Bài giảng Thủ tục hành chính

Tài liệu Bài giảng Thủ tục hành chính: Thủ tục Hành chính GV: ThS. Trần Cẩm Tú Học viện Hành chính tại TP. HCM Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS.Nguyễn Văn Thâm; TS.Võ Kim Sơn. Thủ tục hành chính lý luận và thực tiễn. H.: CTQG, 2002 2. PGS.TS.Nguyễn Văn Thâm, Thủ tục hành chính. H.: giáo dục, 2005 3. PGS.TS.Nguyễn Cửu Việt. Luật hành chính Việt Nam. H.: Thống kê, 2003 Văn bản pháp luật 1. Nghị quyết 38/cp ngày 05/4/1994 của chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức; 2. Quyết định Số 07/2008/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 Phần thứ nhất: Khái quát chung về TTHC Phần thứ hai: TTHC của một số lĩnh vực Phần thứ ba: Cải cách thủ tục hành chính TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC Quan niệm về thủ tục hành chính * * * Quan niệm thứ nhất: Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước Quan niệm về thủ tục h...

ppt30 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 4671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Thủ tục hành chính, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thủ tục Hành chính GV: ThS. Trần Cẩm Tú Học viện Hành chính tại TP. HCM Tài liệu tham khảo 1. PGS.TS.Nguyễn Văn Thâm; TS.Võ Kim Sơn. Thủ tục hành chính lý luận và thực tiễn. H.: CTQG, 2002 2. PGS.TS.Nguyễn Văn Thâm, Thủ tục hành chính. H.: giáo dục, 2005 3. PGS.TS.Nguyễn Cửu Việt. Luật hành chính Việt Nam. H.: Thống kê, 2003 Văn bản pháp luật 1. Nghị quyết 38/cp ngày 05/4/1994 của chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết công việc của công dân và tổ chức; 2. Quyết định Số 07/2008/QĐ-TTg phê duyệt kế hoạch thực hiện đề án đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 Phần thứ nhất: Khái quát chung về TTHC Phần thứ hai: TTHC của một số lĩnh vực Phần thứ ba: Cải cách thủ tục hành chính TỔNG QUAN VỀ MÔN HỌC Quan niệm về thủ tục hành chính * * * Quan niệm thứ nhất: Thủ tục hành chính là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính Nhà nước Quan niệm về thủ tục hành chính Quan niệm thứ 2: Thủ tục hành chính là trình tự, cách thức để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ và để cá nhân và tổ chức thực hiện khi giao dịch với cơ quan hành chính nhà nước Quan niệm về thủ tục hành chính Quan niệm thứ 3: Thủ tục hành chính là một loạt các quy định về trình tự thời gian, về không gian về cách thức giải quyết công việc của các cơ quan hành chính nhà nước trong mối liên hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân. Nội dung của thủ tục hành chính ▪ Trình tự ▪ Cách thức thực hiện thủ tục hành chính ▪ Cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính ▪ Thời hạn giải quyết; ▪ Hồ sơ, biểu mẫu và các tài liệu khác cần thiết có liên quan; ▪ Phí và lệ phí (nếu có) . Đặc điểm của thủ tục hành chính Thứ nhất, được điều chỉnh chủ yếu bằng các quy phạm TT HC; Thứ hai, là trình tự thực hiện thẩm quyền trong quản lý HCNN; Thứ ba, tính đa dạng, phức tạp; Thứ tư, tính năng động... Ý nghĩa của thủ tục hành chính Thủ tục hành chính bảo đảm cho các quy định nội dung của luật hành chính được thực hiện; Thủ tục hành chính còn đảm bảo cho các quy phạm nội dung của các ngành luật khác đi vào cuộc sống; TT HC bảo đảm cho việc thi hành các quyết định HC được thống nhất; Ý nghĩa của thủ tục hành chính Làm giảm sự phiền hà, củng cố được quan hệ giữa Nhà nước và công dân; Công việc sẽ có thể được giải quyết nhanh chóng, chính xác theo đúng yêu cầu cơ quan Nhà nước, góp phần chống được tệ nạn tham nhũng, sách nhiễu; Ý nghĩa của thủ tục hành chính Thủ tục hành chính là khâu bản lề để cải cách hành chính; Thủ tục hành chính biểu hiện trình độ văn hóa, văn hóa giao tiếp, văn hóa điều hành, mức độ văn minh của nền hành chính; Ý nghĩa của thủ tục hành chính Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính sẽ không chỉ đơn thuần liên quan đến pháp luật, pháp chế, mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước về chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu khu vực và thế giới. Ý nghĩa của thủ tục hành chính Thủ tục hành chính khi được tạo lập một cách hợp lý, sẽ tạo khả năng mang lại kết quả thiết thực trong việc thực hiện các quyết định quản lý, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả cho hoạt động quản lý nhà nước, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế xã hội. Phân loại thủ tục hành chính ▪ Theo đối tượng quản lý hành chính ▪ Theo công việc cụ thể của các cơ quan nhà nước ▪ Theo chức năng cung cấp các dịch vụ trong quản lý nhà nước ▪ Theo quan hệ công tác Nguyên tắc xây dựng thủ tục HC ▪ Bảo đảm pháp chế khi xây dựng thủ tục hành chính (tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, ký kết) ▪ Phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ▪ Minh bạch, công khai, đơn giản, dễ hiểu, thuận lợi cho việc thực hiện ▪ Có tính hệ thống chặt chẽ Yêu cầu thực hiện thủ tục HC ▪ Đảm bảo tính chính xác, công minh ▪ Cơ quan tiến hành thủ tục phải có đủ tài liệu, chứng cứ, thẩm quyền Quyền và trách nhiệm của cơ quan HCNN trong việc thực hiện TTHC ▪Của cơ quan hành chính ▪ Của người đứng đầu cơ quan thực hiện thủ tục hành chính ▪ Của cán bộ thực hiện thủ tục hành chính Quyền và trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước ▪ Thực hiện công khai TT hành chính theo quy định; ▪ Hướng dẫn, giải thích, cung cấp thông tin chính xác, kịp thời về thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu hay cần tới thông tin đó; ▪ Cấp giấy biên nhận hồ sơ, tài liệu theo quy định; ▪ Bảo quản và giữ bí mật hồ sơ tài liệu trong quá trình giải quyết theo quy định của pháp luật, tuy nhiên với điều kiện là hồ sơ tài liệu đó phải được cung cấp cho các bên liên quan theo yêu cầu; Quyền và trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước ▪ Nêu rõ lý do bằng văn bản trong trường hợp từ chối hoặc có yêu cầu bổ sung giấy tờ, trong thời hạn giải quyết theo quy định; ▪ Không tự đặt ra những thủ tục hành chính ngoài quy định của pháp luật; ▪ Phối hợp và chia sẻ thông tin trong quá trình giải quyết công việc của cá nhân, tổ chức; ▪ Hỗ trợ những người có công, người già, người khuyết tật, trẻ mồ côi trong việc thực hiện thủ tục hành chính; Quyền và trách nhiệm cơ quan hành chính nhà nước ▪ Thực hiện cơ chế một cửa trong thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Tiếp nhận, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức trong thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Ứng dụng công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Thực hiện quy định khác của pháp luật. Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan thực hiện TTHC ▪ Tổ chức việc thực hiện thủ tục hành chính và chịu trách nhiệm trước thủ trưởng cơ quan hành chính cấp trên về việc thực hiện thủ tục hành chính theo quy định; ▪ Bố trí cán bộ, công chức có phẩm chất và năng lực phù hợp để thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Kiểm tra, đôn đốc cán bộ công chức thuộc quyền trong việc thực hiện thủ tục hành chính; Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan thực hiện TTHC ▪ Khen thưởng cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trong việc thực hiện thủ tục hành chính hoặc có sáng kiến cải cách thủ tục hành chính; ▪ Xử lý nghiêm minh, kịp thời cán bộ, công chức khi có vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; ▪ Cải tiến thủ tục hành chính trong thực hiện thủ tục hành chính; kịp thời kiến nghị với cơ quan cấp trên các biện pháp cải cách thủ tục hành chính; ▪ Thực hiện quy định khác của pháp luật. Trách nhiệm của CBCC được phân công thực hiện TTHC ▪ Thực hiện nghiêm túc, vô tư và đầy đủ nhiệm vụ được giao trong quá trình thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Có thái độ đúng mực, tôn trọng đối với các cá nhân, tổ chức và cán bộ khác trong việc thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức theo quy định; ▪ Hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân thực hiện các trình tự, thủ tục, hồ sơ hành chính đầy đủ rõ ràng; Trách nhiệm của CBCC được phân công thực hiện TTHC ▪ Chấp hành nghiêm túc các quy định của cấp có thẩm quyền về trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết thủ tục hành chính của cá nhân, tổ chức; ▪ Chủ động tham mưu, đề xuất, sáng kiến cải tiến việc thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Không tự ý yêu cầu thêm hồ sơ, giấy tờ ngoài những loại hồ sơ giấy tờ đã được quy định trong những văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực và đã được đăng ký với Cơ quan Đăng ký Thủ tục Hành chính thuộc Văn phòng Chính phủ Trách nhiệm của CBCC được phân công thực hiện TTHC ▪ Không được đùn đẩy trách nhiệm, chậm trễ trong thực hiện nhiệm vụ được giao; ▪ Không được lợi dụng các quy định, các vướng mắc về thủ tục hành chính để vụ lợi; ▪ Không được nhận tiền hoặc quà biếu dưới bất cứ hình thức nào khi tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính; ▪ Không thực hiện các thủ tục hành chính khi việc giải quyết không đảm bảo sự vô tư, khách quan; ▪ Thực hiện quy định khác của pháp luật. Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện TTHC ▪ Thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục hành chính; ▪ Từ chối thực hiện những yêu cầu không được quy định trong thủ tục hành chính trừ những thủ tục đã được quy định rõ trong trong các văn bản quy phạm pháp luật đã có hiệu lực; Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện TTHC ▪ Chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác của các hồ sơ, giấy tờ và cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan; ▪ Không được cản trở hoạt động thực hiện thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền; ▪ Không hối lộ, hoặc dùng các thủ đoạn khác để lừa dối cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong thực hiện thủ tục hành chính; Quyền và trách nhiệm của cá nhân, tổ chức tham gia thực hiện TTHC ▪ Giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính; phản ánh, kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những bất hợp lý của thủ tục hành chính và các hành vi của cán bộ công chức trong thực hiện thủ tục hành chính; ▪ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các quyết định hành chính và hành vi hành chính theo quy định của pháp luật; ▪ Trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện hợp pháp của mình tham gia thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật; ▪ Thực hiện quy định khác của pháp luật. Cải cách thủ tục hành chính Sự cần thiết phải cải cách hành chính Nội dung cải cách thủ tục hành chính Trân trọng cảm ơn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptThủ tục Hành chính.ppt
Tài liệu liên quan