Bài giải gợi ý bài tập 4 kinh tế vĩ mô

Tài liệu Bài giải gợi ý bài tập 4 kinh tế vĩ mô: Fulbright Economics Teaching Program Academic year 2004-2006 Macroeconomics Problem set Solution Solution 4 Thai Van Can/Chau Van Thanh/ Hoai Bao Quy Tam 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2005 MACROECONOMICS Bài giải gợi ý bài tập 4 Phát: thứ ba, 4/10/2005 Nộp: thứ ba, 11/10/2005 Khi cần hãy viết ra các phương trình cơ bản làm cơ sở cho lý luận của anh chị. Tỉ giá hối đoái Câu 1 Khi tỉ giá hối đoái thực giảm, xuất khẩu ròng tăng (hay tài khoản vãng lai tăng). Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Phát biểu này đúng theo nghĩa rằng tỉ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng di chuyển ngược chiều nhau. Với tỉ giá hối đoái danh nghĩa cho trước, tỉ giá hối đoái thực giảm khi giá cả nội địa giảm so với giá nước ngoài. Giá trong nước thấp hơn có khuynh hướng làm tăng xuất khẩu, trong khi giá nước ngoài cao hơn một cách tương đối có khuynh hướng làm giảm nhập khẩu. Nhìn chung, NX = X-M sẽ cải thiện (Cải thiện theo hai...

pdf6 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1910 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giải gợi ý bài tập 4 kinh tế vĩ mô, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Fulbright Economics Teaching Program Academic year 2004-2006 Macroeconomics Problem set Solution Solution 4 Thai Van Can/Chau Van Thanh/ Hoai Bao Quy Tam 1 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Học kỳ Thu, 2005 MACROECONOMICS Bài giải gợi ý bài tập 4 Phát: thứ ba, 4/10/2005 Nộp: thứ ba, 11/10/2005 Khi cần hãy viết ra các phương trình cơ bản làm cơ sở cho lý luận của anh chị. Tỉ giá hối đoái Câu 1 Khi tỉ giá hối đoái thực giảm, xuất khẩu ròng tăng (hay tài khoản vãng lai tăng). Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Phát biểu này đúng theo nghĩa rằng tỉ giá hối đoái thực và xuất khẩu ròng di chuyển ngược chiều nhau. Với tỉ giá hối đoái danh nghĩa cho trước, tỉ giá hối đoái thực giảm khi giá cả nội địa giảm so với giá nước ngoài. Giá trong nước thấp hơn có khuynh hướng làm tăng xuất khẩu, trong khi giá nước ngoài cao hơn một cách tương đối có khuynh hướng làm giảm nhập khẩu. Nhìn chung, NX = X-M sẽ cải thiện (Cải thiện theo hai trường hợp. NX tăng nếu mức ban đầu xuất siêu và sẽ giảm nếu mức ban đầu là nhập siêu) Câu 2 Tỉ giá hối đoái thực cân bằng của VND đạt được khi cung VND sẵn có từ các dòng vốn ròng chảy vào bằng với cầu VND của người nước ngoài mua hàng xuất khẩu ròng của Việt Nam. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Phát biểu này không chính xác. Các dòng vốn ròng (CF) chảy vào Việt Nam là tương đương với việc bán ngoại hối để mua VND. Tương phản với các dòng vốn ròng chảy vào là thâm hụt xuất khẩu ròng (hay tài khoản vãng lai), sao cho – NX + CF = 0 theo như định nghĩa của BOP. Thâm hụt tài khoản vãng lai có nghĩa là X - M M > X, nghĩa là các nhà nhập khẩu Việt Nam có nhu cầu mua (cầu) ngoại tệ và bán (cung) VND. Câu 3 Fulbright Economics Teaching Program Academic year 2004-2006 Macroeconomics Problem set Solution Solution 4 Thai Van Can/Chau Van Thanh/ Hoai Bao Quy Tam 2 Năm 2004, thâm hụt ngân sách của Việt Nam tính theo % GDP tăng so với năm 2003. Tác động có thể có của chính sách ngân sách mở rộng rõ ràng này lên tỉ giá hối đoái thực là gì? Giải thích. Trả lời Tăng thâm hụt ngân sách có khuynh hướng làm tăng tổng cầu, tăng mức giá và tăng tỉ giá hối đoái thực theo như định nghĩa của ε = e P/P* Câu 4 Cho giá trị của tỉ giá hối đoái thực ε, a. Nếu mức giá nội địa của Việt Nam tăng, thì tỉ giá hối đoái danh nghĩa của VND giảm, hay e giảm. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Đúng, theo định nghĩa của e mà ta thu được từ định nghĩa của tỉ giá hối đoái thực. ε P*/P = e b. Nếu giá nước ngoài P* (giá không phải ở Mỹ) tăng, thì tỉ giá hối đoái danh nghĩa của VND, tăng. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Phát biểu này đúng, theo định nghĩa của e mà ta thu được từ định nghĩa của tỉ giá hối đoái thực. [Ghi chú: nếu P* là mức giá ở Mỹ, và do thực tế không chính thức VND được chốt theo đô-la, thì tỉ giá hối đoái danh nghĩa có thể không đổi do cung tiền ở Việt Nam sẽ được tăng lên để nâng P lên một tỉ lệ bằng với sự gia tăng của P* để duy trì mức cố định] c. Năm 2004, ước tính cho thấy trữ lượng tiền rộng nhìn chung tăng 26% và GDP thực tăng 7%. Tác động khả dĩ của việc tăng cung tiền lên tỉ giá hối đoái danh nghĩa là gì? Giải thích cơ chế lan truyền từ việc tăng cung tiền sang thay đổi trong tỉ giá hối đoái danh nghĩa. Cơ chế lan truyền trong bối cảnh này có nghĩa là chuỗi nguyên nhân – tác động từ hành động ban đầu cho đến kết quả cuối cùng. Trả lời Tỉ giá hối đoái danh nghĩa sẽ tăng, do giá trong nước tăng. Tại sao? % MOQ + % V = % P + % real GDP; giả định V không đổi => % V=0, ta có: % MOQ - % GDP thực = % P 26% - 7% = 19%= % P Câu 5 Fulbright Economics Teaching Program Academic year 2004-2006 Macroeconomics Problem set Solution Solution 4 Thai Van Can/Chau Van Thanh/ Hoai Bao Quy Tam 3 Một chính sách ngân sách mở rộng có khuynh hướng làm tăng thâm hụt tài khoản vãng lai, một lượng vốn ròng chảy vào tương đương và một sự tăng giá trong tỉ giá hối đoái. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Đúng. Chính sách ngân sách mở rộng làm giảm tiết kiệm, chênh lệch (S – I) có khuynh hướng trở thành âm, (X –M) cũng sẽ âm, nghĩa là thâm hụt tài khoản vãng lai sẽ tăng. Sự gia tăng này cho thấy tỉ giá hối đoái thực giảm (do đó làm tăng nhập khẩu và giảm xuất khẩu vì giá trong nước tăng so với giá nước ngoài. Giá trong nước tăng do tổng cầu tăng xuất phát từ chính sách ngân sách mở rộng). Mô hình Mundell-Fleming Câu 6 Nếu vốn ở một nước nhỏ hoàn toàn tự do lưu chuyển, lãi suất nội địa r bằng với lãi suất thế giới r*, hay r*= r. Với định nghĩa nước nhỏ như thế này thì Việt Nam có phải là một nền kinh tế nhỏ không? Tại sao? Trả lời Vốn không tự do lưu chuyển ở Việt Nam để r = r* Æ r ≠ r*. Do đó VN không phải là một nước nhỏ theo định nghĩa này. Câu 7 Một nền kinh tế nhỏ theo tỉ giá hối đoái thả nổi, a. Mở rộng tiền tệ làm tăng thu nhập và giảm tỉ giá hối đoái. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Đúng. Mở rộng tiền tệ dịch chuyển đường LM” sang phải, do IS* có độ dốc âm, nên tỉ giá hối đoái giảm. b. Mở rộng ngân sách không ảnh hưởng lên thu nhập nhưng làm tăng giá tỉ giá hối đoái. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Đúng. Khi LM* thẳng đứng, thì mở rộng ngân sách sẽ dịch chuyển đường IS* sang phải, làm tăng tỉ giá hối đoái nhưng không làm thay đổi thu nhập. c. Nền kinh tế Việt Nam có khớp với mô hình này không? Giải thích. Trả lời Việt Nam không hợp với mô hình này vì không theo cơ chế tỉ giá hối đoái thả nổi. Fulbright Economics Teaching Program Academic year 2004-2006 Macroeconomics Problem set Solution Solution 4 Thai Van Can/Chau Van Thanh/ Hoai Bao Quy Tam 4 Câu 8 Một nền kinh tế nhỏ theo tỉ giá hối đoái cố định, a. Mở rộng tiền tệ không ảnh hưởng đến thu nhập và tỉ giá hối đoái. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Đúng. Mở rộng tiền tệ không ảnh hưởng đến thu nhập, tỉ giá hối đoái. Mở rộng tiền tệ làm dịch chuyển đường LM* sang phải, làm giảm tỉ giá hối đoái, nhưng do tỉ giá hối đoái cố định nên cung tiền phải giảm xuống mức ban đầu để quay trở lại tỉ giá hối đoái và thu nhập ban đầu. Do đó với tỉ giá hối đoái cố định, công cụ tiền tệ không sử dụng được. b. Mở rộng ngân sách làm tăng thu nhập nhưng không ảnh hưởng lên tỉ giá hối đoái. Phát biểu này đúng hay sai? Giải thích. Trả lời Đúng. Mở rộng ngân sách làm tăng thu nhập và không ảnh hưởng đến tỉ giá hối đoái. Khi LM* thẳng đứng, thì mở rộng ngân sách giai đoạn 1 sẽ dịch đường IS* sang phải thành IS1*, làm tăng tỉ giá hối đoái cao hơn mức cố định. Trong giai đoạn 2, để đưa mức tỉ giá cao trở lại mức ban đầu, chính sách mở rộng tiền tệ sẽ dịch chuyển đường LM* sang phải thành LM1* chạy ngang qua giao điểm giữa đường tỉ giá hối đoái và IS1* c. Nền kinh tế Việt Nam có khớp với mô hình này không? Giải thích. Trả lời Việt Nam không hợp với mô hình này vì không theo cơ chế tỉ giá hối đoái thả nổi. Câu 9 Một nước không có hạn chế đối với sự lưu chuyển của vốn, lãi suất nội địa phải bằng với lãi suất thế giới, nhưng thực tế lại khác nhau. Tại sao? Trả lời Đẳng thức r = r* đúng nếu vốn được tự do lưu chuyển, và nếu các giao dịch – do phải đổi từ VND sang ngoại tệ và ngược lại là không tốn kém, cũng như không có những thay đổi dự kiến trong tỉ giá hối đoái. Do sự hiện diện của hai yếu tố sau này nên lãi suất giữa các nước là khác nhau, bất kể vốn lưu chuyển tự do. Note: Để rõ hơn, ta xét quyết định đầu tư vào các tài sản tài chính nội địa và vào tài sản nước ngoài. Fulbright Economics Teaching Program Academic year 2004-2006 Macroeconomics Problem set Solution Solution 4 Thai Van Can/Chau Van Thanh/ Hoai Bao Quy Tam 5 Đầu tư VND 1 vào tài sản tài chính ở Việt Nam, ví dụ tiền gởi kỳ hạn, lãi suất danh nghĩa (i), cuối năm thu được: (1) Đầu tư ở VN= (1 + i ) Đầu tư VND 1 ở nước ngoài thay vì ở Việt Nam. Thứ nhất, phải đổi VND 1 sang ngoại tệ theo tỉ giá (e) :( 1 x e ), sau đó gởi số tiền này ở nước ngoài với lãi suất là (i*). Cuối năm thu được ( 1 + i* ) e(t)—e(t) là tỉ giá hối đoái ở thời điểm (t)--, ngày hôm sau, số tiền này được đổi sang VND theo tỉ giá e (t+1): (2) ( 1 + i* ) e (t)/ e(t+1). Điều kiện cân bằng: tổng số tiền đầu tư ở Việt Nam phải bằng số tiền đầu tư ở nước ngoài qui đổi ra VDN: (1) = (2) (3) (1 + i ) = ( 1 + i* ) e (t)/ e(t+1). Pt (3) thể hiện mức ngang bằng lãi suất không bảo chứng (uncovered interest parity). Do tỉ giá hối đoái trong giai đoạn (t+1) bằng với tỉ giá hối đoái trong giai đoạn (t) cộng phần trăm thay đổi trong tỉ giá hối đoái áp dụng cho e (t), ta có: (4) e (t+1) = e (t) ( 1 + ∆e/e) . đưa (4) vào (3) và do (∆e/e x i ) nhỏ nên có thể giả định = 0, ta có: (5) i - i* = - ∆e/e Do đó, i = i* if - ∆e/e = 0 Vì - ∆e/e thường ≠ 0=> i- i* ≠ 0, nghĩa là lãi suất nội địa và lãi suất thế giới có thể khác. Tổng cung Câu 10 Trong nền kinh tế Việt Nam, tiền lương không linh hoạt (kết dính). a. Nếu tiền lương danh nghĩa hoàn toàn được chỉ số hóa theo CPI, nghĩa là tiền lương danh nghĩa hoàn toàn được điều chỉnh để bù đắp thay đổi trong CPI. Việc chỉ số hóa toàn diện làm thay đổi đường tổng cung như thế nào? Trả lời Tiền lương danh nghĩa = tiền lương thực được mong đợi nhân cho giá kỳ vọng Pe Fulbright Economics Teaching Program Academic year 2004-2006 Macroeconomics Problem set Solution Solution 4 Thai Van Can/Chau Van Thanh/ Hoai Bao Quy Tam 6 (1) W= ω Pe. chỉ số hóa toàn bộ tương đương với điều chỉnh toàn bộ W thành giá thực tế: (2) W = ω P. từ (1) và (2), ta có: (3) P = Pe ; và tiền lương thực ω = W/P, do tiền lương thực không đổi, vì phần trăm thay đổi danh nghĩa bằng với % thay đổi trong mức giá nên cầu lao động không đổi và _ Y = Y, đường tổng cung thẳng đứng. b. Chỉ số hóa một phần làm thay đổi đường tổng cung như thế nào? Trả lời Giá kỳ vọng sẽ làm tăng tiền lương danh nghĩa nhưng không nhiều bằng sự gia tăng P, do đó tiền lương thực W/P giảm. Vì thế doanh nghiệp thuê lao động nhiều hơn và sản xuất tăng. Đường tổng cung dốc lên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiai bt 4.pdf
Tài liệu liên quan