Bài giảng dịch tễ học thú y

Tài liệu Bài giảng dịch tễ học thú y: BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Y Trương Hà Thái Mục lục CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC I. MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DỊCH TỄ HỌC II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC III. PHẠM VI CỦA DỊCH TỄ HỌC IV. VAI TRÒ CỦA DỊCH TỄ HỌC V. NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC VII. NỘI DUNG CỦA MÔN DỊCH TỄ HỌC VIII. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG DỊCH TỄ HỌC I. QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CỦA BỆNH II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỆNH PHÁT TRIỂN III. ĐỊNH ĐỀ KOCK IV. CÁC MÔ HÌNH CỦA DỊCH BỆNH V. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG VI. THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VII. THUẬT NGỮ ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM CHƯƠNG 3: DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. QUÁ TRÌNH NHIỄM TRÙNG II. SỰ THÍCH ỨNG BẢO VỆ TỰ NHIÊN CỦA CƠ THỂ III. QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH IV. CÁC THỂ BỆNH NHIỄM TRÙNG V. BÀI MẦM BỆNH VI. QUÁ TRÌNH TRUYỀN LÂY VII. CÁC DẠNG HÌNH THÁI, MỨC ĐỘ DỊCH CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG...

pdf59 trang | Chia sẻ: khanh88 | Lượt xem: 880 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng dịch tễ học thú y, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI GIẢNG DỊCH TỄ HỌC THÚ Y Trương Hà Thái Mục lục CHƯƠNG 1: MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC I. MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DỊCH TỄ HỌC II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC III. PHẠM VI CỦA DỊCH TỄ HỌC IV. VAI TRÒ CỦA DỊCH TỄ HỌC V. NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC VII. NỘI DUNG CỦA MÔN DỊCH TỄ HỌC VIII. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG DỊCH TỄ HỌC I. QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CỦA BỆNH II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỆNH PHÁT TRIỂN III. ĐỊNH ĐỀ KOCK IV. CÁC MÔ HÌNH CỦA DỊCH BỆNH V. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG VI. THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BỆNH TRUYỀN NHIỄM VII. THUẬT NGỮ ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM CHƯƠNG 3: DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. QUÁ TRÌNH NHIỄM TRÙNG II. SỰ THÍCH ỨNG BẢO VỆ TỰ NHIÊN CỦA CƠ THỂ III. QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH IV. CÁC THỂ BỆNH NHIỄM TRÙNG V. BÀI MẦM BỆNH VI. QUÁ TRÌNH TRUYỀN LÂY VII. CÁC DẠNG HÌNH THÁI, MỨC ĐỘ DỊCH CHƯƠNG 4: BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. NGUYÊN LÝ CỦA CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG BỆNH II. CÔNG TÁC ĐIỀU TRA DỊCH TỄ HỌC III. BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI NGUỒN BỆNH IV. BIỆN PHÁP ĐỐI VỚI YẾU TỐ TRUYỀN LÂY V. BIỆN PHÁP BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THỤ CẢM VI. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN TRONG Ổ DỊCH VII. CÔNG TÁC KHỐNG CHẾ VÀ THANH TOÁN DỊCH BỆNH CHƯƠNG 5: CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC I. KHÁI NIỆM VỀ SỐ LIỆU VÀ BẢNG SỐ LIỆU II. KHÁI NIỆM VỀ TỶ SỐ, TỶ LỆ, TỶ SUẤT III. CÁC THÔNG SỐ ĐO LƯỜNG DỊCH TỄ HỌC CHƯƠNG 6: DỊCH TỄ HỌC MÔ TẢ I. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MÔ TẢ III. NGHIÊN CỨU MÔ TẢ TRONG THÚ Y IV. GIẢ THUYẾT NHÂN QUẢ TRONG DỊCH TỄ HỌC VI. TÌNH HUỐNG CHO VIỆC HÌNH THÀNH GIẢ THUYẾT CHƯƠNG 7: DỊCH TỄ HỌC PHÂN TÍCH PHẦN 1: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU BỆNH CHỨNG I. ĐỊNH NGHĨA II. THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU BỆNH - CHỨNG III. PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU BỆNH - CHỨNG IV. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP I. ĐỊNH NGHĨA II. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP III. THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP IV. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VI. NHỮNG ƯU ĐIỂM VÀ HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU THUẦN TẬP 1 3 3 4 4 5 6 7 9 9 12 13 16 18 18 20 25 28 30 31 31 41 45 45 49 51 52 54 54 57 58 61 68 68 70 71 71 76 76 76 78 82 84 84 84 85 88 92 93 CHƯƠNG 8: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM I. ĐỊNH NGHĨA II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM III. CÁC LOẠI NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM IV. NHỮNG VẤN ĐỀ TRONG NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM IV. THIẾT KẾ VÀ THỰC HIỆN THỬ NGHIỆM THỰC NGHIỆM V. VẤN ĐỀ KẾT THÚC SỚM THỬ NGHIỆM VI. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHƯƠNG 9: PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU VÀ TÍNH SỐ MẪU NGHIÊN CỨU I. MỤC ĐÍCH VÀ Ý NGHĨA II. CÁC KỸ THUẬT CHỌN MẪU CƠ BẢN III. SỐ LƯỢNG MẪU NGHIÊN CỨU IV. PHÂN TÍCH CHẨN ĐOÁN QUA XÉT NGHIỆM TÀI LIỆU THAM KHẢO 94 94 94 95 96 99 101 102 102 105 110 115 1 CHƯƠNG 1 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC I. MỘT VÀI KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ DỊCH TỄ HỌC Trong vài thập kỷ gần đây với những thành tựu của y học, thú y học và các ngành khoa học cơ bản khác nhiều quan niệm về mục tiêu, nhiệm vụ và phương pháp dịch tễ học đã có những thay đổi khá sâu sắc và phát triển mạnh mẽ. Dịch tễ học đã trở thành một ngành khoa học của tư duy khách quan cả về phương pháp nghiên cứu và thực hành. Dịch tễ học phát triển với một quan niệm bao trùm cơ bản là mọi bệnh trạng của con người và động vật không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên vô cớ mà tất cả các bệnh trạng đều có những yếu tố quy định nhất định. Những yếu tố này đều có thể xác định được nhờ sự tìm tòi nghiên cứu một cách có hệ thống với các phương pháp dịch tễ học. Dịch tễ học nghiên cứu mọi hiện tượng về sức khỏe và những tác động qua lại giữa cơ thể với những yếu tố nội, ngoại sinh có thể liên quan đến sức khỏe. Sự tác động qua lại đó sẽ đưa đến kết quả là trong những điều kiện nhất định cơ thể sẽ thắng (khỏe mạnh, khỏi bệnh) hoặc bị bại (bị bệnh, chết) Sự phát triển của dịch tễ học ngày càng được hoàn thiện nên mỗi một thời kỳ có những định nghĩa về dịch tễ học khác nhau, điều đó nói lên sự phát triển của môn học qua từng thời gian. 1. Sơ lược lịch sử phát triển của dịch tễ học 1.1. Dịch tễ học y học Là môn khoa học học có từ lâu đời, Hipocrat là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học này. Ông quan niệm “Sự phát triển bệnh tật của con người và động vật có thể liên quan đến những yếu tố của môi trường bên ngoài” Lịch sử của dịch tễ học phát triển qua nhiều thời kỳ, nhưng nổi bật nhất là 3 cột mốc đánh dấu những giai đoạn phát triển đặc biệt: - John Graunt (1662): người đầu tiên định lượng các hiện tượng sức khoẻ, bắt đầu chú ý tới tần số mắc, chết ở các lứa tuổi, giới tính khác nhau, ông cũng nhận thấy dịch xảy ra khác nhau ở những năm khác nhau, nêu lên được đặc điểm của các năm có dịch xảy ra. - William Farr 1983: đã có đóng góp rất nhiều cho việc hình thành về phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện đại như: Định nghĩa quần thể có nguy cơ, phương pháp so sánh giữa các đối tượng khác nhau, chọn nhóm so sánh, rất coi trọng đến các yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh hoặc chết theo nhóm tuổi, thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ, theo tình trạng sức khoẻ chung. - John Snow khoảng những năm 40 –50 của thế kỷ 19: là người đầu tiên đưa ra giả thuyết về một yếu tố bên ngoài có liên quan chặt chẽ đối với một bệnh (tuy giả thuyết này khoảng 30 năm sau mới được kiểm chứng). Như vậy John Snow là người đầu tiên, là cha đẻ của ngành dịch tễ học, ông đã nêu đầy đủ các thành phần của định nghĩa dịch tễ học và quan niệm đúng đắn về một đề cập dịch tễ học. 2 1.2. Dịch tễ học thú y Có nhiều tài liệu cổ của Ai-cập, Hy Lạp, Trung Quốc, ấn Độ đề cập đến các bệnh truyền nhiễm của động vật: Dại, Uốn ván, Tỵ thư Cũng từ lâu con người đã biết phòng chống bệnh tật cho mình và cho gia súc: hạn chế tiếp xúc với chuột để giảm bệnh dịch hạch, cách ly người hủi, lấy vẩy đậu mùa sấy khô để phòng bệnh Một số nhà học giả nổi tiếng như: Hipocrat, Xidenham, Rracatoro đã có học thuyết “mầm truyền nhiễm do tiếp xúc” hoặc “hạt nhỏ gây bệnh” và đề ra biện pháp chống dịch. Sau này có thêm một số nhà khoa học khác: Jenner, Xamoilovic, Kock, Pasteur và nhiều nhà bác học khác đã góp công lớn trong việc nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm và môn dịch tễ học. Như vậy có thể thấy dịch tễ học đã có từ rất lâu, nhưng để giải thích đầy đủ thì dịch tễ học là môn khoa học còn tương đối non trẻ. 1.3. Ở nước ta Tài liệu cổ chỉ bắt đầu từ thời Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần đã có những tài liệu ghi chép về bệnh dịch gia súc. - Từ thời Hậu Lê đã có những quy định về biện pháp cần thi hành để phòng chống dịch khi có gia súc chết. - Đến thế kỷ 18: Tuệ Tĩnh, Nguyễn Gia Phan đã có những tài liệu chữa bệnh cho gia súc. Sau này trải qua gần 100 năm dưới ách thống trị của thực dân Pháp tuy ngành thú y đã bước đầu được hình thành và ở giai đoạn này mặc dù đã có áp dụng một số biện pháp phòng trừ dịch bệnh nhưng dịch bệnh của gia súc vẫn thường xuyên xảy ra. Chỉ sau Cách mạng tháng Tám ngành thú y nước ta mới thực sự được xây dựng, củng cố và phát triển, các hoạt động phòng chống dịch bệnh cho gia súc được đẩy mạnh, nghiên cứu khoa học phòng chống dịch được tăng cường, các nghiên cứu điều tra dịch tễ học đã là cơ sở cho công tác phòng trừ dịch bệnh. 2. Một vài định nghĩa cơ bản Nguyễn Lương (1978): Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tần số xuất hiện của các bệnh trong các quần thể động vật, theo dõi diễn biến của các bệnh đó, đề xuất ra các giả thuyết về nguyên nhân bệnh học và phòng chống bệnh đó Martin (1987): Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu về tính thường xuyên, sự phân bố cùng các yếu tố quyết định đến sức khỏe và bệnh tật trong một quần thể động vật. Dương Đình Thiện (1997): Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc tần số chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó. Có thể nhận thấy Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần số mắc hoặc chết đối với các bệnh trạng cùng với những yếu tố quy định sự phân bố của các yếu tố đó. 3. Thành phần cơ bản của định nghĩa Trong các định nghĩa trên đều có 2 thành phần liên quan chặt chẽ với nhau đó là sự phân bố tần số mắc bệnh hoặc chết và các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng. 3 - Sự phân bố tần số mắc bệnh hoặc chết đối với một bệnh trạng nhất định được nhìn dưới 3 góc độ của dịch tễ học (Cơ thể động vật - Không gian - Thời gian), để có thể giải đáp một bệnh trạng nào đó: Phân bố như thế nào? Có mắc hay không? Mắc nhiều hay ít? Xảy ra trên loại động vật như thế nào: loài, giống, lứa tuổi, tính biệt? Mắc ở vùng nào? Thời gian cụ thể ra sao? - Các yếu tố quy định sự phân bố các bệnh trạng gồm: + Mọi yếu tố nội, ngoại sinh thuộc nhiều lĩnh vực, bản chất khác nhau có ảnh hưởng tới sự mất cân bằng sinh học đối với một cơ thể, khiến cơ thể đó không duy trì được tình trạng sức khỏe bình thường. + Chúng ta phải tiến hành nghiên cứu các yếu tố quy định sự phân bố để từ đó giải thích các nguyên nhân, các yếu tố nghi ngờ và đưa ra biện pháp phòng ngừa đối với từng bệnh. Qua đây ta thấy cả hai thành phần của định nghĩa về dịch tễ học đều có liên quan chặt chẽ tới tần số mắc và tần số chết. Do đó phải định lượng các hiện tượng sức khoẻ của quần thể đó dưới các dạng số tuyệt đối bằng đo đếm chính xác và dưới các dạng tỷ số để có thể đem so sánh được. Nhìn chung định nghĩa về dịch tễ học có 2 nội dung chính đó là điều tra về nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp, có hành động hiệu quả để chặn đứng sự lây lan của bệnh. Do đó, khi nghiên cứu dịch tễ học thì cần nắm vững 2 thành phần liên quan chặt chẽ trong dịch tễ học để tiến hành bước tiếp theo là lập luận dịch tễ học. 4. Quá trình lập luận dịch tễ học Thường bắt đầu bằng sự nghi ngờ về những ảnh hưởng có thể có của một nguyên nhân đặc thù nào đó dẫn đến sự xuất hiện bệnh, diễn biến bệnh hay suy tàn bệnh. - Sự nghi ngờ này nảy sinh từ những phát hiện lâm sàng hoặc qua xét nghiệm, qua báo cáo về tình hình các ca bệnh từ những nghiên cứu mô tả dịch tễ học Từ đó có thể phác thảo nên những giả thuyết về nguyên nhân nghi ngờ của bệnh hoặc giả thuyết về quan hệ nhân quả. + Giả thuyết nhân – quả này sẽ được kiểm định bằng các nghiên cứu dịch tễ học trên quần thể với một nhóm thí nghiệm và một nhóm đối chứng để so sánh. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC TIÊU CỦA DỊCH TỄ HỌC 1. Đối tượng Dịch tễ học nghiên cứu các quy luật phát sinh, phát triển, kết thúc quá trình dịch của động vật trong quần thể và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đó. 2. Mục tiêu Có ba mục tiêu chính sau: - Xác định sự phân bố các hiện tượng bệnh tật - Làm bộc lộ các nguy cơ và các yếu tố nguy cơ - Đề ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát, hạn chế, ngăn chặn sự lây lan, tiến tới thanh toán các bệnh hoặc nhóm bệnh đó với chi phí kinh tế ít nhất nhưng lại có hiệu quả cao nhất. III. PHẠM VI CỦA DỊCH TỄ HỌC Các biện pháp kỹ thuật của dịch tễ học đều được áp dụng vào tất cả các lĩnh vực thú y bao gồm: 4 1. Sử dụng dịch tễ học Dịch tễ học được sử dụng với những mục đích: - Xác định nguyên nhân, nguồn gốc khi có dịch xảy ra - Giải thích sự phân bố tần số mắc, tần số chết của bệnh - Đề ra những biện pháp khống chế có hiệu quả nhất khi có dịch xảy ra trước khi hoàn tất việc chẩn đoán - Lập kế hoạch mang tính chiến lược để khống chế, thanh toán bệnh, tính toán được hậu quả kinh tế khi dịch bệnh xảy ra 2. Hoạt động dịch tễ học Đặc tính của dịch tễ học là quan tâm đến tổng đàn gia súc hơn là đối với một cá thể động vật ốm, chết. Mục đích chính là phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hoạt động của dịch tễ học bao gồm các lĩnh vực sau: - Nghiên cứu về dịch tễ học: Dịch tễ học mô tả, dịch tễ học phân tích, dịch tễ học thực nghiệm - Giám sát về dịch tễ học: quan sát, phát hiện sớm - Những đánh giá về dịch tễ học: sức khỏe và bệnh tật IV. VAI TRÒ CỦA DỊCH TỄ HỌC Dịch tễ học có vai trò quan trọng trong các công tác sau: - Duy trì, bảo vệ sức khỏe, phát triển chăn nuôi, nâng cao sản lượng, chất lượng đàn gia súc - gia cầm của một cơ sở, một xí nghiệp chăn nuôi hoặc của một huyện, một tỉnh, một quốc gia. - Là căn cứ khoa học để xây dựng các chủ trương, chính sách của nhà nước đối với ngành thú y. - Phương pháp dịch tễ học được coi là cơ sở pháp lý của công tác quản lý hành chính của ngành thú y của một huyện, tỉnh, quốc gia. - Là cơ sở của phương pháp nghiên cứu đo lường mức độ tác động của dịch bệnh, đồng thời cũng là phương pháp để đánh giá các biện pháp can thiệp về mặt thú y. V. NHIỆM VỤ CỦA DỊCH TỄ HỌC Dịch tễ học có 3 nhiệm vụ chính như sau: - Nghiên cứu các quy luật của sự phát sinh và diễn biến của các hiện tượng bệnh lý khác nhau xảy ra trong quần thể động vật trên những quy mô nhất định. - Nghiên cứu sự phát sinh (xuất hiện, tái diễn) và diễn biến (gia tăng, thu hẹp, ngừng tắt, kết thúc) của bệnh. - Mọi hiện tượng bệnh lý đều có nguyên nhân nhất định, khi nghiên cứu các bệnh đó phải chú ý tới tác động qua lại chặt chẽ của những yếu tố bên trong và bên ngoài. Hay nói cách khác nhiệm vụ của dịch tễ học thú y là: - Nghiên cứu các quy luật phân bố của các bệnh, xác định căn nguyên của các hiện tượng bệnh lý xảy ra trên mỗi cơ thể và quần thể động vật. - Tìm ra những yếu tố nguy cơ đặc thù cùng với những yếu tố nguy cơ nghi ngờ chi phối sự phát sinh và diến biến của bệnh trong những điều kiện nhất định theo không gian, thời gian. 5 - Đề xuất ra các biện pháp đúng đắn, hữu hiệu nhằm hạn chế, thu hẹp dần sự phân bố tần số của các bệnh, tiến tới thanh toán các bệnh đó trong quần thể. Chú ý: Khi nghiên cứu sự phân bố các tần số cùng với các căn nguyên của bệnh là không tĩnh tại mà luôn thay đổi theo thời gian, không gian, theo các yếu tố bên trong là các phản ứng của cơ thể và yếu tố bên ngoài là môi trường xung quanh mà các cá thể đó đang sống trong mối tương tác: Thời gian - Không gian - Quần thể động vật đó. Tuy nhiên để thực hiện các nhiệm vụ của dịch tễ học ta cần tiến hành các công việc sau: - Giám sát dịch tễ học: Bằng cách thu thập các thông tin một cách liên tục, thường xuyên, nhanh chóng và có hệ thống. Sử dụng các thông tin đó để dự báo sự xuất hiện của một vấn đề nào đó liên quan đến dịch bệnh hoặc xác định các yếu tố có liên quan đến sự tiến triển của vấn đề đó. - Điều tra dịch tễ học: Nhiệm vụ này bổ sung cho nhiệm vụ thứ nhất bằng cách thực hiện các cuộc điều tra dịch tễ học nhằm nghiên cứu thực tế các hoàn cảnh xuất hiện của một vấn đề có liên quan tới sức khỏe và dịch bệnh đồng thời phân tích các yếu tố quyết định vấn đề đó từ đó rút ra các kết luận và đưa ra các khuyến nghị nhằm kiểm soát và dự phòng vấn đề đặt ra. - Đánh giá dịch tễ học: Sử dụng các phương tiện kỹ thuật tham gia vào việc đánh giá các chương trình dự phòng dịch bệnh cũng như các chiến lược phòng chống dịch bệnh và mọi sự can thiệp nhằm giảm bớt bệnh và tỷ lệ ốm, tỷ lệ chết. VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC Thông thường chúng ta thường sử dụng các phương pháp nghiên cứu dịch tễ học sau: 1. Dịch tễ học mô tả Là phương pháp nghiên cứu mô tả bệnh và sự phân bố tần số của chúng dưới 3 góc độ Cơ thể động vật - Không gian - Thời gian trong mối quan hệ tương tác thường xuyên của cơ thể đó cùng các yếu tố nội, ngoại sinh để làm bộc lộ ra những yếu tố mang tính căn nguyên của các bệnh trong quần thể từ đó phác thảo, hình thành nên những giả thuyết giữa yếu tố nguy cơ và bệnh. 2. Dịch tễ học phân tích Là phương pháp nghiên cứu phân tích các dữ liệu thu thập được từ dịch tễ học mô tả, đồng thời tìm cách giải thích những yếu tố căn nguyên của bệnh và tiến hành các phân tích, thống kê những thông tin thu được để xác định căn nguyên đặc thù. Nói một cách khác là kiểm định những giả thuyết được hình thành từ dịch tễ học mô tả, từ đó đề ra những biện pháp thích hợp để hạn chế ngăn ngừa bệnh. 3. Dịch tễ học can thiệp Là các phương pháp nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết với bệnh đó. 4. Dịch tễ học thực nghiệm Là các phương pháp nghiên cứu thử nghiệm được tiến hành để lập lại mô hình tương tác giữa bệnh và căn nguyên của chúng để đối chiếu, so sánh, kiểm định lại một cách chắc chắn và xác nhận tính đúng đắn của giả thuyết đã hình thành. 6 5. Kinh tế dịch tễ học Là phương pháp nghiên cứu những thiệt hại do bệnh gây nên, nghiên cứu những phương pháp tác động sao cho với những chi phí tốn kém ít nhất, nhưng lại có hiệu quả nhất cho việc phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm để khôi phục và phát triển chăn nuôi. 6. Dịch tễ học lý thuyết khái quát Là phương pháp nghiên cứu xây dựng các mô hình lý thuyết của bệnh đã được nghiên cứu, trên cơ sở đó khái quát sự phân bố của bệnh cùng với những mối tương tác có căn nguyên của chúng, giúp cho việc hạn chế, ngăn ngừa khả năng phát triển, xu hướng gia tăng và sự phân bố rộng rãi của bệnh trong những quần thể tương tự khác. Các định nghĩa tổng quát trên là những phương hướng chiến lược của dịch tễ học, chúng quy định những phương pháp của dịch tễ học tương ứng mà chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu với những nội dung cụ thể của nó trong các phương pháp điều tra, quan sát, mô tả, phân tích, thực nghiệm VII. NỘI DUNG CỦA MÔN DỊCH TỄ HỌC Là môn khoa học nghiên cứu về tần số xuất hiện của các bệnh trong các quần thể động vật, theo dõi diễn biến của các bệnh đó, đề xuất ra các giả thuyết về nguyên nhân bệnh học và phòng chống các bệnh đó. Tuy nhiên, trong ngành Thú y cho đến nay môn học này mới chỉ nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Mỗi bệnh truyền nhiễm có những quá trình phát sinh, phát triển và ngừng tắt của nó, các quá trình đó tuân theo những quy luật nhất định, có những quy luật riêng cho từng bệnh, nhưng có những quy luật chung cho mọi bệnh. Nghiên cứu những quy luật chung và đề ra những biện pháp chung để phòng chống dịch là nhiệm vụ và nội dung của môn dịch tễ học đại cương, còn nghiên cứu những quy luật riêng, biện pháp riêng sẽ được nghiên cứu trong phần dịch tễ của mỗi bệnh. 1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - ngoại cảnh Mối quan hệ giữa cơ thể - mầm bệnh - ngoại cảnh là nguyên nhân của sự ổn định, không ổn định của sức khỏe dẫn đến phát sinh bệnh, nó bao gồm: Khả năng nhiễm và gây bệnh của mầm bệnh, tính thụ cảm, sức chống đỡ và khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể, các yếu tố ngoại cảnh Như vậy, dịch tễ học nghiên cứu mối quan hệ giữa mầm bệnh và ngoại cảnh, sự tồn tại của mầm bệnh, các điều kiện làm cho vi sinh vật trở thành mầm bệnh, ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh tới mầm bệnh. 2. Nghiên cứu các cơ chế phát sinh bệnh truyền nhiễm Dịch tễ học cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa mầm bệnh và động vật bị bệnh trong những điều kiện nhất định, những vấn đề về lý thuyết nhiễm trùng như đường xâm nhập, đường bài xuất của mầm bệnh... Nên cũng có thể gọi dịch tễ học là khoa học về các cơ chế phát sinh bệnh truyền nhiễm. 7 3. Nghiên cứu nguyên nhân làm nổ ra và lây lan dịch Dịch tễ học còn nghiên cứu các nguyên nhân làm nổ ra và tồn tại của các dịch lớn, như vậy dịch tễ học là khoa học về sự lây lan. Dịch tễ học cũng nghiên cứu về sự phát triển bệnh giữa các loài động vật với nhau, giữa động vật với con người, nên dịch tễ học là khoa học về các quy luật phát sinh, lây lan trong xã hội và các biện pháp phòng bệnh. 4. Kết luận Dịch tễ học là khoa học nghiên cứu sự phân bố tần của bệnh, của hiện tượng dịch và các yếu tố quyết định sự phân bố đó trong khoảng thời gian và không gian nhất định. + Hiện tượng dịch: là một hiện tượng có tần số xuất hiện bệnh cao hơn bình thường. VIII. CHU TRÌNH NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ Có thể khẳng định rằng dịch tễ học mô tả là cơ sở khoa học cho các nghiên cứu dịch tễ khác, do vậy khi nghiên cứu về nó cần chú trọng 3 yếu tố cơ bản: - Đặc điểm của cơ thể bị bệnh: loài, giống, tuổi, tính biệt... - Đặc điểm về thời gian: tháng, năm, mùa vụ, thời gian nung bệnh, bệnh trình, diễn biến bệnh... - Đặc điểm về không gian: vùng, tính chất vùng, tính chất của bệnh trong vùng... Đây là 3 chìa khóa của dịch tễ học, các yếu tố này cung cấp tài liệu cho dịch tễ học phân tích để đi sâu tìm ra các yếu tố gây bệnh, phân biệt nguyên nhân và các điều kiện làm bệnh phát sinh, lây lan hoặc tồn tại. Chính vì vậy nghiên cứu dịch tễ học được bắt đầu bằng nghiên cứu mô tả sự phân bố của bệnh trong những nhóm, đàn, quần thể động vật cùng với các yếu tố nguy cơ quy định sự phân bố đó dưới 3 góc nhìn của dịch tễ học: Cơ thể động vật – Không gian – Thời gian. Như vậy, dịch tễ học mô tả là bước khởi đầu cung cấp những thông tin, dữ kiện về sức khoẻ, bệnh tật của quần thể động vật mà chúng ta đang nghiên cứu. Dịch tễ học mô tả cũng còn là bước khởi đầu trong việc làm sáng tỏ phần nào các nguyên nhân của bệnh, vì đã nêu ra được các nhóm động vật có tỷ lệ mắc cao hay thấp đối với một bệnh nhất định nên người nghiên cứu sẽ đặt câu hỏi là tại sao lại có những tỷ lệ mắc khác nhau đó? Do vậy lập nên những giả thuyết về nguyên nhân mà những nghiên cứu dịch tễ học tiếp theo có thể xác nhận hoặc bác bỏ. Các nghiên cứu dịch tễ học nhằm kiểm định lại những giả thuyết từ dịch tễ học mô tả được gọi là dịch tễ học phân tích. Dịch tễ học phân tích có nhiệm vụ xác nhận hoặc loại bỏ những giả thuyết đã nêu của dịch tễ mô tả, là tiền đề cho những nghiên cứu mô tả khác để dẫn tới những giả thuyết mới sát hơn, cao hơn, chi tiết hơn. Những giả thuyết mới này lại được kiểm định bằng những nghiên cứu phân tích mới và cứ tiếp tục chu trình nghiên cứu như vậy cho đến khi kết hợp nhân - quả được xác lập đúng đắn nhất. Sau khi giả thuyết hình thành từ nghiên cứu mô tả được kiểm định là đúng bởi các nghiên cứu phân tích dịch tễ học thì các nghiên cứu can thiệp được đặt ra với các biện pháp tác động vào yếu tố nguy cơ nhằm làm giảm khả năng mắc hoặc chết đối với bệnh. 8 Nếu các biện pháp can thiệp là không hoàn toàn vô hại, thì trước khi áp dụng cho cả quần thể cần phải qua nghiên cứu thực nghiệm (vacxin, thuốc điều trị mới) để xem các biện pháp can thiệp có hiệu quả hay không, người ta phải tiến hành các cuộc điều tra đánh giá. Bằng các bước như trên, nếu chân lý được tiếp cận, cuối cùng có thể xây dựng được mô hình dịch tễ của các bệnh trạng đã nghiên cứu. Sơ đồ chu trình nghiên cứu dịch tễ Hình thành giả thuyết Nghiên cứu mô tả Nghiên cứu phân tích Kiểm định giả thuyết Nghiên cứu can thiệp Nghiên cứu thực nghiệm Đánh giá Xây dựng mô hình dịch tễ 9 CHƯƠNG 2 KHÁI NIỆM VÀ THUẬT NGỮ DÙNG TRONG DỊCH TỄ HỌC I. QUÁ TRÌNH TỰ NHIÊN CỦA BỆNH Bất kỳ một bệnh nào cũng có thời gian tiến triển nhất định trên cơ thể động vật từ trạng thái khỏe mạnh, rồi sau đó khỏi hoặc để lại di chứng hoặc chết. Trong cùng một loại bệnh có thể khác nhau về mức độ, nhưng nhìn chung mỗi loại bệnh đều có một quá trình diễn biến tự nhiên theo một quy luật riêng trong một thời gian nhất định. Quá trình đó được gọi là quá trình tự nhiên của bệnh, nghĩa là quá trình diễn biến của bệnh không có sự can thiệp điều trị. 1. Giai đoạn cảm nhiễm Định nghĩa: là giai đoạn bệnh chưa phát triển nhưng cơ thể đã bắt đầu có tiếp xúc và cảm thụ với yếu tố nguy cơ, làm cho cơ thể có thể xuất hiện bệnh. Trong giai đoạn này có những yếu tố không thay đổi: tuổi, tính biệt, loài, giống... và những yếu tố có thể thay đổi: vệ sinh, khí độc, sức khỏe, thức ăn, nước uống, các bệnh khác... Chính những yếu tố này có thể làm tăng hoặc giảm nguy cơ phát bệnh. Như vậy, nếu xác định được các yếu tố nguy cơ thì sẽ làm giảm hoặc không phát bệnh. Tuy nhiên không phải tất cả mọi cá thể có cảm thụ với các yếu tố nguy cơ đó đều phát bệnh, cũng không đảm bảo rằng tất cả mọi cơ thể không cảm thụ với yếu tố nguy cơ đó đều sẽ không phát bệnh. Do mỗi bệnh đều có những mối nguy cơ riêng không thể phát hiện được hết và không có dấu hiệu nào để phát hiện một cơ thể động vật đang ở giai đoạn này. Nên để hạn chế khả năng phát bệnh cần: chăm sóc tốt, làm giảm hoàn toàn tính cảm thụ với bệnh, làm giảm các yếu tố nguy cơ. 2. Giai đoạn tiền lâm sàng Cơ thể chưa có triệu chứng của bệnh nhưng bắt đầu có những thay đổi bệnh lý do tác động qua lại giữa cơ thể và các yếu tố nguy cơ tuy nhiên những thay đổi này ở dưới mức bệnh lý 3. Giai đoạn lâm sàng Cơ thể đã có những thay đổi về chức năng các triệu chứng và dấu hiệu đặc trưng của bệnh đã thể hiện ra bên ngoài. Do vậy có thể chẩn đoán bệnh qua những biểu hiện lâm sàng 4. Giai đoạn sau lâm sàng Nhiều bệnh có thể khỏi hoàn toàn do tự khỏi hoặc do điều trị. Một số bệnh để lại di chứng nhất thời (Newcastle, Tụ huyết trùng, Lao) hoặc vĩnh viễn (Brucellosis, Đậu mùa...). II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ BỆNH PHÁT TRIỂN 1. Quan niệm về nguyên nhân đa yếu tố Trong quan niệm và phương pháp dịch tễ học hiện đại người ta không nhấn mạnh về một yếu tố nào trong các điều kiện để bệnh phát triển. Bất kỳ một bệnh nào đó nảy sinh không chỉ liên quan đến một yếu tố đơn thuần mà liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau. Cho nên, trong quá trình phân tích dịch tễ học 10 của bất kỳ bệnh nào phải tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, đó phải bao gồm một chuỗi những yếu tố tác động phối hợp qua lại lẫn nhau. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của một bệnh nào đó liên quan đến nhiều yếu tố căn nguyên khác nhau và sự tác động qua lại của các yếu tố đó, gọi đó là nguyên nhân đa yếu tố. Do đó: “Một nguyên nhân đầy đủ” có thể được xem như một tập hợp những hiện tượng, những điều kiện, những đặc tính tối thiểu không thể tránh khỏi để gây nên bệnh. Tối thiểu: có nghĩa là không thể bỏ qua bất cứ hiện tượng nào, điều kiện nào, đặc tính nào. 2. Những yếu tố cần thiết và cơ bản để bệnh phát sinh - Yếu tố gây bệnh hay tác nhân gây bệnh gồm: các yếu tố sinh học, lý học, hóa học... + Là điều kiện cần thiết nhưng chưa đủ để gây nên bệnh vì nó còn cần phải có các điều kiện hỗ trợ của yếu tố bên trong là vật chủ và yếu tố bên ngoài là môi trường ngoại cảnh thì bệnh mới phát sinh. Nhưng là một yếu tố bắt buộc phải có, là điều kiện cần thiết để bệnh phát sinh, phát triển. - Yếu tố bên trong (vật chủ): + Là cơ thể động vật với những đặc trưng của chúng như loài, giống, tuổi, giới tính, đặc tính di truyền, trạng thái sinh lý, trạng thái bệnh lý... - Yếu tố bên ngoài (môi trường ngoại cảnh): + Yếu tố tự nhiên: khí hậu, thời tiết, địa lý, địa hình, nhiệt độ, ánh sáng, không khí, độ ẩm... + Các yếu tố do con người tạo ra: chuồng trại, vệ sinh, chăm sóc, dụng cụ nuôi dưỡng... 3. Các dạng liên kết của các yếu tố (nhân tố) Mục tiêu của nghiên cứu các dạng liên kết này nhằm xác định tác nhân liên quan tới sự phát sinh bệnh. Sau khi tác nhân đã được xác định ta có thể đánh giá tác nhân đó gây bệnh như thế nào? Nếu thấy có sự phối hợp nguyên nhân giữa tác nhân và bệnh đang tồn tại, thì tác nhân đó được gọi là yếu tố quyết định. Như vậy, sự liên kết giữa các yếu tố có thể được hiểu nếu mức độ phối hợp của các tác nhân càng cao thì dịch bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn trong quần thể. Ngược lại nếu chúng ta loại trừ chính xác sự phối hợp của các tác nhân gây bệnh đó thì dịch bệnh sẽ giảm hoặc không xảy ra. Sự liên kết giữa tác nhân gây bệnh và bệnh có thể nhận thức ở 3 mức độ của sự phối hợp: phối hợp bên ngoài, sự phối hợp thống kê (hay phối hợp bên trong) và phối hợp nguyên nhân. Sự phối hợp bên ngoài Bất kỳ một bệnh nào cũng có một sự phối hợp giữa tác nhân gây bệnh, loài gia súc và dịch bệnh, sự phối hợp này có thể biểu diễn: Tác nhân Bên ngoài Dịch bệnh Những yếu tố phối hợp này thường được rút ra từ những nghiên cứu Dịch tễ học mô tả hay là quan sát dịch tễ về tính lưu hành của bệnh. Khi nghiên cứu ta có thể nhận thấy tỷ lệ mắc bệnh trong một quần thể hay tiểu quần thể này có thể cao hoặc thấp hơn so với một quần thể hay tiểu quần thể khác, được đặt trong cùng một điều kiện tương tự. Vấn đề đặt ra là vì sao và những tác nhân gây bệnh nào có thể giải thích được cho vấn đề trên? 11 Như vậy, để trả lời cho cầu hỏi trên phải tiếp tục nghiên cứu để xác định một số giả thuyết khác có liên quan và bắt đầu tìm hiểu, thu thập những dữ liệu của các tác nhân này ở trong quần thể tương ứng Sự phối hợp thống kê Một khi đã đặt ra giả thuyết về những yếu tố phối hợp bên ngoài thì phải tính đến các yếu tố phối hợp đó có ý nghĩa thống kê hay không? Tác nhân Ý nghĩa thống kê Dịch bệnh Để biết ý nghĩa thống kê thực sự cần thiết trong nghiên cứu, ta phải nêu một số giả thuyết làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá sự phối hợp của các yếu tố này. Mỗi một giả thuyết thống kê là một sự xác nhận hay một sự phỏng đoán có liên quan tới một hay một số quần thể. Những giả thuyết được đặt ra là để so sánh, đánh giá và mong muốn có được một giả thuyết xác thực, đồng thời loại trừ những giả thuyết vô giá trị. Muốn vậy phải căn cứ vào sự khác biệt giữa hai hay nhiều nhóm khi lấy mẫu thực nghiệm, bằng kiểm tra ý nghĩa thống kê và giá trị thống kê của các nhóm này. Sự chính xác hay không chính xác của một giả thuyết được đánh giá bằng độ tin cậy P. Độ tin cậy P là trị số thống kê được tính toán từ những kết quả khi kiểm tra giả thuyết, hay nói cách khác độ tin cậy P là xác suất từ những dữ liệu ta quan sát, tính toán được từ những giả thuyết đặt ra. Độ tin cậy P có phạm vi từ 0 đến 1, thường ta xác định giá trị 5% là tiêu chuẩn được chọn để đánh giá độ tin cậy và chỉ số này được dùng để xếp loại giả thuyết có ý nghĩa hay không có ý nghĩa, nếu P>0,05 thì giả thuyết được coi là có giá trị và có độ tin cậy. Cần lưu ý khi nhận định về ý nghĩa thống kê như thế nào cho đúng ở một ngưỡng xác suất nhất định nào đó, bởi vì ý nghĩa thống kê chỉ là một định hướng cho hành động, do đó trước một kết quả nghiên cứu được đánh giá: + Có ý nghĩa thống kê: không có nghĩa là các kết quả nghiên cứu của chúng ta đã loại trừ hoàn toàn các yếu tố may rủi. + Không có ý nghĩa thống kê: cũng không có nghĩa là các yếu tố may rủi hoàn toàn chi phối các kết quả nghiên cứu, mà chỉ có ý nghĩa là các yếu tố may rủi chưa bị loại trừ ra khỏi kết quả. Trong các kết quả nghiên cứu về kết hợp giữa yếu tố nguy cơ và dịch bệnh, ý nghĩa thống kê không phản ánh gì về quan hệ nhân quả trong kết hợp đó, vì vậy trong các trường hợp này: + Có ý nghĩa thống kê: không có nghĩa là xác nhận bản thân yếu tố nguy cơ là nguyên nhân chính gây ra hậu quả đó. + Không có ý nghĩa thống kê: cũng không có nghĩa là kết hợp đó không phải là một kết hợp nhân quả. Ý nghĩa thống kê của các nhân tố phối hợp cũng có thể dẫn tới những sai lầm (Bias) trong bố trí thí nghiệm. + Bias là một thuật ngữ để chỉ bất cứ một sai lầm nào có tính thiên lệch trong bố trí nghiên cứu thí nghiệm, trong phân tích kết quả. Dù chỉ một hoặc hai trường hợp bị đánh giá thiên lệch cũng có thể 12 làm sai lệch các thông số, làm thay đổi tính chính xác và khách quan của kết quả nghiên cứu. Do vậy, cần phải kiểm tra và khống chế Bias thì giá trị thống kê mới có ý nghĩa khoa học. Sự phối hợp nguyên nhân Dạng phối hợp này đòi hỏi nhà nghiên cứu phải xác định được nguyên nhân gây nên dịch bệnh là nhân tố trực tiếp hay nhân tố gián tiếp. Không những phải xác định về tính chất mà còn xác định cả về số lượng. Tác nhân Nguyên nhân trực tiếp Dịch bệnh Sự phối hợp nguyên nhân trực tiếp chỉ là tượng đối, nó phụ thuộc vào khả năng phát hiện của nhà nghiên cứu về sự phối hợp trực tiếp này để từ đó có thể tác động làm thay đổi nguyên nhân theo hướng có lợi. Tác nhân NN gián tiếp Dịch bệnh Có nhiều nghiên cứu bố trí thí nghiệm để phát hiện nguyên nhân phối hợp gián tiếp hay các yếu tố trung gian giữa tác nhân và dịch bệnh. 4. Nguyên nhân tối thiểu Dịch tễ học quan niệm bất cứ một bệnh nào cũng không phải xảy ra một cách ngẫu nhiên, vô cớ mà phải có những nguyên nhân nhất định của chúng, những nguyên nhân này có thể xác định được. Một thuật ngữ được đề cầp đến đó là “nguyên nhân tối thiểu vừa đủ” khái niệm này đã có từ lâu, thí dụ như: LD50, ID50, CPE50, TCID50, EID50... + Nguyên nhân tối thiểu vừa đủ: vừa mang ý nghĩa của liều đáp ứng, vừa mang ý nghĩa của thời gian đáp ứng, nghĩa là mỗi liều đáp ứng tối thiểu đều ứng với một thời gian đáp ứng tối thiểu nhất định. + Hay nói cách khác sự xuất hiện của một bệnh nào đó là do lượng nguyên nhân quá ngưỡng tác động trong một thời gian nhất định, liều càng cao thì thời gian tác động càng ngắn và ngược lại. III. ĐỊNH ĐỀ KOCK Với quan niệm mới về nguyên nhân đa yếu tố thì khái niệm về bệnh tật chỉ do một tác nhân đơn lẻ gây nên là hoàn toàn không đúng. Chúng ta hãy trở lại một nguyên tắc xác định tác nhân gây bệnh được biết đến là định đề Kock. 1. Định đề Kock Bao gồm 4 điểm sau: - Tác nhân phải được tìm thấy trong các trường hợp bệnh. - Tác nhân này phải không được tìm thấy ở những trường hợp bệnh khác. - Tác nhân này phải có thể gây lại bệnh khi tiêm truyền qua động vật thí nghiệm. - Tác nhân này phải tìm lại được từ vật chủ đã được gây bệnh thí nghiệm 2. Nhận xét Định đề Kock cho thấy một tác nhân đơn lẻ có thể gây ra một bệnh riêng. Tuy nhiên với quan niệm mới về bệnh tật, thì định đề Kock chưa đủ và chưa chính xác vì: - Có nhiều bệnh truyền nhiễm chúng ta có thể tìm thấy nhiều tác nhân gây bệnh (Tiêu chảy, DTL, CRD, Viêm teo mũi lợn truyền nhiễm...) 13 - Có nhiều bệnh mà tác nhân gây bệnh có thể tìm thấy ở những động vật khỏe mạnh (Pasteurella, VK ĐDL, Tụ cầu khuẩn, Liên cầu khuẩn...) tại sao những vi khuẩn này lại không gây bệnh? - Định đề Kock không chú ý tới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. - Định đề Kock quá nhấn mạnh biện pháp kỹ thuật trong thực nghiệm để xác định nguyên nhân, nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ tới môi trường thực nghiệm có phù hợp hay không? 3. Một số điểm bổ sung cho định đề Kock Định đề Kock tuy có giá trị trong việc xác định những nguyên nhân làm lây lan bệnh ở từng cá thể nhưng chưa đầy đủ khi đề cập tới những bệnh xảy ra trong quần thể, vì vậy nó cần được bổ sung. Một khuynh hướng mới với một tư duy mới về nguyên nhân gây bệnh được thiết lập đó là: - Bệnh phải gắn với sự việc đã xảy ra, sự kết hợp này phải được giải thích bằng những hiện tượng sinh học với những kiến thức về lâm sàng và bệnh lý học. - Bệnh phải ổn định và được lập lại, sự kết hợp này phải được mô phỏng lại dưới những điều kiện khác nhau, tức là phải được bố trí nghiên cứu song song với các nhóm đối chứng khác nhau. - Bệnh phải có sự nối tiếp về thời gian, tức là tác nhân gây bệnh phải được bộc lộ trước khi bệnh khởi phát. - Bệnh phải mang tính đặc thù, nghĩa là một nguyên nhân sẽ dẫn tới một kết quả riêng, chứ không phải nhiều kết quả (trong thực tế những hiện tượng riêng đôi khi cho nhiều kết quả). - Cường độ của sự kết hợp giữa tác nhân và bệnh có thể được tính bằng tỷ số của nguy cơ tương đối (Relative Risk=RR) trong quần thể, nếu tỷ số RR này lớn hơn 1 thì có sự kết hợp giữa tác nhân gây và bệnh. - Sự quan hệ về liều đáp ứng: khi có sự thay đổi về tác nhân gây bệnh sẽ dẫn tới sự thay đổi tương ứng về tỷ lệ phát bệnh. Tức là khi tác nhân nhiều thì bệnh sẽ xảy ra thường xuyên hơn và khi tác nhân ít thì bệnh sẽ xảy ra ít hơn, tác nhân là yếu tố cơ bản để xác định bệnh. Rõ ràng 6 quan điểm trên đây là sự kết hợp của các yếu tố tiêu chuẩn để xác định nguyên nhân. Tuy nhiên cũng còn có những điểm chưa thật phù hợp như tính đặc thù, tính liên kết cần được bổ sung, chỉnh lý tùy theo từng trường hợp cụ thể và theo mốc thời gian. Bởi vì mọi công trình khoa học đều có khả năng bị bác bỏ hay được sửa đổi bổ sung do những tiến bộ về kiến thức khoa học của loài người. Do đó quan hệ nhân quả chưa bao giờ được chứng minh một cách tuyệt đối, mà chỉ là dự đoán dựa trên những chứng cứ quan trọng thu thập được. IV. CÁC MÔ HÌNH CỦA DỊCH BỆNH 1. Mô hình sinh thái học Mô hình sinh thái học chính là sự tương tác của tất cả các yếu tố với nhau cùng tác động lên cơ thể vật chủ. Mô hình này được thiết lập nhằm tìm ra cơ chế, hậu quả của tất cả những tác động đó đối với việc hình thành, xuất hiện bệnh như thế nào? Tìm ra được nguyên nhân nào là chủ yếu ảnh hưởng tới tình trạng sức khỏe của quần thể đàn gia súc hay của một cá thể ở một thời điểm nhất định để điều chỉnh kịp thời và giữ thăng bằng cho cơ thể. 14 Có những yếu tố trong hệ sinh thái thay đổi, nhưng không gây ảnh hưởng tới sức khỏe quần thể đàn gia súc, thì không cần phải điều chỉnh, vì có các yếu tố khác trong hệ sinh thái đó có khả năng tự bù đắp tự điều chỉnh lại những ảnh hưởng đó. Ngược lại có những thay đổi dù nhỏ nhưng lại ảnh hưởng tới sức khỏe của quần thể đàn gia súc, dẫn tới bệnh tật thì phải điều chỉnh ngay. Mô hình tam giác Gồm 3 thành phần: Tác nhân – Vật chủ – Môi trường Mô hình này cho rằng trong bất cứ dịch bệnh nào cũng phải phân tích đầy đủ 3 thành phần trên, nếu có bất kỳ một thành phần nào thay đổi sẽ kéo theo sự gia tăng hoặc giảm thấp tần số của bệnh. Tuy nhiên với quan niệm về các yếu tố bên trong và bên ngoài, ứng với tính cảm thụ của cơ thể và khả năng phơi nhiễm đối với các yếu tố của môi trường bên ngoài thì thành phần “tác nhân” chỉ là một trong các yếu tố của môi trường bên ngoài. Khi nghiên cứu dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm thì việc tách riêng các VSV gây bệnh ra khỏi các yếu tố của môi trường thành loại tác nhân là chính xác, nhằm làm sáng tỏ nguyên nhân chính gây ra bệnh. Nhưng với quan niệm và phương pháp nghiên cứu dịch tễ học hiện nay áp dụng cho mọi loại bệnh, người ta sẽ không nhấn mạnh vào yếu tố đặc thù nào, ngay cả đối với các bệnh đã biết được “tác nhân” gây bệnh. Mô hình sinh thái học được hình thành, không nhấn mạnh đến “tác nhân” mà quan tâm đến các tác động qua lại giữa vật chủ và môi trường, nghĩa là quan tâm đến tác động giữa yếu tố bên trong và bên ngoài. Mô hình bánh xe Mô hình bánh xe là mô hình được đề cập để phát hiện những mối quan hệ giữa cơ thể và môi trường, đó là các vòng tròn lớn, nhỏ khác nhau được lồng vào nhau. Ở giữa là một vòng tròn biểu thị cho cơ thể vật (1) chủ với hệ thống thông tin di truyền của nó (G). Xung quanh là môi trường, chia thành 3 mảnh, biểu thị cho các loại môi trường: môi trường sinh học (a), môi trường lý học (b) và môi trường xã hội (c). Độ lớn của từng thành phần của “bánh xe” phụ thuộc vào từng bệnh cụ thể: bệnh do di truyền, bệnh truyền nhiễm, bệnh không truyền nhiễm Mô hình này xác định được nhiều yếu tố căn nguyên của bệnh mà không cần nhấn mạnh đến tác nhân. Dịch bệnh Vật chủ Môi trường Tác nhân Hình 1: Sơ đồ mô hình tam giác G 1 a b c Hình 2: Sơ đồ mô hình bánh xe 15 VD: trong bệnh Dại không cần nhấn mạnh đến virus Dại, mà phải nhấn mạnh đến gia súc mắc bệnh là ổ chứa virus đó và môi trường. Sự phân chia ra các yếu tố của vật chủ và các yếu tố của môi trường rất có lợi trong phân tích dịch tễ học. 2. Mô hình Reed Frost Mô hình phát triển của dịch bệnh có thể được sử dụng để đánh giá, để dự đoán và đề ra những chiến lược không chế, ngăn chặn sự phát triển của các dịch bệnh khác nhau. Mô hình Reed Frost là một trong những mô hình đơn giản nhất, nhưng lại rất hữu ích trong dịch tễ học, mô hình Reed Frost nhận xét: - Sự nhiễm bệnh trực tiếp từ cá thể bị nhiễm sang cá thể mẫn cảm bằng một loạt các tiếp xúc nhất định được gọi là “tiếp xúc đầy đủ”. - Bất cứ cá thể nào chưa được miễn dịch hoặc chưa mẫn cảm trong nhóm, đàn, quần thể tiếp xúc với một cá thể mắc bệnh bệnh truyền nhiễm trong một giai đoạn nhất định sẽ phát triển thành bệnh và có khả năng lây lan cho các cá thể khác trong nhóm, đàn, quần thể và trong giai đoạn tiếp theo, sau đó sẽ có khả năng hoàn toàn miễn dịch. - Mỗi một cá thể có một xác suất cố định để “tiếp xúc đầy đủ” và hoàn toàn ngẫu nhiên với cá thể đặc biệt khác trong nhóm, đàn, quần thể trong một khoảng thời gian nhất định, xác suất này cũng tương ứng cho mỗi thành viên trong nhóm, đàn, quần thể khác. - Những cá thể đã bị nhiễm “được coi như tách khỏi” những cá thể trong nhóm, đàn, quần thể. - Khoảng cách thời gian cho giai đoạn nhiễm bệnh bằng bình quân độ dài của khoảng cách tiền phát. * Mô hình Reed Frost mô tả dịch bệnh bằng phương trình sau: C (t+1) = St (1- Q ct) Trong đó: + t là giai đoạn thời gian xác định bởi thời kỳ nung bệnh của tác nhân (được đo bằng đơn vị giờ, ngày, tháng). + C(t+1) là số trường hợp bệnh bị nhiễm trong thời gian t + St là số động vật dễ phơi nhiễm trong thời gian t + Q là khả năng của một cá thể không được tiếp xúc đầy đủ trong một giai đoạn thời gian. Giá trị của Q được xác định bằng 1 - P, mà P là khả năng của một cá thể được tiếp xúc đầy đủ, nên: Q = 1 - P + Khả năng tiếp xúc đầy đủ P có thể được xác định bằng K/(N – 1) + K là số lượng tiếp xúc có hiệu quả của một cá thể trong một giai đoạn xác định, còn N là quy mô của quần thể. Mô hình Reed Frost có thể xác định được số động vật mới bị nhiễm trong giai đoạn về sau nếu biết được số lượng hiện tại những động vật dễ nhiễm, số lượng các ca bệnh hiện tại và khả năng tiếp xúc có hiệu quả. 16 Mô hình Reed Frost nghiên cứu dịch tễ học hiện hành, chứng minh rằng dịch bệnh sẽ tàn lụi hay kết thúc khi sự tiếp xúc đầy đủ (P) ở mức độ thấp và khi số lượng động vật dễ nhiễm (S) giảm: + Khi mà P x S > 1 thì dịch bệnh có thể xảy ra + Ngược lại khi P x S < 1 thì dịch bệnh sẽ không xảy ra hoặc kết thúc + Còn nếu như dịch bệnh không mất hết, có thể là do có sự thay đổi về độc lực của VSV gây bệnh. Mô hình Reed Frost cho biết nếu số động vật dễ nhiễm trong quần thể giảm do tăng tỷ lệ động vật được miễn dịch thì mức độ của dịch bệnh và thời gian của dịch bệnh có thể sẽ giảm nhiều. Điều này nêu lên khái niệm về “miễn dịch đàn”. - “Miễn dịch đàn” được coi như sự bảo vệ của quần thể khỏi nhiễm dịch bệnh bằng miễn dịch của các cá thể trong quần thể. Nếu như tỷ lệ động vật được miễn dịch trong quần thể giảm dưới mức quy định, thì dịch bệnh sẽ tăng cao đó là điều tất yếu. Do vậy tiêm vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc là phương pháp tạo và duy trì những động vật có miễn dịch trong quần thể, bảo vệ từng cá thể gia súc khỏi mắc phải dịch bệnh, đem lại lợi ích cho cộng đồng, đem lại lợi ích cho cá nhân. Đây chính là những lý do tại sao chúng ta phải tiêm các loại vacxin phòng bệnh cho đàn gia súc. V. MỘT SỐ THUẬT NGỮ THƯỜNG DÙNG 1. Nguy cơ, yếu tố nguy cơ Trong các bệnh nhiễm khuẩn, nguyên nhân gây bệnh là do các VSV gây nên. Tuy nhiên ngày nay khái niệm này được mở rộng nó bao gồm tất cả các yếu tố bên trong và bên ngoài có liên quan, ảnh hưởng đến việc hình thành, diễn biến của bệnh trong một quần thể. Chúng đều được nhìn nhận là những yếu tố nguy cơ của bệnh nhưng ở các mức độ khác nhau tùy thuộc vào kết quả xác định đó là yếu tố nguy cơ nghi ngờ hay yếu tố nguy cơ căn nguyên. Nguy cơ: Là khả năng mắc một bệnh nào đó Nguy cơ được định nghĩa là xác suất xuất hiện một biến cố không có lợi đối với sức khỏe của mỗi cá thể hoặc của một quần thể. Có thể nhận thấy khái niệm nguy cơ là một khái niệm xác suất trìu tượng có thể xảy ra và cũng có thể không xảy ra. Yếu tố nguy cơ: Bất kỳ một yếu tố nào, dù có bản chất nào (vật lý, hóa học, sinh học...) góp phần làm cho một cơ thể đang khỏe mạnh mà mắc bệnh thì yếu tố đó được gọi là yếu tố nguy cơ. Như vậy, khác hẳn với nguy cơ, yếu tố nguy cơ là một khái niệm vật chất cụ thể. Nên khi nói đến nguy cơ chúng ta bao giờ cũng phải gắn liền với yếu tố nguy cơ nếu không sẽ không có ý nghĩa gì về mặt dịch tễ học và cũng sẽ không mang lại một lợi ích gì khi muốn can thiệp để bảo vệ cá thể hoặc quần thể đó. Nếu không khắc phục được yếu tố nguy cơ thì hậu quả tất nhiên là dịch bệnh sẽ xảy ra. 2. Tương tác quan hệ nhân quả Một bệnh xảy ra là hậu quả do tác động của nhiều yếu tố nguyên nhân khác nhau, trong dịch tễ học, người ta gọi các hiện tượng đó là “lưới nguyên nhân”. Bởi vì một bệnh có thể được hình thành do 17 nhiều nguyên nhân khác nhau. Ngược lại, một yếu tố nguyên nhân cũng có thể gây tác động hình thành nhiều hậu quả khác nhau, người ta gọi đó là “lưới hậu quả”. Vì vậy, trong các giả thuyết nhân quả không chỉ quan sát những “diễn biến” của bệnh mà phải nắm được “chất tác động” lên “diễn biến” đó cũng như biểu hiện của các “diễn biến” đó. Trong mối tương tác quan hệ nhân quả, một vấn đề không thể bỏ qua được đó là các quan hệ về liều đáp ứng và thời gian đáp ứng. 3. Quần thể Quần thể: được hiểu một cách khái quát là tập hợp nhiều cá thể trong một phạm trù nhất định, là tổng số cá thể trong một phạm trù xảy ra bệnh hoặc các cá thể có phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ của bệnh cần nghiên cứu. Có thể chia ra các loại quần thể sau: - Quần thể toàn bộ: là một tập hợp các cá thể có chung những đặc điểm, tính chất nhất định trong một thời gian và không gian nhất định. - Quần thể định danh: là một tập hợp những cá thể có chung những tính chất nhất định, hình thành một xác suất mắc tương tự đối với một bệnh nào đó trước những yếu tố nguy cơ nhất định. Tức là các cá thể đó phải đồng nhất với nhau về nhiều tính chất và đồng nhất tối đa về nguy cơ mắc bệnh. Trong quần thể định danh có thể chia ra: + Quần thể dễ nhiễm còn gọi là quần thể mục tiêu + Quần thể có nguy cơ + Quần thể bị đe dọa Chúng ta có thể chọn bất kỳ quần thể nào tùy theo mục đích nghiên cứu, nhưng phải xác định được số cá thể có trong quần thể đó hoặc số cá thể có trong thời điểm nghiên cứu (nghiên cứu ngắn) hoặc phải xác định được số cá thể trung bình có trong thời gian nghiên cứu hoặc giai đoạn nghiên cứu (nghiên cứu dài). Vì các cá thể này sẽ được dùng làm mẫu số cho tính toán các tỷ lệ sau này. Đối với một quần thể lớn (nghiên cứu trong phạm vi rộng và thời gian dài) thì không nên tính tổng số cá thể, vì sẽ không chính xác. Trong trường hợp này nên lấy số thống kê tổng đàn gia súc có trong khu vực ở giữa thời kỳ nghiên cứu. Đối với các quần thể nhỏ, mà quan sát lại được tiến hành trong phạm vi hẹp và thời gian ngắn thì tử số của các tỷ lệ cần phải là số chính xác của các trường hợp gia súc mắc bệnh, gia súc chết còn mẫu số là tổng đàn gia súc có trong thời gian ngắn đó. 4. Thời điểm phát bệnh Xác định thời điểm phát bệnh là rất cần thiết, trong việc thiết lập các tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết và đặc biệt là tỷ lệ mới mắc. Có bệnh có thể xác định được thời điểm phát bệnh một cách dễ dàng và chính xác. Có bệnh thì khó xác định hơn hoặc nhiều khi không xác định được chính xác. Trong trường hợp này ta có thể coi thời điểm phát hiện những triệu chứng đầu tiên sớm nhất hoặc là lúc có chẩn đoán chính xác là thời điểm phát bệnh. 18 5. Thời kỳ quan sát Khi xác định các tỷ lệ luôn luôn phải bao phủ một khoảng thời gian nhất định, thường là: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm... hoặc có thể bao gồm một khoảng thời gian dài ngắn bất kỳ nào. Nói chung khoảng thời gian đó phải đủ dài để có thể đảm bảo được sự ổn định của tử số khi tính các tỷ lệ. Thời kỳ quan sát là khoảng thời gian được tính từ ngày phát bệnh đến ngày có con vật mắc bệnh cuối cùng trong một vụ dịch. VI. THUẬT NGỮ DÙNG TRONG BỆNH TRUYỀN NHIỄM 1. Thời kỳ nung bệnh (incubation period) Là khoảng cách thời gian giữa khả năng bị lây từ một tác nhân truyền nhiễm và sự xuất hiện những triệu chứng đầu tiên của một bệnh nghi vấn. 2. Thời kỳ tiền phát (prepatent period) Là khoảng thời gian giữa sự nhiễm tới khi bài xuất mầm bệnh truyền nhiễm. 3. Động vật mang trùng (carier) Là động vật bị nhiễm chứa một tác nhân gây nhiễm đặc biệt mà không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt nhưng là nguồn dịch cho các động vật khác. Trạng thái mang trùng có thể là không rõ rệt trong suốt quá trình bị nhiễm hay có thể xảy ra trong thời kỳ nung bệnh hoặc trong thời kỳ hồi phục. 4. Động vật nhiễm bệnh Là động vật chưa có những triệu chứng điển hình của bệnh đó, nhưng có những biểu hiện tương tự như động vật mắc bệnh. 5. Động vật nghi nhiễm bệnh Là động vật dễ nhiễm đã tiếp xúc hoặc ở gần động vật mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh. 6. Nguồn dịch (reservoir) Là vi sinh vật sống ký sinh trên cơ thể động vật hay trong môi trường ngoại cảnh (đất, nước, không khí) mà ở đó chúng có khả năng tồn tại, duy trì sự sống, nhân lên, chúng có thể gây bệnh làm lây lan bệnh. 7. Sự nhiễm (infection) Là tác nhân truyền nhiễm có khả năng xâm nhập, phát triển và nhân lên trong cơ thể động vật sống. 8. Sự ô nhiễm (contamination) Là sự có mặt của các tác nhân gây nhiễm trong môi trường với một số lượng vượt quá chỉ tiêu cho phép. 9. Tính cường độc (virulence) Là khả năng của một tác nhân có thể gây bệnh nặng cho động vật. VII. THUẬT NGỮ ĐỐI VỚI BỆNH KHÔNG TRUYỀN NHIỄM 1. Giai đoạn cảm ứng 19 Là thời gian từ lúc tiếp xúc với tác nhân đến khi xuất hiện bệnh (giống như thời thời kỳ nung bệnh trong bệnh truyền nhiễm) 2. Sự ô nhiễm Là sự có mặt của các chất độc, các khí thải có hại cho sức khoẻ của con người và động vật với một số lượng vượt quá các chỉ tiêu cho phép ở trong một môi trường ngoại cảnh nhất định. 20 CHƯƠNG 3 DỊCH TỄ HỌC BỆNH TRUYỀN NHIỄM I. QUÁ TRÌNH NHIỄM TRÙNG 1. Hiện tượng nhiễm trùng Nhiễm trùng là hiện tượng xảy ra khi mầm bệnh là vi sinh vật xâm nhập vào cơ thể động vật trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh. - Theo Metsnhicop: “Nhiễm trùng là một cuộc đấu tranh giữa hai sinh thể”. - Theo Paplop: “Nhiễm trùng là một quá trình sinh vật học phức tạp bắt đầu bằng cuộc đấu tranh giữa mầm bệnh và cơ thể bị xâm nhiễm”. Như vậy nhiễm trùng là một trạng thái đặc biệt của cơ thể, là kết quả xảy ra khi mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể, gặp những điều kiện thích hợp cho sự phát triển, sinh sôi nẩy nở và phát huy tác hại của nó. Nhưng đồng thời cũng kích thích cơ thể phản ứng lại, bằng cách huy động mọi cơ năng bảo vệ để chống đỡ. Hiện tượng đấu tranh giữa hai sinh thể này (cơ thể và mầm bệnh) diễn ra trong những điều kiện nhất định của ngoại cảnh nên nó còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác. Ảnh hưởng của các loại yếu tố đó dẫn đến kết quả là xảy ra hiện tượng nhiễm trùng. Đây là một khái niệm cơ bản quán triệt mọi mặt của công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm cho gia súc. 2. Điều kiện để mầm bệnh gây được nhiễm trùng 2.1.Tính gây bệnh Một trong những tính chất cơ bản của mầm bệnh thể hiện qua tính gây bệnh của chúng. Đây là điều kiện đầu tiên, cơ bản nhất để mầm bệnh gây được nhiễm trùng. Mầm bệnh thu được khả năng này qua quá trình tiến hoá thích nghi của nó trên cơ thể. Khả năng này gắn liền với đặc tính ký sinh của mầm bệnh và có tính chất chuyên biệt: một loại mầm bệnh chỉ gây được một bệnh nhất định. Mầm bệnh trong thiên nhiên có nhiều loại: + Loại hoại sinh + Loại tuỳ tiện (vừa sống ký sinh vừa hoại sinh) + Loại ký sinh bắt buộc (chỉ sống và phát triển trong cơ thể và gây tác hại đối với cơ thể). Nghiên cứu đời sống VSV người ta thấy nhiều loại vi khuẩn sống ở môi trường dần dần thích ứng trên cơ thể sinh vật, ban đầu là loại ký sinh không thường xuyên sau thành ký sinh bắt buộc và cơ thể trở thành môi trường sống thuận lợi duy nhất đối với chúng. Sự thích nghi của mầm bệnh dần dần tạo cho chúng những kiểu trao đổi chất khác nhau, có hình thái và đặc điểm sinh lý đặc trưng cho từng loài, đặc tính này được truyền từ đời này qua đời khác. Trong quá trình tiến hoá thích nghi với cơ thể động vật nhiều loại mầm bệnh ký sinh thường hướng về các mô bào nhất là Ricketsia và Virut. 21 Mầm bệnh cũng có xu hướng cư trú và sinh sản ở những tổ chức nhất định hoặc với mỗi loại động vật nhất định: virut LMLM, vi khuẩn Tỵ thư hoặc gây bệnh cho tất cả các loài như virut Dại, vi khuẩn Nhiệt thán 2.2. Độc lực Mầm bệnh tuy đã có tính gây bệnh nhưng muốn gây được nhiễm trùng cần phải có độc lực. Độc lực biểu hiện mức độ cụ thể của tính gây bệnh. Nhưng khái niệm độc lực không chỉ nói về đặc tính của mầm bệnh, mà còn nói lên sự chống đỡ của cơ thể, vì một mầm bệnh có thể có độc lực đối với cá thể này, loài này nhưng lại không có độc lực đối với cá thể khác, loài khác. Một mầm bệnh có độc lực là do nó có khả năng xâm nhập và phát triển trong cơ thể, trong quá trình đó nó tiết ra những chất độc, những chất ngăn cản cơ năng bảo vệ của cơ thể hoặc phá huỷ tổ chức của cơ thể. Độc lực của mầm bệnh không cố định mà rất dễ bị biến đổi do tác động của cơ thể và ngoại cảnh. Độc lực của mầm bệnh cũng có thể được làm tăng hoặc giảm hoặc mất hoàn toàn bằng phương pháp nhân tạo hoặc bị biến đổi trong tự nhiên. Người ta đã lợi dụng tính chất này trong việc phòng chống bệnh như tiêu độc, chế các loại vacxin Trong phòng thí nhiệm người ta có quy ước để tính độc lực của mầm bệnh, đó là liều gây chết ít nhất (DLM), tức là dùng số lượng mầm bệnh ít nhất nuôi trong những điều kiện nhất định về môi trường, nhiệt độ, thời gian có thể giết chết một động vật nhất định trong những điều kiện nhất định hoặc xác định liều gây chết 50% động vật thí nghiệm (LD50%). 2.3. Số lượng Muốn gây được bệnh thì mầm bệnh phải có số lượng nhất định. Độc lực đi đôi với số lượng mầm bệnh nhiễm vào cơ thể, số lượng càng nhiều bệnh thể hiện càng nặng. Tuy nhiên có loại mầm bệnh chỉ cần số lượng rất ít cũng đủ để gây bệnh (Virus Dịch tả lợn, vi khuẩn Pasteurela multocida) nhưng có loại phải cần số lượng nhiều mới gây được bệnh (Virus Loét da quăn tai, vi khuẩn Nhiệt thán, Brucella). Để xác định tính chất này chính xác hơn người ta quy định các liều: LD50, EID50, CPE50, TCID50 2.4. Đường xâm nhập Súc vật thường xuyên tiếp xúc với môi trường xung quanh chứa mầm bệnh, nên có nhiều điều kiện và nhiều cách để mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Những đường xâm nhập đó được xác lập qua quá trình tiến hoá lâu dài của chúng để thích nghi với đời sống ký sinh, tạo điều kiện thích hợp nhất để chúng gây bệnh và bảo tồn nòi giống. Vì vậy, mỗi loại mầm bệnh đã chọn lọc một con đường thích hợp nhất để vào cơ thể. Những loại mầm bệnh khác nhau có những đường xâm nhập khác nhau. Tuy nhiên một loại mầm bệnh có thể có một hoặc nhiều đường xâm nhập, nhưng trong đó vẫn có một đường xâm nhập chính. Đường xâm nhập có ý nghĩa quan trọng trong hiện tượng nhiễm trùng: 22 - Nếu đường xâm nhập thích hợp thì mầm bệnh dễ dàng gây bệnh và bệnh thể hiện điển hình. - Nếu đường xâm nhập không thích hợp thì có thể không gây bệnh hoặc gây bệnh nhẹ và cho miễn dịch hoặc cần số lượng nhiều gấp nhiều lần mới gây được bệnh. - Ngoài ra, cùng một đường xâm nhập nhưng ở những vị trí khác nhau trên cơ thể thì có thể gây nên những hiện tượng bệnh lý khác nhau. Những đường xâm nhập chủ yếu là: đường tiêu hoá, đường hô hấp, đường qua da, niêm mạc, sinh dục tiết niệu và đường máu. 2.5. Kết luận Khả năng xâm nhập vào cơ thể, sinh sôi nảy nở trong cơ thể, khả năng chịu đựng trong điều kiện ngoại cảnh hợp lại tạo thành khả năng xâm nhiễm của mầm bệnh. Khả năng này làm cho mỗi bệnh truyền nhiễm có tính chất dịch tễ học riêng biệt. Những điều đó có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng chống bệnh truyền nhiễm. 3. Phương thức tác động của mầm bệnh Phương thức tác động của mầm bệnh đối với cơ thể động vật chủ yếu gồm hai phương thức chính: - Thứ nhất là sinh sản cực nhanh chiếm đoạt vật chất của cơ thể ký chủ để phát triển. VD: như vi khuẩn gây bệnh Nhiệt thán (B. anthracis) - Thứ hai tác động bằng những chất tiết ra như: độc tố, giáp mô, yếu tố lan truyền hay khuyếch tán, công kích tố, các loại men VD: vi khuẩn gây bệnh Uốn ván (Clostridium tetani) 3.1. Độc tố Độc tố của vi khuẩn có 2 loại: - Ngoại độc tố: do vi khuẩn gây bệnh tiết ra môi trường xung quanh, các mô bào của cơ thể hút vào và gây nên triệu chứng ngộ độc. Ngoại độc tố rất độc, tác động với một lượng rất ít, thường có đặc tính hướng thần kinh. VD: độc tố của vi khuẩn Uốn ván lan truyền vào thần kinh trung ương gây kích thích trung tâm vận động làm bắp thịt bị co giật. - Nội độc tố: là sản phẩm của nhiều loại vi khuẩn (chủ yếu là vk Gram âm). Nội độc tố gắn liền với tế bào vi khuẩn, khi vi khuẩn bị dung giải nội độc tố mới được giải phóng. Khác với ngoại độc tố, nội độc tố gây các hiện tượng bệnh lý chung cho động vật như: ủ rũ, sốt, bỏ ăn, gầy còm 3.2. Giáp mô Giáp mô là yếu tố độc lực của vi khuẩn, có tác dụng giúp vi khuẩn chống lại thực bào. Một số vi khuẩn có khả năng sinh giáp mô trong cơ thể gia súc: trực khuẩn và cầu khuẩn. Những vi khuẩn này nếu không sinh giáp mô thì không còn độc lực. Hiện tượng này được ứng dụng để chế vacxin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm. 23 3.3. Công kích tố Nhiều loại vi khuẩn có khả năng ức chế sức đề kháng của cơ thể, đặc biệt là ức chế thực bào nhờ một chất được tạo ra trong quá trình sinh sống của chúng, gọi là công kích tố. Trong khi ức chế sự tự vệ của cơ thể, công kích tố tạo nên bức màn che cho vi khuẩn sinh sản lan tràn khắp cơ thể. Công kích tố có thể tách riêng được từ nước thẩm xuất ổ viêm hoặc từ nước lọc canh trùng vi khuẩn gây bệnh. Nếu cho công kích tố vào canh trùng có độc lực yếu thì độc lực của canh trùng đó được tăng lên. 3.4. Yếu tố lan truyền hay khuyếch tán Tính chất ký sinh của mầm bệnh có liên quan đến khả năng xuyên vào mô bào của cơ thể, tính chất này phụ thuộc vào mức độ độc lực của mầm bệnh và khả năng ngăn cản sự xâm nhập của chúng vào mô bào của cơ thể. Như vậy yếu tố lan truyền hay khuyếch tán là chất có khả năng làm tăng sức thẩm thấu của mô bào, làm tăng sức gây bệnh của nhiều loại mầm bệnh: VK Uốn ván, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn Trong các mô liên kết của cơ thể có axit Hyaluronic có khả năng ngăn chặn các vật lạ và mầm bệnh lan tràn trong mô bào. Bản chất tác động của yếu tố lan truyền là do mầm bệnh có khả năng sản sinh men Hyaluronidaza phân huỷ axit Hialuronic, làm tăng sức thẩm thấu của mầm bệnh và độc tố của chúng vào mô bào. Ngoài yếu tố trên nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhờ có lông nên dễ xâm nhập và cư trú tại các mô bào. 3.5. Men Ngoài các yếu tố trên mầm bệnh còn tác động bằng hệ thống men do chúng sinh ra. Liều tác động rất nhỏ có tác dụng như một chất xúc tác. Nhiều loại vi khuẩn có khả năng sản sinh ra các men: - Coagulaza và muxinaza phá huỷ mô liên kết, - Haemolyzinaza làn tan vỡ hồng cầu, leucocidinaza phá huỷ bạch cầu - Proteinaza có tác dụng phân huỷ protein - Fibrinnolyzin có tác dụng làm tan tơ huyết - Hyaluronidaza có tác dụng phân huỷ axit hyaluronic làm tăng tính thẩm thấu của mô bào - Penixilinaza làm cho penixilin mất tác dụng 3.6. Kết luận Như vậy, sau khi vào cơ thể mầm bệnh có thể gây tác hại tại chỗ: viêm, thủy thũng, hoại tử ngay chỗ xâm nhập. Sau đó có loại mầm bệnh không phát triển xa hơn mà chỉ nằm tại chỗ những vẫn có tác hại đến toàn thân do chất tiết của nó được dẫn đi khắp cơ thể thông qua cơ chế phản xạ. Có loại cùng với chất tiết của nó đi khắp cơ thể theo phương thức lan dần do tiếp xúc hoặc theo mạch máu, mạch lâm ba gây nên 24 những trạng thái nghiêm trọng như bại huyết, nhiễm trùng huyết Hoặc theo đường thần kinh gây nên những rối loạn toàn thân phá hoại hoạt động bình thường của cơ thể. Ngoài những rối loạn toàn thân bằng những kích thích liên tiếp mầm bệnh còn gây nên những tổn thương cục bộ ở xa chỗ xâm nhập. Bằng cơ chế phản xạ, mầm bệnh phá hoại những hoạt động phản xạ bình thường của cơ thể, đồng thời cũng dẫn đến sự bồi đắp của cơ thể để tạo ra hoạt động bảo vệ cơ thể. Những tổn thương cục bộ còn thể sinh ra do tính hướng tổ chức đặc biệt của mầm bệnh bởi nhiều loại mầm bệnh có xu hướng khu trú và phát triển chủ yếu ở những loại tổ chức nhất định, tính chất này đặc biệt rõ ở một số loài virus và ngay trong cùng một loài virus có thể có những chủng hướng tổ chức khác nhau. Tính hướng tổ chức này là kết quả của quá trình tiến hoá và thích nghi lâu dài của mầm bệnh và cũng là kết quả của sự chống đỡ của cơ thể. Do có nhiều phương thức tác động khác nhau nên mầm bệnh có thể gây ra hiện tượng rối loạn toàn thân và rối loạn cục bộ. - Triệu chứng toàn thân: sốt, ủ rũ, bỏ ăn, ỉa chảy là triệu chứng chung của nhiều bệnh truyền nhiễm. - Triệu chứng cục bộ do tính phản ứng của cơ thể quyết định và có ảnh hưởng đến toàn thân. + Có thể là tiên phát nếu bệnh phát ra ở cơ thể khoẻ mạnh hoặc thứ phát khi bệnh đang giảm. Những triệu chứng này điển hình riêng cho từng bệnh (bệnh THT lợn có hiện tượng sưng hầu họng, bệnh ĐDL có những đám đỏ hình vuông, tròn, bầu dục ở trên da...) Nhiễm trùng không nhất thiết phải có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, có những ca bệnh không có triệu chứng chiếm một tỷ lệ khá cao, gây khó khăn trong điều tra dịch tễ học. Trong khái niệm nhiễm khuẩn người ta chia ra làm ba mức độ: “sống nhờ”, “chung sống”, “gây bệnh”. Những cơ thể nhiễm khuẩn trên là nguồn bệnh tiềm ẩn cho người và động vật khác dù ở tình trạng mang khuẩn không biểu hiện triệu chứng, tình trạng mang khuẩn sớm hoặc tình trạng sau khi khỏi, ở thời kỳ hồi phục (nếu tình trạng này kéo dài người ta gọi là hiện tượng mang khuẩn mạn tính). 4. Các loại nhiễm trùng * Nhiễm trùng từ ngoài: khi cơ thể động vật khoẻ mạnh bị nhiễm trùng từ bên ngoài và mắc bệnh. * Nhiễm trùng từ trong: mầm bệnh có sẵn trong cơ thể động vật, mầm bệnh và cơ thể ở trạng thái cân bằng (mầm bệnh không thể hiện tính gây bệnh cơ thể cũng không bài trừ được mầm bệnh) nhưng khi cơ thể suy yếu, mầm bệnh biến đổi, tính gây bệnh được tăng cường nên có khả năng gây bệnh cho cơ thể. * Nhiễm trùng đơn thuần: là nhiễm trùng do một loại mầm bệnh gây nên. * Nhiễm trùng kết hợp hay nhiễm trùng kép: là do nhiễm hai hay nhiều loại mầm bệnh cùng một lúc. 25 Trong trường hợp này quá trình tiến triển của bệnh rất nặng và phức tạp do mầm bệnh này có thể làm tăng cường độc lực cho mầm bệnh kia, cơ thể có triệu chứng và bệnh tích của nhiều bệnh, gây khó khăn cho chẩn đoán và điều trị. * Nhiễm trùng kế phát hay nhiễm trùng tiếp sức: khi cơ thể đã bị nhiễm trùng và mầm bệnh này tạo điều kiện cho mầm bệnh kia xâm nhập. Điều kiện để xuất hiện loại nhiễm trùng này chủ yếu là do sức đề kháng của cơ thể suy yếu nên tạo điều kiện cho mầm bệnh thứ hai nổi lên hoặc đột nhập vào cơ thể gây bệnh, làm cho bệnh nặng thêm. * Bội nhiễm: khi một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể đang bị nhiễm bệnh đó. * Tái nhiễm: khi cơ thể đã khỏi bệnh mà mắc lại bệnh đó (tức là cơ thể bị nhiễm bệnh lần thứ 2 với cùng loại mầm bệnh trước sau khi cơ thể đã hoàn toàn bài trừ mầm bệnh lần thứ nhất). * Tái phát: là bệnh xuất hiện lần thứ 2 mặc dù không bị nhiễm trùng lần thứ hai. * Nhiễm trùng huyết: là khi mầm bệnh sinh sản và phát triển một thời gian dài trong máu trong quá trình nhiễm trùng. * Nhiễm trùng qua máu: mầm bệnh không sinh sản trong máu, chúng chỉ làm nhiệm vụ chuyên chở mầm bệnh đến nơi khu trú thích hợp. * Nhiễm mủ huyết: khi mầm bệnh lan tràn bằng đường lâm ba và đường máu, có thể gây những thương tổn ở những cơ quan và tổ chức khác nhau, do các loại vi khuẩn sinh mủ gây nên. * Nhiễm trùng huyết sinh mủ: khi hiện tượng nhiễm trùng huyết và nhiễm trùng mủ huyết xảy ra cùng lúc. * Nhiễm độc huyết: có những loại mầm bệnh sinh sản và hình thành độc tố trong cơ thể nhưng không lan tràn xa tổ chức cư trú, chúng tiết chất độc vào máu và đầu độc cơ thể bằng độc tố. II. SỰ THÍCH ỨNG BẢO VỆ TỰ NHIÊN CỦA CƠ THỂ Mầm bệnh là nguyên nhân trực tiếp và đặc hiệu gây nên bệnh truyền nhiễm. Không có chúng thì không có bệnh tuy nhiên chỉ có mầm thì không thể làm bệnh phát sinh và lây lan. Vai trò của cơ thể, của ngoại cảnh, trong đó cơ thể có chứa mầm bệnh sống là những yếu tố quyết định việc phát sinh và làm lây lan bệnh. Tuy mầm bệnh có rất nhiều trong thiên nhiên, có nhiều cơ hội xâm nhập vào cơ thể nhưng không phải lúc nào mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể là có thể gây bệnh. Đó là vì cơ thể có khả năng chống lại tác hại của mầm bệnh trong một mức độ nhất định đây gọi là sức đề kháng hay miễn dịch của cơ thể. - Miễn dịch là khả năng của cơ thể không cảm thụ với một tác nhân có hại nào đó cho cơ thể ở một mức độ nhất định. Tính miễn dịch là do toàn bộ cơ cấu thích ứng của cơ thể tạo thành dưới sự điều khiển của thần kinh trung ương. Những yếu tố bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng bao gồm nhiều yếu tố: - Có những yếu tố không đặc hiệu như da, niêm mạc, gan lách, thận, dịch tiết các tuyến - Có những yếu tố đặc hiệu như kháng thể đặc hiệu - Có những yếu tố vừa đặc hiệu vừa không đặc hiệu như hệ lâm ba 26 - Có những yếu tố đặc hiệu không triệt để như thực bào, gồm có đại thực bào và tiểu thực bào Hoạt động bảo vệ của tất cả các yếu tố đó đều nhịp nhàng thống nhất dưới sự điều tiết của thần kinh trung ương và tạo nên miễn dịch cho cơ thể. 1. Da Có nhiều chức năng quan trọng như đảm bảo sự liên kết qua lại của cơ thể với bên ngoài, giữ cho các bộ phận bên trong khỏi bị tác động của các yếu tố bên ngoài, tham gia vào quá trình điều tiết nhiệt, làm nhiệm vụ hô hấp, ngăn chăn sự xâm nhập của mầm bệnh. Da lành lặn ngăn chặn và tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn nhờ chất tiết mồ hôi, chất nhờn, lớp sừng có phản ứng toan có tác dụng tiêu diệt nhiều loại mầm bệnh, tế bào thượng bì luôn bong ra kéo theo mầm bệnh. Như vậy, da đóng vai trò quan trọng trong mọi hoạt động của cơ thể và ảnh hưởng rõ rệt đến trạng thái của toàn bộ cơ thể. Khi chức phận của da bị rối loạn thì ảnh hưởng đến hoạt động của cả cơ thể. Do vậy phải tăng cường chăm sóc giữ vệ sinh cho da để tăng sức đề kháng của da. 2. Niêm mạc So với da thì niêm mạc (mồm, mũi, ruột, sinh dục) dễ thích ứng với mầm bệnh hơn, nhiều loại mầm bệnh dễ phát triển trên niêm mạc và xuyên vào cơ thể do khả năng thấm hút của niêm mạc cao, do có các nếp nhăn, độ ẩm, bóng tối, nhiệt độ của niêm mạc thích ứng với nhiều loại vi khuẩn. Nhưng niêm mạc lành lặn của động vật khoẻ mạnh có thể ngăn chặn được nhiều loại mầm bệnh. - Niêm mạc đường hô hấp có lông và chất nhầy có tác dụng giữ lại các vật lạ và tống chúng ra ngoài qua các phản xạ: ho, hắt hơi - Ngoài tác dụng cơ giới niêm mạc còn tiết ra niêm dịch làm rửa trôi và tiêu diệt mầm bệnh: Dịch mũi có tác dụng làm tan vi khuẩn, virus; nước mắt, nước mũi, nước bọt, sữa, máu có chất Lisozim làm tan nhiều loại mầm bệnh Khả năng tự vệ của niêm mạc phụ thuộc vào: sức khoẻ, tuổi, thời tiết, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng 3. Dịch tiết các tuyến Khi qua đường tiêu hoá mầm bệnh bị các chất dịch ở đường tiêu hoá tiêu diệt. - Dịch vị dạ dầy có khả năng tiêu diệt nhiều loại VK, tuy vậy vẫn có một số loại VK không bị tiêu diệt như VK Lao và các loại vi khuẩn có nha bào. - Ngoài ra dịch mật, dịch tá tràng, chất bài tiết đường sinh dục, chất lactinin trong sữa, parotin trong nước bọt cũng có tác dụng làm tăng sinh niêm mạc, tăng cường sức bảo vệ của niêm mạc. 4. Gan, lách, thận * Gan đảm nhiệm nhiều chức năng sinh lý quan trọng của cơ thể. Là một khí quan đắc lực chống mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể. Paplop đã xem gan là một “vệ sĩ” đáng tin cậy của cơ thể do Gan có chức năng giải độc, ngăn chặn mầm bệnh do tế bào Kupfer của gan có khả năng thực bào. 27 * Lách là khí quan quan trọng nhất trong hệ thống đáp ứng miễn dịch: Đây chính là cơ quan ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh. Hơn 80% VK được giữ lại ở gan và lách, chứng tỏ khả năng hấp thụ VK của hai cơ quan này rất lớn. Khi chống lại bệnh lượng máu trong lách cao, vô số bạch cầu đa nhân thẩm xuất, tế bào mạng lưới nội bì tăng sinh do vậy hoạt động thực bào được tăng cường. * Thận cũng là cơ quan bảo vệ cơ thể, nhiều mầm bệnh hoặc độc tố của chúng, những chất thải của cơ thể được đưa về thận để giải độc và bài tiết ra ngoài. 5. Hệ lâm ba Là một hàng rào phòng ngự của cơ thể, hạch lâm ba vừa bảo vệ chống nhiễm trùng nói chung (MDKĐH), vừa tham gia sản xuất kháng thể (MDĐH). Trong nhiều bệnh truyền nhiễm hạch lâm ba thường sưng to đó chính là do phản ứng phòng vệ của cơ thể. Mầm bệnh đi qua hạch lâm ba, bị giữ lại trong các xoang, bị các tế bào mạng lưới nội mô thực bào, bị chất lisozim của hạch tiêu diệt. Tuy nhiên hạch lâm ba ít có tác dụng đối với virus. Có ý kiến cho rằng là do virus có thể sản sinh ngay trong hạch lâm ba. Một số loại VK khác như Lao, nấm men có thể phát triển ở hạch. 6. Viêm Khi bị một kích thích, cơ thể thường phát sinh phản ứng viêm. Trong một mức độ nhất định phản ứng này có tác dụng bảo vệ cơ thể. - Quá trình viêm giữ mầm bệnh và độc tố trong khu vực bị viêm không cho chúng lan rộng vào máu và các bộ phận khác trong cơ thể do tế bào nơi ổ viêm tăng sinh tạo thành một hàng rào ngăn cản. - Viêm còn làm giãn nở và làm tăng tính thẩm lậu của mao quản, làm cho bạch cầu đa nhân dễ xuyên mạch để làm nhiệm vụ thực bào. - Các chất dịch nơi ổ viêm có thể làm ngưng kết mầm bệnh, lôi cuốn mầm bệnh, làm suy yếu hoặc tiêu diệt mầm bệnh. Tuy nhiên, không phải lúc nào viêm cũng có lợi cho cơ thể, một số VK có thế phát triển trong ổ viêm, những chất độc sinh ra tại ổ viêm có thể tác động đến cơ thể, làm suy yếu sức chống đỡ của cơ thể. 7. Thực bào Là một hiện tượng đề kháng tự nhiên của cơ thể chống nhiễm trùng có tính chất hoàn toàn tế bào và là một yếu tố đề kháng không đặc hiệu của cơ thể. Thực bào là giai đoạn đầu tiên của phản ứng miễn dịch, của sự hình thành kháng thể đặc hiệu vì sự vây bắt mầm bệnh là tiền đề cho việc hình thành phản ứng tế bào đặc hiệu, các tế bào thực bào nhận và truyền thông tin đến các tế bào chuyên biệt có nhiệm vụ sản xuất kháng thể. Có 2 loại thực bào: - Tiểu thực bào: chủ yếu là bạch cầu đa nhân, nhất là bạch cầu đa nhân trung tính. - Đại thực bào: gồm chủ yếu các loại tế bào của hệ thống lưới nội mô và một số cơ quan nội tạng của cơ thể như: tế bào Kupfer, tổ chức bào, tế bào sợi, bạch cầu đơn nhân. 28 Trong quá trình thực bào có khi mầm bệnh không bị tiêu diệt mà lại được thực bào mang đi khắp cơ thể. Thực bào ít có tác dụng đối với virus và một số VK có sức đề kháng cao. 8. Kháng thể Trong máu và một số chất dịch của cơ thể có kháng thể tự nhiên không đặc hiệu và kháng thể đặc hiệu. * Kháng thể tự nhiên không đặc hiệu: + Trong máu và một số chất dịch của cơ thể có chứa loại kháng thể này trước khi tiếp xúc với mầm bệnh, có tác dụng với mọi mầm bệnh nhưng không đặc hiệu. + Trong máu có chất bổ thể (anpha lizin) có tác dụng diệt nhiều loại mầm bệnh. + Trong huyết thanh còn có beta lizin có tác dụng ức chế các loại VK gram dương. + Propecdin: là yếu tố miễn dịch tự nhiên của cơ thể, có trong huyết thanh, là một globulin to hoạt động giống kháng thể đối với nhiều loại VK gram âm. Tuy nhiên, propecdin muốn hoạt động cần có sự tham gia của bổ thể và sự có mặt của ion magiê tạo thành hệ thống bổ thể - propecdin - magiê. + Trong huyết thanh, trong bào tương của bạch cầu, trong sữa và trong các chất tiết khác của mũi, họng, nước mắt, nước bọt, chất nhầy ở ruột còn có chất Lysozim có tác dụng đến lớp vỏ của vi khuẩn và làm tan hoặc ức chế nhiều loại vi khuẩn. * Kháng thể đặc hiệu: + Kháng thể đặc hiệu là những globulin của huyết tương do kháng nguyên kích thích cơ thể sản sinh ra và có phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên ấy. + Kháng thể đặc hiệu được sản sinh nhiều ở loài có vú và loài chim, loài bò sát thì ít hơn. + Kháng thể có ở trong máu, sữa là thành phần của protein huyết thanh. Kháng thể không có trong albumin mà chỉ có trong globulin, nhất là gamma globulin. + Kháng thể đặc hiệu có nguồn gốc từ: tế bào plastmocyte, tế bào limphocyte, tế bào mạng lưới nội bì. III. QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN CỦA BỆNH Bệnh truyền nhiễm là một quá trình đấu tranh giữa mầm bệnh và cơ thể trong điều kiện ngoại cảnh nhất định. Cho nên khác với những bệnh không truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nào cũng thường tiến triển qua những giai đoạn nhất định. Nói chung, quá trình tiến triển này được phân chia thành 4 thời kỳ: thời kỳ nung bệnh, thời kỳ khởi phát, thời kỳ toàn phát, thời kỳ cuối của bệnh. 1. Thời kỳ nung bệnh Là khoảng thời gian từ lúc mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể cho tới khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh. Trong thời kỳ này mầm bệnh bắt đầu sinh sản và những chất độc được tích luỹ trong cơ thể, cơ thể cũng đã có những phản ứng chống lại mầm bệnh. Thời kỳ nung bệnh của từng bệnh rất khác nhau, có thể dài hoặc ngắn tuỳ bệnh. 29 Trong cùng một loài thì thời kỳ nung bệnh của mỗi cá thể cũng khác nhau, tuy nhiên mỗi bệnh đều có thời gian nung bệnh trung bình. Thời kỳ nung bệnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố: số lượng, độc lực, đường xâm nhập, trạng thái cơ thể Thời kỳ này tuy không thấy triệu chứng lâm sàng nhưng có thể phát hiện bệnh bằng các phương pháp chẩn đoán dị ứng hay huyết thanh. Thời kỳ nung bệnh có ý nghĩa dịch tễ rất quan trọng vì ở nhiều bệnh trong thời kỳ này súc vật đã bài mầm bệnh và có khả năng làm lây lan bệnh ngay trong thời kỳ này. Do vậy, biết được thời kỳ nung bệnh ta có thể đề ra các biện pháp phòng chống bệnh có cơ sở khoa học như: định thời gian nhốt riêng, thời gian cách ly con vật ốm, thời gian công bố hết dịch, chẩn đoán bệnh 2. Thời kỳ khởi phát Thời kỳ nung bệnh chuyển dần sang thời kỳ khởi phát. Thời kỳ này các cơ năng đã bị biến đổi và rối loạn, con vật đã thể hiện những triệu chứng nhiễm trùng, nhiễm độc như: thân nhiệt tăng, ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn Đó là những triệu chứng đầu tiên có thể thấy ở đại đa số các bệnh truyền nhiễm. Thời kỳ này có thể kéo dài từ vài giờ đến 1 – 2 ngày tuỳ loại bệnh rồi chuyển sang thời kỳ sau. 3. Thời kỳ toàn phát Sang thời kỳ này, do mầm bệnh đột nhập và tác động đến các cơ quan nội tạng nhất định, do tính hướng tổ chức của từng loại mầm bệnh, con vật sẽ xuất hiện đầy đủ những triệu chứng điển hình của bệnh. Bên cạnh những triệu chứng chung ngày càng nặng thấy xuất hiện những triệu chứng, bệnh tích đặc hiệu của bệnh, giúp cho việc chẩn đoán được dễ dàng Tuy nhiên cần chú ý đến các triệu chứng toàn thân, triệu chứng cục bộ, triệu chứng chính, triệu chứng phụ để chẩn đoán và phân biệt với các bệnh khác. 4. Thời kỳ cuối (thời kỳ kết thúc) của bệnh Tuỳ theo sức đề kháng khác nhau của cơ thể, một bệnh truyền nhiễm có thể kết thúc theo nhiều khả năng: - Con vật ốm bị chết, mầm bệnh tồn tại một thời gian trong xác chết rồi bị phá huỷ. - Mầm bệnh và cơ thể không bên nào thắng bên nào: + Có thể các triệu chứng bệnh giảm dần, bệnh kéo dài, biến thành mạn tính, con vật vẫn bài mầm bệnh trong một thời gian dài. + Có thể con vật lành hẳn triệu chứng, biến thành con vật lành bệnh mang trùng, nhưng mang và bài mầm bệnh một thời gian dài, có hoặc không có miễn dịch. - Khả năng cuối cùng là con vật khỏi bệnh hoàn toàn, các phản ứng miễn dịch của cơ thể bắt đầu chiếm ưu thế, các rối loạn cơ năng dần biến mất và tổn thương bắt đầu được hồi phục, thế cân bằng của cơ thể với ngoại cảnh dần ổn định, mầm bệnh dần bị tiêu diệt và thải trừ ra khỏi cơ thể. Theo quan điểm của dịch tễ học: một con vật được coi là khỏi bệnh truyền nhiễm, có thể nhập đàn trở lại phải là con vật lành bệnh hoàn toàn tức là khỏi cả về 3 mặt: hết triệu chứng, hết bệnh tích; hết 30 rối loạn cơ năng; hết mầm bệnh và không bài mầm bệnh ra bên ngoài. Chỉ những con vật lành bệnh hoàn toàn như vậy mới không còn nguy hiểm về mặt dịch tễ học. 5. Kết luận Ở mỗi thời kỳ của nhiễm trùng, bệnh thể hiện có tính chất khác nhau đối với con vật. Nhưng xét về mặt dịch tễ học thì ở bất cứ thời kỳ nào con vật cũng đều nguy hiểm, vì chúng đều bài tiết mầm bệnh và là nguồn gây bệnh. Đặc biệt nguy hiểm là con vật ở thời kỳ nung bệnh, lành bệnh mang trùng và lành bệnh hoàn toàn nhưng chưa bài tiết hết mầm bệnh. IV. CÁC THỂ BỆNH NHIỄM TRÙNG Các thể bệnh có thể xảy ra trong quá trình mắc bệnh thể hiện sự đấu tranh giữa cơ thể và mầm bệnh. Tuỳ theo tính chất và thời gian kéo dài của các thể bệnh mà chia ra làm các thể sau: thể quá cấp tính, thể cấp tính, thể á cấp tính, thể mạn tính, thể ẩn, thể không điển hình, thể khoẻ mang trùng. 1. Thể quá cấp tính Còn gọi là thể ác tính, bệnh diễn biến rất nhanh. Con vật chết ngay sau khi vừa xuất hiện triệu chứng hoặc không kịp xuất hiện triệu chứng. Thể này thường ở đầu ổ dịch, con vật mắc bệnh dễ chết, triệu chứng bệnh không điển hình. 2. Thể cấp tính Thể này bệnh tiến triển dài hơn so với thể quá cấp tính, kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Tỷ lệ chết cao, triệu chứng, bệnh tích rõ, dễ chẩn đoán. 3. Thể á cấp tính Bệnh diễn biến dài hơn so với thể thể cấp tính, có thể trong vài ba tuần. Triệu chứng nhẹ, không rõ rệt, thường xảy ra giữa vụ dịch, tỷ lệ chết không cao. 4. Thể mạn tính Thể này bệnh tiến triển rất chậm, kéo dài hàng tháng có khi hàng năm. Triệu chứng không rõ rệt hoặc không biểu hiện, tỷ lệ chết thấp, khó chẩn đoán, thường phải dùng các phương pháp chẩn đoán trong phòng thí nghiệm mới xác định được. Động vật mắc bệnh ở thể này tỷ lệ chết không cao, nhưng do thời gian tồn tại lâu trong đàn, mầm bệnh vẫn được bài ra môi trường xung quanh, nên rất nguy hiểm về mặt dịch tễ học. 5. Thể ẩn Thể này con vật không có triệu chứng bệnh nhưng trong phủ tạng có bệnh tích và có bài mầm bệnh. Động vật mang mầm bệnh lâu, thường xuyên bài ra ngoại cảnh nên đây chính là nguồn bệnh nguy hiểm. Bệnh ở thể này có khi tạo miễn dịch cho con vật, it gây chết, nhưng chẩn đoán khó khăn. 6. Thể không điển hình Thể này triệu chứng và bệnh tích khác với triệu chứng bệnh tích điển hình của bệnh. Nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán, điều trị 31 7. Thể khoẻ mang trùng Thể này con vật vẫn khoẻ mạnh bình thường, không có triệu chứng bệnh tích, nhưng có mang và bài tiết mầm bệnh ra bên ngoài. Đây cũng chính là nguồn bệnh nguy hiểm về mặt dịch tễ học vì rất khó phát hiện những con ở thể này. 8. Kết luận Gia súc mắc bệnh từ thể này có thể chuyển sang thể kia trên cùng một con vật hoặc trong một đàn gia súc trong quá trình xảy ra dịch. Các thể quá cấp tính, cấp tính làm chết nhiều gia súc, nhưng về mặt dịch tễ học các thể này không nguy hiểm bằng thể nhẹ hoặc thể khoẻ mang trùng vì các thể này dễ nhận biết, gia súc ít có khả năng truyền bệnh rộng rãi và các biện pháp cách ly, tiêu diệt dễ thi hành hơn. V. BÀI MẦM BỆNH Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong dịch tễ học của các bệnh truyền nhiễm. Phần lớn các động vật khi mắc bệnh truyền nhiễm đều có thể bài mầm bệnh ra bên ngoài sớm hay muộn, dài hay ngắn, nhiều hay ít, điều này phụ thuộc vào loại bệnh, loài mắc bệnh, thể bệnh, thời kỳ của bệnh. - Có bệnh mầm bệnh chỉ thải ra ngoài theo một đường: Xoắn khuẩn, Dại - Có bệnh mầm bệnh thải ra theo nhiều đường: Newcastle, Tụ huyết trùng, Nhiệt thán - Có khi động vật chỉ bài mầm bệnh một thời gian ngắn (thể nặng), hoặc suốt đời (thể mạn tính, khoẻ mang trùng) - Có bệnh mầm bệnh chỉ được bài theo từng lúc: khi sốt, khi mầm bệnh có trong máu Mầm bệnh được bài thải rộng rãi ở các thể nhẹ do con vật có thể đi lại, còn ở thể nặng con vật ít vận động nên phạm vi bài mầm bệnh hẹp hơn. VI. QUÁ TRÌNH TRUYỀN LÂY 1. Ý nghĩa của quá trình truyền lây Mầm bệnh là một sinh vật ký sinh tự nó không tạo được điều kiện sống cho nó mà phải sống nhờ vào sinh vật khác. Ở đó nó sinh sản và nhân lên để duy trì nòi giống và đồng thời gây bệnh. Động vật mắc bệnh có thể khỏi bệnh hoặc chết, trong cả 2 trường hợp mầm bệnh đều bị tiêu diệt. - Trong một số trường hợp mầm bệnh có thể tồn tại nhưng không duy trì được bản chất gây bệnh ban đầu nên nó phải tìm mọi cách xâm nhập vào một cơ thể khác, một sinh vật khác. Ở đó nó lại nhân lên và được bài xuất ra bên ngoài rồi lại xâm nhập vào cơ thể khác để duy trì nòi giống và tăng cường khả năng gây bệnh. Như vậy, bệnh truyền nhiễm là một chuỗi dài không dứt của những ca bệnh liên tục tạo ra một quá trình dịch tễ. Trong quá trình đó, không nhất thiết phải qua những thể bệnh rõ rệt mà có cả những mắt xích không rõ rệt. Phương thức phát triển của mầm bệnh là phải thực hiện cho được quá trình truyền lây. Cho nên muốn dập tắt dịch, muốn tiêu diệt mầm bệnh phải chống lại quá trình truyền lây. 32 Có thể thấy, quá trình truyền lây từ động vật bệnh sang động vật khoẻ là điều kiện bắt buộc để duy trì được mầm bệnh (trừ trường hợp mầm bệnh chưa hoàn toàn biến thành ký sinh). Quá trình truyền lây xảy ra khi mầm bệnh được truyền từ gia súc bệnh sang gia súc khoẻ. Trong suốt thời gian mắc bệnh gia súc bệnh luôn bài mầm bệnh ra khỏi cơ thể. Mầm bệnh có thể được truyền trực tiếp hoặc ra ngoại cảnh rồi mới vào gia súc khoẻ. * Sơ đồ của quá trình truyền lây gồm 3 khâu: Nguồn bệnh – Yếu tố truyền lây – Súc vật cảm thụ - Gia súc bệnh là nơi mầm bệnh sinh sôi nảy nở và được bài ra ngoài, được gọi với tên chung là Nguồn bệnh. - Mầm bệnh được bài ra ngoài và tạm thời tồn tại trên nhiều nhân tố ngoại cảnh, các nhân tố này sẽ làm trung gian truyền bệnh cho gia súc khoẻ và được gọi là Yếu tố truyền lây hay Nhân tố trung gian truyền bệnh. - Gia súc khoẻ phải mắc bệnh thì quá trình truyền lây mới được thực hiện, nên đó là Động vật cảm thụ. 2. Nguồn bệnh Nguồn bệnh là khâu đầu tiên của quá trình truyền lây, Gramasepxki cho rằng: “nguồn bệnh là nơi mầm bệnh cư trú, sinh sôi, nảy nở một cách tự nhiên và từ đó được bài ra bên ngoài”. Xuất phát từ đặc điểm ký sinh của mầm bệnh, ta thấy nguồn bệnh phải là một sinh vật sống. Vì ở đây đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu của mầm bệnh trong quá trình sống, nhân lên, gây bệnh (trừ trường hợp mầm bệnh chưa hoàn toàn biến thành ký sinh). Nhận thức đúng về vấn đề nguồn bệnh là rất quan trọng trong dịch tễ học, có như vậy mới hiểu được quy luật dịch, mới giúp đánh giá khâu đầu tiên, khâu xuất phát của quá trình sinh dịch. Có nhiều loại nguồn bệnh: động vật đang mắc bệnh, động vật mang trùng, nguồn bệnh là người hay gia súc, nguồn dịch thiên nhiên. - Động vật đang mắc bệnh: người, gia súc, gia cầm, dã thú đang mắc ở các thể khác nhau. - Động vật mang trùng: là những động vật không có triệu chứng bệnh, nhưng mang và bài mầm bệnh, hiện tượng mang trùng có thể bao gồm: con vật đang thời kỳ nung bệnh, mới lành bệnh, lành bệnh mang trùng, khoẻ mang trùng. Đây là loại nguồn bệnh nguy hiểm nhất vì chúng khó phát hiện, dễ dàng làm cho dịch phát sinh và lây lan. NGUỒN BỆNH ĐỘNG VẬT CẢM THỤ YẾU TỐ TRUYỀN LÂY Mầm bệnh Mầm bệnh Mầm bệnh Sơ đồ của quá trình truyền lây Dịch bệnh 33 - Nguồn bệnh là người hay gia súc: có nhiều bệnh truyền nhiễm của gia súc có thể lây sang người hoặc ngược lại: bệnh do Xoắn khuẩn, Lao, Dại, Sảy thai truyền nhiễm Do vậy có lúc gia súc đóng vai trò là nguồn bệnh, có lúc con người lại đóng vai trò là nguồn bệnh. - Nguồn dịch thiên nhiên: là nguồn bệnh có sẵn trong thiên nhiên, ở những vùng nhất định, có hệ sinh thái nhất định, ở đó người và gia súc chưa hề đi đến. Những vùng này thường là những vùng hoang vu, mầm bệnh tồn tại chủ yếu ở thú rừng, loài gặm nhấm, bệnh thường xuyên lưu hành trong các dã thú. Những con này có thể phát bệnh chết khi đói ăn, khi thay đổi thời tiết chúng thường bị bệnh ở thể ẩn hoặc khoẻ mang trùng. + Bệnh lây sang con khoẻ chủ yếu bằng sinh vật môi giới hút máu: côn trùng, tiết túc. Côn trùng ở đó không phát bệnh mà chỉ đóng vai trò truyền lây hoặc nguồn bệnh và mầm bệnh tồn tại theo dây truyền: Dã thú - Côn trùng - Dã thú hoặc có một số bệnh lại theo dây truyền: Dã thú - Ngoại cảnh - Dã thú. + Khi người hoặc gia súc đi qua vùng đó mầm bệnh sẽ từ dã thú, côn trùng, ngoại cảnh xâm nhập và gây bệnh. Bệnh phát ra ở người và gia súc thường là nặng. * Những bệnh có nguồn dịch thiên nhiên thường có đặc điểm dịch tễ học sau đây: - Bệnh thường xuất hiện ở những vùng nhất định, những nơi có động vật nguồn bệnh và côn trùng môi giới. - Bệnh thường xuất hiện theo mùa nhất định do sinh thái của động vật nguồn bệnh và côn trùng môi giới, do hoạt động có mùa của con người ở các vùng đó. - Để cho bệnh có thể xảy ra ở người và gia súc, phải có nhiều sinh vật môi giới đang đói và chứa nhiều mầm bệnh. - Các bệnh Nhiệt thán, Xoắn khuẩn, Dại, Lao, Phó thương hàn, Lở mồm long móng là những bệnh có nguồn dịch thiên nhiên. - Trong các hoạt động mở rộng chăn nuôi, khai hoang cần chú ý điều tra các nguồn dịch thiên nhiên, từ đó đề ra các biện pháp phòng chống, thanh toán bệnh. 3. Yếu tố truyền lây Yếu tố truyền lây là khâu thứ hai của trình sinh dịch nó đóng vai trò trung gian đưa mầm bệnh từ nguồn bệnh tới động vật cảm thụ. Trên yếu tố truyền lây mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian nhất định rồi sẽ bị tiêu diệt, thời gian tồn tại phụ thuộc vào loại mầm bệnh, loại yếu tố truyền lây. Các yếu tố truyền lây gồm hai loại: Những yếu tố sinh vật và những yếu tố không phải là sinh vật. * Yếu tố truyền lây sinh vật - Côn trùng, tiết túc: Côn trùng tiết túc đóng vai trò truyền lây theo hai cách là truyền lây cơ học và truyền lây sinh học. + Truyền lây cơ học: côn trùng và mầm bệnh không có mối quan hệ sinh học, mầm bệnh chỉ tồn tại mà không có biến hoá nào cả: mầm bệnh chỉ dính ở thân, vòi + Truyền lây sinh học: mầm bệnh tồn tại và phát triển trong cơ thể con trùng trong suốt đời sống của nó: nhân lên, hoặc biến đổi hình thái, hoặc chuyển sang ký chủ khác 34 - Các loài thú khác: cần đặc bệit chú ý tới các loài chim di cư, loại gặm nhấm nhím, chuột vì chúng có thể mang và làm phát tán mầm bệnh đi xa. - Người: Cũng là yếu tố truyền lây quan quan trọng trong các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt là những người do nghề nghiệp mà phải tiếp xúc với gia súc, gia cầm. Mầm bệnh có thể dính vào tay, chân, quần áo, dầy dép và lan truyền đi xa. * Yếu tố truyền lây không phải là sinh vật - Đất, nước, không khí: rất nhiều loại mầm bệnh có thể tồn tại ở ngoại cảnh rất lâu rồi từ đó lan truyền đi xa. Hoặc xâm nhập vào cơ thể động vật qua vết thương, qua đường hô hấp, tiêu hoá - Đồ vật dụng cụ: Mọi đồ vật dùng cho động vật bệnh hoặc tiếp xúc với con bệnh đều có thể mang và truyền bệnh, đây là yếu tố truyền lây khá phổ biến. - Thức ăn, nước uống: là những yếu tố truyền lây phổ biến nhất vì đa số bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi lây qua đường tiêu hoá. Thức ăn nước uống rất dễ nhiễm mầm bệnh từ chất thải của con vật, từ đất, không khí, dụng cụ chế biến hoặc các động vật khác. Bản thân thức ăn bị hư hỏng có thể biến thành môi trường sinh sông cho nhiều loại mầm bệnh, nước uống có thể chứa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng. - Thú sản và xác chết: Mọi sản phẩm và chất bài tiết lấy từ động vật bệnh: thịt, trứng, sữa, da, lông, phân, nước tiểu Có thể chứa mầm bệnh và truyền bệnh cho động vật khác và con người, đặc biệt trong điều kiện giao thông ngày nay. Do vậy cần chú ý đến công tác vệ sinh tiêu độc, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y để hạn chế sự lây lan của mầm bệnh. 4. Động vật cảm thụ Đây là khâu thứ 3 không thể thiếu được của quá trình sinh dịch. Có nguồn bệnh và nhân tố trung gian nhưng nếu cơ thể động vật không cảm thụ với bệnh (do có miễn dịch) thì dịch không thể phát sinh. Vậy sức cảm thụ của động vật đối với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch phát sinh và phát triển. Sức cảm thụ đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng của chúng. Do vậy ta phải chủ động làm tăng sức đề kháng không đặc hiệu của động vật bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh và sức đề kháng đặc hiệu bằng cách tiêm phòng vacxin, kháng huyết thanh để dịch bệnh ít hoặc không xảy ra. 5. Cơ chế và phương thức truyền lây Bệnh được truyền từ động vật bệnh qua động vật khoẻ bằng các yếu tố truyền lây theo những quy luật nhất định, những quy luật truyền lây đó còn được gọi là cơ chế truyền lây. Nơi khu trú đầu tiên của mầm bệnh trong cơ thể là nơi có đủ điều kiện cho mầm bệnh sinh sản, nhân lên và đảm bảo cho nó được bài xuất ra ngoài. Hai điều kiện nói trên của nơi khu trú đầu tiên rất cần thiết cho sự lưu tồn của mầm bệnh. (Cần phân biệt nơi khu trú đầu tiên với nơi khu trú thứ 2, bởi nơi khu trú thứ 2 chỉ có ý nghĩa về mặt bệnh học ít có ý nghĩa về dịch tễ học). Nơi khu trú đầu tiên quyết định con đường bài xuất và nơi lưu lại ngoại cảnh của mầm bệnh (VD: nếu nơi khu trú đầu tiên là phổi thì mầm bệnh bài xuất qua đường hô hấp và tồn tại trong không khí). 35 Nơi lưu lại ngoài ngoại cảnh quyết định con đường xâm nhập vào cơ thể (VD: mầm bệnh nếu có ở trong không khí thì phải qua đường hô hấp mà xâm nhập vào phổi là nơi khu trú đầu tiên để đảm bảo cho quá trình truyền lây lại tiếp tục được thực hiện.) Như vậy, từ khi bài xuất khỏi cơ thể cho đến lúc xâm nhập vào cơ thể quá trình truyền lây là một dây truyền liên tục của các hiện tượng ràng buộc với nhau. Dây truyền đó đảm bảo cho mầm bệnh tồn tại và bệnh được lưu hành trong thiên nhiên. Căn cứ vào cơ chế truyền lây, Gramasepxki chia làm 4 phương thức truyền bệnh chính: - Lây theo đường hô hấp: Nơi khu trú đầu tiên là phổi, đường truyền lây là không khí, mũi, yếu tố truyền lây là bụi, bọt nước. - Lây theo đường tiêu hoá: Nơi khu trú đầu tiên là ruột, đường truyền lây là phân, miệng, yếu tố truyền lầy chủ yếu đối với động vật là thức ăn, nước uống - Lây theo đường máu: Nơi khu trú đầu tiên là máu, đường truyền lây là côn trùng, tiết túc, máu động vật, đường truyền lây là côn trùng, tiết túc hút máu. - Lây qua da và niêm mạc: Có nhiều nơi khu trú đầu tiên, do có nhiều đường truyền lây và nhiều loại yếu tố truyền lây. Khi nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm cần chú ý tới vấn đề truyền lây, bởi các bệnh này có thể lây ngang giữa các cá thể với nhau (đại đa số các bệnh truyền nhiễm) hoặc lây dọc từ thế hệ này sang thế hệ khác (Thương hàn gà, Sảy thai truyền nhiễm) hoặc bệnh có thể lây trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính vì thế, cần dựa vào các phương thức truyền lây này để có thể phân loại các nhóm truyền bệnh và đề ra những biện pháp phòng trừ bệnh. 6. Ổ dịch 6.1. Định nghĩa “Ổ dịch là nơi đang có đầy đủ các khâu của vòng truyền lây, tức là có nguồn bệnh, có các yếu tố truyền lây và động vật đang phát bệnh”. Sự có mặt của động vật bệnh chứng tỏ mầm bệnh được bài thải, nhiễm vào các yếu tố của ngoại cảnh. Gramasepxki đã định nghĩa ổ dịch như sau: “Phàm nơi mà nguồn bệnh tồn tại và trong tình hình cụ thể bệnh truyền nhiễm có thể reo rắc mầm bệnh, truyền cho ngoại cảnh và sinh vật xung quanh thì được gọi là ổ dịch”. Pháp lệnh thú y quy định: “Ổ dịch là nơi có một hoặc nhiều động vật ốm, chết vì bệnh truyền nhiễm”. Theo Dương Đình Thiện: “Một bệnh truyền nhiễm trở thành một vụ dịch, khi trong một thời gian ngắn có tỷ lệ mắc hoặc chết vượt quá tỷ lệ mắc hoặc chết trung bình trong nhiều năm liền tại khu vực không gian đó”. Một ổ dịch ở gia súc thường lan rộng thành nhiều ổ dịch tiếp nối nhau được gọi là quá trình sinh dịch, chủ yếu do con con bệnh, con nghi lây và sản phẩm của gia súc bệnh, trong đó nguy hiểm nhất là con nghi lây và sản phẩm gia súc bệnh. 36 - Trong ổ dịch có thể có ít hay nhiều con bệnh, đây là trung tâm của ổ dịch vì nó là nguồn bệnh và báo hiệu sự có mặt tiềm tàng của các nguồn bệnh khác. Do vậy biện pháp trước tiên nhằm dập tắt ổ dịch là phải chú ý tới con vật bệnh. - Những con tiếp xúc với con bệnh gọi là con nghi lây, những con vật này có thể nhiễm bệnh và đang trong thời kỳ nung bệnh hoặc mang mầm bệnh và sinh vật môi giới trên cơ thể. Những con này cần đặc biệt chú ý vì nó có khả năng làm cho ổ dịch ngày càng lây lan rộng và là đối tượng thứ 2 cần đối phó tại ổ dịch. Quá trình dịch của các bệnh truyền nhiễm là sự nối tiếp nhau liên tục với sự có mặt của các vi sinh vật gây bệnh, xảy ra trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Quá trình sinh dịch là một dãy những ổ dịch có liên quan với nhau, ổ dịch này phát sinh từ ổ dịch khác với mối liên quan bên trong của chúng, được quyết định bởi các điều kiện sống của xã hội. Có những quá trình dịch phát triển tương đối đơn giản, dễ thấy, nhưng cũng có quá trình dịch phát triển phức tạp hơn, khó thấy hơn. Chính vì vậy nhận thức, trình độ của người chăn nuôi, người làm công tác thú y, của toàn xã hội nói chung và bao trùm là thể chế xã hội có thể làm cho dịch xảy ra ít hoặc nhiều, phát sinh hoặc không phát sinh. 6.2. Đặc điểm của các ổ dịch * Các loại mầm bệnh Trong một ổ dịch có thể có một mầm bệnh nhưng thường có thể có từ 2 loại mầm bệnh trở nên. Trong đó có loại mầm bệnh là tiên phát, các loại khác là những mầm bệnh thứ phát (VD: Trong ổ dịch Dịch tả lợn, thường thấy lợn mắc thêm bệnh Phó thương hàn hoặc Tụ huyết trùng hoặc cả hai). Loại tiên phát gây ra bệnh, làm suy giảm sức đề kháng của động vật trên cơ sở đó các mầm bệnh khác có sẵn trên hoặc trong cơ thể gia súc hay ở ngoại cảnh phát triển và gây thêm bệnh, đây là loại thứ phát. Khi trong ổ dịch chỉ có một loại mầm bệnh, công việc phòng trừ dịch bệnh dễ dàng hơn so với khi có nhiều loại mầm bệnh. * Các ký chủ (động vật mắc bệnh): Trong một ổ dịch có thể chỉ có một loài động vật mắc bệnh, cũng có thể có nhiều loại động vật mắc bệnh. Nếu có nhiều loại động vật mắc bệnh thì thông thường sẽ có nhiều nguồn bệnh hơn nên ổ dịch phát triển mạnh hơn và công cuộc trừ dịch cũng khó khăn hơn. Những động vật mắc bệnh vẫn có thể di chuyển được, thì nguy hiểm hơn những con ít di chuyển, vì chúng có thể làm cho ổ dịch dễ mở rộng hơn. Trong khi điều tra về ổ dịch cần chú ý đến vấn đề này để xác định đúng đối tượng của các biện pháp chống dịch, đồng thời để dễ chẩn đoán bệnh hơn. * Giới hạn của ổ dịch: Phạm vi của một ổ dịch rộng hay hẹp tuỳ thuộc vào loại bệnh, loài gia súc mắc bệnh, thời gian có bệnh, mật độ gia súc trong vùng và những điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng. 37 Khái niệm giới hạn của một ổ dịch là một khái niệm dịch tễ học, không phải là một khái niệm giới hạn theo đơn vị hành chính đơn thuần. Ổ dịch thường chia làm ba vùng: - Vùng dịch: là trung tâm của ổ dịch, nơi đang có gia súc chết và gia súc mắc bệnh. - Vùng bị dịch uy hiếp: là vùng bao quanh vùng dịch, với phạm vi rộng hẹp tuỳ theo bệnh, loại động vật mắc bệnh. - Vùng an toàn: là vùng nằm ngoài vùng bị dịch uy hiếp, ở đó trước mắt gia súc hoàn toàn khoẻ mạnh và không có dấu hiệu của bệnh. Pháp lệnh thú y quy định: “Vùng an toàn dịch bệnh là vùng, lãnh thổ được xác định là không xảy ra bệnh trong danh mục do Bộ NN&PTNT công bố trong một giai đoạn nhất định”. Do tính chất dịch tễ học khác nhau của mỗi vùng, nên biện pháp thú y, biện pháp vệ sinh phòng chống dịch được thực hiện trong mỗi vùng cũng khác nhau: - Trong vùng dịch, chủ yếu là giải quyết nguồn bệnh - Vùng bị dịch uy hiếp vừa phải giải quyết nguồn bệnh nếu có, vừa phải bảo vệ gia súc chưa nhiễm bệnh - Trong vùng an toàn dịch, chủ yếu là bảo vệ gia súc khoẻ mạnh. Do đó xác định đúng phạm vi của ổ dịch và các vùng trong ổ dịch là hết sức quan trọng, nó quyết định một phần sự thành công của công tác phòng chống dịch. 6.3. Các loại ổ dịch * Về thời gian phát sinh có thể chia ra ổ dịch mới và ổ dịch cũ: Ổ dịch mới: là nơi nguồn bệnh đang nhân lên, đang phát triển, số gia súc bệnh và chết tăng lên, các triệu chứng bệnh tích đều điển hình, sự lây lan đang mạnh. Ổ dịch cũ: là nơi trước mắt không có nguồn bệnh dưới dạng con bệnh, nhưng mầm bệnh vẫn tồn tại trong gia súc mang trùng hoặc ở ngoại cảnh vì chưa qua đủ thời gian cần thiết để bị tiêu diệt, do đó sự đe doạ nổ ra dịch vẫn còn. * Về trình tự phát sinh có thể chia thành: ổ dịch tiên phát và ổ dịch thứ phát Ổ dịch tiên phát xảy ra trước rồi do các yếu tố truyền lây làm bệnh lan rộng ra các nơi khác tạo thành các ổ dịch thứ phát. Trong quá trình này, với những điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi mầm bệnh có thể tăng cường độc lực gây ra những ổ dịch ngày càng nặng hơn hoặc giảm độc làm dịch nhẹ đi. * Về tần số xuất hiện và cường độ dịch: Loại ổ dịch lẻ tẻ hoặc dịch vùng: là khi ổ dịch thỉnh thoảng mới xảy ra trong phạm vi hẹp và cố định trong những vùng nhất định với một số ít động vật mắc bệnh và chết. Loại ổ dịch rộng: là khi dịch lan ra nhiều vùng với một số lượng lớn động vật bị bệnh và chết. Loại ổ dịch lớn: là khi dịch lây lan nhanh ra những vùng rộng lớn kèm theo số lượng động vật ốm và chết rất cao, gây thiệt hại lớn về kinh tế. 38 7. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình truyền lây Ba khâu của quá trình truyền lây nguồn bệnh (mầm bệnh), yếu tố truyền lây (nhân tố trung gian truyền bệnh), động vật thụ cảm chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Đặc biệt là khâu thứ nhất và thứ ba là những khâu sinh vật, những khâu này có nhiều biến đổi dưới tác động của các yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình truyền lây, làm cho bộ mặt của dịch biến đổi qua thời gian và không gian. Bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra lẻ tẻ hay thành dịch địa phương (dịch vùng) hay thành dịch lưu hành hoặc thành dịch đại lưu hành (đại dịch). Đặc tính đó thuộc về mỗi bệnh, về mối quan hệ giữa động vật và mầm bệnh, nhưng vẫn chịu tác động của những yếu tố khác. Các yếu tố này được chia thành yếu tố thiên nhiên và yếu tố xã hội. 7.1. Yếu tố tự nhiên Các yếu tố tự nhiên bao gồm các yếu tố địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, thời tiết, khí hậu, thảm thực vật, môi trường ngoại cảnh Các yếu tố này ảnh hưởng có lợi hoặc không có lợi tới một hoặc nhiều khâu của quá trình truyền lây. * Ảnh hưởng tới nguồn bệnh: Đối với nguồn bệnh là động vật nuôi: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phương thức chăn nuôi, sự sinh sản, sức đề kháng, làm cho dịch khó hoặc dễ phát sinh, phát triển. Do đó làm giảm hoặc tăng nguồn bệnh và điều đó lại ảnh hưởng trở lại đến tính chất của dịch. Đối với nguồn bệnh là dã thú, côn trùng, tiết túc: Ảnh hưởng của tự nhiên lại càng rõ rệt, những loài này đòi hỏi những điều kiện tự nhiên nhất định để sống và phát triển. Do vậy bệnh thường có chiều hướng tăng vào mùa sinh sản, phát triển của các loài đó, hoặc chỉ xuất hiện trong những vùng có các loài đó. Như vậy, thông qua tác động đến nguồn bệnh, điều kiện tự nhiên còn ảnh hưởng tới mầm bệnh đó là làm tăng hay giảm độc lực của mầm bệnh trong nguồn bệnh. Ảnh hưởng này càng rõ rệt khi mầm bệnh được bài ra bên ngoài môi trường ngoại cảnh. * Ảnh hưởng tới yếu tố truyền lây: Đối với yếu tố truyền lây là sinh vật (nhất là đối với dã thú, côn trùng): điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sự phát triển của chúng, đến vùng cư trú của chúng, mùa hoạt động của chúng. Đối với yếu tố truyền lây không phải là sinh vật: điều kiện tự nhiên làm cho thời gian tồn tại của mầm bệnh trên những yếu này rút ngắn hay kéo dài, hoặc làm cho yếu tố truyền lây bị phân tán rộng ra hay thu hẹp lại. * Ảnh hưởng tới động vật cảm thụ: Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng tới sức đề kháng của động vật một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua ảnh hưởng tới cây thức ăn, tới mật độ đàn làm cho sức cảm thụ của đàn thay đổi, điều kiện lây lan thay đổi và bộ mặt dịch cũng thay đổi theo. 7.2. Yếu tố xã hội Bệnh truyền nhiễm của dã thú là một hiện sinh vật và chịu sự chi phối hoàn toàn của các quy luật tự nhiên. 39 Bệnh truyền nhiễm của động vật nuôi xảy ra trong xã hội loài người nên bệnh dịch của động vật nuôi cũng chịu sự chi phối, quyết định của các quy luật xã hội. Con người có thể thông qua các hoạt động của mình mà có thể trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến các khâu của quá trình sinh dịch. Các yếu tố xã hội: mức sống trình độ văn hoá, trình độ dân trí, trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, các hoạt động kinh tế, phong tục tập quán, trình độ tổ chức xã hội, chiến tranh, hoà bình, nạn đói Đều ảnh hưởng đến quá trình truyền lây dịch bệnh ở động vật nuôi nhưng bao trùm lên tất cả các yếu tố đó chính là thể chế xã hội. 8. Tính chất dịch do các yếu tố tự nhiên, xã hội gây ra * Tính chất mùa Nhiều dịch bệnh của gia súc có tính chất mùa rõ rệt, có bệnh chỉ lẻ tẻ quanh năm nhưng đến một mùa

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdich_te_hoc_thu_y_pdfphan1_7439.pdf
Tài liệu liên quan