Bài thảo luận mạng máy tính

Tài liệu Bài thảo luận mạng máy tính: BÀI THẢO LUẬN MẠNG MÁY TÍNH Giao thức tầng ứng dụng (application layer) Trình bày DHCP Dịch vụ web FIREWALL FTP E-MAIL DOMAIN, DOMAIN NAME TRẦN QUỐC BẢO NGUYỄN HOÀNG QUỐC VIỆT VÕ THANH VƯƠNG QUANG PHƯỚC TRẦN ĐỨC DŨNG HOÀNG THIỆN NGƯỜI TRÌNH BÀY: NỘI DUNG TRÌNH BÀY: DHCP Trình bày: Trần Quốc Bảo MỞ ĐẦU Mỗi máy tính kết nối Internet chỉ có một địa chỉ IP duy nhất không được phép trùng lặp với bất cứ ai. Địa chỉ trên Internet thực sự là một tài nguyên, với hàng chục triệu máy chủ trên hàng trǎm nghìn mạng. Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Trung tâm thông tin mạng Internet - Network Information Center (NIC) . KHÁI NIỆM DHCP DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol là giao thức cung cấp phương pháp thiết lập các thông số cần thiết Cho hoạt động của mạng giúp giảm khối lượng công việc cho quản trị hệ thống. DHCP tập trung việc quản lý địa chỉ IP ở các máy tính trung tâm chạy chương trình DHCP. So sánh việc ...

ppt123 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1470 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài thảo luận mạng máy tính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN MẠNG MÁY TÍNH Giao thức tầng ứng dụng (application layer) Trình bày DHCP Dịch vụ web FIREWALL FTP E-MAIL DOMAIN, DOMAIN NAME TRẦN QUỐC BẢO NGUYỄN HOÀNG QUỐC VIỆT VÕ THANH VƯƠNG QUANG PHƯỚC TRẦN ĐỨC DŨNG HOÀNG THIỆN NGƯỜI TRÌNH BÀY: NỘI DUNG TRÌNH BÀY: DHCP Trình bày: Trần Quốc Bảo MỞ ĐẦU Mỗi máy tính kết nối Internet chỉ có một địa chỉ IP duy nhất không được phép trùng lặp với bất cứ ai. Địa chỉ trên Internet thực sự là một tài nguyên, với hàng chục triệu máy chủ trên hàng trǎm nghìn mạng. Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Trung tâm thông tin mạng Internet - Network Information Center (NIC) . KHÁI NIỆM DHCP DHCP là viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol là giao thức cung cấp phương pháp thiết lập các thông số cần thiết Cho hoạt động của mạng giúp giảm khối lượng công việc cho quản trị hệ thống. DHCP tập trung việc quản lý địa chỉ IP ở các máy tính trung tâm chạy chương trình DHCP. So sánh việc cấu hình TCP/IP "thủ công"(manual) và bằng DHCP (tự động): Thông thường trong một mô hình mạng, người quản trị có thể cấu hình IP cho các máy client theo 2 cách là cấu hình thủ công (static) và sử dụng dịch vụ DHCP để cấp phát IP động (dynamic). Static : người quản trị phải khai báo địa chỉ IP dạng tĩnh này trên từng máy client theo cách thủ công. Chỉ nên dùng cách này để cấp phát địa chỉ IP cho các client khi : - Một máy chủ hoặc một máy trạm (client) đang chạy một ứng dụng đòi hỏi phải có IP tĩnh. - Trong mạng không có DHCP Server. - Quy mô mạng nhỏ (dưới 20 máy). Dynamic : một địa chỉ IP động là một địa chỉ sẽ thay đổi trong khoản thời gian xác định. Người quản trị dùng dịch vụ DHCP để cấp phát địa chỉ IP động này cho các máy trạm trong mạng. Phù hợp với việc cấp phát địa chỉ cho một mạng lớn, và việc cấp phát IP động dạng này được quản lý tập trung thông qua DHCP Server. Việc cấp phát IP động dạng này có ưu điểm hơn so với cơ chế khai báo tĩnh các thông số mạng như : - Khắc phục được tình trạng đụng địa chỉ IP và giảm chi phí quản trị cho hệ thống mạng. - Giúp cho các nhà cung cấp dịch vụ (ISP) tiết kiệm được số lượng địa chỉ IP thật (public IP). - Phù hợp với các máy tính thường xuyên di chuyển qua lại giữa các mạng. - Kết hợp với hệ thống mạng không dây (Wireless) cung cấp các điểm Hostpot như: nhà ga, sân bay, trường học,… Broadcast Tín hiệu BroadCast:dùng để quảng bá (broadcasting) đến tất cả các thiết bị trên 1 mạng. Địa chỉ broadcast là một địa chỉ mà khi thông tin gửi tới địa chỉ đó sẽ được gửi đến toàn bộ các máy trong mạng CẤP THÔNG TIN IP CHO DHCP CLIENT DHCP qua 4 bước để cấp thông tin của IP address cho DHCP client 1.IP lease request 2. IP lease offer 4. IP lease acknowledgement 3. IP lease selection IP Lease Request IP Lease Offer IP Lease Selection IP Lease Acknowledgement Sau khi nhận được gói tin DHCPREQUEST của client thì máy DHCP Server sẽ trả về một gói tinlà DHCPBACK để kết thúc quá trình xin địa chỉ IP. Đây cũng là một gói tin Broadcast nó cónhiệm vụ: là nó sẽ cấp địa chỉ IP và các tham số cho máy client, 2 là nó cũng muốn nói cho các máy DHCP server trong mạng biết là máy client này đã có chủ và giúp ngăn chặn việc phát broadcast trong mạng. Gói tin này nó bao gồm những thông tin: Sourse IP là IP của DHCP Server; Destination address :255.255.255.255 và các tham số cấp cho client. Mô hình giản lượt Chú ý Mở cửa sổ Command và đánh lệnh ipconfig/renew để tiến hành xin IP. Ta có thể dung lệnh Ipconfig/release để xóa địa chỉ IP hiện tại đang sử dụng. Sau khi xin thành công ta có thể dùng lệnh Ipconfig/all để xem lại địa chỉ IP vừa xin được NGUỒN THÔNG TIN: Giáo trình mạng máy tính – Võ Thanh Tú DỊCH VỤ WEB Người trình bày: Nguyễn Hoàng Quốc Việt Nội Dung Giới thiệu dịch vụ Web Nguyên tắc hoặt động dịch vụ Web Cấu hình dịch vụ Web Server thông qua IIS 6.0 Giới thiệu giao thức HTTP Web server và nguyên tắc hoặt động Web client Web tĩnh Web động Giới thiệu IIS 6.0 Cài đặt IIS 6.0 Cấu hình IIS 6.0 Giới thiệu dịch vụ WEB Giới thiệu giao thức HTTP Http (HyperText Transfer Protocol): Giao thức truyền tải siêu văn bản là giao thức cho phép Web client và web server giao tiếp được với nhau. Port mặc định trong giao thức HTTP là 80 Http chủ yếu thực thi hai phương thức GET và POST Web server và nguyên tắc hoạt động Web Client Là chương trình duyệt Web ở phía người dùng như Internet Exploer, Mozila Firefox, netcape Có thể thực thi các script phía máy khách như Java script, VB Script Lưu trữ cache cho các Object, Image cho Webpage Tích hợp các tính năng security Kết nối đến Webserver thông qua giao thức Http và cổng 80 Web Tĩnh và Web Động Web tĩnh Trang web tĩnh thường được xây dựng bằng các ngôn ngữ HTML, DHTML,… Trang web tĩnh thường được dùng để thiết kế các trang web có nội dung ít cần thay đổi và cập nhật. Website tĩnh là website chỉ bao gồm các trang web (Webpage) tĩnh và không có cơ sở dữ liệu đi kèm. Website tĩnh thích hợp với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp vừa và nhỏ mới làm quen với môi trường Internet. Web tĩnh và Web động Web động Web động là thuật ngữ được dùng để chỉ những website có cơ sở dữ liệu và được hổ trợ bởi các phần mềm phát triển web. Với web động, thông tin hiển thị được gọi ra từ một cơ sở dữ liệu khi người dùng truy vấn tới một trang web. Trang web được gửi tới trình duyệt gồm những câu chữ, hình ảnh, âm thanh hay những dữ liệu số hoặc ở dạng bảng hoặc ở nhiều hình thức khác nữa. IIS 6.0 IIS 6 được xây dựng trên Windows 2003, cung cấp các tính năng để xây dựng một Web server, cung cấp một số đặc điểm mới tăng tính năng tin cậy, tính năng quản lý, tính năng bảo mật, tính năng mở rộng và tương thích với hệ thống mới IIS 6.0 Cung cấp các tính năng bảo mật: Anonymous authentication Basic authentication Digest authentication Intergrated Windows authentication IIS 6.0 Setup IIS 6.0 trên Win 2003 Vào Control Panel-> Add or remove Programes->Add/remove Windows component-> Application Server-.Internet information Services(IIS) IIS 6.0 Các bước để đưa một website lên web server: Bước 1: Ta dùng chương trình Notepad để tạo ra một Website đơn giản để hosting lên web server. Mở chương trình Notepad để tạo ra một file có nội dung tuỳ ý và save lại với tên file là: dientuvienthong.html Bước 2: vào chương trình IIS (sau khi chương trình được cài đặt sẽ nằm trong Administrative tools) Bước 3:click chuột phải vào Default Web site->New website. IIS 6.0 IIS 6.0 Màn hình Wellcome-> nhấn Next để tiếp tục: IIS 6.0 Nhập vào tên mô tả của Website> nhấn Next để tiếp tục: IIS 6.0 Nếu web server có nhiều địa chỉ IP ta có thể chỉ ra IP nào dùng để gán cho trang web tạo ra tại : Enter the IP address to use for this website Gán Port cho Web site tại TCP port for this… Nếu trang web tạo ra chạy theo tên miền, ta nhập vào tên miền tại: Host header for this Website-> nhấn Next để tiếp tục: IIS 6.0 IIS 6.0 Chỉ đường dẫn tới thư mục chứa trang Web đã tạo. Nhấn Next để tiếp tục: IIS 6.0 Gán các quyền cho trang web IIS 6.0 Nhấn finish để kết thúc IIS 6.0 Bước 4: Thiết lập cấu hình cần thiết. Click phải vào trang web vừa chọn, chọn Properties IIS 6.0 Bước 4: Thiết lập cấu hình cần thiết Chọn TAB Doccuments-Add vào tên Homepage của website (dientuvienthong.html). Move Up lên vị trí đầu tiên. nhấn OK để kết thúc. IIS 6.0 Bước 5: Kiểm tra sự hoặt động của Website: Click phải chuột vào website -> Browse IIS 6.0 Màn hình hiển thị: Để kiểm tra sự tồn tại của websize vừa tạo. Ta dùng một máy client (có kết nối với máy server). Dùng trình duyệt web bất kỳ (ở đây dùng IE). Gỏ vào khung address: dientuvienthong.com.vn Nếu thao tác thành công ta nhận được giao diện sau: The End Tài liệu tham khảo: Mạng máy tính – Võ Thanh Tú Các tài liệu từ google.com.vn Tài liệu ACNA Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Quốc Việt Điện tử Viễn thông K32 Thankyou!!! FIRE WALL Trình bày: Võ Thanh NỘI DUNG CHÍNH GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FIREWALL. CẤU TRÚC CỦA MỘT FIREWALL. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG FIREWALL. PHÂN LOẠI FIREWALL. TẠI SAO PHẢI SỬ DỤNG FIREWALL? FIREWALL NGÀY NAY. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ FIREWALL FIREWALL LÀ GÌ? GIỚI THIỆU CÁC THẾ HỆ FIREWALL. SO SÁNH GIỮA TỐC ĐỘ VÀ HIỆU QUẢ BẢO MẬT. NHIỆM VỤ CHÍNH CỦA FIREWALL CẤU TRÚC CỦA MỘT FIREWALL BỘ LỌC PACKET( packet filtering router). CỔNG ỨNG DỤNG( application level gateway hay proxy server). CỔNG MẠCH ( circuit level gateway ) NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG FIREWALL NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG: BỘ LỌC PACKET( packet filtering router). CỔNG ỨNG DỤNG( application level gateway hay proxy server). CỔNG MẠCH ( circuit level gateway ). CÁCH THỨC NGĂN CHẶN CỦA FW. NÉ VÀ VƯỢT FIREWALL. PHÂN LOẠI FIREWALL Có ba loại tường lửa cơ bản Phân loại theo phạm vi của các truyền thông được lọc Khi phân loại theo các tầng giao thức nơi giao thông dữ liệu có thể bị chặn Nếu phân loại theo tiêu chí rằng tường lửa theo dõi trạng thái của các kết nối mạng hay chỉ quan tâm đến từng gói tin một cách riêng rẽ, có hai loại tường lửa. Nếu phân loại theo thiết bị mà fire được lưu trữ. MỘT SỐ MÔ HÌNH FIREWALL TẠI SAO PHẢI DÙNG FIREWALL FW CHỐNG LẠI NHỮNG GÌ? FW BẢO VỆ NHỮNG GÌ? MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA FW. FIREWALL NGÀY NAY TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FW. MỘT SỐ PHẦN MỀM FIREWALL HỮU ÍCH HIỆN NAY. Tài liệu tham khảo www.google.com Vnxpress Giáo trình Mạng máy tính – Võ Thanh Tú FTP (File Transfer Protocol) Trình bày: Vương Quang Phước Nội dung Giới thiệu giao thức FTP Ưu điểm - Hạn chế của FTP Các yếu tố tạo thành FTP Danh sách lệnh của FTP Thao tác truyền tin và ví dụ Nguồn tài liệu tham khảo Giới thiệu giao thức FTP FTP (viết tắt của tiếng Anh File Transfer Protocol, "Giao thức truyền tập tin") thường được dùng để trao đổi tập tin qua mạng lưới truyền thông dùng giao thức TCP/IP (chẳng hạn như Internet - mạng ngoại bộ - hoặc intranet - mạng nội bộ). Là một giao thức sử dụng hai cổng 20 để truyền dữ liệu và cổng 21 để truyền lệnh Một khi hai máy đã liên kết với nhau, máy khách có thể xử lý một số thao tác về tập tin, như tải tập tin lên máy chủ, tải tập tin từ máy chủ xuống máy của mình, đổi tên của tập tin, hoặc xóa tập tin ở máy chủ v.v. Hoạt động của FTP cần có hai máy tính client-server + FTP Client chạy phần mềm FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, gọi là trình khách, thì khởi đầu một liên kết với máy chủ. + FTP Server, dùng chạy phần mềm cung cấp dịch vụ FTP, gọi là trình chủ, lắng nghe yêu cầu về dịch vụ của các máy tính khác trên mạng lưới. Ưu điểm - Hạn chế của FTP Ưu điểm của giao thức FTP: Che đậy sự khác biệt về hệ thống lưu trữ file giữa các Server Truyền tải dữ liệu một cách đáng tin cậy và có hiệu quả cao. Cho phép dùng chung tập tin Cho phép sử dụng gián tiếp máy tính ở xa Hạn chế của giao thức FTP Mật khẩu và nội dung của tập tin được truyền ở dạng văn bản thường (clear text)  chúng có thể bị chặn và nội dung có thể bị lộ ra Cần phải có nhiều kết nối TCP/IP: một dòng dành riêng cho việc điều khiển kết nối, một dòng riêng cho việc truyền tập tin lên, truyền tập tin xuống ……. Ở chế độ Active, việc thanh lọc giao thông ở trình khách gặp khó khăn do phải tùy ứng mở 1 cổng mới để tiếp nhận đòi hỏi kết nối khi nó xảy ra Tính năng Ủy quyền bị lạm dụng để điều khiển server chuyển dữ liệu sang cổng tùy chọn ở một máy tính thứ 3 FTP là một giao thức có tính trì trệ rất cao (high latency). Phần nhận không có phương pháp để kiểm chứng tính toàn vẹn của dữ liệu được truyền sang. Các yếu tố tạo thành FTP Khuôn dạng dữ liệu Kiểu dữ liệu Cấu trúc file FTP Trong đó: Khuôn dạng của dữ liệu được truyền: để thực hiện việc truyền và nhận dữ liệu có hiệu quả giữa bên nhận và bên gởi thì 2 bên phải có sự thỏa thuận chung về dạng dữ liệu mà chúng sẽ được truyền, nhận. Dữ liệu có thể tồn tại ở dạng văn bản hoặc dạng nhị phân và có 1 vài cấu trúc của dữ liệu được xây dựng ở dạng nhị phân bảng ghi hoặc ở dạng khối. Kiểu dữ liệu: một file có có thể chứa văn bản dạng ASCII, ECIC text hoặc dữ liệu hình ảnh ở dạng nhị phân. Cấu trúc File: Hầu hết những cấu trúc chung gắn đến File được gọi là cấu trúc File. Danh sách lệnh của FTP Dưới đây là tập hợp danh sách lệnh của FTP open : bắt đầu kết nối tới một ftp site nào đó. user : nhập tên người dùng được phép truy cập trên ftp site dir : liệt kê các tập tin và thư mục trên một thư mục từ xa (remote directory) ( lệnh tương đương : LS ) mkdir : tạo một thư mục trên máy từ xa (remote machine) cd : chuyển thư mục hiện hành đến một thư mục nào đó get : nhận file từ máy từ xa ( dùng mget để nhận cùng một lúc nhiều file) (lệng tương đương : RECV ) put : gửi một file lên máy từ xa. (dùng mput để gửi cùng một lúc nhiều file) (lệnh tương đương : SEND) delete : xóa file trên máy từ xa.(dùng mdelete để xóa nhiều file) rmdir : xóa thư mục trên máy từ xa rename : đổi tên file trên máy từ xa. help (hoặc ?): dùng để xem danh sách các lệnh close : chấm dứt phiên làm việc với máy từ xa ( lệnh tương đương disconnect) quit (hoặc bye) : thoát khỏi dấu nhắc ftp> về dấu nhắc hệ thống. Các lệnh thường dùng trong FTP Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số lệnh khác sau đây: ! : Đưa ra lệnh phần mềm tại máy chủ điều khiển từ xa ? : Hiển thị danh sách lệnh Bell : Reo chuông sau mỗi lần file truyền đi ascii : truyền sang chế độ truyền file theo dạng văn bản binary : chuyển sang chế độ truyền file theo dạng nhị phân cdup: chuyển lên thư mục cấp trên một cấp del : xóa 1 file trên máy chủ ( hệ thống ở xa ) disconnect: Ngắt kết nối hash: Cho phép/Hủy bỏ hiển thị dấu # cho mỗi khối dữ liệu đc truyền đi help: cho lệnh hướng dẫn về lệnh command lcd : đặt lại thư mục làm việc trên client là local-directory ls : liệt kê nội dung của thư mục hoặc danh sách các file trên máy chủ; tham số -la sẽ liệt kê tất cả có kèm theo mô tả về quyền mdelete : xóa nhiều file trên máy chủ mget download : các files trên máy chủ về mput upload : các files lên máy chủ open host: kết nối đến máy chủ FTP có hostname là host và đang chạy dịch vụ FTP ở cổng port pwd: cho biết thư mục đang làm việc hiện thời recv: nhận remote-file trên máy chủ và lưu trên máy tính với tên local-file nếu được rmdir directory-name: xóa thư mục có tên directory-name send local-file: gởi local-file từ máy tính lên máy chủ với tên mới là remote-file nếu được status: Hiển thị tình trạng của FTP syst: cho biết hệ điều hành của máy chủ user user-name login vào với tên là user-name, mật khẩu là password, tài khoản là account. Cài đặt và cấu hình FTP Cài đặt Dịch vụ FTP: Vào Control panel-> add/remove Programe-> add/remove Windows components-> Application Server->Internet Information Service->File Tranfer Protocol FTP Service Cài đặt và cấu hình FTP Sau khi cài đặt FTP sẽ được kích hoặc trong chương trình IIS Cài đặt và cấu hình FTP Cài đặt và cấu hình FTP Tạo một FTP Site Click phải vào Default FTP site-> New FTP Site Cài đặt và cấu hình FTP Đặt tên hiên cho FTP Site Cài đặt và cấu hình FTP Gán địa chỉ và Port cho FTP Site Cài đặt và cấu hình FTP Chọn các loại FTP Site Cài đặt và cấu hình FTP Chọn nơi lưu trữ File cho FTP Site Cài đặt và cấu hình FTP Cấp quyền truy cập đến FTP Site cho các client Cài đặt và cấu hình FTP Hoàn thanh việc cài đặt Thao tác truyền tin Ví dụ & Các thao tác trên máy chủ ở xa Liệt kê các File trong thư mục cục bộ hoặc ở xa Đổi tên và xóa tập tin (Nếu người dùng có quyền) Truyền File từ máy chủ ở xa về máy cục bộ (Download: nạp về) Truyền File từ máy cục bộ đến máy ở xa (Upload: truyền lên) Quá trình truyền file Quá trình truyền file có thể thực hiện qua 4 bước sau: Bước 1: Gõ lệnh FTP và cung cấp tên máy chủ: Cú pháp : FTP Vd: C:\>ftp ftp.gimp.org Bước 2: Xảy ra 2 trường hợp là: + Máy chủ đăng nhập không được:  Xuất hiện thông báo (Thường là unknown host ftp/time out) Các nguyên nhân gây ra có thể là : Địa chỉ máy chủ không chính xác Máy chủ không hiện hành trên mạng Có sự cố đối với dịch vụ DNS + Máy chủ đăng nhập được  Xuất hiện thông báo đã thực hiện. Bước 3: Cung cấp user và password Thực hiện cung cấp user và password, nếu user là: ANNYMOUS thì password có thể để trống hoặc điền vào 1 xâu kí tự bất kì (account này chỉ có vai trò như là “GUEST”) Bước 4: Thực hiện công việc truyền Sử dụng các lệnh liệt kê bên trên để thực hiện quá trình truyền, nhận dữ liệu, hay thực hiện các thao tác khác. Nếu chưa nắm rõ các cú pháp lệnh của FTP ta có thể dùng lệnh “?” hoặc “help”để có bảng liệt kê danh sách lệnh. Quá trình truyền file Ví dụ C:/>ftp ftp.gimp.org :truy cập vào máy chủ ftp.gimp.org  connected to ftp.gimp.org User: anonymous (người dùng ẩn danh) Pass: Bỏ trống ftp>dir: liệt kê các tập tin có trong server có 2 thư mục là etc và pub ftp>cd etc: Chuyển đến thư mục etc ftp>pwd: hiển thị thư mục hiện hành(etc) ftp>dir: liệt kê các tập tin có trong etc có 3 tập tin mirrors, motd & toomany ftp>get toomany vqphuoc: tải tập tin toomany xuống và lưu dưới tên vqphuoc ftp>bye: kết thúc kết nối và thoát khỏi FTPe Ví dụ Tài liệu + hình ảnh tham khảo: www.wikipedia.org www.google.com www.cisco.com Tài liệu ACNA-chương trình đào tạo của apptech Huế Giáo trình Mạng máy tính – Võ Thanh Tú EMAIL – ELECTRONIC MAIL (THƯ ĐIỆN TỬ) Trình bày: Trần Đức Dũng Giới thiệu Được phát minh vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước. Là phương pháp dùng để phát thảo, gửi, lưu trữ, và nhận các lời nhắn qua các hệ thống truyền thông điện tử. Dịch vụ Email cho phép các người sử dụng gởi và nhận thư thông qua mạng máy tính. Là dịch vụ liên lạc nhanh nhất hiện nay. Mỗi người sử dụng Email được cung cấp một hộp thư riêng tại mail server trên mạng intranet hay của ISP (Internet Service Provider) trên Internet. Các thành phần cấu trúc của một địa chỉ thư điện tử Cấu trúc chung của một địa chỉ Email: tênđăngký@tênmiền Vídu: dung.td.1227@gmail.com Tên đăng ký là: dung.td.1227 Ký tự @ : phải có đối với mọi địa chỉ Email Tên miền: là địa chỉ website của cơ quan tổ chức mà người đó đăng ký (gmail.com). Mail Client & Mail Server Mail client Loại phần mềm thư điện tử được cài đặt trên từng máy tính của người dùng. Ví dụ: Micorsoft Outlook, Microsoft Outlook Express, Netscape Comunicator, hay Eudora. Mail Server Nơi cung ứng phần mềm cũng như phương tiện, dịch vụ chuyển thư điện tử Máy tính làm việc cung ứng các dịch vụ thư điện tử là MTA (mail transfer agent) hay là đại lý chuyển thư. Các giao thức trong hệ thống mail POP (Post Office Protocol): Là một giao thức Internet được dùng để nhận email từ server về ứng dụng khách. POP thuộc lớp ứng dụng(Application) trong mô hình 7 lớp OSI và mô hình 4 lớp TCP/IP. Port sử dụng cho POP là 110. SMTP(Simple Mail Transfer Protocol) Là giao thức chuyển thư đơn giản. Port sử dụng cho SMTP là 25. IMAP (Internet Message Access Protocol) Là giao thức truy cập thông điệp mạng. IMAP thường dùng cổng 143. Cơ chế làm việc của Email Đối với Mail nội bộ:     from: A to: D B C D A Máy phục vụ thư Mail Server Máy người dùng Mail Client Cơ chế làm việc của Email Mail trên Internet      VDC, VIETNAM TOYOTA,JAPAN ITI-VNU from: ha@vnu.edu.vn to: asimo@toyo.com.jp user name : asimo password : it2kjp SMTP SMTP POP3 from: dung.td.1227@gmail.com to: asimo@toyo.com.jp  tự động chuyển thư Giới thiệu một số phần mềm mail server Mdeamon Mdeamon là phần mềm quản lý thư điện tử chạy trên nền hệ điều hành Windows. Cung cấp nhiều công cụ hữu ích cho việc quản trị hệ thống cũng như bảo đảm an toàn cho hệ thống thư điện tử hmailserver hMailServer là một email server dành cho hệ điều hành Microsoft. Tự quản lý tất cả email của mình mà không dựa vào nhà cung cấp dịch vụ mạng. Support cả POP3, IMAP, SMTP. Cài đặt mail server với Mdeamon 9 Bước 1: vào thư mục cài đặt, chạy Setup.exe Nhấn Next để tiếp tục. Bước 2: yêu cầu xác nhận bản quyền phần mềm Nhấn vào I Ảgree> để tiếp tục Cài đặt mail server với Mdeamon 9 Bước 3: chọn vị trí cài đặt phần mềm Nhấn vào Next để tiếp tục Bước 4: Nhập vào CD Key và Register key Nhấn vào Next để tiếp tục. Không nhập thông tin sẽ được dùng phần mềm thử trong 30 ngày Cài đặt mail server với Mdeamon 9 Bước 5: Nhấn vào Next để cài đặt phần mềm Mdeamon vào hệ thống. Bước 6: Nhập vào Domain cho hệ thống mail tạo ra. Nhấn vào Next tiếp tục. Cài đặt mail server với Mdeamon 9 Bước 7: Nhập vào account cần tạo, đây là account đầu tiên của hệ thống mail và có quyền cao nhất trong hệ thống. Nhấn vào Next tiếp tục. Bước 8: cung cấp thông tin về DNS server trong hệ thống giúp phân giải tên miền cho mail server. Nhấn vào Next tiếp tục. Cài đặt mail server với Mdeamon 9 Bước 9: Chọn chế độ hiển thị cho giao diện cấu hình Mail Server. Nên chọn chế độ Advanced mode để có được đầy đủ chức năng cấu hình cho hệ thống mail. Nhấn vào Next tiếp tục. Bước 10: đăng ký Mdeamon vào hệ thống dich vụ của Windows. Nhấn vào Next tiếp tục. Cài đặt mail server với Mdeamon 9 Bước 11: Nhấn Finish để hoàn thành việc cài đặt và cấu hình Mdeamon. Backup Mdeamon 9 Bước 1: Backup account Nhấn OK để tiếp tục Backup Mdeamon 9 Bước 2: Backup Mail box Vào đường dẫn C:\Mdeamon\Users\ Copy toàn bộ Domain mail cần sao lưu Restore Mdeamon 9 Vào đường dẫn như hình vẽ Browse đến nơi lưu File có đuôi định dạng *.csv đã backup trước đó. Restore Mdeamon 9 Nhấn Yes để tiếp tục Chọn Domain cần Restore Nhấn OK để Hoàn thành quá trình Restore Sau khi Restore Account, Copy thư mục lưu trữ MailBox vào đúng vị trí khi backup. Quá trình Backup hoàn thành Cài đặt hMailserver Chạy file hmailserver4.x-B285.exe đã tải về trước đó để thiết lập. Sau đó là lời chào hệ thống, nhấp Next. Chọn thư mục đích và nhấp Next Chọn những thành phần muốn cài đặt và nhấp Next Cài đặt hMailserver Chọn loại cơ sở dữ liệu và kích chọn Next Chọn nơi đặt biểu tượng hMailServer và kích chọn Next. Kích chọn Install để bắt đầu việc copy các file. Sau khi được cài đặt, cần cung cấp một mật khẩu cho chương trình cài đặt hMailServer chính. Mật khẩu tùy chọn và phải dài hơn 5 kí tự Cài đặt hMailserver Sau khi hoàn thành xong việc cài đặt, bắt đầu chạy hMailServer Administrator. Hộp thoại Connect xuất hiện, chọn localhost và click Connect Trong hộp thoại mật khẩu, nhập lại mật khẩu vào và kích chọn OK Như vậy là đã hoàn tất việc cài đặt hMailServer I/ DOMAIN NAME : Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu , do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên . Khác với cách tổ chức theo các cấp : nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ , cách đánh địa chỉ đặc biệt , rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông. Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet ( mỗi Octet có 8 bit , tương đương 1 byte ) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số. Ví dụ một địa chỉ Internet : 146.123.110.224 (Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2128 địa chỉ ). Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền. Ví dụ: Ví dụ, một URL ‘’ có Domain Name là yahoo.com và địa chỉ E-mail là ‘xxx@yahoo.com’,và địa chỉ IP của nó là: 98.137.149.56 ( Vậy làm thế nào để biết được địa chỉ IP của 1 wepsite? Khi đang kết nối mạng, bạn có thể tìm nhanh địa chỉ IP của 1 tên miền (hay địa chỉ của 1 Website) bất kỳ bằng cách mở Start > Run, gõ lịnh cmd > bấm OK. Trong cửa sổ DOS, tại dấu nhắc lịnh, bạn gõ dòng lệnh “ping [tên miền]” rồi bấm Enter ) . Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên Miền là truy nhập được. Vậy tên Miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí (định vị) của một máy tính trên mạng Internet nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet. Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 domain name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn II/ DNS ( Domain Name System): Các tên kiểu ‘yahoo.com’ rất dễ nhớ đối với người sử dụng nhưng đối với máy tính chúng tại không làm được điều này. Các máy tính đều sử dụng một cái tên được gọi là địa chỉ IP (IP address) để nhận biết nhau. Chẳng hạn như một máy tính được người sử dụng ‘đặt tên’ là ‘www.yahoo.com’ thì địa chỉ IP lại là 98.137.149.56 hay máy tính được người dùng đặt tên là ‘www.facebook.com’ thì địa chỉ IP là 66.220.147.11 Khi người sử dụng dùng Domain Name, DNS trên Internet sẽ dịch các tên dưới dạng người sử dụng nhớ được sang địa chỉ IP. Trong suốt quá trình duyệt Web hay gửi nhận E-mail, người sử dụng có thể truy nhập DNS hàng trăm lần. Khi DNS dịch các Domain Name sang địa chỉ IP, tưởng rằng mọi thứ rất đơn giản. Để hiểu được vấn đề ta hãy tìm hiểu 5 điểm chính sau đây:     * Ngày nay có hàng tỉ địa chỉ IP được sử dụng trên mạng và hầu hết các máy tính đều có Domain Name.     * Mỗi ngày có hàng tỉ yêu cầu gửi tới DNS. Trong một ngày, mỗi người sử dụng có thể gửi yêu cầu (Request) tới DNS hàng trăm lần. Có hàng trăm triệu người sử dụng Internet hàng ngày.     * Domain Name và địa chỉ IP thay đổi hàng ngày.     * Nhiều Domain Name được tạo ra mỗi ngày.     * Hàng triệu người thay đổi hay thêm Domain Name và địa chỉ IP mỗi ngày. Hệ thống DNS là một cơ sở dữ liệu được truy xuất nhiều nhất trên thế giới và là cơ sở dữ liệu không thể thay thế. Hệ thống tên miền bao gồm một loạt các cơ sở dữ liệu chứa địa chỉ IP và các tên miền tương ứng cuả nó. Mỗi tên miền tương ứng với một địa chỉ bằng số cụ thể. Hệ thống tên miền trên mạng Internet có nhiệm vụ chuyển đổi tên miền sang địa chỉ IP và ngược lại từ địa chỉ IP sang tên miền. Trong những ngày đầu tiên của mạng Internet, tất cả các tên máy và địa chỉ IP tương ứng của chúng được lưu giữ trong file hosts.txt, file này được trung tâm thông tin mạng NIC ( Network information Center ) ở Mỹ lưu giữ. Tuy nhiên khi hệ thống Internet phát triển, việc lưu giữ thông tin trong một file không thể đáp ứng nhu cầu phân phối và cập nhật. Do đó, hệ thống tên miền DNS đã phát triển dưới dạng các cơ sở dữ liệu phân bố, mỗi cơ sở dữ liệu này sẽ quản lý một phần trong hệ thống tên miền Hệ thống tên miền được sắp xếp theo cấu trúc phân cấp. Mức trên cùng được gọi là root và ký hiệu là “.”, Tổ chức quản lý hệ thống tên miền trên thế giới là The Internet Coroperation for Assigned Names and Numbers (ICANN). Tổ chức này quản lý mức cao nhất của hệ thống tên miền (mức root) do đó nó có quyền cấp phát các tên miền dưới mức cao nhất này. Tên miền ở dưới mức root được gọi là Top – Level- Domain, tên miền ở mức này được chia thành các tên miền sau: · Com : tên miền này được dùng cho mục đích thương mại · Edu : tên miền này được dùng cho mục đích giáo dục. · Gov : tên miền này được dùng cho các tổ chức chính phủ. · Mil : tên miền này dùng cho các tổ chức quân sự. · Org : tên miền này dùng cho các tổ chức khác. · Net : tên miền này dùng cho các tổ chức liên quan tới mạng máy tính. · Int : tên miền này dùng cho các tổ chức quốc tế · Mã của các nước trên thế gới tham gia vào mạng internet, các mã quốc gia này được qui định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO-3166 ( ví dụ vn của Viêt Nam, sg của Singapo, uk của Anh v..v). Đối với các quốc gia, tên miền mức hai trở xuống do quốc gia đó quản lý. (Tại Việt Nam, Trung tâm thông tin mạng Internet Việt Nam (VNNIC) có chức năng quản lý tên miền dưới cấp .vn.Ở dưới tên miền .vn có 7 tên miền cấp 2 được phân thành theo từng lĩnh vực kinh tế xã hội ( com.vn, net.vn, gov.vn, edu.vn, org.vn, ac.vn, int.vn) và 4 tên miền của các ISP (vnn.vn, fpt.vn, saigonnet.vn, netnam.vn). Máy chủ tên miền (name server) là máy chủ chứa cơ sở dữ liệu dùng cho việc chuyển đổi giữa tên miền và địa chỉ IP. Như cách phân cấp của hệ thống tên miền, tương ứng với mỗi cấp và mỗi loại tên miền có máy chủ tên miền phục vụ tên miền ở cấp đó và loại tên miền đó. Máy chủ tên miền ở mức root sẽ chứa cơ sở dữ liệu quản lý tên miền ở mức top-level-domain. Ở mức quốc gia sẽ có máy chủ tên miền quản lý domain ở mức quốc gia. Một số sever name của các mạng ở Việt Nam: FPT DNS: 210.245.14.4 210.245.0.14 210.245.0.131 210.245.0.10 VNPT (VDC) DNS: 203.162.4.191 203.162.0.11 203.162.0.181 203.162.0.11 Viettel DNS: 203.113.131.1 203.113.131.2 203.113.181.1 NetNam DNS: 203.162.7.89 203.162.6.71 Trước hết chương trình trên máy người sử dụng gửi yêu cầu tìm kiếm địa chỉ IP ứng với tên miền www.yahoo.com tới máy chủ quản lý tên miền (name server) cục bộ thuộc mạng của nó. 1. Máy chủ tên miền cục bộ này kiểm tra trong cơ sở dữ liệu của nó có chứa cơ sở dữ liệu chuyển đổi từ tên miền sang địa chỉ IP của tên miền mà người sử dụng yêu cầu không. 2. Trong trường hợp máy chủ tên miền cục bộ không có cơ sở dữ liệu về tên miền nói trên nó sẽ hỏi lên các máy chủ tên miền ở mức cao nhất ( máy chủ tên miền làm việc ở mức root). Máy chủ tên miền ở mức root này sẽ chỉ cho máy chủ tên miền cục bộ địa chỉ của máy chủ tên miền quản lý các tên miền có đuôi .vn. 3. Máy chủ tên miền cục bộ gửi yêu cầu đến máy chủ quản lý tên miền có đuôi (.vn) tìm tên miền www.yahoo.com Máy chủ tên miền quản lý các tên miền.vn sẽ gửi lại địa chỉ của máy chủ quản lý tên miền yahoo.com 4. Máy chủ tên miền cục bộ sẽ hỏi máy chủ quản lý tên miền fpt.vn này địa chỉ IP của tên miền www.yahoo.com . Do máy chủ quản lý tên miền fpt.vn có cơ sở dữ liệu về tên miền www.yahoo.com nên địa chỉ IP của tên miền này sẽ được gửi trả lại cho máy chủ tên miền cục bộ. 5. Máy chủ tên miền cục bộ chuyển thông tin tìm được đến máy của người sử dụng. 6. Người sử dụng dùng địa chỉ IP này để kết nối đến server chứa trang web có địa chỉ www.yahoo.com Một số cách để đổi DNS: chỉnh DNS thủ công trong win ở mạng LAN chỉnh DNS bằng phần mềm JumpDNS ở mạng LAN THE END ^^

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptbai lam nhom.ppt