Bài Báo cáo tiền tệ ngân hàng

Tài liệu Bài Báo cáo tiền tệ ngân hàng: BÀI BÁO CÁO TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Danh sách nhóm: 1. VÕ HOÀI HIỆP 4073924 2. TRIỆU ÁI LIL 4073939 3. SƠN TRANG TRÚC LY 4073948 4. TRẦN ĐOÀN HỒNG NGỌC 4073960 5. TRẦN MINH NHỰT 4073968 6. DƯƠNG THỊ MỸ PHƯƠNG 4073974 7. CAO HOÀI SANG 4073981 8. NGÔ THẢO NGUYÊN 4073816 Chuyên đề 8: LÃI SUẤT Chuyên đề 8: LÃI SUẤT CHƯƠNG 1:CÁC LOẠI LÃI SUẤT CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 3: ĐIỂM PHẦN TRĂM CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI LÃI SUẤT PHỔ BIẾN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền, là giá cả của quyền được sử dụng tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó. LS 1 kỳ=(tiền lãi 1 kỳ/số vốn vay)*100 - Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội tập trung vào quỹ tín dụng. - Lãi suất là công cụ để đo lường “sức khoẻ” của nền kinh tế , kích thích nền kinh tế phát triển. - Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Đòn bẩy kích thích Ngân ...

ppt57 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1407 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài Báo cáo tiền tệ ngân hàng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI BÁO CÁO TIỀN TỆ NGÂN HÀNG Danh sách nhóm: 1. VÕ HOÀI HIỆP 4073924 2. TRIỆU ÁI LIL 4073939 3. SƠN TRANG TRÚC LY 4073948 4. TRẦN ĐOÀN HỒNG NGỌC 4073960 5. TRẦN MINH NHỰT 4073968 6. DƯƠNG THỊ MỸ PHƯƠNG 4073974 7. CAO HOÀI SANG 4073981 8. NGÔ THẢO NGUYÊN 4073816 Chuyên đề 8: LÃI SUẤT Chuyên đề 8: LÃI SUẤT CHƯƠNG 1:CÁC LOẠI LÃI SUẤT CHƯƠNG 2: CÁC CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM CHƯƠNG 3: ĐIỂM PHẦN TRĂM CHƯƠNG 4: CÁC LOẠI LÃI SUẤT PHỔ BIẾN TRONG HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Lãi suất là chi phí phải bỏ ra cho việc vay tiền, là giá cả của quyền được sử dụng tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, mà người sử dụng phải trả cho người sở hữu nó. LS 1 kỳ=(tiền lãi 1 kỳ/số vốn vay)*100 - Lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền nhàn rỗi trong xã hội tập trung vào quỹ tín dụng. - Lãi suất là công cụ để đo lường “sức khoẻ” của nền kinh tế , kích thích nền kinh tế phát triển. - Lãi suất là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế - Đòn bẩy kích thích Ngân hàng và các Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả. - lãi suất thương mại - lãi suất tín dụng nhà nước - lãi suất ngân hàng Lãi suất huy động Lãi suất cho vay Lãi suất chiết khấu Lãi suất tái chiết khấu Lãi suất cơ bản Lãi suất liên ngân hàng Là lãi suất áp dụng khi các doanh nghiệp cho vay nhau dưới hình thức mua bán chịu. Là lãi suất áp dụng khi nhà nước đi vay các chủ thể khác nhau trong xã hội dưới hình thức phát hành tín phiếu hoặc trái phiếu 1. Lãi suất huy động: là loại lãi suất quy định tỉ lệ lãi phải trả cho các hình thức nhận tiền gửi của khách hàng 2. Lãi suất cho vay: là loại lãi suất quy định tỷ lệ lãi mà người đi vay phải trả cho người cho vay. 3. Lãi suất liên ngân hàng (lãi suất qua đêm): là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay vốn trên thị trường liên ngân hàng 4. Lãi suất chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn cua NHTM đối với khách hàng dưới hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá hay thương phiếu chưa đến hạn thanh toán. 5. Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất được ngân hàng TW áp dụng để tái chiết khấu đối với các ngân hàng TM về các thương phiếu hoặc những giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của các ngân hàng 6. Lãi suất cơ bản: là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh. THÔNG TIN VỀ LÃI SUẤT CHIẾT KHẤU CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Lãi suất cơ bản được tính bằng công thức: Trong đó Rcb là lãi suất cơ bản, Rd là lãi suất huy động, Rtn là tỷ lệ thu nhập do đầu tư của ngân hàng Rcb = Rd + Rtn - Lãi suất thực: là loại lãi suất xác định giá trị thực của các khoản lãi được trả hoặc thu được. - Lãi suất danh nghĩa: là loại lãi suất được xác định cho mỗi kỳ hạn gửi hoặc vay, thể hiện trên quy ước giấy tờ được thoả thuận trước. Lãi suất đơn: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay ban đầu không gộp lãi vào tiền vay ban đầu để tính lãi thời hạn kế tiếp. Lãi suất kép: là tỷ lệ theo năm, tháng, ngày của số tiền lãi so với số tiền vay, số tiền vay này tăng lên do có gộp lãi qua từng thời kỳ cho vay (lãi mẹ đẻ lãi con) Lãi suất nội tệ: là loại lãi suất áp dụng để tính toán cho đồng nội tệ (kể cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay) - Lãi suất ngoại tệ: là lãi suất tính toán áp dụng cho đồng ngoại tệ - Lãi suất ngắn hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay ngắn hạn, có thời hạn dưới 1 năm. - Lãi suất trung hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. - Lãi suất dài hạn: là loại lãi suất áp dụng cho các khoản huy động và khoản cho vay có thời hạn trên 5 năm.. + Lãi suất cố định: là loại lãi suất được xác định bằng tỷ lệ cố định trong suốt thời gian huy động vốn hoặc cho vay. + Lãi suất biến đổi: là loại lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường. Ưu điểm: Giúp các NH ước tính khá chính xác được lợi nhuận từ mọi khoản cho vay. Chủ động tính được lãi suất cần đưa ra để huy động tiền gửi và các loại tài sản khác. Nhược điểm: - Làm cho NH tự hạn chế về khả năng cho vay và đầu tư - Làm tuyệt đường thương lượng về chi phí vốn giữa người muốn vay (khách hàng) và người muốn cho vay (NH). - NH sẽ phải chạy theo khách hàng, chứ không phải người cần vay chạy theo ngân hàng để thương lượng. - Làm cho NH khó đầu tư vào chứng khoán - Làm giảm cảm tính của khách hàng về độ an toàn của thương vụ, khả năng rủi ro trong cho vay lớn hơn. Khi tổ chức huy động vốn và cho vay với lãi suất thả nổi, chi phí phải trả và lợi tức mà họ thu được sẽ phù hợp với thực tế biến động lãi suất trên thị trường. Tác động của lãi suất biến đổi: - Tăng năng lực cạnh tranh và hiệu quả quản lý tài sản có của NH lên rất nhiều Khi NH thả nổi lãi suất theo thị trường và theo kết quả thương lượng của từng thương vụ, nó quản lý tài sản và lợi nhuận theo hướng thương lượng giữa người mua và người bán. Với lãi suất thả nổi, NH quan tâm đến khách hàng và lợi nhuận trong những mục tiêu lâu dài - Ảnh hưởng đến cung tiền vay - Ảnh hưởng đến cầu tiền vay - Chính sách tài chính - Chính sách tiền tệ - Chính sách thu nhập - Chính sách tỷ giá 30/10/2008 Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) vừa đưa ra thông báo điều chỉnh lãi suất cơ bản của đồng tiền về mức 1%. 17/12/2008 FED hạ lãi suất cơ bản từ 1% xuống mức 0 - 0,25% trong nỗ lực tạo lực đẩy cho nước Mỹ trong tình hình kinh tế suy giảm nhanh. FED đã hai lần hạ lãi suất này xuống 1%. Đó là từ tháng 6/2003-6/2004 và từ tháng 10/2008 tới lần cắt giảm này Mỹ Biểu đồ lãi suất của Mỹ qua các năm từ 2003 đến 2008 Anh 5/2/2009 NHTW Anh cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỷ lục, từ 1,5% xuống còn 1%, một trong các nỗ lực nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang bị suy giảm. 5/3/2009 NHTW Anh cắt giảm lãi suất xuống còn 0.5% Anh Nhật (19/12/2008) NHTW Nhật tuyên bố sẽ chính thức giảm mức lãi suất cho vay qua đêm từ 0,3% giảm xuống 0,1%, đứng mức 0,2%. Trung Quốc Ngày 22/8/2007, TQ đã nâng lãi suất cơ bản thêm 0,27 điểm phần trăm lên mức 7,02%. Động thái mới này là nhằm kiềm chế lạm phát, vốn đang tăng mạnh thời gian qua Ngày 23/12/2008, TQ đã chính thức cắt giảm lãi suất lần thứ 5 kể từ tháng 9.2008. EUROPE 13/01/2009 Việc ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đưa ra thông tin hạ lãi suất tiếp tục gây áp lực khiến EURO giảm giá mạnh so với USD Ngày 5/3/09 NHTW Châu Âu (ECB) cắt giảm lãi suất chủ đạo từ mức 2%/năm xuống mức kỷ lục 1,5%/năm Biểu đồ về mức lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương các nước và khu vực. Đứng đầu là ngân hàng Trung ương Trung Quốc, tiếp đến là Eurozone, Anh Quốc, Nhật Bản và Mỹ (1712/2008) Nguồn: portal.vn (cổng thông tin tài chính) Lãi suất cơ bản ở một số nước 1. Tự do hóa lãi suất là gì? Tự do hóa lãi suất là việc trao cho thị trường vốn toàn bộ việc xác định lãi suất cân bằng, NHTW chỉ sử dụng các công cụ can thiệp một cách gián tiếp để điều chỉnh cho phù hợp chiến lược và mục tiêu đặt ra trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế.  I. NHÌN LẠI LỘ TRÌNH TỰ DO HÓA LÃI SUẤT CỦA VIỆT NAM Tự do hóa lãi suất 1. Xét ở phương diện vĩ mô của nền kinh tế 2. Về phương diện vi mô của nền kinh tế II. Quá trình tự do hóa lãi suất ở VN  1. Trước năm 1988 Lãi suất ở thời kỳ thực thi cơ chế quản lý nền kinh tế theo phương thức quản lý kế hoạch hóa tập trung 2. Từ năm 1988 đến 2006  Lãi suất thời kỳ nền kinh tế bắt đầu chuyển sang nền kinh tế thị trường phát triển theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nước Từ năm 1988 đến 2006  Giai đoạn (1989-5.1992) Thực hiện cơ chế thực thi chính sách lãi suất cố định b) Giai đoạn (6.1992-1995) Thực hiện cơ chế điều hành khung lãi suất c) Giai đoạn (1996-7.2000)   Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất trần d) Giai đoạn (8.2000-5.2002) Thực hiện cơ chế điều hành lãi suất cơ bản kèm biên độ e) Giai đoạn (6.2002 – 2006) Thực hiện cơ chế lãi suất thỏa thuận   Trong năm 2008, NHNN VN đã tăng lãi suất cơ bản 3 lần và tới thời điểm tháng 6/2008, mức lãi suất đang là 14%, mức cao nhất ở Châu Á, từ mức 12% trước đó. NHNN cũng giảm giá đồng VND 2% trong tháng này nhằm giải tỏa áp lực đối với đồng tiền trong nước Ban hành các văn bản có hiệu lực kể từ 5/12/2008 về điều chỉnh giảm lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc; quy định mức lãi suất cho vay bằng đồng VN của Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với khách hàng Các quy định đối với nội tệ và ngoại tệ Đối với lãi suất cho vay bằng Đồng Việt Nam Đối với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ Cho vay bằng Đôla Mỹ Cho vay bằng các ngoại tệ khác Hình 1: Từ lãi suất trần đến lãi suất cơ bản rồi tự do hóa lãi suất, 1998-2002 Nguồn: Tính toán từ cơ sở dữ liệu tài chính quốc tế IFS của IMF. Điểm phần trăm Điểm phần trăm (hay điểm cơ bản) là nêu lên sự chênh lệch tuyệt đối giữa hai số phần trăm. 1% lãi suất được hiểu là 100 bps (100 điểm cơ bản). Điểm cơ bản được dùng phổ biến khi tính lãi suất, các chỉ số cổ phiếu và lợi suất của chứng khoán thu nhập cố định (fixed-income). “Phần trăm” (percentage) là khái niệm chung để tả một tỷ lệ phần trăm nào đó hay tỷ lệ tăng giảm thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm. Tỷ lệ phần trăm (percent) là một phân số mà mẫu số luôn luôn là con số 100, do đó nó luôn có ký hiệu % sau đuôi. Vd: Tăng lãi suất từ 4.50% lên 4,75% mà dịch là tăng 0,25% là sai hoàn toàn, vì người ta nghĩ đấy là tỉ lệ phần trăm tăng. Thực tế cú nâng từ 4,50% đâu phải tăng 0,25% , mà sự tăng đó thực tế là 0,55% I.Hợp đồng tín dụng 1.Định nghĩa Hợp đồng tín dụng quốc tế là hình thức pháp lý của các quan hệ tín dụng quốc tế 1. Lãi suất cho vay (offered rate) 2. Lãi suất đi vay hay còn gọi là lãi suất huy động tiền gửi (bid rate) 3. Lãi suất đơn (ordinary rate) 4. lãi suất kép (compound rate) II. Các loại lãi suất trong hợp đồng tín dụng II. Các loại lãi suất trong hợp đồng tín dụng 5. LIBOR Định nghĩa LIBOR viết tắt từ London Interbank Offer Rate, vẫn được hiểu là lãi suất của các ngân hàng Anh trên thị trường liên NH ở London. Tuy nhiên LIBOR hiện nay không còn giới hạn trong thị trường liên ngân hàng ở London, nó đã trở thành một chuẩn lãi suất cho hầu hết các thị trường liên ngân hàng trên thế giới LIBOR Lãi suất LIBOR được cố định hàng ngày từ 11h đến 17h bởi Hiệp hội các Ngân hàng Anh quốc Lãi suất LIBOR là chuẩn so sánh được sử dụng nhiều nhất cho lãi suất các khoản vay ngắn hạn Những quốc gia sử dụng lãi suất LIBOR để tham chiếu bao gồm Mỹ, Canada, Thụy Sĩ và Anh LIBOR, không chỉ áp dụng cho Pound Sterling, mà còn cho các loại tiền tệ như là US Dollar, Franc, Thụy Sĩ, Yên Nhật và Canada Dollar. Có nhiều loại LIBOR như 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng Thông tin về lãi suất LIBOR 02/04/1989 6. SIBOR Định nghĩa SIBOR (Singapore Interbank Offer Rate) là lãi suất liên ngân hàng Singapore, nó cung cấp giá và nó được thiết lập của Hiệp hội Ngân hàng tại Singapore (ABS). Đây là mức giá mà các ngân hàng vay hoặc cho vay vốn đầu tư với nhau SIBOR - Nó được thiết lập hàng ngày của Hiệp hội Ngân hàng tại Singapore (ABS) - SIBOR được sử dụng phổ biến hơn trong khu vực châu Á - SIBOR là một thành phần chủ chốt của các ngân hàng được sử dụng trong thiết lập các nhà cho vay theo giá. - Có nhiều loại SIBOR chẳng hạn như 1 tháng,2 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng SIBOR Thông tin về lãi suất SIBOR 02/04/2009 7. EURIBOR Định nghĩa - EURIBOR (Euro Interbank Offer Rate) lãi suất trên thị trường liên ngân hàng trong khối châu Âu, là lãi suất tiền gửi mà theo đó các ngân hàng lớn dùng làm căn cứ để đi vay và cho vay trên thị trường tiền tệ châu Âu Thông tin về lãi suất EURIBOR Nguồn: Ngân hàng Phần Lan 8. Các loại lãi suất khác TIBOR (Tokyo Interbank Offer Rate) là lãi suất của các ngân hàng Nhật trên thị trường liên ngân hàng ở Tokyo PIBOR (Paris' Interbank Offer Rate) là lãi suất của các ngân hàng Pháp trên thị trường liên ngân hàng ở Paris. FIBOR (Frankfurt Interbank Offer Rate) là lãi suất của các ngân hàng Đức trên thị trường liên ngân hàng ở Frankfurt. Thank you!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pptlai suat.ppt
Tài liệu liên quan