung bình 200, >250m. Cấp điện áp 22kV nên không cần lắp dây chống sét cho toàn bộ tuyến đường dây. Để bảo vệ đoạn cáp ngầm 22kV do xung sét lan truyền từ đường dây trên không, sử dụng chống sét van 18kV lắp đặt tại trụ điện ĐN 01. Để bảo vệ cho thiết bị LBS24kV do xung sét lan truyền từ đường dây trên không, sử dụng chống sét van 18kV lắp đặt tại trụ điện T2 (trong NMĐ Duyên Hải). Nối đất dây trung tính Nhằm tăng độ tin cậy và đảm bảo chất lượng điện năng phải thực hiện tiếp đất lặp lại cho dây trung tính tại các vị trí đấu nối với đường dây trên không. Chống rung cho đường dây Đường dây trung thế phân phối có các khoảng cột lớn hơn 120m sẽ phải lắp đặt tạ chống rung cho dây dẫn Phòng chống ảnh hưởng của môi trường đến công trình Hiện trạng môi trường xung quanh khu vực Đường dây cấp điện thi công TTĐL Duyên Hải đi trong khu vực ven biển Nam Trung Bộ có địa hình tương đối thấp xen kẽ khu vực đồi núi thấp có cao độ trung bình. Dọc tuyến là các rừng cây tạp và đồng muối, cao độ mặt đất trên tuyến đường dây thay đổi từ 2.6m đến 187m. Môi trường Môi trường vật lý Công trình sau khi hoàn thành đưa vào vận hành không làm thay đổi chất lượng môi trường đất, nước, không khí. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái Hành lang bảo vệ giới hạn 2 mặt phẳng thẳng đứng về hai phía của đường dây, song song với đường dây, có khoảng cách đến dây dẫn ngoài cùng mỗi phía dây cùng mỗi phía dây đứng yên là 2m, những dây nằm ngoài hành lang bảo vệ phải đảm bảo sao cho khi cây đổ thi khoảng cách từ các phần của cây đến dây dẫn là 0.5m và khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn đến ngọn cây không được nhỏ hơn 2m. Các cây cao trên 4m nằm dọc tuyến đường dây sẽ được tỉa bớt hoặc chặt bỏ. Đất đai, hoa màu, cây cối Đất đai để xây dựng đường dây gồm 3 loại: -Loại diện tích đất chiếm vĩnh viễn để xây dựng tuyến đường dây bao gồm tại các vị trí lắp đặt móng cột, móng néo. -Loại diện tích bị ảnh hưởng theo quy định về hành lang an toàn đường dây cao áp 22kV là 16 ha. Ngoài phần đất trong hành lang tuyến, khi công trình được thi công sẽ cần trưng dụng tạm thời thêm một số diện tích đất khác (để phục vụ cho công tác vận chuyển, lưu giữ thiết bị vật liệu vào công trường hay đất mượn trong quá trình đào đúc móng dựng cột, kéo dây). Nhà cửa và các công trình khác Chiều cao của cột điện chủ yếu là 14m có cao trình +12m, theo khảo sát chiều cao nóc của đa số các nhà trong hành lang đều thấp hơn 5m do đó các nhà trong hành lang tuyến điện không bị ảnh hường bởi tuyến điện thi công. Ảnh hưởng đối với cá công trình khác trong hành lang tuyến Điện từ trường đến sức khoẻ con người, động vật, thông tin vô tuyến khi công trình đi vào hoạt động Căn cứ theo tiêu chuẩn ngành: ”Mức cho phép của cường độ điện trường tần số công nghiệp và quy định việc kiểm tra ở chỗ làm việc” quy định về mức cho phép của cường độ điện trường tấn số công nghiệp theo thời gian làm việc, đi lại trong vùng bị ảnh hưởng của điện trường. Đối với dân cư sinh sống dưới đường dây, điện trường không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bii dân cư sinh sống dưới đường dây, điện Đối với tài nguyên sinh vật + Không cho phép các nhà thầu xây xựng mở rộng diện tích chặt phá cây cối ngoài tuyến hành lang an toàn đã được xác định. + Dùng phương pháp thủ công để phát quang cây cỏ, không phát quang bằng máy móc vả sử dụng thuốc diệt cỏ để bảo vệ tối đa tài nguyên sinh học + Trong hành lang tuyến chỉ cho phép trồng cây có độ cao đảm bảo khoảng cách thẳng đứng từ dây dẫn thấp nhất đến điểm cao nhất của cây không nhỏ hơn 2m Đối với dân cư: Tuyến đường dây phù hợp với địa hình và không ảnh hưởng tới khu vực dân cư sinh sống dọc theo tuyến đường dây. Giảm thiểu ảnh hưởng của điện từ trường tại tuyến đường dây 22kV: Thiết kế khoảng cách từ dây dẫn thấp nhất đến mặt đất h>7m. Cường độ điện trường gây ra bởi đường dây trong hành lang đảm bảo điều kiện cho phép tồn tại nhà và không ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư qua lại trong vùng. Kết luận Tuyến điện thi công trong giai đoạn xây dựng không gây ra những tiêu cực đáng kể lên môi trường xung quanh. Có thể giảm thiểu một cách dễ dàng nếu chọn những biện pháp thi công thích hợp. Tổ chức thi công Các khối lượng xây lắp chủ yếu Lắp đặt các tủ điện trung thế 22kV tại trạm Duyên Hải 110/22kV Lắp đặt đoạn cáp ngầm 22kV lộ ra hai mạch (từ hai tủ hợp bộ lắp mới bố trí trong Nhà trung thế ra trụ xuất tuyến ĐN01) Dây dựng đường dây trên không 22kV Đoạn 1: Từ trụ đấu nối ĐN01 (ĐĐ) đến trụ cuối ĐC (ĐN02) Đoạn 2: Từ trụ ĐC đến các trạm biến áp thi công cho nhà máy Duyên Hải 1 Xây dựng các trạm biến áp 22/0.4kV Công tác chuẩn bị thi công Tổ chức công trường Kho bãi lán trại Điện nước thi công Vận chuyển Đường tạm thi công Thu dọn mặt bằng chuẩn bị thi công Biện pháp thi công Thi công móng Khu vực tuyến đường dây qua vùng đất yếu bị nhiễm mặn, hệ thống các trụ điện phần lớn đặt trên các bờ ao tôm nên phải đảm các yêu cầu: Không để vữa hay nước BT xâm nhập vào khu vực các ao tôm bằng các biện pháp nhất định Móng sau khi thi công cần được quét bitum để tránh quá trình thủy hủy BT theo thời gian làm ảnh hưởng đến đời sống của tôm. Móng trụ tại những khu vực đất san lấp (hay đất đê đắp) mà chưa ổn định,trước khi thi công cần đào lớp đất bề mặt đến lớp đất ổn định (hay đồng nhất) trước. Chiều sâu chôn móng thiết kế Hm=2m được tính từ bề mặt lớp đất ổn định (hay đồng nhất) này. Tại những vị trí thi công chật hẹp (hố đào thi công móng bị ngập nước),nằm dưới ao tôm cần đóng cừ ván vây để chống sạt đất và chống nước xâm nhập và hố móng trước khi thi công Việc đóng cừ tràm phải đạt được chiều dài theo yêu cầu thiết kế, trước khi thi công móng, phải đắp lớp đệm cát hạt thô dày 100mm trên đầu cừ tràm, làm sạch toàn bộ hố móng rồi mới thi công BTCT. Khu vực tuyến đường dây qua có địa hình khá phức tạp nên biện pháp thi công chủ yếu vẫn là thủ công: Việc vận chuyển các thiết bị thi công, cũng như vật liệu phần lớn bằng hệ thống đường sông,qua các kênh rạch. Các trụ điện được vận chuyển theo các tuyến kênh rạch chính (tận dụng điều kiện địa hình), đến các vị trí phức tạp không có khả năng sử dụng các phương tiện, trụ sẽ được kéo lê theo các bờ bằng cách sử dụng tời kéo thủ công. Thi công đúc móng được thực hiện tại chỗ. Móng sau khi đổ bêtông sau khi đủ cường độ, quét bitum và lấp cát đầm chặt, sau khi ổn định sẽ dựng cột và chèn vữa. Đối với các cột có dây néo, sử dụng tăng đơ để thi công đúng với thiết kế. Đối với phần cột thép vượt sông, cọc được thi công bằng phương pháp ép,sau đó đập đầu cọc và thi công đài cọc cùng với cồ cột. Móng cọc phải được định vị trí chính xác trước khi thi công để đảm bảo lắp ráp cột thép. Thi công cột Móng sau khi ổn định, sẽ dựng cột và chèn vữa với mác bê tông 250. Cột phải được định vị để không bị nghiêng hay lệch so với mặt phẳng thẳng đứng. Đối với các cột có chiều cao lớn, bố trí thép L75x75x8 để đảm bảo độ ổn định khi chịu lực. Phần cột thép vượt sông,biện pháp thi công chính vẫn là thủ công, lắp ráp các thanh thép đã được gia công sẵn sàng bằng bu lông hoặc đường hàn hoặc kết hợp cả hai. Khi thi công phải đảm bảo lực xiết bu lông, chiều cao đường hàn và cường độ đạt theo đúng yêu cầu thiết kế. Các phương pháp xây lắp Biện pháp thi công chung Trước khi thi công, đơn vị thi công phải lập phương án và khối lượng thực hiện trong ngày đồng thời thực hiện đầy đủ phiếu công tác, phiếu thao tác trình cho đơn vị quản lý vận hành, đơn vị giám sát và Điện lực hay đơn vị chủ quản. Phương án, khối lượng thực hiện và các phiếu này phải được sự chấp thuận của các đơn vị có thẩm quyền liên quan. Do đặc điểm công trình dọc theo các đường giao thông nên biện pháp thi công chủ yếu của công trình là kết hợp cơ giới với thủ công. Đơn vị thi công phải có biện pháp thi công riêng,nhưng phải đảm bảo các điều kiện sau đây: Giảm thiều thời gian cắt điện các tuyến và trạm hiện có. Đảm bảo an toàn lao động. Thi công móng Biện pháp thi công móng trụ thép: -Công tác đúc cọc: + Cọc bê tông được đúc tại chỗ gần khu vực công trường. + Cát vàng, đá xăm, xi măng được lấy theo nguồn của cấp phối bê tông, đúng quy cách kích thước, sạch. + Cốt thép đảm bảo chất lượng, đúng quy cách, đúng chủng loại, số lượng theo thiết kế, có chứng chỉ chất lượng của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. + Sử dụng cốp pha tôn, bề mặt phẳng,cứng cáp, vững chắc. Bôi trơn bề mặt cốp pha bằng lớp dầu chống dính trước khi lắp ghép để đổ bê tông. + Gia công và đặt buộc cốt thép, cốp pha: Cốt thép gia công theo đúng bản vẽ thiết kế,hàn nối đúng theo quy phạm; . Lắp đặt cốt thép đúng theo bản vẽ thiết kế,sau khi được giám sát kỹ thuật A,Tư vấn nghiệm thu sẽ chuyển sang giai đoạn đổ bê tông. -Đổ bê tông: Vật liệu (cát, đá, xi măng, nước) được đong lường đúng theo cấp phối bê tông thí nghiệm đã được Ban A, Tư vấn chấp nhận. Bê tông được trộn bằng máy, đầm bê tông bằng đầm dùi và đầm cạnh đảm bảo độ chắc của bê tông. Mẫu thử bê tông có kích thước hình lập phương cạnh 150mm, được lấy từ các mẻ trộn, số lượng mẫu thử theo quy phạm. Thí nghiệm kiểm tra cuòng độ mẫu thử do cơ quan chức năng thực hiện... Tưới nước bảo dưỡng bê tông liên tục trong 7 ngày theo đúng quy định, qui phạm. -Công tác đóng cọc: Cọc bằng bê tông cốt thép có tiết diện 400x400 với chiều cọc tùy từng đoạn được đóng thẳng đứng tại các vị trí theo bản vẽ thiết kế. Mỗi chân của móng đóng một cột thử Quá trình đóng cọc có chiều dài theo yêu cầu thiết kế cọc được nối từng đoạn bằng phương pháp hàn măng-xông. -Chọn máy đóng cọc Thi công lắp dựng cột Biện pháp thi công chủ yếu của công trình là thủ công kết hợp với cơ giới. Móng sau khi ổn định, sẽ dựng cột và chèn vữa với mác bê tông 250. Cột phải được định vị để không bị nghiêng hay lệch so với mặt phẳng thẳng đứng. Đối với các cột có chiều cao lớn, cần bố trí các thép L75x75x8 để đảm bảo độ ổn định khi chịu lực. Lắp cách điện, phụ kiện, rải căng dây Lắp xà, các chuỗi cách điện và rãi căng dây: Chuỗi cách điện các loại được lắp ở trên cao bằng thủ công, công tác căng dây lấy đô vóng trong từng khoảng néo tiến hành bằng thủ công. Biện pháp an toàn lao động Quản lý an toàn lao động trên công trường xây dựng Nhà thầu thi công phải lập các biện pháp an toàn cho người và công trình trên công trường xây dựng. Các biện pháp an toàn, nội quy về an toàn phải được thể hiện công khai trên công trường xây dựng để mọi người biết và chấp hành. Ở những nơi nguy hiểm trên công trường, phải bố trí người hướng dẫn, cảnh báo đề phòng tai nạn. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư và các bên liên quan phải thường xuyên kiểm tra giám sát công tác an toàn lao động trên công trường. Khi phát hiện có vi phạm về an toàn lao động thì phải đình chỉ thi công xây dựng. Người để xảy ra vi phạm về an toàn lao động thuộc phạm vi quản lý của mình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Nhà thầu xây dựng có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, phổ biến các quy định về an toàn lao động. Đối với một số công việc yêu cầu ngiêm ngặt về an toàn lao động thì người lao động phải có giấy chứng nhận đào tạo an toàn lao động. Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm cấp đầy đủ các trang bị bảo hộ lao động, an toàn lao động cho người lao động theo quy định khi sử dụng lao động trên công trường. Khi có sự cố về an toàn lao động, nhà thầu thi công xây dựng và các bên có liên quan có trách nhiệm tổ chức xử lý và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về an toàn lao động theo quy định của pháp luật đồng thời chịu trách nhiệm khắc phục và bồi thường những thiệt hại do nhà thầu không đàm bảo an toàn lao động gây ra. Quan lý môi trư lý n lao độ Nhà thầu thi công xây dựng phải thực hiện các biện pháp đảm bảo về môi trường cho người lao động trên công trường và bảo vệ môi trường xung quanh , bao gồm có biện pháp chống bụi, chống ồn, xử lý phế thải và thu dọn hiện trường. Đối với những công trình xây dựng trong khu vực đô thị thì còn phải thực hiện các biện pháp bao che, thu don phế thải đưa đến nơi quy định. Trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, phế thải phải có biện pháp che chắn đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Nhà thầu thi công xây dựng, chủ đầu tư phải có trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường xây dựng, đồng thời chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Trường hợp nhà thầu thi công xây dựng không tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường thì chủ đầu tư, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có quyền đình chỉ thi công xây dựng và yêu cầu nhà thầu thực hiện đúng biện pháp bảo vệ môi trường. Người để xảy ra các hành vi làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Trong quá trình thi công ph làm tổn hại đến môi trường trong quá trình thi công xây dựng công tr Đảm bảo quy trình kỹ thuật an toàn điện trong công tác quản lý, vận hành, sửa chữa, xây dựng dường dây và trạm điện của Tổng công ty Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số EVN/KTAT ngày 21/10/199 và các quy định an toàn khác cùa Nhà nước ban hành. Phải kiểm tra sức khỏe cho những công nhân làm việc ở trên cao, trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ lao động Khi thi công trên cao phải đảm bảo các biện pháp an toàn trèo cao như mang mũ bảo hộ, đeo dây an toàn… dụng cụ mang theo phải gọn gàng dễ thao tác. Không được làm việc trên cao khi trời sắp tối, trời có sương mù hoặc khi có gió từ cấp 5 trở lên. Khi tuyến đường dây trên không đi gần các khu vực dân cư thì phải chú ý biện pháp an toàn thi công cho người và tài sản ở phía bên dưới. Khi kéo dây phải đảm bảo đúng quy trình công nghệ thi công, các vị trí néo hãm phải thật chắc chắn để tránh xẩy ra tụt néo gây tai nạn. Các vị trí kéo dây vượt chướng ngại vật phải làm biển cấm, biển báo và ba-ri-e. Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị thi công trước khi vận hành. Kiểm tra kỹ các dây chằng, móc cáp trước khi cẩu lắp đặt các cột nặng. Đề án tổ chức thi công do nhà thầu thi công lập, phải đề đến biện pháp và tổ chức bảo đảm an toàn thi công trên công trường gồm: an toàn trong vân chuyển, lắp đặt, xây dựng, thử nghiệm, chuẩn bị đóng điện cho người và thiết bị. TỔNG KẾT Tuy thời gian thực tập chỉ có 3 tuần nhưng bằng sự cố gắng của bản thân và sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong Trung Tâm Nhiệt Điện thuộc công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 2 (PECC2), chúng em đã học hỏi được rất nhiều điều về công việc của một người công nhân, biết được những kỹ năng cơ bản cần thiết cho công việc của môt người công nhân, và hơn tất cả là những kinh nghiệm thực tế mà chúng em đã học được ở đây. Đó là những kiến thức rất bổ ích mà không một ghế nhà trường nào giảng dạy, là hành trang vững chắc cho công tác của một kỹ sư sau này . Đến với PECC2, ngoài tìm hiểu công việc của một người công nhân, chúng em còn được nghiên cứu những tài liệu bổ ích về quy hoạch tổng thể, dự án, sơ đồ liên kết... ngành công nghiệp điện năng Việt Nam.Việc đọc những tài liệu này giúp em đưa ra định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai và nhắc nhở bản thân phải tự hoàn thiện những kiến thức còn thiếu trong hai năm học còn lại để đáp ứng ngày tốt những yêu cầu công việc của một người kỹ sư khi mới ra trường và cụ thể là yêu cầu của một nhà tuyển dụng. Và một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong đợt thực tập lần này là được tìm hiểu về cơ chế, cách thức hoạt động, về tổ chức, nhân sự của một công ty... giúp chúng em có một cái nhìn khái quát về cách tổ chức, quản trị, vận hành... một tập thể đạt hiệu quả nhất. Từ những cái nhìn này, chúng em có thể rút ra những yêu cầu mình cần có để có thể trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai. Nhân đây, em xin một lần nữa gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Dũng đã giới thiệu chúng em đến PECC2 và cảm ơn các anh chị trong các phòng ban của PECC2, đặc biệt là Trung tâm Nhiệt Điện đã giúp chúng em hoàn thành tốt đợt thực tập lần này. Tuy đã cố gắng rất nhiều, song do thời gian khá ngắn nên báo cáo này không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy và các anh chị hướng dẫn thêm. Tp. HCM, ngày tháng 08 năm 2010 Sinh viên thực tập Đại diện công ty PECC2 (Ký tên) (Người hướng dẫn) (Nhận xét, ký tên) Nguyễn Bình Nguyên Huỳnh Nhật Bến Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxBáo cáo Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện.docx
Tài liệu liên quan