Bài giảng Cây rau

Tài liệu Bài giảng Cây rau: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÂY RAU Người biên soạn: TS. Lê Thị Khánh Huế, 08/2009 1 Bài 1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU 1. KHÁI NIỆM, GIÁ TRỊ CÂY RAU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Khái niệ m Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống . Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về “rau” chỉ có thể dựa trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống. 1.2. Giá trị dinh dưỡng - Rau là nguồn cung cấp...

pdf180 trang | Chia sẻ: putihuynh11 | Lượt xem: 613 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Cây rau, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN BÀI GIẢNG CÂY RAU Người biên soạn: TS. Lê Thị Khánh Huế, 08/2009 1 Bài 1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY RAU 1. KHÁI NIỆM, GIÁ TRỊ CÂY RAU TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI 1.1. Khái niệ m Rau là cây hoặc phần có thể ăn được và thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ phụ gia để nấu hoặc ăn sống . Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khi khái niệm về “rau” chỉ có thể dựa trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ. Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ “cơm không rau như đau không thuốc”. Giá trị của rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống. 1.2. Giá trị dinh dưỡng - Rau là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì nhu cầu tiêu thụ rau bình quân hàng ngày của mỗi người trên thế giới cần khoảng 250-300g/ngày/người tức 90- 110kg/người/năm. Rau cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Giá trị dinh dưỡng cao nhất ở rau là hàm lượng đường (chủ yếu đường đơn) chiếm tỷ lệ lớn trong thành phần cacbon. Nhờ khả năng hoà tan cao, chúng làm tăng sự hấp thu và lưu thông của máu, tăng tính hoạt hoá trong quá trình ôxy hoá năng lượng của các mô tế bào. Một số loại rau như khoai tây, đậu (nhất là đậu ăn hạt như đậu Hà Lan, đậu Tây), nấm, tỏi cung cấp 70 - 312 calo/100g nhờ các chất chứa năng lượng như protit, gluxit. - Rau là nguồn cung cấp vitamin phong phú và rẻ tiền: Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv... Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60 - 70% nguồn vitamin B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật. Nếu ăn uống lâu ngày thiếu rau xanh ta thường thấy xuất hiện các triệu chứng như da khô, mắt mờ, quáng gà... do thiếu vitamin A; bệnh chảy máu chân răng, tay chân mỏi mệt, suy nhược do thiếu vitamin C; miệng lưỡi lở loét, viêm ngứa chủ yếu do thiếu vitamin PP; tê phù do thiếu 2 vitamin B (chủ yếu là B1)...Ngoài ra thiếu vitamin làm giảm sức dẻo dai, hiệu suất làm việc kém, dễ phát sinh nhiều bệnh tật, khi mắc bệnh chữa cũng lâu lành. Trong lao động, công tác, học tập sinh hoạt hàng ngày mỗi người đều cần một lượng vitamin nhất định, nhu cầu vitamin hàng ngày mỗi người cần 100mg C trong đó 90% lấy từ rau quả. - Rau là nguồn cung cấp chất khoáng cho cơ thể Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Hàm lượng Ca rất cao trong các loại rau cần, rau dền, rau muống, nấm hương, mộc nhĩ (100- 357mg%). - Rau là nguồn cung cấp các dinh dưỡng khác Rau cung cấp cho cơ thể các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các xellulo (chất xơ) giúp cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao. Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như Linunen, Carvon, Pinen ở cần tây, allixin ở tỏi, hành có tác dụng như một dược liệu đối với cơ thể. Bởi vậy nhu cầu ăn rau ngày càng cao ở tất cả mọi người. Theo tính toán của các nhà dinh dưỡng học thì mức tiêu dùng rau tối thiểu cho mỗi người cần 90 -110 kg/năm tức 250-300 g/người/ngày.Liên hệ với các nước phát triển có đời sống cao đã vượt quá xa mức quy định này: Nam Triều Tiên: 141,1 kg; Newzealands: 136,7 kg. Hà Lan lên tới 202 kg/người/năm. Ở Canada mức tiêu thụ rau bình quân hiện nay là 227 kg/người/năm. Xu hướng các nước phát triển là để cải thiện đời sống nhân dân cần tăng tỷ lệ thịt, trứng, sữa, rau, quả. Ở nước ta, do đời sống chưa cao, nhu cầu về rau ngày càng tăng nhưng so với các nước thì sản lượng bình quân trên đầu người vẫn còn thấp. Tiêu thụ rau nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng năm 2000 trở lại đây mức tiêu thụ tăng lên xấp xỉ nhu cầu bình quân của thế giới: Năm 2005 cả nước có dân số 88 triệu người, phấn đấu bình quân nhu cầu tiêu thụ 96,3 kg/người/năm, tức khoảng 263,8 g/người/ngày. Phấn đấu đến năm 2010 mức tiêu thụ105,9 kg/người/năm tức 290,1 g/người/ngày với dân số chừng 95,8 triệu người. 1.3. Giá trị kinh tế - Rau là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược Rau là cây trồng đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao. Trong những năm gần đây thị trường xuất khẩu rau được mở rộng, năm 2001 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam 329.972 ngàn USD. Các loại rau chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm... trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ..và các nước châu Âu. Hàng năm lượng rau được xuất khẩu rất nhiều cả 3 dạng rau tươi và qua chế biến như rau đóng hộp, rau gia vị, rau muối...trong đó rau tươi là hơn trên 200.000 tấn/năm. Bảng 1: Thị trường xuất khẩu rau quả tháng 4 và 4 tháng năm 2005 Thời gian Thị trường Tháng 4/2005 (USD) 4 tháng năm 2005 (USD) Trung Quốc 5.208.971 15.359.231 Nhật Bản 2.905.127 10.741.899 Đài Loan 2.055.040 6.824.588 Nga 1.316.290 4.773.691 Indonesia 1.178.316 4.233.744 Mỹ 998.720 4.112.364 Hàn Quốc 786.192 2.598.249 Hà Lan 656.111 2.170.692 Pháp 500.743 2.048.384 Singapore 489.692 1.785.933 Malaysia 466.616 1.538.967 Đức 308.694 1.426.445 Brazin 245.157 1.331.510 Arập Thống nhất 303.166 1.136.787 (Nguồn: tổng cục Hải Quan Việt Nam 2006) - Rau là nguyên liệu của ngành công nghiệp thực phẩm Những loại rau được sử dụng trong công nghiệp chế biến xuất khẩu dưới dạng tươi, muối, làm tương, sấy khô, xay bột... công nghệ đồ hộp (dưa chuột, cà chua, ngô rau, măng tây, nấm...), công nghiệp bánh kẹo (bí xanh, cà rốt, khoai tây, cà chua...), công nghiệp sản xuất nước giải khát (cà chua, cà rốt...), công nghiệp chế biến thuốc dược liệu (tỏi, hành, rau gia vị), làm hương liệu (hạt ngò (hạt mùi), ớt, tiêu....). Đồng thời cũng là loại rau dự trữ được sử dụng trong nội địa. - Rau là nguồn thức ăn cho gia súc Với chăn nuôi gia súc, gia cầm, rau giữ vai trò khá quan trọng: 1 đầu lợn tiêu thụ 1 ngày 2- 3kg rau, trong đó có 50 - 60% loại rau dùng cho người: rau muống, bắp cải, su hào, dền, mồng tơi, rau ngót, rau đậu, lang. Trung bình 9kg rau xanh thì cho 1đơn vị thức ăn và 100g đạm tiêu hóa được. Rau thường chiếm 1/3 - 1/2 trong tổng số đơn vị thức ăn giành cho chăn nuôi, vậy muốn đưa chăn nuôi lên ngành sản xuất chính phải tính toán vấn đề sản xuất rau và các loại rau có giá trị dinh dưỡng cao. - Trồng rau sẽ phát huy thế mạnh của vùng, tăng thu nhập hơn so với một số loại cây trồng khác 4 Cây rau dễ trồng, lại có thời gian sinh trưởng ngắn nhưng cho năng suất cao, có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm, tận dụng được đất đai, thời tiết khí hậu, công lao động nông nhàn, quay vòng đồng vốn nhanh, có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mang lại lợi nhuận cao so với một số cây trồng khác cũng trồng trên chân đất ấy. Sản xuất rau là ngành mang lại hiệu quả kinh tế cao. Giá trị sản xuất 1 ha rau gấp 2 - 3lần một ha lúa. Từ 2003 đến nay, ngành nông nghiệp phấn đấu thu nhập 50 triệu/ha/năm, thì cây rau có thể thu được giá trị sản xuất 70-100 triêụ đồng/ha/năm. Tại vùng chuyên canh rau Hà Nội (2002-2004) theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ thu nhập bình quân 76-83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 -153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triêụ/ha bình quân của ngành trồng trọt. Nông dân trồng rau có xu hướng tạo thu nhập cao hơn nông dân trồng cây khác vì năng suất và giá trị của cây rau cao hơn một cách đáng kể. Vì vậy đây là điều kiện thuận lợi để người nông dân đầu tư mở rộng diện tích trồng rau. Thuỷ Châu (Hương Thuỷ - Thừa Thiên Huế) trong vụ Hè - Thu 2006 khi chuyển đổi cơ cấu cây trồng lúa (đất lúa cưỡng) sang trồng dưa hấu thì 1 sào dưa hấu (500m2) thu hoạch 1 tấn quả thương phẩm, giá bán sỉ 1500đồng/kg, thu được lãi 1.500.000 đồng. Cũng trên chân đất ấy trồng lúa thu được 200kg thóc, giá bán sỉ 3000đồng/kg, thu 600.000đồng/sào (tổng kết công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã 2006). Bảng 2: So sánh chi phí sản xuất và tổng thu nhập từ rau và lúa ở Đài Loan Stt Cây trồng Chi phí sản xuất (USD/ha) Năng suất (tạ/ha) Tổng thu nhập (USD/ha) 1 Lúa 7.663 5,6 399 2 Cà chua 16.199 60,1 4.860 3 Khoai tây 3.876 23,9 1.104 4 Cải canh 2.426 39,7 1.016 5 Súp lơ 4.411 23,9 1.836 6 Hành 6.421 59,5 4.196 7 Tỏi 6.834 9,5 5.677 (Nguồn: Cẩm nang trồng rau, Nxb Cà Mau, 2002) 1.4. Giá trị làm thuốc Một số loại rau còn được sử dụng để làm thuốc, được truyền miệng từ đời này qua đời khác, đặc biệt cây tỏi được xem là dược liệu quý trong nền y học cổ truyền của nhiều nước như Ai Cập, Trung Quốc, Việt Nam... Dùng nhánh tỏi để chữa bệnh huyết 5 áp cao và bệnh thấp khớp. Một số loại rau có tính trừ sâu như xà lách, một số loại rau lại có giá trị cho giá trị thẩm mỹ như ớt đỏ, dưa leo, cà chua, mướp đắng... 1.5. Ý nghĩa về mặt xã hội Vị trí cây rau trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển. Ngoài ra ngành sản xuất rau còn thúc đẩy các ngành khác trong nông nghiệp phát triển như cung cấp thức ăn cho chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến... 2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN RAU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 2.1. Trên thế giới Theo số liệu gần đây nhất, năm 2005 diện tích trồng rau trên thế giới khoảng 17.999.009 ha, năng suất đạt 138,829 tạ/ha, sản lượng đạt 249,879 triệu tấn. Số liệu từ bảng 3 cho thấy: nước có diện tích trồng rau lớn nhất là Trung Quốc với 8.266.500 ha Về sản lượng rau thì Trung Quốc vẫn dẫn đầu với 142 triệu tấn chiếm 56,82% tổng sản lượng rau thế giới. Sau Trung Quốc là Ấn Độ đạt 35 triệu tấn (chiếm 14%). Như vậy, chỉ riêng 2 nước Trung Quốc và Ấn Độ đã chiếm 70,82% tổng sản lượng rau toàn thế giới. Bảng 3.Tình hình sản xuất rau của một số nước trên thế giới năm 2005 Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) Toàn thế giới 17.999.009 138,829 249,879 Trung Quốc 8.266.500 171,790 142,000 Ấn Độ 3.400.000 102,941 35,000 Việt Nam 525.000 133,500 6,600 Philippin 500.000 88,000 4,400 Liên Bang Nga 207.000 162,802 3,370 Hàn Quốc 195.000 318,966 3,700 Brazil 195.000 115,385 2,250 Bănglađét 150.000 62,800 0,942 Thái Lan 145.000 162,802 1,005 Italy 144.000 180,556 2,600 Nhật Bản 110.000 280,412 2,700 Phần Lan 75.000 200,000 1,500 Hoa Kỳ 11.050 771,801 852,840 (Nguồn: Records Copyright FAO 2006) 6 - Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới Trước nhu cầu rau càng tăng, một số nước trên thế giới đã có những chính sách nhập khẩu rau khác nhau. Năm 2005, nước nhập khẩu rau nhiều nhất thế giới là Pháp đạt 145,224 nghìn tấn; sau Pháp là các nước như: Canada (143,332 nghìn tấn); Anh (140,839 nghìn tấn); Đức (116,866 nghìn tấn). Trong khi đó, 5 nước chi tiêu cho nhập khẩu rau lớn trên thế giới là: Đức (149.140 nghìn USD); Pháp (132.942 nghìn USD); Canada (84.496 nghìn USD); Trung Quốc (80.325 nghìn USD); Nhật Bản (75.236 nghìn USD). Nhiều nước trên thế giới ngày càng có nhiều chủng loại rau, tăng diện tích và năng suất để đáp ứng nhu cầu về rau xanh ngày một tăng. Theo FAO, dự báo thị trường rau của thế giới thì thị trường rau quả cung vẫn không đủ cầu. Thời kỳ 2000 - 2010 nhu cầu nhập khẩu rau quả của các nước trên thế giới sẽ tăng do mức tăng tiêu thụ rau quả bình quân, dự báo nhu cầu tăng 3,6% trong khi mức tăng sản lượng rau quả chỉ đạt 2,8%. 2.2. Ở Việt Nam - Hiện trạng sản xuất rau: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, diện tích trồng rau cả năm 2006 là 644,0 nghìn ha, tăng 29,5% so với năm 2000 (452,9 nghìn ha). Năng suất đạt 149,9 tạ/ha; là năm có năng suất trung bình cao nhất từ trước đến nay. Tổng sản lượng rau cả nước đạt 9,65 triệu tấn, đạt giá trị 144.000 tỷ đồng (tương đương 900 triệu USD), chiếm 9% GDP của nông nghiệp Việt Nam, trong khi diện tích chỉ chiếm 6%. Với khối lượng trên, bình quân sản lượng rau sản xuất trên đầu người đạt 115 kg/người/năm, tương đương mức bình quân toàn thế giới và đạt loại cao trong khu vực, gấp đôi trung bình của các nước ASEAN (57 kg/người/năm). Kim ngạch xuất khẩu rau, quả và hoa cây cảnh trong 5 năm (2000 - 2004) đạt 1.222 triệu USD (bình quân mỗi năm đạt 224,4 triệu USD), trong đó khoảng 60% kim ngạch xuất khẩu rau. Cả nước trồng hơn 80 loại rau thuộc 25 họ thực vật, trong đó có 25 - 30 loại rau chủ lực, có diện tích trên 10.000 ha (chiếm 73 - 75% diện tích và xấp xỉ 80% sản lượng). Có 2 vùng trồng rau chủ yếu ở nước ta hiện nay: + Vùng rau tập trung chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp với khoảng 40% diện tích, 38% sản lượng. Chủng loại rau rất phong phú (hơn 60 loài). Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho cư dân phi nông nghiệp nên yêu cầu về chất lượng (đa dạng chủng loại và mức độ an toàn sản phẩm) ngày càng gia tăng. + Vùng rau luân canh với 2 vụ lúa (vụ rau đông xuân), chiếm 60% diện tích và gần 2/3 sản lượng rau cả nước. Đây là vùng rau hàng hoá có năng suất và chất lượng cao, có tiềm năng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng. 7 Bảng 4. Diện tích, năng suất và sản lượng một số loại rau chủ lực năm 2004 Loại rau Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha) Sản lượng (tấn) Cà chua 20.648 17,34 357.210 Dưa chuột 19.874 16,88 33.537 Dưa hấu 18.140 17,82 322.890 Đậu rau 7.681 6,87 52.760 Cải các loại 26.184 22,64 592.805 Hành tỏi 14.678 15,84 232.500 - Kim ngạch xuất khẩu rau: Theo số liệu thống kê chính thức của tổng cục Hải quan 2006: Năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu rau hoa quả của Việt Nam 186,778 triệu USD trong đó rau là 115,32 triệu USD, tỷ trọng rau/rau hoa quả chiếm 62,00%, trong đó rau tươi chiếm 70-80% còn lại là rau chế biến Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong tháng 4/2005 đạt trên 24 triệu USD, tăng 63.88% so với tháng 4/2004. Trong đó, xuất khẩu sang hầu hết các thị trường đều tăng khá cao. Đặc biệt xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Hàn Quốc, Singapore tăng rất mạnh, với mức tăng trên 3 con số. Tuy vậy, xuất khẩu sang một số thị trường thuộc EU như Đức, Italia và sang Canada có xu hướng giảm. Tính chung 4 tháng đầu năm 2005, kim ngạch xuất khẩu rau đạt 80,4 triệu USD, tăng 64.28% so với cùng kỳ năm 2004. Trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc đạt cao nhất và tăng rất mạnh so với cùng kỳ năm 2004, đạt gần 15,36 triệu USD, chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng rau quả của cả nước và tăng tới 236.42% so với cùng kỳ năm 2004. Tiếp đến là Nhật Bản, đạt trên 10.47 triệu USD, tăng 82.65% . Việc xuất khẩu sang Nhật Bản tăng mạnh, một thị trường khó tính nhưng ổn định là một tín hiệu đáng mừng đối với xuất khẩu hàng rau quả của nước ta. Bảng 5 : Kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2004 và 04 tháng đầu năm 2005 Tháng Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tháng Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 1/2004 10,7 9/2004 14,8 2/2004 8,6 10/2004 13,4 3/2004 14,9 11/2004 15,4 4/2004 14,7 12/2004 26,8 5/2004 17,8 1/2005 1,5 6/2004 14,2 2/2005 21,6 7/2004 12,2 3/2005 24,1 8/2004 15,2 4/2005 24,0 (Nguồn: Vietnam net : 01/06/2005) 8 Theo FAO 2006, thị truờng nhập khẩu một số mặt hàng nông sản chủ lực của Việt Nam trên thế giới vào năm 2005 : rau hoa quả 102.900.226.000USD, xuất khẩu của Việt Nam là 186.778.000 USD chiếm 0,2% tổng thị phần của thế giới. (FAO, - Các nước nhập khẩu chính rau quả của Việt Nam: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Hồng Kông, Mỹ, Lào, Singapore, Pháp, Australia, Malaysia, Anh, Đức, Inđônêxia trong đó Trung Quốc chiếm 36,74% thị trường xuất khẩu của nước ta. Tuy có nhiều loại rau xuất khẩu dưới dạng tươi khá phong phú nhưng nhìn chung, các loại rau xuất khẩu còn mang tính đơn điệu, nhỏ lẻ, số lượng ít, thiếu tính cạnh tranh. Phản ánh tình trạng sản xuất còn manh mún, mặt hàng chế biến rau cho xuất khấu còn ít,... đây là những điểm yếu cơ bản của xuất khẩu rau của Việt Nam hiện nay. Đặc điểm của rau là có thời gian sinh trưởng ngắn nên trong một năm có thể bố trí nhiều lần trồng. Do đó trồng rau có tác dụng làm tăng hệ số sử dụng đất, tận dụng tốt đất vườn, đất ruộng mạ. Mặt khác, sản xuất rau phù hợp với sản xuất kinh tế hộ gia đình, tạo cơ hội việc làm cho vùng nông thôn, đặc biệt là lao động ven thành thị; tăng thêm thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất, tăng hiệu quả kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp và nông thôn phát triển. Theo kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy nếu bình quân 1 ha rau cho năng suất là 15 tấn thì giá trị kinh tế của rau lớn hơn 2,8 lần so với trồng lúa hoặc 1,8 lần so với trồng đay ở miền Bắc. 2.3. TÌNH HÌNH PHÂN BỐ RAU Ở NƯỚC TA Các vùng trồng rau lớn của cả nước bao gồm các tỉnh phía Bắc thuộc vùng đồng bằng sông Hồng. Phía Nam, các huyện ngoại thành TP. Hồ Chí Minh, đồng bằng sông Cữu Long như Tân Hiệp - Tiền Giang, Châu Thành - Cần Thơ, Vĩnh Châu - Sóc Trăng. Miền trung và tây Nguyên gồm vùng rau truyền thống như Đà Lạt, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng), các tỉnh duyên hải miền Trung . Cả nước trồng hơn 80 loại rau thuộc 25 họ thực vật, trong đó có 25 - 30 loại rau chủ lực, có diện tích trên 10.000 ha (chiếm 73 - 75% diện tích và xấp xỉ 80% sản lượng). Có 2 vùng trồng rau chủ yếu ở nước ta hiện nay: - Vùng rau tập trung chuyên canh ven thành phố và khu công nghiệp với khoảng 40% diện tích, 38% sản lượng. Chủng loại rau rất phong phú (hơn 60 loạiư). Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho cư dân phi nông nghiệp nên yêu cầu về chất lượng (đa dạng chủng loại và mức độ an toàn sản phẩm) ngày càng gia tăng. - Vùng rau luân canh với 2 vụ lúa (vụ rau đông xuân), chiếm 60% diện tích và gần 2/3 sản lượng rau cả nước. Đây là vùng rau hàng hoá có năng suất và chất lượng 9 cao, có tiềm năng lớn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và cho xuất khẩu, đặc biệt tại đồng bằng sông Hồng và tỉnh Lâm Đồng. Phía Bắc diện tích trồng rau chiếm trên 50% tổng diện tích trồng rau của cả nước. Tuy nhiên, năng suất rau trồng ở các tỉnh phía Bắc thấp hơn các tỉnh phía Nam, do các tỉnh này trồng nhiều loại rau ăn lá có năng suất cao hơn. Do điều kiện sinh thái thích hợp với cây rau và nhu cầu tiêu dùng của xã hội nên rau nước ta thường được sản xuất tập trung chủ yếu là hai vùng có sản lượng lớn. - Vùng rau luân canh trên đất 2 vụ lúa và các cây trồng khác Diện tích khoảng 241.000ha - chiếm 65,3% diện tích, sản lượng 3,05 triệu tấn - chiếm 63% tổng sản lượng của cả nước. Vùng rau này chia thành hai vùng theo mục đích xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ. + Vùng rau hàng hoá lớn: thuộc Trung Du và đồng bằng Bắc Bộ Ưu thế của vùng này là sản xuất rau trên đất 2 vụ lúa. Tỷ trọng rau ở khu vực này khá lớn, chiếm 43,6% về diện tích và 46,2% về sản lượng rau của cả nước. + Vùng rau phục vụ cho nhu cầu tại chỗ gồm miền núi phía Bắc và Khu 4 cũ, vùng Duyên hải miền Trung và một số tỉnh Tây Nguyên Cây rau ở đây được luân canh trên đất màu, cây lương thực, cây công nghiệp (ngô, lạc, đậu tương), chủ yếu là rau Đông Xuân. Ngoài 2 vùng trên, còn có gần 12 triệu hộ ở nông thôn, bình quân mỗi hộ có từ 35- 40 m2 , diện tích gieo trồng ở vùng này tới 4000 ha, sản lượng có khoảng 400-500 ngàn tấn. - Vùng rau chuyên canh tập trung (Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh) Diện tích: 130.000 ha, sản lượng 1,78 triệu tấn. Diện tích gieo trồng chiếm 34,7% và sản lượng chiếm 37% tổng sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau chủ yếu là phục vụ nội vùng, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. - Phân bố vùng trồng rau hàng hoá và rau chuyên canh ở nước ta bao gồm: + Vùng trung du và Đồng bằng Bắc Bộ Ở đây trồng được nhiều chủng loại rau có nguồn gốc ở vùng ôn đới như cải bắp, su hào, hành tây, tỏi tây, xà lách, su hào, là vùng có điều kiện sản xuất rau trên diện tích lớn và tập trung. Sản lượng rau hàng hoá chiếm tỷ trọng cao trong cả nước. Khả năng xuất khẩu rau của vùng Đồng bằng sông Hồng là rất lớn, ngoài năng lực thoả mãn nhu cầu nội tỉnh còn lưu thông rau hàng hoá ra nội vùng. + Vùng rau Lâm Đồng: Vùng sản xuất rau hàng hoá tập trung chủ yếu ở Đà Lạt diện tích: 11.500 ha, sản lượng: 240,5 ngàn tấn chiếm 3,1% diện tích và gần 5% sản lượng rau của cả nước. Nhiệt độ bình quân hàng năm 180C, rất thích hợp cho các loại rau ôn đới phát triển. Đà Lạt còn là vùng sản xuất hạt giống rau tốt. + Vùng rau thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận 10 Diện tích: 12.000ha, hàng năm thành phố xuất khẩu khoảng từ 500 -1000 tấn rau sang thị trường Hồng Kông, Thái Lan, Hàn Quốc. + Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Diện tích : 71.000 ha, sản lượng 958,8 ngàn tấn. Ở vùng nay một số tỉnh có diện tích và sản lượng rau lớn và có rau xuất khẩu ra nước ngoài như: An Giang, Tiền Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng với diện tích lên tới 521.000ha, sản lượng 719.400 tấn chiếm gần 73% về diện tích và 75% sản lượng rau của cả vùng. Điều kiện thời tiết của vùng Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi cho nhiều loại rau sinh trưởng và phát triển, một năm có thể trồng tới 5 - 6 vụ. Đặc sản của vùng này là dưa hấu, dưa chuột (dưa leo), ngô rau, cải bắp, cà chua là những loại rau cho hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra ở đây còn có những vùng chuyên sản xuất hạt giống rau muống, hạt giống rau xà lách để xuất khẩu sang Hồng Kông, Singapo, Nhật Bản, Philippin với sản lượng khá cao. - Một số chủng loại rau phân bố thành vùng trồng thích nghi theo vùng sinh thái Vùng trồng cải bắp: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên. Vùng trồng hành tây: Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phan Rang. Vùng trồng tỏi ta: Hải Dương, Bắc Giang, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Vùng trồng khoai tây: Hà Nội, Hưng Yên, Hà Tây, Nam Định, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang. Vùng trồng dưa hấu: Kiên Giang, Tiền Giang, An Giang, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng, Bình Định, Quảng Nam và Hưng Yên. Vùng trồng cà chua: Hà Nội, Hải Hưng, Hải Phòng, Hà Tây. Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang. Vùng trồng tiêu: Quảng Bình, Quảng Trị, Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Phú Quốc. Vùng sản xuất hạt giống rau: Đồng Văn, Mèo Vạc, Sapa, Đà Lạt. - Ở miền Trung và Thừa Thiên Huế Trong quá trình phát triển các tỉnh miền Trung, Thừa Thiên Huế đã xuất hiện nhiều vùng trồng rau chuyên canh mới, không ngừng đổi mới về tiến bộ kỹ thuật, giống mới..., vì vậy năng suất, sản lượng không ngừng tăng lên. Mỗi tỉnh đều có vùng rau chuyên canh, rau an toàn tập trung quanh thành phố, thị xã, thị trấn, khu công nghiệp và khu du lịch cũng như sản xuất hàng hóa trao đổi buôn bán sang các tỉnh bạn và các quốc gia khác. - Thanh Hóa: Sản xuất rau chủ yếu ở các huyện Nga Sơn, Hoàng Hóa, Quảng Xương, Thọ Xuân, TP. Thanh Hóa - Nghệ An: TP. Vinh, Hưng Nguyên, Diễn Châu Hà Tĩnh: Thạch Hà, Đức Thọ, Nghi Xuân, Cẩm Xuyên 11 Quảng Bình: Đồng Phú - Đồng Hới, Cửa Phú, Võ Ninh, Gia Ninh, Hà Thôn (Quảng Ninh), Hồng Thủy, Sen Thủy - Lệ Thủy Quảng Tri: Có vùng rau chuyên canh tập trung như An lạc - thị xã Đông Hà, Nại Cửu, Liên Giang - Triệu Phong, Hải Thọ - Hải Lăng Đà Nẵng: các vùng rau lớn thuộc huyện Hòa Vang (diện tích 25ha, tập trung Hòa Thọ, Hòa Phong, Hòa Phát, Hòa Phước, Hòa Tiến); quận Sơn Trà (diện tích khoảng 23ha, tập trung ở phường Phước Mỹ, Thọ Quang); Quận Ngũ Hoành Sơn (diện tích 24ha, tập trung ở phường Bắc Mỹ An, Hòa hải, Hòa Quý) Quảng Nam: Vùng rau tập trung ở thị xã Hội An, Tam Kỳ, Thăng Bình Quảng Ngãi: Vùng rau lớn nhất là thị Xã Quảng Ngãi, Mộ Dức, Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa. Thừa Thiên Huế: + Vùng rau truyền thống tại một số phường, xã thuộc thành phố Huế: Phường Tây Linh, Thuận Lộc, Tây Lộc, Kim Long, Hương long, Hương An, Quảng Vinh + Vùng sản xuất rau phụ cận thành phố Huế: có diện tích trung bình 30 - 45 ha (Xã Hương Xuân, Hương An, Hương Chữ (Hương Trà), xã Điền Lộc, Điền Môn, Điền Hoà, Điền Hải (Phong Điền), Xã Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Lợi ( Quảng Điền). 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH SẢN XUẤT RAU NƯỚC TA 3.1. Sản xuất rau là một ngành sản xuất sản phẩm có tính chất hàng hóa cao Rau luôn luôn đòi hỏi non, ngon, tuơi, không sâu bệnh, thẩm mỹ hàng hóa cao. Vì vậy các khâu sản xuất từ thời vụ đến chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch, vận chuyển phải kịp thời, liên quan nhiều đến các ngành khác: giá cả, thu mua, kế hoạch, phân phối... 3.2. Rau yêu cầu công lao động cao, kỹ thuật cao và tỷ mỉ Đặc điểm của cây rau là bộ rễ nhỏ yếu, thân lá non, mềm, khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh yếu, nên phải chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên. Hệ số quay vòng cao (trung bình 3 - 5 vụ/năm) nên cần nhiều công lao động/đơn vị diện tích. Thời vụ trồng khẩn trương, đòi hỏi phân bón nhiều, cần nhiều thiết bị như nhà lưới, phòng điều hòa nhiệt độ, thiết bị tưới tự động, định giờ, PE, làm giàn, thiết bị che chắn nắng, mưa, sương muối. 3.3. Rau có thể luân canh, xen canh, gieo lẫn Rau trồng có nhiều loại: cao cây, thấp cây, rễ ngắn, rễ dài, loại ưa sáng mạnh, loại ưa sáng yếu, thời gian sinh trưởng dài ngắn khác nhau và yêu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Trồng như vậy để tận dụng không gian và thời gian, tăng sản lượng/đơn vị diện tích, tăng hiệu quả kinh tế đồng thời cải tạo đất, hạn chế sâu bệnh. 12 3.4. Rau thường được thông qua thời kỳ vườn ươm Bộ rễ của cây rau có khả năng tái sinh tốt (trừ các loại đậu và rau ăn rễ củ), hạt nhỏ, cây con nhỏ, yếu ớt, rễ ăn nông nên cần tập trung gieo trên một diện tích nhỏ để có điều kiện bồi dục, chăm sóc cho bộ rễ khỏe, thân lá phát triển tốt, cứng cáp, đảm bảo tỷ lệ sống cao, sau này dễ thích nghi với ruộng đại trà. Đồng thời tranh thủ không gian và thời gian cho sản xuất. 3.5. Rau thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại. Ruộng rau là môi trường cho sâu bệnh phát triển tốt: trồng với mật độ dày, thâm canh cao, ruộng luôn luôn ẩm, thân lá rậm rạp. Bản chất cây rau do vách tế bào mỏng, hàm lượng chất dinh dưỡng cao, hàm lượng nước cao, trồng nhiều chủng loại liên tục, luân canh không triệt để, khả năng chống thuốc hóa học kém, đặc biệt có những bệnh lây lan hiểm nghèo (xoăn lá, thối nhũn). 3.6. Rau yêu cầu thời vụ nghiêm ngặt Rau là cây rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, nhất là điều kiện thời tiết khí hậu, yêu cầu bố trí thời vụ thích hợp, thu đúng thời vụ, thời điểm tiêu thụ: Ví dụ bắp cải trồng muộn không cuốn, su hào bị xơ, đậu cô ve trồng vụ Hè không ra hoa. 3.7. Rau có thể trồng trong điều kiện nhân tạo Rau có nhiều loại, nhiều biến chủng khác nhau, khối lượng thân lá, rễ nhỏ, chiếm chỗ không gian hẹp, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng trong điều kiện nhân tạo: rau sạch, rau trái vụ hay rau trong nhà kính, nhà ấm, hoặc dùng PE che phủ những nơi điều kiện thời tiết bất lợi như băng tuyết, quá lạnh cây không thể sinh trưởng được... 4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ THÁCH THỨC CỦA NGÀNH SẢN XUẤT RAU 4.1. Những thuận lợi tiềm năng - Là một ngành sản xuất truyền thống của nông nghiệp Việt Nam. Nông dân có kinh nghiệm, cần cù và sáng tạo. Nhân dân ta đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc, huấn luyện cây con, chống nóng, chống rét, trồng rau rải vụ, trái vụ... - So với các ngành trồng trọt khác, đây là lĩnh vực sản xuất có hiệu quả cao, nông dân trồng rau có thu nhập cao hơn hẳn trồng lúa và các cây lương thực khác. - Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý, lại có những nét độc đáo về khí hậu, địa hình phức tạp, chạy dài trên 15 vĩ độ, có sự chênh lệch về độ cao so với mặt biển. Do khí hậu đa dạng nên cũng đa dạng và phong phú các chủng loại rau. Rau trồng được quanh năm mà không qua nhân tạo, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, giá thành hạ. Việt Nam có thể trồng được hầu hết các loại rau có trên thế giới, rau vụ đông xuân ở 13 các tỉnh phía Bắc có lợi thế so sánh rõ rệt so với các nước sản xuất và xuất khẩu rau lớn của Châu Á và thế giới như Trung Quốc và Thái Lan. - Thị trường tiêu thụ rau xanh trong nước và thế giới ổn định và ngày càng tăng là cơ hội để ngành rau phát triển. - Lực lượng lao động dồi dào, tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới - Nhiều chính sách mới đã được ban hành và tiếp tục hoàn thiện trong thực tiễn, tạo hành lang pháp lý ngày càng thuận lợi cho hoạt động, sản xuất kinh doanh rau phát triển - Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới (WTO), kinh tế đối ngoại có nhiều cơ hội phát triển. Quan hệ giữa Việt Nam và nhiều nước trên thế giới được thiết lập. Thị trường xuất khẩu rau và các sản phẩm chế biến từ rau ngày càng được mở rộng - Có đội ngũ cán bộ khoa học nghiên cứu về rau có trình độ, năng lực và nhiệt tình - Những kỹ thuật mới đang phát triển trong quá trình sản xuất rau: Trước hết là giống, nông dân đã có cơ hội sử dụng nhiều giống mới. Những giống chịu nhiệt, chịu mưa đã tạo nên những mùa vụ mới mà trước đây chưa từng có. Ví dụ nhờ có giống bắp cải, sup lơ chịu mưa, chịu nhiệt mà các loại rau này không còn là những loại rau độc tôn của vùng Đà Lạt nữa. Chúng đã được sản xuất ở vùng đồng bằng, nhiệt độ cao từ Quảng Nam, Đà Nẵng vào đến Cà Mau. Gần đây, các giống dưa hấu chịu mưa, cùng với các giống dưa hấu vụ truyền thống (vụ đông xuân) đã đem đến cho thị trường vị ngọt quanh năm. Các giống mới còn góp phần nâng cao năng suất, ước tính hơn giống cũ 15 - 20 %. Chủng loại rau mới: Những năm gần đây người tiêu dùng dần dần được thưởng thức sup lơ xanh, đậu cô ve xanh, bắp rau (ngô bao tử/baby corn) và một số loại rau đặc biệt khác như cà chua sơry (cherry) quả nhỏ, dùng ăn sống, bắp cải tím. Đa số các loại rau này được trồng tại vùng mát Lâm Đồng. Các tiến bộ kỹ thuật đáng chú ý là việc sử dụng nilon phủ luống, dùng nilon phủ luống là 1 biện pháp kỹ thuật mang lại nhiều lợi ích tổng hợp rất thiết thực. Các tỉnh áp dụng nhiều biện pháp này có Khánh Hoà, Tiền Giang, Đồng Tháp, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh. Việc sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu sinh học cũng là những nét mới góp phần làm tăng năng suất, sản lượng rau. Các biện pháp dùng nhà lưới để trồng rau sạch, rau an toàn, dùng vỉ để gieo ươm cây con cũng đã bắt đầu được sử dụng. Các tỉnh tiêu biểu áp dụng biện pháp này gồm Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh, Vĩnh Long. Bắt đầu hình thành mô hình sản xuất gắn với chế biến xuất khẩu. Ví dụ một số địa phương như An Giang, Tiền Giang, Nông trường Sông Hậu, TP Hồ Chí Minh đã và đang từng bước sản xuất và chế biến ớt, bắp nhỏ, đậu nành rang. Trong tương lai gần, một nhà máy chế biến cà chua tại Lâm Đồng cũng sẽ được xây dựng. 14 Các vùng sản xuất rau an toàn đang dần dần được hình thành, nhất là ven các thị xã, thành phố lớn. Tình hình nhiễm độc do rau đã giảm đáng kể. Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhất là các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rau được coi là một trong những cây có vai trò quan trọng được chú ý phát triển để thay thế cây lúa ở những vùng đất ven đô thị. Một điểm đặc biệt là việc hình thành và phát triển các công ty sản xuất giống của Việt Nam hoặc của nước ngoài trên lãnh thổ phía Nam nước ta đã góp phần rất lớn trong việc cung cấp nhiều giống tốt cho ngành trồng rau nước ta. Đáng kể có công ty giống Cây trồng miền Nam, Công ty Đông Tây (hai mũi tên đỏ), công ty Known You, Công ty Xanh (Tropical) 4.2. Những tồn tại, yếu kém của ngành sản xuất rau - Nền sản xuất nhỏ, manh mún, diện tích nhỏ khó đầu tư và áp dụng những tiến bộ mới. Sản xuất rau từ xưa đến nay mang tính tự cung tự cấp cho thị trường nội địa, năng suất và đặc biệt chất lượng rau chưa cao. Vì vậy có rau mà không xuất khẩu được. Sản xuất rau hiện nay hoàn toàn tự do, trôi nổi theo thị trường, thiếu hẳn vai trò tổ chức và quản lý nhà nước. Vì thế thường có tình trạng sản xuất dư thừa, thị trường tiêu thụ không hết, nông dân phải bán rẻ, thậm chí có người bỏ mặc trên nuộng không muốn thu hoạch. - Năng suất rau còn thấp, chỉ bằng 87% so với trung bình toàn thế giới, tỷ lệ hao hụt sau thu hoạch khá cao (20 - 30%). Sản lượng rau phân bố không đều. Nhiều khu vực còn thiếu về lượng, đơn điệu về chủng loại như các tỉnh miền núi, duyên hải Trung bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Mức độ an toàn rau sản xuất ven thành phố và khu công nghiệp có chiều hướng suy giảm. - Tỷ trọng giống nước ngoài sử dụng trong sản xuất rất cao (trên 50%). Công tác nghiên cứu chọn tạo giống rau trong nước chưa đáp ứng yêu cầu của sản xuất. - Chưa phát huy được tiềm năng, lợi thế so sánh về khí hậu và lao động để sản xuất rau cho xuất khẩu tại các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng và tại Lâm Đồng. - Hệ thống cơ sở vật chất cho sản xuất, chế biến và bảo quản rau còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, hiệu quả chưa cao. - Sự phát triển nghề trồng rau chủ yếu tập trung vào các thành phố và khu công nghiệp, nên có sự chênh lệch về trình độ sản xuất, tiêu thụ giữa các vùng trong nước. - Rau không an toàn: Mặc dù tình hình ngộ độc do rau không còn nghiêm trọng như 3- 4 năm trước đây nhưng mối đe doạ sức khoẻ cộng đồng vẫn còn nặng nề. Việc sử dụng nhiều hoá chất độc hại, không có thời gian cách ly an toàn. Thậm chí nhiều nơi đã dùng cả dầu nhớt thải (chứa chì và các chất độc hại khác) để trừ sâu cho rau muống. Việc trồng rau trên vùng đất, nước nhiễm bẩn, nhất là rau muống trên kênh rạch bẩn còn khá phổ biến. 15 - Việc chuyển giao công nghệ trong sản xuất rau chưa được chú trọng và hiệu quả còn thấp. Các tiến bộ kỹ thuật thích hợp chậm được đánh giá, kết luận và nhân rộng. Công nghệ sau thu hoạch chưa được phát triển mạnh. Sản xuất, chế biến, tiêu thụ rau vẫn chưa được chú ý đúng mức, nhất là việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu, công tác tiếp thị, thị trường còn hạn chế. - Xây dựng các vùng rau xuất khẩu là cả một chiến lược cho ngành trồng rau đầy tiềm năng của Việt Nam, nhưng vệc phát triển các giống có ưu thế lai trong sản xuất còn hạn chế, do vậy giá thành sản phẩm cao, từ đó kéo theo sự hạn chế trong sản xuất rau xuất khẩu. - Chưa chú trọng công tác quản lý nghề trồng rau và chất lượng sản phẩm, chưa cạnh tranh được trên thị trường trong khu vực và thế giới. - Công tác nghiên cứu về rau chưa được chú ý đầu tư đúng mức, có chiến lược, nhất là việc sản xuất rau hàng hoá xuất khẩu. 4.3. Một số trở ngại lớn trong việc phát triển rau có tính đặc thù ở miền Trung - Thời tiết khí hậu: Nền nhiệt biến động lớn và lượng mưa lớn, phân bố không đều, thường xảy ra nhiều thiên tai, bão lụt, gây nhiều rũi ro cho sản xuất rau. Ví dụ Thừa Thiên Huế là Tỉnh có tổng nhiệt độ năm đạt từ 8.500 - 90000C. Lượng mưa trung bình năm đạt khoảng 2.800mm. Nhiệt độ và lượng mưa phân bố không đều trong năm. Mùa khô (vụ Hè - Thu) nhiệt độ trung bình tháng khoảng 25oC, có tháng nhiệt độ lên đến 28-29oC với thời gian kéo dài và đây cũng là những tháng ít mưa nhất trong năm nên đã gây ra tình trạng hạn hán kéo dài làm ảnh hưởng đến sản xuất rau xanh. Mùa mưa (vụ Đông - Xuân) có lượng mưa lớn (chiếm khoảng 66 -75% lượng mưa/năm) kết hợp với nhiệt độ và số giờ nắng thấp, gây ra tình trạng ngập úng, làm ảnh hưởng đến mùa vụ và sinh trưởng của các loại rau. Do đó trong sản xuất cần có biện pháp chống hạn, chống nóng cho rau trong mùa khô và chống úng, chống mưa to trong mùa mưa. - Đất đai: Đất đai phong phú về chủng loại có thể phát triển các loại rau xanh, nhưng nhìn chung các loại đất có độ phì thấp, nghèo dinh dưỡng, diện tích đất chua phèn, ngập mặn lớn, độ dốc lớn nên khả năng rửa trôi trong mùa mưa cao. Đặc điểm đất đai và địa hình cho thấy tuy diện tích đất nông nghiệp của các tỉnh lớn nhưng trong đó diện tích có thể phát triển cây rau chiếm tỉ trọng nhỏ, ngoài ra do địa hình dốc nên mùa mưa dễ bị rửa trôi ngập úng, mùa khô khả năng giữ nước kém, hạn hán nên trồng rau phải đầu tư cao dẫn đến lãi thấp. - Chủng loại: Các loại rau trồng chưa đa dạng, chủ yếu nhóm rau ăn lá, những loại rau cao cấp có giá trị kinh tế cao còn hạn chế như: cà chua, ngô rau, dưa chuột, cải bắp, su hào các loại rau gia vị. Chưa có những giống rau thích ứng cho mỗi vùng, mỗi vụ cụ thể. 16 - Sản xuất rau vùng ngoại ô: Dù có diện tích lớn hơn thành phố, tuy nhiên vùng này gặp một số khăn như sản xuất tự cung tự cấp, diện tích nhỏ, manh mún nên khó áp dụng các tiến bộ kỹ thuật cũng như khó hình thành vùng sản xuất tập trung, sản xuất hàng hoá. Thiếu kỹ thuật thâm canh cũng như công nghệ chế biến bảo quản một số loại rau cao cấp. Cơ sở vật chất đang còn nghèo nàn lạc hậu chưa tương xứng với tiềm năng của từng địa phương. Thiếu vốn đầu tư sản xuất. Đây là vấn đề cần có sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền giúp người sản xuất mở rộng diện tích cũng như quy mô sản xuất. - Tiêu thụ rau: Thị trường tiêu thụ rau nhỏ lẻ, hạn chế đối với một số loại rau như rau cải, xà lách, đậu cô ve, bí xanh do đó đòi hỏi người sản xuất phải vận chuyển đi xa, làm ảnh hưởng đến tỉ lệ hao hụt cũng như về mặt thẩm mỹ của sản phẩm. Ngoài ra chất lượng và giá cả các loại rau vẫn chưa cao nên cũng ảnh hưởng đến sức mua và quy mô sản xuất. - Tập quán trồng: Người dân Miền Trung có tập quán trồng lúa lâu đời, do đó khi thay đổi cơ cấu chủng loại cây trồng ít có kinh nghiệm trong sản xuất, để giống, bảo quản giống. Quy mô sản xuất rau nhỏ nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Điều này đòi hỏi cần có những mô hình sản xuất đem lạ i hiệu quả thiết thực, từ đó có sự chuyển giao khoa học kĩ thuật cũng như quy trình sản xuất đến tận người dân. - Giống rau: có thể nói một trong những nguyên nhân lớn khiến năng suất suất rau của chúng ta chưa cao là do giống. Tỷ trọng giống tốt (gồm cả giống lai và giống thuần) chưa nhiều, có một số vấn đề khác như nhà nước không quản lý được việc đánh giá, công nhận và phổ biến giống. Việc giới thiệu, phổ biến giống tốt gần như tuỳ thuộc vào các công ty sở hữu giống. Nông dân có nơi bị nhiễu, có nơi bị thiếu thông tin, không biết giống nào tốt và thích hợp với vùng mình. - Biện pháp canh tác: Sử dụng giống mới trên nền kỹ thuật cũ hay nói cách khác là sự không đồng bộ cũng là một nguyên nhân làm năng suất rau không cao. Ví dụ, các giống lai, bản thân chúng có tiềm năng 30 - 40 tấn/ha nhưng bị đặt trong một điều kiện giống địa phương, gieo ươm cây con không cẩn thận, cây giống xấu, cỏ dại nhiều, không quản lý được sâu bệnh, bón phân không cân đối, hợp lý, mật độ không hợp lý, dàn leo hay choái cắm không chắc chắn v.v.. thì năng suất không thể cao được. Trong biện pháp canh tác có vấn đề về sử dụng phân bón. Nói chung việc sử dụng phân bón hiện nay dựa vào kinh nghiệm là chính với xu hướng coi trọng phân hoá học và lạm dụng phân đạm, phân kali ít được chú ý. - Sâu bệnh và vấn đề rau không an toàn: Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, rau bị nhiều sâu bệnh không những về số lượng mà còn nhiều về chủng loại. Việc sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi gây hiện tượng quen thuốc do đó sâu bệnh phát triển ngày càng mạnh hơn. Đây là 1 trong những vấn đề lớn của sản xuất rau Việt Nam. Do ở vào vùng nhiệt đới 17 nóng ẩm, thích hợp cho sâu bệnh phát triển quanh năm nên trong sản xuất rau chúng ta gặp tất cả những loại sâu bệnh nguy hiểm đặc trưng của các vùng nhiệt đới. Đối mặt với sự tấn công của sâu bệnh, nông dân đã phải sự dụng nhiều loại thuốc hoá học, hoá chất ngày càng tăng và không ít trường hợp đã sử dụng thuốc cấm (như Methylparathion Methamidophos). Cùng với việc sử dụng thuốc có độ độc cao, liều lượng cao, nông dân còn sử dụng nhiều lần trong một vụ (trung bình từ 11-15 lần/vụ rau, không theo đúng quy trình hướng dẫn đến sâu bệnh “quen thuốc”. Tình trạng trên đã dẫn đến hậu quả là rau không an toàn. Trước hết với người tiêu dùng trong nước, hậu quả trước mắt và lâu dài là rất lớn. Sau nữa, rau như vậy không bao giờ xuất khẩu được. - Vấn đề sản xuất rau trái vụ: Trồng rau ở các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng của hai mùa khí hậu: mùa mưa và mùa khô. Ví dụ ở miền Trung trong mùa khô, nhất là những tháng trong vụ Hè Thu (tháng 5-8) thời tiết nắng nóng, hạn hán. Ngược lại mùa mưa, nhất là những tháng trong vụ Đông Xuân (tháng 10 -12) thời tiết không thuận lợi, khó trồng. Đây là vụ trái (không thuận lợi) nên cần được đầu tư cao hơn chính vụ, áp dụng một số biện pháp kỹ thuật tiên tiến để giúp cây rau sinh trưởng, phát triển tốt, đảm bảo năng suất cao, chất lượng khá, cung cấp rau quanh năm cho thị trường (biện pháp chọn giống chịu nóng, chịu mưa, chịu sâu bệnh, làm mái che, nhà lưới, che lưới, phủ luống nilon 2 màu, kết hợp đồng bộ giữa tưới nước, bón phân và phòng trừ sâu bệnh) - Đặc điểm mùa vụ và sản lượng rau cung cấp cho thị trường: Mùa mưa: Nhiệt độ thấp hơn, có thể nói hầu hết các loại rau ôn đới và một số ít các loại rau nhiệt đới có thể trồng tốt, cho năng suất cao trong vụ Đông Xuân. Một số loại rau khác có thể trồng được nhưng cần phải có giống thích hợp như cà chua, cải xanh, hành, ngò. Đa số từng được trồng với giống địa phương, năng suất không cao. Mùa khô: Gần như không trồng được hoặc có trồng được thì năng suất thấp, chất lượng kém đối với rau ôn đới, hầu hết trồng rau nhiệt đới như mướp đắng, dưa leo, ớt, dưa, bầu bí. Một số loại rau ôn đới trồng được nhưng giá thành cao. Vì vậy, thường có hiện tượng mùa mưa rau dồi dào, mùa khô thì rau thiếu cả về số lượng lẫn chủng loại. 5. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN RAU 5.1. Công tác giống - Chọn lọc và cải thiện nâng cao độ thuần của giống địa phương. - Chọn lọc và lai tạo giống rau có chất lượng cao, chống chịu khô hạn, chịu nóng, có thể trồng được ở các loại đất thấp trũng và đất cao vùng đồi. - Nhập nội những hạt giống ở Miền Trung không sản xuất được do điều kiện thời tiết không phù hợp (bắp cải, su hào, cà rốt) và các giống lai F1 như dưa chuột, dưa hấu. 18 - Từng bước tiến hành nghiên cứu, xây dựng các xí nghiệp chuyên sản xuất cung cấp giống, cây con sạch bệnh cho dân. 5.2. Tập trung sản xuất rau an toàn. Tổng kết công tác nghiên cứu phát triển rau an toàn, rau sạch vừa qua. Mở rộng mô hình đã có kết quả, đa dạng các hình thức sản xuất rau an toàn, rau sạch từ quy mô nhỏ đến quy mô lớn, từ đơn giản đến hiện đại (kể cả nhà lưới, thuỷ canh...) 5.3. Tăng cường sản xuất rau trái vụ: Rau mùa mưa, mùa khô những tháng khó khăn do thời tiết gây ra, cần được chú ý và phát triển để đảm bảo rau xanh ổn định cho thị trường. 5.4. Nâng cao chất lượng kỹ thuật của các biện pháp canh tác - Nghiên cứu ứng dụng rộng rãi phủ nilon, rau có thiết bị che chắn, giàn che và các biện pháp tưới tiêu hiện đại. - Nghiên cứu bón phân cân đối, hợp lý, có hiệu quả cho các loại đất chính trồng rau ở các vùng: Đất cát ven biển miền Trung, đất xám Củ Chi, đất đỏ miền Đông Nam Bộ, đất đen đồng bằng sông Cửu Long. 5.5. Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật, xây dựng và phát triển mô hình sau thu hoạch: Để giảm tổn thất, tăng chất lượng rau tươi, đa dạng hoá các sản phẩm rau chế biến. 5.6. Xây dựng dây chuyền sản xuất - chế biến - tiêu thụ Cần có sự phối hợp với các ngành, các cấp xây dựng những mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ hợp thành mạng lưới sản xuất rau trong cả nước. (Ví dụ: gần đây công ty của Nhật đã thu mua và sơ chế để bán cho các siêu thị tại TP Hồ Chí Minh hoặc hiện nay sản xuất bắp rau cung cấp cho nhà máy chế biến xuất khẩu ở An Giang). 5.7. Đẩy mạnh sản xuất rau xuất khẩu Thời gian gần đây từ phía Nhà nước đã có những chuyển biến trong việc xác định rau là mặt hàng xuất khẩu quan trọng phải từng bước được đầu tư. Ví dụ mới có nhà máy chế biến cà chua xuất khẩu ở Hải phòng, dưa leo xuất khẩu Hải Dương, chế biến bắp và các loại rau khác ở An Giang và sắp tới là nhà máy chế biến cà chua ở Lâm Đồng. Công tác nghiên cứu khoa học về rau cũng được chú ý hơn. Đã có Viện Nghiên cứu Rau Quả ở Hà Nội, viện KHKTNN miền Nam, các trường đại học Nông Nghiệp. Miền Trung cũng rất cần một Viện nghiên cứu rau mới đáp ứng được đòi hỏi và tiềm năng mang sắc thái riêng của vùng. Câu hỏi bài 1: 1. Vai trò và giá trị của cây rau trong cuộc sống? 2. Tình hình sản xuất trên thế giới và Việt Nam như thế nào? 3. Những đặc điểm chính của nghề trồng rau, những thuận lợi, khó khăn và giải pháp nhằm phát triển rau ở Việt Nam? 19 Bài 2 PHÂN LOẠI RAU Phân loại rau thành hệ thống nhằm tạo điều kiện tốt cho công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, chọn giống, nhập nội giống và sử dụng giống trong sản xuất được thuận lợi. Có nhiều phương pháp phân loại, nhưng sau đây là 3 phương pháp chính của P. Mudappa và ctv 1996 và trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) 1. DỰA VÀO PHƯƠNG PHÁP PHÂN LOẠI THỰC VẬT HỌC Phương pháp này dựa vào các đặc điểm thực vật học của rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt và quan hệ họ hàng giữa chúng mà phân loại thành bộ, họ, chi, loài, giống vv... có tên gọi thống nhất bằng tiếng Latin. Đây là phương pháp phân loại được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Tiêu chuẩn chính để xác định mối quan hệ trong phân loại thực vật là dựa vào mối quan hệ giống nhau và khác nhau về cấu trúc hoa. Bộ Nông nghiệp Mỹ (Terrell et al. 1986) đã phân loại thực vật theo họ, chi và loài và tuân theo các quy luật quốc tế về thuật ngữ khoa học. Sự kết hợp của các chi hoặc loài lập thành danh sách tên khoa học của các loại rau được chấp nhận trên thế giới.Ưu điểm của phương pháp phân loại này là có thể tìm hiểu quan hệ về hình thái, họ hàng và có tên gọi thống nhất bằng tiếng Latin. Sự hiểu biết mối quan hệ này là cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo và nhập nội giống. Bảng 6: Danh sách một số loại rau có mặt trong đời sống và trên thị trường Việt Nam Tên Việt Nam Tên khoa học 1. Thực vật bậc thấp (thực vật hạ đẳng) 1- Họ nấm tán Agricaceae Nấm rơm Volvaria volvacea Fr. (V. esculenta ) Nấm mỡ Psalliota bisporus (P. campestri Fr.) Nấm hương Coritellus shiitake P. Hen 2 - Họ mộc nhĩ Auriculoria Nấm mộc nhĩ (nấm mèo) A. judae Shroter ( A.fidae Shroter) Nấm sò Pleurotus sajor- caju Thực vật bậc cao (thực vật thượng đẳng) Nhóm cây một lá mầm (đơn tử diệp) 1- Họ hòa thảo Poaceae/Gramineae Ngô rau (ngô bao tử) Zea mays L. var. saccharata Koern Ngô đường Zea mays L. subsp. mays 20 Măng tre (bamboo) Phyllostachys sp. Măng mai Dendrrocalamus latifolius Munro. Sả (lemon grass) Cymbopogon citratus. 2- Họ hành tỏi Liliaceae Hành tây (onion): Allium cepa L. Hành ta/hành củ nhỏ (shallot) Allium ascalonicum L. Tỏi củ ta (garlic): A.sativum L Tỏi tây (leek): Allium porum L Tỏi củ ta (garlic): A.sativum L Hành tăm (ném) Allium cepa L. var. cepa Hành lá (bunching onion) Allium cepa var. aggregatum Hẹ (flower garlic): Allium schoenoprasum (Allium odorum L.) Kiệu (scallion) Allium bakeri Regel. Hành hoa (hành pirô -spring Onion) A.fistulosum L. Măng tây (asparagus) Asparagus officinalis L. 3- Họ ráy Araceae Khoai môn/khoai sọ (taro) Colocasia antiquorum (L.) Schott. Bạc hà/môn ngọt (dasheen) Alocasia odora Kocn. 4- Họ khoai (củ) Dioscoreaceae : Khoai ngọt (yam - củ tía) Dioscorea alata L. Khoai từ (lesser yam) Diocorea esculenta Burt. 5- Họ gừng Zingiberaceae Gừng (ginger) Zingiber offcinale Rosc Nghệ (turmeric) Curcuma domestica Val. Nhóm cây 2 lá mầm (song tử diệp) 1- Họ thập tự Cruciferae juss (Brassicaceae Burn) Cải bắp (cabbage) Brassica oleracea L. var. capitata L. Cải bắp nhánh (cải bixen, cải bắp chùm) Brassica oleracea var. gemmifera DC. Cải xoăn B. oleracea var. acephala DC. Cải thìa Brassica napus L. var. chinensis L. Cải bẹ trắng B. chinensis (L.) Cải bao (cải bẹ cuốn - chinese cabbage) B. pekinensis (Lour.) Rupr. Cải canh/cải xanh B. juncea L. Czenrnj. và cosson var. juncea Su lơ (cauliflower) Brassica oleracea var. botrytis L. Súp lơ xanh B. oleracea var. italica Plenck 21 Cải xoong (xà lách xong - watercress) Nasturtium officinale (L.) Cải củ tròn (turnip) Brassica campestris var. rapa Cải củ (Radish) Raphanus sativus L. Cải canh B. juncea Su hào (kohrabis) Brassica oleracea var. caulorapa DC. Cải ngọt (pakchoi) B. integrifolia (O. B. Schultz) Cải làn B. oleracea var. Alboglabra 2- Họ cà Solanaceae Cà chua (tomato) Lycopersicon esculentum Mill Cà tím, cà trắng(eggplant) Solanum melongena L. Cà pháo Solanum melongena L. var. Depressum Bailey Cà bát Solanum melongena L. var. Esculentum Ness Ớt cay (hot pepper) Capsicum annuum L. var. annuum Ớt ngọt (sweet peper) C. frutescense L. Khoai tây (potato) Solanum tuberosum L. Ớt sừng trâu (quả to) C. baccatum var. Pendutum 3- Họ bầu bí Cucurbiraceae Dưa chuột (cucumber) Cucumis sativus L. Dưa hấu (water melon) Citrullus lanatus (Thunb) Matsum Dưa lê (sweet melon) Cucumis melo L. var. modorus. Dưa thơm/dưa hương/dưa lê Cucumis melo L. Bí đỏ/bí ngô (pumkin) Cucurbita pepo L. hoặc Cucurbita moschata (Duchesne) ex. Poiret Bí đao (bí xanh quả dài -wax gourd) Benincasa hispida (Thunb.) Cogn Bí đao (quả tròn) Benincasa hispida Coqn Dưa gang (melon) Cucumis melo var. conomon Bí ngồi Cucurbita maxima Duchesne var. maxima Dưa bở Cucumis melo L. var. reticulatus Naud Bầu (bottle gourd) Lagenaria siceraria (Molina) Stanley Mướp (Luffa) Luffa acutangula (L.) Roxb. Mướp đắng (khổ qua - bitter gourd) Momordica charantia L. Mướp hương (long luffa) Luffa aegyptiaca Miller (syn.: Luffa cylindrica Roem) Mướp khía (angled luffa) Luffa acutangula (L.) Roxb. Su su (Chayote) Sechium adule (Jacq) Sw. 4- Họ đậu Fabaceae (Leguminosae) 22 Đậu co ve leo (snapbean- frenbean) Phaseolus vulgaris L. Đậu co ve lùn P. vulgaris var. humilis Alef Đậu trạch (hạt trắng) Phaseolus liensis Đậu Hà Lan (garden sugar pea) Pisum sativum L. subsp. sativum Đậu đũa (yarlong bean) Vigna unguiculata subsp. sesquipedalis (L.) Verdc. Củ đậu (yam bean) Pachyrrhizus erosus (L.) Urban Đậu tương rau (Soybean vegetable) Glycine max. (L.) Merr. (Phaseolus max. L.) Đậu ván (hyacinth bean) Lablab purpureus (L.) Sweet Đậu ngự (đậu vằn) Phaseolus lunatus L. Đậu rồng (winged bean) Psophocarpus tetragonolubus L. Đậu xanh (green bean) Vigna radiata (L.) R. Wilczek var. radiata Đậu đen Vigna unguiculata (L.) Walp. Subsp. unguiculata Đậu triều Cajanus cajan (L.) Huth 5- Họ họ hoa tán Apiaceae(Umbeliferae) Cần tây (celery) Apium graveolens L. Cần ta /cần nước(water celery) Oenanthe stolonifera Ngò thơm/mùi(coriander) Coriandrum sativum L Mùi tây/ngò tây Petroselinum crispum (Miller) Cà rốt (carrot) Daucus carota L. Thìa là/thì là (dill) Anethum graveolen L. Dulce Mill D.C 6- Họ họ cúc Asteraceae/Compositae Xà lách xoăn (curly lettuce) Cichorium endivia L. Xà lách (lettuce) Lactuca sativa L. Xà lách cuốn Lactuca sativa var. capitata Diếp Lactuca sativa secalina Alef Cải cúc/cúc tần ô (pyrethrum) Chrysanthemum cinerariaefolium Atisô (Artichaud - artichoke) Helianthus tuberosus L./Cynara scholymus L. 7- Họ bìm bìm Convulvulaceae Rau muống (water spinach) Ipomoea aquatica Forsskal Khoai lang(sweet potato) Ipomoea bataceae (L.) Lam Rau ngỗ lepidium sativum (Forsk) 8- Họ rau muối Chenopodiacea Cải chân vịt (rau cơm xôi) Spinacia oleraceae L. Củ cải đường Beta vulgaris L. subsp. vulgaris Củ cải ăn lá Beta vulgaris subsp. cicla (L.) Koch 23 Củ cải ra đi Beta vulgaris 9- Họ rau dền Amaranthaceae Rau giền cơm Amaranthus v iridis L. Rau giền gai A.spinosus L. 10- Họ mồng tơi Basellaceae Mồng tơi tím (climbing spinach) Basella rubra L. Mồng tơi xanh (malabar spinach) Basella alba L. 11- Họ hoa môi Labiaceae Húng quế (basil) Ocium basilicum L. Húng cay (mint) Metha arvensis. Húng lủi (japanese mint) Metha arvensis var. piperaseens. Tía tô Perilla frutescens var. Cripa Kinh giới Elsholtzia erislata (Willd) 12- Họ bông Malvaceae Đậu bắp (okra) Hibiscus esculentus L. 13- Họ đay Tiliaceae Rau đay Corchrus olitorius L. 14- Họ nghễ Polygonaceae Rau răm Polygonum odoratum (Lour) 2. PHÂN LOẠI DỰA VÀO BỘ PHẬN SỬ DỤNG (PHẦN ĂN ĐƯỢC) Phương pháp này là căn cứ vào những cây rau có bộ phận sử dụng làm thực phẩm giống nhau thì được xếp cùng một loại. Các loại rau thông thường được xếp thành 6 loại (nhóm) chính: - Rau ăn lá (leaf vegetable): cải bắp, cải bao, cải bách khẩu, cải bixen, rau dền, cơm xôi, xà lách, diếp - Rau ăn quả: Cà chua, cà, dưa chuột, bí đỏ, bí xanh, bầu, mướp, đậu cô ve, đậu trạch, đậu rồng, đậu Hà Lan, su su, đậu cô bơ, dưa hấu, dưa bở, dưa gang, dưa lê, đu đủ.... - Rau ăn củ: + Rau cho rễ củ (root crops): cà rốt, củ cải trắng, củ dền, củ đậu. + Rau cho thân củ (tuber, bulb, shoot): su hào, hành, tỏi, khoai tây, măng tây. - Rau ăn nụ, hoa: súp lơ, atisô, hoa thiên lý - Rau gia vị: ớt, hành, tỏi, mùi (ngò), nghệ, gừng, hành tây.... - Nấm (mushroom): nấm rơm, nấm mộc nhĩ (mèo), nấm sò, nấm hương Qua các bộ phận có thể thấy rõ về mối quan hệ hình thái giữa chúng. Những cây có bộ phận sử dụng giống nhau thì thường có kỹ thuật trồng giống nhau, có giá trị cho mục đích trồng trọt, nhưng trong thực tiễn phân loại này chưa nói lên được yêu cầu dinh 24 dưỡng, phương pháp gieo trồng, mùa vụ ... và các đặc điểm nông sinh học khác nhau của các loại rau. 3. PHÂN LOẠI DỰA VÀO PHƯƠNG THỨC CANH TÁC VÀ ĐẶC TÍNH SINH VẬT HỌC CÂY RAU Phương pháp phân loại này là dựa vào đặc tính sinh vật học của cây rau và điều kiện trồng trọt để phân loại. Các cây trồng cùng một nhóm có phương thức canh tác nói chung là giống nhau và bị ảnh hưởng bởi những loaị sâu và bệnh hại tương tự . Vì vậy nhà nông học Xô Viết V.I. Edelstein đề nghị hệ thống phân loại tổng hợp như sau: 1- Rau ăn rễ củ (root crops): cà rốt, củ cải trắng, củ dền. 2- Rau ăn thân củ (tuber crops): khoai tây, khoai lang. 3- Rau ăn lá ngắn ngày (salad crops): xà lách, cơm xôi, dền, thì là, cải ngọt, cải xanh, cải cúc, cần tây. 4- Rau họ cải (cole crops): cải bắp, cải bông, cải bixen, su hào. 5- Rau họ hành tỏi (bulb crops): tỏi, hành tây, hành pirô. 6- Rau họ đậu (pulses): đậu đũa, đậu cô ve, đậu Hà Lan, đậu ván, đậu rồng. 7- Rau họ cà (Solanaceous crops): cà tím, ớt, cà chua. 8- Rau bầu bí (Cucurbits): bầu, bí, dưa leo, dưa hấu, dưa gang. 9- Rau lâu năm (perennial crops): măng tây, măng tre, atisô. 10- Rau thuỷ sinh: Củ ấu, ngó sen, rau muống. 11- Nấm (mushroom): nấm rơm, nấm mộc nhĩ (nấm mèo), nấm sò. Phương pháp phân loại này hoàn thiện hơn cả, đáp ứng được yêu cầu sản xuất, thể hiện ưu điểm là vừa hiểu được đặc điểm sinh vật học và biện pháp kỹ thuật canh tác thích hợp với tùng loại rau. 4. PHÂN LOẠI DỰA VÀO NGUỒN GỐC 4.1. Nguồn gốc nhiệt đới Rau có nguồn gốc nhiệt đới là những loại rau có đặc điểm chung là ưa khí hậu ấm áp, khô ráo, ánh sáng đầy đủ, hoặc ưa nóng ẩm, không chịu được rét (thuộc khí hậu lục địa và nhiệt đới biển). Những loại rau này chủ yếu có nguồn gốc ở châu Mỹ (vùng Nam Mỹ, Trung Mỹ và nam Mêhicô), Ấn Độ (Nam châu Á), miền trung châu Phi, quần đảo Indonesia. Nhóm này gọi là nhóm rau mùa nóng gồm các loại rau sống trong trong điều kiện mùa Hè ở nước ta như các loại rau trong họ bầu bí, cà, đậu đũa, dưa hấu, dưa bở, mướp, bầu, rau muống, mồng tơi, rau ngót, đậu bắp... 25 4.2. Nguồn gốc ở vùng á nhiệt đới, ôn đới. Rau có nguồn gốc ôn đới, á nhiệt đới là những loại rau có đặc điểm chung là ưa khí hậu lạnh, khô hanh hoặc mát mẻ, ẩm, có thể chịu được rét và nhiệt độ thấp nhưng không chịu được nóng. Các loại rau này chủ yếu có nguồn gốc ở bờ biển Địa Trung Hải, Cận Đông, Trung Á, vùng núi cao Trung Á, miền núi miền Trung Nam Trung Quốc. Nhóm này gọi là nhóm rau mùa lạnh bao gồm các loại rau chủ yếu sinh trưởng trong điều kiện vụ Đông Xuân nước ta như các loại rau trong họ hoa chữ thập, họ hành tỏi, họ đậu ... Một số loại rau được trồng chủ yếu như bắp cải, su hào, su lơ, cà rốt, rau cải cúc, cần tây, hành tây, hành lá, kiệu, tỏi, củ cải, đậu Hà Lan, cô ve... Như vậy tương ứng với rau 2 nhóm rau là 2 nguồn gốc, nước ta cũng có 2 mùa trồng rau tương ứng đó là mùa nóng và mùa lạnh. Tuỳ vùng mà có các thời vụ trồng rau, vụ Đông và Đông Xuân, Xuân Hè và Hè Thu. Tuy nhiên do trồng trọt lâu đời, giống rau đã được thuần hóa hoặc bằng còn đường tạo giống chống chịu và khả năng thích ứng rộng, có nhiều giống rau có thể trồng quanh năm. Câu hỏi bài 2: 1. Ý nghĩa của phân loại rau ? 2. Các phương pháp phân loại rau? Phương pháp phân loại nào là hoàn thiện nhất, tại sao? 3. So sánh ưu nhược điểm của mỗi phương pháp phân loại rau nói trên ? Bài 3 YÊU CẦU ĐIỀU KIỆN NGOẠI CẢNH CỦA CÂY RAU VÀ BIỆN PHÁP HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG BẤT LỢI ĐẾN ĐỜI SỐNG CÂY RAU 1. NHIỆT ĐỘ 1.1. Yêu cầu nhiệt độ theo từng loại rau - Loại rau chịu rét khá: Măng tây, hành, tỏi, ngó sen, ... vào mùa Xuân và mùa Đông có thể chịu đựng nhiệt độ lạnh - 8 đến -10oC, các bộ phận dưới đất có thể chịu đựng qua mùa đông, có thể chịu được nhiệt độ thấp - 1 đến - 2oC trong thời gian dài. Tuy nhiên để sinh trưởng và phát triển tốt, cây đồng hoá mạnh ở nhiệt độ cao hơn. Nhiệt độ thích hợp 15 - 20oC - Loại rau chịu rét trung bình: Loại này gồm các loại cải 2 năm (bắp cải, su lơ, cải củ, cải trắng, cải bẹ...), cà rốt, xà lách, cơm xôi, hành tây 2 năm, đậu Hà Lan, rau cần ... Rau nhóm này có thể chịu đựng điều kiện lạnh -1 đến -2oC một thời gian lâu và -3 đến -5oC trong vài ngày. Nhiệt độ thích hợp 17 - 20oC (cây đồng hoá mạnh) và điểm bù trừ nhiệt độ khoảng 30 - 32oC. Nếu nhiệt độ hơn 25oC thì quang hợp giảm, nhiệt độ hơn 30oC thì quang hợp 26 bằng hô hấp, nhiệt độ hơn 40oC thì cây quá trình hô hấp lớn hơn quang hợp, dẫn đến cây chết . - Loại rau ưa nhiệt độ cao: Loại này gồm có các loại rau sinh trưởng trong mùa Hè nước ta, không chịu nhiệt độ thấp: Dưa chuột, cà chua, ớt, cà, rau ngót, mồng tơi... Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng, phát triển là 20 - 300C. Khi nhiệt độ dưới 100C, cây sinh trưởng chậm, quá trình thụ phấn thụ tinh bị ảnh hưởng (rụng hoa). Nhiệt độ thấp kéo dài cây sẽ chết nhưng khi nhiệt độ cao hơn 40oC thì hô hấp lớn hơn quang hợp (vật chất quang hợp tạo ra bị tiêu hao do hô hấp) dẫn đến cây chết. - Loại rau chịu nóng: điển hình là dưa hấu, dưa bở, dưa gang, bí đỏ, đậu đũa, rau muống Loại này không chịu nhiệt độ thấp (không chịu rét). Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng phát triển là 30oC - 35oC, ra hoa 25 - 30oC. Nhiệt độ 35- 40oC cây vẫn đồng hoá nhưng phạm vi nhiệt độ thấp nhỏ thua 20oC, cao hơn 40oC cây bị ảnh hưởng . Nhìn chung các loại rau khác nhau, yêu cầu nhiệt độ cũng khác nhau. Trong cùng một loài, 1 giống, các giai đoạn sinh trưởng khác nhau thì yêu câu nhiệt độ cũng khác nhau. 1.2. Yêu cầu nhiệt độ theo từng thời kỳ sinh trưởng Nói đến từng thời kỳ sinh trưởng của cây là nói đến mối quan hệ của cây đối với nhiệt độ môi trường. - Thời kỳ nảy mầm: Tất cả các loại rau đều yêu cầu nhiệt độ cao để tăng cường sự hô hấp, kích thích sự hoạt động của men, sự trao đổi chất và làm gia tăng sự phân chia tế bào phôi mầm, phân giải các chất khó tan thành dễ tan, cung cấp năng lượng cho các quá trình nảy mầm (nhiệt độ có ảnh hưởng đến quá trình hút nước, hoạt động của các men phân giải protit, lip it, gluxit ...). Loại rau chịu rét bắt đầu nảy mầm ở nhiệt độ 10 - 15oC. Loại rau ưa nhiệt độ cao, nảy mầm nhanh ở nhiệt độ 25 - 30oC. Sự nảy mầm của tất cả các loại rau xảy ra thuận lợi ở nhiệt độ cao hơn nhiệt độ tối thích cho sự tăng trưởng của cây từ 4-7oC, ví dụ nhiệt độ tối thích cho sự tăng trưởng của cây cải bắp là 18-22oC, thì hạt cải bắp sẽ nảy mầm tốt ở nhiệt độ 25 - 27oC. Thời kỳ nảy mầm hạt cần nhiệt độ, nước và ô xy trong đất, nhưng nhiệt độ là yếu tố quyết định nhất. - Thời kỳ cây con: Cây con nhỏ, yếu, tế bào chứa nhiều nước, vách tế bào mỏng nên khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh yếu. Nhiệt độ cao sẽ gia tăng hô hấp làm cho cây con thiếu dinh dưỡng khi chưa đủ khả năng tự dưỡng. Vì vậy thời kỳ này yêu cầu nhiệt độ thấp hơn. Nhiệt độ thích hợp 18 - 20oC - Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (tăng trưởng và tích lũy chất dự trữ) Thời kỳ này phụ thuộc vào từng loại rau nhưng nhìn chung nhiệt độ cao thuận lợi cho sự quang hợp (trừ một số loại rau ăn củ hoặc một số loại rau cuốn lá thì yêu cầu nhiệt độ thấp hơn). Ngay trong cùng một loại (rau ưa nhiệt độ cao) giai đoạn đầu cần nhiệt độ cao để quang hợp, cuối gia i đoạn này thời gian tích luỹ chất dinh dưỡng, hình 27 thành các cơ quan sử dụng thì cần nhiệt độ thấp hơn. Rau ưa nhiệt độ cao yêu cầu nhiệt độ 20 -25oC. Rau chịu nóng yêu cầu 20 - 30oC. Rau ưa nhiệt độ thấp, rau 2 năm (bắp cải, cải bẹ cuốn) hay rau ăn rễ củ, nhiệt độ thích hợp 17 - 20oC. Nếu nhiệt độ cao hơn 25oC thì cải củ hình thành chậm, bắp cải, cải bẹ cuốn cuộn bắp khó khăn. Nhiệt độ cao hơn 30oC, củ khoai tây và hoa su lơ khó hình thành - Thời kỳ sinh trưởng sinh thực (nở hoa kết quả): Tất cả các loại rau đến thời kỳ ra hoa, nhìn chung cần ánh sáng đầy đủ, nhiệt độ tương đối cao. Thời kỳ ra nụ, ra hoa cần nhiệt độ không khí 20 - 25oC (ở cây một năm nhiệt độ môi trường thấp hơn nhiệt độ tối thích khoảng 2- 4oC ). Thời kỳ kết hạt và hạt chín cần nhiệt độ cao hơn 20 - 30oC (muốn quả nhanh chín, để nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ tối thích khoảng 2-3oC) Trong một chu kỳ sinh trưởng của cây rau. Thời kỳ cây con, thời kỳ dinh dưỡng lúc đầu, cây chịu rét tốt hơn thời kỳ ra hoa đậu quả. Rau yêu cầu nhiệt độ luôn luôn thay đổi cùng với các điều kiện ngoại cảnh khác như nước, ánh sáng, nồng độ CO2, chất dinh dưỡng trong đất... Nhìn chung trong thời kỳ sinh trưởng sinh thực, nhiệt độ thích hợp phụ thuộc vào từng loại rau. Rau chịu rét cần 20oC, rau ưa nhiệt độ cao cần 20 -25oC, rau chịu nóng cần 20 - 30oC. Nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ làm cho hạt phấn bị chết. Qua tìm hiểu yêu cầu của rau với yếu tố nhiệt độ, chúng ta cần phải có những biện pháp kỹ thuật chống nóng và chống rét thích hợp cho rau. 2. ÁNH SÁNG 2.1.Yêu cầu thời gian chiếu sáng Rau có nguồn gốc khác nhau yêu cầu thời gian chiếu sáng cũng khác nhau. Mỗi loại rau yêu cầu thời gian chiếu sáng nhất định mới ra hoa kết hạt. Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng đến đặc trưng và tốc độ sinh trưởng, phát triển của cây. Thời gian chiếu sáng đặc biệt quan trọng đối với loại rau ăn hoa (su lơ), ăn quả (bầu bí, cà, đậu...và những loại rau để giống lấy hạt). Thời gian chiếu sáng còn ảnh hưởng lớn đến sự tạo củ một số giống rau như củ đậu (tạo củ trong điều kiện ngày ngắn, hành tây tạo củ trong điều kiện ngày dài), do đo một số giống nhập nội trồng ở nước ta không tạo củ được vì quang chu kỳ không thích hợp. Thời gian chiếu sáng ảnh hưởng tới giới tính rõ rệt. Trong điều kiện chiếu sáng đầy đủ, số lượng hoa cái sẽ tăng, nếu giảm thời gian chiếu sáng số lượng hoa đực sẽ tăng lên. - Yêu cầu thời gian chiếu sáng theo từng loại rau Thời gian chiếu sáng được đo bằng số giờ từ khi mặt trời mọc (bình minh) đến lúc mặt trời lặn (hoàng hôn) và được gọi là quang chu kỳ hay độ dài ngày. Nó dao động 12 giờ /ngày ở vĩ độ 0 (xích đạo) đến 24 giờ chiếu sáng hoặc tối liên tục ở một giai đoạn nhất định trong năm ở các cực. Vùng nhiệt đới (0-23o vĩ Bắc đến Nam của xích đạo), sự dao động của độ dài ngày là ít hơn 3 giờ giữa ngày ngắn nhất và ngày dài 28 nhất. Vùng xa xích đạo thì sự chênh lệch này càng lớn. Căn cứ vào quang chu kỳ (phản ứng với ánh sáng ngày và đêm cho phân hoá hoa), có thể chia tương đối các nhóm rau yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày khác nhau: + Nhóm rau ngày ngắn: Rau yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày từ 10 - 12 giờ: Rau dền, đậu xanh, đậu den, đậu tương, đậu rồng, cải cúc (tần ô). + Nhóm rau ngày dài: yêu cầu từ 14 - 16 giờ hoặc nhiều hơn: Củ cải đường, cây họ hành tỏi, cải bina, cải bắp, cải bao, cải các loại, cải củ, cà rốt, xà lách, khoai tây, thì cây ra hoa, kết hạt sớm. Nếu thời gian này giảm xuống 10-12giờ/ngày, cây sinh trưởng, phát triển chậm, kéo dài thời gian sinh trưởng. + Nhóm rau trung tính: không phản ứng rõ với ánh sáng ngày dài hay ngày ngắn. Cà, cà chua, bầu, bí, mướp, đậu Hà Lan, dưa chuột, ngô rau, ớt ngọt, actiso, Những loại này do thông qua sự thuần hoá, bồi dục, chọn lọc của con người (ngay cả những loại rau yêu cầu ánh sáng nghiêm ngặt). Nhóm này gồm các loại rau trồng 2 - 3 hoặc nhiều vụ/năm. Hiểu biết được yêu cầu thời gian chiếu sáng trong ngày thích hợp của cây cho phép người trồng rau xác định thời gian trồng để cây. Thời gian chiếu sáng của cây trong năm ở vùng nhiệt đới thay đổi không nhiều. Khi ánh sáng thiếu cần bón thêm phân ka li để thúc đẩy quang hợp, tăng cường sự trao đổi chất và sự vận chuyển vật chất trong cây. 2.2. Cường độ ánh sáng Các loại rau khác nhau phản ứng với ánh sáng khác nhau, nhu cầu rau đối với cường độ ánh sáng chiếu xuống mặt lá cũng khác nhau, ví dụ đậu Hà Lan có thể trổ hoa được là 1.100 lux, cà chua là 4.000 lux, củ hành khi mọc lá xanh đòi hỏi ánh sáng yếu, còn su lơ trước khi thu hoạch cần che trong bóng. Rau có nguồn gốc nhiệt đới yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh, rau có nguồn gốc ôn đới yêu cầu cường độ ánh sáng yếu. Nhìn chung cường độ ánh sáng từ 20.000 - 40.000 lux có thể thoả mãn với tất cả các loại rau. Dựa vào yêu cầu cường độ ánh sáng, người ta phân ra các nhóm sau: + Nhóm rau yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh: dưa gang, dưa hấu, dưa bở, bí đỏ, cà tím, ớt, cà, cà chua, rau muống, đậu đũa, ... + Nhóm rau yêu cầu ánh sáng trung bình: cải bắp, cải trắng, cải củ, hành, tỏi... + Nhóm rau yêu cầu cường độ ánh sáng yếu: xà lách, rau diếp, cải cúc, ngò, gừng, nghệ, cơm xôi phải trồng trong điều kiện có che bóng. Căn cứ vào phân loại này mà có chế độ luân canh, trồng xen, gieo lẫn, trồng gối, thích hợp. 2.3. Thành phần ánh sáng (chất lượng ánh sáng) Ánh sáng có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và phẩm chất rau. Các loại rau đa số ưa ánh sáng tán xạ hơn trực xạ (ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng chiếm tới 50 - 60%, còn ánh sáng trực xạ chiếm 30 - 40%). Độ cao mặt trời càng thấp thì ánh 29 sáng trực xạ càng ít và ánh sáng tán xạ càng nhiều. Rau ưa ánh sáng buổi sáng sớm vì ánh sáng tán xạ 100% và ưa ánh sáng đỏ nhiều nhất vì diệp lục hấp thụ nhiều nhất ánh sáng đỏ. Chất lượng ánh sáng (thành phần ánh sáng) khác nhau có ảnh hưởng đến rau cũng khác nhau: + Ánh sáng đỏ (tia đỏ cam có độ dài bước sóng 600-700nm có tác dụng tích cực nhất trong sự đồng hóa CO2 ) làm cho rau ngày dài phát triển nhanh, rau ngày ngắn phát triển chậm. Ánh sáng xanh (tia xanh tím có bước sóng 400-500 nm) có tác dụng như bóng tối làm cho rau ngày ngắn phát triển nhanh, ngày dài phát triển chậm, ánh sáng tím làm tăng hàm lượng vitamin C...Ví dụ ánh sáng đỏ làm cho thân, củ su hào phát triển nhanh, ánh sáng xanh lục làm củ su hào phát triển chậm hoặc không hình thành được. + Tia cực tím có bước sóng ngắn (nhỏ hơn 300 nm) có hại cho thực vật, nhưng các tia này đều được khí quyển hấp thu và không chiếu đến bề mặt trái đất. Các tia cực tím có bước sóng dài hơn (300 - 380 nm) chiếu qua khí quyển có tác dụng tốt cho thực vật, nó thúc đẩy quá trình trao đổi chất, đặc biệt là tổng hợp vitamin C, ảnh hưởng trên sự phân nhánh, làm giảm hoạt động sống của nhiều vi sinh vật gây bệnh, nâng cao tính chịu lạnh và khả năng thích nghi cao của cây rau. Vì thế rau trong nhà kính chứa ít vitamin C hơn rau trồng ngoài đồng và cây con gieo trong nhà kính thường chống chịu kém khi ra đồng vì kính ngăn cản tia cực tím. Vì vậy các loại rau (dưa chuột và cà chua...) trồng trong nhà kính hàm lượng vitamin C không cao bằng trồng ngoài trời, cây con trồng trong nhà kính bị yếu, vóng, khi trồng tỷ lệ sống thấp. Sự phân bố ánh sáng phụ thuộc vào vĩ độ địa lý, độ cao mặt trời, độ cao so với mặt biển, mùa trong năm và vào sự phân bố diện tích dinh dưỡng, tình hình cây lộ ra ngoài ánh sáng, hướng luống, hình thái cây.Ví dụ lá ở vị trí cao thu nhận nhiều ánh sáng hơn tầng dưới, loại rau có cuống lá dài thu nhận nhiều ánh sáng hơn cây có cuống lá ngắn - Thời kỳ sinh trưởng khác nhau yêu cầu ánh sáng khác nhau: + Thời kỳ nảy mầm: Ánh sáng không ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt do đó trong giai đoạn nảy mầm cây không cần ánh sáng. Thời kỳ cây con cây ưa cường độ ánh sáng yếu. Thời kỳ phát triển thân lá, ra hoa đậu quả yêu cầu cường độ ánh sáng mạnh hơn. Thời kỳ chín (cuối) của sự hình thành cơ quan tích lũy chất dinh dưỡng, yêu cầu ánh sáng giảm dần. Như vậy trong một chu kỳ sinh trưởng thời kỳ cây ra hoa kết hạt yêu cầu nhiều ánh sáng hơn các thời kỳ khác. Cần có biện pháp kỹ thuật nhằm lợi dụng ánh sáng: Người làm vườn cần căn cứ vào đặc điểm từng vùng sinh thái; đặc tính của giống (giống sớm, giống chính vụ, giống muộn); đặc trưng hình thái của cây đối với khả năng lợi dụng ánh sáng như cây cao, cây thấp, phân cành mạnh, yếu, lá to, nhỏ, cuống lá ngắn hay dài... để có các biện pháp kỹ thuật thích hợp như bố trí thời vụ gieo trồng, mật độ - khoảng cách, hướng luống, trồng gối, trồng xen, che chắn...nhằm 30 lợi dụng không gian, thời gian, ánh sáng, đất trồng có hiệu quả. Đồng thời thỏa mãn yêu cầu ánh sáng đối với từng loại rau . 3. NƯỚC VÀ ĐỘ ẨM 3.1. Ảnh hưởng trực tiếp của nước đến sản lượng và chất lượng cây rau Nước có ý nghĩa rất lớn trong đời sống cây rau, nó là môi trường cho các chất dinh dưỡng di chuyển trong cây, tham gia vào các quá trình tổng hợp, điều hoà nhiệt độ trên lá. Nước có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và phẩm chất của rau. + Thiếu nước: lá bị héo do các khí khổng bị đóng lại, sự trao đổi khí giữa cây và bên ngoài bị tắc, cường độ quang hợp thấp, sinh trưởng khó khăn, cây còi cọc, mô gỗ phát triển, lá vàng, năng suất, sản lượng và chất lượng rau giảm vì rau xơ nhiều, vitamin ít, có vị đắng, lá vàng, rau cứng, ăn không ngon. + Nếu thừa nước: rau trở nên nhũn nước, phẩm chất giảm, nồng độ đường, nồng độ chất tan giảm, mô mềm yếu, khả năng chống chịu sâu bệnh và khả năng chống chịu điều kiện bất lợi khác giảm (chống rét, chống hạn), khả năng bảo quản khó. + Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hút nước của rau: Yếu tố nội tại: Sự hút nước trong cây diễn ra mạnh hay yếu là phụ thuộc vào bộ rễ, đặc điểm sinh lý của từng loại rau, từng thời kỳ sinh trưởng. Rễ là cơ quan hút nước và dinh dưỡng, là chỉ tiêu quan trọng để xác định yêu cầu của cây rau đối với nước. Những cây rau có hệ rễ ăn sâu, rộng, phân nhánh nhiều là hệ rễ khoẻ, cây có thể hút nước được ở những tầng đất sâu, có khả năng chịu hạn. Ví dụ măng tây, atisô, bí đỏ, dưa hấu, dưa thơm, cà chua có thể sinh trưởng ở đất có tầng dày trên 60 cm, đất phải đủ ẩm. Những cây rau có bộ rễ phân bố cạn ở tầng đất mặt, ít phân nhánh thường không chịu hạn. Ví dụ khoai tây, hành, tỏi, xà lách, rau diếp...vì vậy khi canh tác thường trên tầng đất có độ dày 20 - 30 cm, đất luôn đủ ẩm... Những cây rau có hệ rễ phát triển trung bình như dưa chuột, cà rốt, đậu...Ngoài ra sự hút nước phụ thuộc vào từng loại rau. Yếu tố ngoại cảnh: Sự hút nước của rau phụ thuộc vào yếu tố ngoại cảnh khác như nhiệt độ, ẩm độ, đất đai, kỹ thuật canh tác... Nhiệt độ: Nhiệt độ đất quá thấp cây không hút nước là do độ nhớt của chất nguyên sinh tăng lên mạnh, có thể bị đông kết và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chiều sâu của bộ rễ. Ngược lại nhiệt độ đất quá cao rễ chóng bị già hoá, rễ nhanh chóng bị hoá gỗ, làm giảm diện tích rễ do đó làm giảm khả năng hút nước của rễ. Đất đai: Trong quá trình sinh trưởng của cây, chọn đất, làm đất có ảnh hưởng đến khả năng hút nước của rễ. Đất nặng, chai cứng, độ tơi xốp kém, rễ hút nước kém do thiếu ô xy trong đất. 3.2. Đặc điểm cần nước của rau - Rau yêu cầu nước nhiều: Trong cơ thể cây rau chứa nhiều nước (nước chiếm 75 - 95%). Các bộ phận yêu cầu đều non, tươi. Rau sinh trưởng rất nhanh nên cường độ quang hợp mạnh. Bộ rễ ngắn, ăn nông nên rau yêu cầu độ ẩm cao, ẩm ướt trong quá 31 trình sống. Diện tích lá lớn nên khả năng phát tán hơi nước lớn, hệ số thoát hơi nước cao (muốn có 1g chất khô cần 300 - 400g nước, có loại rau cần trên 800g nước). Rễ ăn nông, khả năng chịu úng, chịu hạn kém, vì vậy cần chú ý kỹ thuật tưới thích hợp. - Hệ số thoát hơi nước cao: Hệ số thoát hơi nước bằng lượng nước mà cây trồng sử dụng trong quá trình sinh trưởng, phát triển trên trọng lượng chất khô của cây trồng. Theo Maximop, thực vật sống vùng ẩm ướt, khi hút được 1000gam nước, cây chỉ dùng 2 - 3 gam để tạo chất khô. Ở vùng khô hạn, khi hút được 1000 gam nước, cây chỉ dùng 1gam để tạo chất khô, phần còn lại tiêu hao cho thoát hơi nước. Bảng 7. Hệ số thoát hơi nưóc của một số loại rau Loại rau Hệ số thoát hơi nước Loại rau Hệ số thoát hơi nước Bắp cải Củ cải Bí xanh Cà chua Dưa chuột 539 397- 450 700- 834 570 - 650 723 Dưa bở Dưa hấu Đậu Hà Lan Đậu cô ve Khoai tây 621 600 250-800 538-570 636 3.2. Yêu cầu nước và độ ẩm theo từng loại rau Cơ sở để biết được các loại rau yêu cầu nước nhiều, ít khác nhau là nguồn gốc, đặc trưng hình thái (rễ, thân, lá), điều kiện sống (nhiệt độ, ánh sáng, đất đai...). Những loại rau có nguồn gốc từ vùng khô hạn thường bộ rễ ăn sâu, phân nhánh nhiều, lông hút nhiều, có khả năng hút nước tầng sâu hoặc tầng đất ít nước và sử dụng nước tiết kiệm. Những loại rau có nguồn gốc từ vùng ẩm ướt, mát mẻ có bộ rễ phát triển kém, rễ ngắn, ăn nông, yêu cầu ẩm độ cao trong suốt quá trình sinh trưởng... Khác với cây lương thực, cây rau có lỗ khí khổng ở lá lớn về mặt kích thước, ít linh hoạt, thường mở cả ngày hay đóng vào ban đêm khi thiếu nước trầm trọng. Dựa vào yêu cầu của rau đối với nước, E.G. Petrov có thể chia rau làm 4 loại tuỳ theo khả năng hút nước trong đất (hệ rễ) và tiêu hao nước (thân lá) của cây rau: + Loại rau hút nước mạnh và tiêu hao ít: dưa hấu, bí, dưa bở, cà chua, ớt, cà tím, đậu. + Loại rau hút nước mạnh và tiêu hao nước mạnh: cải bắp, su lơ, dưa leo, su hào. + Loại hút nước yếu nhưng tiêu hao nước nhiều: cải củ, xà lách, cơm xôi, ngò, cải cúc, rau cải. + Loại rau hút nước yếu và tiêu hao nước ít: hành, tỏi, kiệu. Hầu hết các cây rau sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và chất lượng tốt thường đảm bảo độ ẩm đất 70-80%. Những cây rau yêu cầu độ ẩm không khí cao như cải các loại (cải bắp, cải xanh, cải bẹ, cải thìa, cải ngọt), dưa chuột yêu cầu độ ẩm 32 không khí cao 85 - 95% trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Những cây rau quả yêu cầu độ ẩm không khí thấp vừa như cà, cà chua, ớt, rau đậu (đậu đũa, cô ve... trừ đậu Hà lan) yêu cầu yêu cầu độ ẩm không khí từ 55 - 65%. Những cây rau quả yêu cầu ẩm độ không khí rất thấp trong suốt quá trình sinh trưởng: dưa hấu, bầu, bí đỏ, dưa bở, hành, tỏi (củ) yêu cầu 45-55%. Các cây trong họ bầu bí, họ cà nếu trồng trong điều kiện ẩm độ không khí cao ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, thụ tinh của cây và dễ bị sâu bệnh gây hại. Các trạng thái cân bằng nước trong cây thể hiện bằng tỷ số giữa lượng nước thoát ra (T) và lượng nước cây hút (A). Cân bằng nước trong cây dương thì tỷ số T/A gần bằng 1 (lượng nước thoát ra gần bằng lượng nước cây hút). Cân bằng nước âm thì tỷ số T/A lớn hơn 1 (lượng nước thoát ra lớn hơn lượng nước cây hút). Cân bằng nước tối thích tức T/A nhỏ thua 1 (lượng nước thoát ra nhỏ thua lượng nước cây hút). Khi đầy đủ và cân bằng nước dương thì tất cả các hoạt động diễn ra đều tốt cây sinh trưởng bình thường. Khi trong đất thiếu ẩm hoặc sự thoát hơi nước qua khí khổng quá mức dẫn đến cây thiếu nước và luôn ở tình trạng khủng hoảng nước và sinh trưởng kém, sẽ ảnh hướng đến năng suất và chất lượng rau. 3.3. Rau yêu cầu nước theo từng thời kỳ sinh trưởng - Thời kỳ nảy mầm: Các loại rau yêu cầu nước để hạt tiến hành các phản ứng hoá học, hô hấp, phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản để cung cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm. Sự hút nước nhiều hay ít mạnh hay yếu là phụ thuộc vào đặc điểm từng loại hạt rau.Ví dụ dưa chuột, cải bắp muốn nảy mầm cần 50% nước so trọng lượng của hạt. Cà rốt, hành cần 100%, hạt đậu cần 150%, ớt 150 - 200%. - Thời kỳ cây con: Độ ẩm thích hợp là 70 - 80%. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực: đối với rau ăn lá cần độ ẩm đất 80%, cà chua, dưa chuột lúc ra hoa và ra quả cần 85 - 95%, bắp cải, su lơ, các loại cây ăn quả khác cần 80 - 90%. Thời kỳ trước khi thu hoạch 7 - 10 ngày: yêu cầu nước ít hơn các thời kỳ trước, yêu cầu giữ ẩm, không nên tưới nhiều (nếu tưới nhiều bão hoà nước, giảm phẩm chất, khó bảo quản). Trong một chu kỳ sinh trưởng, có một số thời kỳ yêu cầu nước tối đa hay gọi là thời kỳ khủng hoảng nước (thời kỳ sinh trưởng tới hạn). Vì vậy cung cấp nước đầy đủ ở các thời kỳ quan trọng của cây là biện pháp kỹ thuật chủ yếu để tăng năng suất và chất lượng rau. Hầu hết các loại rau đều có thời kỳ yêu cầu nước tối đa vào các thời kỳ hình thành và phát triển bộ phận sử dụng. Nếu thiếu nước trong thời kỳ này, nhu cầu độ ẩm không được thỏa mãn sẽ ảnh hưởng xấu đến năng suất và chất lượng rau. Ví dụ cải bắp yêu cầu nước tối đa vào thời kỳ cuốn bắp và bắp lớn; su lơ (hình thành nụ hoa và hoa tăng trưởng mạnh); cà chua, ớt, dưa chuột, bí (ra hoa và phát triển quả); dưa hấu (ra hoa đến thu hoạch); hành tây (hình thành thân củ và củ phình to); cà rốt, cải củ (rễ củ sinh trưởng và củ phình to); đậu Hà Lan và tất cả các loại đậu (ra hoa và hình thành hạt); rau cần (hình thành thân lá và tăng trưởng mạnh); xà lách (thời kỳ cuốn lá)... Nhìn 33 chung yêu cầu độ ẩm và nước của cây rau ở thời kỳ ra hoa, ra quả lớn hơn thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng và lớn hơn thời kỳ cây con. 4. YÊU CẦU ĐẤT VÀ CHẤT DINH DƯỠNG 4.1. Đặc điểm hút dinh dưỡng của cây rau Rau là loại hút nhiều chất dinh dưỡng, hút dinh dưỡng ở nồng độ thấp và nhiều lần, hút dinh dưỡng ở tầng đất nông do bộ rễ ngắn, ăn cạn. Rau sinh trưởng nhanh, thời gian sinh trưởng ngắn, quay vòng nhanh nên cần bón lót phân dễ tiêu để cung cấp dinh dưỡng kịp thời. Cũng như cây trồng khác rau có khả năng hút dinh dưỡng qua rễ và qua lá. Cây rau hút nhiều hay ít chất dinh dưỡng là tuỳ thuộc vào khả năng hút dinh dưỡng của bộ rễ (bộ rễ ăn nông hay sâu, phân nhánh nhiều, chiếm thể tích trong đất lớn...). Sự hút dinh dưỡng của cây rau phụ thuộc vào các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, nước, không khí, pH đất và môi trường... 4.2. Yêu cầu dinh dưỡng theo từng loại rau - Các loại rau khác nhau yêu cầu các nguyên tố đa lượng cũng khác nhau - Những loại rau cho sản lượng cao thì hút nhiều chất dinh dưỡng - Những loại rau có thời gian sinh trưởng dài yêu cầu lượng dinh dưỡng nhiều hơn loại có thời gian sinh trưởng ngắn. - Trong cùng một đơn vị thời gian, loại rau chín sớm, sinh trưởng nhanh cần nhiều dinh dưỡng hơn loại rau chín trung bình và muộn. Vì vậy những loại rau ngắn ngày cần bón những loại phân dễ tiêu, cần chăm sóc, tăng cường tưới thúc. Trong các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết thì cây rau thường hút N, K là nhiều nhất... 4.3. Rau yêu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào từng thời kỳ sinh trưởng - Thời kỳ nảy mầm: Sử dụng dinh dưỡng trong hạt hoặc các cơ quan dinh dưỡng (sinh sản vô tính) để cùng cấp năng lượng cho quá trình nảy mầm. - Thời kỳ cây con: Yêu cầu chất dinh dưỡng trong hạt hoặc cơ quan dinh dưỡng (1-2 lá thật), sau đó sử dụng dinh dưỡng từ môi trường nhưng rất nhạy cảm với dung dịch đất, cần chú ý bón phân vườn ươm đầy đủ, nếu tưới thúc, cần chú ý nồng độ thấp. Ví dụ: thời kỳ cây con phun N 0,1%, cây trưởng thành 0,3- 0,5%, tưới nước phân hữu cơ dung dịch pha loãng 10 -15%, cây lớn 30 - 50% - Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng (thân, lá, cành) và sinh trưởng sinh thực (hình thành và phát triển bộ phận sử dụng). Đây là thời kỳ sinh trưởng mạnh, yêu cầu dinh dưỡng tối đa kể cả số lượng và chất lượng. Vì vậy bón phân phải kịp thời, đầy đủ đảm bảo năng suất và phẩm chất tốt (phân dễ tiêu hữu cơ và vô cơ). 34 4.4. Tác dụng và ảnh hưởng các loại phân, dạng phân, pH môi trường, nồng độ dung dịch đất. - Vai trò, tác dụng và ảnh hưởng của các loại phân đối với rau: + Phân hữu cơ: Phân hữu cơ bón cho rau thường dùng phân chuồng, phân xanh, bèo (ủ hoai mục), rong rêu, bùn ao, bánh dầu lạc... cung cấp chất dinh dưỡng một cách từ từ và cân đối các nguyên tố đa lượng và vi lượng cho rau, cải tạo điều kiện lý hoá tính của đất. Một thí nghiệm ở Hunggary cho thấy năng suất do bón phân chuồng tạo ra nhỏ hơn năng suất bón vô cơ NPK 26 -50% nhưng trọng lượng chất khô và giá trị sinh học cao hơn bón phân vô cơ NPK 23%, hàm lượng vitamin C tăng 28%, Ca 10%, P 13%, Methionin 23%, đường tổng số 19%, K 18%, Fe 77%. + Phân vô cơ: Đạm (nitơ) có tác dụng với rau trong suốt quá trình sinh trưởng, đạm là thành phần chính của prôtêin cấu tạo nên tế bào hình thành các cơ quan trong cơ thể, là thành phần của nhiều hợp chất như các ancaloit, enzim, diệp lục, glucozit, photphatit, các chất điều tiết sinh trưởng. Đạm thúc đẩy quá trình quang hợp, phát triển thân lá, kéo dài thời gian sinh trưởng và tuổi thọ của lá. Do đó đạm đặc biệt cần và quyết định năng suất, chất lượng đối với các loại rau ăn lá: cải bắp, cải bao, cải xanh, cải ngọt, cải cúc, rau muống, xà lách, rau ngót, rau thơm...Tuy nhiên nếu dư thừa đạm, rau sẽ kéo dài thời gian sinh trưởng thân lá, chậm ra hoa, ra quả, tế bào chứa nhiều nước, thân lá non mềm, làm giảm khả năng chống chịu với điều kiện ngoại cảnh bất lợi như khô hạn, sâu bệnh, giảm chất lượng rau. Đồng thời khó khăn cho quá trình vận chuyển, bảo quản. Bón đạm quá nhiều hoặc bón sát thời điểm thu hoạch sẽ dư thừa hàm lượng Nitrat (NO3 -) tồn đọng trong các bộ phận của rau, ảnh hưởng tới sức khỏe con người (gây bệnh ung thư) và không mang lại hiệu quả kinh tế. Ngược lại thiếu đạm cây rau sinh trưởng còi cọc, thân nhỏ bé, chậm ra hoa ra quả, lá vàng nhạt, các gân chính bị mất màu. Nếu bị thiếu đạm nghiêm trọng cây bị rụng nụ, rụng hoa, thời gian kéo dài cây sẽ bị khô héo và chết. Trong các dạng phân đạm, bón cho rau tốt nhất là Urê, thứ đến là NO3 -, còn (NH4 )2SO4 và NH4Cl làm cho đất chua, có hại cho rau (rau quay nhiều vòng/năm, bón nhiều đạm, đất chua sẽ ảnh hưởng đến việc hút dinh dưỡng NPK, rau ăn đắng, muối dưa dễ bị khú, có mùi khó chịu) + Lân (P): là thành phần cấu tạo của của axit Nucleic, adenozinphotphat, các polyphotphat, hợp chất chứa năng lượng của tế bào sống (ADP, ATP) trong cây. Lân còn tham gia vào các quá trình tổng hợp hydratcacbon, prôtêin và lipit. Lân xúc tiến rễ phát triển, ăn sâu và phân nhánh mạnh, tăng cường hút nước và dinh dưỡng đặc biệt là đạm cho cây, tăng cường quá trình vận chuyển dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình ra nụ, ra hoa, quá trình chín của quả và hạt, giúp cây chống chịu hạn tốt. Lân đặc biệt có tác dụng nhất khi cây rau còn nhỏ, kích thích sinh trưởng của rễ, tăng cường quá trình hút nước, tăng cường sự phát dục làm cây ra hoa kết trái sớm. 35 Nhìn chung lân rất cần với các loại rau lấy hạt, rau ăn quả, ăn hoa, ăn hạt, ăn thân, ăn rễ củ, thân củ và rau để giống lấy hạt (trừ cây rau ăn quả non như cà) nhưng ít cần với rau ngắn ngày. Thiếu lân lá thường có màu xanh tối, quả hạt lâu già, chín. Thời kỳ đầu có màu tím do trong lá hình thành nhiều sắc tố antoxian, đôi khi có màu đồng xỉn, màu nâu, hệ thống rễ phân nhánh kém, cây sinh trưởng chậm, thời gian kéo dài cây bị chết, năng suất và phẩm chất rau giảm. Trong đất lân ít ở dạng dễ tiêu cho cây do bị kềm giữ và ít di động, nên bón gần rễ. Dạng phân lân sử dụng tốt nhất cho rau là lân supe vì nó dễ tiêu, hàm lượng lân cao. + Ka li (K): Không giống ni tơ và các nguyên tố dinh dưỡng khác, kali không tham gia hình thành một bộ phận nào trong cây cả như nguyên sinh chất, chất béo và xenlulô. Kali tăng cường quá trình quang hợp tổng hợp chất hữu cơ, kích thích hoạt động của các enzim, tham gia quá trình vận chuyển các chất về bộ phận kinh tế, thúc đẩy tạo thành các bó mạch, tăng bề dày các mô nên làm cho cây cứng cáp, tăng khả năng chống đỗ, chống sâu bệnh cho cây. K làm tăng tính chống chịu với điệu kiện bất thuận như chống rét, chống hạn, chống chịu sâu bệnh, làm tăng phẩm chất rau ăn củ, rễ củ, ăn quả. Kali thường có dạng ion, có thể vận chuyển rất linh động, thường tập trung ở bộ phận non, bộ phận hoạt động mạnh, do vậy các triệu chứng thiếu K có thể thấy đầu tiên ở những lá thấp hơn. Cây thiếu kali thường lùn (stunting), rìa lá khô vàng (marginal chlorosis), lá già chết trước, rễ thứ cấp mọc thưa, củ bị mềm. Dạng phân K sử dụng thích hợp cho nhiều loại rau là K2SO4, còn KCl không tốt vì nó làm giảm năng suất, phẩm chất kể cả 3 loại rau ăn lá, ăn củ, ăn quả. + Can xi (Ca): Chức năng sinh lý của can xi chưa được xác định rõ, nhưng nó là thành phần cơ bản giữ gắn kết các tế bào lại với nhau. Can xi có trong các bộ phận già của cây và trong hạt, ít được vận chuyển và phân phối lại trong cây, nên những lá mới ra và lá đang hình thành biểu hiện triệu chứng thiếu can xi đầu tiên. Can xi có tác dụng đối với sự sinh trưởng của rễ và các bộ phận trên mặt đất. Canxi còn là yếu tố làm tăng độ phì của đất và trung hòa các axit trong cây, giảm tác hại của ion H+ ở trong đất. Can xi giúp cho đất tơi xốp có lợi cho vi sinh vật háo khí hoạt động, chống bệnh có nguồn gốc từ đất. Trong thực tế trồng rau đất thường được bón vôi để khử chua, đặc biệt cần bón với cây họ đậu vì rễ của nó phát triển mạnh trong môi trường pH trung tính. Dạng can xi thường dùng là nitratcanxi [Ca(NO3 ).4H2O] hoặc supephotphat [Ca(H2PO4 )2.H2O]...Cần bón vôi cho những cây rau như hành, cà rốt, dưa chuột, xà lách trước khi trồng. + Magiê (Mg): là nhân của phân tử diệp lục, do vậy nó có vai trò quan trọng trong quang hợp tạo chất hữu cơ. Magiê tác dụng tăng cường hoạt động của nhiều enzim và rất linh động, nên những lá ở vị trí thấp hơn có thể có triệu chứng thiếu Mg trước tiên. + Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số a xit amin, là những đơn vị tổng hợp phân tử protêin, nó có liên quan đến quá trình hình thành dầu ở đậu tương. 36 Trong kỹ thuật bón phân cần căn cứ vào yêu cầu dinh dưỡng của các loại rau, đặc điểm của các nguyên tố dinh dưỡng cần bón và điều kiện ngoại cảnh. Bón phối hợp và cân đối giữa phân hữu cơ và vô cơ, các nguyên tố N, P, K thích hợp. Hiện nay trên thị trường đã có mặt nhiều loại phân bón để thay thế hoặc bổ sung cho những loại phân bón truyền thống như các loại phân bón NPK tổng hợp, phân hữu cơ vi sinh Sản phẩm Vườn Sinh thái; Komix, Growmore, hữu cơ sông Gianh... + Nguyên tố vi lượng: Nguyên tố vi lượng là thành phần của nhiều enzim, thúc đẩy sự hoạt động của enzim, tham gia vào các quá trình tổng hợp protêin, gluxit, axit nucleic, vitamin. Vi lượng có tác dụng làm tăng quá trình trao đổi chất, tăng tính chống chịu, tăng cường sự hút đạm...do đó làm tăng năng suất và phẩm chất rau, vì vậy vi lượng rất cần thiết để bổ sung cho các nguyên tố đa lượng NPK. Cây trồng cần một lượng vi lượng nhỏ và thiếu các nguyên tố vi lượng là không thường xuyên nhưng nếu thiếu nguyên tố vi lượng sẽ làm thay đổi toàn bộ sự trao đổi chất, cây sinh trưởng phát triển không bình thường, cây dễ bị nhiễm bệnh. Nếu không được khắc phục có thể làm giảm đến năng suất, chất lượng cây rau.Ví dụ thiếu Mn cây bị bệnh vàng úa lá do ảnh hưởng đến sự hút đạm, thiếu B củ xốp và lốm đốm trong củ...Các nguyên tố thường dùng là B, Mo, Zn, Cu, Mn. Bón Mo cho cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan làm tăng năng suất hơn đối chứng 30,8; 36,3 và 30,3% (Lê Văn căn, 1978) Nguồn vi lượng thường được bổ sung từ các loại phân hữu cơ, đặc biệt là phân chuồng. + pH môi trường: Độ chua của đất là nồng độ ion H+ trong dung dịch đất. Nếu bón NPK không cân đối sẽ làm thay đổi pH môi trường. Cây rau phản ứng với pH đất phụ thuộc vào chủng loại, phương pháp bón, tưới nước, kỹ thuật làm đất. Cây rau có thể sinh trưởng trên đất pH 7; 6 hoặc dưới 5 nếu không thiếu các nguyên tố dinh dưỡng. Rau ưa pH hơi chua đến trung tính 5,5 - 7,0. Giới hạn pH này làm cây hút NPK dễ dàng, vi sinh vật hoạt động mạnh. Hầu hết cây rau sinh trưởng tốt hơn ở pH 5,5-7, cần cải tạo đất chua bằng cách bón vôi tạo môi trường tốt. + Nồng độ dung dịch đất: Mỗi loại rau yêu cầu một nồng độ dung dịch đất nhất định. Thời kỳ cây con các loại rau chỉ chịu nồng độ thấp thua cây trưởng thành 2 - 2,5 lần. Vì vậy khi chọn đất vườn ươm cần chọn đất tốt, nhiều mùn, độ hoãn xung lớn, giữ nước tốt, nồng độ dung dịch đất thấp, không nên chọn đất cát trắng, khi bón phân dễ gây ngộ độc cho cây con. 37 Bảng 8: Độ pH thích hợp của một số loại rau. Loại rau pH thích hợp Loại rau pH thích hợp Cải bắp 6 - 7 Dưa hấu 5,5 - 6,5 Cải bẹ 6 - 7,5 Đâụ cove leo 5,5 - 6,7 Súp lơ 5,5 - 7 Lạc 5,3 - 6,6 Cải bao 6 - 6,5 Đậu tương 5,5- 7 Xà lách 6 - 6,5 Đậu ván 5,5 - 6,7 Cà tím 6 - 6,5 Khoai tây 5 - 6,5 Cà chua 6 - 7 Củ cải 6 - 7,5 Dưa chuột 5,5 - 7 Cà rốt 5,5 - 7 Bí đỏ 5,5 - 6,5 Khoai sọ 5,5 - 7 Câu hỏi bài 3: 1. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của cây rau như thế nào? 2. Rau yêu cầu nhiệt độ như thế nào, những biện pháp chống nóng và chống rét cho rau? 3. Rau yêu cầu ánh sáng như thế nào, những biện pháp nhằm lợi dụng ánh sáng trong nghề trồng rau? 4. Rau yêu cầu nước và ẩm độ như thế nào, những biện pháp nhằm chống hạn, chống úng cho rau? 5. Rau yêu cầu đất và chất dinh dưỡng như thế nào, những kỹ thuật bón phân thích hợp cho rau để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả ? Bài 4 CÁC PHƯƠNG THỨC TRỒNG RAU 1. TRỒNG RAU NGOÀI TRỜI (ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN) Trồng rau ngoài trời là phương thức trồng rau trong điều kiện tự nhiên, được áp dụng phổ biến trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Các khâu từ khi gieo trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch đều được thực hiện ngoài trời, không cần những trang thiết bị đặc biệt bảo vệ. - Ưu điểm: Sản xuất rau theo phương thức này đơn giản, dễ làm, giá thành hạ, có thể sản xuất theo quy mô lớn, những vùng có điều kiện thời tiết khí hậu và đất đai thuận lợi có 38 thể trồng rau quanh năm. Phương thức này thích hợp với các nước phát triển, sản xuất rau dạng công nghiệp, cơ giới hóa. - Nhược điểm: Trồng rau ngoài trời là khó quản lý về mặt dịch hại (sâu bệnh) và chịu ảnh hưởng lớn của thiên tai như mưa lớn, gió bão, ngập lụt, sương muối, bị rủi ro cao trong quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến thu nhập của người trồng rau và cung cấp rau cho thị trường. 2. TRỒNG RAU TRONG ĐIỀU KIỆN BẢO VỆ 2.1 Sản xuất rau trong nhà kính, nhà lưới, nhà màn để chống côn trùng gây hại - Khái niệ m: Phương thức này thường được áp dụng ở những vùng có điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa nhiều, nhiệt độ biến động mạnh hoặc có sương muối, băng tuyết trong nhiều tháng, cây rau sinh trưởng khó khăn, không thể sản xuất được trong điều kiện tự nhiên. Vì vậy phải trồng trong điều kiện bảo vệ, từ các khâu gieo trồng đến chăm sóc, bảo bệ thực vật, thu hoạch...đều phải tiến hành trong những thiệt bị đặc biệt như nhà kính, nhà lưới, nhà lợp bằng PE, nhà ấm có hệ thống sưởi hoặc điều hòa nhiệt độ. Rau có thể trồng quanh năm, chủ động thời vụ gieo trồng. Cũng có thể ở giai đoạn cây con ta trồng trong điều kiện bảo vệ sau đó nếu thời tiết ấm áp thì cây con được trồng ra ngoài đồng ruộng. Rau là cây ngắn ngày, trồng với mật độ cao, sinh trưởng với tốc độ nhanh, trong rau chứa nhiều chất dinh dưỡng, vách tế bào mỏng, hàm lượng nước cao (70 - 90%), yêu cầu phân bón cao, đặc biệt là đạm, cũng như độ ẩm cao trong suốt thời kỳ sinh trưởng. Vì vậy rất dễ dàng tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển Hàng năm sâu bệnh gây thiệt hại trên rau khoảng 25 - 30%, có lúc không cho thu hoạch. Để ngăn chặn sự xâm nhập của côn trùng đối với cây rau, kỹ tuật trồng rau trong nhà màn, nhà lưới (net house), nhà kính (green house) được áp dụng và trở thành biện pháp trồng rau phổ biến đối với các nước phát triển. Công nghệ này là biện pháp kỹ thuật sản xuất rau sạch có trình độ thâm canh cao, đồng bộ nhằm bảo bệ cây rau khỏi sự gây hại của côn trùng, mang lại sản phẩm sạch - Ưu điểm Phương thức này là tránh được thiên tai, kiểm tra được các dịch hại một cách triệt để. Có thể trồng rau trong những thời điểm rất khó khăn của điều kiện thời tiết hoặc mùa vu bất lợi, có thể trồng các chủng loại rau đặc sản, có năng suất cao và đảm bảo chất lượng cao. Đây là biện pháp sử dụng để sản xuất rau an toàn hay rau sạch hiện nay. Không sử dụng thuốc BVTV, thuốc trừ cỏ, hạn chế những chi phí về vật tư, công lao động, công BVTV trên rau, sản phẩm rau hoàn toàn sạch, năng suất cao. Về mặt xã hội: nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ, nâng cao sự hiểu biết, tạo thêm công ăn việc làm, tránh tích luỹ chất độc, chống ô nhiễm môi trường - Nhược điểm: 39 Tuy nhiên nó có nhược điểm là chi phí sản xuất lớn, giá thành cao, yêu cầu trình độ kỹ thuật cao, khó chăm sóc, hạn chế về mặt quy mô, số lượng sản phẩm. Đầu tư cơ bản lớn, giá thành cao, quy mô sản xuất không lớn, khó khăn cho cơ giới hoá các biện pháp phòng trừ tổng hợp (trồng giống chống bệnh, vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng..., thường xuyên kiểm tra đồng ruộng và theo dõi phát hiện sớm, tập trung phòng trừ sớm). Một số chỉ tiêu về hàm lượng các chất tồn dư cho phép ở một số các loại rau như quy định của Nga hoặc hoặc FAO. 2.2.Trồng rau thủy canh (Hydroponic) - Khái niệ m: Trồng rau thuỷ canh hay trồng rau trong dung dịch (trồng rau không đất ) là đảm bảo chế độ dinh dưỡng đa lượng, vi lượng cân đối, đầy đủ, pH thích hợp trong dung dịch trồng. Đây là phương thức canh tác tiên tiến hiện nay rất có hiệu quả đã được áp dụng rộng rãi ở các nước phát triển Mỹ, Nhật, Úc, châu Mỹ La Tinh và Nam Á. - Ưu điểm: Kỹ thuật này thường áp dụng những cây rau ưa ẩm như cà chua, dưa leo, ớt, xà lách, cải. Nó có nhiều ưu điểm không cần đất canh tác, không phải cày cấy, không có cỏ dại. Hoàn toàn chủ động về thời vụ, trồng được nhiều vụ và trái vụ, chủ động tưới nước và bón phân. Tránh gió bão, sương muối... Không phải sử dụng thuốc trừ sâu, bệnh hại, thuốc trừ cỏ. Năng suất cao hơn trồng đại trà (từ 25% đến 400%), đảm bảo chất lượng cao. Sử dụng một cách có hiệu quả lao động và thời gian. Có xu hướng công nghệ và đồng nhất, dễ thương mại hóa. Có ý nghĩa xã hội cao: Đảm bảo sức khỏe, nâng cao sự hiểu biết, tạo công ăn việc làm, tránh tích lũy chất độc, không ô nhiễm môi trường. Trồng rau trong dung dịch là kỹ thuật trồng cây không dùng đất. Cây được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng NPK và vi lượng. Kỹ thuật này đã và đang được áp dụng khá phổ biến trên thế giới đặc biệt là các nước đang phát triển như Nhật Bản, nhiều kỷ lục năng suất đã đạt được như cà chua 130 -150 tấn/ha/vụ. Dưa leo 250 tấn/ha/năm, xà lách 700 tấn/ha/năm. Ở Đài Loan kỹ thuật trồng cây trong dung dịch được ứng dụng phổ biến để trồng rau sạch và các loại dưa. Ở những vùng đất có khó khăn, kỹ thuật này sẽ trở thành những giải pháp trồng trọt quan trọng. Viện nghiên cứu và phát triển rau châu Á đã đề xuất hệ thống sản xuất rau trong dung dịch không tuần hoàn, nó có nhiều nhiều ưu điểm: Dung dịch dinh dưỡng phù hợp với các loại rau, có khoảng cách thích hợp giữa mặt nước và gốc cây tạo điều kiện cho một số lượng lớn rễ nằm lơ lửng trong không khí. Các rễ này có thể lấy ô xy dễ dàng để hô hấp. Chỉ có một lượng rễ nhất định nhúng trong dung dịch để hút nước và dinh dưỡng. Vì thế cây sinh trưởng rất nhanh. Cây rau có thời gian sinh trưởng 3 - 4 tuần. Khi dung dịch xuống thấp, sự chênh lệch giữa bộ phận trên và dưới hộp tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây. Ở Australia hiện nay đang trồng cây trong dung dịch với 2 hệ thống 40 (Cocopeat va NFT) tức trồng rau trong dung dich với kỹ thuật sử dụng xơ dừa làm giá thể và dùng nilong đựng dung dịch dinh dưỡng tuần hoàn. - Nhược điểm: Trồng thuỷ canh phải đầu tư cơ bản lớn, giá thành cao.Yêu cầu kỹ thuật chặt chẽ từ trồng đến thu hoạch. Pha dung dịch dinh dưỡng đa lượng và vi lượng, pH... phù hợp với từng loại rau, phù hợp với từng thời kỳ sinh trưởng. Đây là biện pháp kỹ thuật sản xuất rau sạch, có thể áp dụng để sản xuất rau nơi thiếu đất trồng rau như trên đồi núi, hải đảo, ban công, nhà cao tầng...Trung tâm phát triển rau châu Á (AVRDC) và FAO đã khuyến khích phát triển rau sạch bàng phương pháp thủy canh sản xuất theo hệ thồng tuần hoàn hoặc không tuần hoàn. Hệ thống này gồm hộp xốp, hộp bằng PE; giá thể trồng cây đựng dung dịch. 2.3.Trồng rau bán thủy canh (Semi- Hydroponic) Phương thức này cũng trồng rau không đất nhưng các giá thể là những nguyên liệu vụn xơ dừa, có thể dùng trấu hun, mùn cưa đã xử lý; dung dịch đa - vi lượng; hệ thống ống dẫn, bình đựng dung dịch, khung, màn chống côn trùng. Diện tích trồng tùy khả năng đầu tư. Trong những năm gần đây trồng trọt không đất đã có nhiều tiến bộ như là một phương tiện sản xuất thâm canh của nghề làm vườn. Những kỹ thuật này được sử dụng tương đối dễ dàng và có hiệu quả các giá thể tự nhiên đầu tiên là cát, sỏi nhưng ngày nay càng nhấn mạnh đến các môi trường hữu cơ sẵn có ở địa phương: Trấu hun, than bùn, mùn cưa, vụn xơ dừa...Đây là những nguyên liệu rất dễ kiếm, giá thành thấp và sau khi làm xong có thể tận dụng làm phân bón cho hoa, cây cảnh và các cây trồng khác. Với việc sử dụng các giá thể này chúng ta có thể tránh được những mặt hạn chế của đất như: Đất xấu, đất bị ô nhiễm do hoá chất bảo vệ thực vật, các vi sinh vật gây hại trong đất... Đồng thời với kỹ thuật này chúng ta có thể áp dụng vào sản xuất rau sạch. Ví dụ để trồng cà chua trong giá thể vụn xơ dừa chúng ta cần pha dung dịch dùng trong 500 lít nước, ta pha dung dịch dinh dưỡng áp dụng phương pháp tưới nhỏ giọt như sau: Các nguyên tố đa lượng: Ca(NO3)2 210g; Ca(NO3)2 200g; Urê 75g; KH2PO- 4150g; MgSO4.7H2O 50g Các nguyên tố vi lượng: FeSO4 10g; H3BO3 3g; ZnSO4.7H2O 2g; MnSO4.4H2O 3g (NH4 )Mo7O24.4H2O 2g; CuSO4.7H2O 2g Tưới cho cà chua theo từng thời kỳ sinh trưởng: Giai đoạn cây con: mỗi ngày tưới 1 lần vào buổi sáng, mỗi lần tưới 10 phút, với vận tốc 70 giọt/phút. Giai đoạn ra hoa, ra quả: Mỗi ngày tưới 2 lần (sáng và chiều), mỗi lần tưới 15 phút, với vận tốc 70 giọt/phút. 41 Giai đoạn bắt đầu thu hoạch đến hết: Ngày tưới 2 lần (sáng và chiều), mỗi lần tưới 10 phút, với vận tốc 70 giọt/phút. Tuỳ vào giống và thời vụ trồng, có thể pha dung dịch dinh dưỡng để tưới cho cà chua 8 -10 lần hoặc nhiều hơn nhằm thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây. Câu hỏi bài 4: 1. Các phương thức trồng rau ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiao_trinh_cay_rau_8836_1987663.pdf
Tài liệu liên quan